Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

khảo sát tình hình mắc bệnh đường hô hấp trên chó tại phòng khám và chăm sóc thú cưng gaia, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 56 trang )

Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, khi nói đến thú cưng là người ta dễ hình dung ra chó mèo cảnh
được nuôi trong nhà, được cưng chiều, cho ăn, cho ngủ cùng chủ. Chiều chiều
cho đi dạo công viên, ôm ấp vuốt ve … Ngày nay, khi đời sống người dân phát
triển, khái niệm thú cưng được mở rộng ra, không còn bó hẹp ở chó và mèo mà
cả gà, cá, chim, sóc, lợn, rắn, thằn lằn… Cá biệt có người còn nuôi hổ, sư tử, cá
sấu để làm cảnh. Có thể hiểu thú cưng là con vật được người dân nuôi trong nhà
với 3 cùng: Cùng ăn, cùng ở và cùng sinh hoạt với chủ.
Trong đó, thú cưng được mọi người nuôi nhiều nhất là chó, với những bản
năng hữu ích như nhanh nhẹn, thông minh, thính giác, khứu giác phát triển và
đặc biệt là lòng trung thành với chủ… chó được con người sử dụng vào nhiều
công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chúng có thể làm
những công việc bình thường như đi săn, bảo vệ nhà cửa, làm bạn, giúp đỡ
người tàn tật… đến những công việc phức tạp hơn như thể thao, nghệ thuật, y
học, vũ trụ, phục vụ trong Quân đội, Công an. Xuất phát từ những nhu cầu đó,
đã có nhiều trang trại chó giống cung cấp cho các thành phố lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, ở Việt Nam với khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng ẩm về mùa hè, lạnh ẩm vào mùa đông, cùng với sự tăng lên
của đàn chó, dịch bệnh cũng tăng lên càng nhiều, chó dễ mắc các bệnh như bệnh
nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, truyền nhiễm, kí sinh trùng… Trong đó, bệnh
nội khoa được người nuôi chó quan tâm nhất bởi sự đa dang của bệnh cũng như
mức độ phổ biến của nó. Đặc biệt là bệnh đường hô hấp, bệnh này thường hay
mắc khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa đông do cấu tạo đặc biệt của đường hô
hấp. Khi chó bị nhiễm bệnh thì chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị kéo dài làm
ảnh hưởng đến công việc nuôi dưỡng và sử dụng.
1
1
Xuất phát từ nhu cầu thực tế muốn xây dựng một bức tranh tổng thể về
bệnh và tìm ra phác đồ điều trị bệnh viêm phổi trên chó mang lại hiệu quả cao


nhất. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình mắc
bệnh đường hô hấp trên chó tại phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia, Hà
Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
* Mục đích:
Nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm đường hô hấp trên chó khám tại
phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia, Hà Nội để từ đó đưa ra phác đồ điều trị
bệnh viêm đường hô hấp cho đàn chó một cách có hiệu quả.
* Yêu cầu:
Điều tra tình hình mắc bệnh viêm đường hô hấp của chó đến khám tại
phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia, Hà Nội.
Đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.
2
2
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.NGUỒN GỐC CỦA LOÀI CHÓ
Loài chó được con người thuần hóa từ rất sớm và được nuôi rộng rãi ở
khắp các quốc gia trên thế giới. Loài chó được thuần hóa từ cách đây khoảng
15.000 năm từ một số loài chó sói sống hoang dã ở hầu hết các châu lục. Trung
tâm thuần hóa chó cổ nhất có lẽ là vùng Đông Nam Á, sau đó được du nhập vào
châu Úc, lan ra khắp phương Đông và đến châu Mỹ.
Những người Ai Cập đã biết nuôi chó từ rất lâu đời, mục đích đầu tiên là
giúp con người săn bắn, sau đó là canh nhà và làm bạn với con người. Ngày nay,
chó đã làm được rất nhiều công việc như làm bạn với con người, chó giúp đỡ
người khuyết tật, chó chăn cừu, biểu diễn nghệ thuật, thể thao và phục vụ trong
Quốc phòng An ninh Một trong những đặc điểm quan trọng của loài chó là
lòng trung thành với chủ. Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật
học và di truyền học, các nhà khoa học đã xác định tổ tiên của loài chó hiện nay
là một loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới.

Cách đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hóa loài chó để săn bắn, sau
đó là giữ nhà và làm bạn với con người.
Ở Việt Nam, theo di tích xương hóa thạch để lại, chó được nuôi từ trung
kỳ đồ đá mới, khoảng 3000-4000 năm trước công nguyên (cách đây khoảng
5.000-6.000 năm). Tập hợp những giống chó nhà hiện nay trên thế giới có
khoảng 400 giống được gọi là chó nhà (Canis familiars), thuộc họ chó
(Canidae), thuộc bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia).
2.2.MỘT SỐ GIỐNG CHÓ ĐANG ĐƯỢC NUÔI TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Các giống chó nội
a. Giống chó Vàng Việt Nam
Là giống chó nuôi phổ biến nhất, tầm vóc trung bình, cao 50-55cm, nặng
3
3
12-15kg. Là giống chó săn được nuôi để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm.
b. Giống Phú Quốc
Màu nâu xám, bụng thon, trên lưng lông mọc có hình xoắn, hay lật theo
kiểu rẽ ngôi, lông vàng xám, có các đường kẻ nhạt chạy dọc thân, tầm vóc tương
tự chó Lào. Chó cao 60-65 cm, nặng 20-25 kg.
Chó Phú Quốc được xếp vào loại chó quý ở Việt Nam, nó rất trung thành và
nó có thể quan tâm đến chủ khi chủ ốm.
c. Giống H’Mông
Sống ở miền núi cao, được dùng để giữ nhà và săn thú, có tầm vóc lớn
hơn chó Vàng, chiều cao 55 - 60 cm, nặng 18 - 20 kg.
d. GiốngBắc Hà
Là giống chó bản địa sống ở vùng Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, được người
H’mông dùng để đi săn bắn và làm bạn. Chó Bắc Hà thường có lông xù, cao to,
có nhiều mầu lông khác nhau như vàng, đen, vện, trắng
Đây là loái chó thông minh, dễ huấn luyện, chiều cao từ 57-65 cm đối với
chó đực, từ 52-60 c đối với cho cái, cân nặng trung bình từ 25-35kg.
Chó vàng Việt Nam Chó Phú Quốc

4
4
Chó H’Mông Chó Bắc Hà
Hình 2.1 Một số giống chó nội
2.2.2. Các giống chó nhập ngoại
Chó Xoáy Thái Chó Chihuahua
Chó Chow Chow Chó Fox Sóc
5
5
Chó Akita Chó Doberman
Becghe Đức
Hình 2.2 Một số giống chó ngoại
a. Giống Xoáy Thái
Có nguồn gốc từ miền tây Thái Lan, nông dân Thái Lan nuôi giống chó
này để giữ nhà và săn bắn, giống chó này khả năng bảo vệ rất cao. Đặc trưng
của giống chó này là chúng có một dải bờm trên sống lưng. Chiều cao con đực
56-60cm, con cái 51-56cm. Trọng lượng đực 23-34 kg.
b. Giống Chihuahua
Là giống chó nhỏ nhất thế giới, giống chó này rất thông minh. Chihuahua
là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn. Nó có đôi mắt to tròn, màu sẫm
gần như đen, đôi khi là màu đỏ ruby sẫm. Đôi tai đặc hiệu to đùng luôn giữ
vểnh, thân hình chắc chắn. Chihuahua là giống chó rất thích hợp cho bầu bạn
với tính cách hiếu động, sống tình cảm và rất quấn chủ, chúng có hàm răng rất
6
6
sắc như là một vũ khí tự vệ.
c. Giống Chow Chow
Được biết đến khoảng 2 nghìn năm trước tại Trung Quốcvà đã được sử
dụng trong các việc như săn bắn, kéo xe và canh gác.
Ngoại hình có hai nét đặc trưng rõ nhất để phân biệt giống chó Chow

Chow, đó là lưỡi xanh đen và hai chân sau gần như thẳng. Chiều cao, trọng
lượng cao 46-56 cm, cân nặng 20-32 kg.
d. Giống Chó Fox
Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp và đã du nhập vào nước ta đã lâu, Fox là
giống chó nhỏ con tầm khoảng từ 1,5kg-2,5kg Chó Fox có khả năng săn bắt
những loài thú nhỏ. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả
vào kẻ thù mà cắn xé. Đối với chủ nuôi, Fox rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng
rỡ quấn quýt bên chân rất dễ thương.
e. Giống Akita
Có nguồn gốc từ đảo Honshu vùng Akita, Nhật Bản, là "Quốc khuyển"
của Nhật. Giống chó được sử dụng vào nhiều mục đích: Bảo vệ cho Nhật hoàng,
sau đó như chó chiến đấu, chó săn gấu và lợn lòi, dùng trong quân đội, cảnh sát.
Kích thước: chó đực cao 66-71 cm, chó cái cao 61-66cm, cân nặng ở chó
đực 34-54 kg và chó cái 34-50 kg.
f. Giống Boxer
Có nguồn gốc tại Đức, được phát hiện năm 1850, rất ngoan và trung
thành. Đầu cân đối với cơ thể, trán không có nếp nhăn, mặt hơi ngắn hơn sọ,
hàm dưới uốn cong lên và hở xa với hàm trên. Tai mọc ở phần cao của đầu, mũi
lớn đen, chân cao khoẻ, vai cao 58cm. Đuôi mọc ở phần cao mà thường được cắt
ngắn, mầu sắc vàng hoặc vện.
g. Giống Rottweiler
Chó Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý được tạo giống ở thị trấn
Rottwell. Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ, đầu hình cầu khoảng
7
7
cách giữa hai vai rất rộng, mặt dài gần bằng sọ mặt hơi gẫy, mõm phát triển.
Mắt mầu nâu đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía
trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu trúc cơ thể có
dạng hình vuông, chân trước khá cao vai trung bình 69,5cm. Bộ lông ngắn cứng
và rậm rạp. Mầu lông đen với một ít đốm vàng ở gấn hai mắt, trên má, mõm

ngực và chân.
h. Giống Doberman
Chó có nguồn gốc từ Đức được phát hiện ra vào năm 1866 và được nhập
vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm kiếm và làm cảnh.
Chó có tầm vóc trung bình cao 65-69cm, dài 110-112cm, nặng 30-33kg.
Chó đực cao 53-60 cm, chó cái cao 48-53 cm. Cân nặng chó đực 20-30 kg, chó
cái nặng 16-20 kg.
k. Giống German Shepherd Dog (Becghe Đức)
Chó chăn cừu Đức có kích thước trung bình, vai rộng khoảng từ 55-65
cm, nặng khoảng 22-40 kg. Chiều cao lý tưởng là 63 cm
Chó chăn cừu Đức có thể có nhiều màu, màu phổ biến nhất là màu sẫm
đen và đỏ đen với nhiều biến thể. Cả hai biến thể này đều có mặt đen.
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG HỆ HÔ HẤP
CỦA CHÓ
2.3.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu hệ hô hấp của chó
8
8
Chú thích:
1. Khí quản 7. Phế quản trong tiểu thùy
2. Động mạch 8. Phế quản tiểu thùy
3. Tĩnh mạch 9. Phế quản trên tiểu thùy
4. Phế quản tận 10. Phế quản
5. Phế nang 11. Hầu
6. Tiểu thùy
Hô hấp là quá trình trao đổi khí của sinh vật với môi trường bên ngoài
nhằm cung cấp oxy cho cơ thể và đào thải dioxide cacbon khỏi cơ thể.
Cơ quan hô hấp của chó gồm có đường dẫn khí và phổi đường dẫn khí bao
gồm: mũi, họng , hầu, khí quản, phế quản, các phế quản phân bố nhỏ dần đi khắp phổi.
Xoang mũi là phần đầu của đường hô hấp, gồm hai xoang nằm hai bên bức
sụn ngăn cách giữa mũi. Đầu trước thông ra ngoài bởi lỗ mũi, đầu sau thông với

yết hầu. Xoang mũi nằm trên và cách xoang miệng bởi vòm khẩu cái, trong
xoang mũi có đôi xương ống cuộn có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc với
không khí. Niêm mạc mũi chia làm hai vùng gồm vùng hô hấp chứa nhiều mao
mạch và tuyến nhày, nằm ở phía trước. Vùng khứu giác nằm ở phía sau nhẵn và
hẹp, chứa nhiều tế bào khứu giác.
9
9
Thanh quản là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương
thiệt cốt, thực hiện chức năng dẫn khí và là cơ quan phát âm gồm có một cốt sụn
và các cơ niêm mạc thanh quản có nhiều vết sần sùi là nơi có nhiều vết sần sùi có
tác dụng giữ lại bụi bặm trong không khí và đẩy ra ngoài nhờ sự vận động của
lớp tế bào tiêm mao trên niêm mạc mũi.
Khí quản là ống hình trụ, cong tròn ở phía trên, dẫn không khí từ thanh
quản đến rốn phổi có tác dụng dẫn khí. Khí quản gồm tổ chức liên kết, cơ trơn và
nhiều vòng sụn hình chữ C kế tiếp nhau tạo thành. Đến rốn phổi khí quản chia
thành hai nhánh phế quản gốc. Các nhánh phế quản nhỏ lại chia thành những ống
nhỏ hơn gọi là ống phế bào. Tận cùng của những phân nhánh của ống phế bào
được nối với phế bào thành những phế nang. Nhiều phế nang tạo thành lá phổi,
xung quanh phế nang có mao mạch bao phủ dày đặc. Số lượng phế nang rất lớn
do đó bề mặt trao đổi khí rộng. Phổi là một tổ chức bao gồm nhiều sợi đàn hồi do
đó nó có tính đàn hồi và co giãn. Phổi là cơ quan chủ yếu của bộ máy hô hấp nơi
diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu với không khí đã được dẫn vào phổi.
Như vậy, dọc đường dẫn khí là hệ thống mạch máu phân bố dày đặc để
sưởi ấm không khí trước khi vào phế nang. Dọc đường dẫn khí còn có nhiều
tuyến tiết dịch nhày có tác dụng giữ lại các bụi bặm trong không khí, rồi nhờ sự
vận động của lớp tế bào tiêm mao trên niêm mạc của đường dẫn khí mà bụi bặm
được đẩy dần ra ngoài. Đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ chứa
trong không khí, từ đó tạo ra các phản xạ tự vệ như hắt hơi, ho để đẩy chất lạ
ra ngoài. Cơ trơn phế quản, nhánh phế quản, và nhánh phế quản nhỏ chịu sự
điều hòa của hệ thần kinh thực vật. Thần kinh phó giao cảm tiết axetylcholin

làm co phế quản. Thần kinh giao cảm tiết adrenalin và noradrenalin làm giãn
phế quản. Vì thế lúc khó thở, tiêm adrenalin có tác dụng tốt, hoặc tiêm atropin
để ức chế thần kinh phó giao cảm cũng có hiệu quả (Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết
Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan,1996).
10
10
2.3.2. Chức năng sinh lý và chức năng bảo vệ của bộ máy hô hấp
Tất cả các cơ thể sống đều cần hô hấp, cơ quan hô hấp là bộ phận quan
trọng nhất đối với mỗi cơ thể sống, giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường
ngoài. Các tế bào cần O
2
để biến hóa năng lượng của thức ăn thành dạng năng
lượng cần thiết cho sự sống, đồng thời khí CO
2
chuyển hóa cần được thải ra
ngoài. Cung cấp O
2
và thải CO
2
là chức năng của bộ máy hô hấp. Thông qua
chức năng trao đổi khí mà bộ máy hô hấp tham gia vào quá trình điều hòa thăng
bằng axit-bazơ của nội môi, điều hòa thân nhiệt. Quá trình trao đổi khí gồm hai
khu vực, giữa phổi và máu gọi là hô hấp ngoài, giữa máu và các mô bào gọi là
hô hấp trong.
Quá trình hô hấp bao gồm 4 giai đoạn chính, thông khí là giai đoạn mà
không khí từ ngoài vào đến phế bào và ngược lại, khuếch tán là giai đoạn mà các
khí được trao đổi qua màng phế bào và thành mao mạch phổi, O
2
từ phế bào vào
mao mạch, khí CO

2
từ mao mạch vào phế bào, vận chuyển là quá trình đưa O
2
từ
mao mạch phổi đến các mô và khí CO
2
từ các mô đến mao mạch phổi nhờ hệ
tuần hoàn và máu, hô hấp tế bào là giai đoạn cuối cùng của bộ máy hô hấp, ở
đây nhờ hệ thống oxy hóa-khử mà O
2
được sử dụng trong tế bào (Nguyễn Hữu
Nam, 2011).
Quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí diễn ra ở phế bào, do cơ
quan hô hấp có cấu tạo thích nghi cho sự chọn lọc nên không khí trước khi vào
máu sẽ được lọc sạch, sưởi ấm, tẩm ướt. Mỗi lần thở, một phần trong tổng số thể
tích khí phế nang được thay đổi.
Cơ quan hô hấp đặc biệt là đường hô hấp trên là nơi tiếp xúc trực tiếp với
không khí, với các tác nhân gây ô nhiễm (vi khuẩn, bụi, các khí độc H
2
S, NH
3
)
Khi cơ thể thực hiện động tác hít vào các tác nhân gây hại sẽ theo không khí vào
bộ máy hô hấp. Dưới tác dụng của dịch nhờn trên niêm mạc đường hô hấp
chúng được giữ lại và tống ra ngoài bằng tác nhân đại cơ giới và tiểu cơ giới.
11
11
Tác nhân đại cơ giới dựa vào phản xạ hắt hơi và ho, mỗi lần ho tống ra
ngoài không khí 10.000-20.000 vi khuẩn. Tác động tiểu cơ giới được thực hiện
bằng hoạt động của các chất nhầy và các nhung mao. Các bộ phận của đường hô

hấp được bao bọc bởi một lớp niêm mạc có chứa các tuyến bài tiết chất nhầy.
Chất nhầy và nhung mao giữ lại những mảnh nhỏ đã theo không khí hít vào,
không cho chúng vào sâu trong phổi và chuyến chúng ra ngoài. Những rung
động của nhung mao sẽ chuyển về hầu, miệng, các chất nhầy và các mảnh nhỏ
đã hít phải với tốc độ 4-15mm/phút. Tùy theo sự vận chuyển của bộ máy hô hấp
mà sự vận chuyển và loại trừ kết thúc bằng phản xạ nuốt hay ho ra ngoài.
Ngoài ra, bộ máy hô hấp còn được bảo vệ bằng phản ứng miễn dịch đặc
hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu thông qua dịch thể can
thiệp bằng các kháng thể, kháng thể IgA của các chất bài tiết cục bộ, kháng thể
IgM, IgG của máu trên bề mặt đường hô hấp. Miễn dịch không đặc hiệu các tế
bào thực bào tiết ra các enzim như lizozim, đảm bảo tiêu diệt các vi khuẩn.
Những vật thể lạ hoặc những vi khuẩn nếu qua được hàng rào bảo vệ các niêm
mạc sẽ bị tiêu diệt bởi các đại thực bào. Ngoài các enzim ra, các chất interferon
do tế bào của bộ máy hô hấp sản sinh ra hoặc do máu tuần hoàn đưa lại làm tăng
sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Cuối cùng, chất bổ thể của
huyết thanh có thể làm tăng cường chức năng bảo hộ chống nhiễm trùng của bộ
máy hô hấp (Vũ Triệu An, 1978).
2.3.3. Phương thức hô hấp
Ở chó khỏe mạnh bình thường hô hấp nhờ cơ hoành và cơ gian sườn gọi
là phương thức hô hấp ngực bụng. Trong trường hợp chó có chửa, bị viêm ruột
dạ dày Động tác hít vào chủ yếu do tác dụng của cơ gian sườn ngoài do đó chó
hô hấp bằng phương thức hô hấp ngực. Phương thức hô hấp bụng do tác dụng
của cơ hoành là chủ yếu chỉ gặp ở các chó mắc bệnh về tim, phổi, hoặc xoang
ngực bị tổn thương. Vì thế trong chẩn đoán bệnh lâm sàng việc quan sát hô hấp
12
12
cũng có tác dụng nhất định (Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá
Mùi, Lê Mộng Loan,1996).
Tần số hô hấp là số lần thở/phút, mỗi loài hoặc giống hô hấp có một tần
số nhất định, tần số hô hấp có thể thay đổi, nó phụ thuộc vào cường độ trao đổi

chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý và trạng thái bệnh lý
Ở trạng thái sinh lý bình thường, gia súc đực thở chậm hơn gia súc cái, gia súc
non có tần số hô hấp cao vì cường độ trao đổi chất mạnh hơn gia súc trưởng
thành và gia súc già. Gia súc có thể vóc nhỏ thở mạnh hơn gia súc có thể vóc
lớn, gia súc nhập nội thở nhanh hơn gia súc địa phương. Trong cùng một năm,
mùa hè nóng ẩm gia súc thở nhanh hơn mùa đông lạnh và khô. Khi làm việc
nặng, hưng phấn thì nhịp thở tăng hơn bình thường.
Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý, tần số
hô hấp giảm gặp trong các bệnh làm hẹp diện tích và thể tích phổi, bệnh làm mất
đàn hồi của phổi như phổi khí thủng, bệnh làm hạn chế phổi hoạt động hô hấp
như đầy hơi ruột.
Giảm tần số hô hấp trong trường hợp hẹp khí quản, các trường hợp ức
chế thần kinh nặng như u não, viêm não, chảy máu não, bại liệt sau khi đẻ.v.v.
Tần số hô hấp tăng khi bị bệnh viêm phổi, rối loạn hoạt động của các cơ
hô hấp, hẹp các đường dẫn khí (phù nề hoặc có khối u ở phế quản), khi nhiệt độ
cơ thể tăng. Tần số hô hấp tăng gặp trong trường hợp gia súc bị bệnh truyền
nhiễm cấp tính, ký sinh trùng, thiếu máu nặng, bệnh ở cơ tim và cơ năng tim làm
tuần hoàn rối loạn. Ngoài ra còn bệnh ở hệ thần kinh lúc quá đau đớn (Nguyễn
Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan, 1996).
2.4. MỘT SỐ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP
2.4.1. Bệnh viêm mũi
Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc mũi, viêm tiết nhiều dịch, dịch mới
đầu lỏng và sau đó đặc lại màu xanh. Gia súc non và gia súc già hay mắc, nếu
13
13
điều trị không kịp thời và triệt để thì bệnh dễ kế phát sang xoang mũi, viêm
họng hay viêm thanh khí quản.
Nguyên nhân do:
Khí hậu, thời tiết thay đổi hay gia súc bị cảm cúm.
Chuồng trại ẩm thấp, chật chội, thiếu ánh sáng.

Chăm sóc nuôi dưỡng kém, gia súc làm việc quá sức.
Kế phát một số bệnh: viêm mũi thối loét, bệnh Care.
Viêm lan từ dưới lên: viêm màng mũi, viêm họng.
Triệu chứng:
Thể cấp tính: chủ yếu là triệu chứng cục bộ, chảy nước mũi nhiều, lúc đầu
lỏng và trong sau đó đục và xanh. Chó hắt hơi nhiều và có hiện tượng ngứa mũi
do dịch viêm luôn kích thích vào niêm mạc mũi. Thường có dử bám xung quanh
lỗ mũi, khi kiểm tra niêm mạc mũi thì thấy niêm mạc mũi xuất huyết. Khi dử
mũi nhiều và đặc làm cho lòng lỗ mũi hẹp lại, dẫn đến hiện tượng chó ngạt mũi,
khó thở.
Thể mạn tính: Khi kiểm tra niêm mạc mũi thấy có màu trắng bệch và có
các vết sẹo. Nước mũi chảy ít nhưng khi thời tiết thay đổi hay gia súc làm việc
nhiều thì nước mũi lại chảy ra nhiều.
2.4.2. Bệnh viêm phế quản
Quá trình viêm xảy ra trên bề mặt niêm mạc hay dưới bề mặt niêm mạc
của phế quản. Bệnh này thường xảy ra khi thời tiết thay đổi từ ấm sang lạnh ẩm,
thường cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.
Nguyên nhân: Do một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như:
Streptococcus, Staphylococcus, Klepsiella pneumoniae… Ngoài ra còn kế phát
từ một số bệnh ký sinh trùng của phổi, Care hoặc do thời tiết thay đổi hay nhiễm
lạnh, hít phải khí độc, chăm sóc nuôi dưỡng kém.
Triệu chứng: Nếu quá trình viêm xảy ra trên phế quản lớn, con vật không
sốt hoặc sốt nhẹ, tần số hô hấp không tăng, 3-4 ngày đầu ho khan sau đó tiếng
14
14
ho ướt và kéo dài. Nước mũi chảy nhiều, lúc đầu trong, về sau đặc dần và có
màu vàng, dính ở hai bên mé mũi. Nếu quá trình viêm xảy ra ở phế quản nhỏ thì
con vật sốt cao hơn bình thường 1-2
0
C, con vật thở nhanh và khó, ho khan.

Nước mũi không có hoặc ít và đặc, nghe phổi thấy âm ran ướt, chụp X-quang
thấy rốn phổi 2 bên đậm (Phạm Ngọc Thạch, 2004).
Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng nếu quá trình viêm xảy ra trên
phế quản lớn, nước mũi chảy nhiều, lúc đầu trong, không sốt hoặc sốt nhẹ, nếu
quá trình viêm xảy ra ở phế quản nhỏ con vật sốt cao, ho khan, nghe phổi thấy
âm ran ướt.
Điều trị
Hộ lý: không cho con vật ăn thức ăn bột khô, uống nước quá lạnh, giữ ấm
cho con vật.
Dùng thuốc kháng sinh: Gentamycine
Thuốc giảm ho long đờm: Codein photphate: 0,03-0,05g/con/ngày.
Trợ sức, trợ lực: Glucoza 20-30%: 150-300 ml.
Vitamin C 5%: 5-10 ml.
Urotropin 10%: 10 ml.
Cafein 10%: 10 ml.
2.4.3. Bệnh viêm thanh quản cấp tính
Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc thanh quản, bệnh thường xảy ra vào
vụ đông xuân. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như hít phải khí độc (H
2
S, NH
3
,
Cl
2
…), kế phát từ một số bệnh như bệnh cúm, lao, tụ huyết trùng.v.v.
Triệu chứng của bệnh là sốt nhẹ, ăn uống bình thường. Con vật ho nhiều đặc biệt
vào ban đêm, buổi sáng hay khi gia súc vận động nhiều. Dùng tay ấn nhẹ lên
vùng thanh quản gia súc có hiện tượng đau.
2.4.4. Bệnh phế quản phế viêm
Được gọi là bệnh viêm phế quản phổi hay viêm phổi đốm. Bệnh

thường xảy ra vào vụ đông xuân, ở gia súc non và gia súc già. Có nhiều nguyên
15
15
nhân gây ra bệnh: cảm lạnh, hít phải khí độc, tổn thương cơ giới, kế phát từ một
số bệnh truyền nhiễm (cúm, lao, viêm màng mũi thối loét…) bệnh ký sinh trùng,
bệnh nội khoa hay lây lan từ một số cơ quan khác.
Triệu chứng: con vật thở khó, có biểu hiện khó thở, ngạt mũi, mệt mỏi, bỏ
ăn, sốt cao theo quy luật, nước mũi ít, có màu xanh hai bên lỗ mũi, tần số hô hấp
tăng, tần số tim mạch tăng lúc đầu nhưng sau giảm dần, có biểu hiện đau ngực
(Hồ Văn Nam và cs,1997).
Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng như sốt lên xuống theo hình sin,
nước mũi ít, đặc có màu xanh, nghe phổi thấy âm ran toàn bộ 2 bên lá phổi.
Điều trị:
Hộ lý, không cho con vật ăn thức ăn bột khô, uống nước quá lạnh, giữ ấm cho
con vật.
Dùng thuốc kháng sinh: Gentamycine
Thuốc giảm ho, long đờm: Codein photphate: 0,03-0,05g/con/ngày.
Trợ sức, trợ lực, trợ tim: Glucoza 20-30%: 150-300 ml.
Vitamin C 5%: 5-10 ml.
Urotropin 10%: 10 ml.
Cafein 10%: 10 ml.
2.4.5. Bệnh viêm phổi hóa mủ
Bệnh thường do vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, Diplococcus
xâm nhập và gây nên. Khi các bộ phận bị viêm, dịch rỉ viêm từ đó vào máu đến
tim lên phổi gây viêm phổi hóa mủ. Mổ khám thấy phổi bị viêm một vùng thùy
lớn, hình thành những bọc mủ, xung quanh có vách ngăn với các tổ chức lành,
thường kết hợp với viêm phế mạc. Nếu vi trùng gây mủ theo đường tuần hoàn
vào phổi thì bệnh sẽ phát ra kịch liệt và nhanh chóng. Gia súc sốt cao không
theo quy luật, mệt mỏi, kém ăn, khó thở, nước mũi có ít màu xanh và không
thối.

16
16
2.4.6. Bệnh viêm phổi truyền nhiễm
Bệnh do Mycoplasma gây nên, thường xảy ra ở thể mạn tính, ít khi chết
nhưng gây thiệt hại đáng kể về kinh tế do tăng trọng kém, tiêu tốn nhiều thức ăn,
giảm khả năng làm việc. Bình thường trong phổi có thể có mặt của Mycoplasma
hyopneumoniae. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ làm cho vi khuẩn khác
phát triển mạnh, gây nhiễm khuẩn thứ phát. Vi khuẩn thứ phát thường gặp trong
viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae là: Pasteurella moltoocida,
Streptococcus, Stayphylococcus, Salmonella… (Đào Trọng Đạt, 2004).
Bệnh có thể lây trực tiếp do tiếp xúc hoặc lây từ mẹ sang con.
Triệu chứng: con vật khó thở, ho khan, tần số hô hấp tăng, bệnh thường kéo dài
1-2 tháng và chó giảm cân nghiêm trọng.
Phần III
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các giống chó nuôi trên địa bàn Hà Nội đến khám và điều trị tại phòng
17
17
khám và chăm sóc thú cưng Gaia.
Địa điểm thực tập
Phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia
Số 38 – Đường 1 – Khu tập thể quân đội F361, An Dương, Yên Phụ, Tây
Hồ, Hà Nội.
Thời gian thực tập:từ tháng 02/2013 đến 06/2013.
3.2. NỘI DUNG
3.2.1. Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm đường hô hấp của chó đến khám tại
phòng khám Gaia, Hà Nội.
3.2.3. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm trên đường hô hấp trên chó và hiệu

quả điều trị
3.3. VẬT LIỆU
Đèn Solux, nhiệt kế điện tử, ống nghe, búa gõ chẩn đoán.v.v.
Bàm khám, bàn điều trị.v.v.
X-Quang kỹ thuật số.
Siêu âm.
Các thuốc sử dụng trong quá trình điều trị:
Bảng 3.1 Các thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị
STT Tên thuốc Hãng sản xuất
1 Dexamethazone Vemedim animal health
2 B-Complex A.D.E Vemedim animal health
3 Danofloxacine Vemedim animal health
4
Bromhexine
Vemedim animal health
18
18
5
Prednisolone
Nhật
3.4 PHƯƠNG PHÁP
3.4.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
* Hỏi bệnh
Bằng cách đặt câu hỏi với người quản lý con vật về các triệu chứng lâm
sàng và tất cả các vấn đề có liên quan đến bệnh súc như:
- Giống chó.
- Tuổi chó.
- Đã tiêm phòng dịch bệnh gì chưa?
- Có thường xuyên tẩy giun sán không?
- Thời gian mắc bệnh.

- Hỏi về một số biểu hiện bệnh lý:
+ Ăn uống như thế nào. Loại thức ăn gì?
+ Có bị nôn không, trạng thái, màu sắc phân như thế nào?
+ Có bị ho, chảy nước mắt, nước mũi không, con vật thở thế nào?
+ Tình hình mắc bệnh trước đây: có lần nào mắc bệnh, có lần nào lặp
lại không?
Hỏi bệnh nhằm mục đích: thu thập các thông tin về tình hình bệnh, thời
gian mắc bệnh, các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng, các đặc điểm dịch tễ để
xác định nguyên nhân gây bệnh, tính chất của bệnh.
* Khám lâm sàng
Nhiệt độ (
O
C): Dùng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ trực tràng, trước khi đo
sát trùng nhiệt kế bằng cồn 70
o
. Cố định gia súc, một tay nâng đuôi, một tay nhẹ
nhàng đưa nhiệt kế vào hậu môn bệnh súc, giữ yên đến khi nhiệt kế báo kết quả.
Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải
19
19
nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm
điều tiết nhiệt nằm ở hành não.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 38
o
C - 39
o
C. Trong
tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ bệnh.
Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố như tuổi tác
(con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân

nhiệt cao hơn con đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó,
khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt
của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2
o
C -
0,5
o
C.
Ý nghĩa chẩn đoán: thông qua việc kiểm tra nhiệt độ chó bằng nhiệt
kế điện tử, ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1-
2
o
C con vật sốt vừa, tăng 2-3
o
C sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được
nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá
được hiệu quả điều trị tốt, xấu.
Tần số hô hấp:
Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút, tần số hô hấp phụ thuộc vào
cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc,
trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20
lần/phút. Chó trưởng thành, giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút,
chó nhỏ có tần số hô hấp 20-30 lần/phút.
Chó thở thể ngực và tấn số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau.
Nhiệt độ bên ngoài môi trường, khi thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh
để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100-160 lần/phút.
Thời gian trong ngày, ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa
và buổi chiều chó thở nhanh hơn.
Độ tuổi, con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm.

20
20
Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên.
Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy Oxy và các chất dinh dưỡng trực tiếp
từ môi trường, thải CO
2
và các sản phẩm dị hoá ra môi trường đồng thời giữ vai
trò điều tiết nhiệt. Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong
một phút. Ở mỗi loài gia súc đều có tần hô hấp nhất định. Tuy nhiên, ở trạng thái
bình thường tần số hô hấp có thể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi
chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường, khí hậu.v.v.
Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý, tăng tần
số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh
gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần
số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê,
bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tuỳ từng giai đoạn sẽ có một kiểu thở
khác nhau: Biot, Kusman, nhanh nông.v.v.
Tấn số tim (lần/phút)
Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút), khi
tim đập thì mõm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể
dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được
tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản
mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản
tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập.
Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với
mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau.
Sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính
biệt, thời điểm, nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy, tần số tim
mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định.
Ở trạng thái sinh lý bình thường:

Chó con: 200-220 lần/phút.
Chó trưởng thành: 70-120 lần/phút, chó già: 70-80 lần/phút.
21
21
Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3-4 phía bên trái, tần số
tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như
của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của gia súc, độ béo gầy, lứa tuổi,
giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hoà tim mạch
bằng thần kinh và thể dịch. Gia súc non có tần số tim đập lớn hơn gia súc già,
gia súc hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số
bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũng
làm tăng tần số tim mạch.
*Phương pháp nghe
Phương pháp nghe dùng để khám hoạt động của các khí quan trong cơ thể
như tim, phổi, dạ dày, ruột v.v để biết được hoạt động của các tổ chức trên. Có
hai cách:
Nghe trực tiếp
Nghe trực tiếp tai đặt sát vào chó để nghe. Có thể phủ trước 1 miếng vải
đen để tránh bẩn.
Nghe gián tiếp
Đây là phương pháp được dùng phổ biến trong thú y. Nghe gián tiếp dùng
các loại ống nghe. Loại ống nghe gọng cứng, một loa nghe có ưu điểm là không
làm thay đổi âm hưởng, không có tạp âm. Nhưng nhược điểm là không thuận
tiện, độ phóng âm bé, hiện nay ít dùng. Loại ống nghe hai loa có độ phóng âm
lớn, sử dụng thuận lợi hơn, hiện được dùng rộng rãi trong thú y. Nhược điểm
của loại ống nghe này là làm thay đổi tính chất âm hưởng, dễ lẫn tạp âm.
Chú ý: chỗ nghe trong nhà hoặc ngoài bãi chăn thả phải yên tĩnh, gia súc phải
đứng im. Loa nghe đặt sát bề mặt thân gia súc để tránh tạp âm, có thể dùng khăn
ướt chùi cho lông sát xuống để nghe được dễ dàng.
*Phương pháp gõ

Các khí quan, tổ chức trong cơ thể động vật có cấu tạo về mặt giải phẫu
và tổ chức khác nhau. Vì vậy khi gõ vào các cơ quan tổ chức đó âm hưởng thu
22
22
đuợc cũng khác nhau. Lúc có bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi thì âm hưởng
phát ra lúc gõ cũng thay đổi. Tuỳ theo thể vóc của gia súc to hay nhỏ, có thể gõ
theo các cách sau:
Gõ trực tiếp
Áp dụng cho động vật nhỏ như chó, mèo và động vật cảnh. Các ngón của
tay phải co lại và gõ theo hướng thẳng góc với bề mặt của tổ chức hay khí quan
cần khám. Cách này, lực gõ không lớn, âm phát ra yếu.
Gõ gián tiếp qua một vật trung gian
Áp dụng cho động vật nhỏ
Có hai cách:
Gõ qua ngón tay: ngón giữa và ngón trỏ của tay trái đặt sát bề mặt của cơ
thể, ngón giữa của tay phải gõ lên theo một góc vuông. Chú ý: tập gõ từ cổ tay,
không gõ cả cánh tay.Gõ có búa và bản gõ( phiến gõ), tức là thay ngón tay gõ
bằng búa và đệm bằng bản gõ.
Khi gõ để chẩn đoán bệnh, nên để chó trong phòng rộng vừa phải, cửa
đóng là thích hợp nhất. Để gia súc ngoài trời hay trong phòng quá bé thì âm gõ
thu được không chính xác, hiệu quả chẩn đoán bệnh thấp. Chó nhỏ để đứng, chó
bé để nằm.
Những âm gõ
Tuỳ tính chất, âm gõ được chia thành các loại:
Âm trong vang mạnh, âm hưởng dài. Tính chất của tổ chức quyết định âm
phát ra khi gõ trong hay đục. Ở cơ thể động vật khoẻ, gõ vào vùng phổi hay
vùng manh tràng của ngựa thu được âm trong.
Âm đục chắc gọn khi gõ vùng gan, tổ chức cơ bắp .
Khi có bệnh, những khí quan hay tổ chức vốn xốp đặc lại, lượng khí trong
đó ít đi hoặc bị đẩy ra hết, đàn tính của tổ chức mất, thì âm gõ từ âm trong

chuyểnsang âm đục.
*Phương pháp sờ nắn
23
23
Người khám dùng tay sờ nắn vào cá bộ phận cơ thể gia súc bị bệnh để biết
nhiệt độ, độ ẩm, độ cứng và độ mẫn cảm của tổ chức cơ thể gia súc. Sờ nắn để
bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng là phương pháp thường dùng trong thú
y.Sờ nắn phần nông như để biết nhiệt độ của da, lực căng của cơ. Sờ vùng tim
để biết độ mẫn cảm… Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ từ phần này sang phần khác.
Sờ sâu để khám các khí quan sâu. Sờ nắn tổ chức hay khí quan, tuỳ theo
cảm giác ở tay có thể có những trạng thái sau:
Dạng cứng như lúc sờ vào gan, cơ.
Dạng rất cứng như sờ vào xương.
Dạng ba động: sờ có cảm giác lùng nhùng, ấn mạnh vào giữa thì lõm
xuống, có cảm giác như di động. Thường do tổ chức thấm đầy nước, đàn tính
của tổ chức mất, như các tổ chức bị nung mủ, phù tích nước, vỡ mạch lâm ba.
Dạng khí thũng: sờ vào tổ chức chứa đầy khí. Dùng tay ấn mạnh vào tổ
chức kêu lép bép do khí lấn vào tổ chức bên cạnh. Dạng khí thũng có thể do tổ
chức có những túi khí hoặc các khí khác tích lại trong đó. Sờ nắn là một phương
pháp đơn giản. Nếu nắm chắc vị trí giải phẫu, thực hiện phương pháp khám
thành thạo thì kết quả thu được qua sờ nắn giúp ích nhiều trong chẩn đoán bệnh.
*Phương pháp quan sát
Quan sát – nhìn là phương pháp khám bệnh đầu tiên, đơn giản nhưng rất
có hiệu quả cao. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong Thú y.
Quan sát trạng thái của chó, cách đi lại, tình trạng niêm mạc, da, lông và
các triệu chứng bệnh.
Quan sát để phát hiện những bộ phận nghi mắc bệnh trên cơ thể, trạng
thái, phạm vi tổ chức bệnh … Khi cần thiết phải dùng dụng cụ để quan sát.
Tuỳ theo mục đích và vị trí cần quan sát mà đứng xa hay gần chó. Nên
rèn luyện thành thói quen quan sát từ xa tới gần, từ tổng quát đến bộ phận.

Người khám bắt đầu từ vị trí phía trước bên trái, cách gia súc khoảng 2-3 mét,rồi
lùi dần về phía sau gia súc. Quan sát tinh thần chó, thể cốt, tình trạng dinh
24
24
dưỡng v.v…sau đó đến lần lượt các bộ phận: đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng và
bốn chân.
Chó hắt hơi, sổ mũi, ho nhiều, ho liên tục, ho khan.
Thở khó, thở nhanh.
Chảy nước mũi, lúc đầu nước mũi lỏng và trong về sau đặc và xanh, dính
quanh mũi.
3.4.2. Chẩn đoán phi lâm sàng
Chụp X-quang phổi: Chụp nghiêng phải, nghiêng trái để quan sát tổn
thương bị che, định vị tổn thương, xác định mức độ tổn thương.
3.4.3. Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi
Những chó bệnh sau khi được chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp tùy
theo mức độ nặng nhẹ được chỉ định điều trị liên tục từ 3-5 ngày với phác đồ
điều trị chuẩn của phòng khám.
3.4.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được trong quá trình thực tập được tập hợp và
xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Microsofl Excel.
Các chỉ tiêu theo dõi được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
=
Tổng số con mắc bệnh
x 100%
Tổng số con theo dõi
Tỷ lệ khỏi (%)
=
Tổng số con khỏi
x 100%

Tổng số con điều trị
25
25

×