Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MẮC BỆNH SỎI MẬT Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.38 KB, 10 trang )

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MẮC BỆNH SỎI MẬT Ở NGƯỜI TRÊN 50
TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Cao Cương*, Trần Thiện Hoà*, Văn Tần*,
Phạm Thị Thanh Thủy**, Trương Quang Lộc***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sỏi mật là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp trên thế giới, Sỏi
ống mật chủ gặp nhiều ở các nước Đông Á. Bệnh thường diễn tiến thầm lặng, phần lớn là
không có triệu chứng. Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sỏi mật
cũng là một bệnh rất phổ biến. Tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ về bệnh sỏi mật còn chưa
nhiều.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất mắc sỏi mật ở người ≥ 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ
tháng 01/2006 đến 07/2006 trên 24 quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh trên đối tượng là
những người từ 50 tuổi trở lên.
Kết quả và bàn luận: Có 4722 đối tượng tham gia nghiên cứu, tuổi từ 50-101, tỉ lệ nam : nữ
là 1,1 : 1. Tần suất mắc sỏi mật chung là 6,3% (± 0,9%), tần suất mắc ở nữ là 7,2% (± 1,4%),
tần suất mắc ở nam là 5,5% (± 1,2%). Tần suất mắc sỏi mật ở từng lớp tuổi: 50-60 tuổi:
3,5%; 61-70 tuổi: 7,5%; 71-80 tuổi: 7,6%; 81-90 tuổi: 8,8%; 91-101 tuổi: 8,3%. Như vậy, tần
suất mắc sỏi mật ở người ≥ 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung thấp hơn ở châu Âu
và cao hơn một số nước ở châu Phi và Châu Á, nhưng cũng như các nơi khác, tần suất mắc
sỏi mật cũng cao hơn ở nữ giới và có xu hướng tăng theo tuổi. Tần suất mắc sỏi mật cao hơn
ở những nhóm người có: tiền căn tiểu đường (11,7%), tiền căn đau hạ sườn phải (22,4%),
tiền căn đau thượng vị (11,1%), gan nhiễm mỡ (8,3%). Triệu chứng lâm sàng: chỉ có 6 ca có
triệu chứng (1 vàng da nhẹ, 2 đau hạ sườn phải và 3 đau thượng vị khi ấn chẩn), chiếm 2,5%.
Tỉ lệ các loại sỏi mật phát hiện qua siêu âm: sỏi túi mật đơn thuần: 96,66%; sỏi ống mật chủ
đơn thuần: 1,25%; sỏi trong gan đơn thuần: 0,25%; sỏi túi mật + sỏi trong gan: 0,42%; sỏi
túi mật + sỏi ống mật chủ + sỏi trong gan: 0,42%.
Kết luận: Tần suất mắc sỏi mật ở người ≥ 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 6,3% Sỏi túi
mật chiếm đa số. Các yếu tố có liên quan với bệnh sỏi mật là: giới tính, tuổi, tiền căn tiểu
đường, tiền căn đau hạ sườn phải, tiền căn đau thượng vị, gan nhiễm mỡ. Hầu hết sỏi mật


mới được phát hiện qua siêu âm là không có triệu chứng.
Từ khoá: Sỏi túi mật, Sỏi ống mật chủ; Sỏi trong gan
SUMMARY
PREVALENCE OF BILIARYLITHIASIS OF PEOPLE OVER 50 YEARS OLD IN HO CHI
MINH CITY
Background: Biliary lithiasis is one of the common gastrointestinal diseases in the world.
This is a disease which evolutes insidiously, as in most cases it does not have any symptom. In
Vietnam and in Ho Chi Minh city, biliary lithiasis is also a very popular disease. However
there are not so many of the epidemiologic studies.
Objective: To investigate the prevalence of biliary lithiasis in Ho Chi Minh city.
Methodology and target group: Cross-sectional study was carried out from 01/2006 to
07/2006 in 24 districts of Ho Chi Minh city. The people are over 50 years old.
Results and discussion: There were 4722 peoples participating in the research, aging from
50-101. The male and female ratio is 1.1:1. The overall prevalence of biliary lithiasis was
*

Bệnh viện Bình Dân
Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế
***
Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa MEDIC
**

Địa chỉ liên lạc: TS.BS.Nguyễn Cao Cương ĐT: 0909275806 Email:
1


6.3% (± 0.9%), 7.2% (± 1.4%) for females and 5.5% (± 1.2%) for males. Prevalence in each
age group: 50-60 years old: 3.5%; 61-70 years old: 7. 5%; 71-80 years old: 7.6%; 81-90
years old: 8.8%; 91-101 years old: 8.3%. Prevalence of gallstones of people who are from
and over 50 years old in Ho Chi Minh city is generally lower than in Europe but higher than

in some African and Asian countries. Prevalence of biliary lithiasis is also higher in woman
and increased with age like these countries. Prevalence of cholelithiasis was higher in some
groups that have: diabetes (11.7%), history of right upper quadrant abdominal pain (22.4%),
history of epigastria abdominal pain (11.1%) fatty liver (8.12%). Only 6 cases (2.5%) have
clinical symptoms: 1 mild jaundice, 2 right upper quadrant abdominal pains and 3 epigastria
pains. Following the distribution of biliary lithiasis site: gall bladder stone: 96.66%; common
bile duct stone: 1.25%; intrahepatic stone: 0.25%; gall bladder stone + intrahepatic stone:
0.42%; gall bladder + common bile duct stone + intrahepatic stone: 0.42%.
Conclusion: The prevalence of biliary lithiasis of people over 50 years old in Ho Chi Minh
City is 6.3% almost are gall bladder stone. The related factors are gender, age, diabetes,
history of right upper quadrant abdominal pain, history of epigastria abdominal pain and
fatty liver. Almost biliary lithiasis which is discovered by ultrasonography is asymptomatic.
The majority is gall bladder stone.
key words: Gallbladder stone, common bile duct stone, intrahepatic stone
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi mật là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp trên thế giới. Bệnh có thể
gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy tần suất mắc sỏi mật tăng
theo tuổi (ở nhóm tuổi 20-30 tuổi không có sỏi mật, trong khi đó nhóm tuổi 70-80 có 16%
nam và 40% nữ có sỏi mật(14)), tại Mỹ ở độ tuổi trên 50 tần suất mắc sỏi mật là 25% ở nữ và
10-15% ở nam(5). Người mắc sỏi mật phần lớn không có triệu chứng và có thể được phát hiện
tình cờ bằng siêu âm khi khám bệnh tổng quát hay khám bệnh vì một lí do khác, ở Châu Âu
và Bắc Mỹ sỏi mật không triệu chứng chiếm tỉ lệ gần 80%(2).
Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sỏi mật cũng là một bệnh rất
phổ biến, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát tần suất mắc sỏi mật ở
người từ 50 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định tần suất mắc sỏi mật ở người ≥ 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định các yếu tố liên quan với bệnh sỏi mật ở người ≥ 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí
Minh.
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Người  50 tuổi ở 24 quận/huyện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cỡ mẫu: được tính theo công thức:
 n : cỡ mẫu tối thiểu phải có
 z(21 / 2) : hệ số tin cậy = 2,5762
pq
Trong đó:
 p : tỉ lệ mắc = 20% = 0,2(6)
n  z (21 / 2) 2
d
 q : 1 – p  q = 0,8
 d : sai số chọn mẫu, d = 0,02
 n = 2,5762 (0,2  0,8) / 0,022 = 2654.
Vậy số người tối thiểu cần là 2654 người.
Phương pháp thực hiện
Tiêu chuẩn chẩn đoán Sỏi túi mật, Sỏi OMC dựa theo triệu chứng học siêu âm.
2


S dng mỏy siờu õm ca MEDIC.
BS thc hin l BS chuyờn khoa siờu õm MEDIC v BVBD.
Phõn b cỏc qun huyn t l ngi c tớnh toỏn theo chuyờn gia y t cng ng
Ti trm y t phng/xó vo th by mi tun, chỳng tụi tin hnh khỏm tng quỏt cho
cỏc i tng n tham gia, gm: o cõn nng v chiu cao, o du hiu sinh tn, phng vn,
khỏm v siờu õm bng tng quỏt (cỏc i tng n tham gia ó c yờu cu nhn úi
siờu õm), sau ú ghi nhn cỏc bin s vo phiu iu tra.
S liu c lu tr v x lý thng kờ bng phn mm SPSS 13.0.
KT QU NGHIấN CU

Nghiờn cu c thc hin t 1/2006 n 7/2006, cú 4722 i tng tham gia nghiờn cu
tha tiờu chun chn mu, kt qu nh sau:
c im mu nghiờn cu
Bng 1 Phõn b theo gii
Gii
S ngi
T l (%)
Nam
2492
52,8
N
2230
47,2
4722
100
Tng
Bng 2 Phõn b theo tui v gii
Nhúm tui Nam
N
Tng
50 - 60 tui 750
776
1526 (32,3%)
61 - 70 tui 845
744
1589 (33,7%)
71 - 80 tui 707
560
1267 (26,8%)
81 - 90 tui 183

145
328 (6,9%)
91 - 101
7
5
12 (0,3%)
tui
2492
2230 4722 (100%)
Tng
Cỏc trng hp cú mc si mt trong mu nghiờn cu gm
- Ngi cú si mt c phỏt hin khi siờu õm.
- Ngi cú tin cn m si mt c ghi nhn khi phng vn.
Bng 3 S trng hp mc si mt trong mu nghiờn cu
Cỏc trng hp mc si
T l
S ca
mt
(%)
Siờu õm phỏt hin si mt
235
78,9
Cú tin cn m si mt
58
19,5
Cú tin cn m si mt +
5
1,6
Siờu õm cũn si mt
298

100
Tng
4424
(93,7%)

298
(6,3%)

Maộc soỷi maọt
Khoõng maộc soỷi maọt

3


Biểu đồ 1 – Tần suất mắc sỏi mật
Bảng 4 – Tần suất mắc sỏi mật theo giới
Giới
Mắc sỏi mật
Tỉ lệ
Tổng
(%)

Không
Nữ
161
2069
2230
7,2
Nam
137

2355
2492
5,5
298
4424
4722
6,3
Tổng
Tần suất mắc sỏi mật ở nữ cao hơn nam (p < 0,05).
Bảng 5 – Tần suất mắc sỏi mật theo từng lớp tuổi
Nhóm
Mắc sỏi mật
Tỉ lệ
Tổng
tuổi
(%)

Không
50-60
1473
3,5
53
1526
tuổi
61-70
1470
7,5
119
1589
tuổi

71-80
1171
7,6
96
1267
tuổi
81-90
299
8,8
29
328
tuổi
91-101
11
8,3
1
12
tuổi
298
4424
4722
6,3
Tổng
Sự khác biệt về tần suất mắc sỏi mật ở các nhóm tuổi có ý nghĩa p < 0,001.
Bảng 6 – BMI trung bình của nhóm mắc sỏi mật so với nhóm không mắc

Không
Mắc sỏi mật
22,8
22,4

BMI trung
bình
Sự khác biệt giữa BMI trung bình của 2 nhóm có và không mắc sỏi mật không có ý nghĩa
p > 0,05. Không có sự khác nhau giữa BMI trung bình của 2 nhóm có và không mắc sỏi
mật.
Bảng 7 - Tiền căn cao huyết áp (có điều trị)
Cao
Mắc sỏi mật
Tỉ lệ
Tổng
huyết áp Có
(%)
Không

133
1804
1937
6,9
Không
165
2620
2785
5,9
298
4424
4722
6,3
Tổng
Sự khác biệt không có ý nghĩa p > 0,05. Tần suất mắc sỏi mật trong hai nhóm có và không
có tiền căn cao huyết áp không khác nhau.

Bảng 8 - Tiền căn tiểu đường (có điều trị)
Tiểu
Mắc sỏi mật
Tỉ lệ
Tổng
đường
(%)

Không

36
271
307
11,7
Không
262
4153
4415
5,9
298
4424
4722
6,3
Tổng
Tần suất mắc sỏi mật trong nhóm có tiền căn tiểu đường cao hơn nhóm không có (p <
0,001).
Bảng 9 - Tiền căn đau hạ sườn phải
Đau hạ
Mắc sỏi mật
Tỉ lệ

Tổng
sườn phải Có
(%)
Không
4



13
45
58
22,4
Không
285
4379
4664
6,1
298
4424
4722
6,3
Tổng
Tần suất mắc sỏi mật trong nhóm có tiền căn đau hạ sườn phải cao hơn nhóm không có (p <
0,001).
Bảng 10 - Tiền căn đau thượngvị
Đau
Mắc sỏi mật
Tỉ lệ
Tổng
thượng vị Có

(%)
Không

10
80
90
11,1
Không
288
4344
4632
6,2
298
4424
4722
6,3
Tổng
Tần suất mắc sỏi mật trong nhóm có tiền căn đau thượng vị cao hơn nhóm không có (p <
0,1).
Bảng 11 - Tiền căn vàng da
Mắc sỏi mật
Tỉ lệ
Vàng da
Tổng
(%)

Không

6
46

52
11,5
Không
292
4378
4670
6,2
298
4424
4722
6,3
Tổng
Sự khác biệt không có ý nghĩa p > 0,05. Tần suất mắc sỏi mật trong hai nhóm có và không
có tiền căn vàng da không khác nhau.
Gan
Mắc sỏi mật
Tỉ lệ
Tổng
nhiễm mỡ Có
(%)
Không

66
728
794
8,3
Không
232
3696
3928

5,9
298
4424
4722
6,3
Tổng
Bảng 12 - Gan nhiễm mỡ (qua kết quả siêu âm)
Tần suất mắc sỏi mật trong nhóm có gan nhiễm mỡ cao hơn nhóm không có (p < 0,05).
Bảng 13 - Các triệu chứng lâm sàng của nhóm siêu âm có sỏi mật (240 ca)
Triệu chứng
Số ca
Tỉ lệ (%)
Sốt
0
0
Vàng da niêm
1
0,4
Đau hạ sườn phải
2
0,8
Đau thượng vị
3
1,3
6
2,5
Tổng
Hầu hết người được phát hiện mắc sỏi mật đều không có triệu chứng.
Đặc điểm của sỏi mật
Bảng 14 - Các loại sỏi mật được phát hiện qua siêu âm

Tỉ lệ
Loại sỏi mật
Số ca
(%)
Sỏi túi mật
232
96,66
Sỏi ống mật chủ
3
1,25
Sỏi trong gan
3
1,25
Sỏi túi mật + Sỏi trong gan
1
0,42
Sỏi túi mật + Sỏi ống mật
1
0,42
chủ + sỏi trong gan
240
100
Tổng
Hầu hết sỏi mật được phát hiện là sỏi túi mật.
5


Bảng 15 - Đặc điểm sỏi túi mật
Đặc điểm


Số ca

Tổng

Tỉ lệ
(%)

Đáy và thân
232
99,1
túi mật
234
Phễu túi mật 2
0,9
1 sỏi
135
57,7
Số
234
lượng Nhiều sỏi
99
42,3
234
234
100
Di động
10.84 mm
Kích thước sỏi TB
Kích thước túi mật
(22.45 x 49.68) mm

TB
Sỏi túi mật hầu hết ở trong lòng túi mật (phần đáy và thân túi mật), phần lớn là một sỏi, tất
cả đều di động thay đổi theo tư thế, kích thước trung bình 10.84 mm. Túi mật có kích
thước trung bình.
Bảng 16 - Đặc điểm sỏi ống mật chủ
Tỉ lệ
Đặc điểm
Số ca Tổng
(%)

1
25
Giãn
4
đường
Không
3
75
mật
Đường kính sỏi
12mm
trung bình
Đa số sỏi ống mật chủ không gây giãn đường mật ngoài gan.
Các bất thường khác phát hiện được khi siêu âm còn có:
- Gan nhiễm mỡ: 794
- Polyp túi mật: 6
- Tinh thể cholesterol trong túi mật: 4
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Về giới tính

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 2492 nam và 2230 nữ. Tỉ lệ nam:nữ là 1,1:1. Tỉ lệ này
hơi khá với cấu trúc dân số của thành phố hồ Chí Minh, tuy nhiên tần suất mắc sỏi mật của nữ
cũng cao hơn nam như trong y văn.
Về tuổi
Độ tuổi của những người tham gia là từ 50-101 tuổi, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 50-70
(chiếm 66 %), gần bằng với mẫu nghiên cứu của Lê Văn Nghĩa và cộng sự, nhóm tuổi 50-70
chiếm 61%(8).
Về tần suất mắc sỏi mật
Số ca mắc sỏi mật của chúng tôi là 298 bao gồm cả những trường hợp phát hiện sỏi mật
qua siêu âm và những trường hợp có tiền căn mổ sỏi mật (gồm 161 nữ và 137 nam). Tần suất
mắc chung là 6,3% (khoảng tin cậy 99%: 6,3% ± 0,9%), tần suất mắc ở nữ là 7,2% (± 1,4%),
tần suất mắc ở nam là 5,5% (± 1,2%). Tần suất mắc sỏi mật chung trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn những nghiên cứu ở một số nước châu Âu và Ấn Độ(1,3,9), cao hơn của Đài
Loan, Thái Lan và Tunisia(4,11,12). Tuy nhiên, cũng như nhiều nghiên cứu khác, kết quả của
chúng tôi cũng cho thấy có sự khác biệt về tần suất mắc sỏi mật ở nam và nữ, giới nữ có tần suất
mắc sỏi mật cao hơn nam.
Bảng 17 - Tần suất mắc sỏi mật theo các nghiên cứu khác
Vị trí

6


Tần
suất
Đặc điểm mẫu
Tác giả
mắc
nghiên cứu
chung
(%)

Barbara L & Sirmione, Ý
11
cs (1)
18-65 tuổi
Chapman Christchurch,
20,75
BA & cs(3) New Zealand
Maj J
Calcutta, Ấn
Debnath &
11,56
Độ
cs(9)
Safer L & Tunisie
4
cs(12)
≥ 19 tuổi
Chi-Ming
Đài Loan
5,3
Liu & cs(4)
Prathnadi & Chiang Mai,
3,1
cs(11)
Thái Lan
Lê Văn
TpHCM, Việt
Nghĩa &
Nam
6,43

(8)
cs
40-70 tuổi
TpHCM, Việt
Chúng tôi Nam
6,3
≥ 50 tuổi
25%

Tần Tần
suất suất
mắc ở mắc ở
nữ nam
(%) (%)
14,6 6,7
23,1 18,1

5,4

1

3,7

2,5

7,2

5,5

20,75%


20%
15%

11,56%

11%

10%
4%

5%

5,30%

6,43%

6,30%

3,10%

0%
Barbara L Chapman
& cs

BA & cs

Maj J
Debnath


Safer L & Chi-Ming Prathnadi L.V.Nghóa Chuùn g toâi
cs

Liu & cs

& cs

& cs

& cs

Biểu đồ 2 – Tần suất mắc sỏi mật theo NC của chúng tôi so với các NC khác
Theo y văn, tuổi là một trong các yếu tố nguy cơ sỏi mật. Theo kết quả của chúng tôi, tần
suất mắc sỏi mật ở từng nhóm tuổi khác nhau và có xu hướng tăng theo tuổi. Theo Chi-Ming
Liu & cộng sự độ tuổi ≥ 50 có liên quan tới tần suất mắc sỏi mật(4), Lê Văn Nghĩa & cộng sự
cũng kết luận tuổi tác là yếu tố làm tăng tần suất sỏi túi mật(8).
Đặc điểm của nhóm mắc sỏi mật
Chỉ số khối cơ thể: Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi cholesterol, các nghiên
cứu của Jorgensen T và cộng sự, Barbara L và cộng sự, W. Kratzer và cộng sự đều kết luận có
sự tương quan giữa béo phì (hoặc BMI cao) và tỉ lệ mắc sỏi mật(9,1,15). Trong khi đó, Safer L
và Singh V lại không cho rằng BMI có liên quan(12,13). Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy
không có sự khác biệt về BMI trung bình giữa hai nhóm có và không có mắc sỏi mật.
7


Tiền căn: Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác nhau giữa tần suất mắc sỏi
mật giữa hai nhóm có và không có tiền căn cao huyết áp, trong khi đó tần suất mắc sỏi mật
trong nhóm có tiền căn tiểu đường cao hơn nhóm không có. Chi-Ming Liu trong nghiên cứu
của mình cũng kết luận tiểu đường type 2 có liên quan với tần suất mắc sỏi mật(4), ngược lại,
Safer L kết luận rằng bệnh tiểu đường không phải là yếu tố nguy cơ sỏi mật(12).

Về các tiền căn bệnh lí gan mật như đau hạ sườn phải, đau thượng vị, vàng da niêm, theo
nghiên cứu của Lê Văn Nghĩa & cộng sự, tần suất mắc sỏi túi mật cao hơn ở nhóm có tiền căn
đau hạ sườn phải và nhóm có tiền căn vàng da niêm(8). Còn kết quả của chúng tôi thì cho thấy
có sự khác biệt về tần suất mắc sỏi mật ở nhóm có tiền căn đau hạ sườn phải và đau thượng vị
so với nhóm không có, đó là vì ở người có sỏi mật không điều trị có thể có những cơn đau
quặn mật tái đi tái lại do sỏi mật di chuyển làm tắc tạm thời ống túi mật, thường là đau ở hạ
sườn phải hay thượng vị. Nghiên cứu của Barbara L và cộng sự: 22% người mắc sỏi mật từng
có cơn đau quặn mật so với 2% ở nhóm người không mắc(1). Trong khi đó tần suất mắc sỏi
mật trong nhóm có tiền căn vàng da không khác với nhóm không có. Có lẽ vì triệu chứng
vàng da không phải là triệu chứng đặc hiệu của bệnh sỏi mật, nó còn có thể gặp trong bệnh
viêm gan, xơ gan, sốt rét…, trong bệnh sỏi mật chỉ có triệu chứng vàng da khi sỏi mật có biến
chứng, do đó, trong số 6 ca mắc sỏi mật có tiền căn vàng da thì có 3 ca có tiền căn mổ sỏi
mật.
Đặc điểm của sỏi mật
Tiêu chuẩn để kết luận sỏi mật là hình ảnh echo dày và có bóng lưng.
Nghiên cứu của chúng tôi, qua siêu âm với tiêu chuẩn chẩn đoán trên, phát hiện được 240
ca có sỏi mật, trong đó phần lớn là sỏi túi mật (232 ca sỏi túi mật đơn thuần và 2 ca sỏi túi
mật kết hợp với sỏi đường mật).
Bảng 18 – Loại sỏi mật phát hiện trên siêu âm qua các nghiên cứu
Tác giả
Số ca sỏi túi Số ca sỏi ống
mật
mật
Lê Văn Nghĩa &
129
3
(8)
cộng sự
Chúng tôi
234

6
Như vậy tỉ lệ sỏi túi mật so với tổng số ca sỏi mật phát hiện được qua siêu âm trong
nghiên cứu của chúng tôi gần bằng với nghiên cứu của Lê Văn Nghĩa và cộng sự : 97,5% so
với 97,7%, tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với các nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện, điều đó
cho thấy tỉ lệ sỏi túi mật trong dân số là rất nhiều so với sỏi ống mật, tỉ lệ này cao hơn kết quả
của các nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện trong những năm trước(10). Điều này có thể lý
giải như sau: Đa số sỏi OMC gây nghẹt mật và nhiễm trùng nên phải xử lý tại bệnh viện. Nếu
kể cả sỏi nhỏ sỏi bùn hay sỏi đường mật không triệu chứng thì trên siêu âm khó phát hiện và
có thể bỏ sót qua siêu âm tầm soát.
Về số lượng sỏi túi mật, chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp: 1. Chỉ có một sỏi đơn độc; 2.
Có từ 2 sỏi trở lên nhưng có thể thấy từng viên sỏi rời nhau; 3. Sỏi tụ thành đám, có thể lấp
gần hết lòng túi mật. Nhưng nhìn chung tỉ lệ các trường hợp có một sỏi lớn hơn nhiều sỏi:
Bảng 19 – Số sỏi túi mật phát hiện trên siêu âm qua các nghiên cứu
Tác giả
Tỉ lệ 1 sỏi (%) Tỉ lệ nhiều sỏi
(%)
Chi-Ming Liu(4)
42,1
57,9
Chúng tôi
57,7
42,3
Tỉ lệ có nhiều sỏi túi mật cũng khá cao, gần 50%, điều đó cho thấy sỏi túi mật thường
không có triệu chứng nếu không gây tắc nghẽn ống túi mật, do đó quá trình hình thành sỏi có
thể diễn ra âm thầm trong thời gian dài.
Trong các trường hợp siêu âm phát hiện có sỏi túi mật thì hầu hết túi mật có kích thước
không to với kích thước trung bình < (3 x 8)mm.
8



Sỏi ống mật chủ có 4 trường hợp nhưng chỉ có 1 trường hợp gây giãn đường mật ngoài
gan, trường hợp này sỏi ống mật chủ to (đường kính 18mm) gây giãn ống mật chủ 23mm và
giãn cả đường mật trong gan. Các trường hợp còn lại sỏi khoảng <10mm không gây giãn
đường mật ngoài gan.
Trong các bất thường khác của hệ gan mật phát hiện được khi siêu âm, gan nhiễm mỡ gặp
nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 22,1% trong tổng số các trường hợp mắc sỏi mật. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ, một trong các nhóm nguyên nhân là do các bệnh rối loạn chuyển
hóa (tiểu đường type II, béo phì, nuôi ăn đường tĩnh mạch kéo dài, tăng lipid máu,…), phần
lớn nguyên nhân trong nhóm này cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi mật, do đó có sự liên
quan giữa bệnh sỏi mật và gan nhiễm mỡ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy
tần suất mắc sỏi mật trong nhóm có gan nhiễm mỡ phát hiện được qua siêu âm cao hơn nhóm
không có.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tiến hành trên 4722 đối tượng tham gia trong thời gian từ 01/2006 đến
07/2006, chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
1. Tần suất mắc sỏi mật ở người từ 50 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh là 6,3%.
2. Các yếu tố có liên quan với bệnh sỏi mật ở người 50 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí
Minh:
- Tuổi tác: Tần suất mắc sỏi mật tăng theo tuổi (p < 0,001).
- Giới tính: Tần suất mắc sỏi mật ở nữ cao hơn ở nam (p < 0,05).
- Bệnh đi kèm:
+ Tiểu đường: Tần suất mắc sỏi mật ở người có tiền căn tiểu đường cao hơn người
không có (p < 0,001).
+ Gan nhiễm mỡ: Tần suất mắc sỏi mật ở người có gan nhiễm mỡ (phát hiện qua
siêu âm) cao hơn người không có (p < 0,05).
- Tiền căn đau hạ sườn phải: Tần suất mắc sỏi mật ở người có tiền căn đau hạ sườn
phải cao hơn người không có (p < 0,001).
- Tiền căn đau thượng vị: Tần suất mắc sỏi mật ở người có tiền căn đau thượng vị cao
hơn người không có (p < 0,1).
- Triệu chứng lâm sàng: Hầu hết sỏi mật được phát hiện là không có triệu chứng.

3. Đặc điểm sỏi mật ở người từ 50 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Sỏi túi mật chiếm đa số, trong đó tỉ lệ có một sỏi: nhiều sỏi là 1,4:1, tất cả đều không
có triệu chứng.
- Sỏi đường mật (sỏi ống mật chủ và sỏi trong gan) ít hơn và thường không gây giãn
đường mật.
Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang chúng tôi chỉ có thể nhận diện được một số yếu tố có
liên quan đến bệnh sỏi mật ở người từ 50 tuổi trở lên, do vậy cần có thêm những nghiên cứu
khác sử dụng các thiết kế nghiên cứu sâu hơn để có thể kết luận về mối liên quan nhân quả
giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh sỏi mật tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các nghiên cứu
khác về bệnh sỏi mật cần làm thêm xét nghiệm sinh hóa máu (đường máu, lipid máu) để chẩn
đoán xác định các bệnh đi kèm đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh sỏi mật (tiểu
đường, rối loạn lipid máu).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barbara L, Sama C, Morselli Labate A.M et al, 1987, A population study on the prevalence of
gallstone disease: the Sirmione Study, Hepatology Sep-Oct;7(5):913-917.
2. Bartoli E, Capron J.P, 2000, Epidemiology and natural history of cholelithiasis, Rev Prat.
Dec 1; 50(19): 2112-2116.
3. Chapman B.A, Frampton C.M, Wilson I.R et al, 2000, Gallstone prevalence in
Christchurch: risk factors and clinical significance, N Z Med J. Feb 25;113(1104):46-48.
9


4. Chi-Ming Liu, Tao-Hsin Tung, Pesus Chou et al, 2006, Clinical correlation of gallstone
disease in a Chinese population in Taiwan: Experience at Cheng Hsin General Hospital,
World J Gastroenterol February;12(8):1281-1286.
5. Diehl A.K, 1991, Epidemiology and natural history of gallstone disease, Gastroenterol
Clin North Am. Mar;20(1):1-19.
6. Jacqueline C. Brunetti, Cholelithiasis, eMedicine from WebMD, April 26, 2005.
7. Jorgensen T, Kay L, Schultz-Larsen K, 1990, The epidemiology of gallstones in a 70year-old Danish population, Scand J Gastroenterol. Apr;25(4):335-340.
8. Lê Văn Nghĩa, Đỗ Văn Dũng, Văn Tần, Lê Quang Nghĩa và các cộng sự hội phẫu thuật tiêu

hóa, Điều tra xác định số đo hiện mắc sỏi mật tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo khoa học
Đại hội Ngoại khoa Việt Nam lần thứ X, 1999: 155-166.
9. Maj J. Debnath, Maj I. Chakraborty, Col R. Mohan, 2003, Biliary Lithiasis : Prevalence and
Ultrasound Profile in a Service Hospital, MJAFI, vol.59, No.1: 15-17.
10. Nguyễn Đình Hối, Bệnh sỏi đường mật ở Việt Nam, Tạp chí Ngo?i khoa Vi?t Nam số
2/2000, tr. 1-14.
11. Prathnadi P, Miki M, Suprasert S, 1992, Incidence of cholelithiasis in the northern part of
Thailand, J Med Assoc Thai. Aug;75(8):462-470.
12. Safer L, Bdioui F, Braham A et al, 2000, Epidemiology of cholelithiasis in central
Tunisia. Prevalence and associated factors in a nonselected population, Gastroenterol
Clin Biol. Oct;24(10):883-887.
13. Singh V, Trikha B, Nain C et al, 2001, Epidemiology of gallstone disease in Chandigarh: a
community-based study, J Gastroenterol Hepatol. May; 16(5):560-563.
14. Thijs C.T, van Engelshoven J.M, Knipschild P.G, 1989, An echographic study of the
prevalence of gallstone disease in Maastricht and the surrounding area, Ned Tijdschr
Geneeskd. Jan 21;133(3):110-114.
15. William. K, Kachele V, Mason R.A et al, 1998, Gallstone Prevalence in Germany: The
Ulm Gallbladder Stone Study, Digestive Diseases and Sciences, Volume 43, Number 6,
June, p.1285-1291.

10



×