Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

xác định độ tiêu hóa của bột ngô sử dụng làm thức ăn cho cá trắm đen (mylopharyngondon piceus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.42 KB, 40 trang )

LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS.
Trần Thị Nắng Thu, người đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam cùng với các thầy cô trong Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản và các
bác, các cô chú ở Trại cá, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt cho em làm đề tài.
Lời cám ơn chân thành nhất em gửi tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp
BHTS-K55, những người đã động viên tinh thần và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và làm đề tài.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thu Thương
1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
2
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ctv: Cộng tác viên.
CTTA: Công thức thức ăn.
NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản.
ĐVTS: Động vật thuỷ sản.
NCNTTS: Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
3
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) là loài đặc trưng phân bố của


vùng Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân,
2001), cá trắm đen được phát hiện ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước đây
giống như các loài cá truyền thống Mè trắng, Mè hoa, Trắm cỏ (Nico và ctv.
2005). Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon, là loại thức ăn bổ
dưỡng được người tiêu dùng Việt Nam cũng như Trung Quốc ưa chuộng. Ở
Trung Quốc đây là một trong 4 loài cá được nuôi phổ biến nhất, với sản lượng
hàng năm đạt 170.000 tấn (Leng Xiang-Jun, Wang Zun, 2003) và thường được
sử dụng như một loại thuốc quý (Nico et al., 2005). Ở Việt Nam, mô hình nuôi
cá trắm đen phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Bắc Ninh,
Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang (Nguyễn Thị Diệu Phương và ctv, 2009) và
mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao từ 300 – 464 triệu đồng/ha/năm (Kim
Văn Vạn và ctv, 2010).
Gần đây, mô hình nuôi cá trắm đen được áp dụng tại một số tỉnh thuộc
Trung du và miền núi phía Bắc - một trong những vùng khó khăn nhất Việt
Nam. Bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp xóa đói giảm nghèo cũng
như đảm bảo an ninh lương thực trong vùng. Thức ăn được sử dụng nuôi cá trắm
đen là thức ăn công nghiệp có độ đạm từ 28 – 35% (Kim Văn Vạn và ctv, 2010).
Tuy nhiên, một cản trở chính đối với người nuôi trong vùng là giá thành của
nguồn thức ăn này ngày càng tăng cùng với sự tăng giá bột cá - một nguồn
protein chính. Để phát triển rộng rãi mô hình nuôi cá trắm đen, việc nghiên cứu
nguồn thức ăn chi phí thấp, phù hợp với những hộ nuôi trong vùng là rất cần
thiết. Trong khi đó, Trung du và miền núi phía Bắc có một lợi thế là vùng sản
xuất dư thừa các sản phẩm nông nghiệp, như ngô, sắn, đậu tương trong đó ngô
4
được coi là một thế mạnh của vùng. Theo GSO (2012) toàn vùng sản xuất được
khoảng 1.696.200 tấn ngô, đứng đầu cả nước. Sản phẩm này thường được bán
xuống dưới xuôi với giá tương đối rẻ để làm nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi
và thủy sản. Vì vậy nghiên cứu sử dụng bột ngô có nguồn gốc trong vùng làm
nguyên liệu trong thức ăn cho cá trắm đen sẽ là một cách làm giảm giá thành
thức ăn và tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Tuy nhiên, hiện nay chưa

có một nghiên cứu nào xác độ tiêu hóa của bột ngô trong thức ăn cho cá trắm
đen. Nghiên cứu mang tên “Xác định độ tiêu hóa của bột ngô sử dụng làm
thức ăn cho cá trắm đen (Mylopharyngondon piceus)” sẽ giúp giải quyết vấn
đề trên. Nghiên cứu này là một phần trong dự án nhằm giải quyết tính cấp thiết
về thức ăn chi phí thấp ở tỉnh Thái Nguyên, nơi đầu tiên ở Trung du và miền núi
phía Bắc triển khai mô hình “Ứng dụng Khoa học Công nghệ nuôi cá trắm đen
(Mylopharyngodon piceus) thương phẩm trong ao”. Kết quả sẽ làm cơ sở xác
định tỷ lệ phối trộn phù hợp của bột ngô trong thức ăn chi phí thấp cho cá trắm
đen.
5
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÁ TRẮM ĐEN
2.1.1. Hệ thống phân loại
Giới (Regnum) : Animalia
Ngành (Phylum): Chordata
Lớp (Class): Actinopterygii
Bộ (Ordo): Cypriniformes
Họ (Familia): Cyprinidae
Chi (Genus): Mylopharyngodon
Loài (Species): M. piceus, Richardson,1846
Tên chính thức: Mylopharyngodon pineus (Richardson, 1846).
Hình 2.1: Cá trắm đen (Mylopharyngodon pineus)
2.1.2. Gía trị kinh tế, y học của cá trắm đen
Cá Trắm đen là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon, là loại
thức ăn bổ dưỡng được nhân dân Việt Nam cũng như ở Trung Quốc ưa chuộng.
Người Trung Quốc thường sử dụng cá Trắm đen như một loại thuốc quý (Nico
và ctv. 2005).
6
Thành phần thịt cá Trắm đen chứa 19,5% Protein, 5,2% Lipid, nhiều

Canxi, Phospho, sắt, sinh tố B1, B2, PP có chất lượng dinh dưỡng cao hơn cả
nhiều loài cá có giá trị kinh tế như cá Chép (16% Protein, 3,6% Lipid), cá Quả
(18,2% protein, 2,7% Lipid) hay ngay cả trứng gà (10,9 % Protein, 0,5% Lipid),
thịt gà (12,3% Protein)… vì vậy cá Trắm đen là loại thức ăn tốt cho người già,
trẻ em, phụ nữ có thai và người bị bệnh tim mạch (Từ Giấy và Bùi Thị Nhu
Thuận, 1976); Với những giá trị trên, giá thịt cá Trắm đen thịt trên thị trường
bao giờ cũng cao, ở Hà Nội giá cá Trắm đen cỡ 3-4 kg từ 45.000-50.000
VNĐ/kg, cỡ >5 kg giá 60.000- 80.000VNĐ/kg (Nguyễn Thị Diệu Phương và
ctv, 2003).
2.1.3. Phân bố và tình hình nuôi
a. Phân bố:
Trên thế giới, cá trắm đen phân bố ở những lưu vực Thái Bình Dương
thuộc Đông Á từ phía Nam sông Amua tới phía Đông Liên Xô và miền Bắc Việt
Nam nhưng chủ yếu phân bố ở Trung Quốc (Nico và ctv, 2005).
Ở Việt Nam, cá trắm đen phân bố tự nhiên ở các sông lớn như sông Hồng,
sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam. Loài cá này thường thấy ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ, giới hạn thấp nhất về phía Nam của loài cá này là sông Lam thuộc tỉnh
Nghệ An (Nguyễn Văn Hảo và Ngô sỹ Vân, 2001).
b. Tình hình nuôi
Cá trắm đen là loài cá nuôi quan trọng ở Đài Loan, Fuzian, Quảng Đông
và những vùng phía Nam bởi vì loài cá này sinh trưởng không nhanh ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, nuôi cá trắm đen xuất hiện rải rác ở một số tỉnh thuộc Đồng
bằng sông Hồng như Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây,
Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Giang. Hiện nay ở các tỉnh chỉ có tổng số 30 hộ nuôi
cá trắm đen, nhiều nhất ở Ninh Bình, Hưng Yên và Hải Dương (Nguyễn Thị
Diệu Phương, 2009).
7
2.1.4. Đặc điểm hình thái
Cá trắm đen có thân dài, gần tròn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp 2

bên. Mắt bé hơn so với đầu, khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Mõm hơi nhọn, ngắn. Lỗ
mũi hơi lớn, nằm gần mắt hơn so với mõm. Miệng hướng về phía trước hình
móng ngựa. Xương hàm trên và xương hàm dưới bằng nhau. Răng hình cối
nghiền. Rãnh sau môi đứt quãng ở giữa. Màng mang rộng. Lược mang thưa
ngắn.
Vây lưng có khởi điểm ngang bằng với khởi điểm của vây bụng, gần gốc
vây đuôi hơn mút mõm, viền sau bằng hoặc hơi lồi. Các vây đều không có gai
cứng. Vây ngực chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng chưa đạt tới vây hậu môn. Vây
đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ bằng nhau. Hậu môn nằm sát gốc vây hậu môn.
Đường bên nằm giữa thân và giữa cán đuôi. Thân cá có vẩy to, xếp chặt
chẽ. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ, chỉ dài bằng 1/4 chiều dài vây bụng. Bụng
tròn, phủ vẩy. Toàn thân có 37 đốt sống. Bóng hơi hai ngăn.
Thân cá và các vây có màu xám đen, lưng có màu đậm hơn bụng.
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá trắm đen thành thục sau 3 năm tuổi, cá đẻ trứng trôi nổi. Mùa vụ sinh
sản từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm nhưng đẻ rộ nhất vào tháng 6 và tháng 7.
Đến mùa sinh sản, cá trắm đen thường di cư lên vùng trung lưu của các con sông
tìm nơi có nước chảy mạnh đủ điều kiện đẻ trứng.
2.1.6. Đặc điểm môi trường sống
Cá trắm đen là loài sống ở hạ lưu các sông, các đầm hồ ven sông và đồng
ruộng. Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, rất ít lên mặt nước, sống nhiều ở nơi
nước tĩnh và dòng chảy yếu.
Ngưỡng nhiệt độ thích hợp của cá trắm đen từ 0,5-40
0
C, đôi khi thấy cá
sống ở nước lợ. pH từ 6-10 thích hợp nhất từ 7-8,5, chịu được hàm lượng ôxy
2mg/l.
8
2.1.7. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Trắm đen là loài phàm ăn, khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng muỗi,

ấu trùng chuồn chuồn, khi lớn cá chuyển sang ăn động vật đáy như trai, ốc, hến,
tôm, cua và côn trùng (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001; Vũ Trung Tạng
và Nguyễn Đình Mão, 2005). Cá từ 0,5 kg trở lên có thể ăn được ốc lớn (Thái
Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004), 4 tuổi có khả năng tiêu thụ 1-2 kg nhuyễn
thể/ngày, chúng sử dụng răng hầu để nghiền nát vỏ nhuyễn thể, lọc lấy cơ thịt
mềm rồi nhằn ra những mảnh vỏ vụn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu
Phương (2008) để tăng được 1kg trọng lượng cá Trắm đen cần sử dụng từ 15 –
20kg ốc tính cả vỏ. Bên cạnh đó trong điều kiện nuôi ao hồ, cá Trắm đen cũng
ăn được các thức ăn như khô dầu, cám gạo, lúa mạch (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng
Lư, 2004).
2.1.8. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Trắm đen thuộc loại cá có kính thước lớn, chúng lớn nhanh nhất từ
năm thứ 2 đến năm thứ 4, cỡ khai thác trung bình từ 2 tới 5 kg. Những nghiên
cứu quan hệ về tuổi, chiều dài, khối lượng cá Trắm đen ở Việt Nam (tại sông
Hồng năm 1964) và ở Mỹ được tổng hợp ở bảng 1. Như vậy những ghi nhận ở
Việt Nam về cá Trắm đen to và nặng nhất là 40-50 kg, nhưng theo tài liệu của
Mỹ thì cá Trắm đen dài nhất là 2 m, có khối lượng tới 70 kg (Nico và ctv. 2005)
và có tuổi thọ là 15 năm (Crosier và Mollo).
Bảng 2.1. Quan hệ về tuổi, chiều dài, khối lượng cá Trắm đen
Tuổi Chiều dài Khối lượng Nguồn tài liệu
9
(cm) (kg)
1+ 26,5 0,5 Mai Đình Yên (1993) trích trong
Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân
(2001)
2+ 43,6 3
3+ 60,6 5
4+ 71,6 -
5+ 90,9 -
6+ 95 8,5 Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão,

2005
- - 40-50 Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001)
Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão
(2005)
- 200 70 Nico và ctv. 2005
15+ - - Crosier và Mollo (nguồn từ web)
Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện môi trường sống và thức ăn nên cá
Trắm đen nuôi ở ao thường lớn chậm so với cá ở đầm hồ tự nhiên. Cá Trắm đen
thương phẩm cỡ 2,5 kg thường được nuôi từ 2 đến 3 năm (Thái Bá Hồ và Ngô
Trọng Lư, 2004).
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÁ TRẮM ĐEN
2.2.1. Nhu cầu protein và axit amin
* Nhu cầu protein
Nhu cầu protein trong thức ăn của các loại cá nước ngọt thường dao động
trong khoảng từ 25-55%, trung bình khoảng 30%. Nhu cầu protein tối ưu của
một loài cá nhất định phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến thức ăn, giai đoạn phát
triển của cơ thể và nhiều yếu tố bên ngoài khác (Vũ Duy Giảng, 2007).
Hàm lượng protein cần thiết trong giai đoạn cá trắm đen hương là 41%, cá
2 tuổi là 33% và cá trưởng thành là 28% (Yang Guohua và ctv, 1981).
Nhu cầu protein trong thức ăn của cá trắm đen trong giai đoạn cá hương là
40%, giai đoạn cá giống là 35%, giai đoạn cá thịt là 30% (Leng Xiang-Jun và
Wang Zun, 2003).
* Nhu cầu các axit amin thiết yếu
10
Cá trắm đen cũng giống như các loài cá khác, cần 10 loại axit amin thiết
yếu bao gồm: Lysine (Lys), Tryptophane (Trp), Methionine (Met), Isoleucine
(Iso), Leucine (Leu), Arginine (Arg), Histamine (His), Phenylanine (Phe),
Valine (Val), Threonine (Thr), nhu cầu về lượng axit amin trong thức ăn của cá
trắm đen được trình bày trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2.2. Nhu cầu của cá trắm đen với 10 axit amin trong thức ăn

Axit amin thiết yếu Nhu cầu (% thức ăn) Nhu cầu (% protein)
Lysine 2,40 6,00
Tryptophan 2,50 1,00
Methionine 1,10 2,80
Isoleucine 0,80 2,00
Leucine 2,40 6,00
Arginine 2,70 6,80
Valine 1,00 2,50
Phenylalanine 0,80 2,00
Histidine 2,10 5,25
Threonine 1,30 3,25
Protein thô trong thức ăn đều là 40%, hàm lượng casein trong thức ăn là 0,5%,
hàm lượng cytine là 0,32%.
(Nguồn: Lee Dan và ctv, 2006)
2.2.2. Nhu cầu chất béo và axit béo
Khi sử dụng dầu cá mặt ngựa làm nguồn lipid chính trong khẩu phần ăn
của cá trắm đen, nhu cầu lipid của cá có khối lượng từ 44,23-59,69g và 10,25-
13,73g lần lượt 6,2% và 6,7%. Khi hàm lượng chất béo trong thức ăn dưới 3%
hoặc trên 9% thì cá trắm đen gầy, sinh trưởng chậm, tỷ lệ tăng trọng giảm. Nhu
cầu lipid trong thức ăn cá trắm đen một tuổi là 6,03% (Wang Zun và ctv, 1987).
Nhiều nghiên cứu khác cũng được tiến hành và đưa ra kết luận: đối với cá
một tuổi và cá trưởng thành, lượng lipid phù hợp nhất là 6% và 4,5%.
Nhìn chung, nhu cầu axit béo của các loài cá nước ngọt có 4 loại: C
18
H
2n-6
,
C
18
H

3n-3
, C
20
H
5n-3
và C
22
H
6n-3
. Khi thiếu chất béo trong thức ăn (không có các tổ
chức mỡ) hoặc không có đủ các axit béo (có cho thêm 5% axit lauraldehyde), cá
11
có các biểu hiện: mắt lồi ra, vảy dựng đứng, thân màu đen, mang xung huyết và
tỷ lệ chết cao (Wang Zun và ctv, 1986).
2.2.3. Nhu cầu năng lượng
Hiện nay, những nghiên cứu liên quan đến nhu cầu về năng lượng của cá
trắm đen không nhiều.
Nghiên cứu sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 35-40% trên đối tượng cá
trắm đen giống đã xác định tỷ lệ năng lượng đạm C/P = 38,2KJ/g (Dai Xiang-
qing và ctv, 1988).
Sử dụng thức ăn tổng hợp tinh chế biến cho cá trắm đen giống đã tìm ra tỷ lệ
năng lượng đạm phù hợp nhất (DE/P) = 41,034 - 49,560KJ/g (Wang Zun, 1992).
2.2.4. Nhu cầu cacbonhydrat
Các hợp chất cacbonhydrat có thể được phân thành hai loại đường: loại
đường có thể tiêu hóa hay là hợp chất không chứa đạm (NFE) và một loại là
cellulose thô (CF). Đường dễ tiêu hóa trong thức ăn chủ yếu là tinh bột.
Hàm lượng đường trong thức ăn của cá trắm đen giống, cá trắm đen 1
tuổi nuôi qua đông và cá thịt lần lượt là 30%, 35%, 35% (Li Ai-jie, 1996).s
Cá trắm đen không có men phân giải các hợp chất cellulose, nhưng trong
thức ăn vẫn cần 1 lượng thích hợp cellulose (Leng Xiang – Jun và Wang Zun,

2003). Khi hàm lượng cellulose nằm trong khoảng từ 8-16% thì tốc độ sinh
trưởng của cá trắm đen là rất tốt.
2.2.5. Nhu cầu vitamin
Nhu cầu vitamin ở cá cũng như ở động vật khác là không nhiều nhưng với
một lượng nhỏ bổ sung vào thức ăn hỗn hợp là rất cần thiết cho sự phát triển của
vật nuôi (Vũ Duy Giảng, 2007).
Nghiên cứu của Sở nghiên cứu thủy sản Thượng Hải đã chỉ ra rằng khi
hàm lượng vitamin trong thức ăn nếu quá cao (24%) hoặc không bổ sung
vitamin thì tốc độ sinh trưởng của cá trắm đen chậm, hệ số thức ăn cao, hiệu quả
12
sử dụng đạm thấp. Hàm lượng vitamin trong thức ăn của cá trắm đen thấp hơn
8% là thích hợp (Lee Dan và ctv, 2006).
Bảng 2.3. Nhu cầu vitamin của cá trắm đen
Vitamin Nhu cầu (mg/kg thức ăn)
VB1 5
VB2 10
VB6 20
VB12 0,01
VC 50
VE 10
VK 3
Niacin (VB3) 50
Calcium pantothenate (VB5) 20
Folic axit 1
VA 5000
VD 1000
(Nguồn: Lee Dan và ctv, 2006)
2.2.6. Nhu cầu khoáng
Trong tự nhiên, cá trắm đen đã được cung cấp một lượng khoáng nhất
định từ môi trường, đặc biệt là thức ăn trai, ốc. Tuy nhiên, khi nuôi thương phẩm

cá trắm đen phải sử dụng thức ăn công nghiệp nên thiếu hụt đi lượng khoáng tự
nhiên. Do đó, trong thức ăn hỗn hợp cho cá trắm đen phải bổ sung hai loại
khoáng đa lượng quan trọng nhất là canxi và photpho, có thể bổ sung bằng
Ca
3
(PO
4
)
2
. Các loại khoáng khác được bổ sung qua premix khoáng, tuy nhiên
hàm lượng và tỷ lệ các loại khoáng này có thích hợp cho cá trắm đen hay không
thì cần phải xem xét và nghiên cứu.
Bảng 2.4. Thành phần premix khoáng cho thức ăn cá trắm đen
Muối vô cơ
Lee Dan và ctv (2006)
(%)
Leng Xiang-Jun và Wang
Zun (2003) (%)
MgSO4 - 12,50
2H2O.CaHPO4 144,15 75,70
Citric axit - 5,10
(7H2O).ZnSO4 2,20 1,47
13
NaCl - 1,03
MnSO4.7H2O 0,92 1,13
CuSO4.5H2O 0,20 0,13
K2SO4 - 0,106
CoCl2 0,01 0,067
(NH4)6Mo7O24.4H2
O

0,004 0,027
Fe2(SO4)3.7H2O 2,50 2,74
KI 0,016 -
(Nguồn: Lee Dan và ctv, 2006; Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003)
2.3. TÍNH CHẤT NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHO CÁ TRẮM ĐEN
*Bột ngô :
Bột ngô là nguyên liệu truyền thống được sử dụng phổ biến để làm thức ăn
tự chế. Hiện nay bột ngô được sử dụng rất phổ biến trong chế biến thức ăn nuôi
thủy sản.Bột ngô được đưa vào sử dụng trong thí nghiệm là sản phẩm được xay
từ hạt ngô có thành phần protein trong hạt làtừ 8.5 – 10%,protein chính của ngô
làzein.
Tỷ lệ lipid trong hạt từ 4 – 5 %.Trong chất béo của ngô có 50% là axit
linoleic, 31% là axit oleic, 13% là axit panmitic và 3% là Stearic. Gluxit trong
bột ngô khoảng 69%. Ngô nghèo canxi, giàu photpho.
2.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIÊU HÓA CỦA CÁ
2.4.1.Thành phần và tính chất của thức ăn
Thức ăn có nguồn gốc thực vật (đặc biệt là protein) thường có độ tiêu hoá
thấp hơn thức ăn có nguồn gốc động vật, do vách tế bào thực vật dày hơn và thường
kháng lại sự tiêu hoá. Hàm lượng carbohydrate và chất sơ trong thức ăn quá cao so
với nhu cầu của cá sẽ làm giảm khả năng tiêu hoá của các chất dinh dưỡng khác.
Độ tiêu hoá thức ăn cũng tăng cao khi say nhuyễn vì kích thước thức ăn
càng nhỏ men tiêu hoá càng dễ thấm vào từng phân tử thức ăn. Thức ăn được
nấu chín hay qua gia nhiệt cũng tiêu hoá tốt hơn so với thức ăn sống.
14
2.4.2.Giống loài
Đối với mỗi loài cá khác nhau, khả năng tiêu hoá thức ăn cũng khác nhau.
Đối với cá ăn động vật, nhóm men tiêu hoá protein hoạt động mạnh hơn nhóm
cá ăn thực vật. Ngược lại, cá ăn thực vật, nhóm men tiêu hoá carbohydrate hoạt
động mạnh hơn cá ăn động vật. Thêm vào đó, nhóm cá ăn thực vật có cấu trúc

ống tiêu hoá dài hơn nên đủ thời gian cho enzyme tiêu hoá carbohydrate và vi
khuẩn hoạt động, giúp cho sự tiêu hoá và hấp thu carbohydrate tốt hơn.
2.4.3.Giai đoạn phát triển
Trong quá trình phát triển hệ thống men tiêu hoá của tôm cá sẽ dần hoàn
thiện, nhu cầu về dinh dưỡng của các gíai đoạn cũng có sự thay đổi nên có ảnh
hưởng tới sự tiêu hoá thức ăn. Phần lớn các loài tôm cá ở giai đoạn trưởng thành
có khả năng tiêu hoá nguồn thức ăn thực vật tốt hơn giai đoạn nhỏ (Trần Thị
Thanh Hiền, 2009).
2.4.4.Trạng thái sinh lí của cá
Khi cá bị stress do đánh bắt hay nhiễm bệnh có độ tiêu hoá giảm rất
nhiều. Nhịn đói lâu ngày cũng ảnh hưởng đến sự tiết các enzyme tiêu hoá nên
ảnh hưởng tới độ tiêu hoá (Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
2.4.5. Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, DO ,H
2
S… cũng ảnh hưởng tới
độ tiêu hoá của cá. Đặc biệt là nhiệt độ. Hoạt tính của các enzyme tiêu hoá ở cá
thay đổi rất lớn khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Trong khoảng nhiệt độ thích
hợp, khi nhiệt độ tăng thì độ tiêu hoá cũng tăng.
Ngoài ra các chất độc hại có trong môi trường cũng ảnh hưởng lớn đến
khả năng tiêu hóa thức ăn của động vật thủy sản.
2.4.6. Lượng thức ăn và tần số cho ăn
Lượng thức ăn và tần số cho ăn có ảnh hưởng lớn đến độ tiêu hoá thức ăn.
Khi khối lượng thức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hoá thức ăn càng chậm và thức
15
ăn cũng không được sử dụng triệt để vì khi đó men tiêu hoá khó ngấm đều vào
bên trong thức ăn.
Độ tiêu hoá thức ăn tăng khi số lần cho ăn tăng, vì cùng với một lượng
thức ăn trong ngày nếu chia làm nhiều lần, men tiêu hoá sẽ hoạt động tốt hơn,
thức ăn được tiêu hoá và hấp thu một cách triệt để.

2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HÓA CỦA CÁ
2.5.1. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Chất lượng thức ăn có ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng và sự
phát triển của vật nuôi. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng thức ăn chăn nuôi
cần phải phân tích thức ăn trong phòng thí nghiệm để xác định thành phần và
hàm lượng các chất dinh dưỡng. Từ đó có thể phân loại được thức ăn và biết nó
có đạt tiêu chuẩn cơ bản hay không. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho thấy
giá trị hóa học mà không thấy được giá trị sinh học của thức ăn, nên chưa phản
ánh được giá trị thực tế của các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
2.5.2. Phương pháp xác định độ tiêu hóa thức ăn
* Độ tiêu hóa thức ăn của cá
Đối với tiêu chuẩn của Châu Âu độ tiêu hóa là một yếu tố quan trọng để
cho phép thức ăn đó có được lưu hành trên thị trường không. Tuy nhiên trong
tiêu chuẩn thức ăn lưu hành của Việt Nam không áp dụng tiêu chuẩn này.
Rõ ràng là một chất dinh dưỡng nếu không được tiêu hóa, sẽ không được
hấp thu để tiến hành phản ứng dinh dưỡng của cơ thể và bị thải ra hoàn toàn.
Cũng theo quy luật này, thức ăn sau khi động vật thủy sản ăn vào, một phần
được hấp thu trong cơ thể, phần còn lại được thải ra ngoài qua mang và nước
tiểu nhưng không đáng kể và phần lớn thải qua phân.
16
Thức ăn đưa vào cơ thể vật nuôi
Thải qua mang Thải qua phân và nước tiểu
(Lượng không đáng kể)
Hình 2.2. Sơ đồ tiêu hóa thức ăn trên cá Trắm đen
Vì vậy, khi xây dựng một công thức thức ăn cần phải xác định độ tiêu hóa
của đối tượng thí nghiệm đối với từng nguyên liệu làm thức ăn. Tỷ lệ tiêu hóa
của một chất dinh dưỡng nào đó trong thức ăn là tỷ lệ giữa phần tiêu hóa được
của chất dinh dưỡng so với lượng chất dinh dưỡng đó được đưa vào cơ thể vật
nuôi.
Từ đó ta xây dựng công thức tính độ tiêu hóa của cá như sau:

Thức ăn ăn vào – thức ăn thải ra phân
Hệ số tiêu hóa = x 100%
Thức ăn ăn vào
Tuy nhiên, trong nguồn phân thải ra, ngoài lượng thức ăn không tiêu hóa
hoặc hấp thu, còn có những chất thải khác của cơ thể như xác của tế bào biểu
mô ruột bị tróc ra theo phân, vi khuẩn phân giải một phần bột đường, xơ thành
những chất CO
2
, CH
4
,… Xác tế bào biểu bì mô ruột làm tăng lượng protein
trong phân nên tỉ lệ tiêu hóa protein tìm được thường thấp hơn so với thực tế.
17
Còn CO
2
, CH
4
,… thải ra ngoài làm cho tỷ lệ tiêu hóa nhóm glucid tìm được cao
hơn so với thực tế.
* Phương pháp xác định khả năng tiêu hóa
Trong nghiên cứu xác định độ tiêu hóa của động vật, có hai phương pháp
để áp dụng: phương pháp in-vivo (thực hiện trên đối tượng hoặc cơ quan), quá
trình tiêu hóa tự nhiên trong ống tiêu hóa và phương pháp in-vitro (thực hiện
trong ống nghiệm), theo hình thức mô phỏng quá trình tiêu hóa bình thường của
đối tượng. Trong thủy sản người ta thường áp dụng phương pháp in-vivo để đo
độ tiêu hóa.
Động vật thủy sản sống trong nước nên thức ăn thừa và phân đều lẫn ở
trong môi trường nước. Do đó, để tách phần phân và phần thức ăn thừa nhằm
xác định độ tiêu hóa thức ăn của động vật thủy sản thì khi áp dụng phương pháp
in-vivo người ta thường dùng phương pháp đo độ tiêu hóa gián tiếp. Phương

pháp đo độ tiêu hóa gián tiếp là theo hình thức thay thế. Ở đây, mẫu đại diện của
thức ăn và phân động vật thủy sản cần một chất khó tiêu hóa được thêm vào chế
độ ăn uống như oxit crom (Cr
2
0
3
), HROM, HRA, Cs
137
, Cr
51
để đánh dấu. Trong
đó Cr
2
0
3
được sử dụng phổ biến nhất với tỉ lệ trộn vào trong thức ăn là 0,5-1,0%
vì chất đánh dấu (Cr
2
O
3
) có đặc điểm là: (1) có tốc độ di chuyển giống dưỡng
chất, (2) không tiêu hóa được và không tan trong nước, (3) không ảnh hưởng
đến độ tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất khác. Chất đánh dấu không tiêu hóa
và cũng không hấp thụ được nên khi xác định được tỷ lệ nồng độ chất đánh dấu
trong thức ăn và trong phân, ta xác định được tỷ lệ tiêu hóa chất khô và được sử
dụng để tính tỷ lệ tiêu hóa năng lượng và chất dinh dưỡng khác.
Phương pháp này đã được sử dụng để xác định các hệ số tiêu hóa năng
lượng, protein thô, carbohydrate, chất béo, và chất khô đối với một số loài cá
(Windell và ctv, 1978; Cho và ctv, 1982).
18

2.5.3. Phương pháp thí nghiệm nuôi dưỡng đối tượng
Mỗi phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn đều có các ưu điểm
và nhược điểm riêng của nó. Xác định giá trị của thức ăn bằng phương pháp
nuôi dưỡng sẽ khắc phục được phần lớn các nhược điểm nói ở các phương pháp
trên. Cách thức của phương pháp này là dùng thức ăn thí nghiệm cho đối tượng
cần nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đánh giá chất lượng thức ăn thông qua các chỉ
tiêu theo dõi đối tượng như sinh trưởng, hệ số thức ăn (FCR,FCE).
2.6. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘ TIÊU HÓA
Độ tiêu hoá của thức ăn chịu ảnh hưởng bởi phương pháp thu phân.
Phương pháp thu phân trực tiếp thường có độ tiêu hoá thức ăn cao hơn so với
phương pháp thu phân gián tiếp do phương pháp thu phân gián tiếp thường có
một lượng phân thất thoát không thể xác định được và ngược lại phương pháp
thu phân trực tiếp thì thường lẫn thức ăn chưa tiêu hoá hết và dịch cơ thể
(Spyridaskis, 1989).
Bảng 2.5. Độ tiêu hoá thức ăn của cá chẽm khi sử dụng các phương pháp
thu phân khác nhau.
Hệ số tiêu hoá
(ADC)
Phương pháp thu phân
Vuốt bụng
Giải
phẫu
Hút phân Siphon Lọc
Protein (%) 82,5 ± 1,4 84,4 ± 0,8 86,6 ± 0,3 90,6 ± 0,3 94,2 ± 0,1
lipid (%) 94,1 ± 0,8 95,0 ± 0,4 96,3 ± 0,4 97,3 ± 0,2 97,1 ± 0,3
(Nguồn: Spyridaskis, 1989)
Nghiên cứu độ tiêu hóa trên cá tra bằng hai phương pháp thu phân,
phương pháp thu phân lắng thích hợp hơn so với phương pháp mổ vì không phải
mổ quá nhiều cá. Tuy nhiên,số liệu thu được từ phương pháp thu phân lắng cao
hơn so với phương pháp mổ (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009).

19
Bảng 2.6. Độ tiêu hoá thức ăn của cá tra khi sử dụng các phương pháp thu
phân khác nhau.
Phương pháp
thu phân
Thức ăn ADC (%)
ADC Protein
(%)
ADC năng
lượng (%)
Mổ
Thức ăn 80,2 ± 0,6
a
84,6 ± 0,7
a
86,7 ± 0,4
a
Bột cá 85,5 ± 2,5
a
82,2 ± 2,4
a
93,6 ± 1,5
a
Bột đậu nành 74,2 ± 11
a
72,8 ± 7,7
a
82,7 ± 7,2
a
Lắng

Thức ăn 89,2 ± 0,9
b
94,8 ± 1,1
b
92,8 ± 0,6
b
Bột cá 87,7 ± 1,8
a
96,12 ± 1,6
b
93,6 ± 1,1
a
Bột đậu nành 81,9 ± 3,7
a
94,4 ± 3,9
b
88,0 ± 2,4
a
(Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009)
Nghiên cứu phương pháp thu phân trong hệ thống nuôi đối với một số loài
thủy sản. Đối với các loài thải phân dạng sợi như là cá rô phi, tôm sú thì áp
dụng bằng phương pháp thu phân siphon hoặc dùng vợt để vớt phân. Các loài cá
khác có thể áp dụng hai phương pháp thu là thu phân tự lắng và thu phân liên tục
(Guillaume và ctv, 2001). Trên thế giới, độ tiêu hoá nguyên liệu chủ yếu được
nghiên cứu trên cá hồi, cá nheo Mỹ và cá rô phi.
Bảng 2.7. Độ tiêu hoá của một số nguyên liệu trên cá nheo Mỹ
Nguyên liệu Protein
(%)
Lipid
(%)

Carbohydrate
(%)
Năng lượng
(Cal/g)
Bột cá 88 - - 3.900
Bánh dầu đậu nành 93 - 54 -
Bánh dầu bông vải 80 87 17
Bột thịt xương 75 77 - 3.470
Bột gia cầm 74 68 - 3.410
Cám gạo 76 - - -
Bột bắp 60 76 62 1.100
Tấm mì 72 90 - 2.550
(Nguồn: Halver và Hardy, 2002)
Ở Việt Nam, cá tra được nuôi công nghiệp phổ biến ở miền Nam, nên nhu
cầu hiểu biết về các nguyên liệu thường được dùng trong sản xuất thức ăn công
nghiệp ngày càng cao. Thí nghiệm đo độ tiêu hóa một số nguyên liệu trên cá tra
được thể hiện qua bảng 2.8 (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009).
20
Bảng 2.8. Độ tiêu hoá ADC (%) của một số nguyên liệu trên cá tra
Nguyên liệu Vật chất khô Protein Năng lượng
Bột cá 87,7 96,1 93,9
Bánh đậu nành 81,9 94,4 88
Cá tạp 89,1 94,5 96,4
Bột huyết 71,3 77,6 75,0
Bột thịt xương 74,1 74,4 70,9
Cám lau ướt 81,5 67,6 84,2
Cám sấy 62,9 70,4 65,6
Khoai mì 83,2 35,8 84,4
Tấm 90,7 65,1 87,1
(Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009)

Ở miền Bắc Việt Nam các loài cá nước ngọt cũng đang được nuôi và phát
triển quy mô rộng rãi nên nhu cầu hiểu biết về các nguyên liệu thường được
dùng trong sản xuất thức ăn công nghiệp ngày càng cao. Thí nghiệm đo độ tiêu
hóa một số nguyên liệu trên cá Trắm cỏ được thể hiện qua bảng 2.9 ( Nguyễn
Thị Thu Trang và ctv, 2010).
Bảng 2.9. Độ tiêu hoá (%) của cá trắm cỏ đối với các nguyên liệu
thử nghiệm
Nguyên liệu Vật chất khô Protein Khoáng
Bột ngô 88,96 ± 0,15
b
84,9 ± 0,12
b
92,66 ± 0,58
b
Bột sắn 81,89 ± 12,23
b
77,15 ± 10,22
a
14,33 ± 95,58
a
Cám gạo 80,33 ± 0,29
a
87,94 ± 0,17
b
97,4 ± 0,78
b
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Trang và ctv, 2010)
21
Phần III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) cỡ 70g/con.
3.2.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: thí nghiệm được tiến hành từ ngày 01/02/2014 đến
ngày 01/07/2014.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Trại cá, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy
sản, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Cá thí nghiệm
- Cá trắm đen có khối lượng xấp xỉ 70g/con, có nguồn gốc từ Viện Nghiên
cứu nuôi trồng Thủy sản I, Bắc Ninh và được nuôi thích nghi trong 1 tháng
trước khi bắt đầu thí nghiệm.
3.3.2. Hệ thống nuôi thí nghiệm
- Cá được bố trí thí nghiệm trong 06 bể compozit (500L) có lắp đặt hệ
thống sục khí, với mật độ 10con/bể. Nguồn nước được chảy liên tục vào bể qua
hệ thống lọc tuần hoàn. Bề mặt bể có các tấm lưới che phủ, tránh hiện tượng cá
nhảy ra ngoài.
22
Hệ thống bể thí nghiệm Ống thu phân
3.3.3. Thức ăn đo độ tiêu hóa
Thức ăn thí nghiệm bao gồm thức ăn đối chứng (không chứa bột ngô),
thức ăn bột ngô (gồm 70% thức ăn đối chứng và 30% bột ngô). Các công thức
thí nghiệm có chứa 1% oxit crôm (Cr
2
O
3
) làm chất đánh dấu. Thành phần
nguyên liệu của các thức ăn trong thí nghiệm xác định độ tiêu hóa được trình
bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần nguyên liệu (%) phối chế trong thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu Thức ăn đối chứng Thức ăn bột ngô
Bột cá 42,0 29,4
Dầu cá 10,0 7,0
Bột đỗ tương 28,0 19,6
Gluten mỳ 10,0 7,0
Bột sắn 5,0 3,5
Khoáng và vitamin 4,0 2,8
Bột ngô - 30,0
Cr
2
O
3
1,0 1,0
Tổng 100
100
Thức ăn sau khi sản xuất được phơi qua nắng một ngày sau đó được bảo
quản trong tủ đông (ở nhiệt độ 0
0
C) trong suốt quá trình thí nghiệm. Việc bảo
23
quản trong tủ lạnh nhằm tránh biến đổi chất lượng thức ăn và đảm bảo chất
lượng thức ăn đồng đều trong suốt quá trình.
3.3.4. Bố trí thí nghiệm
Cá trắm đen được nuôi trong các composit có lắp hệ thống thu phân cá
theo phương pháp lắng, với mật độ 10 con/bể. Cho ăn bằng các thức ăn đối
chứng và thức ăn thí nghiệm trong khoảng thời gian 1 tháng, mỗi công thức lặp
lại 3 lần, phân cá được thu hồi hàng ngày và bảo quản lạnh đông ở -20°C cho
đến khi mang đi phân tích và tính độ tiêu hóa.
3.3.5. Cách cho ăn và chăm sóc

Cá thí nghiệm được cho ăn mỗi ngày 1 lần vào lúc 9h sáng, cho cá ăn từ
từ đến khi cá dừng không bắt mồi nữa. Trước khi cho cá ăn, tắt nước, tắt sục khí,
tránh gây tiếng động mạnh, lắp ống tràn (tránh thức ăn bị trôi xuống), rồi tiến
hành cho cá ăn. Sau 1giờ cho ăn, xi phông toàn bộ đáy bể để loại bỏ thức ăn dư
thừa. Trong vòng 14 ngày đầu cho cá ăn với mục đích để cá làm quen với thức
ăn, đến ngày thứ 15 bắt đầu tiến hành thu phân.
Định kỳ tắm nước muối cho cá (20 ngày/ lần) với nồng độ 3 – 5% trong
10 – 15 phút.
3.3.6. Phương pháp thu phân
Phân cá được thu mỗi ngày 1 lần vào lúc 8h sáng trước khi cho cá ăn.
Tiến hành thu phân trong 02 tháng, phân thu được hàng ngày được bảo quản
đông lạnh cho đến khi mang đi phân tích các chỉ tiêu để xác định tỷ lệ tiêu hóa
của bột ngô. Thức ăn thí nghiệm, mẫu phân cá chép được đem đi phân tích
Cr
2
O
3
, protein, vật chất khô, lipid, khoáng để xác định tỷ lệ tiêu hóa của nguyên
liệu.
3.3.7. Phân tích các chỉ tiêu hóa học và các chỉ số tính toán độ tiêu hóa.
Thức ăn thí nghiệm và phân cá được đưa đi phân tích các chỉ tiêu hóa học
gồm vật chất khô, protein, lipid, khoáng tổng số và xác định hàm lượng Cr
2
O
3
để
từ đó tính được độ tiêu hóa của nguyên liệu và thức ăn.
24
* Phân tích các chỉ tiêu hóa học
- Phân tích oxit crom bằng phương pháp so màu

Mẫu cần phân tích được cân và đưa vào các bình định mức 10ml.
Trọng lượng mẫu là:
+ 150 mg đối với thức ăn chứa 1% Cr
2
O
3
.
+ 100 mg đối với mẫu phân cá trong thí nghiệm đo độ tiêu hoá.
Với mỗi lần phân tích ta phải chuẩn bị một đường thẳng chuẩn. Đường
thẳng được thiết lập dựa trên số đo từ các mẫu Cr
2
O
3
nguyên chất. Cân Cr
2
O
3
nguyên chất để chuẩn bị các dung dịch đo có chứa Cr
2
O
3
nồng độ từ 1 – 5%.
Một mẫu trắng được chuẩn bị bằng cách cho tất cả các hoá chất giống như cho
vào các mẫu thông thường rồi đem đo màu, trong mẫu trắng có Cr
2
O
3
.
Thêm vào các bình định mức chứa mẫu đã cân chính xác khối lượng: 5ml
HNO

3
đậm đặc 70% lắc thật nhẹ sao cho không bị dính nhiều mẫu lên cổ bình,
rồi đun trên bếp cát trong vòng 1h (lưu ý đun âm ỉ không cho dung dịch và mẫu
trào lên cổ bình). Quan sát sao cho dung dịch bay hơi chỉ còn khoảng 1ml thì
dừng lại.
Làm nguội dung dịch đến nhiệt độ thường, thêm 3ml axit perclohydric
70% (HCLO
4
).
Tiếp tục đặt mẫu lên bếp cát đun nhẹ cho đến khi toàn bộ các mẫu chuyển
từ màu xanh sang màu đỏ vàng bền với nhiệt thì dừng lại.
Làm nguội dung dịch và pha loãng bằng nước cất đến 100ml trong các
bình định mức 100ml.
Đo màu các dung dịch đã chuẩn bị trên máy so màu để xác định mức độ
hấp thu các dung dịch trên.
Phân tích thành phần các nguyên liệu, thức ăn viên, nồng độ crom trong
thức ăn và phân bằng các phương pháp đã được chuẩn hoá. Các chỉ tiêu được
phân tích theo các phương pháp sau:
25

×