Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp tới sinh trưởng cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) nuôi thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 60 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta phát triển
rất nhanh và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tổng diện tích nuôi
trồng thuỷ sản năm 2000 là 641900 ha, đến năm 2005 đã tăng lên đạt 952600 ha,
cho đến năm 2008 diện tích này đã tăng lên 1052600 ha. Trong đó diện tích
dành cho nuôi nước ngọt là 338800 ha chiếm 32.2% (Tổng cục thống kê, 2010),
bên cạnh mở rộng về diện tích thì các đối tượng nuôi cũng ngày càng phong
phú. Với nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày một đông nhu cầu về
thực phẩm ngày một nhiều, trong khi đó đất nông nghiệp ngày một thu hẹp và
bệnh của gia súc, gia cầm diễn ra ngày một nhiều và phức tạp. Chính vì vậy sản
phẩm thuỷ sản chiếm một phần không nhỏ trên thị trường. Để đáp ứng một phần
cho thị trường thì loài cá rô phi được nuôi rộng rãi tại nước ta, để tăng năng xuất
cho người nuôi, người ta đã thành công trong việc chuyển đổi giới tính cá rô phi.
Cá rô phi có chất lượng thịt thơm ngon, giá trành phù hợp với người dân, có tốc
độ sinh trưởng nhanh, được thị trường ưa chuộng. Nước ta có nhiều loài rô phi
được nuôi song loài rô phi vằn (Oreochromis niloticus) là đối tượng nuôi rất phổ
biến. Hiện nay cá rô phi nuôi công nghiệp được nuôi rất rộng rãi. Tuy nhiên, giá
các loại cám công nghiệp ngày càng cao. Sự chênh lệch giá các loại cám có cùng
một hàm lượng protein của một số công ty khác nhau là chênh lệch khá nhiều.
Giá cá thương phẩm bán ra thị trường lại rẻ, khiến người nuôi không có lãi. Bên
cạnh đó các công ty cám cạnh tranh bằng phương thức tiếp thị nhiều, khiến
người nuôi dao động trong việc lựa chọn loại cám nào để đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Nhằm tìm ra loại cám thích hợp cho nuôi cá rô phi cần thiết thực hiện đề
tài: “Ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp tới sinh trưởng cá rô
phi vằn (Oreochromis niloticus) nuôi thương phẩm.”
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
1.2. Mục đích nghiên cứu


- Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Chọn ra được hàm lượng protein thích hợp cho nuôi thương phẩm cá rô phi.
- Tìm ra loại thức ăn công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho người
nuôi.
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại cá Rô phi đơn tính dòng GIFT
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược
Perciformes, lá loài cá ưa nhiệt có nguồn gốc Châu Phi. Dựa vào những đặc
điểm hình thái và tập tính sinh sản của chúng mà Trewavas (1983) đã chia các
loại cá rô phi có giá trị kinh tế hiện nay là 3 giống chính là Tilapia,
Sarotherodon và Oreochromis. Trong giống Oreochromis, loài O.niloticus được
nuôi phổ biến nhất trong nuôi trồng thủy sản và phân bố rộng rãi ở nhiều nơi
trên thế giới. Cá rô phi O.niloticus có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện môi
trường, dễ sinh sản, tốc đọ sinh trưởng nhanh (Guerrero,1982; Balarin, 1982;
Pulin và Mc-Connel,1982).
Cá rô phi được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong vài chục năm trở lại đây, chúng mới thực sự là
loài nuôi công nghiệp với sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao.
Cá rô phi vằn có tên khoa học là Oreochromis niloticus, là loài cá có thịt
ngon, giá trị thương phẩm cao, nhanh lớn và dễ nuôi ở các mô hình nuôi khác
nhau. Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy nuôi đơn cá rô phi hay
nuôi ghép với các loài cá khác, cá sinh trưởng nhanh. Cá rô phi có thể chống
chịu tốt với các môi trường sống khác nhau và cho hiệu quả kinh tế cao.
2.1.2. Phân loại
- Dựa vào đặc điểm sinh sản người ta chia cá rô phi làm 3 giống
+ Tilapia (cá đẻ cần giá thể).

+ Sarotherodon (cá bố ấp trứng trong miệng).
+ Oreochromis (cá mẹ ấp trứng trong miệng).
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
- Hiện nay có 3 loài chính phổ biến tại Việt Nam là:
+ Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus, được nhập vào Việt Nam
năm 1953 qua người Thái Lan.
+ Cá rô phi vằn (Rô phi Đài Loan O.niloticus) được nhập vào Việt Nam
năm1974 từ Đài Loan.
+ Cá rô phi đỏ (Ped Tilapia) có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm
1985 từ Malaiyia.
Dòng GIFT là cá rô phi O.niloticus chọn giống của dự án “Nâng
cao chất lượng di truyền cá rô phi nuôi” gọi tắt là GIFT thuộc trung tâm Quốc tế
nguồn lợi thuỷ sản (ICCLARM), Philippin.
Theo Smith (1949), cá rô phi dòng GIFT thuộc:
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ: Percoidae
Họ: Cichlidae
Họ phụ: Tilapia
Loài: Oreochromis niloticus
Hình 1: Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
2.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Loài cá rô phi vằn: Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn, miệng
rộng hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai
hàm dài bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa
trước và phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi.

Khởi điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng.
Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa tới lỗ hậu môn.
Toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần bụng có màu
trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7-9 vạch chạy từ phía lưng xuống
bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất rõ. Cá rô
phi vằn là loài có kích cỡ thương phẩm lớn, cá lớn nhanh và đẻ thưa hơn cá rô
phi đen. Ðây là loài được nuôi phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt Nam hiện
nay.
2.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng
Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, sinh sản và các chức năng sinh lý của cá
thì cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipit, năng lượng,
vitamin và khoáng. Nhu cầu này thay đổi tùy từng loài cá và các giai đoạn phát
triển của nó.
Các loài cá rô phi khác nhau có nhu cầu protein khác nhau, biến động từ
23-55% và ngay trong cùng một loài nhu cầu đó cũng khác nhau tùy theo từng
giai đoạn và các điều kiện môi trường khác nhau (Bảng 1)
Theo Jauncey và Ross (1982), khẩu phần tối ưu cho cá rô phi bột là 50%
protein, cỡ cá 0,5-10g là 40% protein, cỡ 10-30g là 30-35% protein còn với cá
>35g khẩu phần tối ưu khoảng 25% protein như vậy cá có kích thước nhỏ có
nhu cầu protein cao hơn cá lớn. De Silva (1988) nhu cầu protein thô cho sự sinh
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
5
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
trưởng tối ưu của cá rô phi là 28-30% và có thể giảm xuống còn 20-25% trong
ao giàu thức ăn tự nhiên. Nhưng theo Wee và Tuan (1988), Luquet (1991) mức
tối ưu cho sinh trưởng của cá hương và cá giống khoảng 27-35% và 35% protein
thô đồng thời mức này cũng tối ưu cho đẻ trứng của cá rô phi bố mẹ trong các
bể thí nghiệm. Theo Uchida và King (1962) chế độ ăn 35-40% protein là tối ưu
cho cá hương O.mossambicus. Viola và Zohar (1984) cho rằng ở điều kiện ao
nuôi, cá rô phi lai giữa O.niloticus và O.aureus ăn khẩu phần 30% protein phát

triển tốt còn nuôi ở trong lồng mùa hè là 25% protein. Những nghiên cứu của
Macintosh (1985) cho thấy cá rô phi O.niloticus sinh snr tốt khi cho ăn thức ăn
viên của cá hồi có hàm lượng protein là 43-46%. Có thể thấy được nhu cầu dinh
dưỡng của một số loài cá rô phi ở Bảng 1.
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
6
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá rô phi
Loài cá Cỡ cá (g)
Nhu cầu
protein
(%)
Tác giả
O.niloticus
0-5
30
Appler & Jauncey (1983); Appler
(1985); De Silva (1985); We (1986)
35
Santiago và ctv. (1982); Teshima và
ctv. (1985)
38-47 Taco, Jauncey và ctv. (1983)
2-10 40 Satia, 1974
Con lai
O.niloticus
với
O.aureus
2,9-8,4 24
Shiau and Huang (1989)
21-53 28

Twibell ang brown (1998)
O.mossambi
cus
0.5 - 1 40 Jauncey (1982)
1,8 - 10,3 40 Jauncey (1982)
3-4 29-38 Cruz, Laudencia và ctv. (1977)
12-70 30 Jackson, Capper, Matty (1982)
O.aureus
0,3-0,5 36 Davis, Stickney (1978)
0,4-9,7 36 Davis, Stickney (1978)
2,5-7,5 34 Winfree, Stickney (1981)
(nguồn: Luquet, 1991; Li và ctv, 2000)
Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ
dinh dưỡng của cá rô phi. Do cá rô phi có thói quen ăn đa dạng nên yêu cầu về
chế độ ăn của chúng cũng rất linh hoạt.
Bột cá vẫn là nguồn protein động vật chủ yếu trong thức ăn của cá rô phi,
ngoài ra có thể lựa chọn các loại khác như thịt gia cầm, bột tôm, nhuyễn thể
Những protein thực vật được sử dụng nhiều nhất trong thức ăn cho cá rô phi là
đỗ tương, lạc, hạt bông, hạt hướng dương, hạt cải dầu.
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
7
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Tuy nhiên, những protein động vật và thực vật trên chỉ có thể thay thế một
phần bột cá trong thức ăn của cá rô phi. Ðiều này có thể do sự thiếu cân bằng
của các chất dinh dưỡng thiết yếu như các axit amin và các khoáng chất, do sự
hiện diện của các nhân tố phi dinh dưỡng làm giảm tính hấp dẫn của thức ăn,
giảm tính ổn định của thức ăn trong nước và độ tiêu hoá thức ăn kém. Ðối với
chế độ ăn không có bột cá, để đạt được mức tăng trưởng so với chế độ ăn tiêu
chuẩn, phải bổ sung thêm 3% dicanxi phosphat và 2% lipit.
Để cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cá rô phi phát triển thì cần cung

cấp một hàm lượng các chất và chế độ ăn như bảng 2.
Bảng 2: Một số yêu cầu dinh dưỡng của cá rô phi
Protein % của chế độ ăn
Kích cỡ cá: 1-10g ,
10-100g, >100g
35, 30, 23
Lipit (%) 6% như dầu cá tuyết, dầu đậu nành, dầu rau và dầu cọ
Protein: tỷ lệ năng
lượng
103mg/Kcal
Axit béo thiết yếu
1,0% (18:2n-6 hoặc 20:4n-6) trong cá Tilapia.zilli 0,5%
(18:2n-6) trong Oreochromis.niloticus
Cacbon hyđrat 50% đối với cá rô phi lai
(Tạp chí thủy sản Đông Nam Á 1,2/2003)
TTKHCN TS - 8/2003
Dinh dưỡng cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường
nuôi. Cá rô phi là loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo, một
phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. Ở giai đoạn cá con từ cá bột lên cá
hương, thức ăn chủ yếu là động vật phù du (ÐVPD) và một ít thực vật phù du
(TVPD). Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là mùn bã
hữu cơ và TVPD. Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo lam, tảo lục mà
một số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá. Ngoài ra cá rô phi còn ăn được
thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các loại phụ phẩm nông nghiệp khác.
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
8
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám
gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá và các phụ phẩm nông nghiệp
khác. Trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (25-

35% Protein).
Cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần
tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5- 2%), P (1- 1,5%), K, Na chỉ có một điều khác là
thức ăn của cá rô phi yêu cầu về hàm lượng đạm thấp hơn. Ðiều này rất có ý
nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô phi.
Cá rô phi là loài dễ tính trong chọn lựa thức ăn nên ta có thể nuôi cá rô
phi tương đối dễ. Việc chế biến thức ăn cho cá cũng thuận lợi vì nguồn nguyên
liệu rất sẵn có và cá có thể ăn ngay thức ăn tự chế.
Trong nuôi cá rô phi sử dụng thức ăn công nghiệp, tùy từng giai đoạn phát
triển của cá mà cho ăn các loại cám có hàm lượng protein khác nhau. Giai đoạn
nhỏ cá ăn thực vật phù du và động vật phù du. Giai đoạn từ cá hương lên cá
giống có thể cho cá ăn thức ăn công nghiệp với hàm lượng protein là 35%, khẩu
phần ăn với 10% trọng lượng cá/ngày. Hàm lượng protein giảm dần khi cá càng
lớn và khẩu phần ăn cũng giảm theo tháng nuôi còn 7%, 5%,3%. Không nên cho
cá ăn thức ăn có hàm lượng protein dưới 25% làm cá thiếu chất, cá bị gầy và dễ
mắc bệnh.
Tuy nhiên, số lần cho ăn và môi trường cũng ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng của cá rô phi. Ðể đảm bảo đủ lượng thức ăn, có thể cho cá rô phi chưa
trưởng thành (vài tuần tuổi) ăn với tỷ lệ cao bằng 3 - 4% trọng lượng cơ thể
trong một ngày. Cá có trọng lượng 250-400g thì lượng thức ăn hàng ngày tốt
nhất là bằng 1,5% trọng lượng cơ thể. Ðối với những loài nuôi trong nước biển
thì hằng ngày nên cho ăn lượng thức ăn ít hơn 2% trọng lượng cơ thể (Nguyễn
thị Diệu Phương, 2001).
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
9
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Số liệu thu được từ những cuộc thử nghiệm về tần suất cho cá rô phi ăn
vẫn còn khá mơ hồ. Tung Shiau (1991) chỉ ra rằng cho cá rô phi lai ăn 6
lần/ngày thì cân nặng của chúng tăng nhanh hơn so với cho ăn 2 lần/ngày.
Dưới đây là bảng về thành phần các chất cần thiết trong thức ăn của cá rô phi.

Bảng 3: Giới hạn các thành phần trong thức ăn có giá thành ít nhất cho cá
rô phi ở các giai đoạn
Thành phần % giới hạn
Khởi
điểm
Bắt
đầu
Tăng
trưởng
Kết
thúc
Protein thô Tối thiểu (Min) 40 30 25 20
Chất béo thô Tối thiểu 4 4 4 4
Sơ thô Tối đa (Max) 4 4 4 8
Canxi Tối đa 2,5 2,5 2,5 2,5
Tinh bột Tối thiểu 25 25 25 25
Năng lượng tiêu hoá
(Kcal/kg)
Tối thiểu 2800 2800 2800 2800
Vitamin và khoáng
chất
Cố định 2 2 2 2
Bột cá (tối thiểu
60% protein)
Tối thiểu 15 12 10 8
Cám gạo Không hạn chế
Cám lúa mỳ Không hạn chế
Hạt cải dầu/hạt bông Tối đa - 10 12 20
Ngô/bột sắn/bột lúa
miến

Tối thiểu 10 10 10 10
(Tạp chí thủy sản Đông Nam Á 1,2/2003)
TTKHCN TS - 8/2003
2.1.5. Sinh trưởng
Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi mang đặc thù riêng đối với loài, các loài
cá khác nhau thì sự sinh trưởng và phát triển là khác nhau. Loài Oreochromis
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
10
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, sau đó đến O.galilacus và O.aureus
(lowe, 1988).
Ngay trong cùng một loài cá, các dòng khác nhau cũng có sự khác nhau
về tốc độ tăng trưởng. Nguyễn Công Dân và ctv. (1996) đã tiến hành nuôi và so
sánh tốc độ tăng trưởng của 3 dòng cá rô phi O.niloticus, theo đó thì tốc độ tăng
trưởng của cá O.niloticus dòng GIET chậm hơn so với dòng Việt nhưng lại
nhanh hơn so với dòng Thái. Bên cạnh ảnh hưởng của yếu tố di truyền, giới tính
(cá dực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá cái, dặc biệt trong thời kì sinh sản)
tốc độ tăng trưởng của cá còn chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố như : chất
lượng thức ăn, chế độ chăm sóc, mật độ nuôi,…và các yếu tố môi trường như
hàm lượng ôxy, nhiệt độ, độ sâu của ao nuôi (Behrend, 1990).
2.1.6. Đặc điểm về sinh sản
2.1.6.1. Thành thục sinh dục
Tùy thuộc vào tuổi, kích cỡ cá và điều kiện môi trường sống mà
cá rô phi thành thục sớm hay muộn. Các loài rô phi khác nhau thi
tuổi thành thục là khác nhau: cá rophi O. Mossambicus thường
thành thục ở kích cỡ nhỏ hơn so với loài O.niloticus. Trong điều
kiên ao nghèo dinh dưỡng cá thành thục ở kích cỡ nhỏ hơn so với
ao giàu dinh dưỡng (Low-McConell, 1982).
2.1.6.2. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi
Trung bình một cá rô phi cái có thể đẻ 6 đợt mỗi năm, mỗi đợt từ

vài trăm tới vài nghìn trứng (Macintosh and Little, 1995). Nếu
trong điều kiện đủ dinh dưỡng, nhịp độ sinh sản của
O.mossambicus có thể là 30-60 ngày/lần. Trong giai đoạn sinh sản
cá tiêu tốn nhiều năng lượng cho sự phát triển sinh dục và đặc
biệt trong suốt thời gian ấp trứng, cá cái không ăn (Macintosh and
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
11
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Little, 1995) điều này làm tốc độ tăng trưởng của chúng giảm
nhiều hoặc ngừng hẳn.
Hầu hết các loài cá rô phi trong giống Orechromis đều tham gia sinh sản
nhiều lần trong 1 năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp cá rô phi đẻ quanh năm
(10-11 lứa ở các tỉnh phía Nam; 5-7 lứa ở các tỉnh phía Bắc). Quan sát buồng
trứng cá rô phi cho thấy: trong buồng trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng,
từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng rụng để đẻ. Vì vậy trong tự nhiên ở các
ao nuôi cá rô phi chúng ta gặp rất nhiều cá con ở các cỡ khác nhau (trừ ao nuôi
cá rô phi đơn tính).
2.1.6.3. Tập tính sinh sản
Ðến thời kỳ thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp
của cá rô phi rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây
ngực, vây lưng và vây đuôi, khi đó ở con cái có màu hơi vàng. Ngoài ra con cái
xoang miệng hơi chễ xuống. Để có thể phân biệt dõ cá đực và cá cái chúng ta có
thể phân biệt qua đặc điểm bên ngoài như bảng 4.
Bảng 4: Phân biệt cá rô phi đực và cá cái
Ðặc điểm
phân biệt
Cá đực Cá cái
Ðầu To và nhô cao
Nhỏ, hàm dưới trễ do ngậm
trứng và con

Màu sắc
Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ
có màu hồng hặc hơi đỏ.
Màu nhạt hơn
Lỗ niệu và
lỗ sinh dục
2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục và lỗ
hậu môn.
3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ
hậu môn
Hình dạng
lỗ huyệt
Ðầu thoát lỗ niệu sinh dục
dạng lồi, hình nón dài và
nhọn.
Dạng tròn, hơi lồi và không
nhọn như ở cá đực
Trước khi đẻ cá đực đào tổ xung quanh bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ
sâu mực nước 50-60 cm. Hố hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30 - 40 cm, sâu
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
12
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
7-10 cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh, sau khi thụ tinh cá cái
nhặt hết trứng vào miệng để ấp.
- Ở nhiệt độ 28
0
C thời gian ấp khoảng 4 ngày
- Ở nhiệt độ 30
0
C thời gian ấp khoảng 2-3 ngày

- Ở nhiệt độ 20
0
C thời gian ấp khoảng 6 ngày
Cá sau khi nở lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trong
miệng từ 4- 6 ngày, cá mẹ nhả con và vần tiếp tục bảo vệ ở phía dưới trong 1-2
ngày đầu. Cá bột khi còn nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan
sát được vào lúc sáng sớm.
2.1.7. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của
cá rô phi
2.1.7.1. Ngưỡng nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản. Cá
là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể cá biến đổi theo nhiệt độ môi trường
nước. Khi nhiệt độ nước thay đổi thì thân nhiệt của cá cũng thay đổi theo (Boyd,
1990). Nguồn cung cấp nhiệt độ cho thủy vực chủ yếu là từ năng lượng bức xạ
mặt trời, do vậy sự biến động của nhiệt độ nước cũng tuân theo quy luật ngày
đêm và theo mùa. Thường thì nhiệt độ của thủy vực ban ngày cao hơn ban đêm,
mùa hè cao nhất và thấp nhất vào mùa đông. Nhờ đặc tính giữ nhiệt tốt nên sự
biến động của nhiệt độ nước bao giờ cũng ít hơn nhiệt độ không khí trong cùng
một điều kiện. Các loài cá nhiệt đới nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng phát
triển nằm trong khoảng 25 - 30
0
C (Nguyễn Đức Hội, 1999).
Cá rô phi là loài cá nhiệt đới có thể chịu đựng nhiệt độ cao tốt hơn nhiệt
độ thấp (Stickney, 1986); giới hạn gây chết thấp là 11
0
C và cao là 42
0
C; nhiệt độ
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
13

Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
thích hợp cho cá rô phi phát triển là 20-35
0
C và tối ưu là 28-30
0
C (Balarin và
Haller, 1982). Ở nhiệt độ thấp (dưới 10
0
C) khả năng kháng bệnh kém và gây
chết ngay trong một vài ngày (Lowell, 1989) khi nhiệt độ thấp hơn 13
0
C cá hoàn
toàn ngừng ăn (Chenvinski, 1982) và 24
0
C cá tiêu hóa thức ăn chứa hàm lượng
protein cao tốt hơn ở 21
0
C.
Ngưỡng nhiệt độ của cá rô phi thay đổi tùy thuộc vào giống loài. Theo
Behrends và ctv. (1990) O.aureus chịu lạnh tốt nhất, tiếp đến là O.niloticus và
cuối cùng là O.hornorum (trính từ Ngô Thị Thúy Hường, 1996). Theo Phạm
Anh Tuấn (2000) đối với cá rô phi nuôi thương phẩm, khi nhiệt độ hạ thấp
xuống dưới 25
0
C sinh trưởng của cá rô phi chậm lại.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới sự phát riển của trứng cá và cá con sau khi
nở, biên độ thích hợp cho sự phát triển của phôi cá rô phi là 28
o
C – 30
o

C. Thời
gian ấp trứng thay đổi tuỳ thuộc vào nhiệt độ của nước. Ở nhiệt độ nước 20
o
C
thời gian ấp nở là 6 ngày, và thời gian giảm xuống khi nhiệt độ là 28
o
C
(Wataebe và ctv. 1984; Rna 1990).
2.1.7.2. Ngưỡng Oxy hoà tan
Hàm lượng DO trong nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng tới sinh trưởng phát triển của các loài cá nói chung và cá rô phi nói riêng.
Nguồn cung cấp DO chính trong thủy vực là từ khí quyển, quá trình quang hợp
của thực vật thủy sinh. DO trong ao mất đi do quá trình hô hấp hiếu khí trong
thủy vực, do sự khuếch tán ra khí quyển, và do hô hấp của sinh vật trong thủy
vực. Trong ngày DO có sự biến động, đạt cao nhất lúc 14 - 15h chiều và thấp
nhất vào lúc 5 - 6h sáng (Nguyễn Đức Hội, 1999). Theo nhiều tác giả khi DO <
1mg/l ảnh hưởng lớn tới hô hấp của hầu hết các loài động vật thủy sản. Cũng
theo các tác giả thì khi DO < 2mg/l thì một số loài cá giảm ăn và hoạt động.
Nhiều loài cá có thể bị chết nếu DO < 0,3mg/l kéo dài trong vài giờ (Trích dẫn
bởi Lê Trần Minh Hiếu, 2004). DO quá cao cũng ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
14
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
và phát triển của cá. Njoku (1997) cho rằng DO cao trên 15mg/l cũng không có
lợi cho cá. Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản thì DO thích hợp cho cá nằm trong
khoảng 3 - 8mg/l.
Cá rô phi chịu được ngưỡng oxy thấp dưới 1mg/l. Nhưng ở hàm lượng
oxy thấp cá rô phi chậm lớn.
Hàm lượng DO thấp vào lúc bình minh được coi là một nguyên nhân làm
chậm lại sự phát triển của tuyến sinh dục và làm giảm số lần đẻ của cá. Do ban

đêm không có ánh sáng tảo quang hợp, chính vì vậy dẫn tới thiếu oxy. Mặt khác
một phần tảo còn lấy oxy ngoài môi trường nước.
2.1.7.3. Ngưỡng pH
pH là chỉ số đặc trưng về độ axit hoặc độ kiềm, pH thấp nước có tính axit
và ngược lại nước có tính kiềm. pH = 7 là mức trung tính. Trong vùng axit quá
thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng tới sinh trưởng của các loài cá, cá có thể bị
chết do trúng độc. Ảnh hưởng trực tiếp của pH thường không quan trọng bằng
ảnh hưởng gián tiếp của nó. pH ảnh hưởng tới mọi cân bằng hóa học, sinh học
trong thủy vực.
pH tốt nhất cho động vật thủy sinh nước ngọt trong khoảng 6,5 - 9.
Thường khi pH < 4 và pH > 11 thì các loài thủy sinh vật bị ảnh hưởng nặng và
có thể bị chết. Điểm cực thuận đối với cá nước ngọt là 7,5 - 8,2 (Swingle, 1961).
Cá rô phi có khả năng sống ở pH 5 – 11. ngoài khoảng pH trên
ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cá. Khoảng pH thích hợp
nhất là từ 6,5 – 8,5.
2.1.7.4. Ngưỡng độ mặn
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
15
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Cá rô phi là nhóm cá thích ứng với độ muối rộng. Chúng được nuôi đầu
tiên ở ao nước ngọt (Pullin, 1988) hoặc nuôi lồng ở các thủy vực lớn (Cache,
1982). Tuy nhiên, sau đó việc nuôi rô phi phát triển trong môi trường nước lợ
ngày càng tăng, thậm chí cá còn nuôi ở biển (Watanabe, Wicklund và Olla,
1992).
Một vài loài cá rô phi như O.mosambicus có sức chịu cao với điều kiện
nước mặn, sinh trưởng tốt trong nước biển (Kuwaye và ctv, 1993). Loài Tilapia
zilli có thể sinh trưởng tốt ở độ mặn cao thậm chí lên tới 42‰. Tuy nhiên trong
môi trường nước ngọt và nước lợ thì thích hợp hơn với những loài có tốc độ sinh
trưởng nhanh vá ít chịu đựng với độ muối như O.niloticus
(linnaeus) hoặc O.aureus (Steindachner) (Pullin,1988). Cá rô phi O.niloticus và

con lai của nó chịu mặn kém hơn các loài rô phi khác, cá bột và cá trưởng thành
có thể chịu đựng được độ mặn tương ứng là 15 và 30 – 35 ‰.
Khả năng chịu mặn của các loài cá rô phi phụ thuộc vào cỡ cá, tuổi, nhiệt
độ và sự thích nghi về khí hậu. cá nhỏ thì khả năng chịu đựng độ mặn kém hơn
so với các loài cá lớn (Tilapia culture, 1994).
2.1.8. Một số hình thức nuôi cá rô phi
Nuôi ao bán thâm canh có bón phân và cung cấp thức ăn: là hình thức
nuôi năng suất ở mức khá, kết hợp cả thức ăn tự nhiên với thức ăn công nghiệp
nhằm hạ giá thành sản xuất và phù hợp với điều kiện nuôi của nhiều địa phương.
Hình thức nuôi này không cần sử dụng máy quạt khí và yêu cầu chi phí không cao.
Nuôi thâm canh trong bể: hệ thống nuôi này đòi hỏi kỹ thuật cao và
thức ăn là thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Đồi hỏi đầu tư nhiều hình thức này
chỉ có nước ngoài như Nauy, Trung Quốc v.v
Nuôi thâm canh trong lồng: Nuôi lồng có vốn đầu tư và chi phí hoạt
động thấp hơn nhiều so với nuôi ao và nuôi bể. Cụ thể là cá được nuôi với mật
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
16
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
độ cao và được cho ăn toàn bộ. Mật độ nuôi phải tuỳ theo lượng ôxy có trong
nước nuôi. Ở Ðông Nam Á, khi nuôi thâm canh cá rô phi những người nuôi sử
dụng thức ăn chứa 20 - 32% protein.
2.1.9. Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị
2.1.9.1. Một số bệnh thường gặp
Cá rô phi là một trong những loài cá có khả năng chịu đựng cao với môi
trường xấu, ít bị bệnh. Tuy nhiên khả năng thích ứng của cá cũng có giới hạn khi
nuôi thâm canh với mật độ dày vẫn gặp một số bệnh mà trước đó không gặp.
* Bệnh do virus, vi khuẩn
Cá rô phi bị bệnh do virus, vi khuẩn thường có biểu hiện:
+ Bơi phân tán, không định hướng trên mặt nước, khi chết thường chìm dưới
đáy.

+ Mang, xung quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám đen. Những
chỗ viêm có nhiều chất nhầy.
+ Mắt lồi, mang nhợt nhạt, các tia mang kết lại với nhau, có thể hậu môn bị
chảy máu.
+ Trong xoang bụng xuất huyết, chứa nhiều chất nhờn, gan thận đều xuất
huyết.
* Bệnh do trùng bánh xe (Trichodina), trùng quả dưa (Ichthyophthyrius
multifiliis)
Cá mắc bệnh có các biểu hiện sau:
+ Nếu bệnh trùng bánh xe: thân tiết nhiều nhờn màu trắng đục, da có màu
xám. Cá bơi nổi trên mặt nước hoặc dạt vào bờ, bơi không định hướng. Mang bị
loét, tiết đầy dịch màu trắng.
+ Nếu bị bệnh trùng quả dưa: thân cá có những đốm trắng, màu sắc cá nhợt
nhạt, bơi lờ đờ trên mặt nước, đuôi bất động và cắm đầu xuống dưới.
* Bệnh do sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus), sán lá 18 móc
(Gyrodactylus)
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
17
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Sán lá đơn chủ thường ký sinh ở mang, da, hốc mắt cá để hút máu. Các vết
thương do sán lá gây ra sẽ là điều kiện cho các vi khuẩn tấn công tạo bệnh khó
chữa.
* Bệnh nấm thuỷ mi
Sau khi bị lạnh cá thường chìm xuống bùn để trú ẩn và bị nấm thuỷ mi
Saprolegnia tấn công. Cá vừa bị rét lại bị nấm, ngừng ăn và chết.
Ngoài ra có thể gặp một số bệnh không lây lan hoặc mức độ lây lan chậm
như: Bệnh viêm bóng hơi, các bệnh thiếu dinh dưỡng, thiếu kẽm làm cho cá bị
đục nhãn mắt.
Cá nuôi nước lợ nếu độ mặn cao trên 25
o

/
oo
kéo dài ở nhiệt độ 23-24
o
C có thể
bị bệnh lở loét.
2.1.9.2. Biện pháp phòng trị
Phòng ngừa bệnh là biện pháp quan trọng quyết định đến kết quả nuôi, trong
dó chủ yếu áp dụng biện pháp tổng hợp: Cải tạo ao tạo môi trường nuôi tốt. Ao
nuôi phải được tẩy dọn sạch, bốc vét bùn và dùng vôi với liều lượng 7-
10kg/100m
2
để diệt mầm bệnh và các sinh vật gây bệnh cho cá. Chọn cá giống
đủ tiêu chuẩn không nhiễm bệnh, chăm sóc quản lý tốt trong quá trình nuôi.
Trong quá trình nuôi phải theo dõi thường xuyên sự biến đổi các yếu tố môi
trường, thông qua theo dõi hoạt động bơi lội của cá, mức độ bắt mồi để có biện
pháp xử lý kịp thời.
Khi phát hiện cá bị bệnh không nên tự chữa trị, không nên dùng thuốc bừa
bãi. Đối với bệnh do virus, ngày nay chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu. Do đó
biện pháp phòng ngừa vẫn là chủ yếu. Đặc biệt là biện pháp tẩy dọn ao theo
đúng quy trình kỹ thuật, cho ăn đủ lượng và chất, nước ao sạch, đầy đủ dưỡng
khí. Tuy nhiên nếu phát hiện cá bị một số bệnh thông thường có thể xử lý như
sau:
+ Đối với trùng quả dưa: dùng nước vôi phun xuống ao cho đến khi pH nước
đạt 7,5-8,5. Lượng vôi 2-4kg/100m
2
mặt nước.
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
18
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản

+ Đối với trùng bánh xe: Dùng muối ăn (NaCl) với nồng độ 2-3% tắm cho cá
5-10 phút. Hoặc dùng Sulphat đồng (CuSO
4
) nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m
3
) tắm
cho cá 5-10 phút, cũng có thể dùng CuSO
4
nồng độ 0,7-1,5ppm phun trực tiếp
xuống ao.
+ Đối với sán lá đơn chủ : Dùng thuốc tím (KMnO
4
) nồng độ 20ppm phun
trực tiếp xuống ao
+ Đối với bệnh thiếu kẽm, calcium: Cần cho cá ăn thức ăn đầy đủ dinh
dưỡng , khoáng vi lượng để tăng cường sức khỏe
+ Đối với bệnh nấm thuỷ mi: Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
2.2. Tình hình nuôi và nghiên cứu về cá rô phi trên thế giới, Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Hiện nay cá rô phi được nuôi trên 100 quốc gia và được xem như loài
nuôi quan trọng nhất trong các loài cá nuôi trong thế kỷ 21 (Fitzsimmons, 2000).
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lâm Thế giới (1989) sản lượng cá rô phi tăng
nhanh từ 280.000 tấn năm 1986 và lên tới 500.000 tấn năm 1989. Sản lượng cá
rô phi năm 1995 là 700.000 tấn trong đó 473.000 tấn là rô phi nuôi từ các trang
trại (Shelton, 2000). Cá rô phi O.niloticus là loài phổ biến nhất chiếm 64% sản
lượng cá rô phi trên thế giới và được nuôi rộng rãi ở nhiều nước tiêu biểu như
Trung Quốc, Philippines, các nước châu Mỹ, Caliornia, Thái Lan, Indonexia,
Aicập, đã góp phần làm tăng sản lượng rô phi trên thế giới từ 33% (66.000 tấn)
năm 1984 lên 72% (474.000 tấn) năm 1995 (Shelton, 2000).
Trung Quốc dẫn đầu về sản lượng nuôi cá rô phi với 18.000 tấn năm 1984

lên 315.000 tấn năm 1995 (Theo báo cáo của Tổ chức Nông lâm Thế giới, 1997)
đặc biệt ở tiến bộ nuôi cá bè nhỏ mật độ cao đã góp phần rất lớn vào sự phát
triển của nghề nuôi cá nước ngọt (Schmittous và ctv. 1998). Ở các nước châu
Mỹ, cá rô phi là loài thực phẩm mới được quan tâm để xuất khẩu từ những năm
1980-1990. Năm 1998 tổng sản lượng cá rô phi ở các nước châu Mỹ là 204.267
tấn trong đó các loài Oreochromis spp. Chiếm 43%, O.niloticus chiếm 37% và 3
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
19
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
nước sản xuất nhiều nhất châu Mỹ là Mexico (94.279 tấn), Brazil (30.000 tấn),
Cuba (35.000 tấn). Trong tương lai dự đoán cá rô phi O.niloticus sẽ được phát
triển thành nuôi công nghiệp và sản lượng sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới
(Fitzsimmons, 2000).
Các số liệu thực tế trong nuôi lồng ở sông Ratchburi (Thái Lan) cho thấy,
cá rô phi đỏ dòng Chitralada có trọng lượng ban đầu 58 - 89g, nuôi với mật độ
khác nhau và cho ăn thức ăn công nghiệp chứa 20 - 32% protein thô. Sau 120
ngày cá đạt cân nặng 650 - 700g với năng suất thu hoạch 50kg/m
3
. Các số liệu
tương tự cũng thu được từ nuôi cá rô phi ao (Malaixia) và nuôi lồng (hồ chứa
nước Jatiluhur, Inđônêxia).
Ở Thái Lan đã có một số cuộc thử nghiệm cho cá rô phi ăn các thức ăn
chế biến sẵn chứa 20 - 32% protein thô. Các cuộc thử nghiệm nhằm xác định
hiệu suất nuôi cá rô phi lồng (100m
3
/lồng) trong điều kiện độ mặn 15 - 20‰ và
nhiệt độ 28 - 32
0
C, với năng suất 20,4; 20,9 và 21,2 tấn/ha/vụ tương ứng với thời
gian nuôi là 143; 154 và 167 ngày. Mật độ thả 16300; 16500 và 15300 tương

ứng với trọng lượng cá là 127g; 149g và 145g. Các ao nuôi được lắp đặt các
guồng quạt nước.
2.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã nghiên cứu thành công việc xử
lý giới tính tạo cá rô phi đơn tính đực song tỷ lệ đực mới đạt 70-80% có một số
ít cơ sở đạt 95-97%. Tỷ lệ cá cái còn lại 3-5% thì ít đẻ, nếu tỷ lệ này tăng lên 20-
30% thì cá cái đẻ nhiều, cá con sinh ra ăn tranh mồi trong ao, cá sẽ phát triển
chậm, mật độ cá trong ao sẽ tăng nhanh, năng suất sẽ giảm.
Cho đến nay ở nước ta đã có công nghệ sản xuất con giống đơn tính và có
công nghệ nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn thương phẩm với năng suất 23-26
tấn/ha/vụ. Dòng cá rô phi chất lương tương đối tốt, làm cơ sở cho việc tạo ra con
giống tốt phục vụ cho các trại nuôi phía Bắc. Thực tế hiện nay chưa có một nơi
nào ở Miền Bắc sản xuất được cá rô phi phục vụ cho thị trường trong và ngoài
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
20
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
nước – đó là một trong những nguyên nhân cản trở việc sản xuất cá rô phi tập
trung. Phần lớn ở Miền Bắc quy mô nuôi thuỷ sản ở cấp độ gia đình với diện
tích ao từ 300-1500 m
2
, phân tán lại gặp phải mùa đông lạnh nên đòi hỏi phải
cung cấp giống tập trung, đầu vụ.
Ngày 30/10/2009, Trung tâm Khuyến ngư phối hợp với Trung tâm
Nghiên cứu và sản xuất giống Thuỷ sản Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết
mô hình nuôi cá rô phi lai xa tại khu nuôi tôm công nghiệp Trường Giang (xã
Trường Giang, huyện Nông Cống).
Nhằm đưa con nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đồng thời đa
dạng các đối tượng nuôi, từ tháng 5/2009, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất
giống Thuỷ sản Thanh Hoá đã tiến hành nuôi thả cá rô phi lai xa tại 3 ao, mật độ
1,8-2con/m2, kích cỡ cá ban đầu 8-9gr/con trên tổng diện tích 20ha. Thức ăn

cho cá rô phi lai xa là thức ăn viên nổi CP với hàm lượng đạm khoảng 20% và
thức ăn tự chế. Môi trường ao nuôi được kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu bón phân
chuồng ủ mục gây màu nước, định kỳ thay nước, sử dụng vôi bột hạn chế mầm
bệnh Sau 5 tháng cho thu hoạch, có 65% cá đạt 500-600g/con, 25% cá đạt
300-450g/con Đến thời điểm hiện tại, sản lượng cá thu hoạch được gần 8
tấn/ha. Với giá bán trên thị trường 16.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước tính
nguồn lãi thu về đạt trên 30 triệu đồng.
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
21
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
1.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Hợp tác xã NTTS Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc
Ninh.
1.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ 03/2010 đến 7/2010.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá rô phi, trọng lượng trung bình 147,22 ± 0,02
g/con. Cá có nguồn gốc từ Hợp tác xã NTTS Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh.
2.2. Thức ăn sử dụng
Trong quá trình tiến hành đề tài cá thí nghiệm được cho ăn thức ăn là cám
viên nổi của 3 công thức khác nhau có độ đạm tương đương bán trên thị trường
với giá thành chênh lệch khá nhiều là:
Thức ăn 1 là thức ăn Green Feed có chứa 25% protein, thức ăn 2 là thức
ăn CP có chứa 25% Pr, thức ăn 3 là thức ăn Cargill có chứa 26% Pr. Nhưng với
sự tế nhị khi sử dụng cám của các công ty trên thị trường tôi thây thức ăn 1, 2
và 3 bằng công thức 1, 2, và 3 (CT 1, CT2, CT3). Thành phần của thức ăn thí
nghiệm được tóm tắt ở Bảng sau.

Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
22
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Bảng 5: Một số chỉ tiêu của thức ăn sử dụng trong nghiên cứu
Thành phần hoá
học của thức ăn
CT1 CT2 CT3
Protein (%) 25 25 26
Chất béo (%) 4 4 3,5
Muối (%) 2,5 2,5
Photpho (%) 1
Caxni (%) 2,5
Xơ (%) 7 7 7
Độ ẩm 11 11 11
Năng lượng
(Kcal/kg)
2750 2750 2750
Giá (đ/kg) 10.000 10.800 10.800

CÔNG THỨC 1 CÔNG THỨC 2 CÔNG THỨC 3
Hình 2. Ảnh các loại cám thí nghiệm
2.3. Dụng cụ thí nghiệm
- Các loại dụng cụ dùng trong quá trình ương nuôi:
+/ Giai ương cá
+/ Vợt, xô, chậu, lưới
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
23
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
+/ Các dụng cụ cho ăn
- Thước kẹp panme độ chính xác 0,01mm

- Cân điện với độ chính xác 0,01g
- Các thiết bị đo điều kiện môi trường: Nhiệt kế thuỷ ngân, các test pH,
test Oxy.
3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.1. Sơ đồ thí nghiệm bối trí thí nghiệm được tóm tắt và mô tả ở Hình
2 và Hình 3

Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Các giai thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong cùng một ao và tiến hành
trên 9 giai. Mỗi giai có kích thước 14,4 m
3
(3 x 4 x 1.2). Giai được cắm ngậm
trong nước 1,0m. Kích thước mắt lưới a = 2mm.
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
24

Cá Rô phi
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Giai
1
Giai
4
Giai
7
Giai
2
Giai
5
Giai
8

Giai
3
Giai
6
Giai
9
Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản
Bảng 6: Tóm tắt bố trí thí nghiệm
NT
TA sử
dụng
(%Pr)
Giai
Mật độ
cá thả
(con/m
2
)
Tổng số
cá thả
(con/giai)
Kích cỡ cá
thả (g/con)
1 25 1
5 60 141,7 ± 3,59
4
5 60 146,7 ± 2,5
7
5 60 141,7 ± 4,29
TB

5 60 143,3 ± 1,67
2 25 2
5 60 151,7 ± 3,62
5
5 60 141,7 ± 2,79
8
5 60 146,7 ± 2,5
TB
5 60 146,7 ± 2,89
3 26 3
5 60 146,7 ± 2,46
6
5 60 145 ± 3,56
9
5 60 146,7 ± 4,36
TB
5 60 146,1 ± 0,57
Hình 4. Hình các giai cá trong ao thí nghiệm
Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
25

×