Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển kinh tế đất nước, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu
của người tiêu dùng về các sản phẩm thịt đặc biệt thịt lợn ngày càng lớn đã buộc
ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phải thay đổi cả về tư duy
và phương thức sản xuất. Thực tế, trong những năm gần đây chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã và đang phát triển cả về qui mô và tính
chuyên hóa. Từ sản xuất nông hộ, phân tán, nhỏ lẻ và tận dụng, xuất hiện ngày
càng nhiều cơ sở chăn nuôi sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung và qui mô
lớn. Trong đó, phải kể đến hiệu quả của việc thay thế các loại thức ăn chăn nuôi
truyền thống bằng các loại thức ăn công nghiệp.
Theo tổng cục thống kê, 6 tháng đầu năm 2012 tổng đàn lợn là 26,7 triệu
con tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011. Đàn lợn nái khoảng 4,15 triệu con tăng
8.7% so với cùng kỳ, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1936,2 ngàn tấn tăng
4,8%. Định hướng phát triển dài hạn đến năm 2020 chăn nuôi cơ bản chuyển
sang phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu
dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến
năm 2015 đạt 38% và đến năm 2020 đạt 42%. Chăn nuôi lợn tăng bình quân 2%
và đến năm 2020 đạt 35 triệu con trong đó đàn lợn ngoại trang trại chiếm 37%.
Sáu tháng đầu năm 2013, mặc dù có những khó khăn về dịch bệnh và thịt trường
tiêu thụ những đàn lợn vần duy trì 26,5 triệu con (Bộ NN&PTNT, 2013).
Sự phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian qua ngoài tác động do nhu cầu
thị trường, định hướng và chính sách hỗ trợ của Chính phủ khuyến khích người
chăn nuôi đầu tư sản xuất phát triển từ nông hộ, nhỏ lẻ sang tập trung chăn nuôi
hàng hóa còn có sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
chăn nuôi. Từ cung cấp vật tư, thức ăn, con giống và các dịch vụ chăn nuôi
nhiều doanh nghiệp đã từng bước hình thành chuỗi sản xuất thông qua mạng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 1
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
lưới dịch vụ cơ sở.
Thực tế nghiên cứu và sản xuất đã cho thấy chất lượng thức ăn đóng vai trò
rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả chăn nuôi và chất lượng của sản
phẩm chăn nuôi đó. So sánh với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thì thức ăn
công nghiệp có nhiều ưu điểm hơn rất nhiều từ việc thức ăn được ép viên rất tiện
lợi cho vật nuôi ăn trực tiếp nên tiết kiệm được thời gian chế biến thức ăn, giảm
được lao động cho người chăn nuôi. Bởi vậy, thị trường thức ăn chăn nuôi ở
nước ta trong thời gian gần đây ngày càng phát triển, thu hút được nhiều công ty
sản xuất thức ăn chăn nuôi tham gia. Bên cạnh đó, các công ty có sự cạnh tranh
là động lực thúc đẩy công ty tích cực tìm các giải pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt đó thì còn nảy sinh nhiều vấn đề liên quan
đến chất lượng, cần phải có sự quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng thức ăn
chăn nuôi.
Huyện Yên Định của tỉnh Thanh Hóa là huyện có vị trí rất thuận lợi trong
việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học – kỹ thuật với các tỉnh trong
vùng và cả nước, là huyện trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh
Hóa. Chăn nuôi lợn ở Yên Định là một nghề truyền thống đã có từ rất lâu, chiếm
68% tổng sản lượng ngành chăn nuôi của cả tỉnh. Chăn nuôi theo phương thức
công nghiệp với quy mô lớn đang ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng các dịch
vụ, sử dụng và kinh doanh thức ăn công nghiệp. Mặc dù chủ trương của UBND
tỉnh Thanh Hóa cũng như huyện Yên Định mong muốn phát triển qui hoạch phát
triển vùng chăn nuôi trọng điểm, bền vững, tạo thương hiệu sản phẩm sạch và an
toàn cho người tiêu dùng nhưng việc kiểm soát đầu vào đang gặp khó khăn. Đặc
biệt, cho đến nay vẫn chưa có dẫn liệu một cách khoa học và hệ thống về tình
hình hoạt động kinh doanh và sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn
trên địa bàn huyện Yên Định. Các Công ty sản xuất thức ăn đã cung cấp cho con
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 2
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
vật những loại thức ăn tốt nhất chưa? Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
thức ăn công nghiệp như thế nào, loại thức ăn, khẩu phần ăn đã hợp lý chưa?
Đứng trước yêu cầu về việc lập qui hoạch phát triển vùng trọng điểm về
chăn nuôi hàng hóa, cạnh tranh của huyện, việc đánh giá về tình hình thực tế về
thị trường và chất lượng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết.
Chúng tôi đã thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công
nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa”.
1.2. MỤC ĐÍCH
Đánh giá được thực trạng sử dụng, tình hình kinh doanh, công tác thanh
kiểm tra và chất lượng thức ăn chăn nuôi lợn được bán tại huyện Yên Định. Qua
đó phân tích những thuận lợi khó khăn trong quản lý chất lượng thức ăn chăn
nuôi để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả và kinh tế trong
việc sử dụng thức ăn chăn nuôi, nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện ngày càng phát triển theo hướng hàng hóa, cạnh tranh, an toàn và bền
vững.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 3
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRONG CHĂN
NUÔI LỢN
2.1.1. Khái niệm về thức ăn chăn nuôi và thức ăn công nghiệp
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, thức ăn là yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vì thức ăn chiếm từ 55 – 70% giá thành
trong chăn nuôi lợn (Wiliam và cs, 1996).
Pond và Cs (1995) đã đưa ra khái niệm về chất dinh dưỡng như sau: Chất
dinh dưỡng là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học mà có thể giữ được sự
sinh trưởng, sinh sản, cho sữa một cách bình thường hoặc duy trì sự sống nói
chung. Theo đó, thức ăn được định nghĩa là một vật liệu có thể ăn được nhằm
cung cấp chất dinh dưỡng.
Wohlbien (1997) định nghĩa rằng: Tất cả những gì mà gia súc ăn vào hoặc
có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất thì gọi
là thức ăn gia súc.
Một định nghĩa khác cũng được sự đồng thuận của nhiều người đó là: Thức
ăn là những sản phẩm của thực vật, động vật, khoáng vật và các chất tổng hợp
khác, mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và
tạo ra sản phẩm.
Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật, thực
vật, vi sinh vật và hóa học mà có chứa các chất dinh dưỡng ở dạng có thể hấp
thu được, không gây ra những tác động có hại đến sức khỏe vật nuôi, cũng như
chất lượng sản phẩm của chúng. Các chất dinh dưỡng có chứa trong những
nguyên liệu này sẽ được vật nuôi sử dụng cho nhu cầu duy trì, xây dựng các mô,
cơ quan và điều hòa trao đổi chất.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 4
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
Những nguyên liệu có chứa các chất độc, các chất có hại cũng có thể được
sử dụng làm thức ăn chăn nuôi sau khi đã khử hoặc làm vô hoạt hoàn toàn các
yếu tố gây độc, gây hại cho sức khỏe vật nuôi, cho thế hệ sau và cho chất lượng
sản phẩm của chúng. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm đã qua chế biến có nguồn
gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hóa chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi
các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và
sinh sản (Nghị định của Chính phủ số 15-CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 về việc
quản lý thức ăn chăn nuôi).
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi,
sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Bao gồm: Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung,
phụ gia thức ăn chăn nuôi (QCVN 01-104: 2012/BNNPTNT).
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp (TĂCN) là thức ăn chăn nuôi được chế
biến và sản xuất bằng các phương pháp công nghiệp. Định ngữ “công nghiệp”
ám chỉ phương pháp sản xuất công nghiệp có liên quan đến máy móc, thiết bị,
dây chuyền sản xuất quy mô công nghiệp.
Thức ăn công nghiệp chủ yếu là thức ăn hỗn hợp, là loại thức ăn đã được
chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau mà tạo thành. Thức ăn
hỗn hợp hoặc có đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu của con
vật, hoặc chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật. Thức
ăn hỗn hợp gồm có 2 loại chính đó là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn
hỗn hợp đậm đặc, ngoài ra còn có thức ăn hỗn hợp bổ sung (Lê Hồng Mận,
2003).
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu thức ăn,
được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy
trì khả năng sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh
trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kì loại thức ăn nào khác
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 5
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
ngoài nước uống (QCVN 01-104: 2012/BNNPTNT). Loại thức ăn này có 2 dạng
là dạng bột và dạng viên. Tác giả Vũ Duy Giảng và Cs (1997) cho biết hiện nay
thức ăn viên chiếm 60-70% tổng lượng thức ăn hỗn hợp.
Thức ăn viên cũng là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhưng được sản xuất ở
dạng viên (không ở dạng bột thông thường). Thức ăn viên được sử dụng gần nửa
thế kỷ và bắt đầu từ những người nuôi gà ở Anh. Trên thị trường Việt Nam thì
thức ăn viên xuất hiện chưa lâu, người chăn nuôi Việt Nam cũng mới làm quen
với nó. Trước kia, thức ăn viên được sản xuất dưới 2 dạng: dạng viên và dạng
mảnh. Ngày nay, với thiết bị và công nghệ chế biến mới, sản xuất thức ăn viên
lấn át sản xuất thức ăn mảnh (thức ăn mảnh hầu như bị lãng quên).
2.1.2. Vai trò của thức ăn công nghiệp
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, ngành chăn nuôi vẫn có một vai trò
quan trọng, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người và phát triển
kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện cụ thể là: Ngành chăn nuôi đã đem đến
nguồn thực phẩm (như: Thịt, sữa, trứng…) để phục vụ con người và phát triển
kinh tế xã hội. Ngày nay, khoa học ngày càng phát triển nên đã đóng góp rất
nhiều cho các ngành kinh tế về chất lượng, số lượng sản phẩm. Có thể nói rằng,
ngành công nghiệp TĂCN đã tạo bước ngoặt lớn để góp phần mạnh mẽ trong
công cuộc nâng cao hiệu quả năng suất cho ngành chăn nuôi. Vai trò của nó đã
được thể hiện ở các điểm sau:
- TĂCN là đầu vào của quá trình đầu tư, là cơ sở để thúc đẩy phát triển
tăng trưởng của vật nuôi, là yếu tố quan trọng để lựa chọn phương thức chăn
nuôi của hộ chăn nuôi (có thể là chăn nuôi trang trại hay chăn nuôi nông hộ).
- Góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi: Được thể hiện cụ thể là, từ khi
TĂCN ra đời thì hình thức chăn nuôi truyền thống với số lượng ít, nhỏ lẻ (tận
dụng các nguồn thức ăn sẵn có, phế phẩm của ngành chế biến, sinh hoạt…để
chăn nuôi) đã giảm xuống rất nhiều. Thay vào đó là hình thành ngày càng nhiều
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 6
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
hơn các trang trại, các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, đảm bảo được đúng quy
trình kỹ thuật để có được hiệu quả cao nhất cho người chăn nuôi.
- Tạo ra năng suất cao trong chăn nuôi: Theo truyền thống thì phương thức
chăn nuôi thủ công đó là sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, phế phẩm sinh hoạt…
cho nên có thể thấy được nguồn thức ăn đó không đảm bảo dinh dưỡng cho vật
nuôi phát triển ổn định. Ngày nay, TĂCN đã khắc phục tốt các yếu điểm của
phương thức chăn nuôi truyền thống và nó đã tạo nên bước chuyển biến đột phá
cho sự phát triển nhanh và mạnh cho ngành chăn nuôi. Đó là dựa trên những
nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi nên đã tạo ra sức tăng
trưởng vượt trội cho vật nuôi, thể hiện ở mức năng suất của phương thức chăn
nuôi công nghiệp so với phương thức chăn nuôi truyền thống.
- Ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng của vật nuôi mà nó còn đóng
vai trò quan trọng trong việc làm tăng hiệu quả cho ngành chăn nuôi, cụ thể là:
Giảm công lao động chăn nuôi trên một khối lượng sản phẩm chăn nuôi nhất
định. Vì theo phương thức chăn nuôi truyền thống thì nguồn thức ăn của vật
nuôi phải được nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốn nhiều nên mất nhiều thời gian
cho việc phục vụ chăn nuôi. Thay vào đó, ngày nay khi sử dụng TĂCN thì các
công đoạn đó đã được loại bỏ, cho nên lượng lao động được sử dụng ít hơn. Như
vậy, năng suất lao động đã tăng lên cả về số lượng sản phẩm tạo ra và hiệu quả
của việc sử dụng lao động.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhờ có TĂCN mà lượng lao động
được sử dụng trong ngành chăn nuôi đã giảm đi rất nhiều, từ đây đã tạo ra một
nguồn lực lớn cho các ngành khác. Như đã biết, ngành nông nghiệp nói chung
có tính đặc thù là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, nó chiếm một diện
tích rộng cho nên khả năng gặp rủi ro là rất lớn và đây chính là nguyên nhân dẫn
đến lao động chỉ mang tính thời vụ và không đảm bảo ổn định. Cho nên việc
phát triển chăn nuôi có vai trò rất lớn để đảm bảo ổn định lao động tránh được
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 7
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
thời gian nông nhàn của người lao động, đảm bảo ổn định và nâng cao mức thu
nhập cho người lao động.
- Giảm sức nặng cung cầu: Trước đây, khi còn trong giai đoạn chăn nuôi
nhỏ lẻ thì hàng hoá là các sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cung không đủ cầu
nên giá cả trong sử dụng là không phù hợp. Ngày nay, khi chăn nuôi đã và đang
trên đà phát triển thì sản phẩm chăn nuôi có nhiều hơn, phong phú và đa dạng
hơn trên thị trường giúp cho người tiêu dùng sử dụng thoải mái, luôn có nhiều
sự lựa chọn. Nhưng cơ bản nhất, là nó thúc đẩy phát triển chăn nuôi mạnh để tạo
ra năng suất của sản phẩm, nhằm mục đích làm giảm sức nặng cung cầu cho thị
trường.
Trên thế giới, có rất nhiều thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả của thức ăn
viên, và kết luận chung là:
+ Công nghiệp nuôi bằng thức ăn viên, so với nuôi bằng thức ăn bột, khối
lượng xuất chuồng lúc 49 ngày tuổi cao hơn 4-7%. Lợn thịt được nuôi bằng thức
ăn viên, so với thức ăn dạng bột, cho tăng trọng cao hơn 3-6%. Nhiều cách giải
thích: Có ý kiến cho rằng công nghệ chế biến làm thay đổi tính chất hóa học của
thức ăn; ý kiến khác, cho rằng thức ăn viên ngon miệng hơn. Vì có nhiều cách
giải thích chưa thỏa đáng nên các nhà nghiên cứu phân tích tiếp tục “truy tìm
nguyên nhân”, bằng cách phân tích tập tục ăn hàng ngày của vật nuôi. Quan sát
thấy, trong 1 ngày với gà ăn cùng một lượng thức ăn ở dạng viên cũng như ở
dạng bột nhưng thời gian ăn hết lượng thức ăn dạng bột lâu hơn thức ăn dạng
viên. Một con gà 20-28 ngày tuổi một ngày ăn thức ăn dạng bột được 38 gam,
ăn thức ăn dạng viên được 37 gam; thế nhưng, thời gian để ăn lượng thức ăn
dạng bột đó tiêu tốn 103 phút, trong lúc đó, ăn thức ăn viên chỉ 37 phút. Nhật
Bản cũng nghiên cứu tập tục ăn của lợn, nhận thấy trong 24 giờ, 80-90% thời
gian trong ngày là lợn nằm yên, thời gian ăn chiếm 5-20%; ăn thức ăn dạng bột,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 8
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
hết 252 phút, ăn dạng viên chỉ mất 128 phút. Từ những nghiên cứu, dẫn đến kết
luận là cho ăn thức ăn dạng viên thì con vật tiết kiệm được năng lượng vận
động, thu nhặt và tiêu hóa thức ăn (năng lượng tiết kiệm này sẽ chuyển hóa
thành năng lượng sản phẩm thể hiện dưới dạng cho tăng trọng cao hơn). Vì lý do
này, năng lượng thuần của thức ăn dạng viên cao hơn năng lượng thuần của thức
ăn dạng bột.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có giá trị dinh dưỡng phù hợp với tuổi gia
súc, phù hợp với hướng sản xuất của gia súc, gia cầm thỏa mãn các yêu cầu về
quản lý và kinh tế chăn nuôi góp phần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, hiện đại hóa
nền sản xuất nông nghiệp (Lê Đức Ngoan và Cs, 2004). Chăn nuôi bằng TĂCN
sản xuất theo công thức được tính toán có căn cứ khoa học là đưa các thành tựu
phát minh về dinh dưỡng động vật vào thực tiễn sản xuất một cách nhanh nhất
và hiệu quả nhất (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003). TĂCN giúp cho con
giống có đặc điểm di truyền tốt thể hiện được tính ưu việt về phẩm chất giống
mới. Sử dụng TĂCN tận dụng hết hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi (Lê Đức
Ngoan và Cs, 2004).
+ Nuôi gia súc bằng thức ăn viên giảm lãng phí thức ăn do ít bị rơi vãi,
giảm được thức ăn rơi vãi từ 10-15% so với dạng bột. Cho gà ăn thức ăn dạng
bột, gà có tập tính chọn ăn những mảnh to và do các thành phần đều được
nghiền mịn, gà không chọn ăn được nên có thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Ngược
lại, trong thức ăn viên, các thành phần dinh dưỡng không rời nhau, nên gia súc
ăn thức ăn viên thì đảm bảo được đủ dinh dưỡng.
+ Thức ăn viên ít bụi nên gia súc thích ăn, thức ăn viên an toàn về vệ sinh
và dinh dưỡng nhờ nhiệt độ cao trong quá trình tạo viên tiêu diệt được một số vi
khuẩn gây bệnh, nhất là Salmonella, còn khử được một số “chất kháng dinh
dưỡng”.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 9
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
+ Thức ăn viên yêu cầu về thùng chứa nhỏ hơn, gọn hơn so với thức ăn
dạng bột, vì thức ăn nén chặt (cùng một khối lượng nhưng thể tích thức ăn viên
nhỏ hơn).
+ Sử dụng thức ăn viên rất thuận tiện cho quá trình cơ giới hóa và tự động
hóa với khâu vận chuyển và phân phối thức ăn, vì thức ăn viên dễ trôi chảy hơn
hẳn thức ăn dạng bột.
Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng có một số nhược điểm
mà ta cần lưu ý đó là:
+ Trong quá trình ép viên, do xử lý thức ăn bằng hơi nóng cũng do ma sát
lúc vận chuyển qua lỗ thoát của bàn ép, do nhiệt độ lên cao đã làm giảm hoạt lực
của vitamin, nhất là các vitamin hòa tan trong dầu và vitamin B
2
.
+ Tiêu tốn năng lượng ở công đoạn ép viên gấp đôi, so với công đoạn
nghiền trộn thức ăn hỗn hợp dạng bột, vì vậy giá thức ăn viên bao giờ cũng đắt
hơn thức ăn dạng bột.
2.1.3. Đặc điểm của thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn
* Các nguyên liệu sử dụng cho chế biến thức ăn công nghiệp phải có giá trị
dinh dưỡng cao.
Để xây dựng công thức TĂCN cho lợn thì ngoài việc cần hiểu rõ nhu cầu
dinh dưỡng còn phải biết thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các
nguyên liệu thức ăn mà ta dùng để sản xuất TĂCN. Thức ăn giàu năng lượng
cho lợn bao gồm các nguyên liệu chính như ngô, sắn, cám, tấm…. còn thức ăn
giàu protein bao gồm khô dầu đỗ tương, bột cá, bột thịt xương…. Mỗi loại
nguyên liệu thức ăn có giá trị dinh dưỡng rất khác nhau, thậm chí ngay trong
một loại thức ăn cũng có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn như ngô hạt là loại
nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến trong chăn nuôi, nhưng chúng cũng có
thể có sự khác biệt đáng kể vì có rất nhiều giống ngô, chúng lại được trồng ở các
vùng khác nhau, phương thức chế biến và bảo quản cũng rất khác nhau. Do đó,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 10
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
các nguyên liệu dùng làm TĂCN cần được phân tích thành phần dinh dưỡng
trước khi sử dụng xây dựng công thức để sản xuất TĂCN. Cũng có thể sử dụng
các bảng giá trị dinh dưỡng có sẵn nhưng rất cần cân nhắc để lựa chọn đúng
chủng loại thức ăn mà chúng ta hiện có. Mặc dù ở nước ta giá tiền phân tích mẫu
thức ăn đôi khi cũng còn rất đắt, nhưng cũng cần phân tích một số chỉ tiêu chính
chẳng hạn như protein, lipit, khoáng…rồi dùng các phương trình hồi quy thường
được giới thiệu trong các bảng giá trị dinh dưỡng để tính toán gần đúng hàm
lượng các axit amin trong thức ăn.
Thành phần khoáng đa lượng, vi lượng của các nguyên liệu thức ăn cũng
được trình bày trong các bảng giá trị dinh dưỡng, nhưng ở nước ta hàm lượng
canxi, photpho, natri trong bột cá thường hay biến động, vì nguyên liệu dùng để
sản xuất bột cá ở mỗi nhà máy có những khác biệt đáng kể. Do đó, cần phân tích
kiểm tra lại hàm lượng các nguyên tố khoáng này cũng như protein trong bột cá.
* Yêu cầu về bảo quản thức ăn rất cao
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nóng ẩm, đặc biệt ở miền Bắc vào
mùa xuân và những ngày mưa ngâu của đầu mùa hè – thu độ ẩm của không khí
đôi khi lên tới 90-98%. Trong điều kiện nếu thức ăn không được bảo quản tốt,
độ ẩm trong thức ăn sẽ tăng lên, tạo điều kiện tốt cho nấm mốc phát triển và sản
sinh ra độc tố nấm mốc có hại cho vật nuôi. Do đó, nhiều hãng thức ăn chăn
nuôi quy định sản phẩm của họ phải đạt độ ẩm dưới 13% để đề phòng hút ẩm từ
không khí, thức ăn sẽ bị mốc. Tại nhiều nước châu Âu chỉ tiêu này có thể cho
phép tới 14,5% hay 15% vì độ ẩm tương đối của không khí của các nước đó
thường rất thấp (30-60%). Như mọi người đều biết, khi độ ẩm trong thức ăn tăng
cao hơn 15-16% sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và ngay cả khi các
enzym sinh học vẫn chứa sẵn trong các nguyên liệu thức ăn cũng hoạt động,
kích thích các phản ứng sinh học diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Cả hai loại hoạt
động sinh học này đều phân hủy chất hữu cơ tạo ra nhiệt năng, CO
2
và nước. Do
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 11
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
đó làm tăng độ ẩm và nhiệt độ của thức ăn, càng kích thích hai quá trình trên
hoạt động càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy, việc kiểm tra và theo dõi độ ẩm trong
thức ăn chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu. Để làm tốt công việc này thì điều
cần thiết là kiểm tra chặt chẽ nguyên liệu đầu vào như ngô, sắn, cám, bột cá…
phải đạt độ ẩm quy định. Mặt khác, phải luôn kiểm tra nguyên liệu trong kho và
thực hiện tốt nguyên tắc hàng nào nhập kho trước dùng trước.
* Độ nhỏ và độ đồng đều của thức ăn cao
* Thức ăn công nghiệp dễ bị nấm mốc
* Độ bền vững của viên thức ăn cao
2.1.4. Nguyên liệu sản xuất thức ăn cần được kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra thường xuyên chất lượng nguyên liệu thức ăn là một vấn đề hết
sức quan trọng của bất kỳ một nhà máy thức ăn nào, bởi vì nguyên liệu thức ăn
tốt sẽ tạo ra những sản phẩm tốt.
Người ta thường chia ra các nhóm nguyên liệu khác nhau để xây dựng các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng khác nhau, gắn với các đặc điểm cơ bản về thành
phần dinh dưỡng của nguyên liệu, cũng như các đặc trưng của vùng khí hậu, nơi
dự trữ nguyên liệu cho sản xuất…
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.2.1. Hình dạng, màu sắc, mùi vị
Hình dạng bên ngoài phải đồng nhất, không có hiện tượng mối, nhiễm sâu,
mọt. Màu sắc phải phù hợp với thành phần nguyên liệu, phải có màu sáng. Mùi
thức ăn phụ thuộc vào nguyên liệu phối trộn. Thức ăn phải có mùi thơm, dễ
chịu. Trái lại, thức ăn không tốt có màu đã ngả, có mùi mốc, chua là thức ăn
kém phẩm chất (Vũ Duy Giảng và Cs, 1997).
2.2.2. Độ ẩm
Khi độ ẩm lớn hơn 15 – 16 % sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, yếu
tố này sẽ làm cho thức ăn bị biến chất, dễ bị hỏng, các phản ứng hóa học xảy ra
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 12
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
trong thức ăn. Do đó, nhiều hãng thức ăn chăn nuôi quy định sản phẩm của họ
độ ẩm không vượt quá 13%.
2.2.3. Độ nghiền nhỏ và độ đồng đều
Độ nghiền nhỏ của nguyên liệu đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới
mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Nếu thức ăn nghiền to quá sẽ làm giảm
mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, ngược lại nếu được nghiền nhỏ quá sẽ tiêu
tốn điện năng. Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003 thì độ mịn của thức ăn
hỗn hợp là 0,6 – 0,8mm.
Độ độ đồng đều cũng là vấn đề cần được quan tâm. Trong khi độ nghiền
nhỏ ảnh hưởng tới mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng thì độ đồng đều trong
phối trộn thức ăn dùng để đánh giá thức ăn đó có đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho vật nuôi hay không. Giả sử thức ăn không được phối trộn đồng đều
sẽ có vật nuôi ăn phải thức ăn có nhiều tinh bột nhưng lại thiếu protein hay thiếu
vitamin…và chắc chắn hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Độ đồng đều của thức ăn phụ
thuộc vào đặc điểm nguyên liệu thức ăn, kiểu máy trộn và thời gian trộn. Ở
nhiều nhà máy thức ăn, họ thường kiểm tra độ đồng đều khi thay đổi nguyên
liệu hay định kỳ kiểm tra độ đồng đều để xác định được thời gian trộn ngắn nhất
mà đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật và độ đồng đều.
2.2.4. Độ bền vững của viên thức ăn
Độ bền vững của viên thức ăn cũng là một chỉ tiêu cần đánh giá khi đánh
giá chất lượng TĂCN. Muốn thức ăn được kết dính tốt, người xây dựng công
thức thức ăn cần quan tâm phối chế các nguyên liệu có tỷ lệ ngô, sắn, tấm, khô
đậu tương… thích hợp, tạo ra quá trình gelatin hóa tốt khi xử lý nhiệt trong quá
trình sản xuất thức ăn viên. Đối với lợn, thức ăn viên cũng không cần có độ bền
vững cao như với gia cầm.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 13
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
2.2.5. Độc tố nấm mốc (Mycotoxin)
Người ta ví độc tố nấm mốc như một tên “kẻ cắp” vô hình và là kẻ thù số
một của thức ăn chăn nuôi. Độc tố nấm mốc do các loại nấm mốc phát triển trên
thức ăn gây ra, gây tác động có hại cho vật nuôi và làm ảnh hưởng đến hiệu quả
chăn nuôi. Khi độ ẩm không khí cao hơn 70% và nhiệt độ môi trường 35-40
o
C là
điều kiện tốt nhất cho nấm mốc phát triển (Cockerell và Cs, 1971). Độc tố nấm
mốc có độc lực mạnh nhất thuộc nhóm aflatocxin (Dương Thanh Liêm, 2003),
chúng không chỉ làm suy giảm miễn dịch mà còn phá hủy tế bào gan và là
nguyên nhân gây ung thư cho gia súc, gia cầm, làm cho vật nuôi chậm lớn, gây
chết vật nuôi, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn
nguyên liệu thức ăn ở những vùng nóng ẩm ít nhiều đều bị nhiễm độc tố nấm
mốc (Dawson, 1991). Do đó, việc kiểm soát độc tố và hạn chế tác hại của nấm
mốc trong thức ăn là một vấn đề rất được quan tâm. Người ta đã sản xuất một số
chế phẩm trộn vào thức ăn hỗn hợp để chúng hấp phụ aflatoxin tạp thành các
phần tử có kích thước lớn, không thể đi qua thành ruột non theo cơ chế hấp phụ
và sau đó chúng được thải ra ngoài theo phân (Edwards A, 2002).
Do vậy, các biện pháp kiểm tra độ ẩm của thức ăn và đảm bảo các điều
kiện tốt của kho bảo quản, cũng như thực hiện tốt các quy trình bảo quản và thời
gian dự trữ nguyên liệu hợp lý là những vấn đề cực kỳ quan trọng.
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN
NUÔI
Có nhiều phương pháp để đánh giá chất lượng của một loại thức ăn. Mỗi
phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, để đánh giá chất lượng
thức ăn một cách chính xác nhất, người ta thường áp dụng kết hợp các phương
pháp với nhau.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 14
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
2.3.1. Phương pháp thử cảm quan
Thử cảm quan là phương pháp dùng các giác quan (thị giác, khứu giác, vị
giác, xúc giác…) của con người để kiểm tra nhanh chất lượng của thức ăn thông
qua màu sắc, mùi, vị, độ nghiền, độ nhiễm mốc, mọt, tạp chất…
Một loại thức ăn được đánh giá là tốt phải có dạng đồng nhất màu sắc, mùi,
vị đặc trưng, độ nghiền phù hợp, không bị ướt, vón cục, không bị mốc, mọt, lẫn
tạp chất gây ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn.
Thức ăn kém phẩm chất là những loại thức ăn không đảm bảo các điều kiện
trên. Thức ăn đã bị mất màu hay biến đổi màu sắc (xanh, vàng, nâu…) có thể do
sự phát triển của độc tố nấm mốc hoặc do để quá lâu. Thức ăn có mùi lạ (ôi,
chua, thối…) do bảo quản lâu ngày, quá trình oxy hóa xảy ra làm mất mùi đặc
trưng. Các loại thức ăn này không những đã bị giảm chất lượng mà còn có khả
năng gây hại tới vật nuôi, cụ thể làm mất tính ngon miệng, giảm khả năng sinh
trưởng, phát triển, từ đó làm giảm năng suất của vật nuôi. Trường hợp vật nuôi,
đặc biệt là gia cầm ăn phải thức ăn bị nhiễm mốc lâu ngày có thể gây ngộ độc
dẫn đến chết.
Phương pháp thử cảm quan cho phép đánh giá nhanh chất lượng của thức
ăn nhưng thiếu chính xác do kết quả không mang tính khách quan, phụ thuộc
nhiều vào kinh nghiệm của người đánh giá.
2.3.2. Phương pháp hóa học
Là phương pháp sử dụng các hóa chất để phân tích thành phần hóa học của
các loại thức ăn như hàm lượng nước, protein thô, xơ thô, lipit thô, canxi,
photpho, muối ăn, axit amin, độc tố…Thông qua đó, ta có thể đánh giá chất
lượng thức ăn theo giá trị dinh dưỡng và năng lượng trao đổi.
Hiệp hội hạt cốc Hoa Kỳ (USGC) quy định các chỉ tiêu phân tích theo từng
nhóm nguyên liệu như sau:
- Hạt ngũ cốc và phụ phẩm hạt: độ ẩm, protein thô, tro thô
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 15
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
- Bột cỏ: độ ẩm, protein thô, tro thô, xơ thô
- Thức ăn bổ sung protein: độ ẩm, protein thô, nitơ phi protein
Trong thực tế phương pháp này được áp dụng khá phổ biến. Ngày nay với
sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc hiện đại ra đời đã làm cho
việc đánh giá chất lượng thức ăn được chính xác hơn và đi sâu vào các thành
phần, nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, phương pháp hóa học có hạn chế là không
phát hiện được chất dinh dưỡng đó có nguồn gốc từ đâu, từ thức ăn hay từ các
tạp chất lẫn trong thức ăn. Do đó, để có kết quả chính xác, cần kết hợp với
phương pháp thử cảm quan nói trên.
2.3.3. Phương pháp sinh học
Là phương pháp đánh giá chất lượng thức ăn trực tiếp trên cơ thể vật nuôi.
Động vật thí nghiệm được chia làm hai lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng. Lô thí
nghiệm sử dụng thức ăn cần đánh giá chất lượng, lô đối chứng sử dụng thức ăn
hiện có trên điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ở hai lô là như nhau. Sau một thời
gian nuôi nhất định, tiến hành khảo sát, so sánh năng suất, cũng như chất lượng
sản phẩm của vật nuôi ở hai lô. Nếu lô thí nghiệm cho kết quả khảo sát tốt hơn
lô đối chứng thì có thể kết luận, thức ăn đem thí nghiệm có kết quả tốt hơn so
với thức ăn ở lô đối chứng, và ngược lại.
Phương pháp sinh học cho phép đánh giá chất lượng thức ăn một cách
chính xác và tổng quát nhất. Chất lượng của thức ăn được phản ánh đầy đủ
thông qua sức sản xuất của vật nuôi. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược
điểm là cần thời gian dài, đầu tư công sức và vật chất khá lớn. Do đó, thường chỉ
áp dụng để đánh giá chất lượng của một loại thức ăn.
2.4. CÁC CÔNG ĐOẠN THANH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN
CHĂN NUÔI
Theo Jones (1995) thì một chương trình kiểm tra chất lượng thức ăn tốt bao
gồm 4 công đoạn:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 16
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất thức ăn hỗn hợp (phối trộn)
- Kiểm tra chất lượng thành phẩm
- Kiểm tra chất lượng thức ăn hỗn hợp trên cơ thể động vật nuôi
2.4.1. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu
Jones (1989) cho biết, chi phí cho nguyên liệu chiếm 70-90% giá thành của
thức ăn hỗn hợp. Để thu lợi nhuận cao ta phải chú ý đến chất lượng và giá thành
của nguyên liệu. Kiểm tra nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc giúp ta đánh giá
được chất lượng của thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung hay premix. Phần lớn sự
biến động của thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp sản xuất ra liên
quan đến nguyên liệu. Đối với gia cầm thì 40-70% sự biến động thành phần dinh
dưỡng của thức ăn hỗn hợp liên quan đến nguyên liệu.
2.4.2. Kiểm tra trong giai đoạn phối trộn
Kết quả điều tra của Wicker và Poole (1991) cho biết, hơn một nửa trong
tổng số 145 mẫu thức ăn hỗn hợp kiểm tra là trộn không đều. Nguyên nhân có
thể do:
- Thời gian trộn chưa đủ
- Nạp nguyên liệu vào máy trộn quá nhiều, vượt công suất của máy
- Các chi tiết của máy trộn bị mòn, vỡ….
Theo Jones (1991), nếu hệ số biến động (CV) của các lần kiểm tra dưới
hoặc bằng 10% thì thức ăn được trộn đều, Wicker và Poole (1991) cũng cho biết
nếu thiết bị hoạt động tốt thì CV có thể đạt được 4-7%.
2.4.3. Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Thức ăn hỗn hợp sau khi sản xuất ra có khi được sử dụng ngay cho gia súc
mà không phải qua khâu kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên tại các nhà máy sản
xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp được sản xuất ở các ca khác nhau nên
cần được lấy mẫu và lưu lại. Nên lấy bao nhiêu mẫu để kiểm tra? Câu trả lời này
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 17
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
do nhà máy sản xuất thức ăn gia súc quyết định. Thông thường ta lấy một mẫu/
1 công thức / 1 tuần ( USGC)
Trường hợp phát hiện một chỉ tiêu dinh dưỡng nào đó có vấn đề thì cần
phải giải quyết ngay trong thời gian sớm nhất. Trình tự kiểm tra như sau:
- Kiểm tra lại kết quả phân tích
- Mẫu phân tích đã được lấy đúng chưa? Mẫu đã đại diện chưa? Ta có thể lấy lại
mẫu phân tích nếu lô hàng còn.
- Chỉ một chất lượng dinh dưỡng có vấn đề hay nhiều chất dinh dưỡng ? Có thể
có nguyên liệu nào đó có trong công thức?
- Kiểm tra sự hoạt động của máy trộn
- Kiểm tra lại thời gian trộn và công thức phối chế
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước đó, nếu không đúng nguyên liệu thì phải
yêu cầu người cung cấp nguyên liệu cấp lại.
- Ngoài ra cần kiểm tra kỹ bao bì, trọng lượng bao thành phẩm….
2.4.5. Kiểm tra chất lượng thức ăn trên cơ thể vật nuôi
Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình kiểm tra chất lượng của thức ăn
hỗn hợp. Qua đó, ta có thể kiểm tra được sự thích hợp của thức ăn hỗn hợp (mùi
vị, màu sắc, kích thước viên hay bột hạt…) đối với từng loại gia súc. Điều này
được phản ánh bởi sự ngon miệng hay khả năng sử dụng thức ăn của vật nuôi.
Tóm lại, chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng
của thức ăn hỗn hợp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia súc. Đánh
giá chất lượng nguyên liệu và chất lượng của thức ăn hỗn hợp là một việc làm
cần thiết đối với tất cả các cơ sở sản xuất và chế biến TĂCN. Đặc biệt trong tình
hình hiện nay, sự biến động và sự phong phú về chủng loại nguyên liệu cũng
như chất lượng nguyên liệu trên thị trường thì việc làm đó lại càng quan trọng.
Chất lượng thức ăn được đảm bảo và ổn định mới nâng cao được năng xuất và
hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi trước khi ra sản xuất đại trà.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 18
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
2.4.6. Quản lý chất lượng sản phẩm
* Quản lý chất lượng sản phẩm (QLCLSP): Được định nghĩa là phương pháp
và hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thoả mãn những yêu cầu đối với chất
lượng. QLCLSP bao gồm việc tạo lập và duy trì một trình độ cần thiết về chất lượng
sản phẩm khi nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, vận hành hoặc sử dụng sản phẩm đó.
Những công việc trên được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng và tác động có
định hướng tới những điều kiện và yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm;
QLCLSP được thực hiện ở các giai đoạn sản xuất sản phẩm và ở các cấp quản lí.
* Các nguyên tắc của quản lý chất lượng
Muốn tác động đồng bộ đến các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, hoạt
động quản lý chất lượng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng. Chất lượng là sự thỏa mãn
khách hàng, chính vì vậy việc quản lý chất lượng nhằm đáp ứng mục tiêu đó.
Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây
dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Nguyên tắc 2: Lãnh đạo công ty thống nhất mục đích, định hướng và môi
trường nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của
công ty.
Nguyên tắc 3: Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Việc
huy động con người một cách đầy đủ sẽ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm
thực hiện công việc, đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình. Hoạt động sẽ hiệu quả hơn nếu các
nguồn lực và hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Quan điểm hệ thống quản lý. Việc quản lý một cách có hệ
thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục.Cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi công ty
và điều này càng trở nên đặc biệt quan trong trong sự biến động không ngừng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 19
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
của môi trường kinh doanh như hiện nay.
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện. Các quyết định và hành động
có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.
Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng. Thiết lập mối quan
hệ cùng có lợi với bên cung ứng sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của cả hai
bên.
* Thanh tra chất lượng
Nhằm xem xét tính độc lập và có hệ thống nhằm xác định các hoạt động và
kết quả liên quan đến chất lượng có đáp ứng được các quy định đã đề ra, và các
quy định này có được thực hiện một cách hiệu quả và thích hợp để đạt được các
mục tiêu hay không. TTCL được áp dụng chủ yếu nhưng không hạn chế đối với
một hệ chất lượng hoặc các yếu tố của nó, cho các quá trình, sản phẩm, hoặc
dịch vụ. Ở Việt Nam, hệ thống TTCL là một bộ phận trực thuộc Tổng cục Tiêu
chuẩn hoá - Đo lường - Chất lượng.
* Công tác quản lý thức ăn chăn nuôi
Quản lý chất lượng TĂCN là vấn đề cần thiết, có tác động trực tiếp đến
chất lượng, số lượng của vật nuôi. Để tăng cường giá trị chăn nuôi trong giá trị
nông nghiệp nói chung, thì việc quản lý chất lượng TĂCN để phục vụ chăn nuôi
cần phải thực hiện triệt để, quyết liệt.
Trong những năm gần đây hệ thống văn bản pháp luật quy định công tác
quản lý tình hình sản xuất, kinh doanh và chất lượng thức ăn đã tương đối hoàn
thiện. Tuy nhiên, thực tế những năm qua, chưa hình thành được hệ thống kiểm
tra, giám sát đến địa phương (hệ thống quản lý còn mỏng chưa đủ mạnh, ở địa
phương ngay cả tại cấp Sở cũng chưa có cán bộ chuyên trách để quản lý ngành
hàng này và chưa tạo được hệ thống mạng lưới đến cấp huyện, xã để nắm bắt
tình hình và phản ánh kịp thời chất lượng thức ăn chăn nuôi). Chưa có mối liên
hệ chặt chẽ, kịp thời giữa trung ương với các địa phương một cách thường
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 20
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
xuyên, định kỳ về quản lý TĂCN.
Bên cạnh đó, hệ thống phòng phân tích giám định chất lượng đã hình thành
nhưng còn ít về mặt số lượng, thiếu các trang thiết bị cần thiết, đội ngũ phân tích
hạn chế về trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và
khắt khe trong lĩnh vực phân tích đánh giá chất lượng TĂCN
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 21
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
Phần III
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Người chăn nuôi, các cơ sở kinh doanh và thức ăn
công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi lợn tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hóa.
Địa điểm lấy mẫu: Các cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên
địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Địa điểmnghiên cứu: Huyện Yên định, Chi cục Quản lý chất lượng Nông
lâm – Thủy sản tỉnh Thanh Hóa, Phòng thí nghiệm trung tâm khoa Chăn nuôi và
Nuôi trồng thủy sản, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2013 đến tháng 7/2013.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Định
- Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.2. Thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Định
- Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định
- Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Yên Định
3.2.3. Tình hình sử dụng, kinh doanh và hệ thống quản lý chất lượng thức
ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định
- Tình hình sử dụng thức ăn hỗn hợp
- Hệ thống phân phối và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý về chất lượng TĂCN
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 22
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
3.2.4. Đánh giá chất lượng dinh dưỡng một số loại thức ăn công nghiệp dùng
trong chăn nuôi lợn được bán trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
3.2.5. Định lượng kháng sinh, vi sinh vật, nấm mốc và kim loại nặng trong
thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn được bán trên địa bàn huyện Yên Định
- Phân tích hàm lượng kháng sinh
- Phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật và độc tố nấm mốc
- Phân tích hàm lượng kim loại nặng
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp phân vùng nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp từsố liệu Thống Kê Phòng Nông nghiệp, Trạm
Thú Y huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá, Chi cục quản lý chất
lượng nông lâm- Thủy sản.Điều tra từ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn huyện Yên Định - tỉnh Thanh Hoá.
3.3.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
- Phương pháp điều tra thông qua các báo cáo, số liệu thống kê của các cơ
quan, ban ngành liên quan.
- Phương pháp điều tra chính thức: Tình hình sử dụng và hoạt động kinh
doanh thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn được điều tra bằng hai bộ câu
hỏi được thiết kế trước tại bốn xã đại diện cả về mặt địa lý và mức độ phát triển
chăn nuôi lợn (Định Long, Định Bình, Định Tường và thị trấn Quán Lào).
- Phương pháp lấy mẫu:
Mục đích của lấy mẫu đại diện là thu được một phần nhỏ từ lô hàng sao
cho việc xác định các đặc tính bất kì của phần nhỏ này sẽ là đại diện cho giá trị
trung bình đặc trưng của lô hàng. Từ lô hàng cần lấy mẫu, lấy lặp lại các mẫu
ban đầu tại các vị trí riêng lẻ khác nhau trong lô hàng. Các mẫu này được gộp lại
bằng cách trộn đều để tạo thành mẫu chung mà từ đó các mẫu phòng thử nghiệm
đại diện được lấy bằng cách chia nhỏ.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 23
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
+ Đối với các chỉ tiêu lý hóa mẫu thức ăn được lấy theo TCVN 4325: 2007
(ISO 06497:2002).
+ Đối với các chỉ tiêu vi sinh vật, mẫu được lấy theo TCVN 8129: 2009
3.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi
- Xác định hàm lượng nước theo TCVN 4326: 2001
- Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1: 2007
- Xác định hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329: 2007
- Định lượng hàm lượng tro thô (hàm lượng khoáng toàn phần) theo TCVN
4327:2007
- Định lượng hàm lượng canxi (phương pháp thể tích)theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 1526-1:2007
- Định lượng hàm lượng photpho (phương pháp quang phổ) theo TCVN
1525:2001.
- Kháng sinh nhóm tetracycline được định lượng theo TCVN 8544: 2010
(AOAC 995.09) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Phân tích tylosin được định lượng theo TCVN 8543: 2010 bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Phân tích Chloramphenicol trong thức ăn chăn nuôi theo phương pháp
Sắc ký lỏng khối phổ.
- Vi khuẩn hiếu khí tổng số (CUF/g) được phân tích theo TCVN 5165-90
- E.coliđược phân tích theo TCVN 6846: 2007
- Salmonella được phân tích theo TCVN 4829: 2005 Phương pháp phát
hiện salmonella trên đĩa thạch.
- Aflatoxin B1 được phân tích theo TCVN 6953: 2001 Phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao.
- Asen được phân tích theo AOAC 957.22 bằng phương pháp so màu.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 24
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54
- Cadimi được phân tích theo TCVN 7603: 2007 bằng phương pháp Quang
phổ hấp thụ nguyên tử.
- Thủy ngân được phân tích theo TCVN 7604: 2007 bằng phương pháp
Quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Chì được phân tích theo TCVN 7602: 2007 bằng phương pháp Quang phổ
hấp thụ nguyên tử.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Thông tin từ các báo cáo, thống kê cũng như số liệu đã công bố khác được
tổng hợp, sau đó phân loại chọn lọc ra những thông tin cần thiết theo nội dung
nghiên cứu.
- Số liệu điều tra trược tiếp và kết quả phân trong phòng thí nghiệm được
xử lý bằng M.Excel 2003.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 25