Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

đánh giá khả năng sản xuất của giống dê boer ở thế hệ thứ 3 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.22 KB, 50 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
Lời c ảm ơn
Nhân dip hoàn thành báo cáo, trước hết tôi xin trình bày tỏ lòng kính
trọng và cảm ơn chân thành tới cô giáo: TS. Mai Thị Thơm đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để báo cáo hoàn thành tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ
Sơn Tây PGS.TS Đinh Văn Bình cùng các cán bộ, Công nhân viên của Trung
tâm đã tạo điều kiện, Giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin gửi
lòng cảm ơn chân thành đến KS. Ngô Hồng Chín và KS Doãn Thị Gắng đã
tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiểm Khoa Chăn Nuôi – Thủy Sản và
các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành báo cáo tốt
nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân trọng cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp
CN 48-A bạn bè gia đình và những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội
Hà nội, ngày 15 tháng 08 năm 2014
Người viết báo cáo
Phanusit Sayakham
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
1
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi dê là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở Việt Nam nhưng
chủ yếu là chăn nuôi tận dụng theo phương thức quảng canh. Nghề này được
phát triển ở vùng trung du và miền núi, vì ở đây có những điều kiện thích hợp
với đặc điểm sinh lý của dê. Có thể nói, chăn nuôi dê là một ngành mới đang
từng bước chứng tỏ vai trò trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, một hướng


phát triển mới hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dê là loại gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới.
Chúng ăn được nhiều loại cây cỏ và không tranh giành lương thực với con
người. Chúng rất dẻo dai, nhanh nhẹn, chịu đựng kham khổ tốt. Có thể nói
rằng dê là bạn của người nghèo. Chăn nuôi dê chỉ cần mức đầu tư ban đầu
thấp, vốn quay vòng nhanh, tận dụng được lao động sản xuất và nguồn phụ
phẩm nông nghiệp dồi dào của nước ta nên rất phù hợp với nhiều vùng trong
nước. Đàn dê Việt Nam phân bố nhiều ở miền Bắc, sau đó đến Tây Nguyên,
duyên hải miền Trung và một số rất ít ở miền Đông và Tây Nam Bộ. Dê được
chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là để lấy thịt nhưng một vài năm gần đây, ngành
chăn nuôi dê ở nước ta đã phát triển theo một hướng mới là chăn nuôi dê lấy
thịt và sữa.
Từ năm 1993, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã quyết định
giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cho Trung tâm Nghiên
cứu Dê – Thỏ Sơn Tây (Viện Chăn Nuôi). Từ đó đến nay chăn nuôi dê được
khởi sắc hiện nay nhiều gia đình khán giả nhờ chăn nuôi dê đặc biệt là vùng
đồi núi nghèo.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
2
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
Ở nước ta trước đây ngành chăn nuôi dê là theo phương thức quảng
canh, tự phát. Các giống chủ yếu là dê thịt và kiêm dụng sữa - thịt với tầm
vóc nhỏ bé và cho năng suất thấp: như dê Cỏ tỷ lệ đạt 33%, khối lượng
trưởng thành của dê Bách Thảo, dê Jumnapari con cái đạt 42 - 46 kg, con đực
70 - 80 kg. Trong khi đó trên thế giới các nước Châu Phi, Anh, Úc, Mỹ đã rất
thành công với chăn nuôi dê thịt Boer, nhằm để phát triển ra sản xuất giống
dê chuyên thịt cao sản nhất thế giới hiện nay và sử dụng con đực nhằm tạo
nâng cao năng suất giống dê thịt hiện có tại Việt Nam. Để đánh giá khả năng
sản xuất của dê Boer nuôi tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: ‘‘Đánh
giá khả năng sản xuất của giống dê Boer ở thế hệ thứ 3 nuôi tại Trung tâm

nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây’’.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích
Đánh giá khả năng sản xuất của giống dê Boer ở thế hệ thứ 3 nuôi tại
Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây
 Yêu cầu
- Các chỉ tiêu sinh trưởng phải được theo dõi trên toàn bộ đàn dê Boer của
Trung tâm.
- Số liệu thu được phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, phải có
phương pháp xử lý số liệu phù hợp để đánh giá chính xác khả năng sinh
trưởng sinh sản của giống dê Boer nuôi tại Trung tâm.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
3
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ Ở TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ
GIỚI
2.1.1. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời nhưng việc phát triển
ngành chăn nuôi này chưa được quan tâm chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ
yếu theo phương thức quảng canh, tận dụng các bãi chăn thả tự nhiên là
chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật. Phần lớn giống dê ở Việt
Nam là giống dê Cỏ địa phương nhỏ con, năng suất thấp, chưa có hệ thống
quản lý trong cả nước, đặc biệt nghề chăn nuôi dê với quy mô lớn chưa được
hình thành. Tuy nhiên, trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà
Nước, đàn dê trong cả nước phát triển với tốc độ nhanh hơn.
Từ năm 1993, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên
cứu và phát triển chăn nuôi dê thịt, dê kiêm dụng sữa - thịt cho Trung tâm
nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây – VCN. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên

cứu toàn bộ các vấn đề chăn nuôi dê và tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây
dựng ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam. Từ đó đến nay ngành chăn nuôi dê thịt,
sữa ở nước ta đã bắt đầu khởi sắc. Theo số liệu của Cục Thống kê Bộ Nông
nghiệp & PTNT năm 2003, tổng đàn dê cả nước tăng lên rõ rệt, hiện có trên
860.000 con, trong đó 72,5% phân bố ở Miền Bắc; 27,5 % phân bố ở Miền
Trung, Tây Nguyên và Miền Nam. Cũng theo số liệu của Cục Thống kê thì
tháng 08/2004 đàn dê, cừu cả nước đã tăng lên 1.023.000 con, trong đó có
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
4
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
trên 1 triệu con dê, 20.000 con cừu, Miền Bắc chiếm 61,8% và Miền Nam
chiếm 38,2%.
Chăn nuôi dê đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi
trong hệ thống nông trại bền vững ở gia đình, đặc biệt là vùng trung du - miền
núi, nơi mà việc phát triển các loại gia súc như bò sữa, lợn lai gặp nhiều khó
khăn. Đây là một ngành chăn nuôi rất mới, vì vậy cần tạo nhiều điều kiện để
phát triển một cách mạnh mẽ hơn nhằm tận dụng được lợi thế sẵn có của con
dê trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Những năm qua Nhà nước đã
quan tâm trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trong nghiên cứu, trong
việc xây dựng mô hình, đặc biệt là việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật thích
hợp về chăn nuôi dê cho các cán bộ kỹ thuật cũng như cho người dân chăn
nuôi gia súc này. Sự quan tâm của Nhà nước càng trở nên thiết thực hơn với
ngành chăn nuôi dê khi có chương trình cải tạo đàn giống quốc gia bằng việc
nhập vào nước ta những giống dê chuyên dụng, cao sản trên thế giới. Năm
1994, nhập ba giống dê kiêm dụng sữa - thịt từ Ấn Độ là Beetal, Jumnapari,
Barbari; đến đầu 2002 tiếp tục nhập nội hai giống dê chuyên sữa từ Mỹ là
Alpine và Saanen, một giống dê chuyên thịt là Boer. Các giống dê này cơ bản
thích nghi với điều kiện chăn nuôi của nước ta và bước đầu đã góp phần cải
tạo nâng cao năng suất của đàn dê trong nước. Các con lai có năng suất cao
hơn so với dê cỏ từ 25 – 50% và đàn dê lai giữa các giống dê ngày càng phát

triển ở nhiều nơi thành phong trào rộng khắp. Chăn nuôi dê đã và đang góp
phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Vài nét về các giống dê hiện có ở Việt Nam
- Đặc điểm chung: Tuổi đẻ lứa đầu sớm, thời gian mang thai ngắn, khả
năng sử dụng thức ăn nghèo chất dinh dưỡng cao, sức chống chịu tốt, dễ thích
ứng với các điều kiện địa phương.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
5
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
* Dê Bách Thảo
Đây là giống dê kiêm dụng sữa - thịt cho đến nay người ta chưa xác
định rõ được nguồn gốc. Một số người cho rằng nguồn gốc của nó là con lai
giữa British - Alpine từ Pháp với dê Ấn Độ đã được nhập vào nước ta nuôi
qua hàng trăm năm nay. Dê bình thường có màu lông đen loang sọc trắng, tai
to cụp xuống, trọng lượng con trưởng thành 40 – 45 kg đối với dê cái; 75 – 80
kg đối với dê đực; dê con sơ sinh nặng 2,6 – 2,8 kg; 6 tháng tuổi nặng 18 – 22
kg, khả năng cho sữa 1,1 – 1,4 kg/ngày, với chu kỳ cho sữa là 148 – 150
ngày, tuổi phối lần đầu là 7 – 8 tháng, đẻ 1,7con/lứa/năm. Dê hiền lành, có thể
nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nhốt kết hợp với chăn thả ở các vùng đều cho kết
quả chăn nuôi tốt.
* Dê địa phương (dê cỏ)
Có màu lông khác nhau, đa số màu vàng hoặc loang trắng đen, trọng
lượng dê trưởng thành là 30 – 35 kg; sơ sinh nặng 1,7 – 1,9 kg; 6 tháng đạt 11
– 12 kg, khả năng cho sữa 350 – 370 g/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 90
-105 ngày, tuổi phối giống lần đầu 6 – 7 tháng; đẻ 1,4 lứa năm; 1,3 con/lứa, tỷ
lệ nuôi sống đến cai sữa 65 – 70% phù hợp với chăn thả quảng canh để lấy
thịt.
- Các giống dê có nguồn gốc từ châu Á:
* Dê Jumnapari

Là giống dê kiêm dụng sữa - thịt của Ấn Độ được nhập vào nước ta từ
năm 1994, có màu lông trắng tuyền, tầm vóc cao to, kết cấu vững chắc, tai to
dài cụp. Khối lượng trưởng thành ở con đực là 70 – 80 kg, con cái là 42 – 46
kg. Tuổi động dục lần đầu là 553 ngày, tuổi đẻ lứa đầu 750 ngày, khoảng cách
lứa đẻ là 229 ngày. Sản lượng sữa 1,25 kg/con/ngày, chu kỳ cho sữa 195
ngày. Dê có thể đẻ 1,3 con/lứa; 1,3 lứa/năm, dê phàm ăn và chịu đựng tốt với
thời tiết nóng bức.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
6
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
*Dê Beetal
Đây cũng là giống dê kiêm dụng sữa - thịt của Ấn Độ được nhập về
cùng với dê Jumnapari, màu lông đen tuyền hoặc loang trắng, tai to dài cụp,
khả năng sản xuất tương đương dê Jumnapari, phàm ăn, hiền lành.
* Dê Alpine
Là giống dê chuyên sữa của Pháp ( nuôi nhiều ở vùng núi Alpine ), màu lông
chủ yếu là màu vàng, đôi khi đốm trắng, tai nhỏ thẳng, trọng lượng trưởng
thành với con cái đạt 40 – 55 kg, con đực 70 – 80 kg. Cao vai : con đực 90 –
100 cm, sản lượng sữa là 900 – 1000 kg/chu kỳ sữa 240 – 250 ngày. Dê
Alpine đã được nhập vào nước ta với số lượng ban đầu là 40 con, đang được
nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây – VCN. Tinh cọng rạ của
giống dê này được nhập về từ Pháp và đang được dùng để lai tạo với các
giống dê trong nước bước đầu đã có kết quả tốt.
* Dê Saanen
Là giống dê chuyên sữa của Thụy Sỹ, nuôi nhiều ở Pháp và các nước Châu
Âu, dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ, có năng suất sữa cao từ 1000 – 1200
kg/chu kỳ, với chu kỳ là 290 – 300 ngày, trọng lượng con cái trưởng thành 45
– 50 kg, con đực đạt 65 – 75 kg. Tinh cọng rạ của giống dê này được nhập
vào nước ta và đã được dùng để lai tạo với dê Bách Thảo cho kết quả tốt. Mới
đây, chúng ta nhập 40 dê Saanen về Việt Nam nuôi thử nghiệm và đang theo

dõi khả năng thích nghi của chúng.
* Dê Boer
Đây là giống dê chuyên dụng thịt, có nguồn gốc từ Châu Phi, mới được
nhập về Việt Nam từ Mỹ và đang nuôi thử nghiệm. Giống dê này có màu lông
trắng, quanh cổ có màu lông vàng, sừng ngắn. Khối lượng sơ sinh 2,5 – 4,5
kg; 3 tháng tuổi đạt 20 – 30 kg, khối lượng trưởng thành ở con cái đạt 80 –
100 kg, con đực đạt tới 120 – 160 kg. Giống dê này có cơ bắp lở nang, sinh
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
7
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
trưởng nhanh. Vì vậy đã có nhiều nước nhập giống dê thịt quý này, ở Mỹ đã
thành lập một Hội chăn nuôi dê thịt Boer nhằm phát triển giống dê này.
* Các con lai
Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng
loạt các công thức lai giữa các giống dê. Dê Bách Thảo đực lai với dê Cỏ cái
cho con lai F1 và F2. Con lai sinh trưởng và tăng trưởng tốt, khả năng sinh
sản và cho sữa đều cao hơn dê Cỏ từ 25 – 70%. Sử dụng dê đực giống Ấn độ
cho lai với dê Cỏ thuần, các con lai đều có khả năng thích nghi với điều kiện
tự nhiên và trình độ chăn nuôi ở nước ta. Hiện nay, việc sử dụng dê đực thuộc
các giống dê Bách Thảo, dê Ấn Độ để nâng cao năng suất đàn dê cỏ đã được
áp dụng rộng rãi ở các địa phương trong cả nước. Nhu cầu con giống của các
giống dê này ngày càng cao nhưng Trung tâm chưa có đủ để cung cấp cho sản
xuất.
Ngành chăn nuôi dê nước ta đang được đa dạng hoá về phẩm giống,
dần đáp ứng các yêu cầu và mục đích chăn nuôi. Chăn nuôi dê đang chuyển
mình góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, phát huy hết những lợi thế vốn
có để vươn lên phát triển. Với số lượng giống dê phong phú nêu trên, Trung
tâm vừa tiến hành nhân thuần ở những nơi có điều kiện nuôi thâm canh, vừa
đẩy mạnh công tác lai tạo, từng bước tăng năng suất đàn dê. Chắc chắn trong
tương lai không xa, công tác giống dê sẽ góp phần tích cực trong việc hình

thành và phát triển ngành chăn nuôi dê sữa - thịt của nước ta.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới
2.1.2.1. Sự phân bố trên thế giới
Dê là loại gia súc nhai lại nhỏ thuộc họ phụ dê cừu được nuôi ở hầu
khắp các châu lục từ phía Bắc bán cầu (Scandinavia) tới phía Nam bán cầu
(Nam Mỹ). Dê có mặt ở mọi vĩ tuyến, chúng có thể sống được trên đỉnh núi
cao (Hymalya) hoặc trong những khu rừng ẩm ướt thuộc Tây Phi. Theo tài
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
8
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
liệu thống kê của FAO – 2004 do Morand - Ferd trình bày tại Hội nghị chăn
nuôi dê thế giới lần thứ 7 (tháng 5-2000) tại Pháp cho biết tổng số dê trên thế
giới có khoảng 678 triệu con và được phân bố như sau:
- Châu Á: 434 triệu con chiếm 64,01%.
- Châu Phi: 204 triệu con chiếm 30,09%.
- Châu Mỹ: 23 triệu con chiếm 3,39%.
- Châu Âu: 16 triệu con chiếm 2,36%.
- Châu Úc: 1 triệu con chiếm 0,15%.
Cũng theo FAO, gần đây cả thế giới đã có 705.228.405 triệu con dê,
trong đó hơn 95 % số dê được nuôi ở các nước đang phát triển.
Dê là loại gia súc nhai lại quan trọng ở các nước đang phát triển, đặc
biệt là Châu Á và Châu Phi (chiếm gần 94% quần thể dê trên thế giới). Dê
được nuôi chủ yếu ở khu vực gia đình với quy mô nhỏ lẻ và chăn nuôi bán
thâm canh. Với mục đích lấy sữa, thịt làm phomát ngành chăn nuôi dê đang
được chú trọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo thông báo của R.M.
Acharya (1992) số lượng dê trên thế giới cũng như sản lượng thịt dê tăng
nhanh hơn so với sản lượng thịt của các loại gia súc khác. Tốc độ sản xuất sữa
dê cũng tăng song còn chậm.Các nước có sản lượng thịt tăng chậm như:
Trung Quốc, Paskistan, Ấn Độ, Inđônêsia.
Trên toàn thế giới có khoảng 102 giống dê, trong đó 2/3 có nguồn gốc

từ Châu Á: Ấn Độ có 20 giống, Trung Quốc có 25 giống và Paskistan có 25
giống.
2.1.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở một số nước trên thế giới
- Ở Philippine, việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cũng được Chính
phủ quan tâm. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê Quốc
gia đã được thiết lập, nghiên cứu toàn diện để đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê
trong những năm tới.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
9
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
- Ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1978 được sự quan tâm của Chính phủ nên
ngành chăn nuôi dê có tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hiện nay, Trung
Quốc có 12 trại dê sữa giống với giống dê sữa Ximong – Saanen là phổ biến
nhất (có thể cho 750 – 800kg sữa/con/chu kỳ). Trung Quốc đã lai tạo giống
này với giống dê địa phương, con lai cho năng suất sữa tăng lên từ 80 – 100%
ở thế hệ thứ 2.Ở đây có tới 95% dê sữa là giống dê Ximong – Saanen và thế
hệ con lai của chúng, họ đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê. Theo
Wang Ruiing Zhang và cộng sự - 1988, Trung Quốc đã có 11 dê con ra đời từ
kỹ thuật tách đôi hợp tử. Trung Quốc là nước phát triển chăn nuôi dê mạnh,
theo Li xing wu, Yan Xi Fan – 1988, cả nước có khoảng 3,2 triệu con.
- Ở Malaysia, theo Borhan Aub Samah (1989) cho biết chăn nuôi dê từ
1976 – 1986 về số lượng đàn dê giảm mỗi năm là 2%, nhưng tiêu thụ thịt dê
lại tăng lên, năm 1977 là 6.034 tấn, năm 1987 hơn 6.595 tấn tăng 9,3%.
Giống dê ở Malasia nhỏ, khối lượng trưởng thành chỉ đạt 20 – 25kg. Họ đã
nhập tinh đông viên của các giống dê Alpine, Saanen, Togenburg, Alpine
Nubian từ nước Đức để lai với giống dê địa phương ở khắp nơi trên cả nước.
Con lai có khối lượng trưởng thành là 32 – 36 kg, cao hơn so với dê nội, vừa
cho thịt và cho sữa.
- Ở Pháp ngành chăn nuôi dê sữa đã có từ lâu đời, với các giống dê nổi
tiếng đang có mặt khắp thế giới là Saanen, Alpine và Poitenvine. Theo Capri

Gene France (1991) tổng đàn dê của Pháp là 900 nghìn con, chủ yếu chăn
nuôi với mục đích lấy sữa. Giống dê Alpine và Saanen có thể cho khoảng 749
– 801 kg sữa/chu kỳ tiết sữa, và chu kỳ tiết sữa có thể kéo dài 251 – 300 ngày,
toàn bộ lượng sữa được làm pho mát ở các gia đình hoặc ở các trang trại.
- Ấn Độ là nước có ngành chăn nuôi dê rất phát triển với các giống như:
Jumnapari, Beetal, Barbari. Công tác nghiên cứu về chăn nuôi dê được Nhà
nước đặc biệt quan tâm. Các Viện nghiên cứu chăn nuôi dê, Viện sữa quốc
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
10
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
gia, các trường Đại học và một số Trung tâm nghiên cứu về dê được thành
lập. Theo Livestock Censur của India (1951 – 1982), P.R. Deoghare, B.V.
Khan cho biết: Hàng năm Ấn Độ sản xuất ra 1.020 tấn sữa, 370 nghìn tấn thịt,
76 nghìn tấn da và 50 tấn lông. Tỉ lệ tăng đàn dê ở Ấn Độ hàng năm là 3,29%
mỗi năm số đầu dê tăng 1,55 triệu con. Theo R.Roy, S.B.Sood và B.V.Khan
(1991) khả năng sản xuất của một số giống dê ở Ấn Độ như sau: Jumnapari,
Beetal, Babari có khả năng tăng trọng tương ứng là 51,5; 56,3; 45,83
g/con/ngày, lượng tiêu tốn VCK thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 9,38; 6,89;
6,17 kg.
Để hội tụ các nhà khoa học nghiên cứu tổ chức sản xuất, trao đổi học tập,
giúp đỡ lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên thế giới, năm 1976
Hội chăn nuôi dê thế giới (International Goat Asociation) đã được thành lập,
trụ sở đặt tại bang Massachuest của Mỹ. Cứ 4 năm Hội chăn nuôi dê thế giới
tổ chức họp một lần. Hội nghị lần thứ 5 họp tại Ấn Độ vào tháng 05/1992,
Hội nghị lần thứ 6 họp tại Trung Quốc vào tháng 08/1996, hội nghị thứ 7 họp
tại Pháp vào tháng 05/2000 với trên 40 nước tham dự và có báo cáo khoa học
trên tất cả các lĩnh vực về chăn nuôi dê trên toàn thế giới.
Khu vực Châu Á cũng thành lập Tổ chức chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ
(Small Ruminant Production Systems Network for Asia), địa điểm tại
Inđonesia nhằm mục đích đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát

triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực.
2.2 KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ
2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống, hai quá
trình này không có ranh giới: Có phát dục đồng thời cũng có sinh trưởng và
ngược lại; ở bộ phận này có phát dục thì bộ phận khác có sinh trưởng. Hoặc
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
11
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
sự sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song song và tồn tại trong cùng một
bộ phận của cơ thể.
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng trong cơ thể gia
súc để tăng thêm thể tích, khối lượng và hoàn thiện từng bộ phận của cơ thể (
sự thay đổi về lượng ). Các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm riêng của mình
về quá trình sinh trưởng. Viện sĩ I.I. Somangeozen (1935) cho rằng: “Sự phát
triển của cơ thể sống là sự tích luỹ các tế bào tăng lên về khối lượng, thể tích
ở các phần hoạt động của cơ thể đồng thời sinh ra năng lượng tự do cơ thể
lớn lên về khối lượng, tăng lên về chiều dài, chiều rộng và chiều cao ”. Còn
G. Lewi (1925) cho rằng: “ Sinh trưởng là cơ thể sinh vật tăng lên về khối
lượng, thể tích về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Cơ thể sinh vật thực
hiện những quá trình chuyển hoá, trao đổi chất cơ bản để tạo ra vật chất của tế
bào sống”.
Phát dục là quá trình thay đổi, là sự tăng thêm, hoàn chỉnh thêm các
tính chất, chức năng các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh sự phát triển của cơ thể động vật có tính giai đoạn. Mỗi giai đoạn
phát triển khác nhau thì quá trình sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau.
Giai đoạn đầu là thời kỳ bào thai quá trình phát dục mạnh và nhanh để tạo nên
các tổ chức bộ phận của cơ thể, đồng thời quá trình sinh trưởng cũng rất khẩn
trương. Đến giai đoạn cuối bào thai thì quá trình phát dục chậm hơn và sinh
trưởng lại rất khẩn trương, sự tăng lên về khối lượng, thể tích cơ thể rất

nhanh. Do đó sự phát dục là nguồn nguyên liệu đầu tiên cho sự sinh trưởng.
Từ đây có thể thấy được sự liên quan chặt chẽ giữa hai quá trình sinh trưởng
và phát dục. Hai quá trình này làm nền cho sự phát triển của cơ thể.
Để xác định quá trình sinh trưởng của cơ thể gia súc, người ta thường
dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể.
Định kỳ về khoảng cách thời gian cân và đo gia súc phụ thuộc vào tuổi, loài,
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
12
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
giống và mục đích của việc nghiên cứu. Ở gia súc non khoảng cách hai lần
cân, đo liên tiếp dài còn với gia súc có thời gian sinh trưởng ngắn thì khoảng
cách ngắn hơn. Có trường hợp cần thiết phải cân và đo hàng ngày. Nhìn
chung khoảng cách giữa hai lần cân, đo liên tiếp càng ngắn thì mức độ chính
xác càng cao. Quy định về thời gian cân, đo đối với gia súc nhai lại như sau:
sơ sinh, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng tuổi.
Để biểu thị tốc độ sinh trưởng của cơ thể người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu là độ sinh trưởng tích luỹ, độ sinh trưởng tuyệt đối và độ sinh trưởng
tương đối.
• Sinh trưởng tích luỹ
Là khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể của gia súc tích luỹ được
trong một khoảng thời gian. Sinh trưởng tích luỹ phản ánh sự tăng trọng
lượng hoặc giảm trọng lượng cơ thể gia súc sau một khoảng thời gian nuôi
dưỡng. Dựa vào sinh trưởng tích luỹ chúng ta có thể biết được ở vào giai đoạn
nào cơ thể gia súc sinh trưởng nhanh và ở giai đọan nào cơ thể gia súc sinh
trưởng chậm.
•Sinh trưởng tuyệt đối
Là khối lượng và kích thước, thể tích cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn
vị thời gian.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối được xác định theo công thức:
A =

12
12
tt
VV



Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối, đơn vị tính: g/con/ ngày.
V
1
là khối lượng cơ thể tích luỹ được ứng với thời điểm t
1
.

V
2
là khối lượng cơ thể tích luỹ được ứng với thời điểm t
2
.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
13
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
• Sinh trưởng tương đối
Là tỷ lệ % của trọng lượng hay kích thước có thể tăng lên của lần khảo sát
sau so với lần khảo sát trước.
Độ sinh trưởng tương đối được tính theo công thức:
R (%) =
).(5,0
12
12

VV
VV
+

. 100
Trong đó: R là độ sinh trưởng tương đối, đơn vị tính %.
V
1
là khối lượng của lần khảo sát 1.
V
2
là khối lượng của lần khảo sát 2.
Độ sinh trưởng tương đối cho thấy mức độ tăng lên về khối lượng,
thể tích của cơ thể ở lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.
Dựa vào việc đánh giá ngoại hình của gia súc qua cân khối lượng và đo
kích thước các chiều của cơ thể, chúng ta có thể ước tính được sức sản xuất
của con vật vì ngoại hình thể chất có liên quan đến sức khoẻ, cấu tạo, chức
năng của các bộ phận cũng như khả năng sản xuất của con vật và là hình dáng
đặc trưng của một giống gia súc.
Quá trình phát triển của cơ thể từ bào thai đến trưởng thành rồi già cỗi
đều tuân theo những quy luật tự nhiên của sinh vật. Cũng giống như các loài
gia súc khác sự sinh trưởng và phát dục của dê tuân theo ba quy luật đó là quy
luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng và phát dục
không đồng đều, quy luật sinh trưởng và phát dục theo chu kỳ.
Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc phải trải qua một số giai
đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi điều kiện sống nhất định và đều có đặc điểm
riêng. Theo quy luật sinh trưởng này thì quá trình sinh trưởng phát dục của
gia súc có thể chia làm hai giai đoạn : Giai đoạn phát triển trong cơ thể gia
súc mẹ và giai đoạn phát triển ngoài cơ thể gia súc mẹ. Trong đó, giai đoạn

phát triển trong cơ thể gia súc mẹ được tính từ lúc trứng được thụ tinh đến khi
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
14
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
con vật được sinh ra. Giai đoạn này được chia thành ba thời kỳ là: Thời kỳ
phôi, thời kỳ tiền thai nhi, thời kỳ thai nhi. Trong ba thời kỳ này thì thời kỳ
thai nhi có sự sinh trưởng đạt tốc độ cao nhất thể hiện qua thể trọng, kích
thước của thai tăng rất nhanh, 3/4 khối lượng thai hình thành trong thời kỳ
này. Giai đoạn phát triển ngoài cơ thể gia súc mẹ được tính từ khi con vật sinh
ra được chia làm bốn thời kỳ là : Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ
trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Mỗi thời kỳ đều có những đặc điểm riêng về
sự sinh trưởng và phát dục.
Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ
Quá trình sinh trưởng của gia súc chịu tác động của nhiều yếu tố, các
yếu tố tác động đến hệ thần kinh làm cho sự hưng phấn và ức chế của hệ thần
kinh luôn thay đổi, cùng với sự thay đổi đó là sự đồng hoá và dị hoá có thời
kỳ mạnh, có thời kỳ yếu. Chính từ tính chất không đồng đều của hệ thần kinh
và quá trình trao đổi chất mà sự sinh trưởng phát dục của gia súc cũng chịu
ảnh hưởng theo một nhịp độ lúc yếu lúc mạnh. Và biểu hiện rõ rệt nhất của
nhịp độ phát triển không đồng đều là hiện tượng tăng trọng của cơ thể. Có
những thời kỳ gia súc tăng trọng nhanh, nhưng cũng có lúc chậm.
Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều
Đặc điểm nổi bật nhất trong sự phát triển của cơ thể gia súc là sự sinh
trưởng và phát dục không đồng đều. Đặc điểm đó thường thể hiện ở sự thay
đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trọng của cơ thể tuỳ theo
tuổi. Có bộ phận ở thời kỳ này phát triển nhanh, ở thời kỳ khác lại phát triển
chậm, ví dụ như bộ xương của cơ thể gia súc có móng (trâu, bò, lợn, dê, cừu).
Các xương ngoại vi như xương bả vai, cánh tay, bàn tay, bàn chân trong thời
kỳ ngoài bào thai phát triển với cường độ rất chậm so với các loại xương trục
như xương ống, xương sườn, xương mỏ ác còn trong thời kỳ bào thai thì

ngược lại. Sự phát triển không đồng đều còn thể hiện ở các cơ quan bộ phận
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
15
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
khác, ví dụ như xương và tim phát triển mạnh ở giai đoạn trong thai còn ở
giai đoạn ngoài thai thì phát triển chậm.
Quy luật này phụ thuộc nhiều vào giống, tính biệt, điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng, quản lý. Quá trình phát dục cũng mang các đặc điểm nổi bật của
gia súc sinh trưởng đó là quá trình đồng hoá luôn luôn mạnh hơn dị hoá, thể
hiện ở sự lớn lên về khối lượng cơ thể. Đồng thời các bộ phận của cơ thể phát
triển không đều, sự tích luỹ chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng không giống
nhau.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng:
Ở mỗi cơ thể khác nhau, mỗi loài khác nhau hoặc điều kiện sống khác
nhau đều ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng. Sự sinh trưởng của dê chịu ảnh
hưởng của các yếu tố chính sau.
2.2.2.1. Nhân tố di truyền - giống
Di truyền giống là đặc tính của sinh vật được chuyển từ bố mẹ đến đời
con cháu những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di truyền về sức sản
xuất cao hay thấp, chuyên môn hoá hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá
trình sinh trưởng phát dục, nhất là ảnh hưởng đến những bộ phận trực tiếp đến
sức sản xuất. Ví dụ như bò sữa cao sản thì bầu vú to, tĩnh mạch vú phát triển
sẽ có năng suất cao…Để tính di truyền trong sự phát triển ta phải chọn lọc
những cá thể đực cái có những tính di truyền mong muốn (sinh trưởng phát
dục nhanh, sức sản xuất cao. . .) cho giao phối, trong quá trình đó phải chọn
lọc những cá thể có đặc tính tốt để củng cố tính di truyền. Theo tác giả R.M.
Achya (1992), hệ số di truyền về tính trạng khối lượng của dê như sau:
Tính trạng Hệ số di truyền
- Khối lượng cai sữa 0,3 – 0,5
- Khối lượng 12 – 16 tháng tuổi 0,5

Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
16
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
Như vậy di truyền quy định khả năng sinh trưởng của con vật đồng thời
sinh trưởng của con vật cũng phản ánh đặc tính di truyền của nó. Nếu con vật
được hưởng những đặc tính di truyền tốt từ tổ tiên, bố mẹ của nó thì con vật
sẽ có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, sức sản xuất cao; ngược lại với sinh
vật được hưởng đặc tính di truyền xấu từ bố mẹ thì khả năng sinh trưởng sẽ
kém hơn. Các giống khác nhau có đặc tính di truyền khác nhau nên khả năng
sinh trưởng sẽ khác nhau.
2.2.2.2. Mức độ dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong giai
đoạn bào thai đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cơ thể con vật, làm cho cơ
thể phát triển không hoàn chỉnh. Tình trạng này phát triển cho đến khi con vật
trưởng thành sẽ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng và làm cho con vật có sức
sản xuất thấp dẫn đến phải loại thải. Thức ăn và mức độ dinh dưỡng đã ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất sinh trưởng của con vật. Khi thức ăn được cung
cung cấp đầy đủ, cân đối về thành phần dinh dưỡng thì sinh trưởng nhanh,
tiêu tốn đơn vị thức ăn/kg tăng trọng giảm. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích sử
dụng mà người ta cho dê ăn theo những khẩu phần dinh dưỡng khác nhau, với
dê nuôi lấy thịt thì mức độ dinh dưỡng đầy đủ tạo điều kiện cho sự tích luỹ
của mô cơ và mô mỡ. Song việc nuôi dê cái hậu bị nếu cho ăn lượng dinh
dưỡng dồi dào, làm tăng tích luỹ mỡ ở tuổi còn non sẽ không có lợi cho sự
hình thành sức sản xuất sữa và hoạt động sinh sản của chúng (hiện tượng săn
sổi). Do đó nuôi dê cái hậu bị ở mức độ dinh dưỡng quá cao là không nên.
2.2.2.3 Loại hình thức ăn
Loại hình thức ăn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nhận của
gia súc do các loại thức ăn khác nhau có độ ngon miệng khác nhau, từ đó sẽ
ảnh hưởng dến sinh trưởng của cơ thể gia súc.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội

17
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
Nếu dê con được ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển của
dạ cỏ, chóng hoàn thiện hệ sinh vi sinh vật dạ cỏ, tạo điều kiện phát triển
nhanh sử dụng tốt hơn các loại thức ăn thô xanh.
Nuôi dê con hướng sữa với hình thức ăn tinh cao sẽ không hợp lý và
không kinh tế, dễ gây ra những rối loạn về trao đổi chất và chức năng sinh
sản, làm rút ngắn thời gian sử dụng gia súc. Bên cạnh đó, sử dụng thức ăn tinh
nhiều sẽ cản trở sức sản xuất và tạo điều kiện cho sự tích luỹ mỡ trong cơ thể.
Hơn thế nữa, các loại thức ăn khác nhau có hệ số choán khác nhau nên
lượng thức ăn thu nhận tối đa khác nhau, do vậy ảnh hưởng đến lượng dinh
dưỡng cung cấp cho cơ thể, tốc độ sinh trưởng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
2.2.2.4. Yếu tố chăm sóc
Các yếu tố chăm sóc: Chế độ nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, việc
xây dựng và bố trí chuồng nuôi đảm bảo (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ), sự vận
động tích cực có tác động đến gia súc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển và hoạt động của các cơ quan nội tiết, ngoài ra nó còn chi phối
mạnh đến cường độ và chiều hướng trao đổi chất của cơ thể con vật, nhất là
khi chúng còn non.
Yếu tố ánh sáng, đặc biệt là tia tử ngoại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của dê, nếu thiếu ánh sáng tử ngoại con vật sẽ bị thiếu vitamin D và thường
kéo theo sự rối loạn hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, bệnh xương trầm
trọng thêm, con vật dễ bị bại liệt.
Ngoài ra vận động tích cực có vai trò lớn trong sự phát triển của dê và
sự hình thành sức sản xuất. Vận động làm tăng tính thèm ăn và sự phát triển
tốt của các cơ quan bên trong. Dê cái vận động tích cực còn có ảnh hưởng tốt
đến sự hình thành sức sản xuất sữa.
Vậy chúng ta có thể khẳng định một điều rằng, chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng, quản lý, khai thác sử dụng hợp lý có vai trò rất quan trọng, nó tạo điều
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội

18
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
kiện cho tiềm năng di truyền của vật nuôi được phát huy tối đa. Từ đó chứng
tỏ rằng sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhân tố di truyền - giống và chăm sóc
nuôi dưỡng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi nuôi dê nói riêng.
2.2.2.5. Yếu tố ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh như khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên như:
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, bão, hạn hán có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ
thể gia súc, đến sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể nhiều ảnh hưởng
gián tiếp đến sự phát triển cây thức ăn.
Nếu khí hậu thuận lợi thì con vật sinh trưởng tốt còn khí hậu thay đổi
nó sẽ là những tác nhân gây ra strees đối với vật nuôi, để lại những hậu quả
lớn đối với gia súc và làm sụt giảm năng suất chăn nuôi, khí hậu độc hại có
thể làm cho gia súc ngừng sinh trưởng có thể dẫn đến chết gia súc, ví dụ: mùa
hè dê tiết ít sữa hơn mùa đông vì tần số hô hấp, nhịp thở, thân nhiệt tăng.
Vì vậy khi cho gia súc ăn theo khẩu phần cân đối, theo từng giai đoạn phát
triển cũng như có chế độ vận động thích hợp, chuồng trại sạch sẽ đều thúc đẩy
quá trình sinh trưởng của gia súc.
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÊ
2.3.1 Tuổi thành thục về tính của dê
Sinh sản là một đặc tính tất yếu của gia súc để duy trì, bảo tồn giống
nòi. Mỗi loài động vật đều có một chu kỳ sống riêng và phải trải qua những
giai đoạn nhất định. Khởi điểm là lúc tế bào trứng của con cái được thụ tinh
bởi tinh trùng của con đực hình thành nên hợp tử. Tiếp theo là sự phân chia tế
bào một cách nhanh chóng cùng với sự chuyên biệt hoá của các tế bào con,
dẫn đến sự hình thành các lớp mầm và cơ quan của cơ thể. Cuối cùng sinh ra
cá thể mới và cá thể này được tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Trong môi
trường này cơ thể vật nuôi tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn. Đến
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội

19
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
một giai đoạn nhất định các con vật sẽ có biểu hiện về tính dục và sản sinh ra
các giao tử hoạt động. Lúc đó con vật ở giai đoạn thành thục về tính. Như vậy
tuổi thành thục về tính dục phải qua hai điều kiện: Tuổi dậy thì và sinh ra các
giao tử hoạt động. Theo ‘‘Jainudeer M.R’’ (1990) thì tuổi thành thục của dê
cái là 5 – 7 tháng, còn Nguyễn Quang Tuyên và Phạm Thị Phương Lan
(1999) cho biết tuổi thành thục về tính của dê Bách Thảo là 182,5
±
6,7 ngày
kết quả nghiên cứu trên đàn dê Boer của Doãn Thị Gắng và cộng sự (2003).
Cho thấy rằng tuổi động dục lần đầu trung bình là 414,5
±
2,16 ngày, Phạm
Trọng Bảo và cộng sự (2003) khi nghiên cứu trên đàn dê Alpine và Saanen
thông báo chỉ tiêu này ở dê Saanen là 207,4
±
19,4 và ở dê Alpine đạt 231,2
±
22,2 ngày
Sau khi thành thục tính dục con vật tiếp tục phát triển cho đến khi thành
thục về thể vóc. Các loài gia súc khác nhau có tuổi thành thục thể vóc khác
nhau: bò 5 năm, trâu 6 năm, dê 2,5 năm. Sau một thời gian con vật già đi và
chết.
Tuổi động dục lần đầu là vào thời điểm dê cái thành thục chức
năng sinh dục và xuất hiện sự ham muốn giao phối lần đầu. Tuổi động dục lần
đầu được tính bằng ngày hoặc tháng tuổi. Theo Đinh Văn Bình và cộng sự
(1998) cho biết tuổi động dục lần đầu ở Ấn Độ như sau: với giống Jumnapari
là 406,5 ngày; Giống Beetal là 213,1 ngày. Còn theo Đậu Văn Hải và Cao
Xuân Thìn (1999) thông báo về tuổi động dục lần đầu của giống dê lai

Saanen-Jumnapari là 455,3 ngày. Nhưng thường không cho phối giống ở độ
tuổi này vì gia súc chưa đủ thành thục về thể vóc.
2.3.2. Tuổi phối giống lần đầu
Chỉ tiêu này chủ yếu do người chăn nuôi quy định. Mặc dù tuổi động
dục lần đầu của dê là 5 – 7 tháng nhưng thường 10 – 12 tháng tuổi mới cho
phối giống vì khi đó dê đạt khoảng 65 – 70% khối lượng trưởng thành. Theo
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
20
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
Phạm Trọng Bảo và cộng sự (2003) khi nghiên cứu trên đàn dê Alpine và
Saanen ở Trung Tâm Dê - Thỏ Sơn Tây cho biết tuổi phối giống lần đầu của
dê Saanen trung bình là 235
±
18,6 và của dê Alpine là 279
±
21,6 ngày. Cộng
trên chỉ tiêu này Doãn Thị Gắng và cộng sự (2003) nghiên cứu trên đàn dê
Boer nuôi tại Trung Tâm đạt 450
±
23,8 ngày (15 tháng)
2.3.3. Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu được tính từ khi con vật sinh ra đến ngày đẻ lứa đầu
tiên. Thời gian này càng ngắn thì con vật càng sớm tạo ra sản phẩm. Tính
trạng này phụ thuộc vào các yếu tố như: di truyền, ngoại cảnh, chế độ chăm
sóc, thời điểm phối giống, phương pháp phối giống, chất lượng tinh… Đây là
một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng phản ánh thời gian đưa con vật vào
khai thác sớm hay muộn. Theo Đặng Xuân Biên (1997) tuổi đẻ lứa đầu của dê
Cỏ Việt Nam là 11 tháng, còn theo Nguyễn Thị Mai (2000) thì tuổi đẻ lứa đầu
của dê Bách Thảo là 11 – 12 tháng. Khi nghiên cứu trên con lai F
1

giữa giống
dê Bách Thảo và dê Cỏ thì nhóm nghiên cứu của Lê Văn Thông, Lê Viết Ly,
Tạ Duyên Hào và cộng sự (1999) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của con lai F
1
giữa
giống dê Bách Thảo và dê Cỏ là 359,8 ngày.
2.3.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là khoảng thời gian giữa hai lần đẻ trước
với lần đẻ sau. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của dê
cái, đồng thời có liên quan chặt chẽ với sự sản xuất sữa của chúng, ảnh hưởng
tới tổng số dê con được sinh ra trong một đời dê mẹ. Cũng như các tính trạng
sinh sản khác, khoảng cách lứa đẻ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như
giống, thức ăn, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc… Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
chủ yếu là do thời gian có chửa lại sau khi đẻ quyết định, bởi vì độ dài thời
gian mang thai là một hằng số sinh lý không thể rút ngắn được. Theo Đinh
Văn Bình và cộng sự (1994) cho biết khoảng cách lứa 3 giống dê Jumnapari,
Beetal, Barbari lần lượt là: 304,8 ngày, 556,4 ngày, 398,6 ngày. Còn theo Đậu
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
21
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
Văn Hải và Cao Xuân Thìn (1999) thông báo về khoảng cách lứa đẻ của con
lai giữa hai giống dê Saanen – Jumnapari là 240,6 ngày, theo Phạm Trọng
Bảo và cộng sự (2003) thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ của dê Saanen là 362
ngày và dê Alpine là 336 ngày. Khi nghiên cứu trên đàn dê Boer nhóm nghiên
cứu của Doãn Thị Gắng (2003) cho biết chỉ tiêu này đạt 325 ngày.
2.3.5. Thời gian động dục lại sau khi đẻ
Thời gian động dục lại sau khi đẻ của dê khi cơ quan sinh dục cái đã
hồi phục ở trạng thái bình thường. Theo Đậu Văn Hải và Cao Xuân Thìn
(1994) thì thời gian động dục lại sau khi đẻ của con lai giữa hai giống Saanen
– Jumnapari là 70,5 ngày. Đinh Văn Bình và công sự (1994) thông báo về chỉ

tiêu này của 3 giống dê Jumnapari, Beetal, Barbari lần lượt là: 86,5 ngày,
105,9 ngày, 52,6 ngày. Theo một số tác giả như Doãn Thị Gắng và cộng sự
(2003) thì thời gian động dục lại sau khi đẻ của dê Boer khi mới nhập từ Mỹ
về (2002 – 2005) là 151 ngày, cũng trên chỉ tiêu này nhóm nghiên cứu của
Phạm Trọng Bảo và cộng sự (2003) thông báo dê Saanen là 165 và dê Alpine
là 100 ngày.
2.3.6. Thời gian mang thai
Là thời gian tính từ lúc gia súc cái thụ thai đến khi đẻ. Ở dê, thời gian
mang thai khoảng 150 ngày. Theo Janudeer M.R (1987) thời gian mang thai
của dê là 149 ngày (dao động từ 144 – 154 ngày), vì vậy phải chuẩn bị đỡ đẻ
cho dê trước 140 ngày, Prand.J.I (1982) xác định thời gian mang thai của dê
151 ngày (dao động 145 – 160). Còn theo Đinh Văn Bình (1995) thông báo
thời gian mang thai của dê khoảng 143 – 154 ngày. Các nghiên cứu của Phạm
Trọng Bảo và cộng sự (2003) Doãn Thị Gắng và cộng sự (2003) cũng thông
báo về thời gian mang thai của dê Saanen, Alpine và dê Boer đạt tương ứng:
148,5; 148,8 và 147,5 ngày. Đây là một hằng số sinh lý nên không thể thay
đổi nhiều mà chỉ dao động xung quanh thời gian từ 143 đến 160 ngày.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
22
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
2.3.7. Số con sơ sinh/lứa
Đây là chỉ tiêu cho biết số con sơ sinh đẻ ra trong một lứa của dê mẹ.
Theo Đinh Văn Bình và cộng sự (1994) cho biết dê Bách Thảo đẻ khoảng
1,68 con/lứa, dê Jumnapari là 1,3 con/lứa, dê Beetal là 1,3 con/lứa. Doãn Thị
Gắng và cộng sự (2003) nghiên cứu trên đàn dê Boer nhập từ Mỹ về cho biết
số con sơ sinh/lứa là 1,8; còn Phạm Trọng Bảo và cộng sự (2003) thông báo
chỉ tiêu này ở dê Saanen là 1,65 và 1,57 ở dê Alpine. Như vậy những giống dê
sữa Saanen, Alpine và dê thịt Boer đã thích nghi tốt với điều kiện khí hậu
cũng như tình hình cung cấp dinh dưỡng cho đàn dê tương đối tốt nên số con
sơ sinh/lứa đạt cao hơn các giống dê kiêm dụng sữa – và dê nội

2.3.8. Số con sơ sinh/cái/năm
Là số con sơ sinh trong một năm của một dê cái. Nó phản ánh số con
đẻ ra hàng năm của dê mẹ. Chỉ tiêu này ở dê Cỏ là 2,03 con/cái/năm, dê Bách
Thảo là 2,81 con/cái/năm (Dương Văn Lợi - 1996); dê Alpine là 1,75; dê
Saanen là 1,65; và dê Boer đạt 2,34
2.3.9. Số lứa/cái/năm
Là chỉ tiêu xác định số lứa đẻ ra của dê cái trong một năm. Các giống
dê khác nhau thì số lứa đẻ trên năm cũng khác nhau. Dê Bách Thảo khoảng
1,7 lứa/năm theo Dương văn Lợi (1996), còn theo Đinh Văn Bình và cộng
(1998), chỉ tiêu này ở dê Jumnapari là 1,3 lứa/năm. Theo Phạm Trọng Bảo
(2003) và cộng sự thì dê Saanen và dê Alpine có số lứa trên/cái/năm thấp
tương ứng là 1,0 và 1,11 con
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
2.4.1. Di truyền và giống
Các nghiên cứu về di truyền ứng dụng trong công tác giống dê đã
được nhiều tác giả quan tâm, theo R.M.Acharyya (1992) hệ số di truyền một
số tính trạng quan trọng của dê như sau:
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
23
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
Tính trạng Hệ số di truyền
- Tuổi đẻ lứa đầu 0,32 - 0,56
- Số con sinh ra/lứa 0,1 - 0,24
- Khoảng cách lứa đẻ 0,2
Như vậy, các giống khác nhau và ngay cả các cá thể trong cùng một
giống cũng có khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên hệ số di truyền về khả
năng sinh sản rất thấp nên sự khác nhau về sinh sản chủ yếu là do ngoại cảnh
chi phối thông qua tương tác với cơ sở di truyền của từng giống và từng cá
thể.
2.4.2. Nuôi dưỡng

Đối với dê cái, cung cấp quá nhiều hay quá ít các chất dinh dưỡng đều
ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản. Nuôi dưỡng ở mức thấp với dê
cái tơ làm kìm hãm sinh trưởng nên chậm đưa vào sử dụng và giảm khả năng
sinh sản về sau. Mặt khác, thiếu dinh dưỡng đối với dê cái trưởng thành sẽ
kéo dài thời gian hồi phục sau khi đẻ. Hơn nữa thiếu dinh dưỡng, gia súc sẽ
gầy yếu, dễ bị mắc bệnh tật nên sẽ giảm khả năng sinh sản. Ngược lại, nếu
dinh dưỡng quá cao, nhất là quá nhiều gluxit sẽ làm cho con vật quá béo,
buồng trứng tích mỡ nên giảm hoạt động chức năng.
Bên cạnh đó, loại hình thức ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản. Thức ăn kiềm tính thích hợp cho sự phát triển của hợp tử và bào thai.
Thức ăn toan tính làm giảm tỷ lệ thụ thai do các yếu tố tạo axit cao gây ra sự
nghèo kiềm, một mặt do sự mất cân đối trong bản thân thức ăn, kiềm bị cơ thể
thải ra ngoài cùng các yếu tố tạo axit thừa dưới dạng muối, gây toan huyết,
không thích hợp cho sự hình thành hợp tử.
Ngoài ra sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần cũng ảnh
hưởng sâu sắc và mặt tới hoạt động sinh sản của con cái. Ví dụ: thừa photpho
sẽ tạo photphat Ca, Na, K thải ra ngoài dẫn tới mất kiềm, toan huyết. Ngược
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
24
Báo cáo tốt nghiệp Phanusit Sayakham – CNTY 48A
lại nếu thiếu photpho sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ năng buồng trứng làm cho
buồng trứng nhỏ lại, noãn bào ít, sau khi đẻ thường chỉ động dục 1-2 lần, nếu
không phối kịp thời thì phải đến sau khi cạn sữa mới động dục lại.
2.4.3. Chăm sóc quản lý
Nếu chăm sóc quản lý không tốt để gia súc gầy yếu, dễ sảy thai, mắc
các bệnh, đặc biệt là các bệnh sản khoa sẽ làm giảm khả năng sinh sản. Bỏ
qua các chu kì động dục không phát triển được, phối giống không đúng kỹ
thuật, không có sổ sách theo dõi, do phối giống đồng huyết v.v là những
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản của dê.
2.4.4. Bệnh tật

Các bệnh đường sinh dục, sảy thai truyền nhiễm, ký sinh trùng đường sinh
dục, bệnh buồng trứng, tử cung v.v đều là những bệng nguy hiểm ảnh
hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
2.4.5 Phẩm chất tinh dịch và kỹ thuật phối giống
Tinh dịch của con đực qúa loãng hay phẩm chất kém sẽ làm giảm khả
năng thụ thai. Phương pháp phối giống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ
thai và sinh sản nói chung.
Khoa Chăn nuôi – Thuỷ Sản Trường ĐHNNI-Hà Nội
25

×