Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống swiss tại viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.69 KB, 52 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
&
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và theo dõi một số chỉ tiêu sinh
sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc
xin và Sinh phẩm y tế”
HÀ NỘI - 2014
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nói đến loài chuột người ta thường nghĩ ngay đến chuột phá hoại mùa
màng, truyền dịch bệnh gây hại cho con người. Tuy vậy, ngoài những tác hại do
chúng gây ra, loài chuột cũng có những điểm rất có ích đối với khoa học.
Từ năm 1889, loài chuột bắt đầu được sử dụng làm vật nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm. Chuột được dùng làm thí nghiệm do thời gian mang thai, sinh
trưởng và vòng đời ngắn nên các nhà khoa học có thể sớm thấy những gì diễn
biến trong nghiên cứu. Hơn nữa, hệ gen của chuột tương đối giống người. Vì
vậy, chuột được dùng để nghiên cứu các chứng bệnh và vắc xin có thể sẽ được
dùng để phòng bệnh cho con người.
Tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, sử dụng nhiều
chuột nhắt trắng, hàng năm cần trên 10.000 con phục vụ công tác kiểm định chất
lượng vắc xin và sinh phẩm y tế.
Để chủ động cho việc cung cấp động vật thí nghiệm nói chung và chuột
nhắt trắng nói riêng đảm bảo số lượng và chất lượng, các cơ sở chăn nuôi động
vật thí nghiệm cần biết được nhu cầu sử dụng. Đặc biệt phải có sự hiểu biết rất
rõ về các đặc tính sinh lý sinh sản của loài động vật được nghiên cứu.
Cũng như các loài động vật có vú khác, sinh sản ở chuột nhắt trắng chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: độ tuổi sinh sản, lứa đẻ, điều kiện nuôi
dưỡng, . Những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn tới tỉ lệ động dục, khả năng thụ
thai, số con đẻ ra và số con thu được sau quá trình nuôi theo mẹ. Ở động vật đa


thai, trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng thì độ tuổi sinh sản và lứa đẻ là 2
nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sinh sản tại thời điểm đó.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
1
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả
năng sinh trưởng và theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt
trắng giống Swiss tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế”.
Mục tiêu của đề tài:
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của chuột
- Tìm hiều về một số chỉ tiêu sinh sản (tỉ lệ chửa, tỉ lệ đẻ, số con sinh ra
còn sống, số con thu được sau dứt sữa) của loài chuột nhắt trắng giống Swiss.
- Đánh giá ảnh hưởng của trọng lượng, lứa đẻ tới khả năng sinh sản cửa
chuột Swiss.
Từ kết quả theo dõi, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị đề xuất nâng cao
chất lượng đàn chuột Swiss, nâng cao hiệu quả sinh sản trong công tác cung cấp
động vật thí nghiệm.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
2
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SỰ THUẦN DƯỠNG VẬT NUÔI
Tất cả những loài gia súc, gia cầm hiện nay đều có nguồn gốc là động vật
hoang dã và đã được thuần dưỡng do bàn tay và trí óc của con người. Trước khi
trở thành những vật nuôi như hiện nay, động vật hoang dã đã phải trải qua một
quá trình chọn lọc, huấn luyện, cải tiến nuôi dưỡng lâu dài.
Sự thuần dưỡng vật nuôi lúc đầu chỉ là một việc không có ý thức rõ rệt, sau

dần mới trở thành một công việc hoàn toàn có mục đích, có kế hoạch, có phương
pháp, có kỹ thuật và trải qua nhiều đời đã trở thành một việc chọn lọc có ý nghĩa
lớn trong đời sống của con người. Sự thuần dưỡng bắt đầu bằng việc bắt thú hoang
huấn luyện, khai thác, biến đổi nó thành gia súc, gia cầm và ngày nay đã tạo nên
những phẩm giống gia súc, gia cầm cao sản có hướng sản xuất nhất định.
Trải qua một quá trình thuần dưỡng lâu dài đó, vật nuôi bắt nguồn từ động
vật hoang dã đã có những thay đổi như sau:
+ Thay đổi về khả năng sản xuất: đây là sự thay đổi quan trọng và có ích
nhất đối với đời sống con người.
+ Sức sản xuất của vật nuôi tiến theo hướng nhất định: không những sức
sản xuất của vật nuôi so với động vật hoang dã đã được thay đổi, được nâng cao
rệt mà còn đi vào những hướng nhất định theo nhu cầu đời sống của con người.
Ngoài những thay đổi cơ bản trên vật nuôi còn có những thay đổi về ngoại
hình, tính tình và chức năng của các bộ phận. Như hoạt động của bộ máy sinh
dục của gia súc cũng khác thú hoang. Thú hoang thường sinh sản theo mùa còn
gia súc có thể sinh sản quanh năm, có các chu kỳ động dục đều đặn.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
3
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Một số đặc tính mới của gia súc là thành thục sớm, mức độ vỗ béo nhanh,
khả năng sử dụng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng tăng, thời kỳ có chửa ngắn
nhưng tính miễn dịch kém.[2]
2.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHUỘT THÍ NGHIỆM
Người ta không biết chắc chắn con người bắt đầu nuôi chuột thành vật
nuôi từ khi nào, nhưng hầu như mọi người đều tin rằng người Trung Quốc là
những người đầu tiên nuôi chúng. Người ta thấy có những bản ghi chép về giống
chuột đốm và chuột trắng ở Trung Quốc từ 1100 năm trước công nguyên. Chuột
nhắt trắng cũng được các nhà viết sử thời Hy Lạp và La Mã nhắc đến.
Vào những năm 1700, đã có chuột nuôi, buôn bán làm vật cảnh ở Trung

Quốc, Nhật Bản và châu Âu. Vào thời Nữ hoàng Anh Victorya, đã có giải
thưởng cho chuột cảnh “fancy”. Năm 1895, Walter Maxey khởi xướng, người
Anh sáng lập ra “Câu lạc bộ Chuột quốc gia”. Đến thế kỷ XX đã có rất nhiều
con chuột cảnh có màu lông khác nhau do lai tạo đột biến.
Vào thời kỳ này, học thuyết di truyền của Gregor Mendel người Hà Lan
đã tác động mạnh lên giới khoa học, chuột nuôi đã được chọn là động vật thí
nghiệm nghiên cứu di truyền. Năm 1902, chuột là động vật có vú đầu tiên dùng
để chứng minh Định luật Mendel. Người ta cũng nhanh chóng nhận ra cần phải
có dòng chuột nuôi thuần chủng để nghiên cứu.
Các chương trình lai tạo giống chuột đã được thực hiện tạo ra các chủng
chuột dùng trong các mô hình nghiên cứu khác nhau phục vụ nghiên cứu sinh y
học.[6]
Chuột là một loài động vật gắn liền với sinh hoạt văn hoá của con người
khá lâu đời, đặc biệt với nền văn hoá lúa nước như Việt nam. Sự hoà nhập giữa
loài chuột với con người trong một quần thể định cư được xác định từ thời kỳ đồ
đá mới (neolithic) ở Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 6500-5650 trước Công Nguyên. Chuột
nhà đã chứng tỏ là loại động vật có vú có khả năng thích nghi cao nhất với các
quần thể định cư đa dạng của con người. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chuột và
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
4
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
người lại mang những ý nghĩa khác nhau, chuột luôn là đối tượng để con người
“tìm và diệt” vì đặc tính sinh thái và tác hại của loài chuột. Qua nhiều thế kỷ,
một số loài chuột lại rất có ích đối với con người, chuột đã trở thành “ân nhân”
bất đắc dĩ của con người.
Việc sử dụng động vật trong nghiên cứu y học đã đóng góp cho nhân loại
một kho tàng tri thức vô giá về các mặt cơ thể giải phẫu, sinh lý học, bệnh lý học
và sau này là mô hình thử nghiệm và di truyền học.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, trong những thập niên

cuối của thế kỷ XX, có nhiều mô hình nghiên cứu phi động vật (quan sát và giải
phẫu tử thi và sử dụng dòng tế bào người) để thay thế mô hình động vật, nhưng
cũng chỉ đem lại giá trị khoa học nhất định, động vật vẫn là một trong những mô
hình được sử dụng ưu thế nhất trong nghiên cứu y sinh học. Mỗi năm có khoảng
17 đến 23 triệu con vật được sử dụng để nghiên cứu. Trong số đó, chuột chiếm
đến 95% các nghiên cứu trên mô hình động vật. Sở dĩ chuột được sử dụng rộng
rãi trong nghiên cứu y khoa là do kích thước nhỏ, giá thành rẻ, dễ nuôi, sinh sản
nhanh, đặc biệt đời sống ngắn (2-3 năm) nên có thể theo dõi được hết đời sống
và có thể theo dõi được cả vài thế hệ. Điểm quan trọng và quý giá nhất là đặc
điểm sinh lý và di truyền học của chuột rất gần với con người. Trên thực tế, mặc
dù tinh tinh (chimpanzee) có cấu trúc di truyền DNA 99% giống với con người,
và chuột có 98% bộ gen với con người, nhưng chuột vẫn luôn luôn là mẫu hình
nghiên cứu được ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu y học. Trong một thập niên
gần đây, các nhà khoa học còn nâng cấp mô hình nghiên cứu chuột lên một tầm
cao mới là có thể làm thay đổi cấu trúc gen trong chuột để gây ra các bệnh lý
giống như bệnh lý ở người.[8]
Đáng ghi nhận nhất ở Mỹ là bà Abbie Lathrop, một giáo viên nghỉ hưu,
thích chuột và nuôi chúng trong một trang trại của mình ở Massachusetts vào
đầu thế kỷ XX. Năm 1902, các dòng chuột nuôi của bà trở thành những con vật
đầu tiên được Giáo sư Ernest Castle đưa vào phòng thí nghiệm của Đại học
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
5
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Harvard và sau đó là Đại học Pennsylvania, khi chúng được phát hiện thấy có
mọc các khối u. Sau đó, học trò của Ernest là Clarence Cook Little (1888-1971)
là người có công đầu trong việc tạo các giống chuột lai thuần chủng, lần đầu tiên
được dùng trong nghiên cứu các bệnh ung thư có tính di truyền. Ông đã tạo ra
giống chuột DBA (Dilute, Brown, Agouti), tạm gọi là chuột thí nghiệm; các
chủng chuột đầu tiên do Little lai tạo và vẫn thông dụng cho đến hiện nay là

CBA, C3H, C57BL/6 và BALB/c. Little cũng chính là người đã thành lập Phòng
thí nghiệm Jackson năm 1929, cho đến nay vẫn là một trong những nơi cung cấp
các giống chuột thí nghiệm lớn nhất thế giới.[8]
Chuột thuần chủng là các loại chuột dùng cho các kiểm nghiệm an toàn
thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, cung cấp các nguồn tế bào phôi, tế bào gốc, cung
cấp tế bào lai, sản xuất các chế phẩm sinh y học, nghiên cứu hoá chất gây ung
thư… hay trong giảng dạy.
Chuột chuyển gene dùng để nghiên cứu cơ bản: gene, làm mô hình nghiên
cứu các bệnh tật nan y. Một số hướng nghiên cứu hiện nay thí nghiệm trên các
chủng chuột chuyển gene là: Hội chứng Down dùng dòng chuột - Ts65Dn; bệnh
xơ cứng Cystic Fibrosis (CF) – dùng chuột The Cftr knockout ; ung thư: p53
knockout; tăng nhãn áp gây mù (Glaucoma): DBA/2J; tiểu đường týp 1 bệnh tự
miễn; tiểu đường týp 2 do rối loạn chuyển hoá sau 40 tuổi; bệnh động kinh ở trẻ
em; bệnh tim mạch; bệnh mất dinh dưỡng cơ; ung thư cổ tử cung; HIV-ADIS…
cứ mỗi loại bệnh sẽ tương ứng một đến vài dòng chuột chuyển gene.
* Chuột thí nghiệm tại Việt Nam
Khu vực chăn nuôi chuột thí nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ học TW, Hà
Nội là nơi đầu tiên tại Việt Nam chuẩn hoá động vật thí nghiệm phục vụ y tế,
chủ yếu là chuột dùng kiểm nghiệm. Viện Pasteur TP.HCM, Viện Vaccine Nha
Trang… cũng có các khu nuôi chuột thí nghiệm.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
6
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Xét về chuyên sâu và phục vụ nghiên cứu đặc biệt thì các trung tâm nuôi
chuột thí nghiệm của Việt Nam còn rất xa mới có thể hội nhập cả về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, dòng chuột và nhân sự.[10]
Trại Chăn nuôi Suối Dầu - Viện Vắc xin và các Sinh phẩm Y tế, Nha
Trang, là một trong những nơi nuôi chuột thí nghiệm lớn nhất, cả chuột nhắt
trắng và chuột lang.

Hàng năm trại cung cấp cho công tác thí nghiệm, kiểm định vắc xin, sinh
phẩm y tế, sinh phẩm sử dụng trong thú y. Trong đó gần 100.000 con chuột nhắt
trắng (11g-23g); 3.000-5.000 con chuột lang (250g trở lên) và từ 150.000-
200.000 chuột nhắt 1-2 ngày tuổi.
Tại đây, chuột đến từ nhiều nguồn. Đối với chuột nhắt trắng, trại có giống
chuột gốc là Swiss, chuột DDY của Nhật. Để tránh việc phối giống đồng huyết,
chuột thường được luân chuyển và đổi giống với các trại chăn nuôi khác ở Hà
Nội hay TP.HCM [7]
* Những tiến bộ trong việc tạo giống chuột trong phòng thí nghiệm
Mặc dù chuột được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu y sinh học
nhưng không phải tất cả các loại chuột đều dùng được. Các chủng chuột dùng
trong nghiên cứu y sinh hiện đại đều phải có cấu trúc di truyền xác định rõ. Các
chủng chuột đã xác định về mặt di truyền đều phải có cấu trúc giống hệt hoặc rất
sát nhau để có thể tái sinh sản theo cách cho lai thuần chủng các thế hệ trong
thực nghiệm và để cho có thể biết được kiểu hình và kiểu gen. Những thập niên
gần đây, các nhà khoa học đã có thể tạo ra những con chuột thí nghiệm có cấu
trúc di truyền hoặc có kiểu hình bệnh lý theo ý muốn qua các phương thức
chuyển hoặc tách gen. Chuyển và tách bỏ gen trong chuột để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu là một cuộc cách mạng trong công nghệ sinh học. Chuột chuyển
gen là chuột được cấy vào cơ thể một gen ngoại lai và chuột tách gen là tách bỏ
hoặc bất hoạt một hay một đoạn gen đặc hiệu nào đó.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
7
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Chuột nhắt trắng, tên khoa học là Mus musculus domesticus, được lựa
chọn là mô hình nghiên cứu chuẩn trong phòng thí nghiệm y sinh do khả năng
thích nghi cao và khả năng có thể lai tạo các dòng gen thuần chủng tiện lợi cho
nghiên cứu các bệnh có liên quan mật thiết với bệnh lý ở người. Đặc biệt từ khi
công nghệ chuyển và tách gen kỹ thuật cao ra đời, chuột càng chứng tỏ là một sự

lựa chọn đúng đắn của con người trong nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn một
chủng chuột đặc hiệu, chủng 129 và các chủng phụ của nó được coi là đặc biệt
giá trị do chúng có thể tạo các bào gốc phôi có khả năng thay đổi được cấu trúc
di truyền trong quá trình nuôi cấy và rồi được đưa trở lại vào trong tử cung của
chuột vật chủ. Các nghiên cứu sử dụng biện pháp biến đổi gen trực tiếp của các
chủng phụ nhóm 129 đã cho phép công nghệ tạo đột biến gen theo ý muốn để
tạo ra các giống chuột có các đặc tính bệnh lý đặc hiệu, hay còn gọi là chuột
chuyển gen (transgenic mouse) hoặc chuột tách bỏ gen (knockout mouse) cũng
như các giống chuột có mang gen bệnh lý của người (chuột chuyển gen người,
humanized mouse). Ngày nay việc sử dụng chuột chuyển gen trong phòng thí
nghiệm y sinh đã trở nên phổ biến.[8]
2.3. HIỂU BIẾT VỀ CHUỘT NHẮT TRẮNG
Chuột nhắt trắng được biết đến từ thế kỷ thứ 18, ban đầu nó chỉ được biết
như một loài động vật cảnh, ít được sử dụng trong nghiên cứu và bước đầu chỉ là
khảo sát. Đến thế kỷ 19, chúng bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
gen, sinh sản. Thế kỷ 20, chuột nhắt trắng được sử dụng trong nghiên cứu di
truyền, dinh dưỡng và nghiên cứu phôi, từ đây vai trò của chuột nhắt trắng trong
khoa học được nâng dần và sử dụng rộng rãi hơn. Cho tới nay, chuột nhắt trắng
là loài được sử dụng rộng rãi nhất đặc biệt trong nghiên cứu sinh – y học, nghiên
cứu các tính năng, độc tính của thuốc, hiệu quả và độ an toàn của vắc xin và sinh
phẩm y học, sản xuất vắc xin [14]
Chuột nhắt trắng (tên khoa học Mus musculus) là một loài sử dụng rất phổ
biến. Chúng là thành viên bộ gặm nhấm, gia đình Muridae, chi Mus. Các nhà
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
8
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
khoa học gọi chuột thí nghiệm là Mus dometicus dometicus (hay Mus musculus
domesticus). Chúng có vóc dáng nhỏ, sinh sản nhanh tạo ra số lượng lớn trong
thời gian ngắn, dễ chăm sóc, giá thành rẻ và có vị trí quan hệ cao trong thang

tiến hóa cùng với nhiều đặc điểm thuận lợi khác, chuột nhắt trắng ngày càng
được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu.
Chuột nhắt trắng là loài gặm nhấm với bộ răng mọc dài liên tục. Răng của
động vật nói chung mọc đến thời kỳ nhất định thì dừng lại, nhưng ở chuột lại
không như vậy. Hàm trên và hàm dưới của nó có một đôi răng cửa có thể mọc
dài ra liên tục, một tuần có thể dài ra mấy milimét. Chuột phải dùng răng mài
vào vật cứng để nó cùn đi. Vì thế với chuột nuôi trong phòng thí nghiệm thức ăn
phải có độ cứng chắc nhất định. Chúng là loài rất ưa hoạt động về đêm, ăn nhiều
hơn vào thời gian chuyển từ tối sang sáng và từ sáng sang tối.
Mắt của chuột không tinh lắm, nhưng chúng rất nhạy với mùi. Ban
ngày chuột cũng rất lanh lợi, mặc dù chúng thường hoạt động về đêm, đó là
chiến lược để sống sót. Ngay cả với chiến lược này thì hàng triệu con chuột
vẫn là mồi của nhiều loài thú săn khác, trong lưới thức ăn tự nhiên, ngày cũng
như đêm. Người ta cho rằng chuột không phân biệt được màu sắc mà chỉ có 2
màu đen và trắng.
Chuột nhắt trắng rất nhạy cảm với mùi, tiếng động và thay đổi thời tiết.
Tuy nhiên, loài vật này lại kém nhạy cảm với màu sắc đặc biệt là màu đỏ. Vì
thế, đối với phòng nuôi chuột nhắt trắng cần đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát
và tránh tiếng động mạnh.
Ria chuột thường dài và rất nhạy cảm với các rung động trong không khí.
Vì thế chuột có thể phát hiện các thứ xung quanh nó. Một số lông cũng nhạy
cảm với các rung động.
2.3.1 Sinh trưởng của chuột nhắt trắng Swiss
Chuột nhắt trắng có kích thước nhỏ, khi trưởng thành chiều dài chỉ đạt 12-
15cm tính từ mũi tới đuôi, chiều dài của đuôi dài tương đương chiều dài của cơ
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
9
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
thể. Chuột đực thường có kích thước lớn hơn so với chuột cái. Tuy nhiên, kích

thước và trọng lượng của chuột phụ thuộc nhiều vào giới tính, độ tuổi, chế độ
ăn, số lượng chuột được nuôi trong mỗi lồng và đặc biệt là điều kiện môi trường
nuôi dưỡng. Chuột nhắt trắng động dục sớm từ khoảng 5-7 tuần tuổi ở chuột đực
và 4-6 tuần tuổi ở chuột cái, tuổi thành thục sinh dục ở chuột đực là 10 tuần và
chuột cái khoảng 8-10 tuần, chuột cái có thể có chu kỳ động dục lần đầu khi mới
25-28 ngày tuổi. Thời gian mang thai của chuột ngắn khoảng 20 ngày, số lượng
con sinh ra mỗi lứa từ 4-15 con, đây là đặc điểm rất thuận lợi để tạo ra một số
lượng động vật thí nghiệm lớn trong một khoảng thời gian ngắn[14].
Cũng bởi vì kích thước nhỏ cho nên các đặc tính sinh lý của chuột nhắt
trắng dễ bị ảnh hưởng và thay đổi rất nhanh khi điều kiện môi trường xung
quanh thay đổi (nhiều nhất là nhịp tim và hô hấp). Nếu nhiệt độ phòng nuôi tăng
hoặc giảm đi 2-3
0
C có thể làm thay đổi đặc tính sinh lý của con vật.
Nhiệt độ thích hợp nuôi chuột nhắt trắng tốt nhất trong khoảng 20-24
0
C,
độ ẩm trong khoảng 45-75%. Chuột nhắt trắng khi mới sinh có trọng lượng
trung bình khoảng 0,5-1,5g. Tuy rất nhỏ nhưng chúng phát triển rất nhanh, dứt
sữa sau 18-21 ngày tuổi, lúc đó chuột có thể đạt trọng lượng từ 11-14g. Chúng
phát triển nhanh trong khoảng 3-8 tuần tuổi và chậm dần cho tới khi đạt 6 tháng
tuổi thì gần như không phát triển.[14]
Chuột trưởng thành ăn khoảng 3 đến 4 gam thức ăn mỗi ngày. Chuột sẽ
ăn hầu hết mọi thứ, nhưng chúng thích các loại ngũ cốc hay các hạt hơn. Thịt,
đậu phộng, bơ đậu phộng và nhiều loại chất lỏng ngọt khác và kẹo cũng được
chúng lấy đi. Chuột nhắt thậm chí còn ăn thịt lẫn nhau. Đặc biệt là khi nguồn
thức ăn khan hiếm hay những khi khó khăn. Điều này các chuyên gia thường
thấy khi họ đi kiểm tra các bẫy bắt sống chuột mà có vài con đồng thời bị mắc
chung một bẫy, một con (con khỏe nhất) thường giết và ăn thịt những con kia.
Trong các tòa nhà mà nhiễm nhiều gián Đức, chuột nhắt sẽ bắt và ăn thịt gián (vì

gián có thể cung cấp một lượng protein và độ ẩm phong phú).
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
10
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Chuột nhắt cần một lượng thức ăn và nước uống rất nhỏ để tồn tại. Khi
chúng gặp nguồn nước nhiều, chúng sẽ uống một cách nhiệt tình khoảng 3 đến 9
mm mỗi ngày. Chuột nhắt có thể sống mà không cần có nguồn nước bởi vì
chúng có thể lấy đủ nguồn nước cần thiết từ nguồn thức ăn của chúng. Hơn nữa,
chuột nhắt có chức năng cơ thể đặc biệt giúp chúng có khả năng giữ nước khi
nguồn nước hiếm hoặc khi hạn hán.
2.3.2. SINH SẢN Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG
a.Sinh sản của động vật có vú
Bản chất của sinh sản là một quá trình hết sức phức tạp của cơ thể động
vật đồng thời là chức năng tái sản xuất của động vật.
Để tăng cường chức năng này nhằm nâng cao sức sản xuất của đàn gia
súc, trên cơ sở thực tiễn công tác chọn giống mới, hoàn thiện những giống chủ
yếu, nuôi dưỡng tốt những đàn gia súc non cao sản, phòng và trị các bệnh về
sinh sản, cần có sự hiểu biết đầy đủ về sinh lý sinh sản gia súc.
* Cơ chế sinh lý điều tiết quá trình sinh sản
Cơ thể động vật có cấu tạo hết sức phức tạp. Sự điều hòa hoạt động của
cơ thể có mối quan hệ qua lại nghiêm khắc với ngoại cảnh. Theo I.P. Paplôp thì
mỗi cơ thể động vật là một bộ phận tự nhiên, nó là một phức hệ riêng biệt, nội
lực của mỗi một pha trong khi nó tồn tại được giữ thăng bằng với ngoại lực của
môi trường bên ngoài. Cơ thể càng phức tạp thì yếu tố giữ thăng bằng càng tinh
vi và đa dạng.
I.P. Paplôp là người đầu tiên chỉ ra mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn
nhau tồn tại giữa cơ thể và ngoại cảnh. Mối quan hệ này cho phép xác định các
quy luật sống chủ yếu của cơ thể động vật.
Học thuyết của Paplop về phản xạ không điều kiện và có điều kiện cũng

như sự hình thành kiểu hình thần kinh ở động vật đã tạo ra cơ sở khoa học để
tìm cách tăng khả năng sinh sản của đàn gia súc và tăng sản phẩm của chúng.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
11
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Nghiên cứu sinh học sinh sản từ nguyên sinh động vật đến động vật bậc
cao đã chỉ ra sự thống nhất của phôi từ hai tế bào tính khác nhau để sinh ra một
cơ thể sống mới.
Phản xạ sinh dục bẩm sinh tác động từ khi động vật tiêu biểu sống dưới
nước và trên cạn được biểu hiện muôn hình muôn vẻ, ứng với sự hình thành và
phát triển của mỗi loài. Trong quá trình sinh sản, những phản xạ có điều kiện
xuất hiện là các phản ứng trả lời đối với những tác động kích thích nhất định của
điều kiện ngoại cảnh.
Phản xạ sinh dục bẩm sinh tác động khi động vật bắt đầu thành thục về
tính, nó quyết định hoạt tính sinh dục, mang thai và sau đó là chăm sóc, nuôi
dưỡng đời sau, đảm bảo sự duy trì nòi giống đã được hình thành và tiếp thu
những đặc điểm tốt.
Những tín hiệu bên ngoài như mùi, tiếng kêu, màu sắc … được thu nhận
thông qua các cơ quan cảm thụ của con vật bằng mũi, tai, mắt… cũng có tác
động trong quá trình sinh sản.
Hocmon của các tuyến nội tiết và các yếu tố thể dịch khác cũng như hệ
thống thần kinh tham gia vào quá trình điều tiết đảm bảo cho chức năng sinh
sản. Tuyến nội tiết và chức năng nội tiết của nó được hình thành trong thời gian
bào thai. Hocmon của thai gây ảnh hưởng nhất định đến các tổ chức của cơ quan
của thai và của cơ thể mẹ. Tác dụng của nó là trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ
thống thần kinh, mà hệ thống này cũng được hình thành sớm trong thời kỳ phát
triển của thai.[4]
* Chu kỳ tính ở động vật có vú
+ Sự thành thục về tính: thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản

xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Tuổi thành thục về tính được ghi nhận bằng
các biểu hiện:
• Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng
(lần đầu) con đực sinh tinh. Tinh trùng và trứng gặp nhau có thể thụ thai.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
12
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
• Các đặc tính sinh dục thứ cấp phát triển.
• Xuất hiện các phản xạ sinh dục: con cái động dục, con đực có phản xạ
giao phối.
Thời gian thành thục về tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
 Giới tính: con cái thường sớm hơn con đực.
 Thời tiết khí hậu: gia súc nhiệt đới thành thục sớm hơn gia súc ôn
đới.
 Giống khác nhau thì thời gian thành thục về tính khác nhau.
 Chế độ dinh dưỡng.
+ Thành thục về thể vóc: thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về
ngoại hình và thể vóc đạt tới mức độ hoàn chỉnh, xương đã cốt hóa hoàn toàn,
tầm vóc ổn định. Thời gian thành thục về thể vóc thường chậm hơn thời gian
thành thục về tính, nghĩa là sau khi thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh
trưởng lớn lên. Đây là đặc điểm cần chú ý, trong chăn nuôi không nên cho con
vật sinh sản quá sớm.
 Đối với con cái: nếu cho sinh sản sớm khi cơ thể mẹ chưa thành thục về
thể vóc sẽ có ảnh hưởng xấu như: trong thời gian có chửa có sự phân tán chất
dinh dưỡng, ưu tiên cho sự phát triển bào thai, ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng
của cơ thể mẹ do đó sự phát triển của bào thai cũng bị ảnh hưởng. Kết quả mẹ
yếu con nhỏ, mặt khác khung xương chậu chưa phát triển hoàn toàn, nhỏ hẹp
làm con vật đẻ khó.
 Đối với con đực: nếu cho sinh sản quá sớm chất lượng tinh trùng kém,

ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai.[4;5]
*Quan hệ dinh dưỡng với tỉ lệ thụ thai ở gia súc cái
Tỉ lệ thụ thai ở gia súc cái phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: kỹ thuật phối
giống, thời điểm phối giống, phẩm chất tinh dịch, số lượng trứng rụng trong một
lần động dục, lứa đẻ Trong các yếu tố trên, phẩm chất tinh dịch và số lượng
trứng rụng phụ thuộc chủ yếu và chế độ dinh dưỡng. Nếu khẩu phần của con
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
13
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
đực được cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng protein, đủ các chất
khoáng và vitamin, phẩm chất tinh dịch sẽ tốt, nâng cao tỉ lệ thụ thai và sức sống
đời con. Ngoài ra số lượng trứng rụng trong mỗi lần động dục cũng phụ thuộc
vào chế độ dinh dưỡng.
b.Sinh sản của chuột nhắt trắng
* Lứa tuổi sinh sản
Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi nhận định về lứa tuổi sinh sản của
chuột.
Chuột có thể có thai sớm nhất khi 4 tuần tuổi. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn
để thực hiện điều đó. Không nên cho chuột sinh sản khi còn quá non. Ngoài ra,
phải tách riêng đực và cái trước 4 tuần tuổi khi đó việc sinh sản ở 4 tuần tuổi sẽ
không xảy ra. Các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên cho chuột sinh sản khi đạt
12 tuần tuổi trở lên, cho sinh sản quá sớm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cả chuột
mẹ và chuột con. Chuột mẹ và chuột con sẽ có sức sống yếu và vòng đời của
chuột sẽ rút ngắn.
Tùy thuộc vào dòng chuột, một con cái không nên nhân giống qua 8 tháng
tuổi, sau 8 tháng tuổi chuột đã trở nên già. Tuy nhiên, có một số dòng chuột có
thể nhân giống lâu hơn.[17]
Chuột cái có chu kỳ động dục dài 4-6 ngày. Nếu nhốt những con chuột cái
với mật độ lớn, tất cả chúng sẽ không động dục, nhưng sau khi cho tiếp xúc với

nước tiểu chuột đực, chúng sẽ động dục sau 72 giờ.[18]
Chuột có tuổi thành thục sinh dục khoảng 5-8 tuần (con đực có xu hướng
thành thục sớm hơn con cái), chu kỳ động dục 4-5 ngày, chuột cái có thể động
dục lần đầu khi 25-28 ngày tuổi, thời gian chịu đực khoảng 14 giờ, thời gian
mang thai 19-21 ngày, số con mỗi lứa từ 4-12 con. Chuột con có trọng lượng sơ
sinh khoảng 0,5-1,5g. Có thể dứt sữa (cai sữa) chuột khi 18-21 ngày tuổi.[14].
Chuột có thể bắt đầu sinh sản ở độ tuổi rất sớm. Cả 2 giới đều có thể bắt
đầu sinh sản ở 6 tuần tuổi và tiếp tục cho đến khi chúng khoảng 12 tháng tuổi.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
14
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Một con cái đẻ lứa đầu có số lượng con sinh ra ít hơn cũng như khi con cái sau 9
tháng tuổi[18].
Chuột cái sinh sản khảng 4-7 con mỗi lứa và giai đoạn mang thai là 19
ngày. Con con sinh ra chưa mở mắt và không có lông. Con cái chỉ đẻ khoảng 8
lứa trong suốt quãng đời. Mặc dù thế, nếu các điều kiện thuận lợi, chúng có khả
năng cứ 24-28 ngày sẽ đẻ một lứa. Khoảng 5-8 tuần thì cơ quan sinh dục của
con con sẽ phát triển hoàn chỉnh (thành thục về tính).[6].
Chuột sinh sản nên có thời gian nghỉ giữa mỗi lứa đẻ, không nên cho
chuột sinh sản liên tiếp. Một con chuột có thể thụ thai ngay sau khi sinh (động
dục sau đẻ). Vì thế, không nên nhốt chung một con đực với một con cái khi
chuột cái sinh con. Một con chuột mẹ nên có 3-4 tuần phục hồi sau khi cai sữa.
Nếu không có thời gian nghỉ, ở chu kỳ sinh sản sau rất dễ xảy ra biến chứng, các
biến chứng có thể bao gồm như: khó sinh, chuột con sinh ra có trọng lượng nhỏ,
chuột con và chuột mẹ không khỏe, tuổi thọ của con mẹ ngắn hơn có khi cả
chuột mẹ và chuột con bị chết và nhiều vấn đề khác.
Một con cái không nên có nhiều hơn 3 lứa trong quá trình sinh sản. Một
số chuột có thể đẻ nhiều hơn 3 lứa nhưng cũng có một số không thể đẻ được 3
lứa. Nếu cho sinh sản quá dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng chuột con.[17]

* Giao phối và ghép đôi
Tốt nhất là ghép thành cặp một đực và một cái. Tuy nhiên, phải đảm bảo
lồng chuồng phải đủ rộng trong quá trình ghép đôi, ngoài ra phải đảm bảo chất
lượng và số lượng chất lót chuồng. [17]
Cho thấy rằng với 2-4 con cái ghép cùng một con đực trong 1 lồng cho
kết quả sinh sản tốt.
Nếu đặt một con đực và một con cái trong 1 cái lồng liên tục, chúng có
thể sinh sản liên tiếp trong vòng 18-28 ngày[18].
Đối với loài chuột từ khi thành thục về tính sau khi ghép đôi chuột đực
thường xảy ra hiện tượng đánh nhau. Đặt một con cái vào một lồng đực (hoặc
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
15
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
ngược lại) có thể dễ dàng gây ra hiện tượng chuột cắn nhau. Nếu đặt một con cái
và một lồng đực thì toàn bộ số chuột đực sẽ tập trung vào con cái đó. Chuột là
loài có thị lực kém nhưng lại có khứu giác rất phát triển, do đó chuột không nhìn
thấy mà chỉ ngửi thấy mùi lạ trong nơi ở của chúng. Vì thế, khi ghép chuột phải
đúng cách để tránh tình trạng đánh nhau. Với bất kỳ cách ghép đôi nào, chuột
đực và chuột cái nên được tiếp xúc một khoảng thời gian nhất định trước khi
ghép đôi thực sự. Có một số con đực hung hăng sẽ cắn con cái trường hợp này
thường hiếm gặp. Cũng có khi con cái cắn lại con đực, điều này thường xảy ra
hơn vì một số trường hợp con đực quá hung hăng trong khi đó con cái không
trong chu kỳ động dục, chúng sẽ cắn lại như một phản xạ phòng vệ. Điều này
thường liên quan tới rất nhiều tiếng kêu và việc vận động bất thường sau quá
trình ghép sinh sản. Tuy nhiên, nếu việc đánh nhau vẫn tiếp diễn, thì nên tách
riêng các cặp sinh sản này, nếu không tách riêng có thể chuột sẽ cắn nhau đến
chết. Trong quá trình chọn sinh sản không nên chọn những con có đặc tính quá
hung hăng để làm giống [17]
Chu kỳ động dục của chuột khoảng 4-5 ngày, rất hiếm khi lâu hơn, và

được chia làm 4 giai đoạn; trước động dục, động dục, sau động dục, giai đoạn
nghỉ ngơi.[18]
Chu kỳ động dục của con cái khoảng 3-5 ngày. Do đó, một con cái thường
sẽ mang thai trong vòng 1-5 ngày kể từ thời gian ghép đực. Có thể để con đực
và con cái cùng với nhau càng lâu càng tốt để tăng hiệu quả thụ thai nhưng
không nên để quá 16 ngày kể từ ngày đầu ghép. Một con chuột có thể có con sau
sớm nhất là 19 ngày từ ngày ghép và muộn nhất là 24 ngày tính đến ngày ghép
cuối cùng.
Việc theo dõi chu kỳ động dục của chuột là rất khó, chuột chỉ chịu đực
trong vòng 12 giờ. Khi cho sinh sản, biết chu kỳ động dục sẽ giúp ta chủ động
được kết quả sinh sản, nó cũng giúp ta biết được chuột có thai. Chuột có thai sẽ
không động dục cho đến sau khi sinh. Để biết chắc chắn chuột có thai có thể
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
16
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
kiểm tra cơ quan sinh dục của con cái. Nếu không có thai âm hộ sẽ mở cũng có
khi sưng và đỏ.
Khi một con đực giao phối với một con cái xong, sẽ tạo thành một màng
mỏng chặn ở âm hộ con cái giúp ngăn cản con đực khác giao phối tiếp theo.
Màng mỏng này ban đầu là dạng nhày trắng sau đó cứng lại, màng mỏng này có
khi nhìn thấy có khi không do nó nằm sâu bên trong. Việc quan sát thấy lớp
màng mỏng này giúp ta có thể khẳng định con đực đã giao phối với con cái. Tuy
nhiên, điều này không có nghĩa là con cái đã mang thai mà chỉ giúp khẳng định
con đực đã giao phối với con cái tại thời điểm đó.
Có thể sử dụng quy trình kiểm soát cân nặng của chuột cái để đánh giá
chuột mang thai hay không nhưng nó không đảm bảo hiệu quả 100%. Con cái sẽ
mất một/vài gam trong vòng một hoặc 2 ngày sau khi giao phối diễn ra, sau đó
bắt đầu tăng dần khi chuột mang thai. Một số trường hợp chuột tăng cân nhưng
không phải là do chuột mang thai hoặc ngược lại có một số chuột không tăng

cân nhiều trong suốt thời kỳ mang thai.
Một số chuột có thể ăn con sơ sinh của mình nếu có mùi của con khác.
Điều này là rất hiếm đối với chuột nhà. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy một
con chuột cái có thể tự hủy bỏ và hấp thụ bào thai của mình bất cứ lúc nào sau
khi mang thai 2 ngày nếu có mùi của con đực khác so với con đực đã ghép.
Nguyên nhân của vấn đề này là do kích thích tố. Những kích thích tố này gửi tín
hiệu đến khi có con chuột đực khác. Trong trường hợp này là do con đực mới có
sức sống mạnh hơn, có khả năng tốt hơn trong việc duy trì nòi giống, con cái có
thể hủy bỏ thai để chuẩn bị cho một chu kỳ động dục mới.[13]
Chuột có thời gian mang thai vào khoảng 19-21 ngày, với chu kỳ động
dục 3-4 ngày, nếu sau ghép 1 tháng không có kết quả thì nên thay thế những con
chuột mang ghép. Nguyên nhân có thể do vô sinh hoặc do hậu quả của việc biến
đổi gen ở con cái hoặc con đực.[16]
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
17
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
* Mang thai và sinh con
Chửa là quá trình hình thành, sinh trưởng và phát triển của bào thai trong
cơ thể mẹ, do đó có ảnh hưởng và quan hệ hữu cơ với những thay đổi về trao đổi
chất và về tất cả các hoạt động chức năng của cơ thể mẹ. Trong thời gian có
chửa cơ thể mẹ có những biến đổi sinh lý sau đây:
+ Duy trì thể vàng tiết progesteron → an thai và ức chế động dục.
+ Hình thành nhau thai đảm bảo trao đổi chất giữa mẹ và bào thai. Nhau
thai còn tiết hocmon góp phần vào cơ chế điều hòa thể dịch quá trình chửa.
+ Tử cung phát triển, niêm mạc tăng sinh dày lên, máu đến nhiều để cung
cấp dinh dưỡng và năng lượng.
+ Trao đổi chất tăng nhanh, đồng hóa tăng, dị hóa giảm.[5]
Chuột nhắt trắng có thời gian mang thai dao động trong khoảng 19-21
ngày tối đa là 24 ngày sau khi ghép ngày cuối cùng. Khi mang thai chuột tăng

trọng lượng rất nhanh. Chuột cái sắp đẻ, bụng to quan sát giống như nuốt một
quả bóng. Tuy nhiên, một số trường hợp chuột không thay đổi hình dạng trong
suốt quá trình mang thai.
Một số chuột cái khi mang thai bụng rất to nhưng khi sinh lại được ít con,
một số khác nhìn nhỏ hơn nhưng lại mang thai với số lượng lớn. Một số mang
thai số lượng ít nhưng kích thước con lớn và một số trường hợp mang thai với số
lượng nhiều nhưng kích thước con nhỏ nên rất khó phân biệt. Kích thước mang
thai của chuột mẹ không quyết định số con chuột mẹ có khả năng sinh ra.
Theo Johan van der Gim, (1990), số lượng chuột con đẻ ra trong một lứa
trong khoảng từ 3 đến 14 con[13].
Số lượng con con được sản xuất phụ thuộc vào điều kiện môi trường, chế
độ nuôi dưỡng và lứa sinh sản của chuột. Thường thì chuột đẻ khoảng 3-12 con
con mỗi lứa. Có một số chuột nuôi trong phòng thí nghiệm có thể đẻ lên đến 25
con con trong 28 ngày. Tuy nhiên, những con chuột sinh sản trong phòng thí
nghiệm làm được điều này là rất khó.[17]
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
18
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
Ở chuột nhắt trắng mỗi lứa có thể đẻ số lượng trung bình 6-8 chuột con,
tuổi dứt sữa sớm nhất 19-21 ngày[18].
Chuột chửa 18-21 ngày, đẻ 4-8 con và đẻ 6-8 lần trong một năm. Con non
sau 35-42 ngày đã trưởng thành (South- wick, 1969)[1]
Theo “Mouse breeding suggestions”[12], chuột mang thai 19-21 ngày,
tuổi tách mẹ là 3 tuần. Tuổi thành thục 6-8 tuần, trọng lượng trung bình con non
lúc sinh khoảng 1g, cai sữa đạt 8-12g. Trọng lượng trưởng thành khoảng 30-40g
(con đực thường lớn hơn con cái). Vòng đời trong phòng thí nghiệm vào khoảng
1,5-2,5 năm. Mỗi con cái trong cuộc đời có thể đẻ 6-8 lứa với số con giao động
từ 4-8 con mỗi lứa. Độ tuổi sinh sản khoảng 6-8 tháng, con đực có thể dùng lên
tới 24 tháng.

Số lượng con sinh ra mỗi lứa phụ thuộc vào số lượng trứng giải phóng ở
mỗi chu kỳ động dục, số lượng, chất lượng tinh trùng của con đực và tỉ lệ chết
trước sinh. Điều đó có thể thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi của chuột và điều kiện
môi trường bên ngoài (chế độ ăn, stress, sự hiện diện của con đực lạ) và chủng
(phản ánh các yếu tố di truyền). Tỉ lệ chết trước sinh ở các dòng cận giao có thể
lên tới 10-20%.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
19
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
* Chuột nhắt trắng giống Swiss trong độ tuổi giao thí nghiệm (từ 21-30 ngày
tuổi)
* Chuột nhắt trắng giống Swiss trong độ tuổi sinh sản.[12]
• Chuột lứa 1: từ 8-12 tuần tuổi, trọng lượng ≥ 30g, khỏe mạnh,
không dị tật.
• Chuột lứa 2: tách hết con lứa 1 sau 1-2 tuần, khỏe mạnh.
• Chuột lứa 3: tách hết con lứa 2 sau 1-2 tuần, khỏe mạnh.
• Chuột đực ≥ 35g, khỏe mạnh, độ tuổi 10 tuần đến 8 tháng tuổi, đã
qua 1-2 lần ghép.
* Chuột nhắt trắng giống Swiss trong thời gian nuôi hậu bị( 8-12 tuần tuổi)
- Địa điểm nghiên cứu
Khoa thực nghiệm, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế.
- Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 năm 2012 đến hết tháng 7 năm
2012.

3.2. NỘI DUNG
 Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của chuột
- Theo dõi trọng lượng chuột nhắt trắng giống Swiss trong độ tuổi giao
thí nghiệm (từ 21-30 ngày tuổi)
- Theo dõi trọng lượng chuột nhắt trắng giống Swiss trong thời gian hậu
bị( 8-12 tuần tuổi).
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
20
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
 Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản
- Theo dõi số lượng chuột chửa, đẻ.
- Số con sinh ra còn sống.
- Số con thu được sau dứt sữa.
 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của chuột cái ghép lứa 1:
- Theo trọng lượng chuột cái ghép.
- Theo tuần tuổi của chuột cái ghép.
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Chuột nhắt trắng giống Swiss.
Lồng, nắp, giá kê lồng, thức ăn viên tổng hợp, mầm thóc, chai, nút, ống
hút, nước lọc khử trùng, điều hòa 2 chiều.
Cân điện tử, nhiệt kế, dụng cụ mổ động vật.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Thiết kế nghiên cứu:
- Nuôi trong điều kiện cùng một phòng, các điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng như nhau.
* Theo dõi chuột Swiss ở độ tuổi 21-30 ngày tuổi
- Chuột dứt sữa ở 21 ngày tuổi nuôi riêng đực, cái mật độ 15con/ lồng
kích thước 30x40cm
- Số lượng: 75 cái, 75 chuột đực

* Theo dõi sinh sản
Thiết kế nghiên cứu
- Ghép 1 chuột đực + 2 chuột cái, thời gian ghép 12 ngày[12].
- Theo dõi 5 loạt ghép.
- Số lượng:
+ Tiến hành khảo sát trên 242 chuột cái lứa 1, 130 chuột cái lứa 2,
184 chuột cái ghép lứa 3.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
21
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
- Chuột hậu bị theo dõi trọng lượng trên 60 đực và 60 cái, nuôi số
lượng 15 con/lồng kích thước 30x40cm.
- Chuột lứa 1 theo dõi thí nghiệm mỗi loại 60 con.
b. Phương pháp: Trực tiếp tham gia theo dõi các chỉ tiêu dùng phương pháp
cân, đếm
* Cân theo dõi trọng lượng chuột trong độ tuổi giao thí nghiệm và chuột trong
thời gian hậu bị chờ ghép.
+ Chuột độ tuổi thí nghiệm: cân 1 lần/ngày cùng một thời gian
+ Chuột hậu bị cân 1 lần/ tuần cùng một thời gian ở 8, 9, 10, 11, 12
tuần tuổi.
* Theo dõi sinh sản
+ Theo dõi số lượng chuột chửa, đẻ, tỉ lệ chửa.
+ Thống kê số con sinh ra còn sống.
+ Số con để nuôi theo mẹ 8 con, những ổ có số con đẻ ra nhiều hơn
8 con thì loại bỏ bớt, những ổ có số con ít hơn 8 con ghép bổ sung
đủ 8 con con/ổ.
+ Theo dõi số con sau dứt sữa đạt tiêu chuẩn giao thí nghiệm.
+ Thời gian theo dõi mỗi thí nghiệm tính trên 1 loạt ghép (từ khi
ghép đến khi dứt sữa con hoàn toàn).

Chuột đực sử dụng thí nghiệm: chuột từ 10 tuần đến 8 tháng tuổi, trọng
lượng >= 35g, không quá béo, khỏe mạnh, không dị tật, đã qua 1-2 lần ghép
c. Kết quả
Thu thập theo phương pháp mô tả và thống kê, tính toán trên phần mềm
exel, minitab 14.0.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
22
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. KẾT QUẢ THEO DÕI SINH TRƯỞNG CỦA CHUỘT SWISS TỪ 21-
30 NGÀY TUỔI
Quá trình theo dõi trên 75 đối tượng chuột Swiss đực và 75 đối tượng
chuột Swiss cái từ 21- 28 ngày tuổi chúng tôi thu được kết quả theo bảng sau
Bảng 4.1. Tăng trọng của chuột Swiss 21-30 ngày tuổi
Ngày
21
Ngày
22
Ngày
23
Ngày
24
Ngày
25
Ngày
26
Ngày
27

Ngày
28
Ngày
29
Ngày
30
P
đực
12,32 13,66 15,26 16,57 17,35 18,86 20,19 21,23 22,51 24,17
P
cái
12,17 13,63 14,85 15,66 16,60 17,75
18,8
0
19,43 21,32 22,89
P; trọng lượng mẫu(g)
Từ bảng trên cho thấy, chuột dứt sữa ở 21 ngày tuổi: chuột đực có trọng
lượng trung bình 12,32 g, chuột cái là 12,17g . Qua theo dõi ở ngày 22 chuột
đực có trọng lượng trung bình là 13,66g tăng trung bình 1,34g/ngày, chuột cái
có trọng lượng trung bình là 13,63g tăng trung bình 1,46g/ngày. Ở ngày 23
chuột đực có trọng lượng trung bình là 15,26g tăng trung bình 1,60g/ngày,
chuột cái có trọng lượng trung bình là 14,85g tăng trung bình 1,22g/ngày. Tới
ngày 24 chuột đực có trọng lượng trung bình là 16,57g tăng trung bình
1,31g/ngày, chuột cái có trọng lượng trung bình là 15,66g tăng 0,81g. Theo dõi
ở ngày 25 chuột đực có trọng lượng trung bình là 17,35g tăng 0,78g/ngày,
chuột cái có trọng lượng trung bình là 15,66g tăng 0,81g/ngày. Tăng trọng trung
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
23
Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Liền CNA – K53

bình trong các ngày từ 21 tới 30 của chuột đực là 1,185g/ngày, của chuột cái là
1,072g/ngày. Trọng lượng chuột đực tăng mạnh nhất ở ngày 30 tăng trung bình
1,66g/ngày, tăng thấp nhất ở ngày 25 tăng trung bình là 0,78g/ngày. Trọng
lượng chuột cái tăng mạnh nhất ở ngày 29 tăng trung bình 1,89g/ngày, tăng
thấp nhất ở ngày 28 tăng trung bình là 0,63g/ngày. Chuột giao thí nghiệm
trong khoảng 11,5-22g khi chuột >22g thì loại bỏ. Các chuột trong quá trình
theo dõi có biểu hiện bệnh lí, gầy yếu, còi cọc, lông xơ, đuôi khô cũng được
loại bỏ. Kết quả theo dõi thấy ở 150 chuột theo dõi không có chuột bị loại do
kém chất lượng.
Từ kết quả theo dõi trên có đồ thị so sánh trọng lượng chuột đực và chuột cái
Biểu đồ 4.1: Sinh trưởng của chuột Swiss 21-30 ngày tuổi
Qua đồ thị cho thấy, tại các thời điểm theo dõi, chuột đực luôn có trọng
lượng trung bình lớn hơn chuột cái. Các chuột tăng trọng tốt theo chiều tăng dần
đều, chất lượng chuột tốt đảm bảo giao thí nghiệm. Chuột đực có tốc độ tăng
đều hơn chuột cái.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa CN &
NTTS
24

×