Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.1 KB, 71 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2014
Sinh viên
Phạm Tín Văn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
i
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá
nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp hoàn thành luận văn này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đối với thầy giáo hướng dẫn TS. Vũ Đình Tôn cán bộ giảng dạy khoa Chăn
nuôi & Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi
chuyên khoa và toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy
sản đã quan tâm giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Xin cảm ơn ThS. Phan Đăng Thắng và toàn thể cán bộ của Trung tâm
nghiên cứu liên nghành phát triển nông thôn đã góp ý và giúp đỡ cho tôi thực
hiện đề tài này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ và nhân dân xã Hồng Thái
đã luôn quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành báo cáo này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,
những người luôn ở bên, giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập


cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2014
Sinh viên
Phạm Tín Văn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
ii
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
MỤC LỤC
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. MỤC ĐÍCH 2
1.2.2. YÊU CẦU 3
PHẦN II 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cở sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm về hệ thống 4
2.1.2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp 5
2.1.3. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi 7
2.1.4. Các yếu tố trong chăn nuôi 8
2.1.5. Nghiên cứu và chẩn đoán các hệ thống chăn nuôi 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 12
PHẦN III 20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 20
NGHIÊN CỨU 20
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 20
3.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 20
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
PHẦN IV 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ XÃ HỒNG THÁI 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hồng Thái 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26
4.1.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 27
4.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp 28
4.3. Phân loại các loại hình chăn nuôi gia cầm tại xã 29
4.4. Thông tin chung về các nông hộ điều tra 34
4.5. Quy mô chăn nuôi trong các nông hộ điều tra 36
4.6. Nguồn gốc và các giống gia cầm được nuôi trong hệ thống 37
4.7. Chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm 39
4.8. Năng suất chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống 41
4.8.1. Năng suất chăn nuôi gia cầm sinh sản 41
4.8.2. Năng suất chăn nuôi gia cầm thịt 45
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
iii
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
4.9. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm 48
4.9.1. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản 48
4.9.2. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm thịt 52
4.9.3. So sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống 53
4.10. Giá và sự biến động giá liên quan đến chăn nuôi gia cầm 55
4.10.1. Sự biến động của giá thức ăn trong chăn nuôi gia cầm 55
4.10.2. Sự biến động của giá gia cầm giống 57
4.10.3. Sự biến động của giá gia cầm thịt 58
PHẦN V 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61

5.2 Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
iv
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất đai của Xã Hồng Thái 24
Bảng 2: Điều kiện kinh tế xã hội của xã Hồng Thái 26
Bảng 3: Tình hình chăn nuôi gia cầm của xã Hồng Thái từ 2007 – 2009 29
Bảng 4. Số hộ theo dõi dựa trên hệ thống chăn nuôi tại xã Hồng Thái 29
Bảng 5. Thông tin chung về các nông hộ theo dõi theo các hệ thống 34
Bảng 6. Số lượng gia súc, gia cầm trong các nông hộ theo dõi theo các hệ thống
chăn nuôi (con/hộ/lứa) 36
Bảng 7. Các giống gia cầm được nuôi trong các hệ thống 37
Bảng 8: Chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống (%) 39
Bảng 9. Năng suất chăn nuôi gia cầm sinh sản trong các nông hộ (n: số đàn) 43
Bảng 10. Năng suất chăn nuôi gia cầm thịt trong các nông hộ (n: số đàn) 46
Bảng 11: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản 49
Bảng 12. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm thịt trong nông hộ 52
Bảng 13. So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống 53
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
v
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Hình 1: Mô hình VAC của nông hộ 5
Hình 2. Sự biến động của giá thức ăn trong chăn nuôi gia cầm từ tháng 8/2009
tới 7/2010 56
Hình 3. Sự biến động của giá con giống gia cầm tại vùng nghiên cứu từ tháng
8/2009 tới 7/2010 57
Hình 4. Sự biến động của giá gia cầm thịt tại vùng nghiên cứu từ tháng 8/2009

tới tháng 7/2010 59
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
vi
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là một trong những hoạt động của ngành chăn nuôi đã
có từ lâu đời ở nước ta, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao và chiếm một tỷ trọng
quan trọng trong ngành chăn nuôi nói riêng cũng như sản xuất nông nghiệp nói
chung. Chăn nuôi gia cầm hàng năm cung cấp khoảng 350 – 450 nghìn tấn thịt
và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng (Bộ NN & PTNT năm 2007) cho nhu cầu thực
phẩm của thị trường cũng như nhu cầu về con giống của người dân. Đem lại một
nguồn thu đáng kể cho người chăn nuôi và cũng góp phần đáng kể cho sự phát
triển của ngành Nông nghiệp nước ta.
Hệ thống chăn nuôi ở các địa phương của nước ta khá phong phú, đa
dạng, mang tính đặc thù riêng của mỗi vùng như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn
hóa, xã hội, phong tục tập quán chăn nuôi ở địa phương. Chọn phương thức nuôi
nào để mang lai hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt, có sức canh tranh
trên thị trường hiện đang là một vấn đề bức thiết, nan giải của Nông nghiệp Việt
Nam nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Ngành chăn nuôi gia cầm là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao và chiếm
tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi, tuy nhiên ngành chăn nuôi gia cầm vẫn gặp
nhiều thách thức và khó khăn như giá cả thức ăn tăng cao, khó khăn về kỹ thuật
chăn nuôi, thiếu vốn chăn nuôi, vấn đề dịch bệnh vẫn đang là mối lo hàng đầu
trong chăn nuôi. Dịch cúm gia cầm cuối năm 2003 xảy ra ở hầu hết các tỉnh và
thành phố với số lượng gia cầm bị chết và tiêu huỷ hàng loạt lên tới hơn 53,9
triệu con, trong đó số gà bị tiêu huỷ là 30,4 triệu con, thuỷ cầm là 23,5 triệu con
(Bộ NN& PTNN năm 2003).
Dịch bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu do

công tác phòng, chống dịch bệnh còn quá nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ, triệt
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
1
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
để như gia cầm không được phòng vắc xin đầy đủ, tiêm không đủ liều, khâu vệ
sinh không đảm bảo, công tác tổ chức giám sát việc buôn bán và vận chuyển gia
cầm chưa nghiêm, còn nhiều kẽ hở…và nguyên nhân sâu sa quan trọng nhất lại
chính là sự thiếu hiểu biết kiến thức của chính người chăn nuôi. Chăn nuôi gia
cầm nước ta vẫn còn mang tính chất chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chưa có tính tập
chung, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, sản phẩm sản xuất ra chưa có tính
cạnh tranh lớn trên thị trường.
Như đã nói, chăn nuôi gia cầm nước ta vô cùng đa dạng, phong phú với
nhiều đặc trưng riêng nhất là giữa các vùng, miền nên để giải quyết vấn đề
chúng ta cần có cách thức tác động hợp lý, đúng đắn và hiệu quả. Chính vì vậy
sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống sẽ cho chúng một cái nhìn tổng quan,
sâu rộng, đầy đủ, khách quan nhất về thực trạng chăn nuôi ở mỗi vùng, miền,
địa phương. Từ đó mà có những cách thức tác động đúng đắn, rộng khắp, phù
hợp với điều kiện chăn nuôi của từng nơi khác nhau.
Để có thể từng bước hiểu sự đa dạng của các hệ thông chăn nuôi hiện nay
cũng như nắm bắt được các vấn đề thực tế trong chăn nuôi gia cầm, giúp người
chăn nuôi có thể có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi, ngăn ngừa và phòng tránh dịch bệnh một cách có hiệu quả chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã
Hồng Thái – huyện Phú Xuyên – Hà Nội”
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1. MỤC ĐÍCH
- Nhận dạng và tìm hiểu thực trạng các hệ thống chăn nuôi gia cầm hiện có.
- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của các hệ thống chăn nuôi gia cầm.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS

2
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
- Các yếu tố ảnh hưởng, những khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi gia
cầm.
- Đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề gặp phải trong các hệ
thống chăn nuôi gia cầm hiện nay.
1.2.2. YÊU CẦU
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu theo bộ câu hỏi cấu trúc chuẩn
bị sẵn về hoạt động chăn nuôi gia cầm tại địa phương.
- Nắm được những thông tin về thực tế chăn nuôi gia cầm trong nông hộ
tại địa phương.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
3
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cở sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về hệ thống
Khái niệm ‘‘hệ thống” đã xuất hiện từ thời cổ đại và nó là một bộ phận trong
tư duy của nhân loại để mô tả về thế giới. Aristot (người Hy lạp cổ đại) có một
khái niệm rất cơ bản về hệ thống mà đến nay vẫn còn giá trị "cái tổng thể lớn hơn
tổng các bộ phận của nó". Ngày nay, chúng ta đã có những khái niệm mới và
hoàn chỉnh về "hệ thống". "Hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau
bởi các mối quan hệ và tạo thành một tổ chức nhất định để thực hiện một số chức
năng nào đó" (L. Von Bertalanffy, dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008) [4]. Tuy nhiên,
bản thân hệ thống không phải là con số cộng của các bộ phận của nó, mà là các
bộ phận cùng hoạt động theo những cách nhất định để sản sinh ra những kết quả
nhất định và những kết quả này chính là sản phẩm của cả một hệ thống chứ
không phải là của một bộ phận nào đó trong hệ thống (Vũ Đình Tôn, 2008) [4].
Mối liên hệ của các bộ phận chính là để cho chúng cùng hoạt động và cũng để

cho chúng duy trì các quan hệ giữa chúng với nhau, đây chính là điều kiện cho hệ
thống tồn tại. Nếu như không tồn tại các quan hệ giữa các bộ phận và các bộ
phận cũng không cùng hoạt động theo một cách nào đó để duy trì quan hệ thì
chúng ta sẽ không có hệ thống. Điều này không có nghĩa là các quan hệ giữa các
bộ phận của hệ thống là cố định mà chỉ có nghĩa là các bộ phận liên tục tác động
ảnh hưởng lẫn nhau (Vũ Đình Tôn, 2008) [4]. Mô hình Vườn – Ao - Chuồng
(VAC) của các nông hộ là một ví dụ rất điển hình về hệ thống. Trong đó, mỗi bộ
phận trong hệ thống này đều có liên quan với những bộ phận khác (Hình 1).
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
4
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
Hình 1: Mô hình VAC của nông hộ
Thông qua mô hình kinh tế VAC có thể thấy được tại sao hầu hết các
nông hộ thực hiện mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó chính là do các
yếu tố sản xuất này đã tạo thành hệ thống và mỗi yếu tố thành phần hệ thống đã
tạo ra giá trị cao hơn từng yếu tố thành phần cộng gộp lại (Vũ Đình Tôn, 2008)
[4]. Việc nghiên cứu một hệ thống không phải chỉ giới hạn ở việc mô tả cấu trúc
của hệ thống mà cần phải nghiên cứu về chức năng và sự biến đổi của hệ thống.
2.1.2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp
Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường
được hình thành trong lịch sử với một lực lượng sản xuất thích ứng với những
điều kiện sinh khí hậu của một môi trường nhất định và đáp ứng được các điều
kiện và nhu cầu của xã hội tại thời điểm ấy (M. Mazoyer, 1985) (dẫn theo Vũ
Đình Tôn, 2008) [4].
Như vậy, hệ thống nông nghiệp là một phương thức khai thác môi trường và là
một hệ thống về lực lượng sản xuất, vì thế hệ thống nông nghiệp không phải
được đặt vào môi trường nông thôn mà chính nó là biểu hiện cách thức mà
người nông dân sử dụng các phượng tiện sản xuất để khai thác môi trường và
quản lý không gian nhằm đạt được các mục tiêu mà người ta đặt ra (Vũ Đình
Tôn, 2008) [4]. Cách thức mà người nông dân sử dụng để khai thác môi trường

ở thời điểm hiện tại là kết quả của một quá trình lịch sử, đó chính là quá trình
thích nghi với những biến đổi của môi trường như sự thay đổi về dân số, về kinh
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
5
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
tế, kỹ thuật. Mà các yếu tố bên ngoài môi trường luôn luôn biến đổi, do vậy hệ
thống nông nghiệp không phải là một hệ thống cứng nhắc và bất biến mà trái lại
nó là một hệ thống động, nó tiến triển không ngừng.
Để hiểu được sự vận hành của môi trường nông thôn cần phải vạch ra
được các giai đoạn tiến triển khác nhau, xác định được các yếu tố quyết định,
các yếu tố động lực của sự tiến triển và phân tích kỹ các điều kiện là nguồn gốc
của sự thay đổi (Vũ Đình Tôn, 2008) [4]. Tính bền vững: hệ thống nông nghiệp
là một hệ thống động nhưng cũng mang tính bền vững, có nghĩa là nó tồn tại
trong một thời gian nhất định và ổn định trong một thời gian nào đó nhưng
không có nghĩa là vĩnh cửu. Hệ thống nông nghiệp phải thích nghi với các điều
kiện sinh khí hậu của một khoảng không nhất định. Điều này chỉ đúng đối với
các hệ thống nông nghiệp ít được cơ giới hoá. Với nền nông nghiệp được nhân
tạo nhiều thì phương thức khai thác môi trường không phụ thuộc nhiều vào các
điều kiện sinh khí hậu. Một hệ thống nông nghiệp tồn tại thì phải thực hiện được
chức năng của nó là đáp ứng được các điều kiện và nhu cầu của xã hội hiện tại.
Hiện nay khái niệm và phương pháp tiếp cận về hệ thống nông nghiệp vẫn chưa
được thống nhất và vẫn còn là vấn đề tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Tiếp cận hệ thống nông nghiệp có một số đặc điểm là:
+ Tiếp cận “dưới - lên” là điểm quan trọng nhất. Tiếp cận “dưới - lên” là
dùng phương pháp quan sát và phân tích hệ thống nông nghiệp, xem hệ thống
“mắc” ở chỗ nào để tìm cách can thiệp nhằm giải quyết những cản trở. Do đó,
các tiếp cận từ “dưới - lên” phù hợp hơn so với lối tiếp cận “trên - xuống” như
trước kia. Tiếp cận “dưới - lên” thường gồm 3 giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn
chẩn đoán, giai đoạn thiết kế và giai đoạn thử triển khai. Tiếp cận “dưới - lên”
rất coi trọng tìm hiểu logic ra quyết định của nông dân. Nếu chúng ta không hiểu

logic ra quyết định của người nông dân thì không thể đề xuất các giải pháp để họ
có thể tiếp thu.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
6
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
+ Coi trọng mối quan hệ xã hội như các nhân tố của hệ thống. Tiếp cận
này tập trung vào phân tích mối quan hệ qua lại giữa hệ phụ sinh học và hệ phụ
kinh tế – xã hội trong một tổng thể của hệ thống nông nghiệp. Trong quá trình
nghiên cứu về sự phát triển nông thôn, có thể các hạn chế về kinh tế – xã hội sẽ
gây khó khăn cho việc tiếp thu các kỹ thuật mới của hộ nông dân. Nếu những
hạn chế về kinh tế - xã hội được tháo gỡ thì sẽ tạo điều kiện cho nông dân áp
dụng rất dễ dàng các kỹ thuật mới.
+ Phân tích động thái của sự phát triển, có nghĩa là xem xét sự tiến triển
của hệ thống trong lịch sử. Việc nghiên cứu sự phát triển của hệ thống nông
nghiệp là cần thiết nhằm xác định phương hướng phát triển của hệ thống trong
tương lai và giải quyết được cản trở phù hợp với xu hướng phát triển ấy. Trong
nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, ta đối diện với một hệ thống động. Mục
tiêu của hệ thống, các điều kiện quyết định sự phát triển của nó, môi trường tự
nhiên và kinh tế – xã hội thay đổi rất nhiều, vì vậy các giải pháp về kỹ thuật hay
chính sách phải thay đổi cho phù hợp (Đào Thế Tuấn, 2006) (dẫn theo Vũ Đình
Tôn và Hán Quang Hạnh, 2008) [5]. Quá trình thay đổi cơ bản nhất của hệ thống
nông nghiệp là sự tiến hoá của nông dân từ tình trạng tự cấp, tự túc sang tình
trạng sản xuất hàng hoá. Sự tiến hoá ấy đang diễn ra không đồng đều giữa các
vùng, các làng, các hộ. Vậy không thể có giải pháp đồng nhất cho tất cả các hệ
thống mà cần có những giải pháp hợp lý đối với mỗi hệ thống nhất định.
2.1.3. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi
Hệ thống chăn nuôi là sự kết hợp các nguồn lực, các loài gia súc, các
phương tiện kỹ thuật và các thực tiễn bởi một cộng đồng hay một người chăn
nuôi, nhằm thoả mãn những nhu cầu của họ và thông qua gia súc làm giá trị hoá
các nguồn lực tự nhiên (Vũ Đình Tôn, 2008) [4]. Như vậy theo định nghĩa này

thì hệ thống chăn nuôi gồm 3 cực chính:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
7
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
Cực con người: là tác nhân và gia đình của họ, đôi khi là một cộng đồng.
Đây là trung tâm của hệ thống.
Cực đất đai: là nguồn lực mà gia súc sử dụng.
Cực gia súc: là những loài, giống gia súc được các tác nhân lựa chọn.
2.1.4. Các yếu tố trong chăn nuôi
Hoạt động chăn nuôi là do người chăn nuôi tiến hành. Hiệu quả của hoạt
động này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố này được phân thành
hai nhóm chính: gia súc và môi trường.
* Yếu tố gia súc
Hệ thống chăn nuôi thường được chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ
thuộc vào các loài gia súc hay các giống gia súc được nuôi. Theo Ir.Geert
montsma, 1982 (dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008) [4] thì một số loài động vật chính
sử dụng trong nông nghiệp là:
- Loài ăn cỏ gồm hai nhóm: nhóm động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu,
lạc đà …) và nhóm động vật không nhai lại (ngựa, thỏ).
- Các loài khác: lợn, gia cầm, các loài côn trùng
* Các yếu tố môi trường
- Môi trường tự nhiên
+ Đất, nước: có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển gia súc
thông qua sự phát triển của thảm thực vật, nguồn nước uống.
+ Khí hậu: là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến chăn nuôi thông qua các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm. Thông thường mỗi
loài hay giống gia súc có điều kiện nhiệt độ tối ưu, tối thiểu và tối đa. Nếu vượt
ra khỏi giới hạn này đều có tác động xấu tới năng suất vật nuôi, thậm chí gây
chết thông qua phá vỡ cân bằng thân nhiệt của gia súc. Ngoài tác động trực tiếp,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS

8
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
nó còn tác động gián tiếp thông qua sự phát triển của thảm thực vật, sự phát
triển của tác nhân gây bệnh
- Môi trường sinh học
+ Thực vật (flora): cây trồng là nguồn thức ăn quan trọng đối với gia
súc. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn chính cho vật nuôi, chất lượng và số
lượng của cây trồng sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất vật nuôi.
+ Động vật (fauna): ở đây đề cập chủ yếu đến động vật ký sinh hay vật
truyền mầm bệnh như các loài côn trùng và ve,
- Môi trường kinh tế - xã hội:
+ Quyền sở hữu đất đai: thường có 2 loại là sở hữu cộng đồng (tập thể)
và sở hữu cá nhân. Các hình thức sở hữu khác nhau dẫn đến mức đầu tư khác
nhau. Đất thuộc quyền sử dụng của tư nhân, thường được đầu tư thâm canh tạo
năng suất cao hơn và như vậy có điều kiện phát triển chăn nuôi hơn.
+ Vốn: gồm vốn tự có hoặc nguồn vốn vay. Việc tiếp cận vốn vẫn là
điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới phương thức cũng như quy mô chăn nuôi.
Khi nguồn vốn dồi dào sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh hơn như hình thức chăn
nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn. Đồng thời cũng mang lại
những hiệu quả cao hơn do sử dụng con giống tốt, thức ăn chất lượng cao, quy
trình vệ sinh, chuồng trại hợp lý…
+ Lao động: lao động là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chăn nuôi,
nhất là tại những nước phát triển, sự thiếu hụt lao động thường xuyên xảy ra.
Lao động được đề cập tới không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng thông qua
trình độ khoa học kỹ thuật. Lực lượng lao động trong chăn nuôi, nhất là chăn
nuôi thâm canh, quy mô lớn lại càng yêu cầu chất lượng cao vì khi chăn nuôi
quy mô lớn thì việc sử dụng máy móc càng nhiều và cũng đòi hỏi người lao
động càng phải có tri thức cao hơn.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
9

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
+ Năng lượng: các hệ thống chăn nuôi sử dụng năng lượng để làm đất,
vận chuyển, xây dựng chuồng trại, sưởi ấm, sản xuất thức ăn công nghiệp và
phục vụ cơ giới hoá trong chăn nuôi Như vậy, khi chăn nuôi càng hiện đại thì
nguồn năng lượng được sử dụng càng nhiều.
+ Cơ sở hạ tầng: gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, nguồn
nước, các cơ sở bảo dưỡng máy móc, dịch vụ thú y, các điều kiện tiếp cận tín
dụng, cơ sở thụ tinh nhân tạo, thị trường Các điều kiện này ảnh hưởng lớn đến
phát triển chăn nuôi thông qua dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra, sự tiếp cận với
các thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển
đàn gia súc thông qua dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nguồn thức ăn thô xanh…
Tuy nhiên, sự phát triển các cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các chính
sách liên quan.
+ Thị trường: thị trường ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi thông qua
nguồn cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, nhất là khi chuyển từ sản xuất tự cấp
tự túc lên sản xuất hàng hoá. Do vậy, thị trường là một trong những yếu tố quyết
định quy mô sản xuất và hiệu quả kinh tế của hệ thống chăn nuôi.
+ Các yếu tố văn hoá và tín ngưỡng: các yếu tố này ảnh hưởng đến sự
phát triển chăn nuôi rất rõ rệt. Ví dụ, ở các nước đạo hồi họ kiêng thịt lợn và sử
dụng thịt cừu rất nhiều vào các dịp lễ hội. Từ đó dẫn đến giá thịt cừu thường rất
cao và hầu như không phát triển chăn nuôi lợn. Ở Ấn Độ, bò rất ít được giết thịt.
Ở một số nước thuộc Châu Phi, số lượng đàn gia súc được coi như là một yếu tố
để phân biệt đẳng cấp xã hội.
2.1.5. Nghiên cứu và chẩn đoán các hệ thống chăn nuôi
* Cơ sở để tiến hành nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi Trước đây khi
nghiên cứu về chăn nuôi người ta thường sử dụng phương pháp nghiên cứu cục
bộ, tức là chỉ tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất trong chăn nuôi
như vấn đề bệnh tật của gia súc, vấn đề nuôi dưỡng, cây thức ăn, giống, các vấn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
10

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
đề về môi trường chăn nuôi như nước tưới cho đồng cỏ, năng suất đàn gia súc
Phương pháp này có nhược điểm là không cho biết được mối liên hệ giữa các
vấn đề trong một hệ thống chăn nuôi và không quan tâm đến sự phát triển lâu
dài và bền vững của hệ thống chăn nuôi. Do vậy, để khắc phục nhược điểm của
phương pháp nghiên cứu này thì việc đưa ra kiểu tiếp cận hệ thống là rất thiết
thực.
Tuy nhiên tiếp cận hệ thống không phải là phương pháp đối lập, tách rời
hay dùng để thay thế cho phương pháp cũ mà cả hai phương pháp này đều được
sử dụng để bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi.
* Các vấn đề cần tập trung trong nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi
- Tập trung vào con người - tác nhân trung tâm của hệ thống. Hệ thống
chăn nuôi có thể được chia thành hai tiểu hệ thống:
+ Hệ thống quản lý hay điều hành: là nơi hình thành nên những mục tiêu,
các thông tin về môi trường và về cấu trúc và sự vận hành của hệ thống. Đó là
các dạng và các thể thức tổ chức cũng như sự huy động các phương tiện sản xuất
và các quyết định quản lý (huy động sử dụng đất đai, lao động và vốn sẵn có).
+ Các hệ thống kỹ thuật sinh học của sản xuất: nơi hình thành các quá
trình sản xuất và phương thức chăn nuôi cho phép đạt được các mục tiêu và
chiến lược của người sản xuất . Khi nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi sẽ tập
trung chủ yếu vào hệ thống điều hành do một tác nhân hay một nhóm tác nhân
điều khiển. Quan tâm đến yếu tố con người ở đây chính là người chăn nuôi, một
mặt là gắn với khoa học nhân văn, nhưng đồng thời cũng quan tâm đến mục
đích chủ yếu của những nghiên cứu này, đó là tham gia vào sự phát triển. Các
thực tiễn chăn nuôi là những cái mang tính cá nhân của những người chăn nuôi
mà ta có thể quan sát được. Những thực tiễn này cho chúng ta biết được những
dự kiến và các cản trở của những hộ liên quan.
- Tiến hành nghiên cứu đa ngành
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
11

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
Tiếp cận tổng thể là quan tâm chủ yếu đến các mối tương tác, quan tâm
đến sự vận hành của một hệ thống hơn là các yếu tố cấu trúc. Mà sự vận hành
của một hệ thống chăn nuôi thường diễn ra trong một môi trường tự nhiên cũng
như môi trường kinh tế, xã hội nhất định, do đó khi nghiên cứu hệ thống chăn
nuôi cần có sự phối hợp và trao đổi giữa các chuyên ngành khác nhau như kinh
tế, nông học và chăn nuôi.
- Tiến hành nghiên cứu trên các quy mô khác nhau. Các hệ thống chăn
nuôi thường được tổ chức theo các quy mô khác nhau như đơn vị sản xuất, cộng
đồng, vùng… Do vậy, việc quan sát và nghiên cứu trên các quy mô này có thể
tìm ra câu giải thích cho các quy mô và cấp độ khác.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Theo nghiên cứu của FAO (2005) tại 5 quốc gia là Căm-pu-chia, In-đô-
nê-xia, Lào, Việt Nam và Thái Lan thì hệ thống chăn nuôi gia cầm được chia
thành 4 loại như sau:
Hệ thống 1. Hệ thống chăn nuôi công nghiệp. Là hệ thống có mức độ an
toàn sinh học cao, được bố trí ở cách xa các thành phố lớn, bến cảng và cách sân
bay. Đây là hình thức chăn nuôi gia công hợp đồng giữa các doanh nghiệp sản
xuất thức ăn, cung cấp con giống và các nông hộ. Số lượng gia cầm được nuôi
trong các trang trại thuộc hệ thống này có sự khác nhau giữa các nước nghiên
cứu. Ở Việt Nam, các trang trại chăn nuôi gia công có quy mô từ tr ên 2.000 gà
thịt thường xuyên một lứa. Ở Indonesia, quy mô chăn nuôi gia cầm hợp đồng từ
20.000 – 500.000 gia cầm/trại. Sản phẩm đầu ra của hệ thống này thường để
xuất khẩu hoặc cung cấp cho các thành phố lớn theo một hệ thống khép kín từ
chăn nuôi tới các lò giết mổ tới hệ thống phân phối là các cửa hàng, siêu thị.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
12
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
Hệ thống 2. Hệ thống chăn nuôi hàng hoá. Đây là hệ thống chăn nuôi gia
cầm quy mô gia trại với mức độ an toàn sinh học cao. Các sản phẩm của hệ

thống này được bán cho các thành phố và các vùng nông thôn nhưng không theo
một hệ thống khép kín như trong hệ thống chăn nuôi gia công. Gia cầm được
nuôi nhốt trong chuồng và hạn chế tiếp xúc với các loài gia cầm khác hoặc với
động vật hoang dã. Ở Vịêt Nam, các nông trại trong hệ thống chăn nuôi này có
quy mô từ 151 – 2.000 con/lứa. Trong khi, quy mô chăn nuôi theo hệ thống này
ở In-đô-nê-xia từ 5.000 – 10.000 con/lứa.
Hệ thống 3. Hệ thống chăn nuôi quy mô hàng hoá nhỏ. Hệ thống này có
nhiều đặc điểm tương tự như hệ thống 2 nhưng với quy mô nhỏ hơn và mức độ
an toàn sinh học thấp hơn. Gia cầm có thể được chăn thả tự do. Sản phẩm của hệ
thống này được bán ở dạng gia cầm sống trong các chợ thành phố và nông thôn.
Ở Việt Nam, quy mô chăn nuôi gia cầm được nuôi trong các nông hộ thuộc hệ
thống này từ 51 – 150 con/lứa, ở In-đô-nê-xia, quy mô chăn nuôi từ 500 –
10.000 con/lứa.
Hệ thống 4. Hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ. Đây là hệ thống chăn nuôi phổ
biến trong các nông hộ ở cả 5 quốc gia nghiên cứu. Nhiều hộ trong hệ thống này
là những hộ nghèo. Có khoảng 60% – 80% số hộ ở vùng nông thôn có nuôi gia
cầm quy mô nhỏ và sản phẩm thu được từ chăn nuôi gia cầm thường được sử
dụng cho gia đình và bán với số lượng ít. Các nông hộ chăn nuôi gia cầm trong
hệ thống này thường là chăn nuôi hỗn hợp nhiều loài gia cầm, phổ biến là gà và
vịt với sự tiếp xúc với nhau thường xuyên. Mức độ an toàn sinh học trong hệ
thống chăn nuôi này là thấp. Theo điều tra hệ thống có chăn nuôi gà trong hệ
thống sản xuất kết hợp trồng trọt – chăn nuôi được thực hiện năm 1999 ở một
huyện thuộc miền trung của Burkina Faso, phía tây Châu phi, sử dụng phương
pháp ra theo các tiêu chuẩn định trước nhằm mô tả chăn nuôi gà ở các hệ thống
này. Ở đây, chăn nuôi gà đều là chăn thả quảng canh với đầu vào và đầu ra rất
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
13
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
thấp. Chuồng trại của hệ thống đơn giản, mức đầu tư thấp mang tính chất kết
hợp, tận dụng giữa trồng trọt và chăn nuôi. Tỷ lệ chết ở đàn gà cao và tỷ lệ ấp nở

thấp một phần là do điều kiện nuôi dưỡng kém, chuồng trại hạn chế. Nghiên cứu
đã chỉ ra mức độ kém hiệu quả của hệ thống này và chăn nuôi gia cầm chỉ mang
tính hàng hoá địa phương nhỏ. Cần có thêm những khảo sát nhằm xác định mức
độ ảnh h ưởng của các nhân tố như chế độ nuôi dưỡng, điều kiện chuồng trại
gây ra sự kém hiệu quả này, từ đó có thể giúp cho hệ thống chăn nuôi gia cầm
của vùng phát triển bền vững. Trong những năm gần đây ở nước ta đã áp dụng
tư duy hệ thống trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi
nói riêng. Việc phân loại các hệ thống chăn nuôi có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào
mục đích nghiên cứu. Hệ thống chăn nuôi kết hợp vịt – lúa – cá là khá phổ biến
trong các quốc gia Đông Nam Á, ở Việt Nam các hệ thống chăn nuôi kết hợp
này có ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc tới Nam như ở Hà Tây, Nam Định với
Vĩnh Long, Trà vinh… Trên mỗi hec-ta mặt nước có thể nuôi được từ 200-300
vịt, sự kết hợp này có thể làm tăng năng suất chăn nuôi cá lên từ 30%-40% so
với ao không nuôi vịt. Ngoài ra, nuôi kết hợp vịt – cá còn làm cải thiện được
điều kiện vệ sinh của ao. Đặng Vũ Bình và Nguyễn Xuân Trạch (2002) [1] cũng
cho biết một số hệ thống canh tác kết hợp tại Việt Nam, trong đó có hệ thống lúa
- vịt. Nghiên cứu cho biết khi các đàn vịt con được chăn thả trên những ruộng
lúa nước mới cấy thì ở đó vịt có thể ăn cỏ, ăn côn trùng như châu chấu, sâu bọ.
Do vậy, khi trồng lúa sẽ giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ, thuốc trừ
sâu. Ngoài ra, vịt cũng giúp cải thiện điều kiện lý tính của đất thông qua việc sục
bùn và thải phân bón ruộng làm giảm nhu cầu sử dụng phân hoá học và nâng cao
năng suất cây lúa. Vịt đàn cũng được thả vào ruộng lúa ngay sau khi thu hoạch
để tận dụng thóc rơi rụng và giảm được lượng thức ăn cần cung cấp thêm. Như
vậy, canh tác kết hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả nghiên cứu
của AVSF, FAO (2006), các hệ thống chăn nuôi vịt ở miền Bắc nước ta được
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
14
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
phân loại thành 3 hệ thống là (1) hệ thống chăn nuôi vịt chăn thả nhỏ lẻ với đặc
trưng là vịt được nuôi chăn thả tự do với số lượng nhỏ để tận dụng các nguồn

thức ăn trên kênh, rạch, đồng ruộng, (2) hệ thống chăn nuôi vịt kết hợp trong
một diện tích lớn của trang trại kết hợp giữa nuôi vịt, trồng lúa, nuôi lợn hoặc
các vật nuôi khác trong trang trại và (3) hệ thống chăn nuôi vịt nuôi nhốt trong
ao, vườn kết hợp cá - vịt, đây là hệ thống chăn nuôi hàng hoá trung bình hoặc
hàng hoá nhỏ với các giống vịt sinh sản hoặc vịt siêu thịt( Super M), trong đó vịt
là vật nuôi chính trong nông hộ. Theo kết quả nghiên cứu của Agrifood, FAO
(2007) thì các hệ thống chăn nuôi gia cầm ở nước ta bao gồm: hệ thống chăn
nuôi gà thị với các tiểu hệ thống là hệ thống chăn nuôi gia công giữa nông dân
với các doanh nghiệp, hệ thống chăn nuôi gà công nghiệp nông hộ, hệ thống
chăn nuôi quy mô hàng hoá nhỏ và trong hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ. Nghiên cứu
này cũng cho biết trong các hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ thì chi phí cho sản
xuất 1kg gia cầm thịt cao hơn nhiều so với hệ thống chăn nuôi gia công và hệ
thống chăn nuôi gà công nghiệp nông hộ.
Theo Vũ Đình Tôn và Hán Quang Hạnh (2008) [5] thì hệ thống chăn nuôi
gia cầm có được phân thành 2 loại:
+ Chăn nuôi gia cầm thâm canh: có quy mô chăn nuôi từ 500 – 1.000 gà
hoặc ngan siêu thịt/hộ/năm trở lên.
+ Chăn nuôi gia cầm bán thâm canh: có quy mô từ 200 – 500 gà thả vườn
hoặc gà địa phương hoặc ngan, vịt/hộ/năm. Nghiên cứu cũng cho biết, năng suất
của hệ thống chăn nuôi gia cầm thâm canh cao hơn hẳn so với hệ thống chăn
nuôi gia cầm bán thâm canh do trong hệ thống chăn nuôi thâm canh được đầu tư
tốt và thường nuôi các giống cao sản. Hiệu quả kinh tế của hệ thống chăn nuôi
gia cầm thâm canh cao gấp 4 lần so với hệ thống chăn nuôi gia cầm bán thâm
canh. Vũ Đình Tôn, Phan Đăng Thắng và CS (2008) [6] cho biết, hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi gia cầm ở các quy mô khác nhau như: quy mô nhỏ chỉ với 18
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
15
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
gà thịt với các giống gà địa phương, các hộ có quy mô 100 gà thịt/năm, hệ thống
chăn nuôi ngan Pháp với quy mô từ 60 – 2.000 con/năm, hệ thống chăn nuôi

ngan quy mô lớn tới 2.000 con/năm, hệ thống chăn nuôi vịt siêu trứng và vịt thịt
quy mô nhỏ. Theo Phan Đăng Thắng và CS (2008) [11], có 3 hệ thống chăn nuôi
gia cầm ở Việt Nam là:
+ Hệ thống 1: Chăn nuôi gia cầm quy mô hàng hoá với sự đầu tư chuồng
trại tốt. Hệ thống này có các tiểu hệ thống là chăn nuôi gà đẻ, chăn nuôi gà thả
vườn. Đặc điểm của hệ thống này là quy mô chăn nuôi tới 1.000 gà đẻ hoặc
hàng nghìn gà thịt, các hộ chăn nuôi đều sử dụng thức ăn công nghiệp, gia cầm
được nuôi nhốt trong chuồng hoặc nuôi thả vườn kết hợp với chuồng trại tốt.
Các giống gà đẻ được mua từ các doanh nghiệp hoặc trung tâm giống gia cầm
với các giống như Isa White, Isa Brown, Lương phượng, Ai cập Các giống gà
thịt chủ yếu là Isa White, Sasso, AA, Kabir, Lương Phượng, Lương Phượng lai.
+ Hệ thống 2: Chăn nuôi gia cầm quy mô hàng hoá, ít đầu tư chuồng trại.
Hệ thống này có 3 tiểu hệ thống là: tiểu hệ thống chăn nuôi vịt, ngan trong
vườn; chăn nuôi hỗn hợp gà với vịt, ngan; chăn nuôi vịt thả đồng. Hệ thống này
có đặc điểm là nuôi kết hợp nhiều loại gia cầm, nuôi thả tự do với điều kiện
vườn, bãi rộng hoặc chăn thả trên đồng, đầu tư chuồng trại hạn chế hoặc không
có nhất là đối với các hộ nuôi thuỷ cầm. Trong đó, vịt siêu trứng là gia cầm nuôi
chính kết hợp với nuôi ngan Pháp hoặc nuôi vịt siêu thịt, sử dụng thức ăn công
nghiệp. Các giống vịt thịt được nuôi trong tiểu hệ thống vịt chạy đồng là vịt siêu
trứng là Khaki Campbell, Triết Giang, vịt Cỏ, vịt Hoà Lang, trong đó các giống
vịt nuôi thả đồng là vịt Bầu Cánh Trắng, vịt Cỏ, vịt Hoà Lang và vịt Triết Giang.
+ Hệ thống 3: Chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ. Đây là hệ thống chăn nuôi
với mức đầu tư thấp, gia cầm được nuôi thả tự do, tự sản xuất con giống. Các
loại gia cầm được nuôi là gà, ngan, vịt giống địa phương, với sản phẩm hàng
hoá tạo ra một phần được sử dụng cho nhu cầu của gia đình, một phần khác
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
16
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
được bán lẻ cho người tiêu dùng tại địa phương. Nghiên cứu này cũng cho biết,
hệ thống 1 có mức độ an toàn sinh học cao, không có sự tiếp xúc giữa các loài

gia cầm hoặc vật nuôi khác trong trang trại, trình độ chuyên môn của người chăn
nuôi cao hơn các hệ thống khác, tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia cầm cho nên
nguy cơ xảy ra dịch bệnh trong hệ thống này được hạn chế. Hệ thống 2 và 3 là
những hệ thống có mức độ an toàn sinh học thấp, nhiều loại gia cầm được nuôi
trong cùng một nông hộ với diện tích hạn chế, hiểu biết về phòng bệnh và vệ
sinh trong chăn nuôi còn hạn chế. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh
trong đó có bệnh cúm H5N1. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho biết, có việc bán
chạy gia cầm gồm cả gia cầm bệnh và gia cầm chết trong các hộ chăn nuôi và
đây là nguyên nhân làm tăng thêm dịch bệnh trong chăn nuôi. Nguồn gốc con
giống được cung cấp phần lớn từ các lò ấp tư nhân xong việc kiểm soát vệ sinh
ấp nở và vệ sinh và chất lượng con giống bị hạn chế. Việc tiêm phòng vắcxin
H5N1 đã góp phần ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên đàn gia cầm. Phùng Đức
Tiến (2008) [3] cho biết các hệ thống chăn nuôi gia cầm ở 8 tỉnh đại diện cho 8
vùng sinh thái ở nước ta bao gồm:
+ Chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 200 con/hộ/năm): có 12,5% số hộ nuôi
theo hình thức bán công nghiệp và 87,5% số hộ chăn nuôi theo hình thức chăn
thả tự do.
+ Chăn nuôi quy mô trung bình (trên 200 con/hộ/năm): có 8,65% số hộ
chăn nuôi công nghiệp và 62,92% nuôi bán công nghiệp và 28,42% nuôi chăn
thả tự do.
+ Chăn nuôi quy mô lớn (trên 2.000 con/hộ/năm): có 75% hộ chăn nuôi
theo hình thức công nghiệp và 25% chăn nuôi bán công nghiệp. Theo Cục Chăn
nuôi (2006) [8], Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hệ thống chăn
nuôi gia cầm được phân loại như sau:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
17
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
* Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ: Là phương thức chăn nuôi truyền thống của
nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là nuôi thả tự
do, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp trong gia đình, đồng

thời tự sản xuất con giống. Các giống gà bản địa có chất lượng thịt, trứng thơm
ngon được lựa chọn chăn nuôi trong phương thức này. Theo Tổng cục Thống kê
(2004), có tới 65% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này
(trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm) với tổng số gà từ phương thức này
khoảng 110 - 115 triệu con, chiếm khoảng 50 - 52% tổng số gà xuất chuồng của
cả năm.
* Chăn nuôi bán công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi tương đối
tiên tiến, nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn,
uống bán tự động. Giống gia cầm chăn nuôi thường là các giống kiêm dụng như
Lương Phượng, Sacsso, Kabir và chủ yếu là sử dụng thức ăn công nghiệp. Là
hình thức chăn nuôi hàng hoá, quy mô đàn thường từ 200 – 500 con; tỷ lệ nuôi
sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn (70 -90 ngày), quay
vòng vốn nhanh. Ước tính có khoảng 10 -15% số hộ nuôi theo phương thức này
với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25-30%.
* Chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong
khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống nuôi
chủ yếu là các giống cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hyline ). Hệ thống này sử
dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như
chuồng kín, chuồng lồng, chủ động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự
động Năng suất chăn nuôi đạt cao, gà nuôi 42 - 45 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,4
kg/con. Tiêu tốn 2,2 - 2,3 kg TA/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270 – 280 trứng/năm,
tiêu tốn 1,8 - 1,9 kg TA/10 quả trứng. Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt
khoảng 18% - 20% trong tổng số gà thịt hàng năm.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
18
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51
Tuy nhiên, chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là hình thức gia công, liên kết
của các trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như C.P Group, Japfa,
Cargill, Proconco và phát triển mạnh ở các tỉnh như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thanh
Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương Ngoài ra, rất nhiều hộ nông dân,

trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm chăn nuôi cũng tự chủ đầu tự
chăn nuôi theo phương thức công nghiệp này.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS
19

×