Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

giới sinh vật hạt kín (đầy đủ thông tin về giới sinh vật hạt kín)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.41 KB, 45 trang )

GIỚI SINH VẬT HẠT KÍN
I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG
Thực vật bậc cao gồm những cơ thể đa bào đã thoát ly
khỏi đời sống ở nước và chuyển lên cạn. Ðây là một bước biến
đổi quan trọng đối với thực vật. Từ đó dẫn tới hình thành những
đặc điểm mới ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn so với thực vật
bậc thấp.
Nếu như ở Thực vật bậc thấp ta gặp nhiều loài mà cơ thể
dinh dưỡng chỉ là một tế bào thì ở Thực vật bậc cao tất cả các
loài đều có cơ thể đa bào. Hơn nữa, tuyệt đại đa số cơ thể Thực
vật bậc cao phân hóa thành các cơ quan rễ, thân, lá (trừ ngành
Rêu chưa có rễ thật). Mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng,
phù hợp với hoàn cảnh sống mới. Trong môi trường cạn thì
nguồn thức ăn từ đất (nước và các chất hòa tan) chỉ có thể
được đưa vào trong cây nhờ hệ thống rễ (trong khi đó ở môi
trường nước thức ăn hòa tan trong nước có thể được đưa trực
tiếp vào cơ thể thực vật), ngoài ra rễ còn giúp cây đứng vững
trong đất. Lá làm nhiệm vụ quan hợp, tổng hợp các chất hữu cơ
từ chất vô cơ. Còn thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận
chuyển thức ăn.
Cơ thể thực vật không những phân hóa thành các cơ
quan khác nhau, mà mỗi cơ quan đều có cấu tạo phức tạp, và
phân hóa thành nhiều loại mô, trong đó quan trọng nhất là mô
dẫn. Mô dẫn làm nhiệm vụ chuyển nước và các chất hòa tan từ
rễ lên lá, và dẫn các chất hữu cơ do lá chế tạo ra đưa đến các bộ
phận của cây để nuôi cây. Mô dẫn đầu tiên chỉ gồm các quản
bào về sau có các mạch thông hoàn thiện dần.
Sống trên cạn, cơ thể thực vật còn chịu nhiều tác động
của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, gió, độ ẩm thường xuyên
thay đổi. Ðể hạn chế những tác này và cũng nhằm làm giảm sự
thoát hơi nước của cây, phía ngoài cơ thể thực vật có một lớp


biểu bì (Mô che chở). Trên biểu bì có lổ khí (tiểu khổng) giúp
cho sự điều chỉnh, trao đổi khí và nước giữa cây và môi trường.
Ngoài ra còn có Mô cơ bản, làm nhiệm vụ nâng đỡ cây (ở môi
trường nước mô này không phát triển vì nước cũng có tác dụng
nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể ).
Tất cả những cơ quan và những mô đó xuất hiện và ngày
càng phát triển giúp cho Thực vật bậc cao thích ứng được với
nhiều điều kiện sống ở cạn. Trong khi đó các đặc điểm này hầu
như chưa có hoặc chưa hoàn thiện ở thực vật bậc thấp.

II. SINH SẢN TOP
Về đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh sản, ở Thực vật bậc
cao luôn có sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính (hình thành bào tử )
và sinh sản hữu tính (hình thành và kết hợp giữa các giao tử).
Do đó sự xen kẽ thế hệ, thể hiện rất rõ ràng và thường xuyên.
Trong sự xen kẽ thế hệ, trừ ngành Rêu có thể giao tử chiếm ưu
thế so với thể bào tử, còn lại các ngành khác thể bào tử ngày
càng chiếm ưu thế rõ rệt và tới ngành Hạt kín thì thể giao tử
xem như không đáng kể nữa. Cơ quan sinh sản cái ở thực vật
bậc cao là túi noãn (noãn cơ), có cấu tạo đa bào phức tạp (ở thực
vật bậc thấp cơ quan này là đơn bào). Trong quá trình tiến hóa,
túi noãn lại mất đi, và lên tới thực vật Hại kín xuất hiện một bộ
phận mới là nhụy nằm trong cơ quan sinh sản chung là hoa.
Trong quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật bậc cao còn
xuất hiện một bộ phận mới là phôi do hợp tử phát triển thành
.Phôi là giai đoạn nghỉ trong quá trình phát triển của cơ thể ,
được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi thức ăn lấy từ cơ thể mẹ.Ðây là
một đặc điểm tiến hóa hơn hẳn thực vật bậc thấp , vì nó đảm bảo
cho nòi giống phát triển tốt hơn.


III. NGUỒN GỐC VÀ TIẾN
HÓA:
TOP
Về phương diện tiến hóa, Thực vật bậc cao là một nhóm
trẻ xuất phát từ thực vật bậc thấp (Tảo). Vấn đề nguồn gốc của
chúng có quan hệ chặt chẽ với sự xen kẽ thế hệ. Chúng có thể
phát sinh từ những tảo có xen kẽ thế hệ rõ ràng. Ðó là các ngành
Tảo lục , Tảo nâu và Tảo đỏ (Tảo hồng). Nhưng nhóm Tảo nào
là nguồn gốc của thực vật bậc cao đầu tiên thì hiện vẫn chưa đủ
tài liệu để chứng minh. Sở dĩ người ta cho rằng Thực vật bậc cao
có nguồn gốc từ các ngành tảo trên là vì người ta đã căn cứ vào
những đặc điểm sau đây để chứng minh điều này:
1. Trong lịch sử phát triển của trái đất, Thực vật bậc cao
xuất hiện sau Tảo.
2. Sự giống nhau giữa Thực vật bậc cao nguyên thủy
(Dương xỉ trần) với Tảo thể hiện ở tính chất phân nhánh đôi.
3. Sự giống nhau trong sự xen kẽ thế hệ.
4. Sự có mặt của túi giao tử đa bào ở Thực vật bậc cao và
ở một số Tảo.
5. Sự có mặt tinh trùng ở Thực vật bậc cao.
6. Sự giống nhau trong cấu tạo và chức phận của diệp
lục.
Một số nhà Thực vật học trong đó có Bower (1933) cho
rằng thực vật bậc cao đi ra từ Tảo lục, với lý do là giữa Tảo lục
và Thực vật bậc cao có một vài điểm giống nhau sau đây:
1. Chất mầu quang hợp (các sắc tố quang hợp) và sản phẩm
được tạo thành.
2. Sự có mặt trong nhóm các Tảo lục những dạng sống ở
cạn sinh sống trên bề mặt đất, trên vỏ cây
3. Sự có mặt của chất cutin ở một vài loài Tảo lục.

4. Sự có mặt của túi giao tử (giao tử phòng) đa bào ở một
vài Tảo lục.
5. Sau nữa ở Tảo lục cũng có xen kẽ thế hệ trong chu trình
sống (tảo Ulva).
Họ cho rằng thể bào tử ở thực vật bậc cao là một tổ chức
mới được hình thành do sự thích nghi với điều kiện sống ở cạn.
Một số khác phản đối quan điểm này, lý do là trong thực
tế có nhiều loài tảo, trong sự xen kẽ thế hệ có thể bào tử phát
triển (như tảo vòng Dictyota, Tảo lá dẹp Laminaria ). Ðiều này
chứng tỏ rằng thể bào tử không phải là một tổ chức mới
được hình thành do sự thích nghi với điều kiện sống ở cạn của
Thực vật bậc cao, mà đã có từ các tổ tiên của chúng, tức là Tảo.
Từ đó, một số tác giả khác đề xuất ý kiến cho rằng nguồn gốc
của thực vật bậc cao là từ Tảo nâu với những lý do sau:
1. Trong quá trình phát triển tiến hoá, cơ thể Tảo nâu có
thể phân hóa một số mô khác nhau trong đó có mô dẫn (tuy còn
rất đơn sơ) và tản đạt kích thước lớn.
2. Một số Tảo nâu có hình thành giao tử phòng đa bào.
Ðiều này khiến ta nghĩ rằng từ đó có thể phát triển thành cơ
quan sinh sản đa bào ở Thực vật bậc cao.
3. Nhiều Tảo nâu có xen kẻ hình thái giống nhau hoặc
khác nhau, trong khi đó một trong những Thực vật bậc cao đầu
tiên (ngành Lá Thông) cũng có xen kẻ hình thái giống nhau.
Trong sự xen kẻ hình thái khác nhau có hai kiểu:
+ Ưu thế là giao tử ( ở Tảo nâu là Cutleria , ở thực vật
bậc cao là Rêu).
+ Ưu thế bào tử (ở tảo nâu là Laminoriam, Lessonia , ở
Thực vật bậc cao là các nhóm còn lại).
Tuy nhiên, khi kết luận Tảo nâu là tổ tiên của Thực vật
bậc cao cũng cần chú ý rằng: ở những dạng Tảo nâu đặc biệt

phát triển cao thì tổ chức cơ thể của chúng lại ở mức độ tiến hóa
còn cao hơn những dạng thực vật bậc cao đầu tiên. Ngoài ra còn
một vài điểm đáng chú ý nữa là: ở tế bào Tảo nâu có những sắc
tốvà chất dự trữ khác với các thực vật bậc cao (sắc tố ở Tảo nâu
là diệp lục tố a, c, phycoxantin, chất dự trữ là tinh bột), giao tử
đực ở Tảo nâu không có nhiều roi như ở phần lớn Thực vật bậc
cao. Sau cùng, những đại diện đầu tiên của ngành Rêu như ở
Lớp Rêu sừng cơ thể cấu tạo giống như ở Tảo lục.
Những điều trên chứng tỏ rằng vấn đề tổ tiên cụ thể của
Thực vật bậc cao còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên có thể tin chắc
rằng thực vật bậc cao xuất phát từ một dạng tổ tiên nào đó thuộc
nhóm Tảo có xen kẽ thế hệ giống nhau (Tảo nâu hoặc Tảo lục).
Khi chuyển lên đời sống ở cạn, các tổ tiên của thực vật
bậc cao do phụ thuộc vào điều kiện môi trường khác nhau mà
phát triển ra hai dòng tiến hóa đơn bội và lưỡng bội khác nhau :
Dòng thứ nhất tiến hóa theo hướng Thể giao tử chiếm ưu
thế so với Thể bào tử, cho ra ngành Rêu; ngành này tiến hóa từ
cơ thể dạng tản đến dạng thân lá.
Dòng thứ hai, theo hướng thể bào tử chiếm ưu thế, hình
thành ra tất cả các Thực vật bậc cao khác. Dòng này phát triển đi
xa hơn, tới những dạng có tổ chức cao nhất như Hôût trần, Hôût
kín.
Thực vật bậc cao bao gồm những ngành sau: ngành Rêu
(Bryophyta), ngành Quyết trần (Rhyniophyta), ngành Lá thông
(Psilotophyta), ngành Thông đá (Lycopodiophyta), ngành Cỏ
tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta),
ngành Hột trần (Gymnospermatophyta/Gymnospermae), ngành
Hột kín (Angiospermatophyta/Angiospermae).
Sáu ngành đầu thuộc nhóm có bào tử (trừ Rêu, 5 ngành còn
lại thường gộp chung thành nhóm Quyết thực vật ), hai ngành

cuối (Hôût trần và Hôût kín thuộc nhóm có hôût).
1. Ngành Dương xỉ trần (Rhyniophyta): Thể bào tử phân
nhánh đôi. Cơ thể là chồi hay đỉnh tản (telom), không có lá thật
nhưng đôi khi có diệp trạng. Phần dưới đất là thân rễ, không có
rễ thật. Hệ dẫn phát triển yếu và thường là trung trụ nguyên sinh
điển hình. Quản bào thường là quản bào vòng hay xoắn. Không
có sinh trưởng thứ cấp. Bào tử nang đơn độc ở đỉnh, có vách
dày; các bào tử giống nhau. Thể giao tử chưa tìm thấy.
2. Ngành Rêu/Ðài thực vật (Bryophyta): Thể bào tử là một
chồi cành đơn độc, không có rễ và lá. Nó có đời sống ngắn, sống
bán ký sinh hay ký sinh trên thể giao tử (trường hợp không có
diệp lục). Hệ dẫn tiêu giảm, không có quản bào. Bào tử nang ở
đỉnh đơn độc. Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau. Thể
giao tử lưỡng tính hay đơn tính, nó sống lâu hơn thể bào tử và tự
dưỡng. Tinh trùng xoắn, có 2 roi.
3. Ngành Lá thông (Psilotophyta): Thể bào tử phân nhánh
đôi, lá có nguồn gốc chồi cành nhỏ. Phần dưới đất dạng thân rễ,
không có rễ. Hệ đẫn là trung trụ nguyên sinh hay trung trụ ống
nguyên thủy, không có sinh trưởng thứ cấp. Quản bào thang.
Bào tử nang tập hợp thành ổ, đính ở mép gần đỉnh của lá bào tử.
Cây có bào tử giống nhau. Thể giao tử lưỡng tính, phân đôi,
hình trụ (đối xứng phóng xạ), có trung trụ tiêu giảm. Tinh trùng
xoắn, có nhiều roi.
4. Ngành Thông đất/Thạch tùng (Lycopodiophyta): Thể
bào tử phân nhánh đôi đến phân nhánh đơn trục. Có rễ thật. Hệ
dẫn từ kiểu trung trụ nguyên sinh đến trung trụ ống. Quản bào
thang, ít khi điểm. Có hay không có sinh trưởng thứ cấp. Bào tử
diệp (lá mang bào tử nang) tập hợp ở đầu nhánh làm thành chùy.
Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau (dị bào tử). Thể giao tử
đơn tính hay lưỡng tính, có kích thước lớn đến kích thước hiển

vi. Tinh trùng xoắn, có 2 roi, ít khi nhiều roi.
5. Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)/Mộc tặc
(Sphenophyta): Thể bào tử thường là đơn trục hay phân nhánh
đôi. Lá có nguồn gốc chồi cành, nhỏ, xếp vòng. Rễ phát triển.
Hệ dẫn là trung trụ nguyên sinh hay trung trụ đốt. Quản bào
thang, ít khi điểm. Bào tử nang đài phân bố trên những bào tử
diệp hình khiên nhiều hay ít. Thể giao tử lưỡng tính hay đơn
tính. Tinh trùng xoắn nhiều roi.
6. Ngành Dương xỉ (Pteridophyta/Polypodiophyta): Thể
bào tử phân nhánh đôi. Lá có nguồn gốc chồi cành, lớn hay nhỏ
do kết quả của sự tiêu giảm. Rễ phát triển. Hệ dẫn có tất cả các
kiểu (từ trung trụ nguyên sinh đến trung trụ ống, trung trụ
mạng). Quản bào vòng xoắn hay thang. Bào tử nang đơn độc
hay tập hợp thành nang quần, phân bố ở đỉnh, ở mép hay ở bề
mặt lá. Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau. Thể giao tử
lưỡng tính hay đơn tính to hay có kích thước hiển vi. Tinh trùng
xoắn, nhiều roi.
7. Ngành Hột trần
(Gymnospermae/Gymnospermatophyta)/Ngành Thông
(Pinophyta): Thể bào tử phân nhánh đơn. Lá thường có kích
thước nhỏ, có hình dạng khác nhau. Thân cấu tạo thứ cấp, nhưng
chưa có mạch thông: gỗ chỉ có quản bào điểm, chưa có sợi gỗ và
nhu mô gỗ. Bào tử nang tập hợp thành chùy, đơn tính hay lưỡng
tính ở đầu các ngọn cành. Cây có bào tử khác nhau. Thể giao tử
có kích thước nhỏ. Tinh trùng nhiều roi hay biến thành tinh tử
không roi và được chuyển tới túi noãn nhờ ống phấn. Hợp tử
phát triển thành phôi được bảo vệ bên trong lớp vỏ tạo thành hột
nằm trên những lá bào tử (lá noãn) hở.
8. Ngành Hột kín
(Angiospermae/Angiospermatophyta)/Ngành Ngọc lan

(Magnoliophyta): Thể bào tử đa dạng. Rễ phát triển mạnh. Mô
dẫn truyền với các mạch gỗ hoàn toàn, có sợi gỗ và nhu mô gỗ.
Cơ quan sinh sản là hoa với bộ nhụy cái có bầu noãn kín chứa
noãn bên trong. Noãn phát triển thành hột, bầu noãn phát triển
thành quả bao lấy hột. Thể giao tử tiêu giảm rất nhiều, tinh tử
không roi được chuyển tới túi noãn nhờ ống phấn. Thụ tinh kép:
một tinh tử (n) kết hợp với noãn cầu (n) tạo thành phôi (2n), tinh
tử (n) còn lại kết hợp với nhân (2n) tạo thành nội nhũ (3n).

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 1: Các mối quan hệ tiến hóa trong giới Thực vật.

NGÀNH DƯƠNG XỈ TRẦN (NGÀNH QUYẾT
TRẦN) RHYNIOPHYTA

Ngành này gồm những thực vật cổ xưa nhất xuất hiện ở kỷ
Silua và chết khá nhiều ở kỷ Ðêvon.
Hiện nay người ta biết được khoảng 20 giống của ngành
này, được xếp vào trong 5 họ (Rinyaceae, Pseudosporochnaceae,
Psilophytaceae, Zosterophyllaceae và Acteroxylaceae) thuộc
cùng một bộ, một lớp. Tất cả các đại diện điều đã hóa đá, di tích
tìm được ở một số nơi. Ðược biết nhiều hơn cả là các giống
Rhynia, Asteroxylon, Horneophyton.
Ðó là những cây tương đối nhỏ, thường sống ở đầm lầy.
Thể bào tử có dạng thân phân nhánh đôi, không có lá và rẽ thật
sự (trừ Asteroxylon đã có mầm móng của lá là những vảy nhỏ).
Cấu tạo giải phẩu thân còn khá thô sơ, bên ngoài có lớp biểu bì
có lổ kín, bên trong gồm các tế bào chứa diệp lục, và trong cùng
là trụ dẫn kiểu nguyên sinh (libe ở ngoài bao quanh gỗ ở bên

trong), gỗ với các quản bào vòng hoặc xoắn. Không có cấu tạo
thứ cấp.
Bào tử nang một ô, nằm đơn độc ở tận cùng các nhánh.
Thể giao tử chưa rõ.
Quyết trần được coi như là tổ tiên của thực vật sống trên
cạn. Từ chúng xuất hiện thành nhiều ngành thực vật bậc cao tiến
hóa theo hai hướng: hướng lá to ở dương xỉ (liên hệ với sự biến
đổi của chồi cành kiểu Rhynia) và hướng lá nhỏ như ở thông đá,
Cỏ tháp bút (liên hệ với sự hình thành lá từ những vảy hay
những phần lồi ra của mô bì kiểu Asteroxylon).

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 2: Một số Dương xỉ trần (Quyết trần)
1. Rhynia (a. Dạng chung; b. Cấu tạo cắt ngang thân; c. Hình cắt
dọc bào tử nang).
2. Horneophyton; 3. Asteroxylon.

NGÀNH RÊU (NGÀNH ÐÀI THỰC VẬT) BRYOPHYTA

I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG TOP
Rêu là một trong những ngành Thực vật bậc cao đầu tiên có
cấu tạo rất đơn giản. Những đại diện thấp của chúng cơ thể còn
có dạng tản, các đại diện phức tạp hơn cơ thể đã phân hóa thành
thân và lá, nhưng chưa có rễ thật, mà chỉ có rễ giả đơn hoặc đa
bào, tức là những lông hút để giữ cây và hút nước, chưa có mô
dẫn.
Chính vì sự phân hóa các mô dẫn và mô cơ bản của Rêu
còn sơ khai, do đó chúng ít thích nghi với đời sống ở cạn.
Trong chu trình phát triển, thể giao tử chiếm ưu thế. Cây

trưởng thành ở trên đó mang cơ quan sinh sản hữu tính là hùng
cơ (túi tinh) và noãn cơ (túi noãn). Thể bào tử phát triển từ phôi
và nằm trên thể giao tử , thường gồm 3 phần: bào tử nang (túi
bào tử), cuống và chân (một số sách gọi chung cả 3 phần này là
thể mang túi). Sự thụ tinh hoàn toàn nhờ nước .
Về mặt nguồn gốc, có người cho rêu bắt nguồn từ tảo, có
thể là tảo lục, theo hướng thích nghi với đời sống ở cạn (sinh sản
bằng bào tử) nhưng vẫn còn nhiều quan hệ với môi trường nước
như tảo (thụ tinh nhờ nước). Nhưng theo ý kiến của Takhtajan
thì Rêu có thể đi ra từ Dương xỉ trần theo hướng tiêu giảm Thể
bào tử cùng với hệ thống dẫn ở một số loài Rêu có sự phân
nhánh đôi của cơ thể, giống như ở Dương xỉ trần.

II. PHÂN LOẠI:
Ngành Rêu được chia ra làm ba lớp: lớp Rêu sừng, lớp Rêu
tản và lớp Rêu .
1. Lớp rêu sừng
(Anthoceropsida)
TOP
Cơ thể là một bản dẹp màu lục, mặt dưới có rễ giả để
bám vào đất ẩm Trong tế bào chứa từ 1 - 2 lạp với hạch lạp bột
giống như tảo.
Hùng cơ được phát triển từ những tế bào hạ bì ở mặt lưng
của Thể giao tử. Noãn cơ luôn luôn nằm sâu trong Thể giao tử.
Thể bào tử dài tới 6 - 15 cm, khi chín nứt thành hai mảnh dọc
tách ra giống như 2 cái sừng (vì thế có tên là Rêu sừng).
Ơí nước ta gặp vài loài của giống Anthoceros như A.
fuscus, A. lamellis-porus, A.brunneae, A.erectus, A.tonk-inensis
(Vũ văn chuyên, 1991).


(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)





2. Lớp rêu tản
(Marchantiopsida)
TOP
Cơ thể sinh dưỡng cũng dạng tản, cấu tạo mặt lưng và
mặt bụng khác nhau, chỉ một số ít phân hóa thành thân lá. Có
sinh sản dinh dưỡng và sinh sản hữu tính .
Ðại diện điển hình của lớp là bộ Rêu tản (Marchantiales).
Bộ này gồm khoảng 453 loài thuộc 33 giống và được xếp vào 12
họ. Ðại diện đã được nghiên cứu kỹ là cây là Rêu tản
(Marchantia polymorpha L.), thường ở chỗ ẩm, bờ sông, bờ
suối, chân tường ẩm Cơ thể sinh dưõng (Thể giao tử) là một
tản lớn hình bản mỏng, màu lục tối, phân nhánh đôi, phần giữa
tản dày gồm vài lớp tế bào tạo thành "gân" giữa chạy dọc theo
tản. Phía cuối mỗi nhánh của tản có một chỗ lõm chứa điểm sinh
trưởng. Nhờ điểm sinh trưởng mà tản phát triển theo chiều dài.
Mặt trên có vô số các lổ nhỏ li ti làm nhiệm vụ của khí khẩu (tuy
cấu tạo còn đơn giản). Mặt dưới tiếp xúc với đất mang nhiều rễ
giả đơn bào mọc ra từ những tế bào biểu bì dưới và một số vảy
bụng mỏng màu tím hoặc nâu phát triển ở vùng gân giữa, xếp
khít nhau và cả hai bên gân cũng có hai hàng vảy bụng.
Cắt ngang tản, từ mặt trên xuống mặt dưới có cấu tạo
như sau: một lớp tế bào biểu bì xen lẫn với các lổ khí gồm 16 tế
bào xếp chồng lên nhau thành 4 dãy ở chung quanh lổ, bên dưới
là phòng khí. Dưới lớp tế bào biểu bì là các tế bào chứa diệp lục

làm nhiệm vụ quang hợp, tiếp đến một vài lớp tế bào mô mềm
lớn, dự trữ tinh bột và dầu. Mặt dưới là biểu bì dưới, từ đó mọc
ra các rễ giả và các vảy.
Rêu tản sinh sản sinh dưỡng bằng truyền thể, nằm trong
các chén truyền thể, thấy ở mặt trên của tản. Truyền thể là một
khối tế bào màu lục, hình bản dẹp chia 2 thùy, còn chén truyền
thể là một vảy mỏng hình chén. Truyền thể được phát tán ra
ngoài sẽ nảy mầm thành một tản mới .
Về sinh sản hữu tính, ở Rêu tản cơ quan sinh sản đực
(hùng cơ) và cái (noãn cơ) đều nằm trên những thể hình sao có
cuống dài gọi là chụp, mọc ra từ đầu các tản đực và tản cái riêng
biệt (Rêu tản là loài khác gốc-biệt chu).
Chụp đực mang hùng cơ nằm trong những khoang ở phía
trên. Hùng cơ hình trứng, trong chứa nhiều tế bào sinh tinh
trùng, tinh trùng 2 roi. Dưới kính hiển vi quang học, ở lát cắt
ngang thì hùng cơ có hình dạng giống như cái vợt cầu lông với
mỗi ô tương ứng là một tế bào sinh tinh trùng. Chụp cái có nhiều
múi xẻ sâu, mang các noãn cơ nằm trong lớp màng ở mặt dưới.
Túi noãn hình chai có phần bụng mang noãn cầu và phần cổ hẹp
gồm các tế bào rãnh cổ sau hóa nhầy, có nhiệm vụ dẫn đường
cho tinh trùng vào thụ tinh với noãn cầu.
Sau thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, rồi thành thể
bào tử. Thể bào tử có phần chân đâm vào chụp cái để hút chất
dinh dưỡng, tiếp đến một cuống ngắn và tận cùng là một túi bào
tử hình trứng. Lúc đầu thể bào tử vẫn còn ở trong túi noãn cũ, về
sau lớn lên sẽ xé rách vách túi noãn. Túi bào tử chứa các tế bào
sau sẽ phân thành 2 nhóm : một số phân chia giảm nhiễm để cho
các bào tử đơn bội , còn một số khác thì phát triển thành các sợi
đàn hồi (sợi đàn ty) nằm xen lẫn với các bào tử, sợi đàn hồi có
tác dụng phát tán các bào tử .

Rơi trên đất ẩm, bào tử nẩy mầm thành sợi cấp một, mỗi
sợi sẽ phát triển thành một rêu tản mới.
Như vậy ở rêu tản, hiện tượng xen kẻ thế hệ rất rõ, và ưu
thế thuộc thế hệ đơn bội (tức Thể giao tử ).

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 5: Marchantia polimorpha L.
A. Chụp đực cắt dọc cho thấy các hùng cơ.
B. Chụp cái cắt dọc cho thấy các noãn cơ.
C. Cấu tạo cắt ngang tản (Thể giao tử).

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 6: Marchantia polimorpha L.
Sơ đồ các giai đoạn phát triển kế tiếp nhau của chụp cái.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 7: Marchantia polimorpha L.
A. Thể bào tử cắt dọc (a. Lớp tế bào bao; b. Bào tử; c. Sợi đàn ty
(đàn hồi);
d. chân; e. Chân; f. Mô của Thể giao tử). B. Chén truyền thể và
truyền thể.
C. Một phần của sợi đàn hồi và bào tử.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 8: Chu trình sống của Marchantia polymorpha


(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)



3. Lớp rêu (Bryopida) TOP
Khác với Rêu tản, ở Rêu cơ thể đã phân hóa thành thân,
lá. Thân thường đơn hay phân nhánh: lá nhỏ gồm một lớp tế
bào, lá xếp xoắn ốc và mọc sít nhau ở đỉnh thân; có rễ giả đa
bào. Hùng cơ và noãn cơ thường nằm ở ngọn thân. Trong bào tử
nang không có các sợi đàn hồi, mở bằng nắp đậy hoặc các mảnh
van, ở giữa bào tử nang thường có một cột gọi là trụ, bao quanh
trụ là khoan chứa các bào tử.
Rêu là lớp khá lớn có trên 14.000 loài phân bố khắp nơi .
Một vài đại diện:
* Rêu nuớc (Sphagnum cuspidatulum C.M), thuộc Bộ
Rêu nước (Sphagnales), gặp ở Sapa. Thuộc giống Sphagnum có
trên 300 loài mang đặc điểm chung là lá gồm một tế bào có gân
giữa tế bào lá có hai loại: một loại nhỏ có diệp lục bao quanh
các tế bào to hơn không có diệp lục, trong chứa đầy nước. Thân
có cấu tạo đơn giản, lớp tế bào ở ngoài cùng cũng chứa nước .
Các loài của giống Rêu nước phân bố rộng rãi ở vùng ôn
đới và hàn đới Bắc bán cầu, ở vùng nhiệt đới chỉ gặp trên hồ
vùng núi cao.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 10: Giống Rêu nước (Sphagnum)
1. Cây rêu có mang bào tử nang; 2. Phần ngọn với bào tử
nang vẽ lớn ra;
3. Một phần lá vẽ to (a. tế bào chứa diệp lục; b. tế bào chứa

nước).

* Rêu than hay Rêu tường (Funaria hygrometria Hedw),
thuộc Bộ Rêu (Bryales) thường mọc ở trên tường. Lá có một
đường gân giữa do các tế bào dài xếp xít nhau. Cuống của thể
bào tử cong ở ngọn. Bào tử nang mở bằng một vòng nứt ngang ở
trên làm thành một cái nắp. Khi bào tử nang chín, nắp rơi ra, để
lộ một vòng lổ nhỏ được che đậy bằng những vẩy hình lưỡi gà
(gọi là lông răng), khi lông răng quăn ngược lên các bào tử được
phóng thích ra ngoài. Phía bên ngoài nắp bào tử nang còn mang
một cái chụp là di tích của vách noãn cơ cũ.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 11: Chu trình sống của Rêu tường (Funaria
hygrometica).

Nhìn chung ngành Rêu là một ngành tiến hóa thấp, chúng
xuất hiện khá sớm, nhiều đại diện nhìn thấy ở kỷ Pecmơ và kỷ
Than đá. Trong ngành, lớp Rêu sừng thấp hơn cả, gần gũi nhiều
với tảo. Tiếp đó là lớp Rêu tản rồi đến lớp Rêu có đặc điểm hình
thái tiến hóa hơn cả (nhưng thân vẫn chưa có bó mạch). Ðây là
một nhánh đặc biệt trong thang tiến hóa chung không tiến hóa
cao hơn nữa, và không phải là tổ tiên của thực vật sau này.

NGÀNH LÁ THÔNG (PSILOTOPHYTA)

Ngành Lá thông hiện nay cũng chỉ còn 2 giống là Psilotum
và Tmesopteris với vài loài. Ðó là những cây nhỏ, phụ sinh hay
sống trên đất mùn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm. Chưa có

rễ thật, thể bào tử đầu tiên có dạng thân rễ nằm ngang trên mặt
đất, từ đó mọc ra những cành khí sinh phân nhánh đôi với những
lá nhỏ hình vảy. Trụ dẫn kiểu nguyên sinh. Bào tử nang nhóm 2-
3 cái một, nằm ở các nách lá.
Ở Psilotum (Lá thông), trong giai đoạn phát triển đầu tiên
thể bào tử rất giống với thể giao tử. Thể giao tử (tức nguyên tản)
hình trụ cũng phân nhánh đôi, nằm ngang trên mặt đất và có rễ
giả, bên trong có trụ lẫn với các bó mạch. Trên nguyên tản mang
nhiều hùng cơ và noãn cơ. Tinh trùng có nhiều roi.
Thể giao tử giống với thể bào tử lúc còn non là một sự kiện
khiến ta nghĩ rằng ngành này có thể bắt nguồn từ những tảo có
giao thế hình thái giống nhau (như Dictyota trong ngành Tảo
nâu chẳn hạn). Tuy nhiên hiện nay cũng chưa tìm được các dạng
trung gian từ tảo tới các dạng Psilotophyta hóa đá. Nhưng nhiều
nhà Thực vật học lại xem ngành này là con cháu trực tiếp của
Quyết trần.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 14: Spilotum triquetrum
a. Một phần cây mang bào tử nang; b. Bào tử nang;
c. Bào tử nang cắt ngang; d. Nguyên tản; e. Tinh trùng.

NGÀNH THÔNG ÐÁ (THÔNG
ÐẤT) LYCOPODIOPHYTA


I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG TOP
Thể bào tử là cây đã có thân, lá điển hình và có rể thật. Lá
nhỏ, xếp xít trên thân, có đường gân giữa gồm một bó mạch từ

thân phân nhánh vào. Bào tử nang một ô nằm trên những lá đặc
biệt gọi là bào tử diệp hợp thành chùy ở ngọn cành. Bào tử
giống nhau hoặc khác nhau; bào tử nảy mầm thành nguyên tản
đơn giản. Hùng cơ và noãn cơ nằm trên nguyên tản. Sau khi thụ
tinh, hợp tử phát triển thành phôi lúc đầu còn sống trên nguyên
tản một thời gian, về sau phát triển thành một cây độc lập. Như
vậy ở Thông đá, thể bào tử chiếm ưu thế so với thể giao tử.
Các tổ tiên của ngành Thông đá đã được tìm thấy nhiều
vào kỷ Silua cũng với nhiều đại diện khác của ngành Quyết trần
là những dẫn liệu cho phép nói rằng ngành Thông đá có thể
xuất phát trực tiếp từ ngành Quyết trần, từ đó phát triển theo
hướng lá nhỏ.

II. PHÂN LOẠI
Theo K.R.Sporne (1966) , ngành Thông đá gồm có 5 bộ,
nhưng trong đó hầu hết các đại diện đã hóa đá. Ðó là những đại
diện có thân gỗ lớn và có vai trò trong việc hình thành các mỏ
than. Chỉ có 2 bộ Thông đất và Quyển bá là còn các đại diện
đang sống.

1. Bộ Thông đất
(Lycopodiales)
TOP
Bộ này đặc trưng ở chỗ có bào tử giống nhau phát triển
thành nguyên tản lưỡng tính, tinh trùng có 2 roi. Lá mọc xít trên
thân.
Bộ thông đất chỉ có 1 họ thông đất (Lycopodiaceae). Vài
loài phổ biến trong họ này như :
* Thông đất (Lycopodiella cernua (L.) Franco et Vasc. hay
Lycopodium cernuum L.): Cây nhỏ cao độ 30cm. Thường mọc ở

các đồi cây bụi và đồi cọ. Cây có dáng đẹp, giữ được bền màu
khi khô. Nên dùng làm vật trang trí hoặc làm cây giả trong các
mô hình. Ðông y dùng làm thuốc chữa ho.

* Thông đá (Lycopodium clavatum L.): Cây thường gặp ở
miền núi (ví dụ như ở Sapa). Y học dân tộc dùng cây sắc lên
uống chữu bệnh phù, hen suyễn và bệnh thần kinh. Bào tử
chứa nhiều dầu nên dùg để tráng khuôn bao viên thuốc làm
pháo.

* Thông đá dẹp hay Rêu thềm nhà (Lycopodium
complanatum L.): Thân chính nằm bò, cành tỏa ra hình quạt, lá
hình dùi xếp thành hai dãy. Có ở tam đảo, Sapa.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Hình 15: A. Thông đất (Lycopodiella cernua); C. Thông đá dẹp
(Lycopodium complanatum).
B. Thông đá (Lycopodium clavatum): 1. Thể bào tử; 2. Lá bào
tử (bào tử diệp); 3. Bào tử; 4. Cắt ngang thân (a. gỗ; b. libe); 5.
Thể giao tử (Nguyên tản): c. hùng cơ; d. noãn cơ; e. phôi; g. rễ
giả.

2. Bộ Quyển Bá
(Selaginellales)
TOP
Ðặc điểm phân biệt với bộ Thông đá là ở Quyển Bá có các
bào tử khác nhau (dị bào tử) nằm trong các bào tử nang và bào
tử diệp riêng biệt. Nguyên tản phân tính. Lá thường mọc đối có
khi có 2 loại lá với kích thước và cách mọc khác nhau: lá to mọc

đối ở 2 bên, còn lá nhỏ thường mọc hơi chéo nhau làm thành
đường sống ở giữa.
Bộ Quyển Bá cũng chỉ có một họ Quyển Bá
(Selaginellaceae) với một giống Selaginella gồm khoảng 700
loài.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

Các di tích hóa đá của bộ Quyển bá được tìm thấy ở đầu kỷ
Than đá và con cháu của chúng sau này chính là các đại diện
Quyển bá hiện nay.
Một số loài thường gặp:
* Quyển bá quấn (Selaginella involvens Spring): thân mọc
đứng lá ở hai bên khía răng và có ánh bạc ở mặt dưới. Thường
gặp ở khe đá, lòng suối.
* Quyển bá yến (S. delicatula(Desv.) Alston.): lá mỏng.
* Quyển bá râu (S. petelotii Alston): lá bên ở thân chính
xếp thưa hơn ở cành.
* Quyển bá tai liềm(S.pseudo - paleifera Hand. Mazz): dễ
nhận biết vì cành có nhiều lông và lá co tai nhỏ hình lưỡi liềm.
Cây mọc trong rừng ẩm.
* Quyển bá trường sinh (S. tamariscina Spring): thân mọc
thành cụm, làm thành một gốc cao tới 10cm, khi khô sẽ cuộn
cong lên: Cây mọc ở những nơi khô trên đá hoặc đất sỏi sạn ở
vùng gần biển. Dùng làm thuốc cầm máu và chữa đại tiện ra
huyết.





NGÀNH MỘC TẶC (SPHENOPHYTA) hay NGÀNH CỎ
THÁP BÚT (EQUISETOPHYTA)

I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG TOP
Ngành Cỏ tháp bút đặc trưng bởi có thân phân chia thành
từng lóng rõ rệt, cành mọc vòng quanh các mấu của thân (đốt).
Lá nhỏ, có khi tiêu giảm dưới dạng những vảy nhỏ, cũng mọc
vòng quanh đốt.
Cũng như Thông đá, Cỏ tháp bút là một ngành khá cổ, các
đại diện của chúng xuất hiện vào thế kỷ Ðevon và phát triển
nhiều ở kỷ Than đá, có nhiều cây gỗ lớn, cao tới 30m, nhưng sau
đó chúng chết dần. Hiện nay, ngành này chỉ còn lại một họ
(Equisetaceae) của bộ (Equisetales) thuộc lớp Equisetopsida với
một giống Cỏ tháp bút (Equisetum) gồm một số loài thân cỏ.
Chúng là những cây ở cạn, có thân rễ chia đốt, mọc bò ở
dưới đất. Từ thân rễ mọc ra các cành khí sinh cũng phân đốt. Có
2 loại cành: cành sinh dưỡng (thường phân nhánh) và cành sinh
sản (thường không phân nhánh). Các lóng của cành đều rỗng,
chỉ chổ ngang mấu (mắt) mới đặc; mặt ngoài của thân và cành
có nhiều rãnh dọc, mỗi rảnh ứng với một lổ khuyết ở trong phần
vỏ. Phần vỏ này chứa nhiều chất diệp lục và làm nhiệm vụ
quang hợp thay cho các lá kém phát triển. Biểu bì thấm silic nên
khá cứng rắn. Dưới biểu bì là tầng hạ bì gồm một lớp tế bào có
màng dày, tiếp đến là mô mềm vỏ có nhiều lổ khuyết. Mỗi bó
mạch ở giữa thân gồm có một vòng nội bì, bên trong là libe nằm
giữa bó gỗ hình chữ V. Không có tầng phát sinh.
Cành sinh sản xuất hiện trước cành sinh dưỡng vào khoảng
đầu mùa xuân. Chúng thường cómàu nâu nhạt, không làm nhiệm
vụ quang hợp. Ðầu cành sinh sản mang chùy hình trứng, gồm
nhiều bào tử diệp xếp xít nhau thành từng vòng. Bào tử diệp là

một phiến hình 6 cạnh, ở chính giữa bề mặt dưới có một cuống
nhỏ đính vào trục chùy. Mặt dưới bào tử diệp mang 6-8 bào tử
nang đài, trong có nhiều bào tử, hình cầu, chung quanh có 4 sợi
đàn hồi cuộn tròn. Khi khô, 4 sợi này sẽ duỗi ra, bắn bào tử ra
ngoài. Bào tử tuy giống nhau nhưng khi nảy mầm thì một số
phát triển thành nguyên tản đực, một số khác thành nguyên tản
cái. Nguyên tản là một bản nhỏ màu lục, phân chia thành những
thuỳ ngắn, có rễ giả. Nguyên tản đực nhỏ hơn nguyên tản cái, và
ở tận cùng các thùy là những túi tinh (hùng cơ) mang nhiều tinh
trùng có một chùm roi. Nguyên tản cái lớn hơn, có thể dài tới 1-
2cm, và noãn cơ nằm ở các khe giữa các thuỳ của nguyên tản.
Phôi lúc đầu còn sống nhờ vào nguyên tản cái, sau đó mọc ra
cây mới, tức là thể bào tử .
Ơí Việt Nam có vài loài phổ biến là:
* Có tháp bút (Equiestum arvense L.): thường mọc ở vùng
Sapa.
* Có đốt (E. debile Roxb): thường mọc ở nơi ẩm, ven bờ
sông suối và ở độ cao 700-900 (Ðà lạt), trước đây cũng gặp ở Hà
Nội. Chùy nhọn đầu.


* Mộc tặc (E. diffusum Don): Chùy tù đầu, mọc ở Sapa.
Ngoài còn có loài E. hyemale L.var.japonicum Willd.(cũng
gọi là Mộctặc) được làm thuốc trong y học dân tộc để bệnh đau
bụng, đau mắt, trĩ. Các loài Equisetum đều có thân ráp vì thấm
silic nên được dùng để đánh bóng đồ gỗ, sừng, ngà.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)



NGÀNH DƯƠNG XỈ (PTERIDOPHYTA /
POLYPODIOPHYTA)

I. ÐẶC ÐIỂM CHUNG TOP
Dương xỉ là một ngành lớn, rất đa dạng. Bào tử thực vật
gồm những cây thân cỏ, hay thân gỗ. Lá cũng có nhiều hình
dạng, thường chia thùy nhiều lần, lá lớn có nguồn gốc từ cành
kiểu Rhynia biến đổi thành. Hệ thống dẫn tiến hóa từ kiểu trụ
nguyên sinh đến trụ dẫn hình ống, hình lưới. Ở các đại diện
nguyên thủy bào tử nang còn nằm ở đầu cành (như kiểu
Rhynia). Ða số các trường hợp còn lại bào tử nang nằm ở mặt
dưới lá sinh dưỡng. Cấu tạo bào tử nang cũng tiến hóa từ chỗ
lớn, có vách dày gồm nhiều lớp tế bào, tới chỗ bào tử nang nhỏ
có vách mỏng chỉ có một lớp tế bào và xuất hiện bộ phận phát
tán bào tử (vòng cơ tầng). Bào tử có thể giống nhau hoặc khác
nhau. Thể bào tử là cây trưởng thành, rất phát triển so với thể
giao tử (nguyên tản).
Dương xỉ cũng như Thông đá và Cỏ tháp bút, bắt nguồn từ
Quyết trần, phát triển theo hướng lá to.

II. PHÂN LOẠI
Việc phân loại ngành Dương xỉ khá phức tạp và khác nhau,
tuỳ theo các tác giả. Theo Takhtajan gần đây, ngành này được
phân thành 5 lớp, trong đó các Dương xỉ hiện sống nằm trong 3
lớp (Ophioglossopsida, Marattiopsida và Polypodiopsida), còn
hai lớp kia gồm những đại diện Dương xỉ cổ nhất, xuất hiện từ
kỷ Ðêvôn và hiện nay đã tuyệt diệt, chúng gần gũi với Quyết
trần và là tổ tiên của các Dương xỉ hiện nay.
Sau đây ta xét 3 lớp thuộc Dương xỉ hiện đang sống .
1. Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)

Lớp này chỉ gồm có một Bộ lưỡi rắn (Ophioglossales) với 1
Họ Lưỡi rắn (Ophioglossaceae). Ðó là những cây nhỏ có thân rễ
ngắn bò trên mặt đất. Lá gồm hai phần: phần mang bào tử nang
tập hợp thành chùy và phần không sinh sản hình phiến, có màu
lục. Bào tử nang không cuống, vách dày gồm nhiều lớp tế bào,
không có vòng cơ. Bào tử giống nhau.
`Hiện nay chỉ còn lại 3 giống: Lưỡi rắn (Ophioglossum), Quản
trọng (Helminthostachys) và Âm địa (Botrychium).

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

2. Lớp Toà sen
(Marattiopsida)
TOP
Cũng chỉ gồm một Bộ Toà sen (Marattiales), một Họ Tòa
sen (Marattiaceae).
Lá nhiều khi rất lớn, một hai lần lông chim, gốc thường
phồng lên. Lá non cuộn tròn. Bào tử xếp xít nhau thành quần
(gọi là nang quần) ở mặt dưới lá. Vách bào tử nang dày, có
vòng cơ thô sơ. Bào tử giống nhau.
Họ có 6 giống, trong đó hai giống hay gặp là Angiopteris
và Marattia.
* Móng trâu - Angioteris evecta(Forst): thân rễ đứng, nữa
hình cầu. Lá rất to dày đến 1,5m kép lông chim, gốc cuống lá
phồng trông như móng con trâu hay con ngựa, do đó toàn bộ củ
nổi lên mặt đất trông như toà sen của đức phật. Cây mọc phổ
biến ở các khe suối trong rừng núi SaPa, Ba vì, Cúc phương
thân rể có thể ăn được hay dùng để chăn nuôi.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)


3. Lớp dương xỉ
(Polypodiopsida).
TOP
3.1. Ðặc điểm chung: Ðây là lớp lớn nhất của ngành, gồm
những Dương xỉ trẻ và hầu hết đang sống hiện nay. Ða số là cây
(Bào tử thực vật) thân cỏ, một số ít cây gỗ hoặc dây leo. Cây có
thể sống trên đất, ở nước hay bì sinh trên thân các cây gỗ khác.
Thân rể nằm ngang hay thẳng đứng mang lá lớn hình dạng rất
khác nhau, đa số xẽ lông chim nhiều lần, ít khi có lá kép chân
vịt, có trường hợp lá nguyên. Lá non bao giờ cũng cuộn tròn ở
đầu như đuôi mèo. Bào tử nang có vách mỏng gồm một lớp tế
bào và thường có vòng cơ tầng. Bào tử giống nhau hay khác
nhau. Hệ dẫn của thân cấu tạo khác nhau từ trung trụ nguyên
sinh đến trung trụ mạng.

(Xem hình vẽ trong tập bài giảng)

3.2. Phân loại: Như đã nói ở trên, việc phân loại các Dương
xỉ chưa có một sự thống nhất giữa các tác giả. Ví dụ: theo sách
Phân loại học Thực vật (Phần Thực vật bậc cao) của Dương Ðức
Tiến và Võ Văn Chi (1978) thì Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
được chia thành 3 phân lớp, trong đó bộ Osmundales lại được
xếp vào phân lớp Dương xỉ (Polipodiidae) còn Bộ Marsileales
được tách ra thành một phân lớp riêng (Marsileidae) cũng như
Bộ Salviniaceae cũng được tách thành một phân lớp
(Salviniidae), cách chia này là theo hệ thống phân loại của
Takhtajan. Còn theo sách Khuyết Thực Vật của Lê Công Kiệt
(1974) thì chia lớp Dương xỉ (Pteropsida) thành 4 lớp phụ, trong
đó Lớp phụ Dương xỉ bạc nang có 3 bộ là Filicales; Marsileales

và Salviniales; còn Bộ Osmundales lại thuộc lớp phụ
Osmundidae. Như vậy Bộ Filicales là sự gọp chung của 3 bộ
Schizaeales, Polypodiales và Cyantheales.
Ðể đơn giản hơn trong việc học của Sinh viên, trong bài
soạn cũng theo hệ thống phân loại của Takhtajan (tức lớp này
được phân thành 6 bộ) nhưng tôi không chia thành những phân
lớp mà đi trực tiếp đến bộ. Ðây cũng là cách phân chia như Tác
giả Hoàng Thị Sản trong sách Phân loại học Thực vật.
Như vậy, Lớp Dương xỉ có trên 10.000 loài chia thành 6
bộ: Osmundales, schizaeas, Polypodiales, Cyatheales,
Marsileales và Salviniales với các họ như sau:
Bộ 1: Osmundales
Họ 1: Osmundaceae
Họ 2: Plagiogyriaceae
Bộ 2: Schizaeales
Họ 1: Schizaeaceae
Họ 2: Platyzomataceae
Họ 3: Adiantaceae (Pteridaceae)
Bộ 3: Polypodiales
Họ 1: Gleicheniaceae
Họ 2: Matoniaceae
Họ 3: Dipteridaceae
Họ 4: Cheiropleuriaceae
Họ 5: Polypodiaceae
Họ 6: Grammitiraceae
Bộ 4: Cyatheales
Họ 1: Cyatheaceae

×