Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần kinh đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.97 KB, 37 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trong của quản trị doanh nghiêp. Tất
cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu tác động thúc đẩy sự phát triển
hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Dù là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng,
nhà cho vay tiềm năng hay là một nhà phân tích tham mưu của doanh nghiệp thì
mục tiêu của họ đêù như nhau, đó là tìm cơ sơ cho việc ra quyết định hợp lý. Do đó
cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì
thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh, điểm yếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiềm năng cần phát
huy, những nhược điểm cần khắc phục, từ đó các nhà quản lý có thể tìm ra nguyên
nhân, giải pháp cải thiện tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị mình trong tương lai.Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, em quyết định
tìm hiểu và chọn đề tài : “ Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Kinh Đô”
nhằm làm rõ thêm bài toán kinh tế của công ty cổ phần Kinh Đô nói riêng cũng như
các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta nói chung.
Báo cáo gồm 2 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Kinh Đô.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô.
Do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, nên dù đã rất cố gắng song chắc chắn
bài làm này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý,
chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn để bài làm này hoàn thiện và có ích hơn.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Kinh Đô
- Tên viết tắt: KIDO CORP
- Tên tiếng Anh: Kinh Do Corporation
-Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại: (84-8) 3827 0838 Fax: (84-8) 3827 0839


- Email: Website: www.kinhdo.vn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 4103001184 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 06/09/2002. Sau lần
đăng ký thay đổi thứ 11 (21/01/2010), số đăng ký kinh doanh trên được thay đổi
thành số 0302705302, đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 02/04/2013.
- Vốn điều lệ: 1.665.226.250.000 VNĐ (Một ngàn sáu trăm sáu mươi lăm tỷ
hai trăm hai mươi sáu triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng)
- Quá trình phát triển:
Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến
thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày
27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số
048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. Những ngày
đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2tại
Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng,
chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack – một sản phẩm mới đối với người tiêu
dùng trong nước.
Đến năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm
bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất
snack trị giá 750.000 USD từ Nhật.
Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập
trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển
mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo.
Năm 2003, Công ty Cổ phần Kinh Đô nhập dây chuyền sản xuất chocolate
trị giá 1 triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.
3
Năm 2007, Công ty nâng vốn lên 469.996.650.000 đồng.
Tháng 12 năm 2010, Kinh Đô phát hành 18.244.743 cổ phiếu để hoán đổi cổ
phiếu của Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc và Công ty Cổ
phần Ki Do nhằm thực hiện phương án sáp nhập 2 công ty này vào Kinh Đô.
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

+ Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây.
+ Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc,
giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ
công mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh,
rau quả tươi sống.
+ Dịch vụ thương mại.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
Ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần Kinh Đô năm 2013 như
sau:
4
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cầu bộ máy quản lý công ty
SBU
VĂN
PHÒNG
BAN TỔNG
GIÁM ĐỐC
- Pháp chế
- Đầu tư
- Chiến lược
- PR
- Kiểm toán
nội bộ
BAN GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
KHỐI
DOANH THU
- Sale
- Marketing
- R & D

Kem, sữa
chua
Snacks
Cakes
Buns
Candies
cookies
KHỐI
CHI PHÍ
- Sản xuất
- Mua hàng
- Logistic
KHỐI
HỖ TRỢ
- Kế toán
- Nhân sự
- IT
- Đào tạo
5
Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần Kinh Đô:
Đại hội đồng cổ đông : Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất
của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ
đông ủy quyền.
Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ
quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội. Hiện tại Hội
đồng quản trị Công ty có 9 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 5 năm.
Ban kiểm soát : Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài
chính của Công ty. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành
viên có nhiệm kỳ 5 năm.

Ban Tổng Giám đốc : Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và
Đại hội đồng cổ đông thông qua
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm thị trường
1.3.1.1. Đặc điểm sản phẩm
Hiện nay Công ty đang sản xuất một số nhóm sản phẩm: bánh cookies, bánh
crackers, bánh quế, bánh snack, bánh trung thu, bánh mì công nghiệp, kẹo cứng
mềm, chocolate, kem và sữa chua.
- Bánh cookies (bánh bơ)
Bánh cookies là loại bánh có thành phần chủ yếu là bột, trứng, đường. Với
doanh thu 2011 đạt 332 tỷ, KDC đang chiếm khoảng 27% thị phần ngành bánh
cookies. Các chủng loại bánhcookies của Công ty khá đa dạng.
6
- Snack
Snack là một trong những sản phẩm đầu tiên của Kinh Đô, được áp dụng
công nghệ hiện đại của Nhật từ năm 1994. Bánh snack Kinh Đô được đầu tư nghiên
cứu với nhiều chủng loại, hương vị mang tính cách tân, phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng Việt Nam
- Bánh mì công nghiệp:
Hiện nay Bánh mì tươi Aloha của Kinh Đô đang dẫn đầu thị trường bánh mì
tươi đóng gói công nghiệp về thị phần và độ phủ nhờ vào yếu tố chất lượng sản
phẩm, giá cả phải chăng và tính tiện lợi của nó (dễ tìm mua và dễ lưu trữ).
Bánh bông lan dài ngày hiện là dòng sản phẩm đóng góp chính cả về doanh
số và lợi nhuận cho công ty.
- Bánh trung thu
Bánh trung thu là mặt hàng có tính mùa vụ nhất, tuy nhiên lại có doanh thu
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty (trung bình 15%). Sản lượng
bánh trung thu cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao: Sản lượng năm 1999 là 150 tấn,

sản lượng năm 2009 là2.100 tấn, như vậy giai đoạn từ 1999 đến 2011 sản lượng
bánh trung thu đã tăng 13 lần.
1.3.1.2. Đặc điểm thị trường
Về hoạt động marketing của công ty:
- Hoạt động nghiên cứu thị trường
Công ty triển khai hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức
khác nhau, cụ thể là:
Tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông
qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của Công ty và nhà phân phối
7
Thông qua các công ty tư vấn chuyên nghiệp, Công ty tổ chức khảo sát nhu
cầu thị trường, khảo sát thăm dò hiệu quả các chiến dịch quảng cáo của Công ty đối
với người tiêu dùng, khảo sát cho mục đích xây dựng thương hiệu công ty
Các hoạt động nghiên cứu thị trường đã có những tác động rất tích cực đến
chiến lược sản phẩm và chiến lược kinh doanh nói chung của Công ty, góp phần
không nhỏ đến sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
- Hoạt động quảng cáo, tiếp thị và quan hệ cộng đồng (PR)
Trên thực tế, Công ty thường tiến hành các chiến dịch quảng cáo theo mùa
đối với những sản phẩm mang tính mùa vụ như bánh trung thu, bánh cookies làm
quà biếu vào dịp lễ Tết; các chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới trước khi tung sản
phẩm mới ra thị trường; quảng cáo trong các chương trình do công ty tài trợ.
- Hệ thống phân phối
Kinh đô hiện phân phối sản phẩm chủ yếu qua kênh bán hàng truyền thống
(GT). Bên cạnh đó, Kinh Đô cũng chú trọng đa dạng hóa kênh phân phối bằng việc
phân phối qua nhiều kênh khác như hệ thống siêu thị, hệ thống bakery, kênh thời
vụ, kênh trường học, khu vui chơi giải trí.
1.3.2. Đặc điểm về kĩ thuật công nghệ
Ta có sợ đồ quy trình công nghệ sản xuất bánh quy của công ty như sau:
8
Sơ đồ 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất bánh quy

- Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu
Các nguyên liệu dùng sản xuất bánh quy bao gồm: bột mì, tinh bột khoai mì
(hoặc bột bắp), đường, sữa bột, trứng, nha, shortenin, muối ăn, thuốc nở, vanilin,
tinh dầu, lecithin. Các nguyên liệu này được cân đong chính xác theo công thức
phối trộn, sau đó được xử lý như sau
Bột mì cho qua rây để loại các tạp chất cặn bẩn, và làm cho bột mịn tránh bị
đóng cục khi nhào trộn.
Đường được xay mịn trong máy nghiền búa
Chuẩn bị nguyên liệu
Giai đoạn tạo hình
Nướng
Làm nguội
Bao gói
9
Trứng được rửa sạch để loại bỏ tạp chất và vi sinh vật bám trên vỏ. Sau đó
bỏ vỏ, thu nhận lòng trắng và lòng đỏ trứng
Muối ăn và bột nở sau khi cân được hòa tan trong nước để chúng dễ phân bố
đều trong khối bột nhào.
- Bước 2:Giai đoạn tạo hình:
Bột nhào được nạp vào phễu của máy ép tạo hình dạng trục quay. Tại đây
bột nhào được ép thành các mẩu bánh sống có kích thước xác định. Trước khi qua
băng chuyền để vào lò nướng, bánh sống được đi qua máy phết bề mặt để phết các
dung dịch như sữa, dầu,… hoặc rắc muối, đường (tùy yêu cầu), nhằm làm tăng giá
trị cảm quan của sản phẩm. Tiếp theo bánh được đưa vào lò nướng bằng băng tải.
- Bước 3: Giai đoạn nướng:
Bánh sau khi cán, ép, tạo hình và loại phế phẩm (bánh bị khuyết dạng, hoặc
những bavia bột còn dính khi tạo hình), sẽ được đưa đi nướng Mục đích của quá
trình nướng là: làm chín bánh, tạo màu, tạo mùi vị, tạo cấu trúc thích hợp cho bánh,
đồng thời làm bốc một lượng hơi nước để giảm độ ẩm của bánh xuống thấp hơn
hoặc bằng 5% để bánh có độ dòn xốp và bảo quản được lâu hơn.

- Bước 4: Giai đoạn làm nguội:
Trước tiên phải làm nguội bánh sơ bộ xuống nhiệt độ khoảng 70 độ C, sau đó
tách ra khỏi khay và làm nguội tiếp đến nhiệt độ bình thường để tiện cho khâu bao
gói.
- Bước 5: Giai đoạn bao gói:
Bao bì ngoài tác dụng giữ chất lượng cho sản phẩm trong thời gian dài bảo
quản, còn làm tăng vẻ đẹp và hấp dẫn của sản phẩm.
1.3.3. Đặc điểm về lao động, vật tư, tài sản cố định
-Về lao động:
10
Tổng số lao động chính thức của công ty tại thời điểm 31/03/2013 là 5.670
người.
Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào
làm
việc cho công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Tùy theo
từng vị trí cụ thể mà công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các
chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn cơ
bản, cán bộ quản lý phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành, nhiệt tình, ham học hỏi,
yêu thích công việc, chủ động trong công việc, có ý tưởng sáng tạo. Đối với các vị
trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, với các tiêu chuẩn bắt buộc về
kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích và trình độ ngoại ngữ, tin học công ty chú
trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
- Về vật tư và tài sản cố định:
Hiện nay Kinh Đô đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện
đại nhất tại Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu
vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty
được trang bị mới, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là một sự phối hợp
tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
Hiện nay công ty đang có kế hoạch đầu tư thêm nhà xưởng nhà máy kem,

đầu tư thêm tủ kem và dây chuyền Cracker nhằm hỗ trợ và hoàn thành mục tiêu
phát triển của công ty trong thời gian tới.
1.3.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Hiện nay đơn vị đang sử dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo
quyết định số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ tài chính, được sửa
đổi bổ sung theo thông tu số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: công ty sử dụng sổ kế toán tổng hợp nhật ký
chung.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
11
Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại
trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

12
Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán
Theo hình thức kế toán nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sổ, thẻ kế toán
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
13
- Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
+ Đứng đầu là kế toán trưởng có chức năng và nhiệm vụ sau:
Phụ trách chung các mặt hoạt động của cả phòng kế toán, là người chịu
trách nhiệm lớn về mặt quản lý kinh tế tài chính đối với Giám đốc của Công ty. Với
chức năng này kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế
toán, tài chính cho Giám đốc
Chỉ đạo phân công nhiệm vụ, lập chương trình công tác của tháng, quý, năm
cho những người trong phòng.
Ký duyệt các khoản thu, chi hàng ngày, các báo cáo tài chính theo quy định

của nhà nước.
+ Kế toán tiền mặt có chức năng nhiệm vụ sau: Theo dõi mở sổ giao dịch,
theo dõi sự biến động tăng giảm tiền mặt có tại quỹ của doanh nghiệp, đối chiếu
lệnh thu chi, lập kế hoạch vay vốn, lập các chứng từ giao dịch với Ngân Hàng, giám
sát các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt. Lên báo cáo và sổ chi tiết phù hợp để
tiện cho việc theo dõi đối chiếu với sổ tổng hợp.
+ Kế toán TSCĐ: Quản lý toàn bộ TSCĐ hữu hình, có nhiệm vụ theo dõi
giám sát sự biến động tăng giảm TSCĐ, biến động, điều động TSCĐ trong toàn
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền mặt
Kế toán
vật tư
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
thanh
toán, tiền
lương
Kế toán
tổng hợp
chi phí và
giá thành
Thủ
quỹ
14
Công ty, tình hình mua sắm mớivà tính toán khấu hao TSCĐ trong công ty theo chế
độ đề xuất các biện pháp sử dụng, thanh lý cho hiệu quả sản xuất.
+ Kế toán vật tư: Hạch toán tổng hợp và chi tiết tình hình nhập, xuất, vật tư
phụ tùng trong kỳ. Kiểm tra thủ tục, chứng từ và viết các phiếu nhập kho, xuất kho

vật tư, nguyên liệu.
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi tính toán tiền
lương, tiền thưởng, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, thực hiện trích nộp BHXH
cho toàn cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
+ Kế toán tổng hợp kiêm chi phí và giá thành: Tập hợp chi phí sản xuất để
tính giá thành, phân bổ từng loại chi phí theo các đối tượng, cung cấp kịp thời số
lượng và thông tin đồng thời định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất cho
kế toán trưởng
+ Thủ quỹ: Có trách nhiệm thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ, bảo quản
tiền mặt tại quỹ của công ty. Ngoài ra thủ quỹ phải thực hiện kiểm kê đối chiếu
hàng ngày giữa số tồn quỹ theo sổ kế toán và số tồn thực tế
+ Kế toán tại các phân xưởng: Các nhân viên này có nhiệm vụ thu nhận các
chứng từ có liên quan trực tiếp đến đơn vị mình, tự hạch toán nội bộ và ghi chép sổ
sách để cuối tháng lập báo cáo gửi về phòng kế toán tài vụ tại văn phòng.
15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ NĂM 2013
2.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG
CÔNG TY
2.1.1. Phân tích chính sách huy động vốn trong công ty
16
Bảng 2.1. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Nguồn vốn
Số cuối năm Số đầu năm So sánh
ST (đồng)
TT
(%)
ST ( đồng)
TT
(%)

ST (đồng)
Tỷ lệ
(%)
TT (%)
A. Nợ phải trả 1.495.030.377.728 23,44 1.469.330.630.943 26,64 25.699.746.785 1,75 -3,20
I. Nợ ngắn hạn 1.265.590.486.146 84,65 1.353.059.965.053 92,09 -87.469.478.907 -6,46 -7,43
1. Vay và nợ ngắn
hạn
400.939.212.302 31,68 529.559.033.303 39,14 -128.619.821.001 -24,29 -7,46
2. Phải trả người bán 283.772.381.108 22,42 274.618.256.546 20,30 9.154.124.562 3,33 2,13
3. Người mua trả tiền
trước
34.950.728.208 2,76 37.628.753.830 2,78 -2.678.025.622 -7,12 -0,02
4. Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
81.827.122.663 6,47 102.723.109.885 7,59 -20.895.987.222 -20,34 -1,13
5. Phải trả người lao
động
58.642.156.537 4,63 48.828.794.770 3,61 9.813.361.767 20,10 1,02
6. Chi phí phải trả 230.109.039.925 18,18 194.028.168.467 14,34 36.080.871.458 18,60 3,84
7. Các khoản phải trả
ngắn hạn khác
122.357.506.054 9,67 121.494.113.721 8,98 863.392.333 0,71 0,69
17
8. Quỹ khen thưởng
phúc lợi
52.992.339.349 4,19 44.184.734.531 3,27 8.807.604.818 19,93 0,92
II. Nợ dài hạn 229.439.891.582 15,35 116.270.665.890 7,91 113.169.225.692 97,33 7,43
1. Phải trả dài hạn
khác

60.554.121.882 26,39 63.637.569.390 54,73 -3.083.447.508 -4,85 -28,34
2. Vay và nợ dài hạn
168.885.769.700 73,61 52.663.096.500
45,29 116.222.673.200 220,69 28,31
B. Vốn chủ sở hữu
4.881.643.588.931 76,54 4.010.273.661.046 72,72
871.369.927.885 21,73 3,82
I. Vốn chủ sở hữu
4.881.643.588.931 100,00 4.010.273.661.046 100,00
871.369.927.885 21,73 0,00
1. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu
1.676.282.700.000 34,34 1.599.216.250.000 39,88
77.066.450.000 4,82 -5,54
4. Quỹ đầu tư phát
triển
25.370.280.515 0,52 25.370.280.515 0,63
0 0,00 -0,11
5. Quỹ dự phòng tài
chính
25.792.635.752 0,53 25.792.635.752 0,64
0 0,00 -0,11
7. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
946.605.704.726 19,39 809.499.689.144 20,19
137.106.015.582 16,94 -0,79
Tổng cộng nguồn vốn
6.378.245.578.998 100,00 5.514.704.462.010 100,00
863.541.116.988 15,66 0,00
18

Nhận xét:
Qua một năm hoạt động, tổng nguồn vốn của công ty tăng 863.541.116.988
đồng, với tỷ lệ tăng là 15,66 %. Trong đó, nợ phải trả tăng 25.699.746.785 đồng,
tương ứng với tỷ lệ 1,75 %, còn vốn chủ sở hữu tăng 871.369.927.885 đồng , với tỷ
lệ tăng là 21,73 %. Tỷ trọng của Nợ phải trả đầu năm là 26,64 %, cuối năm là 23,44
%, giảm 3,2 %; tỷ trọng của vốn chủ sở hữu đầu năm là 72,72%, cuối năm là
7,54%, tăng 3,82 %. Đây là một xu hướng cũng khá tốt, tuy là cả nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu của công ty đều tăng lên nhưng nợ phải trả chỉ tăng với tỷ lệ 1,75 %, còn
vốn chủ sở hữu tăng 21,73 % , thêm vào đó tỷ trọng của nợ phải trả trong năm vừa
qua còn giảm đi. Diễn biến trên chứng tỏ chính sách tài trợ của công ty chú trọng
đến thực lực của bản thân là chính, do vậy tình hình tài chính của công ty cổ phần
Kinh Đô năm vừa qua có được cải thiện.
Chỉ tiêu nợ phải trả tăng lên là do chỉ tiêu nợ dài hạn tăng lên
113.169.225.692 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 97,33 %, trong khi đó chỉ tiêu nợ
ngắn hạn giảm đi không đáng kể, giảm 87.469.478.907 dồng, tương ứng với tỷ lệ
giảm là 6,46%. Ta chú ý đến các chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn, vay và nợ dài hạn. Cụ
thể, vay và nợ ngắn hạn trong năm vừa qua giảm không đáng kể, giảm
87.469.478.907 đồng, tương ứng giảm 6,46%, còn chỉ tiêu vay và nợ dài hạn tăng
nhanh, tăng 116.222.673.200 đồng, với tỷ lệ tăng là 220,69 %. Chính chỉ tiêu có
biến động lớn này đã làm tăng lên đáng kể nợ dài hạn của công ty năm vừa qua.
Như vậy có thể nói, năm vừa qua công ty còn nợ nhiều ở bên ngoài, còn phụ thuộc
về vốn dài hạn từ các đối tượng khác. Đây là xu hướng không tốt vì có thể dẫn đến
rủi ro lớn.
Quy mô vốn chủ sở hữu tăng ở tất cả các nguồn, trong đó vốn đầu tư của chủ
sở hữu tăng 77.066.450.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 4,82 %. Như vậy, năm
2013, tính tự chủ về tài chính của công ty được tăng cường.
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy, trong năm vừa qua, tình hình nguồn vốn
của công ty cổ phần Kinh Đô vận động theo hướng tăng cường khả năng tự chủ vê
tài chính. Công ty đã giảm được vay và nợ ngắn hạn, thêm vào đó quy mô vốn chủ
19

sở hữu tăng lên. Cũng có thể đánh giá đây là xu hướng tích cực về tình hình tài
chính. Tuy nhiên chỉ tiêu vay và nợ dài hạn của công ty tăng lên nhiều cũng là vấn
đề đáng lưu tâm vì có thể dẫn đến nhiều rủi ro.
2.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn trong công ty
2.1.2.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn
Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản trong doanh nghiệp. Vốn nhiều hay ít,
tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn có hợp lý hay không có ảnh
hưởng lớn đến tìn hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó,
phân tích nội dung này chính là việc xem xét cơ cấu và sự biến động của tài sản có
hợp lý hay không, có theo xu hướng tích cực không… Để phân tích cụ thể cần phải
hiểu được tính chất của từng chỉ tiêu thuộc phần tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Ta lập bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản năm 2013 của công ty cổ
phần Kinh Đô để có thể đưa ra những đánh giá khách quan nhất.
20
Bảng 2.2. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Tài sản
Số cuối năm Số đầu năm So sánh
ST (Trđ)
TTr
(%)
ST (Trđ)
TT
(%)
ST (Trđ)
Tỉ
lệ(%)
TTr
(%)
A. Tài sản ngắn hạn 3.208.951.948.303 50,31 2.289.382.509.434 41,51 919.569.438.869 40,16 8,80
I. Tiền và các khoản

tương đương tiền
1.958.064.548.124 61,02 829.459.259.294 36,23 1.128.605.288.830 136,06 24,79
II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
39.479.723.350 1,23 237.482.984.125 10,37 -198.003.260.775 -83,37 -9,14
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
859.893.313.934 26,80 882.114.197.701 38,53 -22.220.883.767 -2,51 -11,73
1. Phải thu khách hàng 188.931.745.641 21,97 180.529.903.420 20,47 8.401.842.221 4,65 1,51
2. Trả trước cho người
bán
70.757.652.186 8,23 196.058.013.223 22,23 -125.300.361.037 -63,91 -14,00
5. Các khoản phải thu
khác
603.491.045.600 70,18 507.157.423.689 57,49 96.333.621.911 18,99 12,69
IV. Hàng tồn kho 303.697.604.128 9,46 316.605.949.009 13,83 -12.908.344.881 -4,07 -4,37
V. Tài sản ngắn hạn
khác
47.816.758.767 1,49 23.720.119.305 1,04 24.096.639.462 101,58 0,45
B. Tài sản dài hạn 3.169.293.630.695 49,69 3.225.321.952.576 58,49 -56.028.321.881 -1,73 -8,80
II. Tài sản cố định 1.371.191.674.104 43,26 1.451.929.592.575 45,02 -80.737.918.471 -5,56 -1,75
21
1. Tài sản cố định hữu
hình
919.281.789.101 67,04 941.976.539.062 64,88 -22.694.749.961 -2,40 2,16
3. Tài sản cố định vô
hình
326.200.228.842 23,79 412.023.311.045 28,38 -85.823.082.203 -20,83 -4,59
4. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang

125.709.656.161 9,17 97.929.742.468 6,74 27.779.913.693 28,36 2,42
IV. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
1.272.100.000.000 40,14 1.271.100.000.000 39,41 1.000.000.000 0,07 0,73
1.Đầu tư vào công ty
liên kết liên doanh
1.257.100.000.000 98,82 1.256.100.000.000 98,82 1.000.000.000 0,08 0,00
2.Đầu tư dài hạn khác 15.000.000.000 1,18 15.000.000.000 1,18 0 0,00 0,00
V. Tài sản dài hạn
khác
178.234.881.999 5,62 128.053.492.580 3,97 50.181.389.419 39,188 1,65
Tổng cộng tài sản 6.378.245.579.998 100,00 5.514.704.462.010 100,00 863.541.117.988 15,659 0,00

22
Nhận xét:
Qua một năm hoạt động, tổng tài sản của công ty tăng 863.541.117.988
đồng, với tỷ lệ tăng là 15,65 % cho thấy quy mô vốn của công ty tăng lên. Trong đó
tài sản ngắn hạn tăng 919.569.438.869 đồng với tỷ lệ tăng 40,16 %, tài sản dài hạn
56.028.321.881đồng với tỷ lệ tăng 1,73 %. Cơ cấu tài sản có sự thay đổi: tỷ trọng
của tài sản ngắn hạn tăng 8,8%, tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm tương ứng 8,8 %.
Xem xét cụ thể từng loại tài sản ngắn hạn ta thấy:
Các khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên thể hiện khả
năng thực hiện các giao dịch linh hoạt cần tiền và khả năng thanh toán nhanh của
công ty được tăng lên. Tuy nhiên dự trữ tiền quá nhiều hoặc quá lâu chưa hẳn đã
tốt.
Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi, trong đó ảnh hưởng đa phần
bởi chỉ tiêu trả trước cho người bán, chỉ tiêu này giảm 125.300.361.037 đồng, tương
ứng với tỷ lệ giảm 63,91 % so với năm 2012 cho thấy công ty đã giảm bớt được
hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc để chiếm dụng vốn.
Hàng tồn kho giảm 12.908.344.881đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 4,07 %.

Trong năm vừa qua, công ty đã chú ý đến việc bán hàng và thu hồi vốn, lượng hàng
tồn kho giảm cũng là một điều đáng mừng, tuy nhiên để lượng vật tư dự trữ đủ phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục thì công ty cần phân tích kĩ
lưỡng và có kế hoạch trong thời gian tiếp theo.
Tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng lên khá nhiều, tăng 24.096.639.462
đồng, tăng 101,58 % so với năm 2012. Chỉ tiêu này thay đổi như vậy ảnh hưởng
nhiều nhất từ chỉ tiêu thuế và các khoản phải thu nhà nước trong năm vừa qua.
Xem xét cụ thể từng tài sản dài hạn ta thấy:
Quy mô của tài sản cố định giảm đi. Tài sản cố định giảm 80.737.918.471
đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 5,56 % so với năm 2012. Tài sản cố định giảm là
23
do giảm đi cả ở tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Cho thấy năm
qua công ty không có kế hoạch đầu tư, mua sắm làm tăng thêm tài sản cố định. Mặt
khác, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 27.779.913.693 đồng với tỷ lệ tăng
28,36 %, điều này thể hiện công ty còn một số công trình xây dựng cơ bản chưa
hoàn thành, đây cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm giá trị tài sản cố định
trong năm vừa qua.
Quy mô các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty tăng 1.000.000.000
đồng so với năm 2012 chứng tỏ công ty cũng đã dùng tiềm lực tài chính hiện tại
vào việc đầu tư tài chính dài hạn nhằm phân tán rủi ro và tăng khả năng sinh lợi lâu
dài, điều này phù hợp với xu thế chung của các công ty lớn như Kinh Đô.
24
2.2. PHÂN TÍCH TÍNH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
* Chỉ tiêu phân tích:
- Vốn lưu chuyển:
Vốn lưu chuyển là chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn
(hoặc chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn).
Vốn lưu chuyển = Nguồn vốn dài hạn – tài sản dài hạn
Hoặc
Vốn lưu chuyển = Tài sản ngắn hạn – nguồn vốn ngắn hạn

Bảng 2.3. Bảng phân tích sự biến động của vốn lưu chuyển
Chỉ êu Năm 2013 Năm 2012
So sánh
ST (đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tài sản ngắn hạn 3.208.961.948.303 2.289.382.509.434 919.579.438.869 40,17
Nguồn vốn ngắn
hạn
1.265.590.486.146 1.353.059.965.053 -87.469.478.907 -6,46
Vốn lưu chuyển 1.943.371.462.157 936.322.544.381 1.007.048.917.776 107,55
Nhận xét:
Trong năm 2013, ta thấy vốn lưu chuyển của công ty là 1.943.371.462.157 > 0.
Như vậy, công ty cổ phần Kinh Đô đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ
cho tài sản ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu an toàn với công ty vì nó cho phép công
ty có thể đương đầu với những rủi ro có thể xảy ra như việc phá sản của khách hàng
lớn, việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp, kể cả việc thua lỗ nhất thời.
- Nhu cầu vốn lưu chuyển:
Khoảng cách giữa thời điểm doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán với
thời điểm doanh nghiệp trả tiền người cung cấp xuất hiện nhu cầu tài trợ. Tuy nhiên
trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp cũng được nhà cung cấp cho nợ, điều dó
làm nhảm nhu cầu tài trợ. Nhu cầu tài trợ cho quá trình hoạt động như vậy gọi là
nhu cầu vốn lưu chuyển.
Nhu cầu vốn lưu chuyển = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn –
Các khoản phải trả ngắn hạn
25
Bảng 2.4. Bảng phân tích sự biến động nhu cầu của vốn lưu chuyển
Chỉ êu Năm 2013 Năm 2012
So sánh
ST (đồng)

Tỷ lệ
(%)
Hàng tồn kho 303.697.604.128 316.605.949.009 -12.908.344.881 -4,08
Các khoản phải thu ngắn
hạn
859.893.313.934 882.114.197.701 -22.220.883.767 -2,52
Các khoản phải trả ngắn
hạn
1.265.590.486.146 1.353.059.965.053 -87.469.478.907 -6,46
Nhu cầu vốn lưu chuyển -101.999.568.084 -154.339.818.343 52.340.250.259 -33,91
Nhận xét:
Từ bảng phân tích trên ta thấy: Năm 2013, công ty cổ phần Kinh Đô có nhu
cầu vốn lưu chuyển tăng lên so với năm 2012, tăng 33,91%. Xem xét các chỉ tiêu
hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn trong năm
2013 đều giảm đi so với năm 2012. Nguyên nhân nhu cầu vốn lưu chuyển tăng lên
do các khoản phải trả ngắn hạn của công ty biến động nhiều nhất, giảm đi
87.469.478.907 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 6,46%.
Trong năm 2013, vốn lưu chuyển của công ty lớn hơn nhu cầu vốn lưu
chuyển. Điều này chứng tỏ công ty thừa vốn lưu chuyển để đáp ứng nhu cầu vốn
lưu chuyển, nó thể hiện khả năng thanh toán tức thời của công ty là khá tốt.

×