LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, tôi đã được nhận sự dạy dỗ chỉ bảo của các thầy cô giáo, đặc biệt là các
thầy cô giáo trong khoa Thú y đã tận tình giúp tôi có những kiến thức cơ bản về
nghề nghiệp cũng như tư cách, đạo đức của người làm khoa học kỹ thuật.
Đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, nhân dịp này cho phép
tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới:
Các thầy cô giáo trong khoa Thú y, đặc biệt là Th.s Phạm Thị Lan Hương –
giảng viên bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc Chất, Khoa Thú Y- Trường ĐHNN
Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình
thực tập.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn BSTY Trần Văn Vũ – Phó giám đốc Xí
nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng, cùng các anh chị, cô chú trong xí nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại xí nghiệp.
Tôi cũng xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Đinh Thị Thu Hoài
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC ĐỒ THỊ iv
DANH MỤC HÌNH iv
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
PHẦN II 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy 3
2.2. Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy 3
2.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi 4
2.2.2. Do thức ăn, nước uống 6
2.2.3. Nguyên nhân do vi sinh vật 7
2.2.4. Do ký sinh trùng 10
2.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở bê 11
2.3.1. Bệnh lý 11
2.3.2. Lâm sàng 12
2.4. Cơ chế và hậu quả của hội chứng tiêu chảy ở bê 14
2.4.1. Cơ chế 14
2.4.2. Hậu quả 15
2.5. Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở bê 19
ii
2.6. Biện pháp phòng và trị hội chứng tiêu chảy 21
2.6.1. Phòng bệnh 21
2.6.2. Điều trị 22
PHẦN III 27
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP 27
NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đối tượng nghiên cứu 27
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 27
3.3. Nội dung nghiên cứu 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Xác định bê bệnh 27
3.4.2. Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng 28
3.4.3. Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy bê 28
3.4.4. Xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm ở bê mắc hội chứng tiêu chảy 28
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 29
PHẦN IV 30
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của xí nghiệp 30
4.1.1. Giới thiệu chung về xí nghiệp 30
4.1.2. Đặc điểm khí hậu và thủy văn khu vực quanh xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng 32
4.2. Kết quả điều tra cơ cấu đàn bò sữa của xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng năm 2010-2013 33
4.2.1. Cơ cấu đàn bò sữa của xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng 33
4.2.2. Cơ cấu giống bò sữa khai thác tại xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng 34
4.3. Kết quả điều tra dịch bệnh của đàn bò sữa tại xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng năm 2010-2013
35
4.4. Kết quả điều tra tình hình mắc một số bệnh trên đàn bê nuôi tại Xí nghiệp 38
4.5. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại xí nghiệp 39
iii
4.6. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng 41
4.6.1. Thể trạng 41
4.6.2. Trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày 43
4.6.4. Tần số tim mạch 45
4.6.5. Tần số hô hấp 46
4.7. Điều trị hội chứng tiêu chảy ở bê 47
PHẦN IV 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn bò 32
Bảng 4.2. Cơ cấu đàn bò sữa của xí nghiệp năm 2010-2013 33
Bảng 4.3. Cơ cấu giống đàn bò sữa khai thác tại xí nghiệp 34
Bảng 4.4. Điều tra dịch bệnh của đàn bò sữa tại xí nghiệp năm 2010-2013 37
Bảng 4.5. Một số bệnh thường gặp trên đàn bê và kết quả điều trị 38
Bảng 4.6. Tỷ lệ bê mắc hội chứng tiêu chảy tại xí nghiệp từ tháng 7 tới tháng 9 năm 2013 40
Bảng 4.7. Thể trạng của bê tiêu chảy 42
Bảng 4.9. Thân nhiệt, tần số tim mạch, tần số hô hấp của bê tiêu chảy 45
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bê bị tiêu chảy 47
Bảng 4.11. So sánh hiệu quả hai phác đồ điều trị 47
v
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn bê nuôi tại xí nghiệp 38
từ 7/2013 đến 9/2013 38
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ bê con mắc hội chứng tiêu chảy trong ba tháng 7,8,9 năm 2013 40
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ chế và hậu quả của hội chứng tiêu chảy 16
Hình 2.2. Các thể mất nước 17
Ảnh 4.1. Bê mắc hội chứng tiêu chảy 42
Ảnh 4.2. Phân bê tiêu chảy 44
Ảnh 4.3. Phân bê bình thường 44
iv
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nông
nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu
được đối với nhu cầu đời sống con người. Chủ trương hiện nay của nhà nước là
phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo ra
sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước và một phần cho xuất khẩu.
Nói tới ngành chăn nuôi phải kể tới chăn nuôi bò bởi tầm quan trọng và ý
nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Đặc biệt
trong những năm gần đây Nhà nước ta đã và đang đầu tư phát triển chăn nuôi bò
sữa. Số lượng bò sữa nước ta đã tăng từ 11 ngàn con năm 1990 lên 35 ngàn con
năm 2000, tăng trưởng bình quân 12,3%/năm. Tổng sản lượng sữa tươi tăng từ
9,3 ngàn tấn lên 52,2 ngàn tấn, tăng trưởng bình quân 18,8%/năm. Sữa tươi sản
xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu tiêu thụ, 92% sản phẩm
sữa phải nhập khẩu. Từ khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa
Việt Nam thời kỳ 2001-2010, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách về
phát triển chăn nuôi bò sữa. Số lượng bò sữa tăng từ 41,2 ngàn con năm 2001
lên 113,2 ngàn con năm 2006, tốc độ tăng đàn bình quân trong giai đoạn này là
24,9%/năm, trong đó các tỉnh phía Bắc tăng 43,7%/năm, các tỉnh phía Nam
tăng 22,1%/năm.
Do chăn nuôi bò sữa vẫn còn là một nghề sản xuất còn mới mẻ, phần lớn
người chăn nuôi bò sữa chưa có những kinh nghiệm cũng như kiến thức cần
thiết. Vì vậy người chăn nuôi bò sữa đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc
1
chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác và bảo quản sữa đảm bảo an toàn
cho người tiêu dùng, từ đó dẫn tới ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi. Một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò
đó là tình hình dịch bệnh. Trong đó đặc biệt là bệnh về tiêu chảy. Tiêu chảy là
triệu chứng chung, đặc trưng và thường xuất hiện trong bệnh lý đường tiêu hóa
của gia súc. Bệnh thường xảy ra khi gia súc chuyển vùng, điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng không hợp lý, thức ăn kém phẩm chất, do bội nhiễm vi khuẩn như
E.coli, Salmonella…trong đó những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh là yếu tố
mở đường, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bệnh. Bệnh tiêu chảy thấy ở
mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là ở bê sơ sinh tới 3 tháng tuổi. Theo Lê
Minh Trí (1995) ở bê nghé có 70-80% tổn thất nằm trong thời kì bú sữa mẹ và
80-90% trong đó là hậu quả do bệnh tiêu chảy gây ra.
Xuất phát từ thực trạng trên để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra và nâng
cao hiệu quả chăn nuôi tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình mắc
hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng và
biện pháp điều trị”
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi
bò Phù Đổng
- Đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt
hại do bệnh gây nên.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
2.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do
rối loạn chức phận tiêu hóa (ruột tăng cường co bóp và tiết dịch).
Tiêu chảy ở trâu bò là một hiện tượng bệnh lý phức tạp, gây ra bởi sự tác
động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự
tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi, gây ra các stress cho cơ thể. Mặt khác
các khâu chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại không thường xuyên vệ sinh sạch
sẽ, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng đường ruột…tạo
điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của mầm bệnh và gây quá trình bệnh lý ở
cơ thể vật chủ, dẫn đến các biểu hiện lâm sàng, trong đó có tiêu chảy. Đây là
những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở gia súc nói
chung và bò nói riêng. Bệnh lý của hội chứng tiêu chảy thường xuất hiện cấp
tính hoặc mãn tính , tùy thuộc vào tính chất và nguyên nhân bệnh tác động. Đặc
điểm của hội chứng tiêu chảy thường là con vật bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu
chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước hơn so với bình thường do
tăng tiết dịch ruột.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều chưa
có biện pháp khống chế hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy. Vật nuôi có thể bị
mắc bệnh quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột
hay vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.
2.2. Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa.
Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tùy theo độ tuổi trâu bò; tùy theo yếu tố
được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò được gọi bằng
các tên khác nhau.
Ví dụ: bệnh bê nghé ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở trâu bò sau cai sữa,
chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa…
3
Nguyên nhân gây tiêu chảy rất phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu hội
chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên,
tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan tới rất nhiều các yếu tố, có yếu
tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.
Do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật
đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sản sinh quá nhiều sẽ làm
biến động số lượng vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn vãng lai. Vi khuẩn gây
bệnh sẽ nhân cơ hội tăng mạnh về cả số lượng và độc lực. Những vi khuẩn có
lợi ở đường tiêu hóa do không cạnh tranh được nên giảm đi. Cuối cùng quá trình
loạn khuẩn xảy ra, khả năng hấp thu bị rối loạn gây hiện tượng tiêu chảy (Vũ
Văn Ngũ và cs, 1979). Vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể thiếu được
trong hội chứng tiêu chảy ( Hồ Văn Nam và cs, 1994).
Tiêu chảy là một hội chứng thường xuất hiện ở trâu bò mọi lứa tuổi nhưng
tập trung nhiều nhất ở giai đoạn còn non. Hội chứng này không những làm giảm
tăng trọng, giảm tỉ lệ nuôi sống, dễ dàng làm kế phát các bệnh khác và làm giảm
hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Bệnh gây ra do các vi khuẩn đường ruột như
E. coli, Enterobacter, Klebsiella, Sallmonella với tỉ lệ tương ứng là 66.7%, 40.7%,
3.7%, 3.7% và có thể điều trị khỏi bằng các loại kháng sinh như Amicacin,
Norfloxacin, Gentamycin, Neomycin, Colistin ( Châu Bá Lộc và cs, 2000).
Vì vậy, phân biệt thật rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản.
Ngày nay, người ta thống nhất rằng, phân loại chỉ có nghĩa tương đối, chỉ nêu
lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau,
từ đó đề ra phác đồ phòng, trị bệnh có hiệu quả mà thôi. Nhìn chung, hội chứng
tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:
2.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi
Cơ thể trâu bò luôn chịu những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ và
luôn phải tự điều chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, dẫn tới sức
đề kháng của cơ thể bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao. Nước ta nằm trong
4
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu được phân chia thành bốn mùa rõ rệt.
Thời tiết khí hậu trong mỗi mùa lại có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ và ẩm độ.
Vụ Xuân - Hè, nhiệt độ dần tăng cao, các đợt mưa đầu mùa làm độ ẩm không
khí cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại sinh
trưởng, phát triển và gây bệnh đối với vật nuôi, các bệnh truyền nhiễm
có điều kiện thuận lợi phát triển làm dịch bệnh lây lan, gây chết nhiều gia súc,
trong đó có một loại bệnh phổ biến thường gặp ở gia súc non là bệnh về đường
tiêu hoá.
Trong các yếu tố của khí hậu thì nhiệt độ lạnh và ẩm độ của gia súc bị
nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào,
làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh (Hồ Văn Nam và cs 1997). Khẩu
phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém
chất lượng như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến
rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc (Hồ Văn Nam, 1997).
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn,
vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của con vật thì
các vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh.
Như vậy nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây bệnh tiêu chảy không
mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống
điều hoà trao đổi nhiệt của cơ thể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất, các mầm bệnh
có thời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh.
5
2.2.2. Do thức ăn, nước uống
Để gây nên hội chứng tiêu chảy ở trâu bò, sự xâm nhập của các vi khuẩn
và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá đóng vai trò quan trọng. Nguyên nhân
gây bệnh có thể do môi trường bị ô nhiễm, các vi sinh vật và ký sinh trùng xâm
nhập vào cơ thể qua con đường thức ăn, nước uống, từ đó trực tiếp xâm nhập
vào đường tiêu hoá của trâu bò.
Khi đề cập tới vai trò và yếu tố gây bệnh của thức ăn và nước uống trong
hội chứng tiêu chảy ở gia súc, các kết quả nghiên cứu cho thấy: với khẩu
phần thức ăn không cân đối, chưa phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát
triển, kèm theo thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng đối với gia súc bị mắc bệnh tiêu chảy. Hồ Văn Nam và
cs (1997) cho biết, nếu khẩu phần ăn cho vật nuôi không cân đối, thức ăn không
đảm bảo chất lượng như bị ôi, thiu, mốc, nhiễm các vi sinh vật có hại thì gia súc
rất dễ bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới ỉa chảy. Có tác giả cho rằng, thức ăn thiếu các
chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời phương thức chăn nuôi
không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc, tạo cơ hội cho các
vi khuẩn đường tiêu hoá phát triển và gây bệnh.
Trong khẩu phần thức ăn dinh dưỡng của gia súc, nếu thức ăn bị thiếu một
số nguyên tố đa, vi lượng như sắt, đồng, kẽm hoặc thừa Molipden thì cũng có
thể gây ra những rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy ở thể cấp hoặc mãn tính, kèm
theo sự thay đổi màu sắc lông da thì gia súc có thể bị thiếu máu. Với những thức
ăn bị lẫn các chất kim loại nặng như chì, Asen, thuỷ ngân, Cadimi thường gây
ra hiện tượng gia súc bị rối loạn tiêu hoá kết hợp với các triệu chứng thần kinh.
Nguyễn Đăng Đức (1985) cho biết: yếu tố nước đóng vai trò quan trọng trong
đời sống hàng ngày cho người và động vật. Song cũng chính từ các nguồn nước
khi bị ô nhiễm các hợp chất vô cơ, hữu cơ lại là môi trường sống thuận tiện cho
các vi sinh vật tồn tại và phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh.
6
Đối với bê đang bú sữa nếu không tập cho bê uống sữa dần ngay từ khi bê
mới sinh ra cũng làm bê bị rối loạn tiêu hóa gây ỉa chảy. Cho bê uống quá nhiều
sữa, cho uống sữa đột ngột, nhiệt độ sữa không phù hợp cũng dễ gây tiêu chảy
cho bê.
2.2.3. Nguyên nhân do vi sinh vật
Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc. Chúng vừa là
nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát gây tiêu chảy.
* Tiêu chảy do virus
Virus là những vi sinh vật cực kỳ nhỏ, ký sinh bắt buộc và chỉ phát triển
trên tế bào sống của thực vật, động vật và vi khuẩn.
Các virus gây bệnh đường tiêu hóa thường gây các triệu chứng nôn mửa
kèm theo tiêu chảy có nhiều nước, phân màu vàng hoặc hơi xanh, mùi hôi thối.
Khooteng Huat (1995) đã thống kê có hơn 10 loại virus có tác động làm tổn
thương đường tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy như: Enterovirus, Rotavirus,
Coronavirus,…
Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia
súc non mới sinh như nghé, cừu non, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê, do
những virus này có khả năng phá hủy màng ruột và gây tiêu chảy nặng.
Theo Phạm Sỹ Lăng 2002, Pestivirut thuộc họ Togaviridae khi xâm nhập
vào cơ thể trâu bò sẽ gây ra các triệu chứng chảy nước dãi, nước mũi, ỉa chảy
liên tục, phân có máu, sợi huyết và màng niêm mạc ruột, gầy sút nhanh, ngừng
nhai lại.
* Tiêu chảy do vi khuẩn
Vi khuẩn có khả năng gây bệnh là do chúng có độc lực, một mầm bệnh có
độc lực là do nó có khả năng xâm nhập và phát triển trong cơ thể động vật, trong
quá trình đó nó tiết ra những chất độc, những chất ngăn cản cơ năng bảo vệ của
cơ thể.
7
Vi khuẩn gây bệnh có khả năng xâm nhập vào tổ chức để sinh sôi, nảy nở
và gây bệnh tích ở đó, ngoài ra còn có khả năng bài tiết huyết độc tố khuếch tán
khắp trong cơ thể (ngoại độc tố) hoặc bài tiết ra sau khi chết (nội độc tố) bằng
cách tự dung giải.
Trong đường tiêu hóa của động vật, các loại vi khuẩn có lợi tác dụng lên
men, phân giải các chất trong đường tiêu hóa, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra
bình thường, bên cạnh đó một số loài như: E.coli, Salmonella, Cl.perfringens,…
là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột và tiêu chảy ở
người cùng nhiều loài động vật khi có điều kiện thuận lợi (Vũ Văn Ngũ 1979).
Đào Trọng Đạt và cs (1996) cho biết: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi
khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E.coli (45,6%).
Theo Tô Minh Châu (2000) đã tiến hành giám định vi khuẩn E.coli của
tổng số 90 mẫu lấy từ 6 trại chăn nuôi lợn quốc doanh khu vực thành phố Hồ
Chí Minh. Kết quả cho thấy serotuyp K88 chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này phù
hợp với nhận định cho rằng phần lớn lợn cai sữa bị tiêu chảy là do các chủng
E.coli có K88 gây nên, chiếm tỷ lệ 58,3%.
Theo nghiên cứu của Thái Thị Bích Vân và cs (2007) cho thấy: Trâu bị
tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm Salmonella cao hơn so với trâu bình thường tương ứng
với tỷ lệ là 27,50% và 18,87%.
Thành phần vi khuẩn trong phân bê, nghé tiêu chảy thấy tập trung có 4
loài: E.coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, trong đó chủ yếu là E.coli và
Salmonella có tỷ lệ nhiễm cao (72,48%, 51,32%) (Nguyễn Ngã và cs, 2000).
Vũ Đạt, Đoàn Thị Băng Tâm (1995) đã chứng minh vai trò của
Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của trâu, bò, bê, nghé và thông báo: Trâu,
nghé khỏe mạnh có tỷ lệ nhiễm Salmonella từ 23,30% - 31,07%. Trong trường
hợp tiêu chảy, tỷ lệ này tăng lên 37,50% (ở trâu) và 71,43% (ở nghé), đồng thời
có hiện tượng bội nhiễm rõ.
8
Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996) cho biết: vi khuẩn Cl.perfrigens là
một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn
lứa tuổi 1 – 60 ngày và 60 – 120 ngày. Lượng vi khuẩn yếm khí có trong 1g
phân lợn bình thường là 4,2 triệu/g, ở lợn bị bệnh lên tới 7,6 triệu/g phân.
Các tác giả Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc
Thúy (1999) cho biết: 70 mẫu bệnh phẩm của lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các lứa
tuổi khác nhau, đã phân lập được 60 chủng E.coli, chiếm 85,75% và Salmonella
chiếm 80%. Từ kết quả này tác giả đã khẳng định hai loại vi khuẩn E.coli và
Salmonella đóng vai trò chính gây chứng tiêu chảy.
Xoắn khuẩn Spirochaetaceae serpulina, Treponema hyodysenteriae là
nguyên nhân chính gây bệnh hồng lỵ ở lợn. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là sốt
cao, ỉa chảy, phân có lẫn máu và vàng niêm mạc với dịch lầy nhầy, tỷ lệ chết
30% - 50%. Bệnh càng trầm trọng hơn nếu kế phát các vi khuẩn như E.coli,
Salmonella.
* Tiêu chảy do nấm mốc
Nấm mốc là vi sinh vật có cấu tạo gần giống với giới thực vật, sống ký
sinh hay hoại sinh trên nhiều chất khác nhau, đặc biệt là các chất hữu cơ. Người
ta tìm thấy nấm mốc ở khắp mọi nơi, từ phân, đất, cây cối mục nát, quần áo,
giày dép, ngay cả trên cơ thể sống của động vật.
Trong tự nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 240 loài nấm mốc có
khả năng sản sinh ra độc tố, trong đó có trên 20 loài có khả năng gây bệnh có
tính chất nghiêm trọng cho người và vật nuôi.
Độc tố Aflatoxin gồm có B1, B2, G1, G2 làm ức chế quá trình tổng hợp
protein, men tiêu hóa, men gan, gây thiếu protein, men, gây nhiễm mỡ, thoái hóa
gan, giảm chức năng hoạt động của các cơ quan và dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Nguyễn Hữu Nam (1999) cho biết: sự có mặt của nấm mốc sẽ phá hủy các
thành phần các chất dinh dưỡng, gây giảm chất lượng thức ăn và dễ gây ra
9
chứng ngộ độc. Những biểu hiện thường gặp như: ngứa ngáy, lở loét, biến loạn
thần kinh và những rối loạn về tiêu hóa.
Theo Đậu Trọng Hào (2003) cho biết: T – 2 Toxin và DAS gây kích ứng
trên da, làm cho con vật khó chịu. Ở lượng độc tố cao có thể dẫn đến sự hủy
hoại da, DAS và T – 2 Toxin cũng gây giảm bạch cầu, viêm dạ dày và ruột, yếu
cơ tim, làm sảy thai và giảm khả năng tái tạo máu. Gia súc ăn phải thức ăn có
chứa DAS hoặc T – 2 Toxin có thể dẫn tới giảm trọng lượng, ỉa chảy, bỏ ăn, gây
nôn mửa.
Nhiễm độc Aflatoxin ở đại gia súc ít gặp hơn ở gia cầm và lợn tuy nhiên
khi trâu, bò ăn phải thức ăn có chứa sẵn hàm lượng Aflatoxin như: bã lạc, bã
khô dầu bông,… thì sẽ tác động đến hệ vi sinh vật dạ cỏ, gây hiện tượng rối loạn
hệ vi sinh vật đường tiêu hóa và có thể dẫn đến ỉa chảy.
Nấm Candida albicans là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy ở bê,
nghé (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002).
2.2.4. Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống,
chiếm đoạt chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển. Bệnh ký sinh
trùng đường tiêu hóa gây ra cho trâu bò không thành ổ dịch nguy hiểm, không
làm chết nhiều nhưng chúng gây ra các hậu quả nghiêm trọng: làm giảm sinh
trưởng và phát triển, cơ thể gầy yếu nên dễ kế phát các bệnh truyền nhiễm khác,
làm số lượng và chất lượng thịt giảm,….
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) cho biết: Các loài ký sinh trùng gây
tiêu chảy cho trâu bò thường gặp là: Nematode, Strongyloides, Ascaris suum,
Fasciola herpatica.
Qua việc nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa của trâu bò,
Nguyễn Thị Lan Anh và cs, 2000 cho biết: Trâu bò bị nhiễm giun sán đường
tiêu hóa rất sớm và nhiễm ở mọi lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi từ 1 đến 4 tháng tuổi,
tỷ lệ nhiễm giun tròn là 82,1%.
10
Giun đũa Toxocara vitulorum thường gây ỉa chảy phân trắng cho bê, nghé
non 1 – 3 tháng tuổi. Sán lá gan Fasciola gigantica trong quá trình ký sinh cũng tiết
độc tố gây ỉa chảy cho bê non. Những ký sinh trùng thường là nguyên nhân tiền
phát cho nhiễm khuẩn và ỉa chảy nặng ở bê nghé (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002).
Lê Văn Năm (2004) cho biết: ở lợn con, bê, nghé nhiễm cầu trùng, do các
kỹ thuật viên thường sai sót trong chẩn đoán, dẫn tới 30 – 50% gia súc non bị
bệnh chết, số còn lại còi cọc và chậm lớn.
2.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở bê
2.3.1. Bệnh lý
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường
tiêu hoá. Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất đa
dạng, do đó quá trình bệnh lý do chúng gây ra cũng rất phức tạp. Mỗi nguyên
nhân khi tác động lên đường tiêu hoá đều theo một cơ chế nhất định, đồng thời
vị trí tác động không giống nhau, vì vậy mà cơ quan tiêu hoá tổn thương khác
nhau và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau.
Theo Phạm Sỹ lăng và Lê Văn Tạo (2002), vi sinh vật và ký sinh trùng
xâm nhập vào đường tiêu hoá của súc vật non do ăn uống, chúng gây tác hại khi
số lượng nhiều, sức đề kháng của con vật giảm thấp hoặc khi ruột bị tổn thương.
Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng gây tác hại trong hệ thống tiêu hoá của
súc vật. Chúng xâm nhập vào những chỗ tổn thương của niêm mạc dạ dày và
nhung mao ruột, phát triển rất nhanh và tiết độc tố hoặc các men (enzym) phá
huỷ tổ chức nhung mao, làm tróc ra từng mảng và làm mất dần khả năng hấp thụ
chất dinh dưỡng.
Vi khuẩn còn làm vỡ các mao mạch trong lớp cơ tiếp với nhung mao của
ruột gây xuất huyết ruột.
Sokol A và cs (1991) cho biết: E.coli xâm nhập vào cơ thể động vật từ rất
sớm, thậm chí khi vừa được sinh ra. Sau khi phát triển và tăng nhanh ở tế bào
thành ruột, vi khuẩn xâm nhập vào hệ lâm ba, hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng và
11
dung huyết. Vi khuẩn theo máu đi đến các cơ quan tổ chức, phá huỷ các tổ chức
tế bào, gây viêm ruột, tiêu chảy và ngộ độc cấp, làm cho gia súc chết nhanh.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi được sinh ra một thời gian ngắn,
trong đường tiêu hoá, hô hấp của gia súc non đã xuất hiện một số loài vi sinh
vật, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh. Những trường hợp tiêu chảy nặng hoặc
chết do bội nhiễm, vi khuẩn còn được tìm thấy ở nhiều cơ quan, bộ phận khác
trong cơ thể như: gan, lách, thận, phổi, dạ dày, ruột non
Có nhiều nghiên cứu cho thấy, 20 - 30% động vật chết ở giai đoạn sơ sinh
là do nguyên nhân tiêu chảy. Tiêu chảy ở động vật do E.coli có sự liên quan chặt
chẽ với điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột, cùng với sự chăm sóc nuôi
dưỡng kém, làm giảm sức đề kháng, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn tới rối loạn
tiêu hoá, gây hiện tượng loạn khuẩn và tiêu chảy ở gia súc (Đào Trọng Đạt và
cs, 1996)
Đối với những vi khuẩn gây bệnh đường ruột, độc tố do chúng tiết ra hoặc
các sản phẩm độc sinh ra trong quá trình huỷ hoại tế bào sẽ tác động lên cơ chế
hấp thu ở ruột và gây ra tiêu chảy.
Như vậy, bệnh lý của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé tập trung chủ yếu ở
đường tiêu hoá, từ tổn thương dẫn đến viêm ở ruột non hoặc ruột già. Nhìn
chung khi bê nghé bị tiêu chảy nặng đều dẫn đến mất nước, mất chất điện giải,
rối loạn hoạt động của enzim, từ đó làm rối loạn chức năng tiêu hoá hấp thu, rối
loạn cân bằng dịch thể ở ruột. Mất nước có thể làm giảm lưu lượng tuần hoàn,
dẫn đến trụy tim mạch, gây tử vong.
2.3.2. Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy nói chung, dễ thấy và điển
hình nhất là hiện tượng ỉa chảy. Phân lúc đầu có thể táo hoặc không, sau đó ỉa
chảy, có thể sền sệt hoặc lỏng do các bệnh ký sinh trùng, trong khi các bệnh phó
thương hàn, dịch tả ở giai đoạn cuối phân lỏng hoặc vọt cần câu. Đồng thời màu
sắc phân cũng có sự khác nhau: bê nghé bị phó thương hàn phân có màu vàng
12
xám, bệnh do vi khuẩn E. coli phân chuyển từ vàng nhạt sang màu trắng. Theo
Phạm Sỹ Lăng và cs (2002), bê nghé bị tiêu chảy phân có lẫn máu tươi hoặc
màu nâu do tổ chức niêm mạc và mao mạch ở ruột bị phá hoại có thể là biểu
hiện lâm sàng của bệnh cầu trùng
Bê nghé bị tiêu chảy thường có các biểu hiện như: thân nhiệt thường tăng
nhẹ, con vật uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, đầu tiên phân sền sệt, vài ngày
sau ỉa chảy nặng, phân chỉ là dịch màu xám xanh, xám vàng và có mùi tanh,
phân dính ở hậu môn và đuôi. Bê nghé ỉa chảy nặng có thể 10-15 lần/ngày, mất
nước nhanh làm cho con vật trũng mắt, da nhăn nheo và chết trong tình trạng
mất nước, mất chất điện giải.
Bê nghé non bị tiêu chảy nặng thường chết sau 3-4 ngày, tỷ lệ chết cao
(30-40%), nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ chết rất khác nhau tuỳ
thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh. Tỷ lệ nghé ốm do giun đũa chiếm tới 38-
44% so với số nghé đẻ ra, số nghé chết về bệnh chiếm tới 25-50% số nghé ốm.
Như vậy, mỗi năm số nghé chết do giun đũa chiếm 20% số nghé đẻ ra. Phạm Sỹ
Lăng và Lê Văn Tạo (2002) cho biết, những bê nghé mắc bệnh tiêu chảy do
E.coli ở thể nhẹ có thể qua khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị, nhưng
khoảng 15 - 20% số bê nghé bị bệnh ngày một nặng hơn, suy sụp hoàn toàn,
nhiễm độc huyết dẫn đến chết nếu không điều trị tích cực.
Ngoài những triệu chứng chung của bê nghé mắc hội chứng tiêu chảy, các
triệu chứng điển hình cho từng loại bệnh cũng biểu hiện rất rõ. Những triệu
chứng đặc trưng cho mỗi bệnh cho phép chẩn đoán phân lập hội chứng tiêu chảy
với các bệnh truyền nhiễm:
- Bệnh thương hàn ở bê nghé: là bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, vi
khuẩn xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô, sản sinh độc tố đường ruột, phá huỷ
niêm mạc ruột gây tiêu chảy. Ở thể viêm ruột cấp thân nhiệt tăng 40-41
o
C, ỉa
chảy hoặc có trường hợp kiết lỵ, phân hôi thối chứa màng nhầy.
13
- Bệnh tiêu chảy bê nghé do vi khuẩn E.coli gây ra: phân thường từ nhão
đến hoàn toàn là nước, màu của phân chuyển từ vàng nhạt sang màu trắng, trong
phân có lẫn những vết máu, có mùi hôi thối. Thân nhiệt bình thường hoặc tăng
hơn một chút, vào giai đoạn cuối thân nhiệt thường hạ xuống dưới mức bình
thường.
- Bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum thường gây ỉa chảy, phân
chuyển từ xanh đen sang vàng dần, rồi chuyển thành trắng. Bệnh thường thấy ở
bê nghé non từ 1-3 tháng tuổi, phân mùi thối khắm, con vật ỉa vọt cần câu, phân
dính ở khuỷu chân, xung quanh hậu môn, thân nhiệt có thể tăng tới 40-41
o
C, khi
sắp chết thân nhiệt hạ xuống dưới mức bình thường. Bê nghé từ 3 tháng tuổi trở
lên thường không mắc bệnh giun đũa.
- Các bệnh do virus như: Coronavirut, Rotavirut thường gây viêm ruột,
viêm kết tràng, manh tràng, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính, phân lỏng màu vàng,
đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ bệnh và chết trong đàn cao, điều trị bằng kháng sinh
không có hiệu quả.
2.4. Cơ chế và hậu quả của hội chứng tiêu chảy ở bê
2.4.1. Cơ chế
Tiêu chảy có thể do 1 trong 3 cơ chế hoặc kết hợp cả 3 cơ chế gây ra.
- Hấp thu kém đơn thuần hoặc hấp thu kém kết hợp với lên men vi sinh
vật dẫn đến tiêu chảy. Khi hấp thu kém, các chất chứa trong lòng ruột bị tồn
đọng sẽ kích thích ruột tăng cường co bóp nhằm đẩy nhanh các chất đó ra ngoài
- Tăng tiết dịch trong sự nguyên vẹn về cấu trúc ruột nhưng rối loạn chức
năng chuyển hóa của ruột như trong Colibacillocis, độc tố đường ruột…
- Tăng dịch rỉ viêm trong các bệnh có đặc trưng tăng tính thấm thành
mạch và tăng tính thấm biểu mô.
Những nhân tố gây bệnh từ bên ngoài hay bên trong cơ thể tác động vào
hệ thống nội thụ cảm của ruột sẽ làm trở ngại cơ năng vận động và tiết dịch của
ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật đường ruột phát triển, làm
14
tăng quá trình lên men và thối rữa trong ruột. Loại vi khuẩn lên men chất bột
đường sinh ra nhiều axit hữu cơ như a. acetic, a. aceto acetic, a. butyric, a.
propyonic…và các chất khí như CH
4
, CO
2,
H
2
… Loại vi khuẩn phân giải
protein sinh ra indol, scatol, crecol, phenol, H
2
S, NH
3
,…và các amino acid. Từ
sự lên men và thối rữa đó đã làm thay đổi độ pH ở trong ruột và cản trở quá
trình tiêu hóa – hấp thu.
Trong quá trình phát bệnh, các kích thích lý hóa tác động và gây nên
viêm, niêm mạc ruột xung huyết, thoái hóa, cơ năng tiết dịch tăng, đồng thời
cộng với dịch thẩm xuất tiết ra trong quá trình viêm làm cho nhu động ruột tăng
và gây nên ỉa chảy. Do bị ỉa chảy, con vật rơi vào tình trạng mất nước, mất các
chất điện giải, máu đặc lại và gây nên hiện tượng toan huyết. Những chất phân
giải trong quá trình lên men ở ruột ngấm vào máu gây nhiễm độc, những chất
khí sinh ra sẽ kích thích ruột làm tăng nhu động và gây đau bụng.
Do viêm lâu ngày làm cho vách ruột thay đổi về kết cấu: vách ruột bị
mỏng, tuyến ruột bị teo, lớp tế bào thượng bì thoái hóa, tổ chức liên kết tăng
sinh, trên bề mặt niêm mạc ruột bị loét hay thành sẹo, có những vết màu đỏ sạm
hay đỏ nâu, ruột thường giảm nhu động và gây táo bón. Thức ăn trong ruột tích
lại thường lên men và kích thích niêm mạc ruột lại gây ỉa chảy. Vì vậy con bệnh
có hiện tượng táo bón, ỉa chảy xuất hiện xen kẽ có tính chu kì.
Trong thực tế, từ một cơ chế ban đầu, trong quá trình tiến triển thường
kéo theo các cơ chế khác làm cho quá trình sinh bệnh ngày càng phức tạp thêm.
2.4.2. Hậu quả
Khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có quá trình sinh
bệnh và gây ra hậu quả cụ thể. Tuy nhiên, khi hiện tượng tiêu chảy xảy ra cơ thể
chịu một quá trình sinh bệnh và hậu quả có những nét đặc trưng chung, đó là
mất nước, mất các chất điện giải, rối loạn cân bằng axit – bazơ (Lê Minh Chí,
1995). Tùy theo tiêu chảy cấp hay mãn tính và hậu quả có khác nhau, có thể
biểu diễn (hình 2.1)
15
Hình 2.1. Sơ đồ cơ chế và hậu quả của hội chứng tiêu chảy
Đối với tiêu chảy cấp tính, cơ thể bị mất nhiều nước và nhanh qua phân
cùng với đó là mất lượng muối khoáng. Do vậy, trước hết là gây giảm tuần
hoàn, giảm huyết áp, có thể dẫn tới trụy tim mạch do mất nước – máu cô đặc.
Đồng thời cơ chế mất muối kiềm của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột dẫn đến
nhiễm axit. Vì giảm tuần hoàn dẫn đến rối loạn chuyển hóa các chất, mô bào
thiếu oxi, gây tăng cường chuyển hóa yếm khí, làm cho tình trạng nhiễm axit
tăng lên, gây nhiễm độc thần kinh, giãn mạch, thúc đẩy thêm quá trình rối loạn
huyết động học, hình thành vòng xoắn bệnh lý ngày càng trầm trọng.
Với tiêu chảy mạn tính tuy không gây tình trạng mất nước, mất muối lớn,
nhưng do tiêu chảy kéo dài nên gây rối loạn hấp thu, dẫn đến cơ thể thiếu protein,
vitamin, chất khoáng, cuối cùng dẫn tới suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương…
Theo Vũ Triệu An (1978), nước là thành phần cơ bản của cơ thể. Nó cần
cho các phản ứng sinh hóa, quá trình trao đổi chất, hoạt động của các chất điện
giải trong cơ thể. Trong cơ thể động vật, nước chiếm khoảng 60 - 80% khối
Rối loạn
hấp thu
Thiếu VTM
Thiếu đạm
Thiếu sắt
Thiếu canxi
Suy dinh dưỡng
Thiếu máu
Còi xương
Hội chứng tiêu chảy
Mãn tínhCấp tính
Mất muối
Mất nước
Máu cô đặc
Rối loạn
chuyển
hóa
Nhiễm
toan
Khối lượng tuần
hoàn giảm
Thoát huyết tương
Dãn mạch
Giảm huyết áp
Trụy mạch
Nhiễm độc thần
kinh
16
lượng cơ thể. Nó duy trì khối lượng tuần hoàn, qua đó duy trì huyết áp, làm
dung môi cho quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, vận chuyển và đào thải
các chất, làm môi trường cho các phản ứng hóa sinh, trực tiếp tham gia các phản
ứng thủy phân, oxy hóa, …làm giảm ma sát giữa các màng, tham gia điều hòa
nhiệt.
Nhu cầu về nước của gia súc rất lớn, nếu có thể mất hết mỡ, đường và một
nửa protein trong mô bào, thể trọng giảm 40% thì con vật vẫn còn sống. Nhưng nếu
cơ thể mất 10% nước thì con vật có khả năng chết.
Khi bị tiêu chảy, cơ thể không những không hấp thu được nước từ ngoài
vào mà còn bị mất nước do tiết dịch. Hơn nữa, do tổ chức bị tổn thương, niêm
mạc tăng tiết cùng với dịch rỉ viêm, dịch rỉ viêm có thể tăng gấp 80 lần so với
bình thường. Gia súc ỉa chảy kéo theo một lượng nước và chất điện giải bài xuất
ra ngoài, cơ thể mất nước và chất điện giải với hàng loạt các biến đổi bệnh lý
khác nhau (Vũ Triệu An, 1978).
Tùy thuộc trường hợp ỉa chảy có thể gây nên các thể mất nước khác nhau
bao gồm:
Hình 2.2. Các thể mất nước
Mất nước ưu
trương
Mất nước đơn
giản không mất
Natri
Mất nước mức độ
trung bình
Mất nước đẳng
trương
Mất nước đẳng
trương
Mất dịch đẳng
trương và mất
Natri
Mất nước mức độ
trung bình và giảm
Natri trong máu
Mất nước nhược
trương
Mất dịch và mất
Natri nặng
Mất nước nặng và
giảm Natri trong
máu trầm trọng
17
• Mất nước ưu trương
Nước bị mất nhiều hơn chất điện giải, ở khu vực ngoại bào thể tích nước bị
giảm, đậm độ muối tăng (tức là hằng số điện giải tăng lên) nên áp lực thẩm thấu
tăng. Để lập lại cân bằng áp lực thẩm thấu giữa hai khu vực thì nước đi từ nội
bào ra ngoại bào. Kết quả là cả hai khu vực nội và ngoại bào đều mất nước, đó
là mất nước toàn bộ. Cùng với sự mất nước người ta thấy có sự di chuyển các
chất điện giải như K
+
từ nội bào ra khu vực ngoại bào, Na
+
và H
+
lại từ khu vực
ngoại bào vào trong nội bào.
• Mất nước đẳng trương
Nước và chất điện giải mất một lượng tương đương. Trong trường hợp
này, thể tích nước trong khu vực ngoại bào bị giảm nhưng đậm độ điện giải
không thay đổi nên áp lực thẩm thấu không thay đổi. Trong nội bào vẫn giữ
được trạng thái thăng bằng điện giải H
+
nên không bị ảnh hưởng.
• Mất nước nhược trương
Các chất điện giải mất nhiều hơn nước. Trong trường hợp này, thể tích
nước ở khu vực ngoại bào bị giảm, nhưng vì mất nhiều muối nên đậm độ cũng
giảm. Nước từ khu vực ngoại bào là nơi có áp lực thẩm thấu thấp đi vào nội bào
là nơi có áp lực thẩm thấu cao.
Cả ba loại mất nước đều gây nên những hậu quả bất lợi cho cơ thể như
trúng độc toan, kém đàn tính của da, rối loạn cân bằng các chất điện giải,…
Trong cơ thể, cân bằng nước và điện giải hằng định một cách lạ lùng. Khi
cơ thể bị mất nước sẽ kèm theo mất chất điện giải và dẫn tới rối loạn cân bằng
điện giải. Rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể sống chính là sự mất
cân bằng ion Na+ và K+ trong tổ chức tế bào. Khi bị mất nhiều muối Natri, gây
mất cân bằng áp lực thẩm thấu và gây rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào
sống. Khi lượng Natri huyết giảm thấp, dòng dịch thể chuyển mạnh vào trong tế
bào, dẫn tới tình trạng thể tích máu giảm, làm hạ huyết áp, dễ dẫn tới trụy tim
18
mạch. Muối Kali bị mất làm lượng Kali trong máu giảm thấp, cơ thể bị nhiễm
độc toan, gây rối loạn hoạt động của các cơ quan hệ thống trong cơ thể, ảnh
hưởng rõ rệt đến cơ tim và cơ hô hấp.
Tóm lại, tiêu chảy do bất kì nguyên nhân nào gây nên cũng đều cho hậu
quả là mất nước, mất chất điện giải và rối loạn cân bằng điện giải.
2.5. Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở bê
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân
gây tiêu chảy rất quan trọng. Chẩn đoán một bệnh chính xác là rất khó khăn,
song để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy càng
khó khăn hơn. Do vậy, khi chẩn đoán hội chứng tiêu chảy cần phải chú ý xem
xét rất nhiều yếu tố: đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và phi lâm sàng, kết
quả mổ khám, các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Đối với
những bệnh nghi do ký sinh trùng, người ta thường dùng phương pháp chẩn
đoán xét nghiệm phân để tìm trứng giun sán; đối với bệnh do vi khuẩn phải nuôi
cấy trên các môi trường để phân lập và giám định vi khuẩn
Ở thể cấp tính, con vật chết rất nhanh, chẩn đoán bệnh cần căn cứ các yếu
tố liên quan như: thức ăn, nước uống, phương thức chăn nuôi, chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, tuổi bê nghé Ví dụ bệnh ký sinh trùng thường
phát triển trong những tháng nóng ẩm, mưa nhiều. Bệnh cầu trùng bê nghé, khi
thời tiết nóng ẩm, cho noãn nang cầu trùng dễ phát triển đến giai đoạn cảm
nhiễm ngay trên nền chuồng và bãi chăn thả. Người ta cũng quan sát thấy bê
nghé thường phát bệnh khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm. Thiếu thức
ăn cũng làm cho bê nghé giảm sức đề kháng. Đối với bệnh giun đũa, thường
mắc ở bê nghé sơ sinh đến 3 tháng tuổi (23 - 64%), đến 4 tháng tuổi thì không bị
nhiễm (Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo, 2002).
Nhiều tác giả lưu ý rằng, khi chẩn đoán bê nghé mắc tiêu chảy dựa vào
đặc điểm dịch tễ thì tuỳ từng điều kiện cụ thể mà loại trừ bớt khả năng gây bệnh,
để có kết luận ban đầu về nguyên nhân gây bệnh.
19