Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Mô hình thị trường tiền tệ của các nước trên thế giới, mô hình thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện tại và tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.1 KB, 27 trang )

Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Học Viện Ngân hàng
* * *
BÀI THẢO LUẬN
Mô hình thị trường tiền tệ của các nước trên thế giới, mô
hình thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện tại và tương lai.
Giảng Viên : T.S Hà Thị Sáu

Nhóm I- NHH/K10
1. Vũ Thị Dịu
2. Trần Thị Dung
3. Trần Thanh Giang
4. Nguyễn Thị Loan
5. Vũ Thị Phương Huyền
6. Nguyễn Thị Hải Ngọc
7. Nguyễn Thị Nhung
8. Nguyễn Thị Hồng Phúc
9. Nguyễn Duy Thuyết
10.Lê Thị Vân
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng

MỤC LỤC
Phần I. Mô hình thị trường tiền tệ của một số nước trên thế giới:
I. Mô hình thị trường tiền tệ Mỹ………………………… ………
II. Mô hình thị trường tiền tệ Nhật Bản……………………………
III. Mô hình thị trường tiền tệ Trung Quốc…………………………
IV. Mô hình thị trường tiền tệ Singapo……………………………
Phần II. Mô hình thị trường tiền tệ của Việt Nam
I. Mô hình về thị trường tiền tệ của Việt Nam và các giao dịch trên thị


trường tiền tệ hiện nay………………………………. ……
II. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trên thị trường tiền tệ Việt Nam hiện
nay và nguyên nhân của những hạn chế………………….
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
PHẦN I: MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA CÁC
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I. Mô hình của Mỹ:
1. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve System- FED)
Cục dự trữ liên bang (Federal Reserve System – Fed) là ngân hàng trung ương của Hoa
Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1915 theo "Đạo luật Dự trữ Liên bang" của Quốc hội Hoa Kỳ thông
qua cuối năm 1913.
1.1 Vai trò và nhiệm vụ
Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau:
- Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với
mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn
- Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc
gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
- Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị
trường tài chính
- Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính
thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả
quốc gia.
1.2. Tổ Chức
Cấu trúc cơ bản gồm:
- Hội đồng thống đốc
- Ủy ban thị trường
- Các Ngân hàng của Fed
- Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh)
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com

Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
1.3.Các hoạt động trên thị trường tiền tệ Mỹ:
*) Kiểm soát cung ứng tiền tệ :
Cục dự trữ liên bang kiểm soát quy mô nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường
mà qua đó Fed mua hoặc cho mượn các loại trái phiếu, giấy tờ có giá. Những tổ chức tham gia
mua bán với Fed gọi là người giao dịch ưu tiên (primary dealers). Tất cả hoạt động thị trường
của Fed ở Hoa Kỳ đều tiến hành tại bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang
khu vực New York với mục đích là đạt được tỷ lệ lãi suất trái phiếu liên bang gần mới tỷ lệ mục
tiêu.
Biểu đồ: Lạm phát ở Hoa Kỳ thời gian 1914-2006
*). Thỏa Thuận mua lại :
Thực chất của hoạt động này là cho vay hoặc đi vay có thế chấp. Để đảm bảo những thay
đổi nguồn cung tiền tệ theo chu kỳ hoặc tạm thời, bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự
trữ liên bang New York tham gia các thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu tiền. Các
mua bán chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, có đảm bảo của Fed. Trong ngày giao dịch,
Fed sẽ đặt tiền vào tài khoản của người giao dịch và nhận thế chấp (là các giấy tờ chứng nhận
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
sở hữu như cổ phiếu, trái phiếu, v.v ). Khi hết hạn giao dịch, quá trình diễn ra ngược lại Fed
hoàn lại chứng khoán và nhận lại tiền cùng lãi. Thời hạn giao dịch có thể thay đổi từ 1 ngày
(cho vay qua đêm) tới 65 ngày, phần lớn giao dịch là cho vay qua đêm và 14 ngày.
Bởi các giao dịch làm tăng quỹ dự trữ của ngân hàng trong thời gian ngắn, chúng tăng nguồn
cung tiền tệ. Hiệu quả của hoạt động này là tạm thời bởi các giao dịch sẽ đáo hạn, tác động dài
hạn là dự trữ ngân hàng giảm đi bởi lãi suất của giao dịch (lãi suất một ngày của tỷ lệ 4,5%/năm
là 0,0121%). Fed tiến hành giao dịch này hàng ngày trong 2004-2005, ngoài ra giao dịch thu hút
vốn cũng tiến hành nhằm tạm thời giảm nguồn cung tiền tệ.
Trong giao dịch thỏa thuận bán lại (reverse repo), Fed sẽ vay tiền từ các người giao dịch ưu tiên
bằng cách đặt cọc các chứng khoán chính phủ. Khi giao dịch đáo hạn, Fed sẽ hoàn trả tiền và
các khoản lãi.
*) Giao dịch Mua đứt :

Một công cụ khác của bàn giao dịch thị trường là mua đứt. Trong giao dịch này, Cục dự
trữ liên bang mua lại trái phiếu chính phủ và cung cấp giấy bạc mới vào tài khoản của người
giao dịch đặt tại Fed. Bởi hoạt động này là mua đứt nên tăng cung tiền tệ lâu dài nhưng khi trái
phiếu hết hạn khoản lãi vẫn được thu, thông thường là 12-18 tháng.
Từ những năm 1980, Cục dự trữ liên bang cũng bán quyền mua trái phiếu chính phủ ở mức lãi
suất cao. Việc bán quyền mua này giảm nguồn cung tiền tệ bởi các nhà giao dịch ưu tiên sẽ bị
khấu trừ tài khoản dự trữ của họ đặt tại Fed, do đó mà quá trình tạo ra tiền lưu thông bị hạn chế.
*). Thực hiện chính sách tiền tệ :
1. Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính phủ,
tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và
chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra
ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ
ngân hàng khó khăn hơn.)
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
2. Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó
quản lý. Nếu Fed yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần
cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.)
3. Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để
trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất
chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được
vay.
Mô hình tiền tệ của Mỹ
TT sơ cấp
TT thứ cấp
II. Mô hình thị trường tiền tệ Nhật Bản:
1 .Mô hình ngân hàng trung ương Nhật Bản:
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Các
Sở

giao
dịch
Chứng
khoán
Người giao dịch
ưu tiên
Các thành viên TTTT khác
Cục dự trữ liên bang Mỹ- FED
(các NH Dự trữ liên bang)
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
Hiện tại, hệ số độc lập của BOJ được đánh giá ở mức 2,5 (thấp hơn nhiều so với Thụy Sỹ,
Đức (4) và Mỹ (3,5) - (Alesina & Summers 1993). Điều này khẳng định BOJ không phải là một
ngân hàng có được sự độc lập tuyệt đối. Theo đó, về mặt cấu trúc, hạn chế lớn nhất là việc BOJ
“trực thuộc” Bộ Tài chính Nhật Bản. Do đó, đây không phải là mô hình phù hợp để chúng ta đi
theo.
Tuy nhiên, quá trình cải cách, mà đặc biệt là việc sửa đổi Luật BOJ năm 1997 đã đưa lại
cho ngân hàng này một số đặc điểm quan trọng như tính độc lập và sự minh bạch; và đây chính
là điều có thể gợi cho chúng ta những ý tưởng trong quá trình sửa đổi Luật NHNN.
Về tính độc lập của BOJ, xin phân tích dưới bốn khía cạnh: mục tiêu, công cụ, tài chính
và nhân sự.
Về mục tiêu: Từ bỏ mục tiêu không rõ ràng trong luật cũ là “tối đa hóa tiềm năng của nền
kinh tế”, luật mới khẳng định: “BOJ có quyền tự chủ về tiền tệ và kiểm soát tiền tệ” (điều 3) và
mục tiêu tối cao là ổn định giá cả (price stability) (điều 2). Đây cũng chính là mục tiêu phổ biến
nhất mà các ngân hàng trung ương trên thế giới đang theo dõi. Việc luật hóa mục tiêu một
cách rõ ràng, nhất quán này nhằm hạn chế việc chính phủ can thiệp.
Về công cụ và ra quyết định thực thi chính sách tiền tệ: Để ra các quyết định liên quan
đến thực thi chính sách tiền tệ, luật cho phép BOJ thiết lập một Hội đồng chính sách với 9 thành
viên bao gồm thống đốc, hai phó thống đốc, và sáu thành viên khác (không nhất thiết là người
của ngân hàng trung ương và điểm quan trọng nhất ở đây là không cho phép đại diện của chính
phủ trong hội đồng này). Các thành viên trong hội đồng sẽ bầu ra một người làm chủ tịch. Hội

đồng họp khi được chủ tịch triệu tập và ra quyết định theo phương thức bỏ phiếu. Chủ tịch có
trách nhiệm thông qua quyết định này để triển khai thực hiện.
Với hội đồng này, kết hợp với mục tiêu được ấn định, BOJ không bị chi phối và đi lệch
hướng trong quyết định thực thi chính sách tiền tệ. Nhìn lại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
chính sách tiền tệ của Việt Nam là một phó thủ tướng, các thành viên khác là thống đốc, bộ
trưởng các bộ có liên quan và thành viên khác. Điều này hạn chế đáng kể tính độc lập trong
quyết định chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.
Về vấn đề tài chính: BOJ vẫn chịu rất nhiều sự chi phối của chính phủ, ví như quy định về
việc hỗ trợ thâm hụt ngắn hạn thông qua các khoản vay không thế chấp. Tuy nhiên, BOJ được
cho cơ chế tài chính riêng trong việc thiết lập chế độ tiền lương nhằm thu hút nhân sự giỏi.
Về nhân sự: Vị trí Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phải được Quốc hội thông
qua. Các thành viên trong Hội đồng Chính sách do Thủ tướng bổ nhiệm và phục vụ với thời hạn
năm năm. Đây là một điểm yếu của Luật BOJ do nhiệm kỳ quá ngắn của Thống đốc và các
thành viên khác có thể chi phối tới việc ra quyết định (trong khi đó, nhìn sang Mỹ, nhiệm kỳ
của Thống đốc lên tới 14 năm). Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong vấn đề nhân sự BOJ là Thủ
tướng không có quyền sa thải Thống đốc và các thành viên hội đồng do bất đồng quan điểm về
chính sách tiền tệ, ngoại trừ các trường hợp vi phạm pháp luật khác. Nội dung này được thể
hiện như một cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc duy trì tính độc lập của BOJ quy định
tại điều 25 của Luật BOJ.
II.2.Th ị tr ư ờng tiền tệ Nhật Bản:
Ngày 17-3-2010, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) bất
ngờ thông báo tăng cường việc nới lỏng tiền tệ nhằm chống lại
nguy cơ giảm phát đang đe dọa nền kinh tế bằng cách gia tăng cho
các ngân hàng thương mại vay. Theo đó, BoJ đã tăng gấp đôi
chương trình tín dụng ngắn hạn từ 10.000 tỉ yen lên 20.000 tỉ
yen (tương đương 222 tỉ đô la Mỹ), trong đó một nửa sẽ được đưa
vào hệ thống ngân hàng thương mại Nhật ngay trong tháng 4.
Đồng thời BoJ sẽ tiếp tục giữ lãi suất đồng yên ở mức siêu thấp là 0,1%.

Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Trụ sở Ngân hàng Trung ương
Nhật Bản ở Tokyo.
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
Về lý thuyết khi ngân hàng trung ương một quốc gia thực hiện chính sách nới lỏng tiền
tệ, “bơm” tiền ra lưu thông làm tăng cung tiền tệ sẽ góp phần giảm giá trị của đồng tiền đó. Tuy
nhiên, với đồng yen thì những biện pháp trên lại có tác dụng ngược lại.
Một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này đó chính là hoạt động “carry trade”
đồng yen ngày càng gia tăng.
Mô hình tiền tệ Nhật Bản
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Sở giao
dịch chứng
khoán Nhật
Bản
Thành viên
khác của
TTTT

Bộ tài
chính Nhật
Bản
NHTW
Nhật Bản
( BOJ )
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
III. Mô hình thị trường tiền tệ Trung Quốc:
1. Tính pháp lý:
Hệ thống luật điều chỉnh thị trường tiền tệ Trung Quốc trước hết nó chịu sự quy định của
Luật nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa đã được thông qua bởi hội đồng luật pháp nhà nước.

Theo điều 1 Luật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về Ngân hàng của Trung Quốc quy định
mục đích chuẩn hóa các thị trường làm cho thực hành trong thị trường trái phiếu ngân hàng liên,
tăng cường tính thanh khoản thị trường, bồi dưỡng, phát hiện giá cả, và thúc đẩy phát triển thị
trường trái phiếu tại Trung Quốc. Luật này cùng với Luật về ngân hàng thương mại của nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chính là cơ sở pháp lý cho thị trường tiền tệ Trung Quốc.
Ngoài ra còn có luật quy định hành chính về thị trường Makers trong thị trường các ngân
hàng-Inter Bond .
2. Các chủ thể tham gia:
Chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ Trung Quốc bao gồm ngân hàng trung ương
Trung Hoa dân Quốc (Central Bank of the republic of China) và khu vực ngân hàng Trung
Quốc được thống trị bởi 4 ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
• Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc (the Agricultural Bank of China)
• Ngân hàng Trung Quốc (the Bank of China)
• Ngân hàng xây dựng Trung Quốc (the China Constructrion Bank Corporation)
• Ngân hàng công thương Trung Quốc ( Industrial and commercial Bank oF China)
Ngoài ra, còn xấp xỉ 8.800 các tổ chức tín dụng khác ở Trung Quốc bao gồm cả ngân hàng
nước ngoài. Tổng tài sản mà khối ngân hàng này nắm giữ chiếm khoảng 52.5 nghìn tỷ RMB.
3. Hàng hóa giao dịch trên thị trường tiền tệ Trung Quốc:
Hàng hóa lưu thông trên thị trường tiền tệ hay là các công cụ lưu thông trên thị trường
tiền tệ (money market instruments). Các công cụ trên thị trường tiền tệ là các chứng từ có khả
năng chuyển nhượng thể hiện nghĩa vụ của một người nào đó phải trả một khoản tiền nhất định
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
vào một ngày đã định, thường trong vòng một năm. Các công cụ chủ yếu của thị trường tiền tệ
Trung Quốc gồm:
• Tín phiếu kho bạc
• Hối phiếu
• Các chứng từ có giá
• Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng
• …………………………………………….

*) Kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã vượt mốc 2.000 tỷ USD lần
đầu tiên trong lịch sử. Quý 2 vừa qua, dự trữ này đã gia tăng với tốc độ kỷ lục 178 tỷ USD.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã loại trừ khả năng
nước này thay đổi cách thức quản lý kho dự trữ ngoại hối. “Với quy mô khổng lồ của kho dự
trữ ngoại hối hiện nay, chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Sự
đa dạng hóa kênh đầu tư sẽ diễn ra với tốc độ chậm, trong đó các loại hàng hóa cơ bản là một
lựa chọn được ưu tiên”, nhà kinh tế Ken Peng thuộc ngân hàng Citigroup tại Bắc Kinh nhận xét.
Trong vòng hai năm rưỡi trở lại đây, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng gấp đôi,
một phần nhờ mức thặng dư thương mại khổng lồ của nước này. Hiện tại, dự trữ ngoại hối của
Trung Quốc đang lớn gấp đôi của Nhật Bản – quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc đang chiếm tới 29% tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu.
Theo các chuyên gia, sự gia tăng trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong quý 2 vừa
qua còn có thể bắt nguồn từ sự gia tăng giá trị của những tài sản không phải là USD, do sự suy
yếu của tỷ giá USD, và các dòng vốn đầu cơ đổ vào nước này.
Tuần trước, hai đợt đấu giá trái phiếu Chính phủ Trung Quốc đã không thể thu hút đủ các
nhà đầu tư chào mua vì giới đầu tư lo ngại Ngân hàng Trung ương nước này sẽ sớm thắt chặt
chính sách tiền tệ
3. Vai trò của ngân hàng trung ương:
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
Chính sách tiền tệ của Trung Quốc vẫn khá là phức tạp bởi cơ chế tỷ giá hối đoái hiện tại,
đặc biệt là khi điều này khiến kinh tế Trung Quốc dịch chuyển dần theo hướng lãi suất thực âm.
Những cam kết đối với hình thức phát triển hiện tại đang làm hệ thống tín dụng Trung Quốc
xung khắc với việc ổn định giá cả hàng hóa và tài sản, không như Mỹ những năm 1920 và Nhật
Bản những năm 1980.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc có một lợi thế hơn hẳn Cục Dự trữ liên bang Mỹ
(Fed). Giám đốc Ben Bernanke và đồng nghiệp của ông có thể in rất nhiều tiền (và họ đã làm
như vậy), nhưng họ hầu như không thể làm gì để đẩy nhanh tốc độ sinh lợi của đồng tiền.
Đơn giản là họ không thể ép các ngân hàng cho vay nếu không quốc hữu hóa chúng
(nhưng chỉ các doanh nghiệp của chính phủ là đã được quốc hữu hóa). Họ cũng không thể ép

các tập đoàn và người tiêu dùng chi tiêu. Trong khi đó, Trung Quốc không gặp phải những vấn
đề này.
Mô hình TTTT Trung Quốc
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
IV. Mô hình thị trường tiền tệ Singapo:
1.Khái quát nền kinh tế của Singapore
Với lợi thế địa lý chiến lược đường biển quốc tế, Singapore nằm ở vị trí giao điểm giữa Thái
Bình Dương và Đại Tây Dương, nơi hội tụ của các nhà buôn với tên gọi “đô thị biển”, nhưng
điều kiện tự nhiên có nhiều bất lợi như diện tích nhỏ chỉ khoảng 640 km2, dân số khoảng 3,1
triệu người, hầu như không có tài nguyên phong phú. Là một quốc gia trẻ đa sắc tộc được hình
thành từ nền tảng người nhập cư từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, và châu Au, Singapore đã
từng là thuộc địa của Anh với việc thi hành chính sách tự do thương mại dựa trên cơ bản
nguyên tắc pháp luật hình thành nề nếp pháp luật trong kinh doanh. Được trao trả năm 1971,
đến nay Singapore trở thành trung tâm buôn bán, dịch vụ mậu dịch, tạo nên thu nhập chính của
đất nước này (chiếm 84% GDP) vào những năm 60, đồng thời ngày nay trở thành trung tâm tài
chính ngân hàng và thị trường tài chính quốc tế phát triển rất mạnh mẽ.Kinh tế Singapore là nền
kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế
được giảm thiểu tối đa. Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch
tài chính cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất
thế giới. xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử và hóa chất và dịch vụ là nguồn cung cấp
chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hàng chưa gia
công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở
bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu. Singapore cũng có
một hải cảng chiến lược, có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thực hiện các hoạt động
buôn bán, xuất nhập khẩu.Ngày nay Singapore đã trở thành trung tâm tài chính ngân hàng và thị
trường tài chính quốc tế phát triển rất mạnh mẽ
2.Các chủ thể tham gia:
2.1.Ngân hàng trung ương
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com

Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
Singapore là 1 nước có mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ,tức là mô hình mà
trong đó NHTW nằm trong nội các chính phủ và chịu sự chi phối của chính phủ về nhân sự,tài
chính và các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.Đa số các
nước Đông Nam Á đều áp dụng mô hình này
Ưu điểm của mô hình:chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ
chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng
thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ.Mô hình này được xem là phù
hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ
tiền phát triển
Nhược điểm của mô hình:NHTW mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.Sự
phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định
quản trị tiền tệ,góp phần tăng trưởng kinh tế.
2.2.Cơ quan quản lí tiền tệ(MAS)
Trước năm 1970, chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ được thực hiện bởi một số cơ
quan chức năng khác nhau. Sau đó, Luật Cơ quan tiền tệ Singapore chính thức được Quốc hội
thông qua vào năm 1970, đã thành lập ra Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS). Tháng 1/1971,
MAS bắt đầu đi vào hoạt động với mục đích ban đầu là cơ quan quản lý thị trường tiền tệ và
ngân hàng Singapore.Cơ quan tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thị trường tài
chính tại Singapore (tháng 4/1977, nhiệm vụ quản lý ngành bảo hiểm được trao cho MAS, và
tháng 9/1984, nhiệm vụ quản lý ngành chứng khoán thuộc về MAS, đến tháng 10/2002, MAS
bắt đầu thực hiện chức năng phát hành tiền).
MAS chịu trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững không lạm phát; đảm bảo hệ
thống tài chính tiến bộ và phát triển lành mạnh.
2.3.Các ngân hàng thương mại
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
Đến cuối thập niên 80,Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại(commercial
bank),nhân hàng dich vụ thương mại(merchant bank),với vốn tự có lên đến 200-300 ty
USD.Đến giữa thập niên 90,Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai đoạn cải

cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả
năng cung ứng đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị
trường tài chính vững mạnh
Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân
hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính…Trong đó Ủy ban
tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài
chính và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các
chức năng ngân hàng trung ương. Các định chế tài chính còn lại hoạt động đẩy mạnh việc lôi
cuốn các tổ chức tài chính nước ngoài, để phát triển ngân hàng thương mại theo hướng ngân
hàng hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu dịch
chuyển vốn trên thị trường.
- So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển
nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm
1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ….
nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và
ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng
nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Ở Singapore ngân hàng có lẽ nhiều nhất so với tỷ lệ các dịch vụ ở đây. Dịch vụ tài chính
mang tính cạnh tranh cao, nhưng bên cạnh các ngân hàng hiện đại Singapore vẫn tồn tại các
ngân hàng truyền thống. Tính tự động hoá về lĩnh vực này rất cao, có thể xử lý tự động các dịch
vụ ngân hàng, từ xử lý đơn, thư tín dụng đến thanh toán, rút tiền. Khi ngân hàng th y có rủi ro
hệ thống sẽ cảnh báo và thông tin về khách hàng được các ngân hàng chia sẻ cùng một kho cơ
sở dữ liệu của quốc gia được các ngân hàng thuê và kết nối bởi hệ thống mạng bậc cao SNA
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
trong toàn quốc (tất cả các ngân hàng ở Singapore đều để dữ liệu của mình ở kho cơ sở dữ liệu
quốc gia)
- Phần lớn các thẻ tín dụng đều được chấp nhận tại các cơ sở ở Singapore như thẻ
American Express, Diners Card, JCB, MasterCard và Visa.
Phương thức thanh toán thông dụng khác là NETS, cho phép bạn thanh toán qua thẻ rút tiền tự

động (ATM)
Bạn nên mở tài khoản tiết kiệm hay tài khoản vãng lai khi đến sống tại Singapore
và bạn sẽ cần có khoản tiền đặt cọc tối thiểu trong tài khoản (thường là $100) nếu dưới 21 tuổi
và có Hộ chiếu và Thị thực Sinh viên/ Thư chấp nhận học của trường. Ngay sau khi mở tài
khoản, bạn sẽ được cấp thẻ ATM, thẻ này mang đến cho bạn sự tiện ích là có thể rút tiền mặt từ
bất cứ máy rút tiền tự động ATM nào trong hệ thống ngân hàng của bạn. Thẻ ATM cũng cho
phép bạn có thể thanh toán qua hệ thống NETS (hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của
Singapore).
Hiện ngân hàng DBS là ngân hàng lớn nhất Singapore
2.4.Các tổ chức tài chính phi ngân hàng:
Hiện nay Singapore có 3 công ty tài chính,144 công ty bảo hiểm.62 công ty môi giới bảo
hiểm,91 công ty quản lý quỹ,68 công ty môi giới chứng khoán,58 công ty tư vấn tài chính,37
công ty môi giới tương lai
3.Hàng hóa giao dịch trên thị trường:
3.1.Tiền tệ:
- Hệ thống tiền tệ mà Singapore sử dụng là đồng đô la và xu Singapore. Bên cạnh đó,
đồng đô la Mỹ và Úc, đồng Yên Nhật và Bảng Anh cũng được chấp nhận rộng rãi ở các khu
mua sắm và các nhà hàng chính.
- Đô la Singapore (SGD) là tiền tệ của Singapore. Nó thường được viết tắt với ký hiệu
đô la là $, hoặc viết cách khác S$ để phân biệt nó với các đồng tiền có tên gọi đô la khác. Đồng
đô la Singapore được chia ra thành 100 cent.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
- Đô la Singapore là một đồng tiền tự do chuyển đổi và điều này cho phép nó được thả
nổi theo cung và cầu trên thị trường ngoại hối, nhưng nó cũng được Cục Tiền tệ Singapore giám
sát dựa vào một rổ tiền tệ theo tỷ trọng thương mại. Các đồng tiền liên quan không được công
khai để bảo vệ đồng tiền này khỏi các cuộc tấn công đầu cơ và các áp lực bất thường khác lên
giá trị của nó
5.Mô hình
Sơ đồ về hoạt động của mô hình tttt Singapore

Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
PHẦN 2. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. Mô hình về thị trường tiền tệ của Việt Nam và các giao dịch trên thị
trường tiền tệ hiện nay.
Có thể thấy rằng, mặc dù đến nay quy mô của thị trường tiền tệ Việt Nam còn rất khiêm
tốn, nhưng các bộ phận cấu thành của thị trường đã hình thành ở một mức độ nhất định.
Mô hình về thị trường tiền tệ của Việt Nam gồm nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có các cách
thức giao dịch khác nhau. Thành viên tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trường
cũng như doanh số hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đều được từng bước mở rộng;
hoạt động của thị trường đã từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
Chủ thể tham gia thị trường tiền tệ bao gồm: NHTW, NHTM, các tổ chức tài chính, có
thể là các công ty bảo hiểm và công ty môi giới.
- Chủ thể cung ứng nguồn vốn như: NHTW, NHTM, các TCTD khác… Việc đầu tư
nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường này có độ rủi ro thấp, do trong thời gian ngắn giá cả chứng
khoán biến động không đáng kể.
- Chủ thể có nhu cầu về vốn như: NHTM, các đơn vị kinh tế khác, kho bạc nhà
nước Thông qua thị trường tiền tệ, các chủ thể này có thể thu hút được nguồn vốn ngắn hạn dễ
dàng và chi phí thấp.
- Chủ thể trung gian môi giới, vừa đi vay và vừa cho vay như: NHTM, Công ty chuyên môi
giới.
Hiện nay, ở Việt Nam, căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường tiền tệ, thị trường tiền tệ
Việt Nam chia thành 2 loại: Thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tiền tệ mở rộng.
- Thị trường tiền tệ liên ngân hàng: các chủ thể tham gia chủ yếu là các NHTM với nhau,
dưới sự điều tiết của NHNN Việt Nam và có sự tham gia của các nhà môi giới và trung gian
giao dịch.
- Thị trường tiền tệ mở rộng: tất cả mọi chủ thể trong nền kinh tế đều tham gia thị trường
tiền tệ

1. Hệ thống các ngân hàng trung gian (chủ yếu là các NHTM):
*) Trong hệ thống các TCTD đang tham gia thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay:
- Có khoảng trên 96 ngân hàng trung gian tham gia trên thị trường tiền tệ, bao gồm:
+ 5 ngân hàng thương mại nhà nước:
+ 41 NHTM cổ phần ( trong đó có NHTMCP Ngoại thương và Công thương)
+ 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài
+ 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài
+ 5 Ngân hàng liên doanh.
+ 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
3. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (các trung gian tài chính phi NH)
♠ Các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng cùng tham gia thị trường:
- 17 công ty tài chính như: Công ty TNHH một thành viên tài chính FPT Việt Nam, công
ty TNHH Prudential Việt Nam, công ty TNHH một thành viên Than và khoáng sản Việt Nam,
công ty Tài chính dầu khí, công ty tài chính Bưu điện, công ty tài chính cao su, công ty tài chính cổ
phần Sông Đà…
- 13 công ty cho thuê tài chính…
- Các công ty bảo hiểm nhà nước, hàng chục công ty bảo hiểm khác như: và công ty bảo
hiểm nước ngoài.
- Công ty chứng khoán và các công ty môi giới, sàn giao dịch chứng khoán như: sở giao
dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là các luật của nhà
nước có liên quan hiện hành.
- Các hoạt động tham gia trên thị trường tiền tệ:
+ Tổ chức tín dụng được tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức,
bao gồm thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị
trường giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.


Các chủ thể kinh tế phi ngân hàng:
*) Các doanh nghiệp tham gia trên thị trường tiền tệ: như các công ty, tập đoàn lớn…
- Hàng hóa được các doanh nghiệp giao dịch trên thị trường tiền tệ mở rộng chủ yếu
là thương phiếu (hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ); và các chấp phiếu ngân hàng…
- Cơ sở pháp lý cho các hoạt động giao dịch của doanh nghiệp trên thị trường:
• Pháp lệnh thương phiếu được ban hành 29/12/1999, có hiệu lực từ 1/7/2000
• Luật các công cụ chuyển nhượng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
đặt cơ sở pháp lý cho việc phát hành và chuyển nhượng thương phiếu.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
• Ở Việt Nam, các DN giao dịch XNK bằng phương pháp thanh toán tín dụng
chứng từ (L/C: Letter of credit)
• Việc sử dụng thương phiếu và chấp phiếu ngân hàng của các DN còn khá mới
mẻ ở Việt Nam, vì vậy khối lượng giao dịch còn ít, nó vẫn chưa được sử dụng như một phương
tiện tín dụng thanh toán.
*) Các chủ thể cá nhân, hộ gia đình:
- Các chủ thể cá nhân, hộ gia đình tham gia ngày càng nhiều trên thị trường tiền tệ với tư cách
nhà đầu tư, dư thừa vốn hoặc chủ thể vay vốn.
Cá nhân, hộ gia đình tham gia trên thị trường tiền tệ nhằm mục đích kiếm lời, thanh toán hoặc
phòng ngừa rủi ro (an toàn và bảo toàn vốn).
*) Kho bạc Nhà nước:
Về thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc: từ năm 1995, việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc
qua NHNN đã mở ra một kênh huy động vốn với chi phí thấp cho NSNN. Doanh số và tỷ trọng
tín phiếu Kho bạc phát hành dưới hình thức đấu thầu qua NHNN trong tổng doanh số huy động
vốn của KBNN ngày càng tăng qua các năm. Điều này phù hợp với xu thế phát triển thị trường
và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc đã trở thành nguồn
cung cấp hàng hóa chủ yếu cho các giao dịch nghiệp vụ tiền tệ giữa NHNN với các ngân hàng
thương mại (NHTM) nhất là nghiệp vụ thị trường mở để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Kỳ
hạn tín phiếu Kho bạc đến nay đã đa dạng hơn trước, gồm 364 ngày, 273 ngày và 182 ngày.
Bên cạnh các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân

hàng nước ngoài cũng đã từng bước trở thành thành viên tham gia thị trường.
IV.Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trên thị trường tiền tệ Việt
Nam hiện nay và nguyên nhân của những hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì thị trường tiền tệ có những hạn chế bất cập.
Trước hết thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn còn phát triển ở mức độ thấp, trên cả góc độ
quy mô, nhất là chủng loại hàng hoá, công cụ giao dịch trên thị trường. Thứ hai, do nhiều
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
nguyên nhân mà thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự thực hiện có hiệu quả vai trò
tiếp nhận và chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
4.1 Hạn chế về công cụ giao dịch, loại nghiệp vụ thị trường.
Theo luật NHNN giấy tờ có giá ngắn hạn được giao dịch trên thị trường gồm tín phiếu
kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và các GTCG khác. Sau đó một số điều luật
sửa đổi bổ sung luật NHNN, hiện nay danh mục GTCG có thể giao dịch trong các nghiệp
vụ thị trường tiền tệ đã được tăng cường, bao gồm cả GTCG dài hạn như các loại trái
phiếu CP. Tuy nhiên các loại GTCG có thể sử dụng trong các giao dịch trên thị trường
tiền tệ vẫn tập trung chủ yếu ở các NHTM nhà nước. Một số công cụ được sử dụng phổ
biến trên thị trường tiền tệ các nước như chứng chỉ tiền gửi còn ít được sử dụng ở Việt
Nam.
Kỳ hạn của các trái phiếu Chính Phủ, công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường
tiền tệ vẫn chưa thực sự đa dạng, nhất là tín phiếu kho bạc với thời hạn dưới 364 ngày ít
được phát hành. Thậm chí hiện nay vẫn chưa có tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1,2,3 tháng…
điều này khiến cho NHTM khó có điều kiện đầu tư vào GTCG, tạo công cụ tham gia các
nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
4.2 Hạn chế về số thành viên tham gia trên thị trường .
- Lượng thành viên tham gia trên thị trường tiền tệ vẫn còn hạn hẹp.
- Cho đến nay lượng thành viên tham gia trên thị trường tiền tệ vẫn còn hạn hẹp.
Chẳng hạn trên thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc vẫn chủ yếu là NHTM nhà nước.
Ngoài ra có khoảng 10 NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đã bước đầu tham gia vào nghiệp vụ này.

Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
- Về phía NHNN chưa thực sự phát huy hiệu quả vai trò hướng dẫn điều tiết thị
trường. Cho đến nay NHNN chưa có hệ thống mạng theo dõi kịp thời toàn bộ diễn biến
trên thị trường tiền tệ nên việc theo dõi điều tiết tiền tệ còn khó khăn. Hệ thống văn bản
pháp lý cho hoạt động thị trường tiền tệ đã được đã được NHNN triển khai một bước
nhưng chưa đồng bộ. Cơ sở hạ tàng phục vụ cho hoạt động thị trường tiền tệ còn một số
bất cập như giao dịch tái cấp vốn, hệ thống lưu kí giấy tờ có giá chưa được thực hiện qua
mạng. Điều này cũng hạn chế sự tham gia của các thành viên.
4.3 Hạn chế về lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Về nguyên tắc thị trường tiền tệ là nơi hình thành lãi suất tham chiếu cho các hoạt
động đầu tư khác trên thị trường tài chính. Nhất là lãi suất của tín phiếu, trái phiếu do
Chính phủ phát hành thường được coi là lãi suất chuẩn trên thị trường. Tuy nhiên cho đến
nay, vấn đề lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam còn nhiều bất cập. trong tín phiếu
Kho bạc vẫn áp dụng lãi suất chỉ đạo, nên lãi suất trúng thầu chưa hình thành theo
nguyên tắc thị trường.
Các lãi suất do NHNN công bố như lãi suất tái cấp vốn. lãi suất tái chiết khấu, lãi
suất cơ bản đã phát tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ ( thắt chặt hay nới lỏng)
nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả vai trò kích thích tăng giảm nhu cầu tiền tệ.
Kể cả trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở số lượng thành viên tham gia hạn
hẹp nên lãi suất nghiệp vụ thị trường mở cũng chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu
về vốn trên thị trường. Nhìn chung các mức lãi suất của NHNN chưa thực sự có mối
quan hệ gắn kết với lãi suất thị trường tiền tệ. Và các lãi suất trên thị trường tiền tệ
nói chung cũng chưa có sự gắn kết chặt chẽ với lãi suất của các công cụ dài hạn trên
thị trường tài chính.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
II. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT
NAM
1. Mục tiêu, định hướng:

1.1. Mục tiêu
Ổn định và phát triển thị trường tiền tệ để thực hiện có hiệu quả vai trò điều tiết
cung cầu vốn ngắn hạn, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế.
1.2. Định hướng:
Để thực hiện mục tiêu trên, thị trường tiền tệ Việt Nam cần phát triển theo định
hướng sau: Phát triển thị trường tiền tệ an toàn hiệu quả, đồng bộ, mang tính cạnh tranh
cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động
và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín
dụng. Theo đó, thị trường tiền tệ sẽ phát triển mạnh trên cơ sở tổ chức lại và củng cố thị
trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, tăng cường vai trò giám sát,
điều hành, khả năng kiểm soát, điều tiết thị trường của NHNN; phát triển thị trường đấu
thầu tín phiếu Kho bạc; tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, tăng số lượng và
chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch; tăng
cường sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận, giữa thị trường tiền tệ và thị trường
chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt của thị trường, khả năng phòng ngừa và khả năng
chuyển đổi rủi ro giữa các thị trường; hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động thị
trường tiền tệ.
2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ
2.1 – Tháo gỡ ngay một số vướng mắc pháp lý để tạo thuận lợi cho các giao dịch trên thị
trường tiền tệ và tăng cường công cụ giao dịch thị trường:
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Nhóm I- NHH/K10- Học Viện Ngân Hàng
- Đề nghị Chính phủ cho phép trái phiếu đặc biệt được giao dịch trên thị trường tiền tệ
như các loại trái phiếu khác của Chính phủ.
- Đề nghị Bộ Tài chính xem xét phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc với nhiều loại kỳ
hạn.
- Đề nghị NHNN bổ sung, sửa đổi một số qui định để tăng thêm tính thông thoáng cho thị
trường:

+ Sửa đổi quy chế cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá của NHNN đối với các ngân hàng
theo hướng không qui định điều kiện thời hạn còn lại của giấy tờ có giá dài hạn được
phép cầm cố (qui định hiện nay là không quá 2 năm); đồng thời có thể giải chấp ngay các
giấy tờ có giá cầm cố bảo đảm nợ đã quá hạn thanh toán để tăng cung cho thị trường;
+ Bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành vào Quy chế bảo lãnh của ngân hàng đối với
khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành giấy tờ có giá của doanh
nghiệp, làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường tiền tệ trong tương lai và là cầu nối
giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.
2.2 - Điều hành linh hoạt thị trường mở và thị trường đấu thầu trái phiếu chính phủ:
- Điều hành linh hoạt thị trường mở với việc tăng số phiên và khối lượng giao dịch, đa
dạng hoá kỳ hạn và lãi suất để hút vốn khả dụng tạm thời dôi dư của các TCTD.
- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà
nước đấu thầu hàng quý, hàng năm và linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên
theo sát diễn biến thị trường.
2.3. Không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường tiền tệ
- Hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Công cụ chuyển nhượng để mở rộng
áp dụng các công cụ mới trên thị trường. Đối với các công cụ đã hình thành trên thị
trường như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu của các NHTM cần tiếp tục chuẩn hóa để tạo
điều kiện cho các công cụ này được giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com

×