Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

đề tài dự án phát triển làng nghề truyền thống chạm bạc đồng xâm tại xã hồng thái, huyện kiến xương, tỉnh thái bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.28 KB, 32 trang )

I. MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất
chủ yếu với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, trình độ khoa học kỹ
thuật, quản lý còn nhiều yếu kém. Do đó, đất nước rất cần sự sự hỗ trợ, đầu
tư từ bên ngoài. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta lạm dụng và coi sự
đầu tư nước ngoài là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế. Sự phát triển kinh tế nước ta phải dựa chủ yếu vào nguồn lực của đất
nước, của nhân dân ta thì chúng ta mới có thể phát triển bền vững, ổn định,
không bị lệ thuộc hay bị quốc gia khác chi phối.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã phát huy những lợi thế của
quốc gia mình để tiến tới hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế
giới. Bên cạnh đó thì phát triển kinh tế nông thôn đang là một vấn đề được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, quan tâm nhằm rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Một hướng đi mới cho phát
triển kinh tế nông thôn là không thể chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà
cần phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt hình thành các làng
nghề. Các làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng sau thời
gian thăng trầm, đang từng bước phục hồi, phát triển và ngày càng có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế nói chung. Việt Nam hiện có khoảng 1.490 làng
nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. Giá trị kinh tế từ sản phẩm
xuất khẩu của làng nghề đạt khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh đó, làng nghề
là nơi lưu trữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng của mỗi vùng
đất, mang âm hưởng quê hương riêng của mình. Sản phẩm tiêu biểu và độc
đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản
phẩm văn hoá nghệ thuật và mỹ thuật, thậm chí trở thành những di sản văn
hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
Từ nhiều thế kỷ trước, cùng với nền văn minh lúa nước, nhiều nghề thủ công
đã ra đời ở các vùng nông thôn Việt Nam.Với lợi thế nhiều mặt từ vị trí địa
lý, điều kiện kinh tế xã hội, lich sử, đồng bằng sông Hồng được mang danh
là đất trăm nghề. Có những nghề, những làng nghề có tới hàng ngàn năm
nay, có làng nghề xuất hiện mới đây do nhu cầu của cuộc sống con người.


Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Thái Bình không chỉ là một địa
danh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng. Nơi đây còn có
nhiều nghề thủ công truyền thống như: chạm bạc. thêu ren, đan mũ, dệt mũ,
dệt chiếu,…Trong đó, làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm là một làng nghề
truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ thuật
cao của Thái Bình. Với hy vọng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển làng nghề
truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng của tỉnh
Thái Bình chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Dự án phát triển làng
nghề truyền thống Chạm bạc Đồng Xâm tại xã Hồng Thái, huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình”.
II. NỘI DUNG
1. Phân tích bối cảnh và điều kiện tự nhiên ( thuận lợi, khó khăn, tiềm
năng để phát triển làng nghề)
1.1. Điều kiện tự nhiên
Hồng Thái là một xã nhỏ thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ở đồng
bằng sông Hồng với diện tích 7 km
2
(năm 2010). Phía Bắc giáp xã Bình
Nguyên, phía Tây giáp Lê Lợi, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, ngăn cách
bởi sông Trà Lý, phía Nam giáp xã Nam Cao.
Xã Hồng Thái cũng như tất cả các xã khác của huyện Kiến Xương (Thái
Bình) chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nắng nhiều
và có mùa đông lạnh.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tổng số dân của xã là 8065 người (năm 2010). Vậy có 1,15 người/m
2
.
Chứng tỏ ở đây đất trật người đông. Thu nhập của những người làm nghề
chạm bạc trung bình là 1000000đ/ tháng (trong khoảng thời gian nông nhàn
năm 2010).

Cơ sở hạ tầng đường giao thông tại đây đa số được phủ bê tông, đường
nhựa, nhưng chưa được rộng nên du lịch về làng nghề tại nơi đây vẫn chưa
được phát triển.
Tại nơi đây đã có một tổ chức đào tạo và dạy nghề cho đa số những người từ
nơi khác tới học nghề. Còn người trong xã thì chủ yếu tự học nghề từ những
người trong gia đình họ, tiết kiệm được khoản chi phí học nghề. Nhưng học
do tự phát nên mọi người chỉ học theo cảm tính, không sáng tạo được các kĩ
thuật, công nghệ mới. Một người thợ giỏi phải là người thành thạo mọi công
đoạn từ khi cán dát, cô đồng đến khi trang trí hoa văn. Vì thế nghệ nhân cần
phải có tâm huyết và yêu nghề, coi đó là "mạch máu" sống của con người thì
những sản phẩm làm ra mới hội tụ được đầy đủ tinh tuý của một sản phẩm
hoàn thiện. Nhưng do tại nơi đây, hiện nay chủ yếu là từng tổ sản xuất theo
công đoạn nên còn rất ít những những người thợ yêu nghề như thế.
Nghề chạm bạc Đồng Xâm đã lan ra cả xã Hồng Thái và các xã lân cận như
Lê Lợi, Trà Giang. Từ sản xuất thủ công, nghề chạm bạc Đồng Xâm nay đã
được cơ giới hóa 100%. Các khâu nguyên liệu, tạo phôi, mài bóng đã thu hút
2.300 lao động. Tại làng Đồng Xâm đã hình thành một số doanh nghiệp tư
nhân, 2 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 146 tổ hợp, 637 cá thể. Hàng năm
hàng chạm bạc đã đem lại giá trị xuất khẩu 1,2-1,4 triệu USD và tương lai sẽ
còn lớn hơn nữa.
Từ những kinh nghiệm của thế hệ trước thì chạm bạc Đồng Xâm ngày nay
đã tạo ra được những sản phẩm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc ở nơi
khác ở các kiểu thức lạ về hình khối , dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án tinh vi
mà cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính, ở thủ pháp xử lý sang tối nhờ
tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Với bản chất của người dân
Hồng Thái cần cù, sáng tạo từng bước nâng cao chất lượng, cải tiễn mẫu mã
sản phẩm nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, không
ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
dân địa phương. Với sự đa dạng, phong phú của sản phẩm, trình độ tay nghề
của người dân ngày càng cao đã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Tuy

nhiên, làng nghề vẫn không tiếp phát huy hết những tiềm năng sẵn có, bên
cạnh những thuận lợi hiện có, còn những khó khăn và rủi ro mà bản thân
người làng nghề phải đối mặt. Trước những khó khăn đó cần phải có định
hướng và giải pháp đúng đắn, mang tầm chiến lược để phát triển làng nghề
một cách bền vững và ổn định.
1.3. Bối cảnh lịch sử
Nghề chạm bạc Đồng Xâm ra đời từ thế kỷ 15. Thuở ấy có một người đàn
ông từ châu Bảo Lạc (Cao Bằng) lênh đênh trên một chiếc thuyền nan. Rồi
một hôm ông dừng lại bên bờ Trà Lý, mang nghề chạm bạc dạy cho dân
làng (làng Đồng Xâm ngày nay). Cũng có sách viết rằng: Cụ tổ
nghề Nguyễn Kim Lâu vốn là người gốc ở đây, học được nghề kim hoàn từ
châu Bảo Lạch nước Đại Minh, rồi đem nghề về truyền lại cho dân làng.
Gần 600 năm đã trôi qua, mọi thứ đã không còn được tuyệt đối chính xác.
Song theo văn bia tại đền cụ tổ nghề chạm bạc thì năm 1428, cụ Nguyễn
Kim Lâu đã về đây truyền nghề cho dân, lập thành phườngPhúc Lộc, gồm
149 người, có một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ. Các
dòng họ Nguyễn, Triệu, Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Ngô, Đỗ đều có người tham
gia phường Phúc Lộc. Phường quy định người nào muốn học nghề đều phải
nộp tiền để làm lễ cầu phúc và lễ kính tổ nghề. Hàng năm vào ngày mùng 5
tháng giêng âm lịch, phường thợ phải tập trung tại trước am để làm lễ giỗ tổ
Nghề chạm bạc nhanh chóng phát triển. Thợ chạm bạc ở đây chẳng mấy
chốc đã tỏa đi khắp nơi hành nghề.
Ngày nay ông tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu đã được coi là ông tổ
nghề chạm bạc ở Việt Nam, bởi bất cứ nơi đâu có nghề chạm bạc thì ở đó
đều có bóng dáng của người thợ chạm bạc Đồng Xâm. Thời nhà Nguyễn,
các nghệ nhân Đồng Xâm đã vào tận Huế để chạm trổ cung kiếm, móng thú
và đồ trang sức cho triều đình. Thợ chạm bạc Đồng Xâm đã cùng các thợ
bạc ở Châu Khê, Định Công lập ra phố Hàng Bạc ở Hà Nội ngày nay. Nghệ
nhân chạm bạc Triệu Như ở Hà Nội cũng là người gốc Đồng Xâm. Xa
hơn nữa, người Đồng Xâm đã mang những nét tinh hoa của nghề chạm bạc

mê hoặc lòng người tận phương trời Tây.
Suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), nghề chạm
bạc đình đốn. Mãi đến sau ngày hoà bình lập lại, từ năm 1955 trở lại đây,
sản xuất đồ vàng bạc được phục hồi và phát triển. Nhưng các sản phẩm của
những năm làm ăn tập thể nhìn chung ít sáng tạo, nhỏ lẻ và khá đơn điệu.
Phải đợi đến thời kỳ đổi mới, mấy năm nay, người thợ chạm bạc mới thực sự
"vẫy vùng mặc sức" trong cơ chế thị trường, được tự làm, tự bán theo kiểu
các doanh nghiệp nhỏ, qui mô gia đình, được trực tiếp xuất khẩu.
2. Phân tích và xác định các vấn đề khó khăn
Như chúng ta đã biết thì làng nghề chạm bạc Đồng Xâm là một làng nghề
truyền thống nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. Hàng trăm làng nghề truyền thống
ở Thái Bình tồn tại lâu đời không chỉ là nguồn kinh tế chính của cư dân nơi
đây, mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho mỗi vùng quê. Mặc dù
được coi là một làng nghề truyền thống cần được đầu tư và phát triển, tuy
nhiên làng nghề chạm bạc Đồng Xâm còn đó rất nhiều khó khăn còn tồn tại
trong làng nghề truyền thống này nói riêng, cũng như các làng nghề truyền
thống khác mà chúng ta cần phân tích, tìm hiểu.
Trước hết là khó khăn về mặt nguyên liệu: nguồn vàng, bạc, đồng thu mua
trôi nổi trên thị trường, không ổn định. Hiện nay thì giá cả của các loại đầu
vào này tăng cao làm giảm khả năng sản xuất của người dân. Xăng ga cũng
tăng cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Nhiều khi do hợp đồng đã
ký, hợp tác xã phải chấp nhận hòa vốn, thậm chí là lỗ.
Khó khăn tiếp theo là vấn đề bảo về thương hiệu của sản phẩm. Nhiều thợ
bạc nơi khác cũng trưng biển “Đồng Xâm” để đánh lừa người tiêu dùng,
điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề, trong khi đó việc xin cấp
bản quyền lại gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy nghề, truyền nghề lấy nòng
cốt gia đình, cha truyền con nối là chủ yếu, chưa có điều kiện hình thành các
lớp dạy tập trung cho thợ trẻ nên trình độ không đồng đều, những kỹ xảo
tinh hoa độc đáo, bí truyền dễ bị mai một
Tất cả các sản phẩm của xã Hồng Thái làm ra được tập trung vào 12 “ông

chủ” làm đầu mối xuất hàng, đóng hàng gửi lên Hà Nội, hoặc đưa vào TP
Hồ Chí Minh cho những “ông chủ lớn” để được xuất khẩu sang Nhật Bản,
Đài Loan, Mỹ, Pháp Trong xã, chỉ một số chủ hộ sản xuất là có “mối” xuất
được hàng trực tiếp, nhưng với số lượng rất ít, còn lại hầu hết vẫn phải trải
qua nhiều khâu trung gian, nên tình trạng bị ép giá đã trở thành phổ biến.
Điển hình như xưởng sản xuất của gia đình ông Phạm Văn Nhiêu, ông cho
biết: “Xót ruột lắm! Coi như tự mình đổ của đi mà không biết đó thôi. Hàng
ngày, phải cật lực, kỳ công lắm mới làm ra được một sản phẩm, nhưng xuất
ra chỉ được một nửa, thậm chí bằng 1/3 so với giá bán tại các cửa hàng mỹ
nghệ ở những thành phố lớn, đó là chưa kể tới việc xuất khẩu ra nước ngoài
thì giá trị còn cao hơn rất nhiều. Điều khó khăn dẫn tới tình trạng trên là do
Vốn làm ăn còn ít và mỏng, chủ yếu là huy động từ các xã viên, ít được ưu
đãi vay vốn do tình trạng sản xuất manh mún. Và cũng chính do tình trạng
sản xuất này nên việc cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức là không được
tốt. Vả lại tuy trong làng nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm hầu đa là
những tay thợ cần mẫn, tài năng và lão luyện trong nghề nhưng khâu tiếp thị,
quảng cáo để mở rộng thị trường thì những người thợ ở đây tỏ ra rất kém
cỏi. Hàng hóa làm ra rất nhiều, nhưng đây lại là mặt hàng lưu niệm, không
phải sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, mà đặc trưng của hàng thủ công mỹ
nghệ, chủ yếu là xuất khẩu , nên việc tiếp cận thị trường còn gặp rất nhiều
khó khăn, thị trường tiêu thụ khan hiếm, chủ yếu là do tư nhân tự tìm kiếm,
ít có sự giúp đỡ của các cấp chính quyền. Điều đó dẫn tới tình trạng đơn đặt
hàng không đều, dẫn đến việc không chủ động trong sản xuất. Đây chính là
khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề đồng thời cũng là khó
khăn bao trùm nhất, là nguyên nhân dẫn tới thực trạng của làng nghề hiện
nay đang phải đối mặt.
Tiếp theo là khó khăn về việc đầu tư các cơ sở hạ tầng phục vụ cho làng
nghề còn hạn chế. Do đó việc xây dựng đường giao thông, đường điện, nước
sạch … vào các làng nghề này còn rất chậm, chưa thu hút được các nhà đầu
tư lớn. Cơ chế thắt chặt cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng

gây khó khăn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà
xưởng và mua sắm thiết bị.
Ngoài ra, khó khăn lớn nhất mà người thợ chạm bạc Đồng Xâm gặp phải là
vấn đề bảo vệ sức khỏe và môi trường ở nơi đây. Mỗi năm, làng nghề Đồng
Xâm sử dụng hơn 5 tấn hợp chất nitơrat để sản xuất khoảng 20 tấn hàng nên
đã thải ra một lượng chất thải tương ứng với số hóa chất đã sử dụng. Mặc dù
năm 2003, tỉnh Thái Bình đã đầu tư xây dựng tại địa phương bể mạ tập trung
kèm theo công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường và đã được đưa vào sử dụng
từ tháng 5/2004 nhưng kết quả thu lại không được như mong muốn. Điều
này có thể hiểu vì đây là nghề gia truyền nên mỗi cơ sở thường có một bí
quyết làm nghề riêng, vì thế việc tập trung nhau sản xuất tại một địa điểm là
điều không thể, các gia đình, các cơ sở sản xuất ở đây thì đều có một bể mạ
thủ công với những dụng cụ hết sức thô sơ và lạc hậu. Trong quá trình sản
xuất, tất cả lượng hóa chất thải ra không qua một hình thức xử lý nào mà
được đổ thẳng ra những mương máng, ao hồ xung quanh gây ô nhiễm môi
trường và nguồn nước một cách nghiêm trọng, mùi hóa chất kết tủa trong
quá trình phân hủy tạo một cảm giác khó thở, tức ngực….
Những người thợ Đồng Xâm hàng ngày vẫn trực tiếp tiếp xúc với xăng, ga,
hóa chất, không có thiết bị chống bụi, chống bám.Điều đó gây tình trạng sức
khỏe của họ bị đe dọa: các bệnh phổi, ung thư ngày càng gia tăng, tóc bạc
nhanh chóng…
Qua những nhận định và phân tích ở trên thì chúng ta có thể thấy làng nghề
chạm bạc Đồng Xâm còn rất nhiều khó khăn cần được giúp đỡ, khắc phục.
Các khó khăn thì có mối liên hệ hay nói cách khác là chúng có quan hệ nhân
quả với nhau, giả như trình độ của người dân về các khâu tiếp thị quảng cáo
là yếu kém dẫn tới việc tìm đầu ra cho sản phẩm là rất khó khăn…
Khó khăn chung của tất cả các làng nghề đó là vấn đề ô nhiễm môi trường
và sức khỏe của người dân, đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, vấn đề
thương hiệu . Khó khăn trung gian của làng nghề Đồng Xâm là trình độ của
người dân về khâu tiếp thị, quảng cáo. Khó khăn cụ thể của Làng nghề đó là

về mặt nguyên liệu, đầu ra cho sản phẩm, tình trạng bị ép giá…
3. Phân tích và xác định mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Nhằm khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm,
Quảng bá sản phẩm môt cách rộng rãi đến không chỉ trong nước mà hướng
sản phẩm ra xuất khẩu nước ngoài. Tạo ra bước tiến phát triển mạnh mẽ của
làng nghề đồng nghĩa với việc tạo ra bước tiến dài cho ngành công nghiệp
nông thôn của tỉnh Thái Bình, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch
theo hướng tích cực, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày một hoàn thiện, vấn đề an
sinh xã hội được đảm bảo.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Phát triển làng nghề Chạm Bạc Đồng Xâm cần phải đạt được các mục tiêu
sau:
Thứ nhất: Đưa làng nghề từ việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất đa
phần là thủ công chuyển sang sản xuất theo hướng tập trung, quy hoạch cả
về sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Phấn đấu trong 5-10 năm tiếp theo
không chỉ là quy hoach được 19 cụm công nghiệp với diện tích 739,8 ha và
đạt 81,63% tỉ lệ lấp đầy như năm 2010 mà cố gắng phấn đấu quy hoạch
được hết các hộ sản xuất nhỏ lẻ vào các cụm công nghiệp
Thứ hai: giải quyết tốt vấn đề việc làm và lao động cho người dân trong
những năm tiếp theo, phát triển sản xuất tốt cả khâu sản xuất lẫn khâu tiêu
thụ giải quyết được nguồn lao động ở địa phương, tạo cho họ có một việc
làm và thu nhập chính trong cả năm chứ không phải là lao động mang tính
chất thời vụ, khi có đơn hàng nhiều mới có việc làm như ngày nay. Mục tiêu
đặt ra là giải quyết việc làm tại chỗ cho 80-90% người dân Đồng Xâm làng
nghề chạm bạc trong năm năm tới theo hai hình thức: tập trung trong hợp tác
xã, công ty, tổ hợp và riêng lẻ trong từng hộ gia đình
Thứ ba: Mục tiêu về kinh tế. Nâng cao thương hiệu sản phẩm, hướng tới tiêu
thụ tốt tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng ra các thị trường khó tính như
thị trường Châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc… để mang lại thu nhập

cao.Phấn đấu tăng thu nhập cho người lao động ở đât từ 450-600.000
đông/tháng đối với lao động phụ lên đến 1.2-1.5 triệu/tháng. Đối với lương
một thợ tay nghế cao từ 1.1-1.2 triệu/tháng như hiện nay lên 2-2.5
triệu/tháng. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15%/năm giai đoạn
2001-2010 lên 17-19% trong các năm tiếp theo.
Thứ tư: Mục tiêu kĩ thuật. Phấn đấu sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên
thị trường thì trong những năm tiếp theo các sản phẩm của làng nghề làm ra
phải đạt chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, SA 8000
Thứ năm: Mục tiêu môi trường, cảnh quan. Khi tập trung quy hoạc sản xuất
lại. lúc đó sẽ xây dụng một khu xử lí chất thải hóa chất để không còn hiện
tượng thải ra các sông hồ, mương máng rất độc hại như hiện nay. Thêm vào
đó với việc sản xuất các sản phẩm mang tính nghệ tinh xảo lại mang tính
truyền thông nên rất thuận tiện cho việc xây dựng khu du lịch hấp dẫn. Kết
hợp giữa viêc thu hút khách du lịch trong và đặc biệt là khách du lịch quốc
tế đến đây kết hợp với việc quảng bá giới thiệu sản phẩm.
4. Xác định đầu ra mong đợi
Nghề chạm bạc Đồng Xâm đã tồn tại gần 400 năm và trong suốt chặng
đường hình thành và phát triển đó, những thế hệ chạm bạc Đồng Xâm đã tạo
ra vô số sản phẩm cho xã hội. Buổi đầu là nghề hàn đồng, gò thùng chậu,
đánh dao kéo, chữa khóa, làm quai và vòi ấm tích, điếu bát,…về sau mới
làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc. Có thể nói, các sản phẩm của họ
luôn giữ được niềm tin của khách hàng ở khắp mọi nơi-một thứ của thật,
không hề pha trộn, không bao giờ được cẩu thả. Đặc trưng của sản phẩm
Đồng Xâm là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo. Chinhs tài năng và tính cẩn
trọng của nghệ nhân bạc Đồng Xâm đã và đang có thể đáp ứng được mọi
yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính và am tường
nghệ thuật nhất.
Những mặt hàng chính của Đồng Xâm chủ yếu được chế tác từ bạc các loại
(từ loại bạc thấp 4,5 tuổi đến bạc mười). Và cũng tùy theo các hợp đồng gia
công, có những loại hàng hóa chỉ mạ bạc còn bên trong sản phẩm là cốt

đồng (chủ yếu là đồng thau).
Các sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm chia làm 3 loại:
Hàng thờ cúng: bao gồm các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, ngai, mũ thờ,
các con vật thiêng trong tứ linh (long, ly, quy, phượng)…
Hàng trang sức: bao gồm rất nhiều loại dây chuyền, hoa tai, nhẫn, châm,
vòng, thánh giá, lắc,…Đây là mặt hàng trang trí thuần túy với nhiều chi tiết
nhỏ, đòi hỏi tính kiên nhẫn, cẩn trọng, tỉ mỉ của người thợ.
Hàng mỹ nghệ: Đây là loại hàng “chiến lược” là nguồn thu nhập chính của
những người thợ Đồng Xâm và được sản xuất với số lượng cao nhất so với
tất cả các mặt hàng khác, lọ hoa, bình trà, ly rượu, nậm rượu, bộ ấm chén,
khay, tráp…rồi những con giống và tượng nhỏ…Đủ các kiểu loại, dáng vẻ,
kích cỡ. Đây cũng là mặt hàng mang nhiều đặc trưng của bạc Đồng Xâm. Ở
loại này, kỹ thuật chế tác của người Đồng Xâm được phát huy đến mức cao
nhất. Khi cầm những sản phẩm thuộc chủng loại này, các khách nước ngoài,
đặc biệt là những nước có công nghệ bạc phát triển, đều hết sức kinh ngạc
bởi lúc đầu họ tưởng chúng được chế tác theo phương pháp đúc khuôn,
nhưng trên thực tế, người thợ qua từng bước gò, chạm, đấu,…gia công sản
phẩm hoàn toàn theo kỹ thuật thủ công cổ truyền.
Mỗi mặt hàng mỹ nghệ ở Đồng Xâm đều có những nét đặc sắc riêng. Người
ta phân biệt hàng bạc Đồng Xâm với các nơi khác không chỉ ở những kiểu
sức lạ của hình khối, dáng vẻ sản phẩm, mà ở từng đường vẽ, nét chạm tinh
vi, điêu luyện, ở sự hoàn hảo tới mức tối đa của mỗi sản phẩm mà khách
hàng mong muốn. Trải qua một quá trình tồn tại và phát triển, hàng chạm
bạc Đồng Xâm luôn được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, tin
dùng.
Sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm mang nét độc đáo riêng biệt nhưng thực tế
hiện nay thì người dân ở đây chưa biết cách tập trung sản xuất, sản xuất còn
nhỏ lẻ, manh mún. Họ chưa tìm được đầu ra tiêu thụ sản phẩm nên thường bị
thương lái ép giá. Chính vì vậy, để phát triển làng nghề, đưa được các sản
phẩm của chạm bạc Đồng Xâm đến với người tiêu dùng trong nước và nước

ngoài thì chúng ta cần xây dựng được thương hiệu, khẳng định vị trí của
những sản phẩm đó trên thị trường.
5. Phân tích và xác định các hoạt động
5.1. Đánh giá nhu cầu sản phẩm và thị trường
Những sản phẩm của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm rất tinh xảo mang tính
nghệ thuật rất cao do đó nếu sản phẩm được quảng bá đến rộng rãi sẽ có thể
có một chỗ đứng trên thị trường rất cao
Những mặt hàng của làng nghề Chạm Bạc Đồng Xâm rất đa dạng có những
sản phẩm rất tinh xảo được dùng để thờ cúng tổ tiên rất phù hợp với phong
tục truyền thông của người Việt Nam và người Á Đông như Lào, Trung
Quốc…Bên cạnh đó với sự điêu luyện và tính nghệ thuật cao ngày này còn
đang hướng vào theo nhu cầu của người tiêu dùng đó là quà tặng, quà biếu,
sản phẩm để bàn và treo tường rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó
thị trường của các sản phẩm này là không giới hạn
Để quảng bá sản phẩm rộng rãi rộng rãi sản phẩm ra thi trường và phát triển
đầu ra, khâu tiêu thụ của sản phẩm phải xây dựng và phát triển mạng lưới
bán hàng rộng rãi, đi kèm là các dịch vụ. Xây dựng thương hiệu logo quảng
bá giới thiệu trên các thông tin đại chúng và đặc biệt là thiết kế riêng một
Website để giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Liên kết và xây dựng hệ thống
phân phối bán buôn bán lẻ với các cửa hàng đại lí theo hướng phân chia
phần trăm hoa hồng theo doanh thu sẽ kích thích các nhà phân phối sử dụng
rộng các biện pháp nhằm đẩy mạnh số lượng tiêu thụ hàng hóa
Thêm vào đó là việc ngày càng thêm nhiều mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị
trương và tăng cường các dịch vụ kèm theo sản phẩm.
5.2. Hoạt động quy hoạch và quy mô của dự án
Sử dụng một phần khu đất ruộng của người dân trong xã, quy hoạch và xây
dụng khu sản xuất tập trung toàn bộ các hộ sản xuất nhỏ lẻ của làng để sản
xuất. Đất ruộng đền bù cho người nông dân trong làng sẽ theo giá quy định
của nhà nước. Có thể nói, việc sản xuất hiện nay của làng nghề mang tính
manh mún, chưa quy hoạch thành khu sản xuất tập trung nên khó khăn cho

việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Vì mỗi một hộ sản xuất đều có bí quyết và kinh nghiệm riêng nên sẽ cho
mỗi hộ chọn ra một vài sản phẩm bí quyết nhất và tinh nghệ nhất từ đó sẽ
tập trung sản xuất và chuyên môn hóa các sản phẩm đó, để sản xuất theo đơn
đặt hàng.
Ngoài ra, xây dựng hệ thống các cửa hàng rộng rãi trong cả nước. Để có thể
quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng cần phải có kênh marketing giới
thiệu sản phẩm không chỉ tới người tiêu dùng trong nước mà cho cả khách
nước ngoài. Dự án dự kiến sẽ đặt trụ sở chính ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Có như vậy, thương hiệu Chạm bạc Đồng Xâm mới được mọi người biết
đến.
5.3. Huy động nguồn vốn
Dự án xin nguồn vốn đầu tư từ Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Sở Kế hoạch – Đầu
tư tỉnh Thái Bình. Phát triển làng nghề truyền thống đang là một chủ trương
được Đảng và Nhà nước quan tâm. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư vào các
dự án, chương trình phát triển làng nghề là rất lớn. Ngoài ra, xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay dự án sẽ huy động được nguồn tài trợ từ các tổ chức
nước ngoài trong chương trình hợp tác và phát triển giữa các quốc gia.
5.4. Xây dựng cơ sở vật chất
Hiện nay, tại làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm thì hoạt động sản xuất còn
diễn ra manh mún, nhỏ lẻ chưa tập trung. Vì vậy, việc quy hoạch thành các
khu sản xuất tập trung là rất cần thiết để phát triển làng nghề.
5.5. Nâng cao hiểu biết và trình độ kĩ thuật cho các thợ làm nghề thông
quảng bá thương hiệu ra thế giới, để làm được điều đó phải cần sự giúp đỡ
hỗ trợ cả về nguồn vốn lẫn các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho làng
nghề từ nhà nước, các tổ chức
5.6. Vấn đề môi trường và xây dựng làng nghề trở thành điểm đến du lịch
cho các du khách.
Với đặc tính sản xuất nhỏ lẽ, manh mún mỗi năm làng nghề Đồng Xâm sử
dụng hơn 5 tấn hợp chất nitơrat để sản xuất khoảng hơn 20 tấn hàng nên đã

thải ra một lượng chất thải tương ứng với sốp hóa chất đã sử dụng. Hiện nay
ở các kênh mương, ao hồ của làng nghề chứa đầy các chất hóa chất kết tủa,
do đó để xử lí vấn đề môi trường thì trước hết cần phải nạo vét các kênh
mượng, ao hồ để giải quyết các hóa chất kết tủa tồn đọng hiện tại và đặc biệt
là quy hoạch các cơ sở nhỏ lẻ của các hộ sản xuất điều đó sẽ rất thuận tiện
cho việc xây dựng khu xử lí các chất thải của làng nghề
Thêm vào đó sẽ thiết kế thêm các dịch vụ để thu hút khách du lịch đến và
tìm hiểu về các mặt hàng truyền thống của làng. Thiết kế các cửa hàng bán
đồ lưu niệm với các sản phẩm mang đặc trưng của làng nghề với biểu tượng
và logo sản phẩm.
Bảng xác định các hoạt động của dự án
Các hoạt động
Thời gian tiến hành Thời gian sai lệch
1. Huy động nguồn vốn 5/2011 – 5/2012 2 - 3 tháng
2. Quy hoạch đất sản xuất tập
trung
12/2011 – 12/2012 1 - 2 tháng
3. Xây dựng cơ sở vật chất 1/2013 – 6/2013 1 – 2 tháng
4. Nâng cao trình độ lao động 3/2013 - 6/2013 1 tháng
5. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ 1/2011
6. Bảo vệ môi trường và phát
triển du lịch
12/2011
6. Phân tích và xác định các đầu vào cần thiết cho từng hoạt động
Do ở xã Hồng Thái có một doanh nghiệp và 130 tổ hợp sản xuất, thu hút gần
1600 lao động chính và hàng ngàn lao động thời vụ. Các gia đình có điều
kiện kinh tế thì đứng ra tổ chức làm và lấy chính nguồn lao động từ trong
nhà mình, nếu thiếu thì họ đi thuê thêm người ở trong xã hoặc nơi khác tới.
Mỗi tổ có từ 5 tới 12 người. Với ngành nghề này thì ai cũng có thể làm được
nên họ tận dụng được các lao động trong gia đình, nhất là người ngoài độ

tuổi lao động, lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn. Mỗi gia
đình làm một công đoạn riêng, phù hợp với khả năng của gia đình. Ví dụ
như có nhà thì chuyên bán nguyên vật liệu (gồm đồng, bạc, vàng), có nhà thì
đúc, có nhà thì tráng cho bóng, nhà thì làm khung.
Các chủ cơ sở sản xuất thường lấy nguyên vật liệu từ những nhà bán lẻ trong
cùng xã để tiết kiểm chi phí đi lại và vận chuyển. Còn những nhà nào có
nhiều vốn thì tới tận nơi bán để mua nguyên liệu. Điều này cho thấy sự khó
khăn về vốn sản xuất.
Chính vì thế các cơ quan nhà nước cần có các chương trình, dự án cho người
dân nơi đây vay vốn để mở rộng được cở sở sản xuất của họ.
Các chủ cở sở thường dựa vào những tích cổ để tạo ra những mẫu sản phẩm
độc đáo, làm khơi gợi lại trong lòng người những dấu ấn lịch sử, giúp người
Việt Nam và cả những người nước ngoài biết đến lịch sử của Việt Nam ta.
Sau khi sản phẩm được hoàn thành thì được các chủ sản xuất mang đi tiêu
thụ tại các địa phương khác hoặc khách hàng về tận nơi để mua theo hình
thức bán lẻ hoặc bán buôn. Kênh tiêu thụ sản phẩm:
Người sản xuất
Người tiêu dùng Nhà bán lẻ Nhà bán buôn
Nhà bán lẻ
Người tiêu
dùng trong
nước
Người
tiêu
dùng
nước
ngoài
Người
tiêu
dùng

trong
nước
Người
tiêu
dùng
nước
ngoài
Doanh thu từ các sản phẩm mỹ nghệ mỗi năm đã mang về cho xã Hồng Thái
hàng chục tỷ đồng, chiếm 45% tổng thu nhập của toàn xã. Con số đó sẽ còn
cao hơn nữa nếu như những sản phẩm do các nghệ nhân ở làng nghề truyền
thống này giải được bài toán đầu ra cho mình.
Sản phẩm của làng nghề từ lâu đã nổi tiếng không những trong nước mà còn
nước ngoài bởi những tinh hoa được cô đọng trong mỗi sản phẩm mang độ
tinh xảo cao ở từng chi tiết nhỏ vì thế chất lượng của những sản phẩm này
không phải là lý do chính của việc khó khăn cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Vậy vấn đề ở đây là gì?
Vấn đề chính ở đây là do các chủ sản xuất chưa có vốn nên chưa thể tiếp thị
rộng rãi quảng bá thương hiệu, tìm được đầu ra cho sản phẩm trong tương
lai gần.
Sản phẩm mà chạm bạc làm ra đều phải trải qua khâu trung gian nên lãi suất
mà sản phẩm làm ra không còn được cao như trước nữa. Nhiều thợ đã phải
bỏ làng đi các thành phố lớn mở những cửa hàng nhỏ để có ai đặt thì làm.
Thực chất để duy trì và phát triển làng nghề một cách tốt nhất thì điều cốt lõi
là phải tìm được đầu ra.
Hiện giờ các cơ sở đang làm sản phẩm theo hình thức "ai đặt thì làm" nên
công việc không được ổn định, khi có khi không. Người dân trong làng giờ
không còn mặn mà với nghề như trước nữa. Cái nghề một thời phát triển
hưng thịnh thì giờ chỉ vì không có đầu ra mà rơi vào cái vòng luẩn quẩn
không được định hướng.
Ông Tạ Xuân Định, Chủ nhiệm Hợp tác xã chạm bạc Phú Lợi cho biết, làng

nghề hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn. Trước hết là về mặt nguyên
liệu: nguồn vàng, bạc, đồng thu mua trôi nổi trên thị trường, không ổn định,
xăng ga tăng cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Nhiều khi do hợp
đồng đã ký, hợp tác xã phải chấp nhận hòa vốn, thậm chí là lỗ. Khó khăn
tiếp theo là vấn đề bảo vệ thương hiệu của sản phẩm. Nhiều thợ bạc nơi khác
cũng trưng biển "Đồng Xâm" đánh lừa người tiêu dùng làm ảnh hưởng đến
uy tín làng nghề, trong khi đó xin cấp bản quyền lại gặp rất nhiều khó khăn.
Về vấn đề môi trường: Theo một cán bộ xã Hồng Thái cho biết: “Mỗi năm,
LN Đồng Xâm sử dụng hơn 5 tấn hợp chất nitơrat để sản xuất khoảng 20 tấn
hàng nên đã thải ra một lượng chất thải tương ứng với số hóa chất đã sử
dụng. Mặc dù năm 2003, tỉnh Thái Bình đã đầu tư xây dựng tại địa phương
bể mạ tập trung kèm theo công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường và đã được
đưa vào sử dụng từ tháng 5/2004 nhưng kết quả thu lại không được như
mong muốn”. Theo lý giải của một số hộ sản xuất, vì đây là nghề gia truyền
nên mỗi cơ sở thường có một bí quyết làm nghề riêng, vì thế việc tập trung
nhau sản xuất tại một địa điểm là điều không thể. Theo quan sát của chúng
tôi, mỗi gia đình làm nghề chạm bạc hay cơ sở sản xuất ở đây đều có một bể
mạ thủ công với những dụng cụ hết sức thô sơ và lạc hậu.
Trong quá trình sản xuất, tất cả lượng hóa chất thải ra không qua một hình
thức xử lý nào mà được đổ thẳng ra những mương máng, ao hồ, ruộng lúa
xung quanh gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước một cách nghiêm trọng.
Một điều mà bất cứ người nào ở nơi khác đến đây đều rất dễ nhận thấy là
mùi hóa chất kết tủa trong quá trình phân kim vàng bạc luôn bốc lên một
cách nồng nặc gây khó thở, tức ngực
Vậy mà những người thợ ở Đồng Xâm hàng ngày vẫn phải tiếp xúc trực tiếp
với những hóa chất độc hại đó mà không có bất cứ một phương tiện bảo hộ
lao động nào. Điều đó có thể lý giải vì sao hầu hết những người dân lao
động ở đây đều mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và tóc bạc trắng
khi họ chỉ ở độ tuổi bốn, năm mươi.
Được biết, Sở KHCN - MT tỉnh Thái Bình cũng đã nhiều lần cử cán bộ đến

Đồng Xâm thu thập số liệu, điều tra, nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra
được giải pháp hiệu quả nào ngoài việc cho xây dựng bể mạ tập trung như
đã nói ở trên. Chính một quan chức của sở phải thừa nhận với chúng tôi rằng
việc xử lý ô nhiễm môi trường ở đây là "nằm ngoài khả năng của họ!"?
Làm thế nào để đảm bảo được vấn đề môi trường và tìm được đầu ra cho
những sản phẩm độc đáo của LN chạm bạc Đồng Xâm đã có từ cách đây gần
600 năm này? Câu trả lời không còn là của riêng người lao động - những
người thợ tài hoa, lành nghề - hay chính quyền địa phương xã Hồng Thái mà
thiết nghĩ, đã đến lúc lãnh đạo tỉnh Thái Bình phải bắt tay vào cuộc. Có giải
được "bài toán khó" này mới mong vực lại được LN truyền thống độc đáo
này trước nguy cơ bị mai một bởi sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị
trường.
Về vấn đề môi trường ở đây (xã Hồng Thái): tại xã Hồng Thái hiện giờ đang
bị ô nhiễm bởi chất thải của quá trình tráng bạc, đồng, vàng và quá trình
đánh bóng (sơn). Theo phản ánh của một số người dân nơi đây thì xã đã có
bể riêng cho quá trình tráng bạc nhưng do phải đóng phí mỗi lần tráng nên
người sản xuất đã mang sản phẩm ra đồng tráng, sau đó thải luôn chất thải ra
đó, chính quyền địa phương không kiểm soát được nền không thể thu gom
hết về được để xử lý, gây hiện tượng ô nhiễm môi trường. Nhưng chất thải
này cũng không gây độc hại cho lắm vì từ trước tới nay vẫn chưa xuất hiện
ai mắc bệnh gì mà có nguyên nhân từ chất thải và khí thải đó, nên người sản
xuất rất chủ quan trong việc xử lý chất thải.
7. Xây dựng kế hoạch dự kiến triển khai hoạt động
Bảng kế hoạch dự kiến triển khai hoạt động dự án
STT Các hoạt
động dự
Đầu ra Nhu cầu đầu vào Thời gian
thực hiện
Cơ quan
án Chi phí tháng

1 Huy
động
nguồn
vốn
Vốn 5/2011 –
5/2012
Bộ, Sở
KH &
Đầu tư
tỉnh Thái
Bình
Các tổ
chức
2 Quy
hoạch
đất sản
xuất tập
trung
Đất
đai sản
xuất
1 000 0000
000
Đất đai
12/2011 –
12/2012
Ban điều
hành ct
và hộ bán
đất chính

quyền
3 Xây
dựng cơ
sở vật
chất
Nhà
xưởng
sản
xuất
1000000000
0
Lao
động
Nhà
đầu tư
1/2013 –
6/2013
Tiến
hành đấu
thầu chọn
nhà xây
dựng
4 Nâng cao
trình độ
lao động
Lao
động
3/2013-
6/2013
Phòng

Văn hóa
thông tin
tỉnh Thái
Bình
5 Tìm
kiếm thị
trường
tiêu thụ
Hợp
đồng
mua
bán
khách
hàng
Nhân
viên
Phương
tiện,
hội
nghị
1/2011 Phòng
kinh
doanh và
tiếp thị
6 Bảo vệ
môi
trường
và phát
triển du
lịch

Thu
hút
khách
du lịch
Hệ thống xử
lý ô nhiễm
Lao
động
Các
cửa
hàng
trưng
bày sản
phẩm
12/2011 Phòng
sản xuât,
Phòng
văn hóa
thông tin
Bảng kế hoạch hỗ trợ để triển khai dự án
STT Hoạt động dự án Nhu cầu đầu vào Nguồn lực huy động và cung ứng
1 Giấy phép hoạt động Thuê mua Tự có
Xin giấy phép
hoạt động kinh
Đặc điểm
kỹ thuật
Số lượng x
doanh taị sở kế
hoạch và đầu
tư .thành phố

Hải Phòng
Để hoạt
động hợp
pháp
thuwch
hiện
quyền
nghĩa vụ
trách
nhiệm của
dn với
pháp luật
1
2 Huy động nguồn
vốn
Vốn cho sản xuất kinh
doanh
Đặc điểm Số lượng
Phục vụ
xây dựng
tiến hành
dự án
3 455 000
000
x
3 Quy hoạch mua
đất sản xuất
Đất đai x
Đặc điểm Số lượng
Tư liệu

cho sản
xuất đất
màu mỡ
địa hình
bằng
3.5 ha
4 Xây dựng nhà
xưởng , văn
phòng , hoàn
thành khu sản
xuất
Nhà bảo quản và văn
phòng
Đặc điểm Số lượng
Nhà kho
dủ để cho
dự trữ bảo
quản đáp
ứng tiêu
chuẩn kỹ
thuật . văn
phòng cho
hoạt động
buôn bán
giao dịch
làm việc
1 nhà kho
1 khu nhà
văn phòng
x

Hệ thống điện nước
sản xuất
Mua từ ct
điện lực
và nhà
máy nước,
Đặc điểm Số lượng
Hệ thông
thiết kế
thuận tiên
khoa học
phục vụ
tốt cho sx
5 Tìm kiếm đối tác
để đặt mua các
máy móc thiết bị
và nhận
Ôto xe tải ben vinsuki
Đặc điểm Số lượng
Chất
lượng tốt
phuch vuh
cho vận
tải
2 Mua từ ct
cp quốc tế
viêt
Máy bơm nước
Đặc điểm Số lượng Công ty sx
tm và

công
nghiệp
Thành Đạt
Bơm nức
thải (pdg
100E)
1
BƠM TỰ
ĐỘNG
(082EA)
Giups cho
sản xuất
tưới tiêu
thoát úng
1
Hệ thống
bơm nước
nhỏ giọt
1
Máy cày máy bừa
Đặc điểm Số lượng
Phục vụ
thuận tiện
cho sản
xuất
1
Hệ thống lưới che
Đặc điểm Số lượng
Che mưa
nắng bảo

đảm cho
sản xuất
đáp ứng
theo tiêu
chuẩn lưới
che của
việtgap
Đủ để
che phủ
Công ty
đầu tư và
phát triển
công nghệ
cao minh
dương
Máy tính văn phòng
và nội thất gia dụng
Đặc điểm Số lượng
Sử dụng
cho làm
việc tính
toán
4 máy
tính
Mua ở
máy tính
trần anh
6 Đặt mua và nhận
nguyên vật liệu
Giống các loại

Các loại
cây giống
hạt con
giồng
Tốt,năng
suất cao
phù hợp
với thời tiết
của vùng
x
Phân bón các loại
Đặc điểm Số lượng
Phân đạm 30 x
Ka li 20 x
Phân vi
sinh
70 x
npk 100 x
lân 50 x
Phân xanh
phân hữu

3000 x x
Bao bì
Để đựng
sản phảm
phân biệt
các loại sản
phảm rau
với nhau và

các loại rau
thông
thương
khác bao bì
thể hiện
nhãn hiệu
công ty
tăng thị
hiếu người
tiêu dùng
và bảo
quản
300 x
Cân đo xe đẩy hàng
Đặc điểm Số lượng
Phục vụ
cho việc
đóng gói
rau và cân
đếm vân
chuyển
1 cân
3 xe đẩy
x
7 9 Tuyển lao
động và đào tạo
lao động trước
khi tiến hành sản
xuất
Lao động

Đặc điểm Số lượng
Lao động
sản xuất có
kinh
nghiệm và
được đào
tạo
Kỹ sư có
kinh
nghiệm
trình độ
năng lực
làm việc
x
8. Xác định các đối tác cần thiết và mối quan hệ giữa các đối tác
Mục tiêu của dự án là phát triển làng nghề truyền thống, do đó để các hoạt
động của dự án thuận tiện và triển khai được tốt thì vai trò của các phòng
ban nhà nước đóng một vai trò rất to lớn. Vai trò của bộ kế hoạch và phát
triển, của sở và phòng kề hoạch và phát triển tỉnh Thái Bình tạo ra các chính
sách thông thoáng tạo điều kiện cho việc bảo tồn, sản xuất, và phát triển làng
nghề cũng như việc tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm ra nước
ngoài với các chính sách thuế xuất nhập khẩu.
Hiện nay nền kinh tế trong nước đã và đang hòa nhập với nền kinh tế thế
giới, việc tận dụng được các nguồn lực từ bên ngoài là rất cần thiết tạo thêm
nguồn lực cho việc phát triển của làng nghề. Hiện phòng Thương mại Việt –
Italy vừa ký kết và đang tích cực triển khai chương trình hợp tác phát triển
kinh tế –xã hội làng nghề chạm bạc truyền thống, gồm 10 dự án với tổng
đầu tư hơn 165.000 euro nhằm giúp phát triển nghề chạm bạc Đồng Xâm.
Chương trình này được tiến hành theo ba giai đoạn, nhằm nâng cao hiểu biết
trình độ kĩ thuật cho các thợ nghề thông qua nguồn vốn hỗ trợ. Do đó trong

quá trình hội nhập kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam nói chung và các
làng nghề truyền thống nói riêng cần phải năng động trong việc tìm kiếm các
nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.
Bên cạnh đó để có thể giải quyết được tốt vấn đề chất thải sản xuất, vấn đề
môi trường tại địa phương không thể không không nói đến vai trò của Sở
KHCN-MT tỉnh Thái Bình.
9. Phân tích các loại rủi ro có thể xảy ra,dự kiến các giải pháp
Rủi ro trong sản xuất
+ Giá cả các loại đầu vào không ổn định, tăng giảm bất thường. Điều này
ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất của người dân.

×