Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.52 KB, 17 trang )

Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
SKKN:
SKKN:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT HỌC THỂ DỤC QUA ÁP DỤNG TRÒ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT HỌC THỂ DỤC QUA ÁP DỤNG TRÒ


CHƠI
CHƠI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
rò chơi không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên
vị trí của mỗi phương pháp giáo dục đó là: “Phương pháp vui mà
học, học mà vui” như Bác đã căn dặn chúng ta. “Trong lúc học,cũng
cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học” vì vậy trò chơi đã
cuốn hút tất cả các em từ bậc tiểu học đến THPT kể cả một số thanh niên tuổi
đời còn trẻ cũng rất thích vui chơi, đòi hỏi được vui chơi, giải trí mà đã chơi thì
rất đam mê.
T
Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục điêu của
ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi
con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói:
“Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được
việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc THPT, thể dục chiếm một vai
trò và vị trí hết sức quan trọng, nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này:
là lứa tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các
em nên đã hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp
giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển
được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh hội các
kiến thức một cách tốt nhất.


Nếu việc dạy và luyện tập các kiến thức TDTT theo yêu cầu của chương
trình mà khô khan, cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý nhận thức của học sinh từ đó
sẽ hình thành trong các em những thói quen luyện tập gượng ép, bắt buộc, sẽ
làm hạn chế kết quả và có thể có hại cho sức khỏe. Ở trong phân phối chương
trình của bộ môn thì trò chơi có thể đưa vào đa số các tiết học, thế nhưng phần
lớn các trò chơi ở đây là do giáo viên tự chọn. Như vậy nếu giáo viên nào chọn
và tổ chức các trò chơi hợp lý với tiết học thì sẽ giúp học sinh có tinh thần nhận
thức thoải mái, luyện tập các kiến thức một cách tự giác như vậy hiệu quả tiết
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 1
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu giáo viên chọn trò chơi không phù hợp thì mất thời
gian của tiết học hay luyện tập mà không có hiệu quả.
Qua thời gian công tác giảng dạy bộ môn này, bản thân tôi thấy rất rõ
tầm quan trọng của việc chọn và tổ chức các trò chơi trong các tiết học nên tôi
đã chú ý tìm tòi chọn và tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy của mình. Trong
mấy năm gần đây tơi nhận thấy các tiết dạy có hiệu quả hơn.
Biện pháp này thật sự không khó, không mất nhiều thời gian. Song vì
nhiều giáo viên chưa chú trọng đến nó nên chưa thực hiện được tốt. Tôi mạn
phép đưa ra những biện pháp mà tôi đã thực hiện đối với vấn đề nêu trên để các
đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý xây dựng, để chúng ta cùng nhau đưa chất
lượng giáo dục của nước nhà càng ngày càng đi lên cùng với các cường quốc
trong khu vực cũng như trên thế giới.
2. Thực trạng của đề tài:
2.1. Trong tình hình chung hiện nay, đa số giáo viên và học sinh chưa coi
trọng chất lượng của tiết học thể dục:
- Tất cả đều cho rằng đó là môn phụ, chỉ cần hằng năm huấn luyện đội
tuyển (một số em) để tham dự Đại hội TDTT hoặc HKPĐ có thành tích xếp
hạng là được. Như vậy vô hình chung giáo viên chỉ chú trọng đến một số em có
năng khiếu.
- Do điều kiện cơ sở vật chất (sân bãi, đồ dùng học tập) còn nhiều hạn

chế nên sự đánh giá chất lượng tiết dạy chưa đòi hỏi cao. Thể hiện ở chỗ: Số
lượng giáo viên môn thể dục đăng ký tham gia thi giáo viên giỏi tỉnh hàng năm
còn rất hạn chế, có thi thì chất lượng cũng chưa cao (theo đánh giá của chuyên
môn).
Chính vì những lý do trên mà các tiết dạy thể dục, giáo viên chưa đầu tư
tìm tòi sáng tạo để vận dụng nhiều phương pháp vào các tiết dạy. Một trong
những phương pháp đó là chọn và tổ chức trò chơi.
2.2. Giáo viên chưa chú trọng chọn và tổ chức trò chơi phù hợp:
- Nhiều tiết dạy trong PPCT có ghi “TT tự chọn”, giáo viên có chọn và tổ
chức trò chơi cho có lệ. Họ chưa chú ý đến mục đích của trò chơi đó có phù hợp
với bài dạy đó hay không? Hoặc là chỉ nghĩ chơi để thư giãn cho học sinh là chủ
yếu.
- Đội ngũ giáo viên thể dục của ta hiện nay vẫn chưa đủ số lượng giáo
viên được đào tạo chính quy phân môn này. Nhưng nếu có thì chỉ số giáo viên
được đào tạo thể dục, mà số giáo viên này thì ít so với đội ngũ giáo viên thể dục
hiện nay, nên có những tiết dạy giáo viên bỏ qua phần này với lý do là “ cũng
không cần thiết” miễn rằng có đầy đủ kiến thức theo yêu cầu của chương trình là
được. Như vậy vô hình chung đã làm cho tiết dạy đó vừa khô khan, vừa cứng
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 2
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
nhắc làm cho các em hình thành ý thức tập luyện bắt buộc nên các em có cảm
giác mệt mỏi hơn là khoẻ khoắn.
2.3. Qua thời gian công tác, bản thân tôi đã được dự giờ rất nhiều. Đồng
nghiệp dạy thể dục trong trường, trò chuyện và tiếp xúc với rất nhiều đồng
nghiệp ở các trường khác, kể cả những giáo viên công tác trong tổ nghiệp vụ của
sở GD và đã nắm được tình hình chung như trên (Tất nhiên đây không phải giáo
viên nào cũng thế, mà đây là đánh giá một cách tổng thể).
* Từ đầu năm học: 2009 -2010 tôi đã chú ý nghiên cứu các phương pháp
làm sao để tiết dạy có chất lượng hơn.
* Tìm hiểu sự ham thích học, luyện tập thể dục qua các trò chơi:

Thông qua các trò chơi các em được gì? trong mục tiêu của tiết dạy.
a)Khởi động thư giãn.
b) Luyện tập các động tác đã học.
c) Thư giãn cuối giờ
d) Rèn kỹ năng, kỹ xảo, giáo dục truyền thống.
* Tìm trò chơi, nhất là những trò chơi dân gian do ông cha ta để lại, tự
sáng tạo các trò chơi mới, hoặc cải biến những trò chơi tương tự khi những trò
chơi đã biết không phù hợp tiết dạy. Năm học 2009-2010 cho đến nay bản thân
tôi đã áp dụng vào tiết dạy thấy kết quả rất khả quan.
II. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP
1. Cơ sở lý luận.
Phương pháp tổ chức trò chơi là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi
trong hoạt động TDTT . Trò chơi có ảnh hưởng đặc biệt đối với thành tích thi
đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng
LVĐ đối với học sinh.
Phương pháp tổ chức trò chơi là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi
nhanh chóng sau các lượng vận động lớn.
2.Cơ sở thực tiễn .
Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất
dinh dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt
quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập
luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là trò chơi sẽ giúp các em thoát khỏi tình
trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Trò chơi vừa
có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì và tạo hứng thú cho
tiết học.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển trò
chơi cho học sinh THPT, vừa có thể lực tốt vừa có hứng thú cho tiết dạy. Tôi
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 3
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
mạnh dạn viết sáng kiến: “Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng

trò chơi.”
Trong quá trình viết có thể còn do hạn chế về kinh nghiệm, do đó không
thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy mong được sự đóng góp ý kiến của các
đồng nghiệp để bản sáng kiến mang lại hiệu quả nhiều hơn.
3. Cách chơi và tổ chức trò chơi:
Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ
thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy,
trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được:
* Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít
hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động
đó là dạng nào (tay, chân, toàn thân…).
*Không gian, thời gian:
Chú ý điều kiện sân bãi: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm
ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại.
Một tiết dạy thời lượng cho phép 45 phút. Theo yêu cầu đổi mới môn thể
dục dạy tách riêng (không dạy 2 tiết liền/ cùng một lớp). Như vậy khi phân phối
thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần
này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian
vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết).
Phân loại trò chơi:
*Theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh.
-Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay
đổi vị trí của người chơi.
- Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và
không thay đổi vị trí của người chơi.
*Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích
chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn
có mục đích riêng:
- Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh
đến bài tập ở phần tiếp theo.

- Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm
các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học
những tiết trước.
- Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại
những kiến thức đã được học.
* Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ.
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 4
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thì chọn trò chơi theo mục đích.
3.1. NẾU TRÒ CHƠI LÀ BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG: Thì thường được tổ chức
vào đầu giờ hoặc giữa giờ (đầu phần mới).
- Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự
luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất
nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện,
song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi
động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau
một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải.
* Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động,
các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì
vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh
được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện - Do đó ta chọn trò
chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò
chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể cải tiến những trò chơi cũ thành trò
chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp với nội dung bài.
Ví dụ: Tiết 11 (thể dục 10) nội dung chạy ngắn.
. Ôn: chạy nâng cao đùi
. Học mới: Đứng tại chỗ đánh tay. Đi chuyển sang chạy ngắn
- Vì yêu cầu đánh mạnh tay, chạy nâng cao đùi và nhanh nên giáo viên
có thể chọn một trò chơi động như: “trò chơi gió thổi”. Trò chơi này dựa trên trò
chơi “Mưa rơi” mà nhiều giáo viên và học sinh đã biết.

- Giáo viên là người điều khiển bằng lời, học sinh thực hiện động tác
theo quy định:
* Gió hiu hiu: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước từ từ nhe nhàng.
* Gió mạnh: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn.
* Gió thành bão: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh
hơn nữa.
* Kết hợp hai chân chạy bước nhỏ và đổi chỗ cho người bên phải. Để
gây hứng thú mạnh cho học sinh, giáo viên điều khiển như kể một câu chuyện
có thực và thay đổi liên tục hiệu lệnh. Những học sinh làm không đúng các động
tác quy định theo hiệu lệnh thì giáo viên có thể phạt nhẹ ví dụ như: giáo viên hỏi
các em thích có bão không? Cho học sinh đó hô khẩu hiệu “Tôi thích gió nhưng
không muốn có bão” (3 lần) và cả lớp cùng vỗ tay. Trò chơi này chỉ cần thực
hiện trong vòng 3 phút và sau đó tiến hành ôn luyện.
Trò chơi này cũng có thể áp dụng vào đầu phần 2 sau khi đã ôn tập: chạy
nâng cao đùi. Lúc đó trò chơi này vừa bài tập khởi động cho phần sau vừa là bài
tập ôn luyện phần trước.
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 5
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
3.2. NẾU TRÒ CHƠI LÀ BÀ I TẬP LUYỆN:
Thì thường được tổ chức vào gần cuối phần cơ bản.
Theo yêu cầu của chương trình thì khoảng 70% các tiết phải có loại trò
chơi này, Trong đó có khoảng 40% số tiết giáo viên tự chọn trò chơi (đối với
chương trình lớp 10, 11, 12), 90% (đối với chương trình lớp 10).
Trò chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh
thần tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên chú ý chọn đúng trò chơi thì tác dụng
luyện tập sẽ được nâng cao hiệu quả.
Giáo viên cần xem nội dung của tiết học yêu cầu hoạt động các động tác
thế nào để chọn trò chơi có tính chất luyện những động tác đó.
Ví dụ: Ở chương trình thể dục 10.
a. Môn chạy ngắn: Từ tiết 3 cho đến tiết 12, với trò chơi chạy tiếp sức

mà trong chương trình đã giới thiệu (tiết 37) thì chỉ dùng luyện chạy nhanh xuất
phát cao và chỉ vận dụng một vài tiết còn những tiết còn lại giáo viên phải tự
chọn: Nên giáo viên cần tìm các trò chơi có tác dụng phù hợp với tiết dạy ví dụ
như: trò chơi (gọi tên, ra lệnh) (giáo viên từ đặt tên).
Trò chơi 1: (H1) Chia lớp thành hai đội, đứng thành hai hàng cách nhau
từ 2-3 m và đứng quay lưng vào nhau, giáo viên đặt tên cho hai đội. Khi giáo
viên gọi tên đội nào thì đội đó sẽ quay lưng lại và đuổi đội kia, đồng thời đội kia
cũng chạy bạn nào bắt được bạn của đội kia sẽ thắng, bạn bị bắt thua.
 
 
 
 
 
20m 3m 20m (H1)
Trò chơi 2: Vẽ một vòng cách vạch xuất phát 20m (tùy thuộc vào lượt
em chạy). Ở vạch xuất phát, học sinh được xếp hàng ngang. Khi có hiệu lệnh
của giáo viên hàng đầu vào vạch  chạy lên và đứng vào vòng tròn, mỗi vòng
chỉ đứng một số em theo quy định lúc ban đầu.
.Như vậy số em được đứng trong vòng tròn sẽ bằng 2/3 số em chạy lên.
.Nên học sinh sẽ chạy nhanh để dành chỗ đứng của mình, em nào không
đứng được trong vòng tròn sẽ xuống và chạy lại vào những hàng sau.
Với trò chơi như trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em
chơi, luyện chạy nhanh xuất phát cao.
*Tác động:
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 6
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
- Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh xuất phát cao nên áp
dụng từ tiết 2-8. Những tiết từ 8-12, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn (tương
trự trò chơi của phần khởi động đã giới thiệu) với bộ môn chạy, nếu là xuất phát
thấp nên cải biến trò chơi sao cho có tính chất kỹ năng bật chạy nhanh nhẹn.







Hình 2
Trò chơi 3: (H3) Ví dụ chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm ngồi thành một
vòng tròn lớn, bán kính của vòng tròn là quãng đường chạy. Thùy theo sân bãi
mà vòng tròn lớn hay nhỏ. Chia vòng tròn nhỏ bán kính khoảng 50 cm trong
vòng nhỏ bỏ một số vật (cái cờ nhỏ, cái khăn,…)
Số vật trong vòng tròn nhỏ sẽ ít hơn số tổ 12. Khi có hiệu lệnh những
em mang số 1 sẽ chạy lên vòng tròn nhỏ và lấy vật (phải lấy được một vật) chạy
về đưa cho bạn số 2, bạn số 2 lên bỏ vật vào vòng tròn và chạy về cứ như thế
chạy cho đến hết bạn cuối cùng của tổ. Giáo viên điều khiển sẽ bấm thời gian
của mỗi tổ và xếp thi đua (nhất, nhì…).
* Tác động:
Với trò chơi này sẽ rèn luyện các em tham gia chạy nhanh xuất phát thấp
với kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, giáo dục được tính tổ chức, tinh thần tập thể
đoàn kết tên trò chơi giáo viên có thể tự đặt sao cho phù hợp với nội dung của
tiết dạy.
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 7
20m




 
Hình 4
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu

Hình 3
b.Môn bật nhảy: Từ tiết 38 đến tiết 53. Ngoài ba trò chơi mà trong
chương trình đã giới thiệu: “Nhảy ô tiếp sức”, “Bật xa tiếp sức, giáo viên tự
chọn trò chơi khác sinh động hơn, tôi xin giới thiệu cải biến một trò chơi như
sau:
Ở trò chơi rèn luyện chạy nhanh xuất phát thấp mà tôi đã giới thiệu ở trên,
có thể thay đổi một số chi tiết bằng cách: Cho vòng tròn lớn có bán kính khoảng
12m, cách tâm (vòng tròn nhỏ) khoảng 3m vẽ một vòng tròn nữa tại đó.
Cách chơi: Ở trò chơi này các em sẽ đứng quanh vòng tròn lớn, khi có
hiệu lệnh, các em mang số 1 sẽ chạy (xuất phát cao) đến vòng tròn thứ hai rồi
chụm chân bật nhảy vào vòng tròn ở tâm để lấy mẫu vật trong vòng tròn này,
khi quay về cũng bật nhảy ra vòng tròn thứ hai rồi mới chạy về đưa cho bạn thứ
hai
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 8

* *
*



o
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
* Tác động:
- Với trò chơi này giáo viên tổ chức chơi như trò chơi ở chạy nhanh xuất
phát thấp, nên khi giới thiệu trò chơi cho các em không mất nhiều thời gian,
cách chơi cũng dễ mà huy động được 100% các em tham gia trò chơi.
c. Môn đá cầu: Từ tiết 37-47(lớp 11).
Do yêu cầu của bộ môn chủ yếu là rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. Nên
giáo viên có thể sao cho mục đích của trò chơi có tác dụng như trên.
Trò chơi 5: (hình 5) chia lớp làm 2 nhóm, mỗi học sinh có 1 quả cầu đá.

Cách chơi: Kẻ 1 đường giới hạn cách đường giới hạn 4m ta vẽ vòng tròn
đường kính 1m50 2 nhóm đứng trước 2 vòng có vạch giới hạn lần lượt cầm cầu đá
sao cho cầu vào vòng tròn, đội nào có số lượng cầu đá vào vòng tròn nhiều hơn thì
đội đó thắng. Trò chơi này có thể gọi là “Đá cầu trúng đích”


4 m

Hình 5
* Tác động:
Trò chơi này vừa giáo dục tính đoàn kết và rèn luyện sự khéo léo cho học
sinh, hoặc cho học sinh mỗi nhóm thi tâng cầu hay có thể giáo viên tổ chức trò
chơi khác trò chơi trên, nhưng làm thế nào để trò chơi là bài tập luyện có tính
giáo dục cao là được. Nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên trong cách tổ
chức trò chơi.
Những trò chơi là bài tập luyện thì chỉ cần giáo viên chú ý đến các động
tác luyện tập của bài học và tự cải biến trò chơi có động tác phù hợp là được, là
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 9
1,50
m
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
msao đảm bảo tính giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Trò chơi loại này có
tác dụng lớn đối với học tập TDTT đối với các em học sinh THCS.
3.3. NẾU TRỊ CHƠI CÓ TÍNH THƯ GIẢN ĐƠN THUẦN: thì thường được tổ
chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em
học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài.
* Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho luyện nhiều, lúc
các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy
tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng cho các tiết luyện tập
chạy bền.

Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút cuối giờ.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả đạt được:
Qua điều tra các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm: 2009-2010:
- 100% học sinh thích các tiết học có trò chơi.
- 97\% học sinh thấy sức khỏe thoải mái sau các tiết dạy này.
- Số học sinh trốn tiết và nghỉ học môn thể dục giảm hơn 90% so với
những năm học trước.
2. Bài học kinh nghiệm:
2.1. Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên biết lựa chọn và tổ chức trò chơi
hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho
học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên. Từ
đó nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2. Xóa được tư tưởng: “xem nhẹ bộ môn” ở giáo viên làm cho giáo viên
thêm yêu nghề.
2.3. Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đoàn
kết cho các em học sinh.
2.4. Qua những trò hcơi hợp lý giáo viên tận dụng được thời gian tiết dạy
để học sinh “chơi mà học”.
2.5. Giáo viên không mất nhiều công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi này
mà chỉ cần chú ý suy nghĩ và sáng tạo làm thế nào để các em học sinh vui chơi
bổ ích có tính tổ chức, tính giáo dục đặc biệt tăng chất lượng tiết học lên.
3.Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Môn thể dục được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng
khiếu thể dục thể thao là đã có một sức khỏe tốt mà đòi hỏi phải có sự tập luyện
hợp lý thường xuyên. Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 10
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
học mà có kế hoạch luyện tập hợp lý. Nếu giáo viên giảng dạy mà không chú ý

thì kết quả giáo dục sẽ ngược lại.
Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển
trũ chơi trong tiết dạy cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn
bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh hứng thú hơn
và chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi
hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập. Làm cho các em luôn tích cực
hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ
học, một buổi học . Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức , trí , thể , mĩ
trong nhà trường phổ thông. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà
nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay.
Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện,
vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
3.2. Kiến nghị:
Bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị, đề nghị với lãnh đạo nhà trường quan
tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo đặc biệt là việc cấp thêm diện tích
đất để làm sân thể dục lấy mặt bằng để giảng dạy và huấn luyện cho học sinh
phát triển về thể chất tốt hơn nữa, tạo cho các em niềm đam mê hứng thú trong
tập luyện.
IV. PHỤ LỤC
KỸ NĂNG THỰC HIỆN TRÒ CHƠI
a. Kỹ năng quản trò:
Quản trò là trung tâm và là sự thành công hay thất bại của một buổi sinh
hoạt, một đêm lửa trại hoặc là một buổi gặp gỡ, giao lưu. Do đó nhiệm vụ của
người quản trò là tạo một bầu khí sôi động, hoạt náo, vui tươi, lôi cuốn Người
quản trò là người quyết định mọi chương tình và sẵn sàng can thiệp để bầu
không khí không bị loãng, hoặc bị động.
a1. Cách ra một trò chơi:
Giải thích luật chơi rõ ràng kèm theo cử chỉ diễn tả.
- Trình bày theo thứ tự hợp lý, dễ hiểu.

- Cho chơi nháp, ôn lại trước khi chơi thật.
- Ngưng cuộc chơi trước khi mọi người chán, mệt.
- Đánh giá, kết quả, nhận xét ưu khuyết điểm, rút ra bài học.
a2. Năm điều cần thiết cho người quản trò:
Thư nhất: Có vốn liếng
- Biết rõ luật chơi và cách chơi.
- Có sẵn nhiều trò chơi dự trữ (không để bị cạn).
- Chọn lọc trò chơi, tránh những trò chơi: gây oán thù, tay chân bát nhã,
chế diễu, may rủi
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 11
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
Thứ hai: Giọng nói:
- Ngắn gọn, dễ hiểu, khẩu lệnh dứt khoát.
- Vui vẻ mà nghiêm minh.
Thứ ba: Khuôn mặt
- Tươi tỉnh, cởi mở.
- Tránh để lộ sự nóng nảy, sốt ruột, nản lòng hay nạt nộ gay gắt.
Thứ tư: Cử chỉ, dáng điệu
- Kết hợp với giọng nói sao cho có duyên, gần gủi với người chơi.
- Tránh cử chỉ thừa, vụng về gây mất tự chủ.
Thứ năm: Để ý, quan sát
- Số lượng người chơi để có trò chơi phù hợp.
- Đối tượng: lứa tuổi, phái tính, trình độ.
- Bầu khí, sân bãi.
b. Một số hình phạt trong sinh hoạt dành cho quản trò:
b1. Cao cẳng cùng cò:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc).
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
Cách phạt:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”.

- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng
sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn
khi tập thể bắt đầu hát.
b2. Múa đôi:
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản
trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa
vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn,
nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.
b3. Gia đình nhà Gà:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng
hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm
cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà
cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 12
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
b4. Bữa tiệc bò:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo

tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng
tròn.
b5. Vịt béo:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó
xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì
người bị phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại
b6. Vịt lạ kỳ:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể
cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu
khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị
phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng
xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
b7. Chú mèo đáng yêu:

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài
“Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú
mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…
b8. Vịt đẻ trứng vàng:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 13
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt
ấp, te te te vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp
cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
b9. Chú ếch lông bông:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên
người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng
tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại

- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui.
2. Tổ chức trò chơi:
a. Làm quen:
a1. Ổn định tổ chức:
- Cả nhóm xếp thành hình tròn, chủ trò đứng giữa, chủ trò đề nghị cả nhóm cầm
tay nhau có cự ly vừa phải.
- Tất cả cùng hát một bài tập thể (Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Bốn phương
trời, Lớp chúng mình, …).
a2. Giao lưu:
- Khi xếp vòng tròn thường đứng theo nhóm riêng, không có sự xen kẽ. Chủ trò
tổ
chức trò chơi giao lưu để thay đổi vị trí trong vòng tròn.
- Chủ trò hướng dẫn cho cả nhóm biết cách chơi:
+ Khi chủ trò (Tôi) nói “Giao lưu giao lưu”, cả nhóm hỏi lại “Với ai với ai”
+ Chủ trò sẽ xem tình hình trong nhóm để nói giao lưu với đối tượng nào.
◊. Ví dụ: Giao lưu với người đeo kính. Tức thì những người đeo kính sẽ rời vị
trí chạy sang chỗ khác, song không được 2 người đeo kính cùng đứng một chỗ.
- Sau đó bắt đầu chơi. (Gợi ý: Có thể chủ trò hô giao lưu với người đi giày, giao
lưu với người đeo vòng ở cổ, giao lưu với người đeo đồng hồ …).
a3. Alibaba:
- Chủ trò cho cả vòng tròn thu nhỏ vòng tròn lại, mọi người đứng gần nhau.
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 14
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
- Chủ trò hướng dẫn cách chơi:
+ Mọi người chắc là thuộc câu đầu của bài Alibaba và 40 tên cướp: A li ba ba a
lì bà ba á li bà ba, á li ba ba. A li ba ba a li bà ba á li bà ba, á li ba bà.
+ Khi chủ trò hát câu đầu “A li ba ba a lì bà ba á li bà ba”, thì tất cả hát theo “á li
ba bà”. Sau đó chủ trò dựa vào câu hát trên hát thành một yêu cầu đối với cả

vòng tròn, cả vòng tròn hát á li ba bà và thực hiện theo yêu cầu của chủ trò vừa
hát.
Ví dụ: Chủ trò: A li ba ba a lì bà ba á li bà ba. Cả Nhóm: Á li ba bà. Chủ trò:
Hôm nay anh em quây quần bên nhau nắm tay nhau đi. Cả nhóm: Á li ba bà (và
tất cả cầm tay nhau).
- Sau đó bắt đầu chơi (Gợi ý: Chủ trò có thể hát những yêu cầu sau: Hôm nay
anh em quây quần bên nhau móc tay nhau đi …; Hôm nay anh em quây quần
bên nhau khoác vai nhau đi …; Hôm nay anh em quây quần bên nhau khoác eo
nhau đi …; Hôm nay anh em quây quần bên nhau sờ tai nhau đi …).
a4. Đoàn kết:
- Chủ trò hướng dẫn cách chơi:
+ Khi chủ trò hô “Đoàn kết , đoàn kết” tất cả hô “Kết mấy kết mấy”
+ Chủ trò sẽ yêu cầu kết nhóm, cả vòng tròn lập tức thực hiện theo yêu cầu của
chủ trò đã hô.
Ví dụ: Chủ trò: Đoàn kết – đoàn kết. Cả Nhóm: kết mấy kết mấy. Chủ trò: Kết 3
người 4 chân. Cả nhóm: Cả vòng tròn sẽ tự kết 3 người 1 và chỉ có 4 chân
- Sau đó bắt đầu chơi.
+ Chủ trò tùy thích cho mọi người kết với nhau.
+ Lưu ý là đến lần cuối cùng thì chủ trò cho kết thành 4 nhóm. Chủ trò phải đếm
số người trong vòng tròn trước rồi chia đều thành 4 nhóm, và hô số người đoàn
kết
Ví dụ: Nếu vòng tròn có 24 người, thì chủ trò hô kết 6 người với nhau, lập tức
sẽ có 4 nhóm. Nếu vòng tròn có số người khi chia thành 4 nhóm sẽ dư thì cứ kết
trước, nếu dư thì sắp vào các nhóm cho phù hợp. Ví dụ nhóm có 22 người, vậy
chủ trò hô kết 5, như vậy có 4 nhóm và dư 2, 2 người này chủ trò sắp xếp vào
các nhóm nhỏ cho phù hợp.
b. Tổ chức trò chơi:
b1. Nào cùng chơi thể thao:
- Cách chơi:
+ Với 4 nhóm đã chia trong trò chơi đoàn kết ở trên, chủ trò giới thiệu bây giờ

chúng ta cùng chơi thể thao.
+ Chủ trò đặt tên cho từng nhóm là một môn thể thao cùng đặc điểm của bộ môn
đó.
Sút ◊ Nhóm 1: Bóng đá
Đập ◊ Nhóm 2: Bóng chuyền
Phang ◊ Nhóm 3: Bóng chày
Chụp ◊ Nhóm 4: Bóng rổ
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 15
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
+ Các nhóm nhớ tên của các nhóm khác và đặc điểm từng nhóm. Khi chủ trò chỉ
vào nhóm nào, nhóm đó hô tên nhóm mình 2 lần cùng đặc điểm của một nhóm
nào đó. Nhóm có đặc điểm vừa bị nêu lên tức khắc hô tên nhóm mình 2 lần cùng
đặc điểm của nhóm khác.
Ví dụ: Chủ trò chỉ nhóm bóng đá. Nhóm bóng đá hô: Bóng đá, bóng đá …
phang. Phang là đặc điểm của nhóm bóng chày, nhóm bóng chày ngay lập tức
phải hô tên nhóm mình và đặc điểm của nhóm nào đó, như bóng chày, bóng
chày … đập.
Cứ như thế, nếu nhóm nào chậm chạp nói không nhanh, ấp úng, không đều … sẽ
bị loại để các nhóm còn lại chơi. Chơi đến khi còn 1 nhóm.
- Bắt đầu chơi:
b2. Nói và làm ngược:
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn.
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”.
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”.
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”.
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”.
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi
phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu
người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
b3. Số chẵn số lẻ:

Cách chơi: Khi chủ trò đọc số lẻ thì vỗ tay, đọc số chẵn thì không được vỗ tay
Trong quá trình chơi, chủ trò đọc nhan số lẻ, bất ngờ đọc số chẵn, sẽ có người
chơi vỗ tay. Quản trò bắt ra để chút phạt.

V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lý luận và phương pháp TDTT.
(Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn - NXB TDTT - 1995)
2. Sinh lý học TDTT.
( Lưu Quang Hiệp - NXB TDTT - 1993)
3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trường
học các cấp.
( NXB TDTT - 1993)
4. Sách giáo khoa thể dục lớp 10,11,12.
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 16
Trường THPT Trần Hưng Đạo Tổ TD & GDQP – AN GV: Lê Huy Hiếu
( Nhiều tác giả - NXB GD - 1992)
5. Phương pháp toán học thống kê.
(Nguyễn Đức Văn - TDTT - 1987)
6. Lý luận phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường.
(PGS – TS Trịnh Trung Hiếu. NXB TDTT 2001)
7. TDTT vì sức khỏe nhân dân.
(NXB TDTT 1971)
8. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT trường phổ thông cấp III.
(Trịnh Trung Hiếu. NXB GD 1977)
9. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT.
(PGS Nguyễn Thiệt Tình. NXB TDTT 1993).
10. Phân phối chương trình môn thể dục lớp 10,11,12
SKKN: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi Page 17

×