Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm hà nội
Xuân thị nguyệt Hà
Xây dựng hệ thống bài tập
rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả
cho học sinh tiểu học
Chuyên ngành
Chuyên ngànhChuyên ngành
Chuyên ngành: Lí luận và ph
: Lí luận và ph: Lí luận và ph
: Lí luận và ph
ơng pháp dạy học bộ môn văn và tiếng việt
ơng pháp dạy học bộ môn văn và tiếng việtơng pháp dạy học bộ môn văn và tiếng việt
ơng pháp dạy học bộ môn văn và tiếng việt
Mã số : 62 14 10 04
Mã số : 62 14 10 04Mã số : 62 14 10 04
Mã số : 62 14 10 04
Tóm tắt Luận án tiến sĩ giáo dục học
Hà Nội - 2008
Luận án đợc hoàn thành tại:
Khoa Ngữ văn
Khoa Ngữ văn Khoa Ngữ văn
Khoa Ngữ văn
Trờng Đại học S phạm Hà Nội
Trờng Đại học S phạm Hà Nội Trờng Đại học S phạm Hà Nội
Trờng Đại học S phạm Hà Nội
Ngời hớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Lê Phơng Nga
2. GS.TS Lê A
Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc
Trờng Đại học S phạm - Đại học Thái Nguyên
Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Huy Quang
Trờng Đại học S phạm Hà Nội 2
Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ
cấp Nhà nớc họp tại: Trờng Đại học S phạm Hà Nội.
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2008
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Th viện Quốc gia
- Th viện Trờng Đại học S phạm Hà Nội
DANH MC CC CễNG TRèNH CễNG B
LIấN QUAN N NI DUNG LUN N
1. Xuân Thị Nguyệt Hà (2001), Vài nét về cách sử dụng so sánh để miêu tả trong
các tiểu thuyết về đề tài miền núi của Tô Hoài, Tạp chí Giáo dục (18), tr. 25- 27.
2. Xuân Thị Nguyệt Hà (2002), Nghệ thuật tả cảnh trong các tiểu thuyết
viết về đề tài miền núi của Tô Hoài (3), Tạp chí Ngôn ngữ, tr. 71- 79.
3. Xuân Thị Nguyệt Hà (2003), Sách Tiếng Việt 2 mới và vấn đề dạy văn
miêu tả, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Nâng cao chất lợng và đào tạo giáo
viên tiểu học, tr. 162- 166.
4. Xuân Thị Nguyệt Hà (2003), Vài nét về cách sử dụng từ láy để miêu tả trong
các tiểu thuyết về đề tài miền núi của Tô Hoài , Tạp chí Ngôn ngữ (12), tr. 32- 38.
5. Xuân Thị Nguyệt Hà (2005), Tổ chức dạy học văn miêu tả cho học sinh
lớp 2- 3, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục (119), tr. 30- 33.
6. Xuân Thị Nguyệt Hà (2005), Dạy học văn miêu tả trong sách Tiếng Việt 3
mới (118), Tạp chí Giáo dục, tr. 26- 27.
7. Xuân Thị Nguyệt Hà (2005), Đổi mới nội dung dạy học văn miêu tả
trong sách Tiếng Việt 4 mới (122), Tạp chí Giáo dục, tr. 30- 32.
8. Xuân Thị Nguyệt Hà (2006), Một số điểm cần lu ý khi dạy bài Thế nào
là miêu tả cho học sinh lớp 4 ở miền núi, Chuyên đề Giáo dục tiểu học (19),
tr. 28-30.
9. Xuân Thị Nguyệt Hà (2006), Đổi mới nội dung và phơng pháp dạy học văn
miêu tả trong sách Tiếng Việt 5 mới, Tạp chí Giáo dục, Đặc san về lớp 5, tr. 12- 14.
10. Xuân Thị Nguyệt Hà (2007), Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài
văn miêu tả cho học sinh tiểu học (165), Tạp chí Giáo dục, tr. 15-17.
11. Xuân Thị Nguyệt Hà (2007), Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả
cho học sinh tiểu học (176), Tạp chí Giáo dục, tr.20-22.
12. Trần Mạnh Hởng (chủ biên) (2008), Phan Phơng Dung, Xuân Thị Nguyệt
Hà, Hớng dẫn dạy Tập làm văn 4 phù hợp với trình độ học sinh, Nxb Trẻ.
1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí rất quan trọng
trong chơng trình TV (Tiếng Việt) ở tiểu học. Vì thế, trong chơng trình
CCGD và trong chơng trình TV mới, văn miêu tả đều đợc đa vào giảng
dạy với thời lợng tơng đối lớn.
1.2. Trong các tài liệu lí luận dạy học bộ môn, kĩ năng tạo lập văn bản
đợc xác định là một hệ thống gồm nhiều kĩ năng bộ phận khác nhau, kĩ
năng này nối tiếp kĩ năng khác theo trình tự tuyến tính. Do đó, khi rèn
luyện, luyện tập không thể bỏ qua một kĩ năng nào. Trong chơng trình và
SGK TV 2000, các nhà nghiên cứu đã chú ý tới việc rèn kĩ năng viết văn
miêu tả theo đúng với quy trình tạo lập văn bản. Trong đó dành nhiều thời
lợng cho việc rèn kĩ năng viết đoạn văn. Đây là một bớc tiến mới về mặt
quan niệm. Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học văn miêu tả ở
tiểu học, các kĩ năng viết văn miêu tả đợc dạy học nh trên vẫn cần đợc
bổ sung, hoàn thiện.
1.3. Thực tế dạy học TV ở tiểu học cho thấy, kết quả dạy học văn miêu tả
trong những năm qua vẫn bị coi là còn nhiều hạn chế. Một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có lẽ là do việc RLKN viết văn
miêu tả cha đợc đầy đủ, thấu đáo và triệt để. Vì thế, qua khảo sát, chúng
tôi nhận thấy, học sinh (HS) mắc khá nhiều loại lỗi trong bài văn miêu tả.
1.4. Trong các chơng trình và SGK TV tiểu học lâu nay, việc xây dựng
BT (bài tập) nhằm RLKN (rèn luyện kĩ năng) viết văn miêu tả cho HS tiểu
học cũng đã đợc quan tâm, song những BT đó còn khá đơn giản, lại cha
thực sự đa dạng, phong phú.
Xuất phát từ những lý do trên, luận án nghiên cứu việc Xây dựng hệ
thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học, đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lợng, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả, góp phần nâng
cao năng lực sử dụng TV cho HS tiểu học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Văn miêu tả và việc RLKN viết văn miêu tả cho HS phổ thông nói chung,
HS tiểu học nói riêng là những nội dung đợc nhiều công trình trong và ngoài
nớc nghiên cứu. ở nớc ngoài, lý thuyết về miêu tả trong văn bản nghệ thuật
đã đợc nhiều tác giả đề cập. ở Việt Nam, văn miêu tả là một kiểu văn bản
quen thuộc trong chơng trình Tiểu học và Trung học cơ sở từ rất lâu nay. Vì
thế, văn miêu tả đợc các nhà ngôn ngữ học và giáo dục học rất quan tâm.
2
Nhng phải tới chơng trình CCGD ở Tiểu học năm 1981, các công trình
nghiên cứu về văn miêu tả và phơng pháp dạy văn miêu tả mới thực sự khởi
sắc và đợc nghiên cứu tơng xứng với vị trí của nó. Một trong những tác giả
dành khá nhiều công sức cho công việc này là Nguyễn Trí với cuốn Văn
miêu tả và phơng pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học và một số bài nghiên cứu
khác. Hai tác giả Đỗ Ngọc Thống và Phạm Minh Diệu cũng dành sự nghiên
cứu khá kĩ lỡng về văn miêu tả trong cuốn chuyên luận Văn miêu tả trong
nhà trờng phổ thông. Một số cuốn sách khác nh: Văn miêu tả và kể
chuyện chọn lọc (Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng),
Dạy văn cho HS tiểu học (Hoàng Hoà Bình) đã dành cho bạn đọc nhỏ tuổi
những nhận thức và những kinh nghiệm rất bổ ích khi viết văn miêu tả.
RLKN làm văn cho HS phổ thông là vấn đề đã đợc nhiều công trình
nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên, kĩ năng làm văn ở tiểu học, đặc biệt là kĩ
năng làm văn miêu tả, số tài liệu nghiên cứu rất ít. Đáng chú ý là bài
nghiên cứu: Các kĩ năng làm văn ở tiểu học của Nguyễn Trí.
Riêng về vai trò của BT trong dạy học TV cũng có một số tài liệu đề cập
đến. Trong đó, các BT nhằm mục đích RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu
học đã nhận đợc sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu nh: Đào Ngọc
và Nguyễn Quang Ninh với Rèn kĩ năng sử dụng TV, Phạm Minh Diệu
với luận án Tiến sĩHệ thống BT rèn luyện năng lực quan sát, tởng tợng
trong dạy học văn miêu tả ở trung học cơ sở
Những công trình nghiên cứu trên vừa là định hớng, vừa tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi khi xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả
cho HS tiểu học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu để xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho
HS tiểu học, đồng thời bớc đầu kiểm chứng khả năng vận dụng hệ thống BT
này trong thực tế dạy học văn miêu tả ở tiểu học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
a) Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hệ thống BT RLKN
viết văn miêu tả cho HS tiểu học;
b) Đề xuất hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học và cách
thức thực hiện hệ thống BT đó trong thực tiễn dạy học TV ở tiểu học;
c) Thực nghiệm s phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của
hệ thống BT đã đợc đề xuất.
3
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định đối tợng nghiên cứu chính là hệ thống BT RLKN viết
văn miêu tả cho HS tiểu học, trong đó chủ yếu là các BT đợc sử dụng ở
các tiết thực hành luyện tập kĩ năng viết văn miêu tả. Do khuôn khổ của
luận án, chúng tôi chỉ tập trung xây dựng các BT RLKN viết văn miêu tả
cho HS lớp 4, 5.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đợc một hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS
tiểu học một cách khoa học, đa dạng, phong phú, bảo đảm quy trình tạo lập
văn bản nói chung, có tính đến đặc điểm của văn miêu tả cùng những khó
khăn sai phạm của HS tiểu học khi viết văn miêu tả và tổ chức thực hiện hệ
thống BT đó một cách có kế hoạch thì sẽ hình thành đợc ở HS kĩ năng viết
văn miêu tả; nói cách khác, hiệu quả dạy học văn miêu tả ở tiểu học sẽ
đợc nâng cao.
6. Đóng góp của luận án
a) Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống BT
RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học;
b) Đề xuất hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học với sự
phân loại có tầng bậc rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, tính s phạm và tính
khả thi.
Nh vậy, những kết quả nghiên cứu, đề xuất của luận án sẽ có tác dụng
góp phần nâng cao chất lợng dạy học môn TV nói chung, phân môn TLV -
phần văn miêu tả ở tiểu học nói riêng, đồng thời góp phần cải tiến việc biên
soạn các BT, tài liệu tham khảo về dạy học văn miêu tả ở tiểu học hiện nay.
7. Phơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phơng pháp
nghiên cứu chủ yếu sau : phơng pháp phân tích; phơng pháp thống kê -
phân loại, phơng pháp thống kê - so sánh; phơng pháp điều tra; phơng
pháp thực nghiệm s phạm.
8. Bố cục của luận án
Luận án gồm 192 trang chính văn và 31 trang phụ lục. Ngoài phần Mở
đầu và phần Kết luận, phần Nội dung gồm có 3 chơng: Chơng 1: Cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả
cho HS tiểu học; Chơng 2: Hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS
tiểu học; Chơng 3: Thực nghiệm s phạm.
4
Chơng 1
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng
hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn miêu Tả
cho học sinh tiểu học
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Văn miêu tả - khái niệm và một số đặc trng cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm văn miêu tả
Có rất nhiều quan niệm về văn miêu tả, để tiện cho việc nghiên cứu, học
tập, và để phù hợp với việc dạy học văn miêu tả trong nhà trờng tiểu học,
chúng tôi xin đa ra một cách hiểu về văn miêu tả: Văn miêu tả là một
loại văn dùng các phơng tiện ngôn ngữ để vẽ lại những đặc điểm nổi bật
của các khách thể trong hiện thực khách quan (cảnh vật, sự vật, con
ngời ) một cách cụ thể, sinh động, gợi hình, gợi cảm nh nó vốn có trong
đời sống nhằm tạo hiệu quả nh thật với ngời đọc, ngời nghe.
1.1.1.2. Một số đặc trng cơ bản của văn miêu tả
ở phần này, chúng tôi đề cập tới một số đặc trng cơ bản của văn miêu
tả, đó là: tính cụ thể, sinh động; tính sáng tạo; tính chân thực; tính hấp
dẫn, truyền cảm. Những đặc trng này làm nên sự khác biệt giữa văn miêu
tả với các kiểu văn bản khác. Đây cũng là những yếu tố cần hình thành và
rèn luyện cho HS trong bài văn miêu tả. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm
rằng, miêu tả trong văn chơng không hoàn toàn đồng nhất với văn miêu tả
trong nhà trờng phổ thông, đặc biệt là đối với cấp tiểu học.
1.1.2. Kỹ năng viết văn miêu tả
1.1.2.1. Một số vấn đề chung
a) Quan niệm về kĩ năng
Kĩ năng đợc hiểu nh một khả năng của con ngời có thể hoàn thành các
nhiệm vụ trong những điều kiện mới dựa trên những tri thức và kinh nghiệm đã
đợc tích luỹ và một loạt các kĩ xảo trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong
quá trình lĩnh hội và sáng tạo văn bản, kĩ năng và kĩ xảo luôn có mối quan hệ
biện chứng với nhau (Theo Lê A-Nguyễn Trí).
b) Con đờng hình thành kĩ năng viết văn miêu tả
Dựa trên lý thuyết về hoạt động, có thể khẳng định viết văn miêu tả là
một hoạt động, và con đờng dạy văn miêu tả chính là dạy các thao tác tạo
ra từng hành động của hoạt động viết văn miêu tả cho HS. Yếu tố chủ yếu
quyết định sự thành công của việc dạy văn miêu tả là sự thành thục của
5
các thao tác trong từng hành động. Sự thành thục đó chỉ có đợc khi HS
đợc thực hiện một hệ thống BT đầy đủ và hợp lý, vì trong những BT này
mục đích của các hành động viết văn miêu tả đợc chuyển hoá thành
những nhiệm vụ cụ thể trong các điều kiện cụ thể.
c) Cơ sở của việc xác định các kĩ năng viết văn miêu tả
Các kỹ năng viết văn miêu tả đợc xác định dựa trên 4 giai đoạn của quá
trình tạo lập văn bản, đó là các giai đoạn: định hớng, lập chơng trình, hiện
thực hoá chơng trình, kiểm tra. Tơng ứng với các giai đoạn là các nhóm kĩ
năng viết văn miêu tả. Việc rèn luyện các nhóm kĩ năng này cần dựa trên sự
phân giải kĩ năng lớn thành các kĩ năng bộ phận, phân giải các kĩ năng bộ
phận thành từng thao tác để qua đó xây dựng một hệ thống BT chi tiết, hợp lý
nhằm hình thành và rèn luyện từng thao tác, từng kĩ năng bộ phận, tiến tới
hình thành và rèn luyện kĩ năng lớn - kĩ năng viết văn miêu tả cho HS.
1.1.2.2. Các nhóm kĩ năng viết văn miêu tả
a) Nhóm kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả
Nhóm kĩ năng tìm hiểu đề nhằm xác định yêu cầu của bài văn miêu tả
bao gồm: - Xác định yêu cầu về nội dung: đó là việc xác định các yêu cầu
về đối tợng miêu tả, trọng tâm miêu tả, mục đích miêu tả, đối tợng tiếp
nhận bài văn miêu tả; - Xác định yêu cầu về hình thức: chủ yếu là việc xác
định thể loại văn bản và kiểu bài miêu tả cần viết.
b. Nhóm kĩ năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả
Nhóm kĩ năng này bao gồm 2 kĩ năng bộ phận sau:
* Kỹ năng quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả: Để tìm ý cho bài văn
miêu tả có thể có nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của đề bài.
Tuy nhiên, trong thực tế, đối với văn miêu tả, tìm ý chủ yếu đợc thực hiện
thông qua hành động quan sát trực tiếp đối tợng miêu tả. Mặc dù bên
cạnh khả năng quan sát, HS còn phải huy động khả năng hồi tởng, tởng
tợng. RLKN quan sát, tìm ý trong dạy học văn miêu tả ở tiểu học cần phải
đợc tiến hành thông qua việc rèn luyện một loạt các kĩ năng nh: sử dụng
các giác quan, xác định trình tự quan sát, lựa chọn các chi tiết đặc sắc,
nhận xét, so sánh, biểu cảm khi quan sát.
* Kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả: Cũng nh các kiểu văn bản
khác, đối với quá trình viết văn miêu tả, lập dàn ý có rất nhiều lợi ích. Dàn
ý của bài văn miêu tả cần phải đáp ứng đợc các yêu cầu của một dàn ý nói
chung, với mô hình gồm 3 phần lớn: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên
nội dung của mỗi phần, cách triển khai ý ở phần thân bài của bài văn miêu
tả có những điểm khác khá rõ.
6
c. Nhóm kĩ năng diễn đạt trong bài văn miêu tả
Nhóm kĩ năng này bao gồm các kĩ năng bộ phận sau:
* Kỹ năng dùng từ trong bài văn miêu tả: Kỹ năng này bao gồm hai mức
độ là dùng từ đúng và dùng từ hay, đó là dùng những từ ngữ gợi tả, gợi
cảm, các phép tu từ nh so sánh, nhân hoá
* Kỹ năng đặt câu trong bài văn miêu tả: Đối với kỹ năng này, cần chú ý
đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu, mối liên kết giữa các câu trong
đoạn văn, bài văn miêu tả. Ngoài ra, câu còn phải phù hợp với đặc trng
của văn miêu tả. Vì thế, cũng nh yêu cầu của việc dùng từ, đặt câu trong
bài văn miêu tả không chỉ là việc đặt câu đúng mà còn phải đặt câu hay, đó
là đặt những câu sinh động, gợi tả, gợi cảm.
* Kĩ năng xây dựng đoạn và liên kết đoạn trong bài văn miêu tả: Để viết
đợc đoạn văn miêu tả đúng, tiến tới viết đợc đoạn văn miêu tả hay, đoạn
văn trong bài văn miêu tả cũng phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định, đó
là vừa phải đảm bảo đợc tính hớng nội (để duy trì mối quan hệ giữa các
câu trong đoạn, để tách biệt đợc nó với các đoạn văn khác), vừa phải đảm
bảo đợc tính hớng ngoại (để duy trì mối quan hệ giữa các đoạn trong bài
văn, để chứng tỏ nó là một phần của bài văn).
d. Nhóm kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong bài văn miêu tả
Một trong những đặc điểm của nhóm kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi đó
là có thể tiến hành luyện tập nhóm kĩ năng này song song với luyện tập các
nhóm kĩ năng khác. Việc luyện tập bao gồm một số loại lỗi xuất hiện phổ
biến trong bài văn miêu tả nh: lỗi về bố cục, lỗi về nội dung, lỗi diễn đạt.
Các nhóm kĩ năng viết văn miêu tả trên đây là cơ sở lý thuyết quan trọng
giúp chúng tôi xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chơng trình, SGK dạy học văn miêu tả ở tiểu học
Chúng tôi khảo sát chơng trình và SGK chủ yếu dựa trên những tài liệu nh:
chơng trình môn TV tiểu học, SGK, một số tài liệu tham khảo khác (SGV và
sách bài tập) đợc biên soạn phục vụ cho HS lớp 4, 5 chơng trình 2000. Nội
dung khảo sát tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến việc xây dựng hệ
thống BT của luận án, bao gồm: Quy định của chơng trình về dạy học văn miêu
tả; Về nội dung dạy học văn miêu tả trong SGK; Về các kiểu bài văn miêu tả
trong SGK; Về đề bài văn miêu tả trong SGK; Đặc biệt, chúng tôi khảo sát khá kĩ
Các BTRLKN viết văn miêu tả trong SGK. Mục đích của việc khảo sát này là xác
định tính kế thừa của các dạng thức BT, đồng thời rút ra những kết luận về mặt
phơng pháp làm cơ sở (cơ sở thực tiễn) cho việc xây dựng hệ thống BT RLKN
viết văn miêu tả cho HS tiểu học hợp lí hơn, đạt hiệu quả dạy học cao hơn.
7
1.2.2. Tình hình dạy- học văn miêu tả ở tiểu học
Qua khảo sát tình hình dạy học văn miêu tả ở tiểu học, có thể thấy việc
dạy học văn miêu tả còn khá nhiều bất cập. Kết quả làm văn miêu tả của
HS không cao lắm. Số lợng bài văn miêu tả đạt yêu cầu, đúng với đặc
trng của văn miêu tả chiếm không nhiều. Có thể đi đến một số nhận xét
bớc đầu về chất lợng viết văn miêu tả của HS tiểu học, đó là: HS thiếu
tính chân thực và sáng tạo trong khi miêu tả. Tồn tại khá phổ biến tình
trạng sao chép từ văn mẫu; Nội dung miêu tả sơ sài, ý không phong phú,
không biết cách phát triển các ý; Triển khai ý lộn xộn; Diễn đạt khô khan,
thiếu hình ảnh và cảm xúc, nặng về kể nhiều hơn tả. Nhìn chung, HS mắc
khá nhiều lỗi trong bài văn miêu tả nh: lỗi về bố cục, lỗi về nội dung, lỗi
về diễn đạt Do đó, cần phải có những bài tập giúp HS khắc phục phần
nào những khó khăn, sai phạm trong quá trình viết văn miêu tả, giúp các
em viết văn miêu tả tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả ở
tiểu học.
Chơng 2
hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn miêu Tả
cho học sinh tiểu học
2.1. Một số vấn đề chung
2.1.1. Quan niệm về bài tập trong các bài học thực hành RLKN
Trong các bài học thực hành RLKN, có thể hiểu BT là một tập hợp yêu
cầu hoạt động để đạt tới một kết quả nào đó. Nếu là một loại BT cùng kiểu
lặp đi lặp lại với mức độ cần thiết thì sẽ hình thành đợc kĩ năng tơng ứng.
Nói cụ thể hơn, trong các bài học thực hành RLKN viết văn miêu tả, nhờ
thực hiện các BT - tức là thực hiện các hoạt động học tập mà HS nắm đợc
và vận dụng đợc các kĩ năng bộ phận để sản sinh một văn bản miêu tả. Hệ
thống BT RLKN viết văn miêu tả đợc đề cập đến ở đây là loại BT đợc sử
dụng trong bài học thực hành RLKN viết văn miêu tả. Trong chơng trình
và SGK TV tiểu học, kiểu bài thực hành này nằm ở phần luyện tập.
2.1.2. Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu
tả cho HS tiểu học
Hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học đợc biên soạn dựa
trên một số nguyên tắc sau: Phù hợp với mục tiêu của môn học: RLKN tạo
lập văn bản cho HS; Bảo đảm tính hệ thống, tính đa dạng và phong phú; Phù
hợp với thực tiễn dạy học văn miêu tả ở tiểu học, phù hợp với đặc điểm HS
tiểu học; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
8
2.2. Miêu tả hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học
Căn cứ vào sự phân tích kĩ năng viết văn miêu tả thành từng nhóm các kĩ
năng bộ phận, chúng tôi đề xuất hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả gồm
có 4 nhóm BT, mỗi nhóm có nhiệm vụ hình thành, rèn luyện một nhóm kĩ
năng viết văn miêu tả, đó là: Nhóm BT RLKN tìm hiểu đề văn miêu tả;
Nhóm BT RLKN quan sát, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả; Nhóm
BT RLKN diễn đạt trong bài văn miêu tả; Nhóm bài tập RLKN phát hiện
và sửa chữa lỗi trong bài văn miêu tả. Cơ sở để phân nhóm chủ yếu dựa
vào mục đích, tác dụng của các BT (tạm gọi là đích của BT) đối với việc
RLKN viết văn miêu tả.
2.2.1. Nhóm A - BT RLKN tìm hiểu đề văn miêu tả
Nhóm bài tập này nhằm mục đích giúp HS biết cách xác định đúng, đủ
các yêu cầu của đề bài văn miêu tả, bao gồm các yêu cầu về: đối tợng
miêu tả, mục đích miêu tả, trọng tâm miêu tả, đối tợng tiếp nhận (ngời
đọc) bài văn miêu tả. Từ đó, các em tránh đợc sự lúng túng trong quá
trình triển khai bài viết, tránh tình trạng bài viết xa đề, lạc đề. Việc xác
định đúng, đủ các yêu cầu của đề bài sẽ là cơ sở của việc thực hiện các kĩ
năng tiếp theo. Căn cứ vào các yêu cầu của đề văn miêu tả, có thể chia
nhóm BT RLKN tìm hiểu đề văn miêu tả thành 4 loại BT sau:
Loại A.I. BT RLKN xác định đối tợng miêu tả
Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời đợc câu hỏi miêu tả cái gì? (hoặc
con gì? vật gì? cây gì? cảnh gì? ngời nào?). Cũng chính nhờ xác định đ-
ợc đối tợng miêu tả mà HS xác định chính xác kiểu bài miêu tả cần viết.
Việc xác định đối tợng miêu tả tuỳ thuộc vào phạm vi của đề bài. Đối với
những đề bài cho phép ngời viết lựa chọn đối tợng miêu tả tuỳ theo sở
thích, hiểu biết, ý muốn cá nhân của mình, GV cần hớng HS lựa chọn
những đối tợng miêu tả các em thực sự đợc quan sát kĩ, có tình cảm hoặc
có ấn tợng sâu sắc về đối tợng đó. Hình thức BT thích hợp nhất là: BT
trả lời ngắn về đối tợng miêu tả. Tuỳ từng đề bài mà GV xây dựng câu hỏi
cho phù hợp.
Loại A.II. BT RLKN xác định mục đích miêu tả
Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời đợc câu hỏi: miêu tả để làm gì?
Việc trả lời đợc câu hỏi này bao gồm các nội dung: miêu tả nhằm đem tới
cho ngời đọc thông tin gì? miêu tả nhằm thể hiện thái độ, tình cảm nh thế
nào? miêu tả nhằm thể hiện mong muốn gì của ngời viết đối với ngời
đọc? Xác định mục đích miêu tả là công việc phức tạp và khó khăn hơn cả
9
trong quá trình tìm hiểu đề. Do đó, các BT nên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp. Hình thức BT chủ yếu là: BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về
mục đích miêu tả.
Loại A.III. BT RLKN xác định trọng tâm miêu tả
Loại bài tập này có mục đích giúp HS biết cách xác định đúng trọng tâm
miêu tả, cũng chính là xác định phạm vi, giới hạn miêu tả, nhằm trả lời cho
câu hỏi: miêu tả đối tợng những gì? miêu tả đến đâu? những điểm nào là
quan trọng, cần phải tập trung miêu tả? những điểm nào là thứ yếu chỉ cần
miêu tả sơ qua? Từ đó, HS không sa vào tình trạng viết văn theo cảm tính,
viết lan man, xa đề Bởi xác định trọng tâm miêu tả là một vấn đề tơng
đối rộng, phức tạp, đôi khi trừu tợng, phụ thuộc vào sự cảm nhận, ý thích
chủ quan của ngời viết. Trớc hết, có thể giúp HS xác định trọng tâm
miêu tả dựa vào một số cơ sở nhất định, chẳng hạn nh dựa vào kiểu bài
văn miêu tả, dựa vào những chỉ dẫn có trong đề bài Sau đó, có thể lựa
chọn một số hình thức BT nh: BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về trọng
tâm miêu tả.
Loại A.IV. BT RLKN xác định đối tợng tiếp nhận bài văn miêu tả
Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời câu hỏi: viết cho ai? Qua việc trả
lời câu hỏi này, HS biết đợc mình đang viết- tức là đang giao tiếp với đối
tợng nào?. Hình thức BT chủ yếu là: BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về
đối tợng tiếp nhận bài văn miêu tả.
Để giúp HS thực sự thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả, GV cần
hớng dẫn HS chú ý thực hiện các bớc sau đây khi tìm hiểu đề: (1) Đọc kĩ
đề để bớc đầu thâm nhập đề, có nhận thức sơ bộ về đề bài; (2) Gạch chân
những từ ngữ quan trọng trong đề bài; (3) Trả lời các câu hỏi của BT để
xác định yêu cầu của đề, bao gồm các câu hỏi sau: Đề bài yêu cầu viết kiểu
bài văn miêu tả nào? Đối tợng miêu tả là sự vật nào? (hoặc cây gì? con
gì? ngời nào? cảnh nào?); Mục đích viết bài văn miêu tả để làm gì?; Bài
viết sẽ tập trung miêu tả những đặc điểm nào đối tợng là chủ yếu? Vì
sao?; Bài viết hớng tới ngời đọc là ai? Từ ngữ xng hô sẽ đợc sử dụng
trong bài viết là gì?; Cần lu ý điểm gì khi sử dụng ngôn ngữ để miêu tả?;
(4) Kiểm tra lại các câu trả lời ở trên.
2.2.2. Nhóm B - BT RLKN quan sát, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn
miêu tả
Nhóm bài tập này có mục đích giúp HS biết cách quan sát, tìm ý và sắp
xếp các ý vào một bố cục thích hợp với bài văn miêu tả. Nhóm BT này
đợc chia thành 2 loại BT sau:
10
Loại B.I. BT RLKN quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả
Loại bài tập này nhằm giúp HS biết cách quan sát để tìm ý cho bài văn
miêu tả. Căn cứ vào các hành động cần phải tiến hành khi quan sát đối
tợng miêu tả, loại BT này đợc chia thành 3 kiểu BT sau:
Kiểu B.I.1. BT sử dụng các giác quan trong quan sát
Kiểu bài tập này nhằm giúp HS biết cách sử dụng các giác quan trong quá
trình quan sát đối tợng miêu tả. Căn cứ vào sự tham gia của các giác quan vào
hành động quan sát, kiểu BT này có thể chia thành 2 dạng BT: Sử dụng một
giác quan trong quan sát; Phối hợp sử dụng các giác quan trong quan sát.
Một số hình thức BT chủ yếu: BT sử dụng các giác quan để quan sát dựa
vào câu hỏi gợi ý; BT sử dụng các giác quan để quan sát dựa vào nội dung
cho trớc; BT quan sát theo yêu cầu của đề bài.
Kiểu B.I.2. BT xác định trình tự quan sát.
Kiểu bài tập này nhằm giúp HS biết cách quan sát có trình tự, để từ đó có
thể lập dàn ý, viết bài văn đợc mạch lạc, rõ ràng, theo thứ tự hợp lý. Có
thể xác định trình tự quan sát theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào yêu
cầu của đề bài, tuỳ thuộc vào đối tợng miêu tả, hoặc tuỳ thuộc vào ý muốn
chủ quan của ngời viết. Tuy nhiên, có thể kể đến các trình tự quan sát phổ
biến và phù hợp với việc quan sát, tìm ý của HS tiểu học (mặc dù việc phân
chia các trình tự quan sát chỉ có tính chất tơng đối): quan sát theo trình tự
không gian, quan sát theo trình tự thời gian, quan sát theo từng đặc điểm của
đối tợng miêu tả, phối hợp các trình tự quan sát. Nh vậy, dựa vào cách thức
quan sát theo trình tự, kiểu BT này có thể chia thành 4 dạng BT là: Quan sát
theo trình tự không gian; Quan sát theo trình tự thời gian; Quan sát theo đặc
điểm đối tợng miêu tả; Phối hợp các trình tự quan sát.
Một số hình thức BT chủ yếu: BT quan sát theo trình tự dựa vào câu hỏi
gợi ý; BT quan sát theo trình tự dựa vào nội dung cho trớc; BT quan sát
theo yêu cầu của đề bài.
Kiểu B.I.3. BT lựa chọn chi tiết, nhận xét, so sánh, biểu cảm trong quan sát
Kiểu bài tập này nhằm giúp HS biết cách lựa chọn những chi tiết đặc sắc,
bớc đầu biết thu nhận những nhận xét, so sánh, và biểu lộ cảm xúc khi
quan sát đối tợng miêu tả. Kiểu BT này có thể chia thành 2 dạng BT sau:
Dạng B.I.3.1. Lựa chọn chi tiết đặc sắc trong quan sát
Một số hình thức BT chủ yếu: BT quan sát, lựa chọn chi tiết dựa vào câu hỏi
gợi ý; BT quan sát, lựa chọn chi tiết dựa vào nội dung cho trớc; BT cho trớc
một số chi tiết, yêu cầu lựa chọn chi tiết tiêu biểu cho phù hợp; BT quan sát
theo yêu cầu của đề bài.
11
Dạng B.I.3.2. Nhận xét, so sánh, biểu cảm trong quan sát
Một số hình thức BT chủ yếu: BT ghép nối hình ảnh so sánh, liên tởng
phù hợp; BT quan sát để tìm những hình ảnh so sánh, liên tởng phù hợp.
Kiểu B.I.4. BT luyện tập tổng hợp
Trên thực tế, khi quan sát, ngời quan sát phải tiến hành cùng lúc hoặc
lần lợt các hành động nh: sử dụng các giác quan, xác định trình tự quan
sát, lựa chọn chi tiết, nhận xét, so sánh, biểu cảm Vì vậy, kiểu BT luyện
tập tổng hợp kĩ năng quan sát là kiểu BT thờng gặp hơn cả, kiểu BT này
nên sử dụng khi HS đã tơng đối thuần thục các hành động quan sát ở trên.
Một số hình thức BT chủ yếu: BT quan sát dựa vào câu hỏi gợi ý; BT
quan sát dựa vào nội dung cho trớc; BT quan sát theo yêu cầu của đề bài.
Để việc RLKN quan sát các đối tợng miêu tả cho HS có hiệu quả, GV
cần lu ý HS thực hiện quan sát theo các bớc nh sau: (1) Lựa chọn trình
tự quan sát phù hợp với đối tợng miêu tả. (Lu ý: đối với bài văn tả cây
cối, tả cảnh cần lựa chọn cả thời điểm và vị trí quan sát sao cho hợp lý); (2)
Phối hợp sử dụng tất cả các giác quan (nếu có thể) để quan sát đối tợng;
(3) Lựa chọn những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu của đối tợng miêu tả trong
sự so sánh với các đối tợng cùng loại và khác loại; (4) Tìm những từ ngữ,
những hình ảnh so sánh, liên tởng hoặc nhân hoá phù hợp để ghi chép
kết quả quan sát, kết hợp với hồi tởng về những đặc điểm của đối tợng
(nếu cần thiết); (5) Kiểm tra lại kết quả đã quan sát đợc.
Loại B.II. BT RLKN lập dàn ý cho bài văn miêu tả
Loại bài tập này nhằm giúp HS rèn luyện cách sắp xếp, tổ chức các ý
trong bài văn miêu tả một cách chặt chẽ, hợp lý, hình thành bộ khung
cho bài văn miêu tả sẽ viết.
Dựa theo mức độ của việc lập dàn ý, theo mô hình của một dàn ý, lâu
nay TLV trong nhà trờng chia ra hai loại dàn ý là: dàn ý sơ lợc (dàn ý
đại cơng) và dàn ý chi tiết. Theo cách chia này, loại BT RLKN lập dàn ý
cho bài văn miêu tả có thể chia thành 2 kiểu BT: BT lập dàn ý sơ lợc cho
bài văn miêu tả; BT lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả.
Dựa theo cách tiến hành quan sát (trình tự quan sát), dựa theo nội dung
miêu tả sẽ triển khai ở phần thân bài, kiểu BT lập dàn ý sơ lợc cho bài văn
miêu tả và kiểu BT lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả đều có thể đợc
chia thành 4 dạng BT, đó là: Lập dàn ý theo trình tự không gian; Lập dàn
ý theo trình tự thời gian; Lập dàn ý theo từng đặc điểm của đối tợng miêu
tả; Lập dàn ý theo trình tự từ bao quát đến cụ thể. 4 dạng BT này cũng là 4
cách có thể sử dụng để lập dàn ý cho bài văn miêu tả. Lựa chọn cách nào
12
để lập dàn ý phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh: kiểu bài văn miêu tả, đối
tợng miêu tả, trình tự quan sát và phụ thuộc cả vào ý muốn chủ quan của
ngời viết Cũng cần phải nói thêm rằng, sự phân chia 4 cách lập dàn ý ở
trên chỉ có tính chất tơng đối. Bởi trên thực tế, ngời viết có thể triển khai,
sắp xếp các ý bằng cách phối hợp.
Nhìn chung, các dạng BT lập dàn ý cho bài văn miêu tả ở trên đều có thể rèn
luyện cho HS với những hình thức BT chủ yếu sau: BT phân tích, nhận diện
dàn ý qua các bài văn miêu tả mẫu; BT khôi phục lại dàn ý cho bài văn miêu
tả; BT lập dàn ý cho bài văn miêu tả dựa vào nội dung cho trớc; BT biến đổi
dàn ý sơ lợc thành dàn ý chi tiết; BT sửa chữa dàn ý; BT sắp xếp lại dàn ý;
BT lập dàn ý cho bài văn miêu tả theo yêu cầu của đề bài.
Trong quá trình HS lập dàn ý, GV cần lu ý HS lập dàn ý theo các bớc
sau: (1) Lựa chọn cách trình bày cho dàn ý. Lu ý, thông thờng trình tự
quan sát thế nào, có thể lập dàn ý theo trình tự đó; (2) Lập dàn ý sơ lợc để
có cái nhìn bao quát về nội dung của bài văn; (3) Dựa trên dàn ý sơ lợc, sử
dụng các ý tìm đợc nhờ quan sát, hoặc hồi tởng về đối tợng miêu tả để
lập dàn ý chi tiết cho bài văn; (4) Kiểm tra lại dàn ý đã lập.
2.2.3. Nhóm C - BT RLKN diễn đạt trong bài văn miêu tả
Mục đích của nhóm bài tập này là giúp HS biết cách dùng từ, đặt câu
sinh động, gợi cảm, gợi tả, biết cách xây dựng đoạn văn miêu tả và liên kết
các đoạn thành bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Nhóm BT này đợc chia thành
3 loại BT sau:
Loại C.I. BT RLKN dùng từ, đặt câu sinh động, gợi tả và gợi cảm
Trớc hết cần phải nói rằng, hai kĩ năng dùng từ, đặt câu có mối liên quan
chặt chẽ với nhau. Vì thế, việc rèn luyện kĩ năng dùng từ cần phải gắn liền
với việc rèn luyện kĩ năng viết câu trong văn bản. Một bài văn miêu tả muốn
đạt hiệu quả cao, ngời viết không những phải tuân theo những yêu cầu có
tính nguyên tắc của việc dùng từ, đặt câu, mà còn phải biết dùng từ, đặt câu
sinh động, gợi tả, gợi cảm. Các BT RLKN dùng từ, đặt câu sinh động, gợi
tả, gợi cảm trong bài văn miêu tả có thể chia thành 6 kiểu BT sau:
Kiểu C.I.1. BT sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm điền vào chỗ trống
Kiểu BT này thể hiện yêu cầu luyện tập sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm ở
mức độ đơn giản nhng cũng có tác dụng nhất định trong việc rèn cho HS
kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ ngữ khi miêu tả. Hình thức BT là: cho sẵn
một số từ ngữ cần điền (hoặc không cho sẵn từ), yêu cầu HS lựa chọn
(hoặc tìm) từ ngữ gợi tả, gợi cảm phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu
văn, đoạn văn miêu tả.
13
Kiểu C.I.2. BT sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm để thay thế từ ngữ
Để dùng từ đúng và hay trong văn miêu tả, ngời viết cần tiến hành lựa
chọn và thay thế từ khi thấy cha phù hợp, cha hiệu quả. Sự lựa chọn
thờng diễn ra giữa các từ đồng nghĩa hoặc những cách nói đồng nghĩa. Từ
ngữ đợc chọn để thay thế là những từ ngữ không chỉ giúp ngời viết biểu
thị đợc chính xác điều mình muốn miêu tả, mà còn làm cho câu văn trở
nên sinh động và biểu cảm hơn rất nhiều. Hình thức BT là: cho sẵn một số
từ ngữ (hoặc không cho sẵn từ), yêu cầu HS lựa chọn (hoặc tìm) từ ngữ gợi tả,
gợi cảm phù hợp để thay thế trong câu văn, đoạn văn miêu tả.
Kiểu C.I.3. BT sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm để mở rộng thành phần câu
Kiểu BT này nhằm cụ thể hoá ý nghĩa của câu văn miêu tả, làm cho câu văn
miêu tả đợc hay hơn, sinh động hơn mà vẫn giữ nguyên cấu tạo nòng cốt.
Thành phần đợc mở rộng thờng là thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu.
Hình thức BT là: cho câu văn, hoặc đoạn văn miêu tả, yêu cầu HS thêm các
từ ngữ gợi tả, gợi cảm để câu văn, đoạn văn miêu tả đợc cụ thể và hay hơn.
Kiểu C.I.4. Bài tập diễn đạt lại câu cho sinh động hơn
ở kiểu BT này, các câu văn đợc cho trớc là những câu hoàn toàn bình
thờng về ngữ pháp và ngữ nghĩa, tuy nhiên, khi đặt trong đoạn văn, bài
văn miêu tả thì rõ ràng chúng cha thực sự hay và hấp dẫn. Bởi các câu văn
này mới chỉ liệt kê đặc điểm của đối tợng miêu tả một cách khách quan,
lạnh lùng. Nhiều câu văn còn gợi cho ngời đọc cảm giác nặng nề, khó
chịu. Do đó, để những câu văn nh vậy đợc hay hơn, cần phải diễn đạt lại
bằng cách sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, hoặc có thể biến đổi cấu
trúc câu, đảo vị trí của các thành phần câu nếu phù hợp.
Hình thức BT là: cho câu văn, đoạn văn miêu tả, yêu cầu HS sử dụng
biện pháp so sánh, nhân hoá, (hoặc biến đổi cấu trúc câu, đảo vị trí của
các thành phần câu) để câu văn, đoạn văn miêu tả đợc sinh động hơn.
Kiểu C.I.5. BT chuyển đổi kiểu câu cho truyền cảm hơn
Khi viết văn miêu tả, ngời viết thờng sử dụng những câu kể để miêu tả
lại các đặc điểm về đối tợng miêu tả. Song nếu ngời viết biết kết hợp việc
sử dụng câu kể với các kiểu câu khác nh: câu cảm, câu hỏi (loại câu hỏi
không yêu cầu ngời tiếp nhận phải trả lời) để bộc lộ rõ hơn cảm xúc của
mình thì chắc chắn bài văn miêu tả sẽ hay và hấp dẫn hơn. Điều đó có nghĩa
là, cùng một nội dung miêu tả, có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.
Hình thức BT là: cho câu văn miêu tả là câu kể, yêu cầu HS diễn đạt lại
thành câu cảm hoặc câu hỏi để câu văn đợc truyền cảm hơn.
14
Kiểu C.I.6. BT đặt câu miêu tả theo yêu cầu
Kiểu BT này nhằm mục đích rèn luyện cho HS viết những câu văn miêu
tả giàu hình ảnh và cảm xúc theo yêu cầu cho trớc.
Hình thức BT là: cho đối tợng miêu tả, yêu cầu HS viết câu văn miêu tả
trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biện pháp so sánh, nhân hoá
Loại C.II. BT RLKN xây dựng đoạn văn miêu tả
Loại bài tập này có mục đích giúp HS biết cách xây dựng các đoạn văn
(đoạn mở bài, đoạn phát triển, đoạn kết bài) trong bài văn miêu tả.
Về lý thuyết, đoạn văn miêu tả có thể rất dài, nhng trên thực tế, trong bài
văn miêu tả của HS tiểu học, đoạn văn xuất hiện thờng có độ dài trung bình
khoảng 5 đến 7 câu. Do số lợng câu không nhiều nên việc bao quát toàn bộ
một đoạn văn dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với cả bài văn. Vì thế, nếu
có kĩ năng dựng đoạn chắc chắn thì việc xây dựng bài văn của HS sẽ có
nhiều thuận lợi. Căn cứ vào chức năng của đoạn văn trong bài văn miêu tả,
có thể chia loại BT RLKN xây dựng đoạn văn miêu tả thành 3 kiểu BT sau:
Kiểu C.II.1. BT dựng đoạn mở bài trong bài văn miêu tả
Trong bài văn miêu tả, đoạn mở bài có chức năng giới thiệu đối tợng miêu
tả, thu hút sự chú ý của ngời đọc. Có nhiều cách thức viết đoạn mở bài, nhng
có thể quy vào 2 cách chủ yếu là: trực tiếp và gián tiếp. Dựa vào 2 cách mở bài
này, có thể chia kiểu BT dựng đoạn mở bài trong bài văn miêu tả thành 2 dạng
BT: Dựng đoạn mở bài trực tiếp và Dựng đoạn mở bài gián tiếp .
Một số hình thức BT chủ yếu: BT phân biệt các đoạn mở bài; BT dựng
đoạn mở bài theo mẫu; BT dựng đoạn mở bài dựa vào các câu hỏi gợi ý;
BT dựng đoạn mở bài dựa vào nội dung cho trớc; BT dựng đoạn mở bài
tơng ứng với đoạn kết bài cho trớc; BT chuyển đổi cách mở bài; BT dựng
đoạn mở bài cho đề bài làm văn.
Quy trình viết đoạn mở bài bao gồm các bớc sau: (1) Xác định đối
tợng miêu tả mà đề bài yêu cầu; (2) Chọn cách mở bài thích hợp với đối
tợng miêu tả; (3) Viết đoạn mở bài theo cách đã chọn; (4) Kiểm tra lại
đoạn mở bài vừa viết.
Kiểu C.II.2. BT dựng đoạn phát triển trong bài văn miêu tả
Đoạn phát triển (còn gọi là đoạn triển khai) nằm ở phần thân bài. Trong
bài văn miêu tả ở tiểu học, phần thân bài thờng gồm 2-3 đoạn văn. Mỗi đoạn
văn tập trung làm rõ 1 ý miêu tả. Để phù hợp với đặc trng của đoạn văn
miêu tả, phù hợp với đối tợng của việc RLKN dựng đoạn là HS tiểu học,
chúng tôi lựa chọn cách phân loại đoạn phát triển trong bài văn miêu tả theo
tiêu chí: dựa vào nội dung, kết cấu của đoạn văn. Kết cấu trong đoạn văn
15
miêu tả chủ yếu thể hiện mối quan hệ liên tởng giữa các câu trong đoạn
cùng hớng về nội dung miêu tả chung. Do đó, đối với đoạn văn miêu tả, kiểu
kết cấu diễn dịch, kết cấu song song, kết cấu tổng - phân - hợp (chúng tôi tạm
gọi là kết cấu hoàn chỉnh 3 phần) là thờng gặp hơn cả. Tuy nhiên, các kiểu
kết cấu này khi thể hiện trong đoạn văn miêu tả cụ thể lại có những điểm
khác biệt. Nh vậy, dựa vào nội dung, kết cấu của đoạn văn, có thể chia kiểu
BT dựng đoạn phát triển trong bài văn miêu tả thành 3 dạng BT sau:
Dạng C.II.2.a. Dựng đoạn tả có kết cấu hoàn chỉnh 3 phần
Kết cấu hoàn chỉnh 3 phần là mô hình kết cấu của một đoạn văn (miêu tả)
chuẩn, thuộc dạng kinh điển. Do đó, đây cũng là loại đoạn văn có kết cấu
đầy đủ nhất. Kết cấu này tơng ứng với kết cấu lớn của cả bài văn. Để thể
hiện trọn vẹn một tiểu chủ đề, loại đoạn văn này thờng có 3 phần nhỏ: mở
đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đối với đoạn văn miêu tả, do đặc trng phong
cách và thể loại nên cũng có những khác biệt về nội dung của 3 phần trong
đoạn văn. Loại đoạn văn miêu tả có kết cấu 3 phần cần đợc coi là căn cứ để
luyện tập kĩ năng xây dựng đoạn văn miêu tả trong nhà trờng tiểu học. Bởi
tạo lập đợc một đoạn văn có kết cấu nh vậy có thể coi nh HS đã bớc
đầu biết cách tạo lập một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
Một số hình thức BT chủ yếu: BT nhận diện, phân tích đoạn tả mẫu; BT
dựng đoạn tả theo mẫu; BT sắp xếp các câu đã cho thành đoạn tả hợp lý;
BT dựng đoạn tả dựa vào nội dung cho trớc; BT cho một số từ ngữ, yêu
cầu dựng đoạn tả hoàn chỉnh; BT cho trớc câu mở đoạn và câu kết đoạn, yêu
cầu dựng đoạn tả hoàn chỉnh; BT cho trớc các câu thân đoạn, yêu cầu viết
câu mở đoạn và câu kết đoạn cho đoạn tả; BT dựng đoạn tả theo yêu cầu
của đề bài.
Quy trình viết đoạn tả có kết cấu 3 phần bao gồm các bớc sau: (1) Dựa
trên kết quả quan sát hoặc hồi tởng, xây dựng dàn ý cho đoạn; (2) Viết câu
mở đoạn giới thiệu đối tợng miêu tả hoặc đặc điểm sẽ tả; (3) Viết các câu
thân đoạn, chú ý cách dùng từ ngữ, đặt câu vừa đúng, vừa hay, đảm bảo sự
liên kết giữa các câu về cả hình thức và nội dung; (4) Viết câu kết đoạn. Có
thể kết đoạn theo kiểu tự nhiên hoặc kết đoạn bằng cách nêu nhận xét, cảm
nghĩ của mình về đối tợng miêu tả; (5) Kiểm tra lại đoạn văn vừa viết.
Dạng C.II.2.b. Dựng đoạn tả có câu chủ đề ở đầu đoạn
Đoạn tả có câu chủ đề đứng ở vị trí đầu đoạn là loại đoạn tả có kết cấu diễn
dịch. Trong đoạn văn này, câu chủ đề nêu ý miêu tả chung, khái quát. Các câu
sau cụ thể hoá nội dung miêu tả của câu chủ đề. Đối với văn miêu tả, câu chủ
đề thờng đứng ở vị trí đầu đoạn văn. ở vị trí này, câu chủ đề sẽ giúp cho
16
ngời viết dễ dàng triển khai nội dung miêu tả trong đoạn. Do đó, chúng tôi
chỉ tập trung luyện xây dựng đoạn văn miêu tả có câu chủ đề ở đứng đầu đoạn.
Một số hình thức BT chủ yếu: BT phân tích, nhận diện đoạn tả mẫu; BT
dựng đoạn tả theo mẫu; BT sắp xếp các câu đã cho thành đoạn tả hợp lý; BT
dựng đoạn tả dựa vào nội dung cho trớc; BT cho trớc câu mở đoạn là câu
chủ đề của đoạn, yêu cầu viết đoạn tả hoàn chỉnh; BT cho trớc các câu thân
đoạn, yêu cầu viết câu mở đoạn là câu chủ đề của đoạn tả cho phù hợp; BT
lựa chọn câu chủ đề cho đoạn tả; BTdựng đoạn tả theo yêu cầu của đề bài.
Quy trình viết đoạn tả có câu chủ đề ở đầu đoạn bao gồm các bớc sau:
(1) Dựa trên kết quả quan sát hoặc hồi tởng, xây dựng dàn ý cho đoạn; (2)
Xác định nội dung miêu tả trong đoạn văn. Sau đó, viết câu mở đoạn nêu lên
ý chung của toàn đoạn; (3) Viết các câu thân đoạn theo nội dung đã đợc
nêu ở câu mở đầu, chú ý cách dùng từ ngữ, đặt câu vừa đúng, vừa hay, đảm
bảo sự liên kết giữa các câu về cả hình thức và nội dung; (4) Viết câu kết
đoạn; (5) Kiểm tra lại đoạn văn vừa viết.
Dạng C.II.2.c. Dựng đoạn tả không có câu chủ đề
Đoạn tả không có câu chủ đề là loại đoạn tả có kết cấu song song. Đây là
loại đoạn tả xuất hiện phổ biến nhất trong văn miêu tả. ở loại đoạn văn này,
các câu đều có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện nội dung miêu tả của
đoạn văn. Nội dung đó có thể là một ý về thời gian, hoặc về không gian, hoặc
về đặc điểm nào đó của đối tợng miêu tả
Một số hình thức BT chủ yếu: BT sắp xếp các câu đã cho thành đoạn tả hợp
lý; BT cho trớc câu mở đoạn, hoặc một số câu thân đoạn, yêu cầu viết đoạn tả
hoàn chỉnh; BT dựng đoạn tả dựa vào nội dung cho trớc; BT dựng đoạn tả theo
yêu cầu của đề bài.
Quy trình viết đoạn tả không có câu chủ đề bao gồm các bớc sau: (1)
Dựa trên kết quả quan sát hoặc hồi tởng, xây dựng dàn ý cho đoạn; (2)
Xác định nội dung miêu tả trong đoạn văn; (3) Lựa chọn cách triển khai
nội dung miêu tả : theo thời gian, theo không gian, theo từng đặc điểm của
đối tợng miêu tả ; (4) Viết đoạn văn miêu tả theo cách đã chọn, chú ý
cách dùng từ ngữ, đặt câu vừa đúng, vừa hay, đảm bảo sự liên kết giữa các
câu về cả hình thức và nội dung; (5) Kiểm tra lại đoạn văn vừa viết.
Kiểu C.II.3. BT RLKN dựng đoạn kết bài trong bài văn miêu tả
Đoạn kết bài là đoạn nằm ở vị trí cuối bài văn miêu tả, có chức năng
khép lại nội dung miêu tả. Có nhiều cách thức để viết đoạn kết bài trong
bài văn miêu tả. Tuỳ theo đối tợng miêu tả, tuỳ theo nội dung miêu tả đã
17
triển khai trong phần thân bài, tuỳ theo năng lực ngôn ngữ của mình mà
ngời viết có thể kết bài một cách tự nhiên (kết bài không mở rộng) hoặc
kết bài bằng cách mở ra nhiều thông tin cho ngời đọc (kết bài mở rộng).
Do đó, kiểu BT này có thể chia thành 2 dạng BT: Dựng đoạn kết bài không
mở rộng và Dựng đoạn kết bài mở rộng.
Một số hình thức BT chủ yếu: BT phân biệt các cách kết bài; BT dựng đoạn
kết bài theo mẫu; BT dựng đoạn kết bài dựa vào câu hỏi gợi ý; BT dựng đoạn
kết bài dựa vào nội dung cho trớc; BT dựng đoạn kết bài tơng ứng với đoạn
mở bài cho trớc; BT chuyển đổi cách kết bài; BT dựng đoạn kết bài cho đề
bài làm văn.
Quy trình viết đoạn kết bài bao gồm các bớc sau: (1) Chọn cách kết bài
thích hợp với đối tợng miêu tả, với nội dung miêu tả trong bài văn; (2)
Viết đoạn kết bài theo cách đã chọn; (3) Kiểm tra lại đoạn kết bài vừa viết.
Loại C.III. BT RLKN liên kết đoạn trong bài văn miêu tả
Trong bài văn miêu tả, các phần, các ý phải đợc trình bày tách bạch
nhng cần liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống
nhất. Liên kết đoạn (chuyển đoạn) là "chất keo" nối kết giữa các phần, các
ý trong bài văn, làm cho bài văn liền mạch. Phơng tiện đợc dùng phổ
biến nhất để liên kết giữa các đoạn văn miêu tả đó là phép trình tự tuyến
tính. Một trong những thao tác đầu tiên là sắp đặt trình tự của các đoạn. Vị
trí của mỗi đoạn văn tuỳ thuộc vào cách triển khai ý mà ngời viết lựa
chọn. Ngoài ra, để liên kết đoạn, có thể dùng từ ngữ hoặc câu văn. Do đó,
loại BT này có thể chia thành 2 kiểu BT:
Kiểu C.III.1. BT dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn miêu tả
Một số hình thức BT chủ yếu: BT phân tích, nhận diện; BT điền từ ngữ vào chỗ
trống; BT sử dụng các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn để viết bài văn miêu tả.
Kiểu C.III.2. BT dùng câu để liên kết các đoạn văn miêu tả
Một số hình thức BT chủ yếu: BT phân tích, nhận diện; BT điền vào chỗ
trống câu văn thích hợp; BT sử dụng các câu có tác dụng liên kết đoạn để
viết bài văn miêu tả.
2.2.4. Nhóm D - BT RLKN phát hiện và sửa chữa lỗi trong bài văn miêu tả
Nhóm bài tập này có mục đích nâng cao ý thức của HS khi quan sát, tìm ý,
sắp xếp ý và diễn đạt thành bài văn miêu tả, rèn cho HS thói quen phải cân
nhắc, suy xét cẩn thận khi viết, thói quen đọc lại, kiểm tra lại những điều
mình vừa viết ra để điều chỉnh, sửa chữa nếu cần thiết. Bên cạnh đó, nhóm BT
này còn có mục đích giúp cho HS biết cách: phát hiện lỗi để chữa đợc lỗi và
18
chữa đợc lỗi để tránh mắc lỗi. Bởi vì việc phát hiện, sửa chữa lỗi có quan hệ
mật thiết với việc phòng tránh lỗi trong khi hoàn thiện bài văn.
Dựa vào một số lỗi thờng gặp trong bài văn miêu tả của HS (do khuôn
khổ của luận án chúng tôi tạm để sang một bên lỗi chính tả), nhóm BT này
có thể chia thành 3 loại BT:
Loại D.I. BT RLKN phát hiện và sửa chữa lỗi về bố cục của bài văn miêu tả
Lỗi về bố cục trong bài văn miêu tả của HS thờng có 2 biểu hiện cơ bản
là: bố cục không cân đối và bố cục không đầy đủ. Hình thức BT chủ yếu là:
yêu cầu HS phát hiện ra lỗi bố cục trong bài văn miêu tả rồi chữa lại.
Loại D.II. BT RLKN phát hiện và sửa chữa lỗi về nội dung miêu tả
Lỗi về nội dung miêu tả thờng có một số biểu hiện cơ bản đó là: nội
dung miêu tả phát triển không đúng trọng tâm; nội dung miêu tả phát triển
không đầy đủ; nội dung miêu tả trùng lặp; nội dung miêu tả không chính
xác hoặc có sự mâu thuẫn; nội dung miêu tả lộn xộn, trình tự miêu tả
không hợp lý. Hình thức BT chủ yếu là: yêu cầu HS phát hiện ra lỗi về nội
dung trong đoạn văn, bài văn miêu tả rồi chữa lại.
Loại D.III. BT RLKN phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt trong bài văn miêu tả
Loại BT này có thể chia thành 3 kiểu BT:
Kiểu D.III.1. Lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả
Lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả của HS tiểu học có biểu hiện rất phong
phú, bao gồm một số loại lỗi sau: lỗi về hình thức ngữ âm của từ; lỗi về
nghĩa của từ; lỗi về kết hợp từ; lỗi dùng thừa từ, lặp từ; lỗi dùng từ không
đúng phong cách. Trong đó, lỗi dùng từ không đúng phong cách có 2 biểu
hiện chủ yếu là: dùng những từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ nói (chỉ
phù hợp khi dùng trong sinh hoạt hàng ngày) trong bài văn miêu tả (thuộc
phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật);
dùng từ cha hay (còn gọi là dùng từ thiếu hình ảnh và cảm xúc) trong bài
văn miêu tả. Hình thức BT chủ yếu là: yêu cầu HS tìm từ ngữ để thay thế
cho từ ngữ dùng sai, hoặc dùng không hay (đã đợc chỉ ra sẵn) trong câu
văn, đoạn văn miêu tả; Hoặc yêu cầu HS phát hiện ra lỗi dùng từ (có thể
yêu cầu HS chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi), sau đó chữa lại cho đúng.
Kiểu D.III.2. Lỗi viết câu trong bài văn miêu tả
Dựa vào yêu cầu của việc viết câu cũng nh dựa vào thực tế mắc lỗi viết
câu của HS trong bài văn miêu tả, có thể thấy các loại lỗi câu cơ bản cần phải
quan tâm và RLKN phát hiện và sửa chữa lỗi cho HS đó là : lỗi về cấu tạo
ngữ pháp của câu, lỗi về nghĩa của câu, lỗi về dấu câu, lỗi về liên kết câu, lỗi
câu không phù hợp phong cách. Trong đó, lỗi câu không phù hợp phong cách
19
có 2 biểu hiện chủ yếu là: viết câu thờng sử dụng trong hội thoại hàng ngày,
viết câu có tính chất hành chính, khoa học trong bài văn miêu tả; hoặc viết
câu khô khan, không sinh động, gợi cảm, gợi tả.
Hình thức BT chủ yếu là: yêu cầu HS chữa lại câu đã mắc lỗi cho đúng,
(hoặc hay hơn); Hoặc yêu cầu HS tìm ra câu mắc lỗi trong đoạn văn miêu
tả, sau đó nêu cách chữa lỗi cho phù hợp.
Kiểu D.III.3. Lỗi tách đoạn và lỗi liên kết đoạn trong bài văn miêu tả
Dạng E.III.3.1. Lỗi tách đoạn trong bài văn miêu tả
Đối với bài văn miêu tả của HS, tách đoạn chủ yếu dựa vào chức năng của
đoạn văn và dựa vào nội dung của đoạn văn. Do đó, lỗi tách đoạn ở đây đợc hiểu
là ngời viết tách đoạn không phù hợp với chức năng hoặc nội dung của đoạn
văn miêu tả. Để chữa lỗi này, HS cần phải dựa vào chức năng hoặc nội dung của
bài văn miêu tả để phân chia lại các đoạn văn sao cho hợp lý. Hình thức BT là:
Yêu cầu HS phát hiện ra lỗi tách đoạn trong bài văn miêu tả rồi chữa lại; Hoặc
cũng có thể chỉ ra lỗi tách đoạn cho HS, yêu cầu các em chữa lại cho phù hợp.
Dạng D.III.3.2. Lỗi liên kết đoạn trong bài văn miêu tả
Biểu hiện của lỗi này là ngời viết không sử dụng hoặc sử dụng không
phù hợp từ ngữ hoặc câu chuyển tiếp để liên kết các đoạn văn miêu tả.
Hình thức BT là: Yêu cầu HS phát hiện ra lỗi liên kết đoạn trong bài văn
miêu tả rồi chữa lại. Hoặc có thể chỉ ra lỗi liên kết đoạn cho HS, yêu cầu
các em chữa lại cho đúng.
Nhìn chung, để nhóm BT phát hiện và sửa chữa lỗi đợc tiến hành có
hiệu quả, GV cần lu ý HS một số điểm sau:- Muốn phát hiện và sửa chữa
chính xác các loại lỗi, trớc hết cần nắm bắt và lĩnh hội thật sát yêu cầu
của đề, nội dung định diễn đạt của ngời viết. Do đó, cần đặt từ trong câu,
đặt câu trong đoạn, đặt đoạn trong toàn bài văn để xem xét;- Trong quá
trình sửa chữa lỗi, tuỳ từng loại lỗi mà có thể sử dụng các thao tác nh:
thay thế, loại bỏ, bổ sung Tuy nhiên cần lựa chọn cách chữa sao cho đảm
bảo tôn trọng, trung thành ở mức tối đa nội dung định diễn đạt và cách thức
diễn đạt của ngời viết; - Quy trình chữa lỗi thờng bao gồm 3 bớc sau:
(1) Phát hiện lỗi; (2) Phân tích nguyên nhân mắc lỗi; (3) Căn cứ vào
nguyên nhân để xác định cách chữa lỗi cho phù hợp.
2.3. Phơng hớng vận dụng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả
vào thực tiễn dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
2.3.1. Vận dụng hệ thống BT trong dạy-học văn miêu tả ở phân môn TLV
a) Nh ta đã thấy, hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học rất
phong phú, đa dạng và cũng tơng đối phức tạp. Do đó, để vận dụng hệ thống
BT này vào việc dạy học văn miêu tả cho thích hợp và đem lại hiệu quả, luận án
20
xác định một số nguyên tắc chung nh sau: * Trong các tiết dạy văn miêu tả,
các kiểu loại BT có thể sử dụng xen kẽ nhau. GV cần dựa trên việc nắm vững
mục đích, tác dụng, đặc điểm của từng kiểu loại BT, dựa vào nội dung cụ thể
của bài dạy mà lựa chọn những BT cơ bản, thiết thực, phù hợp với tình huống cụ
thể; * Cần phải hết sức linh hoạt, năng động trong việc vận dụng hệ thống BT.
Tuỳ theo đối tợng HS để có thể chọn kiểu loại BT này hay kiểu loại BT khác,
lựa chọn nội dung này hay nội dung khác. GV cũng có thể lắp ghép các kiểu BT
và có thể sửa chữa thay đổi ít nhiều trên tinh thần giữ vững mục đích, yêu cầu
của các kiểu loại BT; * Cần phải luôn lu ý đến mối quan hệ liên thông giữa các
nhóm BT, bởi mỗi nhóm BT có mục đích rèn luyện một nhóm kĩ năng. Vì thế,
không thể bỏ qua một nhóm BT nào, thực hiện tốt BT của nhóm kĩ năng này sẽ
là cơ sở, điều kiện để thực hiện tốt BT của các nhóm kĩ năng tiếp theo.
b) Về quy trình tổ chức thực hành các BT RLKN viết văn miêu tả trong
dạy học văn miêu tả
* Cũng nh quy trình hớng dẫn HS làm BT trong các phân môn của
môn TV, các BT RLKN viết văn miêu tả trong phân môn TLV đều có thể
thực hiện qua các bớc chủ yếu nh sau: Bớc 1: Hớng dẫn HS nắm vững
yêu cầu của BT; Bớc 2: 1 hoặc 2 HS làm mẫu một phần của BT (nếu cần
thiết); Bớc 3: Tổ chức cho HS làm BT (với hình thức hoạt động phù hợp);
Bớc 4: Tổ chức cho HS trình bày kết quả của BT, trao đổi, nhận xét, rút ra
những điểm cần ghi nhớ; * Tuy nhiên, trong giờ TLV, việc hớng dẫn HS
luyện tập thực hành theo đề bài văn miêu tả còn có một số điểm khác biệt cần
lu ý, đó chính là cần phải hớng dẫn HS thực hành luyện tập theo đúng với
quy trình tạo lập văn bản nói chung, tạo lập văn bản miêu tả nói riêng. Điều
đó có nghĩa là cần phải chú ý đến những BT luyện tập tổng hợp các kĩ năng
viết văn miêu tả; * Ngoài ra, trong hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả,
mỗi nhóm BT có những đặc trng, tính chất khác biệt đòi hỏi những yêu
cầu riêng về thao tác thực hiện, về kĩ năng cần hình thành ở HS. Trong quá
trình miêu tả hệ thống BT ở trên, chúng tôi đã đề cập tới thao tác thực hiện
từng nhóm BT. Do đó, cần phải chú ý tới đặc điểm này để đảm bảo việc
thực hành các BT RLKN viết văn miêu tả sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.2. Vận dụng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả vào các phân
môn khác của môn TV
Các phân môn của môn TV đều ít nhiều có tác dụng RLKN sản sinh văn
bản cho HS. Cũng chính vì thế hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả không chỉ
đợc sử dụng trong giờ TLV mà còn có thể sử dụng trong nhiều phân môn (tuỳ
vào mục đích, tác dụng và đặc trng, tính chất của từng kiểu loại BT), trong đó
đáng chú ý hơn cả là phân môn Tập đọc và phân môn Luyện từ và câu.
21
Chơng 3
Thực nghiệm s phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm nhằm xác minh tính khả thi
và tính hiệu quả của hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học,
góp phần chứng minh giả thuyết khoa học đã nêu trong luận án là đúng.
3.2. Đối tợng và địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi chú ý chọn đối tợng thực nghiệm là HS lớp 4,5 ở các địa bàn
kinh tế - xã hội khác nhau (thành phố, nông thôn, miền núi), với sự đa dạng
về trình độ, về học lực. Các lớp đối chứng cũng có điều kiện cơ bản tơng
đồng với các lớp thực ngiệm. Riêng với thực nghiệm kiểm tra, đánh giá
(thực nghiệm dạy học đối chứng), chúng tôi mới chỉ áp dụng đối với HS lớp
4. Lý do: Chơng trình TV tiểu học 2000 trong thời điểm luận án tiến hành
thực nghiệm mới đợc triển khai đến lớp 4 (năm học 2005 - 2006); Về GV
thực nghiệm, chúng tôi chọn những GV đợc đào tạo cơ bản, có năng lực
chuyên môn vững vàng; Địa bàn thực nghiệm là 9 trờng tiểu học thuộc 4
tỉnh và thành phố: Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định.
3.3. Phơng pháp thực nghiệm
Thực nghiệm đợc tiến hành qua 2 vòng (2 lần): Vòng 1: Thực nghiệm
thăm dò; Vòng 2: Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá (thực nghiệm dạy học).
3.4. Nội dung thực nghiệm
3.4.1. Thực nghiệm thăm dò: Trên cơ sở các bài tập RLKN viết văn
miêu tả đã đợc xây dựng trong luận án, chúng tôi lựa chọn một số BT để
thiết kế đề kiểm tra dới hình thức phiếu BT (gồm 6 phiếu BT). Sau đó, tổ
chức dạy học ngoài giờ theo thời lợng phù hợp với yêu cầu của chơng
trình. Trớc khi chọn lựa các BT để đa vào thực nghiệm thăm dò, chúng
tôi đa ra các yêu cầu cần phải đảm bảo, đó là: tính tiêu biểu, tính mới mẻ,
tính toàn diện và tính phù hợp.
3.4.2. Thực nghiệm dạy học (kiểm tra, đánh giá): Nội dung chủ yếu của
thực nghiệm kiểm tra, đánh giá là tiến hành dạy học theo 2 loại giáo án khác
nhau: giáo án thực nghiệm (áp dụng hệ thống BT trong luận án) và giáo án
đối chứng (dạy theo giáo án bình thờng). Sau mỗi học kì thực nghiệm, HS
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra trong cùng một điều kiện
để đánh giá kết quả dạy học. Để đảm bảo độ tin cậy, chúng tôi đã xây dựng
2 đề kiểm tra: Đề 1: kiểm tra bằng đề kiểm tra tổng hợp; Đề 2: kiểm tra bằng
bài TLV. Sự đối chiếu kết quả thực nghiệm dạy học (làm bài tập và làm bài
văn miêu tả) giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sẽ cho kết luận về tính
khả thi và tính hiệu quả của hệ thống BT đợc trình bày trong luận án.
22
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm thăm dò
Tổng hợp số liệu của cả 4 tỉnh, kết quả số HS làm đúng các BT nh sau:
Phiếu BT1 (74.06%); Phiếu BT2 (69,21%); Phiếu BT3 (BT1: 65.39%; BT2:
72.92%); Phiếu BT4 (BT1: 62.77%; BT2: 56.40%; BT3: 52.59%; BT4:
61.92%); Phiếu BT5 (BT1: 58.54%; BT2: 55.01%; BT3: 54.37%; BT4: 53.58);
Phiếu BT6 (BT1: 50.95%; BT2: 52.86%; BT3: 68.48%; BT4: 73.93%).
3.5.2. Kết quả thực nghiệm dạy học
Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng
Kết quả thực nghiệm Kết quả đối chứng
Tổng số
Giỏi
Khá T.B Yếu
Tổng số
Giỏi
Khá T.B Yếu
68 360 238 15 52 312 252 22
681
9.98
52,87
34.95
2.20
638
8.15
48.90
39.50
3.45
Kết quả điểm bài làm văn ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng
Kết quả thực nghiệm Kết quả đối chứng
Tổng số
Giỏi
Khá T.B Yếu
Tổng số
Giỏi
Khá T.B Yếu
58 322 281 20 44 280 285 29
681
8.52
47.28
41.26
2.94
638
6.90
43.89
44.67
4.55
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm
3.6.1. Về thực nghiệm thăm dò: Các BT đợc lựa chọn đa vào thực
nghiệm thăm dò đều là những BT tơng đối khó và ít nhiều có cái mới. Tuy
nhiên, kết quả làm bài của các HS trên cả 3 địa bàn thành phố, nông thôn
cho thấy tình hình chung khá khả quan. Mặc dù các kiểu loại BT đợc đa
ra thăm dò cha nhiều, nhng có thể thấy tỉ lệ HS hiểu yêu cầu của BT,
biết cách làm BT và bớc đầu làm đợc yêu cầu mà đề bài đặt ra khá cao.
Với kết quả thu đợc nói trên, chúng tôi có thể kết luận sơ bộ là hệ thống
BT RLKN viết văn miêu tả có tính khả thi, có thể sử dụng trong thực tiễn
dạy học môn TV ở tiểu học.
3.6.2. Về thực nghiệm dạy học: Kết quả thực nghiệm dạy học cho thấy
hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả mà chúng tôi đề xuất có tác dụng tích
cực đối với việc rèn luyện một số kĩ năng quan trọng nh: kĩ năng tìm hiểu
đề văn miêu tả; kĩ năng quan sát, tìm ý và lập dàn ý; kĩ năng diễn đạt; kĩ
năng phát hiện và sửa chữa lỗi. Tuy nhiên, qua thực nghiệm dạy học chúng
tôi cũng nhận thức rõ rằng việc RLKN viết văn miêu tả không thể đạt đợc
kết quả trong ngày một ngày hai mà phải có một quá trình. Cần phải bớc
đầu rèn luyện cho HS ngay từ lớp 2, 3 với những BT đơn giản, vừa sức với
HS. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp với các phân môn khác, đặc biệt là
phân môn Tập đọc và phân môn Luyện từ và câu để những phân môn này
sẽ có hỗ trợ đáng kể cho việc RLKN viết văn miêu tả.