Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi lớp 5 làm tập làm văn kể chuyện có yêu cầu sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.52 KB, 13 trang )

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi lớp 5 làm tập làm
văn
kể chuyện có yêu cầu sáng tạo
A. Đặt vấn đề:
Bài tập văn của học sinh lớp 4-5 là sự vận dụng tổng hợp các kiến
thức trong quá trình học tập, từ đó nâng cao năng lực tư duy, giáo dục tình
cảm, mỹ cảm cho học sinh. Do đặc điểm nhận thức nổi bật của học sinh
Tiểu học là tư duy cụ thể, khả năng diễn đạt của các em còn hạn chế. Vì
vậy, tập làm văn là một nội dung khó học đối với học sinh, khó dạy đối với
giáo viên. Các em tiếp thu bài chậm, văn viết ra thường nghèo nàn, diễn đạt
lủng củng giáo viên dạy cũng khó dẫn dắt để các em hiểu. Bài tập làm
văn đại trà còn khó như thế, bồi dưỡng học sinh giỏi còn khó hơn. Bởi vì
các đề thi học sinh giỏi yêu cầu cao hơn cả về khả năng diễn đạt, trí tưởng
tượng sáng tạo. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh giỏi, rèn
kỹ năng viết văn cho học sinh giỏi? Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy,
tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng học sinh
giỏi, đã đi sâu tìm tòi nghiên cứu và đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ
trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn. Trong bài viết này tôi chỉ đề cập
đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 là một số bài văn kể chuyện có yêu
cầu tưởng tượng sáng tạo.
B. Thực trạng và nguyên nhân:
Những năm qua, trong đề thi học sinh giỏi lớp 5 ta thường gặp các đề
tập làm văn thuộc thể loại kể chuyện yêu cầu học sinh tưởng tượng, sáng
tạo trên cơ sở thực tế, trên cơ sở nội dung một bài tập đọc (thơ hoặc văn)
hoặc trên cơ sở một cốt truyện cho trước.
Ví dụ:
Đề 1: Dựa vào bài thơ gọi bạn của nhà thơ "Định Hải" em hãy kể lại
bằng văn xuôi câu chuyện cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
1
Đề 2: Ngày xửa, ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc.
Một hôm người mẹ bị ốm nặng chỉ khao khát ăn một trái táo thơm ngon.


Người con đã ra đi Cuối cùng anh đã mang được trái táo trở về biếu mẹ
Dựa vào tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và viết lại tỉ mỉ câu chuyện
đi tìm táo của người con hiếu thảo.
Đề 3: Một buổi tối cả nhà em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và
chuẩn bị cho một cái tết thật vui. Bỗng từ xa vọng lại tiếng một em bé bán
bánh rao đêm
Dựa vào gợi ý trên, em hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ấy.
(Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2003-2004).
Khi gặp các dạng bài này đa số các em đều thấy khó. Có một số bài
làm sơ sài, có em chỉ biết ghi lại nội dung bài tập đọc hay cốt truyện đã gợi
ý, có em lại viết lại lủng củng, rườm rà, nhiều chi tiết không hợp lý, thiếu
logic, nội dung câu chuyện không hấp dẫn người đọc, người nghe. Sau khi
tìm hiểu tôi đã phát hiện ra các nguyên nhân sau đây:
- Năng lực tưởng tượng, sáng tạo của các em còn hạn chế, các em
chưa biết cách xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện và các chi tiết, tình
huống có trong câu chuyện. Khi làm văn các em không có thói quen lập
dàn ý, viết nháp. Vì vậy không sắp xếp, lựa chọn các tình huống cho hợp
lý.
- Một số giáo viên bồi dưỡng còn nặng nề lý thuyết, chưa chỉ rõ cho
học sinh các thao tác cần thiết khi làm bài. Chưa khơi dậy ở các em lòng
ham thích kể chuyện và trí tưởng tượng vô cùng phong phú của tuổi thơ.
C. Các giải pháp:
I . Bồi dưỡng lòng ham thích kể chuyện, rèn luyện kỹ năng kể chuyện
và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho học sinh :
Học sinh tiểu học rất thích nghe kể chuyện, nhất là những câu chuyện
có chi tiết thần kỳ. Song rất ít em mạnh dạn kể chuyện cho cô và các bạn
nghe, do các em chưa biết kể, lúc đứng dậy nói năng ấp úng, ngắt quãng.
2
Vì vậy để rèn luyện kỹ năng kể chuyện tạo cho các em sự hứng thú, niềm
ham thích nghe chuyện và tự mình kể chuyện. Tôi thường tranh thủ những

giờ ra chơi kể chuyện cho các em nghe: chuyện cổ tích Việt Nam, chuyện
cổ thế giới, chuyện khoa học viễn tưởng, chuyện nhi đồng Khi có thời
gian là những câu chuyện dài, có khi chỉ là một đoạn, một vài chi tiết song
các em rất thích. Khi đã tập được không khí gần gũi, thân mật, tôi khuyến
khích các em tự kể những câu chuyện mà các đã kể, đã đọc. Lúc đầu chỉ là
một đoạn, một vài chi tiết, tôi giúp đỡ các em bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ
giọng kể, lời nhân vật nên nói như thế nào, cử chỉ, điệu bộ ra sao. Sau đó
nâng dần độ dài câu chuyện, các em đã rất hào hứng, mạnh dạn tham gia,
có lúc còn tranh nhau kể. Tiếp theo tôi còn dành một số tiết học tổ chức thi
kể chuyện, thi "sáng tác" truyện. Tôi kể phần đầu câu chuyện, từng nhóm
các em trao đổi với nhau và tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện. Kết quả
thật bất ngờ, trí tưởng tượng của các em vô cùng phong phú. Cùng một câu
chuyện nhưng mỗi nhóm lại tưởng tượng ra một tình huống khác nhau.
Cuối cùng tôi hướng dẫn các em lựa chọn, sắp xếp lại cho hợp lý để được
câu chuyện dài lý thú. Cứ như vậy, học sinh được làm quen và rất hứng thú
với việc kể chuyện và sáng tạo ra câu chuyện để kể.
II. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, xây dựng câu chuyện .
a) Tìm hiểu đề bài: Đây là việc làm quan trọng không thể thiếu được .
Nó có tác dụng giúp học sinh xác định được thể loại, trọng tâm, yêu cầu và
giới hạn đề. Khi tiến hành tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề ra và tự trả lời các
câu hỏi sau:
- Đề bài thuộc thể loại gì?
- Đề bài yêu cầu kể chuyện gì?
- Dựa vào đâu để các em tưởng tượng sáng tạo câu chuyện?
Nếu đề bài yêu cầu dựa vàobài tập đọc thì phải đọc kĩ bài tập đọc để
nắm chắc nội dung bài, xác định nhân vật. Nếu là dựa vào cốt chuyện cho
3
trước hay dựa vào thực tế thì cũng phải đọc kĩ để có định hướng cho câu
chuyện.
b) Xây dựng nhân vật : Trong chuyện phải có nhân vật . Yếu tố đầu

tiên là giáo viên phải giúp học sinh xác định rõ trong câu chuyện có
những nhân vật nào. Hầu hết các đề bài đều đã có nhân vật, các em cần đọc
kĩ đề để xác định được và chỉ rõ ra trong chuyện có mấy nhân vật , tên từng
nhân vật , vai trò của từng nhân vật trong từng câu chuyện. Ngoài những
nhân vật chính cần có thêm những nhân vật phụ nào: Trong đề 2 đã có các
nhân vật : Người mẹ, chàng trai có thể tưởng tượng thêm các nhân vật :
Dân làng, bà tiên ( giúp chàng trai vượt qua khó khăn), các nhân vật ác cản
trở đường đi của chàng trai ( câu chuyện mới hấp dẫn).
Đã có nhân vật song các em phải cụ thể nhân vật bằng ngoại hình, lời
nói, cử chỉ thể hiện trong câu chuyện . Muốn thể hiện rõ nhân vật các em
phải tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để nắm bắt. Lúc đó nhân vật
sẽ suy nghĩ như thế nào, làm gi, nói gì? Đậc biệt lưu ý các em những nhân
vật là cây cối, loài vật trong câu chuyện đã được nhân hoá. Vì vậy cũng
có tình cảm, suy nghĩ, lời nói, cử chỉ giống như con người.
- Khi miêu tả nhân vật chỉ cần một vài nét về độ tuổi, hình dáng, ăn
mặc tránh sa vào bài văn tả người. Còn lời nói, cử chỉ, hành động của nhân
vật sẽ được thể hiện qua các tình huống câu chuyện . Miêu tả ngoại hình
nhân vật cũng cần lựa chọn các chi tiết phù hợp với điiêù kiện, hoàn cảnh
của nhân vật.
Ví dụ :
Em bé bán rao ( đề 3) không thể " mập mạp nước da trắng hồng, mặc
bộ váy màu hồng rất đẹp" mà phải " gầy, nước da ngăm ngăm, mặc bộ
quần áo cũ đã ngắn và bạc màu "( vì thiếu thốn vất vả). Lời nói cử chỉ của
nhân vật cũng phải phù hợp với tính cách của nhân vật đó: người tốt cử chỉ,
nét mặt phải hiền từ phúc hậu, lời nói phải dịu dàng, lễ phép. Kẻ xấu : hung
hăng, lời nói, nét mặt, cử chỉ lộ rõ vẻ gian ác.
4
c)Xây dựng cốt chuyện:
Cốt chuyện là sườn, là khung xương của câu chuyện. Tuỳ thuộc vào
mỗi đề bài các em phải xây dựng một cốt chuyện phù hợp. Có đề đã cho

sẵn cốt chuyện ( đề 2), có đề thì cốt chuyện chính là nội dung bài tập đọc
( đề 1), có đề phải dựa vào gợi ý mà xây dựng cốt chuyện cho phù hợp ( đề
3). Như vậy, ở những đề chưa có sẵn cốt chuyện thì giáo viên phải gợi ý
dẫn dắt để các em tìm ra được cốt chuyện .
Ví dụ:
Ở đề 1 :- Giáo viên cho học sinh đọc lại bài thơ " gọi bạn "
- Khổ 1 của bài thơ nêu lên điều gì? ( tình bạn thân thiết của Bê Vàng
và Dê Trắng).
- Khổ 2 của bài thơ nói lên điều gì? ( Gặp khó khăn về thời tiết hết
thức ăn, chúng cùng lo cách nuôi sống nhau).
- Em hãy nêu ý của khổ thơ thứ 3? ( Gặp hoạn nạn đôi bạn phải xa
nhau, chúng không quên nhau vẫn quyết tìm nhau đến bây giờ ).
Từ ý của từng khổ thơ trên học sinh hình dung được cốt chuyện : Câu
chuyện kể về tình bạn đằm thắm, thân thiết của Bê vàng và Dê trắng. Gặp
lúc khó khăn hoạn nạn đôi bạn vẫn lo lắng cho nhau và không quên nhau.
Ở đề 3 mới chỉ có một gợi ý cho sẵn: Một buổi tối cả nhà em đang sôi
nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn bị cho một cái tết thật vui. Bỗng từ xa
vọng lại tiếng một em bé bán bánh rao đêm
- Tại sao em bé phải đi bán bánh vào ban đêm? ( Do hoàn cảnh khó
khăn, bố mẹ đau ốm, nhà nghèo ).
- Đứng trước hoàn cảnh của em bé bán bánh rao đó em và gia đình em
đã làm gì? (Thương cảm, tìm cách giúp đỡ).
Cốt chuyện : Gia đình em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn
bị cho một cái tết thật vui. Bỗng vọng lại tiếng rao đêm của một em bé bán
bánh. Cảm thương hoàn cảnh của em bé gia đình em đã tạo điều kiện giúp
đỡ.
5
d) Xây dựng các tình tiết, tình huống câu chuyện .
Khi đã có cốt chuyện cần tưởng tượng thêm các chi tiết, tình huống để
câu chuyện trở nên cụ thể, sinh động. Giống như việc "đắp thêm da thịt,

truyền hơi thở " để khung xương trở nên sống động. Tình huống câu
chuyện hiểu một cách đơn giản là những mạch, những chặng trong sự diễn
biến của câu chuyện . Tình huống càng thú vị thì câu chuyện càng hấp dẫn.
Trong các tình tiết lại phải tạo ra các tình huống bất ngờ, giàu kịch tính
mới đem đến cho người đọc sự lí thú. Các tình tiết phải đảm bảo tính hệ
thống: Tình tiết nào viết trước , tình tiết nào viết sau. Tình tiết sau có thể là
kết quả hoặc là bước phát triển của tình tiết trước. Qua mỗi tình tiết đưa
câu chuyện tiến lại gần hơn kết cục cuối cùng. Một điều hết sức chú ý nữa
là tính hợp lí của tình tiết: Trong câu chuyện ngày xưa các em có thể tưởng
tượng các yếu tố kì ảo, hoang đường. Còn những câu chuyện trong thực tế
ngày nay thì không thể đưa các yếu tố thần kì vào được . Ví dụ : Kể chuyện
chàng trai đi tìm táo cho mẹ, em có thể viết như sau: " người con đi mãi,
đi tìm ở các chợ , cuối cùng anh đi đến chợ tỉnh và thấy người ta bán rất
nhiều những quả táo tàu thơm ngon. Anh liền mua về cho mẹ mấy qủa
táo ", ở đề 3 kể về em bé bán bánh có em lại viết: " Giữa đêm 29 tết, trời
tối đen, lạnh giá. Em bé vừa đi, vừa ôm mặt khóc. Bỗng bụt hiện lên hỏi "
Đó là những chi tiết không hợp lí của câu chuyện .
- Câu chuyện hấp dẫn lí thú nhờ các chi tiết đối lập, trái ngược, mâu
thuẫn với nhau. Vì vậy cần hướng dẫn các em tạo các chi tiết đối lập.
+ Đối lập giữa người tốt, kẻ xấu: Người tốt thật thà chăm chỉ, hay
thương người, hay giúp đỡ người khác. Kẻ xấu độc ác, luôn tìm cách hãm
hại người tốt. Người tốt bao giờ cũng chiến thắng.
+ Trong những câu chuyện không có mâu thuẫn giữa kẻ xấu, người tốt
(đề 3) giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết khai thác các chi tiết đối lập
nhau về hoàn cảnh, điều kiện sống của các nhân vật: Không khí sum họp,
đầm ấm, cuộc sống đầy đủ của gia đình em trong ngôi nhà ấm áp đầy
6
hương vị tết với hình ảnh nhỏ bé, yếu đuối, vất vả, thiếu thốn của em bé
bán bánh rao trong đêm đông lạnh giá. Để từ đó tạo cảm xúc cho người
đọc, người nghe.

7
III. Hướng dẫn lập dàn ý:
Qua các bước trên, trong trí tưởng tượng của các em câu chuyện đã
được định hình khá đậm nét: Nhân vật - cốt chuyện - các tùnh tiết, tình
huống. Bước tiếp theo cần hướng dẫn các em sắp xếp lại theo dàn bài của
văn kể chuyện mà các em đã được học:
a) Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :
- Thời gian.
- Địa điểm.
- Giới thiệu nhân vật ( Nhân vật chính), tên, một vài chi tiết ngoại
hình.( Có thể là những nhân vật có mặt ở phần đầu câu chuyện, các nhân
vật khác có thể dần dần xuất hiện theo diễn biến câu chuyện )
b) Thân bài: Diễn biến câu chuyện bao gồm hệ thống tình tiết được
sắp xếp theo tình tự không gian, thời gian, theo diễn biến của câu chuyện .
c) Kết luận: Kết cục cuối cùng của câu chuyện - Cảm nghĩ của em.
IV. Hướng dẫn làm nháp:
a) Làm bài nháp: Đây là bước hết sức quan trọng. Bởi vì từ dàn bài
các em lựa chọn câu từ hình ảnhđể viết thành câu chuyện. Vì vậy cần viết
nháp để có thể sắp xếp sửa chữa, lựa chọn ngôn ngữ của nhân vật, cử chỉ
của nhân vật sao cho hợp lí nhất. Sau khi viết nháp xong cần đọc lại để sửa
chữa những tình tiết chưa hợp lí, những từ chưa đúng, chưa hay, sửa lỗi về
câu Cần chú ý dùng các từ dẫn dắt người đọc: Thế rồi, ít lâu
b) Viết bài vào vở: Chú ý viết cẩn thận, dùng đúng các dấu câu. Viết
xong nhất thiết phải khảo lại bài.
V. Một số đề tập làm văn và gợi ý bài làm :
Đề 1: Một con ong đang mải mê hút nhụy hoa, bỗng nhiên trời sập tối,
ong không về nhà được. Sớm hôm sau khi gặp lại các bạn, ong đã kể
chuyện nó xa nhà đêm qua. Em hãy hình dung và kể lại câu chuyện của con
ong xa nhà.
1) Tìm hiểu đề: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề ra và xác định được :

8
- Thể loại ( Văn kể chuyện)
- Cơ sở để sáng tác câu chuyện : ( Dựa vào gợi ý, hoàn cảnh xẩy ra
trong câu chuyện )
- Cốt chuyện :" Ong mải mê hút mật, trời sập tối ong không về nhà
được " Em phải hình dung tiếp diễn biến câu chuyện con ong phải trải qua
một đêm xa nhà ra sao và kết thúc câu chuyện con ong trở về nhà khi trời
sáng.
2) Hướng dẫn xây dựng chuyện: Gợi ý để các em có thể suy nghĩ,
tưởng tượng theo hai hướng: Ong gặp thuận lợi, may mắn hoặc gặp khó
khăn trở ngại gì trong đêm xa nhà.
+ Hình dung theo hướng thứ nhất: Em có thể kể về sự may mắn,
những lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ ong nghỉ ngơi qua đêm. kể chuyện theo
hướng này cần tỏ rõ thái độ biết ơn tình cảm tốt của ong đối với những
người đã giúp mình.
+ Hình dung theo hướng thứ 2: Các em có thể tưởng tượng những khó
khăn, thử thách đối với ong: Ong bơ vơ không có chỗ ngủ, đến tạm trú ở
đâu đó cũng bị kẻ khác quấy rầy, đe doạ, mưa gió, giá lạnh Kết chuyện
là ong vượt qua mọi thử thách bay được về nhà khi trời sáng.
Đề 2: Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
Dựa vào ý bài ca dao trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện
Con cò mà đi ăn đêm gặp tai nạn rủi ro nhưng cho đến lúc chết vẫn muốn
giữ tấm lòng trong sạch.
1) Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề ra và xác định được : Bài văn thuộc loại văn
kể chuyện . Nội dung và ý nghĩa câu chuyện được gợi mở trong đề bài:

9
Chú cò mà đi ăn đêm, gặp tai nạn rủi ro nhưng đến khi chết vẫn muốn giữ
tấm lòng trong sạch.
- Yêu cầu các em đọc kĩ bài ca dao và tìm hiểu một số từ ngữ, hình
ảnh, chi tiết làm nổi bật hình ảnh con cò trong ca dao xưa. Hình ảnh con cò
tượng trưng cho người nghèo khổ, phải sống vất vả nhưng có tấm lòng
trong sạch. Học sinh phải bám vào nội dung, ý nghĩa bài ca dao để xây
dựng cốt chuyện.
2) Hướng dẫn xây dựng chuyện : Giáo viên có thể hướng dẫn cho học
sinh theo hướng dưới đây:
- Cò thường đi kiếm ăn ban ngày sao trong bài ca dao này cò lại phải
đi ăn đêm?( có vẻ lén lút vụng trộm).
-Cò gặp tai nạn rủi ro như thế nào?
- Nhân vật ông trong bài có thể là ai?
- Cò mong ở người vớt mình điều gì?
- Kết thúc câu chuyện sẽ ra sao?
Đề 3: ở một bến xe đông kkhách người ta thấy một anh thương binh
trước khi bước lên xe vẫn không ngớt lời khen và cảm ơn một em bé.
Em hãy tưởng tượng xem cảnh gì đã xảy ra trước đó.
1) Tìm hiểu đề :
Học sinh đọc kĩ đề ra và tự trả lời các câu hỏi sau:
- Đề bài thuộc thể loại gì?
-Trong đề bài đã có những gợi ý gì ? ( Đề bài cho trước phần kết
chuyện).
-Em dựa vào đâu để sáng tạo và tưởng tượng câu chuyện ? (dựa vào
vốn sống thực tế và gương người tố, việc tốt giúp các anh thương binh).
2) Xây dựng nội dung câu chuyện :
Giáo viên gợi ý các em tưởng tượng theo hướng sau:
- Em bé gặp anh thương binh ở đâu ? Anh thương binh gặp khó khăn
gì cần giúp đỡ?

10
- Em bé đã làm gì để giúp đỡ anh thương binh? Lời nói, cử chỉ, hành
động của em bé ra sao?
- Thái độ của anh thương binh như thế nào khi được em bé giúp đỡ?
- Kết quả của sự giúp đỡ như thế nào?
- Cảnh chia tay giữa anh thương binh và em bé ra sao?
Trên đây là một số ví dụ về các đề bài yêu cầu tưởng tượng sáng tạo
để kể chuyện. Các đề bài vô cùng phong phú, song tôi chỉ lấy 3 ví dụ về 3
dạng: Dựa vào gợi ý đề bài, dựa vào nội dung bài tập đọc, dựa vào thực tế
cuộc sống.
Tuy nhiên phần gợi ý trên chỉ là một trong những cốt chuyện mà học
sinh có thể xây dựng nên. Khi các em làm bài có thể tưởng tượng theo
hướng khác. Chỉ cần có nội dung và các chi tiết hợp lí.
Kết quả: Sau quá trình bồi dưỡng tôi dẫ thu được kết quả đáng phấn
khởi. Ở các đề bài dạng này học sinh đạt kết quả như sau: Trong tổng số 30
em học sinh lớp bồi dưỡng có 9 em đạt điểm giỏi, 18 em đạt điểm khá, 3
em đạt điểm trung bình.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Khi làm một bài tập làm văn kể chuyện có yêu cầu sáng tạo giáo viên
không chỉ giúp các em nắm được nội dung diễn biến và chi tiết cụ thể để có
khả năng tái hiện và kể lại theo yêu cầu đề ra mà còn phải đem đến cho
học sinh niềm vui và hứng thú cảm nhận giá trị nội dung ý nghĩa của câu
chuyện. Muốn vậy lời kể của giáo viên cần sinh động hấp dẫn thể hiện ngữ
điệu phù hợp ( đôi khi còn kết hợp cử chỉ, điệu bộ), để đạt được điều đó
giáo viên phải tự rèn luyện kỷ năng kể chuyện và sáng tạo câu chuyện
nhằm gây cảm xúc và gợi trí tưởng tượng của các em, tác động mạnh đến
trí tưởng tượng của các em chính là đã khơi nguồn cảm xúc và mở rộng
hiểu biết của các em nên giáo viên phải thường xuyên tạo điều kiện để các
11
em tự hoạt động tìm hiểu đề bài xây dựng nhân vật xây dựng các tình tiết

tình huống câu chuyện.
- Hướng các em lập dàn bài, sắp xếp lựa chọn các tình tiết sao cho hợp
lý đảm bảo tính hệ thống.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình bồi dưỡng học
sinh giỏi. Tôi xin mạnh dạn trình bày tuy nhiên đề tài cũng không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết. Tôi tha thiết kính mong hội đồng khoa học góp
ý tôi xin chân thành cảm ơn
Ngày tháng năm 200
Người viết

12


TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC TRẠNG DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN
TIẾNG VIỆT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHO
HỌC SINH

NĂM HỌC : 2020- 2011
13

×