Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - thương tín chi nhánh đống đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN
TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – THƢƠNG TÍN
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA



SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN TRÀ MY
MÃ SINH VIÊN : A16433
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG






HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN
TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – THƢƠNG TÍN
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA



Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trà My
Mã Sinh Viên : A16433
Chuyên Ngành : Tài chính – Ngân hàng





HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể các nhà giáo khoa Kinh tế -
Quản lý trường Đại học Thăng Long, những người đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức nền tảng cho em trong suốt những năm học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn tới thầy cô giảng dạy bộ môn Ngân hàng thương mại tại khoa quản lý đã giúp
em có có được niềm yêu thích với bộ môn và mong muốn lựa chọn lĩnh vực này để
viết luận văn. Em vô cùng biết ơn cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy, là người đã dành
cho em sự giúp đỡ trực tiếp và hết sức quý báu từ việc định hướng, triển khai cho tới
khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh chị cán bộ tại bộ phận huy
động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Thương Tín chi nhánh Đống
Đa đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
thực tập tại đây để hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, nhà trường và bạn bè đã ủng hộ,
động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong quá trình
làm khóa luận để em có thể hoàn thành tốt công việc học tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Nguyễn Trà My












LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi
tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Thương Tín” là em dưới sự hướng
dẫn giảng vi do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử
dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này !

Sinh viên

Nguyễn Trà My























MỤC LỤC
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
TỪ TỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1
1.1 Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại 1
1.2 Nguồn vốn tiền gửi của Ngân hàng thƣơng mại 1
1.2.1 Các hình thức huy động nguồn tiên gửi 1
1.2.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) 2
1.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn (Time deposit) 3
1.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm (Saving deposit) 4
1.3 Đặc điểm nguồn vốn tiền gửi của Ngân hàng thƣơng mại 5
1.4 Vai trò của nguồn vốn tiền gửi đối với Ngân hàng thƣơng mại 6
1.4.1 Nguồn vốn tiền gửi là nguồn quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động
của ngân hàng. 6
1.4.1.1 Nguồn vốn tiền gửi là nguồn chính trong tổng nguồn vốn nợ để phục vụ
cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. 7
1.4.2 Đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng. 7
1.4.3 Tăng khả năng cạnh tranh trong ngành. 8
1.5 Chất lƣợng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại 9
1.5.1 Khái niệm 9
1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng
thương mại 9
1.5.2.1 Các chỉ tiêu định tính 9
1.5.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 10
1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thƣơng
mại 13
1.6.1 Các nhân tố có thể kiểm soát được 13

1.6.1.1 Chiến lược sử dụng vốn của ngân hàng 13
1.6.1.2 Lãi suất huy động 14
1.6.1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng 14
1.6.1.4 Các hình thức huy động và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp 14
1.6.1.5 Khả năng nắm bắt thông tin 14
1.6.1.6 Trình độ công nghệ 15
1.6.1.7 Khả năng quản lý nội bộ trong ngân hàng. 15
1.6.2 Các nhân tố không thể kiểm soát được 15
1.6.2.1 Thu nhập và tâm lý của dân cư 15
1.6.2.2 Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng 16
1.6.2.3 Môi trường kinh tế xã hội 16
1.6.2.4 Môi trường pháp lý 17
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN TIỀN GỬI TẠI NGÂN
HÀNG SÀI GÒN- THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA. 19
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN - THƢƠNG TÍN CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA. 19
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu và tổ chức ngân hàng Sài Gòn-
Thương Tín chi nhánh Đống Đa. 19
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Saì Gòn – Thương
Tín chi nhánh Đống Đa. 19
2.1.1.2 Thành tựu đạt được 20
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín chi nhánh Đống Đa. 21
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín chi nhánh Đống
Đa 21
2.1.2.2 Các sản phẩm dịch vụ 22
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn – Thƣơng Tín chi
nhánh Đống Đa 23
2.2.1 Công tác huy động vốn 25
1.1.2. Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay) 27
2.2.2 Các hoạt động kinh doanh khác 29

2.3 Thực trạng chất lƣợng nguồn tiền gửi tại Ngân hàng Sài Gòn – Thƣơng
tín chi nhánh Đống Đa. 30
2.3.1 Khái quát nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013. 30
2.3.2 Các chỉ tiêu định tính 31
2.3.3 Các chỉ tiêu định lƣợng 32
2.3.3.1 Lãi suất huy động 32
2.3.3.2 Chi phí khác 37
2.3.3.3 Chỉ tiêu chi phí một đơn vị vốn nguồn tiền gửi 37
2.3.3.4 Tỷ trọng nguồn vốn huy động vốn bằng hình thức tiền gửi trên tổng
nguồn vốn huy động của ngân hàng. 38
2.3.3.5 Tỷ trọng nguồn tiền gửi trên tổng nguồn vốn huy động 39
2.3.3.6 Tỷ trọng nguồn tiền gửi trên tổng nguồn huy động phân theo đối tượng.40
2.3.3.7 Tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi 41
2.3.3.8 Mức độ thuận tiện của khách hàng 41
2.4 Đánh giá thực chất lƣợng nguồn tiền gửi tại ngân hàng Sài Gòn – Thƣơng
Tín chi nhánh Đống Đa. 43
2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc tại Ngân hàng Sài Gòn – Thƣơng Tín chi
nhánh Đống Đa. 43
2.4.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 46
CHƢƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – THƢƠNG TÍN CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA 50
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – THƢƠNG TÍN CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA 50
3.2 ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA 51
3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI

NHÁNH ĐỐNG ĐA 54
3.3.1 Chính sách đối với từng loại đối tƣợng khách hàng 54
3.3.1.1 Đối với dân cư. 54
3.3.1.2 Đối với các tổ chức kinh tế 54
3.3.1.3 Đối với các tổ chức tín dụng khác. 55
3.3.2 Có chính sách thích hợp trong việc khuyến khích khách hàng mở và
sử dụng tài khoản tại ngân hàng. 55
3.3.3 Đa dạng hóa và nâng cao dịch vụ Ngân hàng 56
3.3.4 Gắn liền huy động vốn với sử dụng vốn 57
3.3.5 Tăng cƣờng công tác Marketing trong tất cả các mảng hoạt động của
ngân hàng 58
3.3.6 Nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng 59
3.3.7 Xây dựng trụ sở và trang bị hệ thống máy móc thiết bị tạo ra hình
ảnh tốt về ngân hàng. 60
3.4 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp tăng cƣờng huy động vốn
bằng tiền gửi tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa. 60
3.4.1 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nƣớc 60
3.4.1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô 60
3.4.1.2 Tạo lập môi trường pháp lý 61
3.4.1.3 Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt . 62
3.4.1.4 Phương pháp khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng. 62
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa 63
3.4.2.1 Hoàn thiện chính sách dịch vụ khách hàng. 63
3.4.2.2 Tạo sự thuận lợi khi rút tiền gửi. 63
3.4.3 Kiến nghị đối với Chính phủ 64

DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
ATS account
DN

KHH
MMDAs
NHTM
Now
NHTW
NHNN
TCKT
TCTD
SacomBank
VTG

Tên đầy đủ
Automatic tranfer system account
Doanh nghiệp
Không kì hạn
Money Market Deposit Account
Ngân hàng thương mại
Negotiable order of withdrawal account
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng nhà nước
Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Thương Tín
Vốn tiền gửi















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh ngân hàng Sài Gòn – Thương Tin chi nhánh Đống
Đa 24
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn phân theo loại tiền 26
Bảng 2.3 Tình hình cho vay của Ngân hàng Sài Gòn - Thương tín chi nhánh Đống
Đa 27
Bảng 2.4 Kết quả các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Sài Gòn –
Thương Tín chi nhánh Đống Đa. 29
Bảng 2.5 Chi phí một đơn vị vốn nguồn tiền gửi 37
Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín chi
nhánh Đống Đa 38
Bảng 2.7 Tỷ trọng nguồn tiền gửi trên tổng vốn huy động 39
Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn tiền gửi phân theo đối tượng huy động 40
Bảng 2.9 Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi 41
Bảng 2.10 Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tiền gửi giai đoạn 42
Biểu đồ 2.1 Kết quả huy động vốn của Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín chi nhánh
Đống Đa 25
Sơ đồ 2.1 Mô hình quản lý của chi nhánh 21



















LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại được ví như là hệ thần kinh trung ương của nền kinh tế, là
dấu hiệu báo trước trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh, nền kinh
tế mới mạnh. Ngược lại, các ngân hàng suy yếu, nền kinh tế tất sẽ yếu kém. Thậm chí,
nếu ngân hàng đổ vỡ, phá sản nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng và sụp
đổ. Đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ là Ngân hàng mà nói, hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được,
đồng thời thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác thì vai trò nguồn vốn càng trở nên đặc
biệt quan trọng. Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện nay đang trong một cuộc chạy đua
khốc liệt- cạnh tranh về vốn, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm
gia tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận. Để duy trì hoạt
động và phục vụ cho mục đích kinh doanh, ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn.
Nguồn vốn các ngân hàng huy động được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng
nguồn vốn chủ yếu vẫn là nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư. Vấn đề huy
động vốn tiền gửi này sao cho hiệu quả luôn là vấn đề khiến các nhà quản trị ngân
hàng phải đau đầu, nhất là trong tình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều bất ổn

như hiện nay đã tác động đến tâm lý và thói quen tiêu dùng của người gửi tiền và gây
những ảnh hưởng xấu đến công tác huy động vốn của ngân hàng.
Sau quá trình đi thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu em nhận ra rằng công tác huy
động nguồn vốn tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín Đống Đa là
một yêu cầu cấp thiết bởi vì hoạt động này tại đây còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu cũng như đòi hỏi của khách hàng, chưa khai thác được nguồn
vốn tiềm tàng trong nền kinh tế, nguồn vốn tiền gửi trong thời gian dài cho đầu tư phát
triển còn thiếu. Được sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên ngân hàng cùng với sự hướng
dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Cô TS. Nguyễn Thị Thúy nên em đã lựa chọn đề
tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi tại ngân hàng Sài Gòn – Thương
Tín chi nhánh Đống Đa ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1. Mục đích nghiên cứu:
Luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng nguồn tiền
gửi của ngân hàng thương mại
Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn tiền gửi áp dụng với Ngân
hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Thương Tín
chi nhánh Đống Đa nói riêng.
Trên cơ sở lý luận thực tiễn kết hợp với thực trạng và đặc thù hoạt động của Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Thương Tín chi nhánh Đống Đa để xây
dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi nhằm tăng khả năng đáp
ứng nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn tiền gửi của ngân hàng thương mại và chất
lượng nguồn tiền gửi tại thực Chi nhánh ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín Đống
Đa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: tập trung đi sâu nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn tiền gửi.
+ Về thời gian: Phân tích chất lượng nguồn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn – Thương Tín trong giai đoạn 2011- 2013.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp Dupont để mô
tả- giải thích, đối chiếu – so sánh, phân tích – tổng hợp. Ngoài ra, khóa luận còn thu
thập thêm thông tin và số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các sách giáo
trình tham khảo, tạp chí, báo điện tử, các quy định liên quan đến hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Nội dung kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn tiền gửi của ngân hàng thương
mại
- Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn – Thương Tín chi nhánh Đống Đa.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tiền gửi tại ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn – Thương Tín chi nhánh Đống Đa.



1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN VỐN HUY
ĐỘNG TỪ TỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại
Khi xét về khái niệm ngân hàng thương mại, các chuyên gia kinh tế thường dựa
vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết
hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.
Các quốc gia trên thế giới thường khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
phong tục tập quán. Vì vậy, chính sách kinh tế của các quốc gia là khác nhau, nên tính
chất và mục đích hoạt động của các ngân hàng trên thị trường tài chính cũng có sự
khác biệt tuỳ theo đặc điểm của từng quốc gia.
Thomas P.Fitch cho rằng: “Tổ chức ngân hàng là một Công ty nhận tiền gửi,
thực hiện cho vay, thanh toán séc và thực hiện các dịch vụ liên quan cho công
chúng,…NHTM đầu tư quỹ từ các người gửi tiền để cho vay”. (Thomas P.Fitch,
Dictionary of Banking Terms, Barron’s Education Series, Inc, 1997).

Peter S.Rose đưa ra một khái niệm mới về ngân hàng: “ Ngân hàng là một loại
hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc
biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính
so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (Peter S.Rose, Commercial
Bank Management, Irwin, 1999)
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã nói: “ngân hàng thương mại là
những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó
cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, theo Luật các TCTD năm 2010, có khái niệm: “ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Tuy các định nghĩa có khác nhau về ngôn từ, diễn đạt và một số nội dung song
về cơ bản đều phản ánh hoạt động của NHTM là kinh doanh tiền tệ - tín dụng, dịch vụ
Ngân hàng khác. Từ đó, định nghĩa NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ -
tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch
vụ Ngân hàng cho nền kinh tế.
1.2 Nguồn vốn tiền gửi của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Các hình thức huy động nguồn tiên gửi
Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của các ngân
hàng thương mại. Trong đó bao gồm:

2
1.2.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất kì lúc nào nên còn được gọi là
“tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu”. Tiền gửi không kì hạn được để trong các tài
khoản được gọi là tài khoản vãng lai. Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền hoặc rút ra
bất kì lúc nào nên dạng tiền gửi này chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được
ngân hàng trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán của
ngân hàng. Các ngân hàng thậm chí còn yêu cầu duy trì một số dư tối thiểu trên tài

khoản. Trường hợp trong thời gian dài trên tài khoản không có tiền hoặc có số dư thấp
hơn mức tối thiểu quy định thì chủ tài khoản còn phải trả phí duy trì tài khoản cho
ngân hàng. Phải trả phí dịch vụ thanh toán hay không còn là tùy thuộc vào quy định
của ngân Hàng đối với tùng loại hình dịch vụ thanh toán.
Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là
nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân
hàng. Chính vì vậy mà loại tiền gửi nà còn được gọi là tiền gửi thanh toán.
Hầu hết các tài khoản vãng lai đều ở dạng tài khoản có khả năng phát séc tức là
ngân hàng cho phép người chủ tài khoản được phép phát hành séc để thanh toán.
Chúng thường tồn tại dưới dạng sau :
- Tài khoản séc : Đây là dạng tài khoản tiền gửi có khả năng phát hành séc phổ
biến nhất. Ban đầu ( từ những năm 1970 trở về trước), luật các nước không cho phép
trả lãi cho loại tiền này, nhưng về sau thì được trả lãi nhưng rất thấp. Lý do cấm việc
trả lãi là nhằm hạn chế việc NHTM dùng tiền gửi dạng này để đầu tư hoặc cho vay vào
những thương vụ có thời hạn cố định, dễ gây rủi ro về thanh khoản cho hệ thống ngân
hàng vì đặc tính của loại tiền gửi này à không kỳ hạn. Mặt khác, điều này giúp tránh
được sự cạnh tranh để thu hút tiền gửi giữa các ngân hàng sẽ dẫn đến việc nâng cao lãi
suất. Có hai loại tài khoản séc là tài khoản séc của doanh nghiệp và tài khoản séc của
cá nhân.
- Tài khoản lệnh rút tiền có thể chuyển nhượng (viết tắt là Now-Negotiable order
of withdrawal account). Về bản chất, đây là một dạng tài khoản tiền gửi cho phép phát
hành séc nhưng được hưởng lãi suất cao hơn tài khoản séc thông thường. Tài khoản
Now ra đời ở Mỹ năm 1972 nhằm tránh quy định của Mỹ lúc đó là không cho phép
các Ngân hàng được trả lãi cho loại tiền gửi phát hành séc. Để lách luật các Ngân hàng
Mỹ đã sáng tạo ra Now, loại tài khoản này không được ký phát hành Séc, nên các
Ngân hàng Mỹ có thể trả lãi cho nó; nhưng vì các Ngân hàng Mỹ lại cho phép chủ tài
khoản Now được chuyển nhượng lệnh rút tiền của tài khoản này, nên lệnh rút tiền của
tài khoản Now có tác dụng như séc trong thanh toán. Từ sau năm 1980, Mỹ đã bãi bỏ
quy định cấm trả lãi cho tiền gửi phát hành séc, nhưng tài khoản Now vẫn còn tồn tại
chi tới ngày nay. Những người gửi tiền vào tài khoản mong muốn vừa được hưởng lãi


3
cao, vừa có thể thanh toán khi cần. Tuy vậy, các lệnh thanh toán này không thể tiện lợi
như séc. Dạng biến thể của tài khoản Now cao cấp là Super- Now account.
- Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ ( MMDAs – Money Market Deposit
Account). Đây là dạng tài khoản ra đời ở Mỹ năm 1982 nhằm giúp cho các Ngân hàng
cạnh tranh với các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, do có điều luật cho phép các cổ
đông của các quỹ này được phép ký phát hành séc dựa trên thu nhập của mình từ quỹ.
Tiền gửi loại này được dùng để đầu tư vào thị trường tiền tệ và cho phép những người
chủ tài khoản được phép ký phát séc. Tiền gửi tài khoản này không phải dự trữ bắt
buộc. Nó hơn các quỹ tương hỗ tại thị trương tiền tệ ở chỗ là được bảo hiểm bởi các
chính quyền bang.
- Tài khoản ATS (ATS account – Automatic tranfer system account) cũng có thể
gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán có số dư định trước. Loại tài khoản này cũng cho
phép chủ tài khoản được phép phát hành séc nhưng có thêm một đặc tính đặc biệt là
khi số dư trên tài khoản này vượt quá một mức nhất định thì phần tiền vượt quá sẽ tự
động chuyển sang một tài khoản tiết kiệm được hưởng lãi suất cao hơn. Ngược lại, khi
số dư trên tài khoản ATS xuống thấp hơn mức tối thiểu thì tiền trong tài khoản tiết
kiệm sẽ được ngược trở lại tài khoản ATS để phục hồi số dư tối thiểu. Loại tài khoản
này ra đời đầu tiên ở Mỹ tháng 11/1978. Và ở Việt Nam, Techcombank là ngân hàng
đầu tiên cung cấp một loại dịch vụ tiền gửi gần tương tự như thế. Khách hàng khi mở
tài khoản tiền gửi tiết kiêm F@st access vượt quá mức tối đa quy định cho tài khoản,
phần vượt mức sẽ được chuyển tự động sang tài khoản F@st saving để hưởng lãi cao
hơn. Còn khi số dư trên tài khoản F@st access xuống thấp hơn mức tối thiểu mà khách
hàng cần duy trì thì tiền trong tài khoản F@st saving sẽ tự động chuyển sang tài khoản
F@st access để phục hồi mức tối thiểu đó.
Đối với các NHTM Việt Nam thì tài khoản séc thường được gọi là tài khoản tiền
gửi thanh toán, bao gồm tài khoản thanh toán dùng cho các doanh nghiệp và tài khoản
thanh toán cho cá nhân.
Ta có thể thấy tiền gửi không kỳ hạn là một nguồn vốn quan trọng của Ngân

hàng. Tuy nghiên do người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này
thường xuyên biến động, vì vậy ngân hàng chủ yếu dùng nó để cho vay ngắn hạn
1.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn (Time deposit)
Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định từ một
vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi
không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh
toán qua ngân hàng (ví dụ như không ký phát séc). Mục đích chủ yếu của những người
gửi tiền có kỳ hạn và để lãi.

4
Về nguyên tắc, tiền gửi có kỳ hạn không được rút ra trước thờ i hạn, song để
cạnh tranh thu hút khách hàng, các NHTM vẫn cho phép rút trước hạn. Tuy nhiên,
người gửi tiền rút trước hạn sẽ phải chịu một khoản phạt, chẳng hạn chỉ được hưởng
lãi suất bằng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi, tùy theo
quy định của từng ngân hàng trong từng thời kỳ.
Ở các nước phát triền, tiền gửi có kỳ hạn thường dưới dạng các chứng chỉ tiền
gửi ( Certificate of deposit – CD), còn ở Việt Nam tiền gửi có kỳ hạn thường dưới hai
dạng:
- Tiền gửi có kỳ hạn theo tài khoản
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Trong hình
thức này, ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn nhằm mục đích đã
định, ví dụ để đầu tư cho một dự án,
1.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm (Saving deposit)
Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích
hưởng lãi theo định kỳ. Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được ngân
hàng công bố sẵn. Các kỳ hạn thường là 1,3,6,9,12 tháng hoặc trên 1 năm (18,24
tháng…). Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiết kiệm là loạt tiền gửi tiết
kiệm có sổ. Khi gửi tiền, ngân hàng cấp cho người gửi tiền một cuốn sổ dùng để ghi
nhận các khoản tiền gửi và rút tiền ra. Quyển sổ này đồng thời có giá trị như một
chứng thư xác nhận về khoản tiền đã gửi. Ngoài ra, còn có những hình thức khác như

chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu tiết kiệm.
Ở Việt Nam tiền gửi tiết kiệm gồm 3 loại sau:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi
tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân
hàng. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp. Loại tiền gửi này gần
giống với tiền gửi không kỳ hạn, chỉ khác là nó luôn được hưởng lãi, nhưng đổi lại
không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Gửi tiền dạng này nhằm
đảm bảo an toàn cho khoản tiền và dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu đột xuất trong
thời gian ngắn đồng thời được hưởng một chút lãi dù thấp.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định
trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các thời điểm là không
được phép rút ngắn (nếu rút trước sẽ phải chịu phạt như chỉ được hưởng lãi suất không
kỳ hạn hoặc thậm chí không được hưởng lãi), được hưởng lãi suất cao hơn các dạng
tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.
Với dạng tiền gửi này, người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả
vốn lẫn lãi khi đến hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa hết

5
hạn. Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần
gửi tiền do từng Ngân hàng quy định.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm
mục đích xây dựng nhà ơ. Ngoài hưởng lãi thì người gửi tiền còn được Ngân Hàng cho
vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng
số dư tiền gửi tiết kiệm. Lý do phải tách tiêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào
hai dạng tiền gửi trên (tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn) mặc dù tính chất
của chúng rất giống nhau vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích
lũy của quốc gia, được xem là nguồn vốn nội lực của đất nước, cho nên cần có chinh
sách ưu tiên để bảo vệ. Ví dụ: các NHTW thường buộc các NHTM khi huy động dạng
tiền gửi này thì phải mua bảo hiểm cho chúng, hoặc các công ty tài chính không được
huy động dạng tiền gửi này.

- Tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất của
NHTM. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì Ngân hàng có thể dùng để cho vay
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều được.
Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, là
nguồn vốn chủ yếu để Ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của Ngân hàng là
đi vay để cho vay. Chính vì vậy, người ta gọi NHTM là ngân hàng tiền gửi.
1.3 Đặc điểm nguồn vốn tiền gửi của Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng huy động được từ nền kinh tế thông qua hoạt động huy động các
khoản tiền nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế dưới
nhiều hình thức như: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các loại tiền gửi khác
dùng làm vốn kinh doanh. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của NHTM có những đặc
điểm:
Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là NHTM chỉ được quyền sử dụng nó trong
một thời gian nhất đinh, còn quyền sở hữu nó thuộc về những người gửi tiền. Do vốn
huy động luôn biến động nên khi sử dụng Ngân hàng phải luôn dự trữ tiền tệ ở một tỉ
lệ hợp lý để đảm bảo chi trả cho nhu cầu tiền tệ của Khách hàng.
Đặc điểm nguồn vốn từ tiền gửi của các doanh nghiệp là nguồn vốn có thời hạn
ngắn và thường xuyên biến động nên càng thu hút được tiền gửi của nhiều doanh
nghiệp thì sẽ tạo ra độ ngưng đọng vốn càng lớn và hạn chế được sự ổn định.
Hoạt động huy động tiền gửi chính là hoạt động Ngân hàng mua quyền sử dụng
các khoản vốn của khách hàng thông qua hình thức tiền gửi trong một thời gian nhất
định và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đó theo đúng kế hoạch.
Thành phần chủ yếu của nguồn vốn huy động từ tiền gửi bao gồm: Tiền gửi của
các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Tiền gửi
không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

6
Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu
cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn. Tính an toàn được đảm bảo cho
khách hàng, khách hàng không phải giữ tiền mặt, giao dịch thuận tiện, không phải

kiểm đếm tiền khi thanh toán và nhận thanh toán, tránh được rủi ro về tiền giả và tiết
kiệm thời gian.
Ngân hàng nhận loại tiền gửi rất đa dạng như nhận bằng VND hay USD, EURO
hoặc đồng tiền của nhiều nước khác. Do hoạt động chủ yếu của NHTM là kinh doanh
tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng nên tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc. Thế
nên chi phí tiền gửi sẽ thường cao hơn lãi trả tiền gửi.
Tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm với các biến động về lãi
suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác.
Việc kinh doanh tiền tệ được thể hiện chủ yếu qua việc huy động tiền gửi nhàn
rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng đến nguồn vốn
này để chuyển quyền sử dụng cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đến vốn
nhưng đang trong tình trạng thiếu vốn nhằm thu về khoản chênh lệch giữa giá vốn (lãi
suất huy động) và giá bán (lãi suất cho vay). Hoạt động kinh doanh tiên tệ có độ rủi ro
rất cao, có thể gây ra hiệu ứng domino ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Ngân Hàng.
Khi một NHTM không kiểm sóat được rủi ro có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất là
mất khả năng thanh toán. Việc mất khả năng thanh toán sẽ gây tâm lý hoang mang cho
toàn thể người gửi tiền. Với tâm lý đó nếu người gửi tiền đồng loạt kéo nhau đi rút tiền
khỏi Nnân hàng thì hệ thống Ngân hàng sẽ sụp đổ nếu không có sự trợ giúp nào khác
từ chính phủ hay NHNN. Như vậy một ngân hàng sụp đổ sẽ có khả năng kéo theo sự
sụp đổ của hệ thống ngân hàng.
Quy mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường nguồn này
chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các Ngân
hàng. Vì quy mô nguồn vốn thể hiện phần nào quy mô của NHTM, nó quyết định đến
việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Hơn thế nữa có thể thấy trong thực tế
hoạt động các NHTM có nguồn tiên gửi lớn sẽ có một nguồn vốn vững chắc và do đó
danh mục cho vay cũng phong phú đa dạng hơn.
1.4 Vai trò của nguồn vốn tiền gửi đối với Ngân hàng thƣơng mại
1.4.1 Nguồn vốn tiền gửi là nguồn quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động
của ngân hàng.
Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn không thể thiếu trong công tác huy động vốn

của Ngân hàng, đảm bảo cho Ngân hàng có thể tồn tại và thực hiện chức năng của một
trung gian tài chính trong nền kinh tế. Bất kì một tổ chức nào cung cấp các dịch vụ kết
nối giữa người đi vay và người cho vay đều được gọi là trung gian tài chính. Các trung
gian tài chính tồn tại dưới rất nhiều nhóm, nhưng NHTM là nhóm quan trọng nhất.

7
Ngân hàng cùng với hoạt động huy động vốn và cho vay đã giải quyết cho nền kinh tế
một mâu thuẫn luôn tồn tại đó là: sự thiếu và thừ vốn một cách tạm thời.
Nguồn vốn huy động chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, theo quy
định lượng vốn huy động tối đa bằng 13 lần vốn tự có ở Mỹ, Đức và ở Việt Nam là 20
lần… Do đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi đóng vai trò rất quan trọng trong tổng
nguồn huy động của Ngân Hàng.
1.4.1.1 Nguồn vốn tiền gửi là nguồn chính trong tổng nguồn vốn nợ để phục vụ
cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
NHTM đã trở thành một cây cầu nối tin cậy, tạo điều kiện cho người có nguồn
vốn nhàn rỗi muốn cho vay, vì họ không phải quan tâm đến việc điều tra khả năng trả
nợ của người vay cũng như việc thu hồi khoản nợ. Đồng thời đối với người đi vay thì
vốn đầu tư của họ được tập trung về một mối, thay vì phải vay vốn từ nhiều nguồn với
các chi phí giáo dịch, chi phí vốn khác nhau, họ có thể vay từ một nơi với một số tiền
lớn trong một thời gian ngắn với chi phí thấp hơn.
Để Ngân hàng có thể thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh thì cần phải huy
động vốn từ các nguồn như dân cư và tổ chức kinh tế. Vốn huy động giúp NHTM chủ
động được trong kinh doanh. Một Ngân hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu
các hoạt động của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vốn tự có và vốn vay( vốn vay NHNN,
các NHTM và các tổ chức tài chính khác). Nguồn vốn hay động dồi dào sẽ giúp Ngân
hàng tự quyết định trong hoạt động kinh doanh.
Không chỉ với NHTM mà bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh trong lĩnh vực gì
thì cũng đều cần có vốn mới có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh . Trong
NHTM, tiền gửi là là cơ sở để có một nguồn vốn vững chắc, là cơ sở để NHTM kiến
thiết các hoạt động kinh doanh của mình. Chinh vì vậy có thể nói rằng: Vốn là điểm

bắt đầu trong chu kỳ kinh doanh của NHTM. Do đó, ngoài nguồn vốn pháp lý cần thiết
ban đầu thì NHTM phải đẩy mạnh công tác tăng trưởng huy động vốn tiền gửi trong
suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình
1.4.2 Đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.
Huy động tiền gửi tốt còn có tiền để thúc đẩy NHTM phát triển được các sản
phẩm, dịch vụ khác. Nguồn vốn huy động được từ tiền gửi đóng vai trò quan trọng
trong quyết định năng lực thanh toán của ngân hàng và đảm bảo uy tín của Ngân hàng
trên thị trường. Khi công tác huy động tiền gửi của Ngân hàng đảm bảo được cho
nguồn huy động ổn định, đủ khả năng thanh toán cho khách hàng kể cả yêu cầu số
lượng lớn, thì ngân hàng sẽ chủ động trong thanh toán. Khả năng thanh toán của ngân
hàng được đảm bảo đồng nghĩa với uy tín nâng cao.
Huy động được càng nhiều tiền gửi thì nguồn vốn của NH càng lớn, khả năng
thanh toán cũng được tăng lên. Có nghĩa là quy mô vốn tỷ lệ thuận với khả năng sẵn

8
sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Từ đó quyết định đến uy tín của Ngân
hàng. Khả năng chi trả của Ngân hàng cao đồng nghĩa với việc rủi ro của khách hàng
đặt vào Ngân hàng là thấp. Với tiềm năng vốn lớn, NHTM có thể hoạt động với quy
mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động kinh doanh vừa có hiệu quả vừa nâng
cao thương hiệu cũng như kiếm được lợi nhuận ở trên thị trường.
1.4.3 Tăng khả năng cạnh tranh trong ngành.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi là nguồn vốn lớn , có tính ổn định cao cũng như
góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng bởi vì nguồn vốn tiền gửi là
nguồn chủ yếu tạo ra vốn ngắn hạn cũng như trung và dài hạn, đáp ứng được hoạt
động cho vay (nghiệp vụ tín dụng) củanNgân hàng. Đáp ứng nhu cầu vay vốn của các
doanh nghiệp, cá nhân với lãi suất hấp dãn, thời gian nhanh nhất – Điều này chỉ có thể
thực hiện được khi Ngân hàng có một tiềm lực mạnh về vốn, là một cách tăng khả
năng cạnh tranh.
Mặt khác, lượng vốn huy động từ tiền gửi lớn, xây dựng được nguồn vốn dồi dào
tạo điều kiện cho Ngân hàng đổi mới, hoàn thiện công nghệ của mình, tham gia vào

các lĩnh vực mới, đa dạng các nghiệp vụ mới nhằm thu hút được nhiều khách hàng
nhất (kể cả khách hàng cho vay và đi vay). Đồng thời có được nguồn vốn lớn ngân
hàng sẽ có thể mở rộng quan hệ tín dụng, với các thành phần kinh tế xét cả quy mô và
chất lượng hợp lý cho khách hàng. Như vậy sẽ tạo ra nhiều tiến triển thuận lợi cho
ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng
nhanh chóng và thêm nguồn vốn tự có của mình, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và
quy mô hoạt động của mình trên mọi lĩnh vực. Trên cơ sở đó, mở rộng thị phần với
sức cạnh tranh cao.
Ngoài ra, nguồn vốn tiền gửi còn là nguồn để Ngân hàng gia tăng thu nhập, cải
tiến cơ cấu thu nhập của NHTM. Vì hiện nay 90% thu nhập của các NHTM là từ hoạt
động tín dụng nên chưa đựng rủi ro cao.
Bên cạnh đó giúp khách hàng tiết kiệm. Khách hàng có thể lựa chọn được hình
thức tiền gửi phù hợp. Giúp khách hàng tăng thu nhập qua việc trả lãi của Ngân hàng.
Khách hàng còn có được nhiều tiện ích trong thanh toán, an toàn thanh toán, tốc
độ thanh toán nhanh hơn. Ngoài ra Khách hàng còn có thể được bảo hiểm số tiền gửi
của mình phòng những trường hợp rủi ro khi gửi một số tiền lớn.
Với những vai trò quan trọng như vậy, ta co thể thấy nguồn vốn tiền gửi là không
thể thiếu trong hoạt động huy động vốn của NHTM. Do đó phải nâng cao chất lượng
hoạt động huy động tiền gửi Ngân hàng.

9
1.5 Chất lƣợng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại
1.5.1 Khái niệm
Nguồn vốn tiền gửi được coi là chất lượng khi nó thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ
và phát huy tốt vai trò trong hoạt động kinh doanh của NHTM, hay nói cách khác
nguồn vốn tiền gửi được coi là chất lượng khi lượng vốn tiền gửi được coi là lớn nhất
với chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Chất lượng nguồn vốn tiền gửi là phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm
bảo thực hiện nhiệm vụ của NHTM có hiệu quả cao với chi phí nhỏ nhất. Có nghĩa là
về mặt lượng chất lượng nguồn vốn tiền gửi biểu hiện qua kết quả thu được và chi phí

bỏ ra; về mặt chất nó phản ánh năng lực và trình độ quản lý của Ngân hàng.
1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thƣơng
mại
1.5.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Chất lượng của nguồn vốn tiền gửi được đánh giá qua khả năng đáp ứng nhu cầu
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,của nền kinh tế. Khả năng tạo nên nguồn vốn
cần thiết, kịp thời cho) ngân hàng. Nguồn vốn tiền gửi huy động được đảm bảo để
ngân hàng thực hiện chức năng của mình trong nền kinh tế, đồng thời cân đối được lợi
ích cấp tín dụng cho khách hàng và chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi đó của ngân
hàng, qua đó hạn chế thấp nhất các rủi ro xảy ra để khách hàng yên tâm gửi tiền vào
ngân hàng bằng các hoạt động như tư vấn, hỗ trợ khách hàng giúp họ lựa chọn sản
phẩm có ích cho bản thân khách hàng. Điều đó cũng giúp ngân hàng có được nhiều
hướng lựa chọn hơn trong công tác sử dụng vốn, cũng như đưa ra chiến lược sử dụng
vốn tốt nhất nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Điển hình như nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, bảo
hiểm xã hội và một số các tổ chức khách thường chiếm 15-20% trong tổng nguồn vốn
huy động được các tổ chức tín dụng, đây là nguồn vốn có tính ổn định khá cao. Tuy
nhiên nguồn vốn ấy phải được duy trì số lượng cũng như chất lượng tăng trưởng đều
qua các năm, các thời kì. Khi đó nguồn vốn ấy mới vững chắc và phản ánh được khả
năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn liên tục cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
và của nền kinh tế.
Đặc điểm nguồn vốn ngắn hạn là thường xuyên biến động do vậy ngân hàng phải
cố gắng cân đối để có thể đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.
Nếu lượng vốn huy động được từ tiền gửi nhỏ lẻ, không tập trung, chi phí huy
động cao, sẽ khó khăn trong việc đưa ra hướng đi tốt cho hoạt động sử dụng vốn dẫn
tới sử dụng vốn không đê đạt được hiệu quả tôt nhất, kéo theo đó là kết quả kinh
doanh kém, thậm chí là lỗ vốn và dẫn tới phá sản

10
Dựa vào mục đích huy động vốn của ngân hàng, từ đó ngân hàng có các phương

thức huy động cụ thể, đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí huy động vốn, nâng
cao chất lượng huy động tiền gửi.
1.5.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Chi phí huy động nguồn vốn tiền gửi
Lãi suất huy động :
Lãi suất luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các chủ thể kinh tế. Người gửi
tiền muốn có một mức lãi suất cao để có thể có một khoản thu nhập đáng kể từ khoản
tiền mà mình đang có. Người vay vốn lại muốn có một mức lãi suất thấp để có thể tiết
kiệm tối đa chi phí kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận. NHTM đóng vai trò là cầu
nối giữa hai đối tượng trên nên Ngân hàng phải tìm mọi cách dung hòa lợi ích của hai
bên mà cốt yếu là phải đảm bảo lợi ích của Ngân hàng.
Để đảm bảo về sự biến động về lãi suất thì biện pháp đa dạng hóa lãi suất với
mỗi hình thức huy động vốn là giải pháp cần thiết cho Ngân hàng. Như vậy với mỗi
khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau, loại tiền khác nhau, nhu cầu khác nhau thì Ngân
hàng phải áp dụng các mức lãi suất khác nhau dựa trên nguyên tắc lãi suất tăng theo
thời hạn, đảm bảo được nguyên tắc giá trị theo thời gian của đồng tiền.
Theo đó, tất cả các NHTM đều phải cố gắng đưa ra các giải pháp tốt nhất có thể
nhằm ổn định được lãi suất huy động, từ đó ổn định được lãi suất cho vay và giảm
thiểu rủi ro về lãi suất. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi,
các NH đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵ sàng hi
sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép NHTM sử dụng tạm thời để kinh doanh.
Trong lịch sử đã có những kỉ lục về lãi suất, chẳng hạn Ngân Hàng của Hy Lạp đã trả
lãi lên đến 16% một năm để thu hút các khoản tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích cho
vay các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hoặc gấp 3 lãi suất tiết kiệm. Điều
đấy cho thấy lãi suất huy động là yếu tố rất cần thiết để mỗi Ngân hàng huy động được
nguồn tiền từ bên ngoài.
Các NHTM thường tìm mọi cách để thu hút tiền gửi của người dân, bởi vì đây là
nguồn tiền có tính ổn định và ít rủi ro. Vì thế mức lãi suất của mỗi Ngân hàng thường
thay đổi linh hoạt và khác nhau. Lãi suất là công cụ hữu hiệu nhất để NHTM hấp dẫn
khách hàng, hiện tại hầu hết các Ngân hàng đều áp dụng lãi suất bậc thang, gửi càng

nhiều thì tiền lãi càng cao nhưng tỉ lệ chệnh lệch cũng chưa tới 1%
Mục đích của người dân hay của các tổ chức gửi tiền tại Ngân hàng là khác nhau.
Tuy nhiên họ đều có một quan điểm chung là muốn có được lợi tức lớn nhất. Do đó,
để có một nguồn vốn huy động với chất lượng cao thì Ngân hàng phải có một chiến
lược tốt để thu hút được nhiều khách hàng nhất, huy động được vốn quy mô lớn cũng
như đảm bảo được an toàn.

11
Chi phí khác:
Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình hoạt động huy động tiền gửi còn có
các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành,
chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo… Tuy chi phí này chiếm một tỷ
trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho
Ngân hàng.
Tỷ lệ chi phí cho một đơn vị vốn nguồn tiền gửi
Trong chiến lược huy động tiền gửi của NHTM, vấn đề chi phí huy động tiền gửi
luôn được đặc biệt quan tâm. Ngân hàng xây dựng chiến lược huy động tiền gửi luôn
phải đảm bảo hai mục tiêu: hấp dẫn thu hút được khách hàng và xác định được chi phí
hợp lý để thu được lợi nhuận. Do vậy, NHTM có khả năng huy động tiền gửi tốt là
Ngân Hàng xác định được chi phí huy động tiền gửi thực hiện được hai mục tiêu trên.
Chi phí vốn bình quân trên một đồng tiền gửi =



Chỉ tiêu trên cho biết một đồng vốn huy động từ tiền gửi sẽ phải chịu chi phí huy
động vốn là bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ chất lượng huy động tiền gửi
của Ngân hàng tốt.
Các chỉ tiêu định lượng chỉ là những căn cứ đánh giá chất lượng huy động tiền
gửi của NHTM một cách khái quát. Muốn có những kết luận chính xác hơn, cần phải
dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể liên quan đến Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động được đánh giá là có chất lượng tốt, phải là nguồn vốn có
tính ổn định cao, mức độ rủi ro thấp, lượng vốn lớn, chi phí thấp.
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả huy động vốn nói riêng
thì nâng cao chất lượng huy động tiền gửi bằng việc giảm chi phí huy động là hết sức
cần thiết. Vì vậy, Ngân hàng phải tìm mọi cách để giảm tối đa chi phí huy động vốn và
sử dụng vốn đó để cho vay mức lãi suất cạnh tranh có thể chấp nhận được trên thị
trường. Việc giảm chi phí huy động có thể được thực hiện tốt hơn nếu các Ngân hàng
tập trung huy động được nguồn tiền gửi của các TCKT.
Tỷ trọng nguồn tiền gửi trên tổng nguồn vốn huy động
Chất lượng nguồn vốn huy động từ tiền gửi còn phản ánh ở tỷ trọng nguồn vốn
huy động từ tiền gửi so với tổng nguồn vốn huy động.
Tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi trên tổng nguồn vốn huy động được của Ngân
hàng sẽ cho thấy mức độ tác động và khả năng tạo vốn của NHTM thông qua hoạt
động huy động vốn. Chỉ số này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng ảnh hưởng
của nguồn huy động đối với hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của NHTM.

12
Chỉ số càng cao, chứng tỏ mức độ huy động vốn bằng nguồn huy động từ tiền
gửi chiếm tỷ trọng lớn, điều đó có nghĩa là một sự thay đổi của lượng huy động tiền
gửi sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng vốn mà NHTM huy động được.
Ngược lại, nếu chỉ số này thấp có nghĩa là mức huy động vốn bằng tiền gửi
không lớn, khi đó sự thay đổi của nguồn huy động tiền gửi không làm ảnh hưởng
nhiều tới tổng nguồn vốn huy động của NHTM.
Trong hoạt động Ngân hàng thì nguồn vốn huy động phải đảm bảo đủ lớn để sử
dụng tong hoạt động tín dụng và trong các hoạt động khác của Ngân hàng. Với tỷ
trọng vốn huy động tiền gửi lớn, NHTM sẽ giảm được chi phí sử dụng các nguồn vốn
khác, mà thông thường các nguồn vốn đó có chi phí sử dụng rất cao, chỉ được dùng để
bù đắp khi nguồn vốn thiếu hụt.
Tỷ trọng nguồn tiền gửi ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động
Nguồn tiền gửi Ngắn hạn được xem là nguồn tiền gửi có độ biến động cao. Do đó

nó kéo theo rủi ro cao hơn so với các nguồn tiền gửi khác. Điều đó có nghĩa là tỷ trọng
huy động vốn tiền gửi ngắn hạn trên tổng vốn huy động thể hiện mức độ rủi ro của
tổng vốn huy động. Các NHTM phải nắm bắt sự biến động của nguồn vốn sao cho phù
hợp. Trong phần lớn các trường hợp thì các nguồn huy động từ tiền gửi ngắn hạn
nhưng có mức ổn định cao vẫn được Ngân hàng đầu tư có hiệu quả và an toàn khi sử
dụng vốn vào mục đích dài hạn như cho vay trung và dài hạn.
Tỷ trọng nguồn tiền gửi trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động
Tỷ trọng này thể hiện mức độ ổn định của nguồn vốn huy động từ tiền gửi. Từ đó
NHTM có thể tính toán sự ổn định nguồn vốn huy động được.
Tỷ trọng nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động
Tỷ trọng này trong các NHTM thường lớn do nguồn tiền gửi này có lợi thế về chi
phí thấp, quy mô khá lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn trong một thời
gian ngắn. Từ đó nâng cao chất lượng vốn huy động được từ tiền gửi.
Tỷ trọng nguồn tiền gửi từ dân cư trong tổng nguồn vốn huy động
Đây là nguồn huy động truyền thống của các NHTM, nguồn vốn này thế mạnh là
sự bền vững, do đó tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi của dân cư trong tổng vốn huy
động từ tiền gửi cao sẽ phản ánh mức độ ổn định của nguồn vốn huy động.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi
Tốc độ tăng trưởng của vốn huy động từ tiền gửi được biểu hiện là tỷ lệ phần
trăm tăng của nguồn vốn tiền gửi trong kỳ kinh doanh trước đó so với kỳ kinh doanh
hiện tại. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ tiền gửi càng cao chứng tỏ khả năng huy
động tiền gửi được nâng cao hơn kỳ kinh doanh trước đó. Điều này có ý nghĩa rất lớn
đối với việc đánh giá hiệu quả của công tác huy động tiền gửi


13
Mức độ thuận tiện khách hàng
Được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèm theo các Ngân
hàng… nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng.
 Thời gian để huy động một số lượng vốn nhất định.

 Một số chỉ tiêu khác như: số lượng vốn bị rút ra trước thời hạn, kỳ hạn thực tế
của nguồn vốn…
 Cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn.
 Cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đóng vai trò rất quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Có một nguyên tắc đó là giữa vốn
huy động và nhu cầu sử dụng vốn phải có một sự tương đương. Thường có ba
trường hợp xảy ra :
 Nguồn tiền gửi tương đương với nhu cầu sử dụng vốn
Nếu bất cứ NHTM nào thực hiện được nguyên tắc này thì hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng đó chắc chắn sẽ rất hiệu quả. Vì Ngân hàng huy động được vốn và
cũng sử dụng được số vốn đã huy động, lợi nhuận Ngân hàng thu về chính là khoản
chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
 Nguồn tiền gửi lớn hơn nhu cầu sử dụng vốn
Trong trường hợp này thì rủi ro xảy ra vì NHTM đã không đầu tư và không cho
vay được. Ngân hàng phải trả lãi suất cho số vốn huy động trong khi lại không thể thu
được lãi suất từ việc sử dụng vốn đó. Như vậy, NHTM chắc chắn sẽ bị lỗ vốn. Giải
pháp được đặt ra ở đây là NHTM cần tìm cách đầu tư, cho vay hoặc chuyển số vốn đã
huy động được lên NHTW
 Nguồn tiền gửi nhỏ hơn nhu cầu sử dụng vốn
Nếu tình hình kinh doanh của NHTM rơi vào trường hợp này có nghĩa là NHTM
không huy động được vốn, và không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn Biện pháp tốt
nhất là tìm cách tăng nguồn vốn huy động, tăng vòng quay vốn. Bên cạnh đó nhanh
chóng thu hồi các khoản nợ đến hạn, giảm rủi ro đến mức tối thiểu.
Có thể nói, cân đối giữa vốn huy động được với nhu cầu sử dụng vốn là điều kiện
cần thiết để NHTM tồn tại và phát triển.
1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thƣơng
mại
1.6.1 Các nhân tố có thể kiểm soát đƣợc
1.6.1.1 Chiến lược sử dụng vốn của ngân hàng
Mỗi một NHTM sẽ căn cứ vào quy mô, đặc điểm và môi trường kinh doanh của

mình sẽ đưa ra một chiến lược sử dụng vốn phù hợp và hiệu quả. Do đó, nguồn vốn
tiền gửi sẽ căn cứ vào chiến lược sử dụng vốn để đặt ra các mục tiêu cho hoạt động thu
hút tiền gửi.

14
1.6.1.2 Lãi suất huy động
Lãi suất huy động là chi phí vốn mà ngân hàng phải bỏ ra để thu hút tiền gửi, lãi
suất tác động trực tiếp đến lượng vốn huy động của Ngân hàng. Vì vậy trên cơ sở lãi
suất cơ bản do NHTW đưa ra, các NHTM phải tính toán thật kỹ để đưa mức lãi suất
phù hợp với tình hình thị trường đồng thời phải căn cứ vào hoạt động sử dụng vốn để
đem lại lợi nhuận lớn nhất cho NHTM.
NHTM phải quản lý lãi suất các loại vốn, xác định các loại và cơ cấu lãi suất
phải trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo suy trì quy mô và kết cấu nguồn
vốn phù hợp với yêu cầu sinh lời của NHTM. Lãi suất càng cao thì nguồn vốn huy
động được càng lớn từ đó có điều kiện mở rộng cho vay và đầu tư. Tuy nhiên lãi suất
cao làm tăng chi phí của Ngân Hàng, có thể dẫn đến hạn chế các khoản cho vay giảm
doanh thu và lợi nhuận của NHTM. Vì vậy quản lý lãi suất nguồn vốn có liên quan
chặt chẽ đến quản lý lãi suất cho vay và đầu tư của NHTM. Có nhiều mức lãi suất
danh nghĩa khác nhau tùy theo tính chất của từng loại vốn, đó là các mức lãi suất cá
biệt. Trong quá trình hoạt động các NHTM khác nhau có thể đưa ra các mức lãi suất
cạnh tranh khác nhau, hoặc đưa ra các phương pháp khác nhau như trả lãi suất nhiều
lần trong kì hoặc trả lại trước thời hạn để nhằm thu hút được nguồn tiền gửi.
1.6.1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng
Trong xu thế cạnh tranh giữa các NHTM như hiện nay, trình độ và cách phục vụ
của cán bộ NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách hàng. Xã hội đang
ngày một phát triển vì vậy đòi hỏi chất lượng nhân sự không ngừng được nâng cao đế
đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các yêu cầu cao trong huy động tiền gửi, đầu tư, và các
dịch vụ với các tình huống khác nhau. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề
nghiệp tốt và giỏi chuyên cao sẵn sàng phục vụ khách hàng để luôn đem lại sự hài lòng
cho khách hàng là yêu cầu cần thiết mà các nhà quản lý đặt ra đối với mỗi cán bộ nhân

viên Ngân hàng. Để đáp ứng được các đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, các cán bộ
nhân viên luôn phải chú ý nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tinh
thần trách nhiệm với các công việc.
1.6.1.4 Các hình thức huy động và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp
Mỗi đối tương khách hàng sẽ có một nhu cầu tiền gửi khác nhau, do đó một
NHTM sẽ có các cách thức huy động tiền gửi và dịch vụ đa dạng, linh hoạt, tiện lợi sẽ
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vậy nên khả năng huy động vốn càng cao.
1.6.1.5 Khả năng nắm bắt thông tin
Thông tin có vai trò quan trọng trong mỗi lĩnh vực, mọi ngành nghề , và đối với
hoạt động huy động tiền gửi đó là một yếu tố không thể bỏ qua. Nếu biết nắm bắt
thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác người quản lý sẽ đưa ra những quyết định
đúng đăn, kịp thời, có luên quan đến hoạt động huy động tiền gửi . Thông tin có thể

×