PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KHÁNH SƠN
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG OANH
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
“ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ SỞ TẠI LỚP MẦM 1 TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG OANH
THÔNG QUA TRÒ CHƠI”
GIÁO VIÊN : ĐÀO THỊ TƯƠI
TRƯỜNG : MN HOÀNG OANH
NĂM HỌC: 2012 – 2013
1
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 03
II. GIỚI THIỆU 04
1. Thực trạng 04
2. Vai trò, tác dụng của trò chơi trong dạy Tiếng Việt cho trẻ 05
3. Vấn đề nghiên cứu 06
4. Dữ liệu sẽ được thu thập 06
5. Giả thuyết nghiên cứu 06
III.PHƯƠNGPHÁP … 06
1.Khách thể nghiên cứu 06
2.Thiết kế nghiên cứu 06
3.Quy trình nghiên cứu 07
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 07
IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUẢ 07
1.Phân tích dữ liệu 08
2.Bàn luận kết quả 09
V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 10
1. Kết luận 10
2. Khuyến nghị 10
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 12
PHỤ LỤC I: Phiếu quan sát đánh giá mức độ hứng thú và phát triển vốn từ
của trẻ ( Đối với lớp thực nghiệm trước khi tác động) 12
PHỤ LỤC II: Phiếu quan sát đánh giá mức độ hứng thú và phát triển vốn từ
của trẻ ( Đối với lớp đối chứng trước khi tác động) 13
PHỤ LỤC III: Giáo án: “ Những vai chơi bé thích” 15
PHỤ LỤC IV: Giáo án: “ Bé yêu thích đồng dao” 17
PHỤ LỤC V: Giáo án: “ Dạy từ: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng” 20
PHỤ LỤC VI: Phiếu quan sát đánh giá mức độ hứng thú và phát triển vốn từ
của trẻ ( Đối với lớp thực nghiệm sau khi tác động) 22
PHỤ LỤC VII: Phiếu quan sát đánh giá mức độ hứng thú và phát triển vốn từ
của trẻ ( Đối với lớp đối chứng sau khi tác động) 24
PHỤ LỤC VIII: Bảng điểm trước và sau khi tác động của lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm 25
2
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
“ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ SỞ TẠI
LỚP MẦM 1 TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG OANH THÔNG QUA TRÒ CHƠI”
Giáo viên nghiên cứu: Đào Thị Tươi
Đơn vị: Trường Mầm Non Hoàng Oanh, Sơn Trung, Khánh Sơn.
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI :
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc học tập,
ngôn ngữ là phương tiện chính để truyền đạt kiến thức. Và với tất cả mọi người,
tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng là ngôn ngữ đầu tiên và dễ dàng tiếp cận nhất, tạo ra
cảm giác tự tin, thoải mái trong qua trình giao tiếp. Ngôn ngữ là công cụ của tư
duy, trẻ dân tộc thiểu số có thể tư duy bằng ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ của chúng,
nhưng để học lên chương trình tiểu học, phổ thông… trẻ phải có vốn Tiếng Việt
để có thể hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh (về các sự vật, hiện tượng
gần gũi trong cuộc sống, hoạt động học tập…). Ngoài ra, sự phát triển ngôn ngữ
gắn liền với sự phát triển của tư duy từ đó trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên
ngoài.
Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống,
quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Ở trường mầm non, nhà trẻ và
mẫu giáo mà đặc biệt là mẫu giáo bé, chính thời điểm đang học nói hay bắt chước
người lớn vì thế cô giáo cần tận dụng để dạy các cháu tiếng phổ thông càng sớm
càng tốt. Nhưng việc giáo viên dạy làm sao để trẻ có thể tiếp thu và phát triển vốn
Tiếng Việt một cách tốt nhất thì không phải giáo viên nào cũng thực hiện được.
Muốn phát triển ở trẻ kỹ năng nghe, hiểu và nói được ngôn ngữ Tiếng Việt
cũng như việc tăng vốn từ cho trẻ, trước hết người giáo viên mầm non phải biết
cách cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ bằng cách thử sai
và thực nghiệm với nhiều biện pháp khác nhau. Thông thường giáo viên dạy
Tiếng Việt cho trẻ chỉ dạy với hình thức cô nói trước, trẻ nói sau, ít đưa các hình
thức khác vào dạy Tiếng Việt cho trẻ. Chính những hình thức dạy chay đầy cứng
nhắc như vậy đã khiến việc tiếp thu Tiếng Việt của trẻ không được bền vững vì
trẻ chỉ được nói lại câu, từ cô mới dạy trẻ sẽ mau quên. Với yêu cầu hiện nay
việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ đã được đưa chính thức vào chương trình dạy
cho trẻ ở các lứa tuối mẫu giáo và cũng chính điều này đã thúc đẩy giáo viên
mầm non nói chung và bản thân tôi nói riêng có nhiều tìm tòi nhằm có những cải
tiến mới về việc dạy Tiếng Việt cho trẻ. Qua những tiết chuyên đề về việc tăng
cường Tiếng Việt cho trẻ hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ
sát, học hỏi rất nhiều. Song nếu chỉ qua những hoạt động đó thì chưa đủ mà giáo
viên còn phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính
tích cực chủ động của trẻ trong giờ học đồng thời làm tăng hứng thú với lĩnh vực
3
phát triển ngôn ngữ này. Đặc biệt với đặc thù trường Mầm Non Hoàng Oanh, đa
số các cháu là người dân tộc thiểu số. Phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều
đến việc dạy Tiếng Việt cho trẻ, chính vì vậy mà vốn Tiếng Việt của trẻ còn
nhiều hạn chế. Hơn nữa, phương pháp dạy của giáo viên còn cứng nhắc như: Dạy
chay, mang nặng tính lý thuyết. Tôi thiết nghĩ nếu cứ sử dụng phương pháp dạy
học như thế này sẽ không đem lại hiệu quả cao.
Qua quá trình nghiên cứu, bản thân đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học
khác nhau vào quá trình tăng cường Tiếng Việt cho trẻ nhưng tôi thấy tổ chức dạy
Tiếng Việt cho trẻ với hình thức thông qua trò chơi là hữu hiệu nhất. Thông qua
trò chơi đã làm cho giờ học trở nên sôi nổi, các cháu tham gia một cách tích cực
và hiệu quả mang lại là rất lớn. Như vậy để phát huy vai trò học tập, tính tích cực
chủ động sáng tạo và tăng hứng thú cho trẻ khi học Tiếng Việt, giải pháp của tôi
đưa ra là vận dụng trò chơi vào dạy học, như vậy trẻ sẽ được "học mà chơi, chơi
mà học". Từ đó giúp các cháu giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi khi tham gia
vào các hoạt động.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp Mầm
trường Mầm Non Hoàng Oanh. Lớp Mầm 1 (17 trẻ) được chọn làm lớp thực
nghiệm; lớp Mầm 2 (17 trẻ) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được vận dụng
trò chơi trong các hoạt động dạy Tiếng Việt, còn lớp đối chứng không sử dụng trò
chơi. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú và vốn từ của
trẻ. Điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.5 còn lớp đối chứng
là 6.3 và kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 1.2 chứng tỏ ảnh hưởng rất lớn.
Điều này chứng minh rằng việc vận dụng trò chơi trong các hoạt động dạy Tiếng
Việt đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập cho trẻ.
II. GIỚI THIỆU :
1. Thực trạng :
Năm học 2012-2013 số trẻ ra lớp 3- 4 tuổi của trường Mầm Non Hoàng
Oanh chiếm 98% là con em người dân tộc Raglai, đa số các cháu lần đầu ra lớp,
khả năng Tiếng Việt của trẻ còn nhiều hạn chế, phụ huynh chưa quan tâm nhiều
đến việc dạy Tiếng Việt cho trẻ, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Bên
cạnh đó đa số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động tăng
cường Tiếng Việt cho trẻ, vốn Tiếng Việt hạn chế sẽ khiến trẻ trẻ khó tiếp thu
được những kiến thức mà giáo viên truyền đạt, trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp với
cô và các bạn. Bên cạnh đó, giáo viên thường sử dụng các phương pháp khi tăng
cường Tiếng Việt cho trẻ với các hình thức dạy như: Cô nói trước, trẻ nói sau sẽ
khiến trẻ thụ động, đồng thời trẻ sẽ mau quên.
4
Với thực trạng trên, là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở mình phải
làm thế nào và lựa chọn phương pháp, hình thức nào để việc dạy Tiếng Việt cho
trẻ đạt hiệu quả cao nhất đồng thời làm tăng hứng thú của trẻ khi học.
Chính vì điều băn khoăn, trăn trở ấy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra
biện pháp hữu hiệu nhất đó là việc “Vận dụng trò chơi trong dạy Tiếng Việt cho
trẻ”, cũng chính phương pháp này đã làm tăng hứng thú của trẻ khi học, đồng
thời trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó. Từ đó trẻ có thể tham gia
các hoạt động một cách hứng thú và kết quả mang lại rất cao.
2. Vai trò, tác dụng của trò chơi trong dạy Tiếng Việt cho trẻ :
Trò chơi trong dạy Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo là cách thức giáo viên tổ
chức cho trẻ thực hiện những hành động đã và đang học thông qua một trò chơi
nào đó. Với phương pháp này, trẻ ở các lứa tuổi đều rất thích. Nó tạo cho lớp học
một không khí sôi nổi và không bị gò bó, nhàm chán "học mà chơi, chơi mà học".
Những trò chơi mà giáo viên mầm non thường dùng trong việc dạy Tiếng Việt
cho trẻ như : Trò chơi đóng vai, trò chơi dân gian, trò chơi học tập ( Ai nhanh
hơn, nhanh mắt, nhanh miệng , hãy nói lại những lời tôi nói, bạn vừa nói gì? ).
Thông qua hoạt động góc, nhất là góc đóng vai, trẻ thể hiện được vai chơi
thông qua hành động cũng như mối quan hệ giao tiếp giữa các vai chơi từ đó vốn
từ của trẻ sẽ được mở rộng. Ở góc này các cháu người kinh và sở tại được chơi
cùng nhau, giao tiếp với nhau qua đó trẻ học được nhiều ngôn ngữ từ bạn. Trẻ
được giao lưu trao đổi mua bán và thể hiện vai chơi thông qua lời nói. Để giúp trẻ
học tập đạt hiệu quả cao qua vui chơi thì chúng ta cần phải xác định hoạt động
vui chơi là hoạt động chủ đạo: “Học mà chơi - Chơi mà học ”. Hoạt động vui
chơi sáng tạo hàng ngày ở lớp, trẻ được chọn bạn chơi, chọn góc chơi, chọn đồ
chơi mà trẻ thích. Ở các góc chơi này giúp phát triển trí tưởng tượng ngôn ngữ
khi giao tiếp với bạn chơi, mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết của trẻ. Trong khi chơi
trẻ tiếp thu tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái bên cạnh đó giáo viên luôn
khuyến khích các cháu người kinh và người sở tại đổi vai chơi cho nhau, tăng
cường cho các cháu người sở tại nói theo bạn vì trẻ ở lứa tuổi mầm non đa số trẻ
học thông qua bắt chước .
Thông qua trò chơi trẻ sẽ được mở rộng vốn từ, mở rộng mối quan hệ giao
tiếp với bạn, đồng thời trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn. Đặc biệt khi tiến hành chơi,
trong các trò chơi cũng có sự kết hợp linh hoạt với một số phương pháp như :
thảo luận nhóm, đóng vai, từ đó giúp trẻ hình thành những kỹ năng giao tiếp
đơn giản và cũng qua đó sẽ phát triển vốn từ cho trẻ.
Thông qua trò chơi dân gian trẻ sẽ được kết hợp lời của bài đồng dao với
những hành động phù hợp, như vậy trẻ sẽ rất thích và
5
Thông qua trò chơi, việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ được tiến hành một
cách nhẹ nhàng, sinh động, sẽ lôi cuốn được trẻ vào quá trình học tập một cách tự
nhiên, đồng thời tăng sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Ngoài ra, nó
còn tác động trực tiếp đến tình cảm, thái độ đem lại niềm vui, làm cho các cháu
cảm thấy hứng thú học Tiếng Việt và thích được đi học hơn.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng trò chơi vào dạy Tiếng Việt có làm tăng hứng thú và phát
triển vốn từ cho trẻ sở tại lớp Mầm 1 trường Mầm Non Hoàng Oanh không ?
4. Dữ liệu sẽ được thu thập :
Kết quả qua các phiếu đánh gía về mức độ hứng thú và phát triển vốn từ
của trẻ
5. Giả thiết nghiên cứu:
Có, việc sử dụng trò chơi vào dạy Tiếng Việt cho trẻ có làm tăng hứng thú
và phát triển vốn từ cho trẻ lớp Mầm 1 trường MN Hoàng Oanh.
III. PHƯƠNG PHÁP :
1. Khách thể nghiên cứu :
Tôi lựa chọn hai lớp Mầm 1 và Mầm 2 để thực hiện nghiên cứu vì đó là hai
lớp có sự tương đồng về dân tộc, giới tính, khả năng giao tiếp Tiếng Việt và sĩ số
lớp. Những yếu tố đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng của tôi.
Tôi chọn lớp Mầm 2 làm lớp đối chứng, lớp Mầm 1 làm lớp thực nghiệm.
Các cháu hai lớp này có vốn Tiếng Việt là tương đương nhau.
Số trẻ sở tại ở các nhóm lớp
Tổng số Nam Nữ
Lớp Mầm 1 17 10 07
Lớp Mầm 2 17 09 08
2. Thiết kế nghiên cứu :
Chọn tất cả trẻ sở tại của 2 lớp Mầm 1 và Mầm 2 để thực hiện nghiên cứu.
Lớp Mầm 2 là lớp được chọn làm nhóm đối chứng, lớp Mầm 1 là lớp được chọn
làm nhóm thực nghiệm. Tôi sử dụng phiếu đánh giá về mức độ hứng thú và vốn
Tiếng Việt của trẻ hai lớp Mầm 1 và Mầm 2 trước tác động để so sánh. Sau khi
lấy kết quả và so sánh thì thấy có sự chênh lệch. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng
T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước
khi tác động
6
Kết quả: p = 0,38 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa. Do đó, hai nhóm
được xem như là tương đương.
Sử dụng thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương.
Thiết kế nghiên cứu :
Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Thực nghiệm
(Mầm 1)
O1
Vận dụng phương pháp trò
chơi vào dạy Tiếng Việt
O3
Đối chứng
(Mầm 2)
O2
Không vận dụng phương
pháp trò chơi vào dạy
Tiếng Việt
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu :
- Chuẩn bị bài của giáo viên : Để có sự so sánh một cách khách quan tôi
đã liên kết với cô Nguyễn Thị Phượng là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp đối
chứng. Khi tổ chức các hoạt động tăng cường Tiếng Việt cho trẻ cô Phượng
không áp dụng trò chơi khi dạy trẻ mà hình thức tổ chức của cô vẫn theo phương
pháp cũ: Giáo viên nói mẫu và khuyến khích trẻ nói theo.
- Đối với lớp thực nghiệm : Tôi tổ chức các hoạt động tăng cường Tiếng
Việt cho trẻ với hình thức trò chơi.
- Tiến hành thực hiện : Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm bắt đầu từ
chủ điểm ” Thế giới động vật”.
Chủ điểm Hoạt động/lớp Tên bài dạy
Thế giới động
vật
( Từ 31/12 -
25/01/2013)
Tăng cường Tiếng Việt qua
hoạt động góc.
( Lớp Mầm 1)
Những vai chơi bé thích
Thế giới thực
vật
( Từ 28/01
-22/02/2013)
Tăng cường Tiếng Việt qua
hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
( Lớp Mầm 1)
Bé yêu thích đồng dao
Phương tiện Tăng cường Tiếng Việt qua Dạy từ: ” Đèn xanh, đèn đỏ,
7
giao thông
( Từ 11/03 –
29/03/2013)
hoạt động học.
( Lớp Mầm 1)
đèn vàng”
4. Đo lường và thu thập dữ liệu :
Tôi sử dụng phiếu quan sát đánh giá mức độ hứng thú và phát triển vốn từ
của trẻ sau khi trẻ học xong chủ điểm: ” Nghề nghiệp” làm bài kiểm tra trước tác
động và bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi trẻ học xong chủ điểm: ”
Phương Tiện giao thông”.
Tiến hành khảo sát và chấm điểm.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUẢ :
1. Phân tích dữ liệu :
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Thực nghiệm Đối chứng
Điểm trung bình cộng 7.5 6.3
Độ lệch chuẩn 1,0 1,0
Giá trị P của T-test 0,0008
Mức độ ảnh hưởng 1.2
2. Bàn luận kết quả:
Như ở phần thiết kế nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu ta đã chứng minh
được rằng kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là
tương đương nhau. Sau quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị
trung bình bằng phép kiểm chứng t-test đã cho ta kết quả p = 0,0008 (mà p <=
0,05 là có nghĩa). Như vậy sự chênh lệch là có ý nghĩa giữa hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng. Điều này đã chứng tỏ rằng việc tác động bằng cách sử
dụng trò chơi vào dạy Tiếng Việt cho trẻ là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm
trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng sau khi tác động
không phải là ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của cả quá trình tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 7.5- 6.3 = 1.2
1.0
8
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 1.2
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học Tiếng Việt sử dụng trò chơi là có
ảnh hưởng và kết quả mà nó mang lại là rất lớn. Như vậy giả thiết của đề tài là
việc vận dụng trò chơi vào dạy Tiếng Việt có làm tăng hứng thú và phát triển vốn
từ cho trẻ sở tại lớp Mầm 1 trường Mầm Non Hoàng Oanh hay không? Giờ đây
đã được kiểm chứng trong thực tế và cho thấy rằng việc vận dụng trò chơi trong
dạy Tiếng Việt cho trẻ có làm phát triển vốn từ cho trẻ sở tại lớp Mầm 1 trường
Mầm Non Hoàng Oanh đồng thời cũng làm tăng sự hứng thú của trẻ khi tham
gia vào hoạt động mà mức độ ảnh hưởng của nó là rất lớn.
V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ :
1. Kết luận :
Với đề tài: “ Tăng cường tiếng việt nhằm phát triển vốn từ cho trẻ sở tại
lớp Mầm 1 trường Mầm Non Hoàng Oanh thông qua trò chơi” tôi đã tập trung
nghiên cứu những vấn đề sau :
+ Tìm hiểu điểm khái quát nhất về lí luận dạy trẻ tập nói Tiếng Việt cho
các cháu sở tại lớp Mầm trường Mầm Non Hoàng Oanh, những điểm chủ yếu
nhất về lí luận của việc vận dụng trò chơi vào các hoạt động tăng cường Tiếng
Việt sao cho phù hợp nhằm đạt tới mục tiêu, yêu cầu ( Trẻ hứng thú, phát triển
vốn từ) và phát huy được tính tích cực của trẻ.
+ Tôi tiến hành khảo sát, thiết kế các hoạt động tăng cường Tiếng Việt cho
trẻ có sử dụng trò chơi và đã tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Sau đó tiến
hành lập phiếu quan sát và thu thập dữ liệu, dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm
chứng sự chênh lệch và kiểm tra mức độ ảnh hưởng bằng bảng tiêu chí Cohen thì
cho thấy rằng việc vận dụng trò chơi vào dạy Tiếng Việt cho trẻ đã tạo ra giá trị
trung bình chuẩn của hai nhóm với mức độ ảnh hưởng của nó là rất lớn.
9
Như vậy, việc vận dụng trò chơi vào dạy Tiếng Việt cho các cháu sở tại lớp
Mầm 1 trường Mầm Non Hoàng Oanh đã làm tăng hứng thú và phát triển vốn từ
cho trẻ.
2. Khuyến nghị :
- Các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ
sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ.
- Lãnh đạo nhà trường cần chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên. Ngoài ra nhà
trường cũng cần tổ chức nhiều chuyên đề tăng cường Tiếng Việt cho trẻ để giáo
viên có thể học hỏi, rút kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động.
- Đối với giáo viên cần chú trọng nhiều đến việc tăng cường Tiếng Việt
cho trẻ, chịu khó tìm tòi, tham khảo qua sách, báo, mạng Internet tìm ra những
trò chơi hay, mang tính chất mới lạ để thu hút trẻ vào hoạt động. Ngoài ra cũng
cần thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ
chuyên môn.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách hướng dẫn chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc
thiểu số ( Mẫu giáo bé 3-4 tuổi).
2. Sách tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
3. Quyển tuyển tập trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuối mầm non.
4. Mạng Internet.
10
VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI:
PHỤ LỤC I
PHIẾU QUAN SÁT
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CỦA TRẺ
( Đối với lớp thực nghiệm trước khi tác động )
Thang xếp hạng để đo hành vi trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Câu hỏi
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi khi Hiếm
khi
Không
bao giờ
1 Tần suất nói Tiếng Việt của trẻ ?
Bảng kiểm quan sát để đo hành vi trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Câu hỏi Có Không
2 Trẻ có trả lời được các câu hỏi thông thường hay không?
Thang đo thái độ đối tượng trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Mệnh đề
Rất
đồng ý
Đồng ý Bình
thường
Không
đồng ý
Rất
không
đồng ý
3 Trẻ hứng thú khi học Tiếng Việt
4 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
5 Trẻ chú ý khi học Tiếng Việt
* Ghi chú: 1/ Mỗi câu hỏi tương ứng với điểm số (từ 0 đến 02đ), thang điểm là
10; 5 câu hỏi mỗi câu tối đa đạt 2 điểm.
2/Thang xếp hạng:
Rất thường xuyên ( 2đ)
Thường xuyên (1.5đ)
Đôi khi ( 1đ)
Hiếm khi ( 0.5đ)
Không bao giờ ( 0đ)
3/ Bảng kiểm quan sát:
11
“ Có” ( 2đ)
“ Không” (1đ)
4/ Thang đo thái độ :
Rất đồng ý ( 2đ)
Đồng ý (1.5đ)
Bình thường ( 1đ)
Không đồng ý ( 0.5đ)
Rất không đồng ý ( 0đ)
12
PHỤ LỤC II
PHIẾU QUAN SÁT
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CỦA TRẺ
( Đối với lớp đối chứng trước khi tác động )
Thang xếp hạng để đo hành vi trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Câu hỏi
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi khi Hiếm
khi
Không
bao giờ
1 Tần suất nói Tiếng Việt của trẻ ?
Bảng kiểm quan sát để đo hành vi trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Câu hỏi Có Không
2 Trẻ có trả lời được các câu hỏi thông thường hay không?
Thang đo thái độ đối tượng trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Mệnh đề
Rất
đồng ý
Đồng ý Bình
thường
Không
đồng ý
Rất
không
đồng ý
3 Trẻ hứng thú khi học Tiếng Việt
4 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
5 Trẻ chú ý khi học Tiếng Việt
* Ghi chú: 1/ Mỗi câu hỏi tương ứng với điểm số (từ 0 đến 02đ), thang điểm là
10; 5 câu hỏi mỗi câu tối đa đạt 2 điểm.
2/Thang xếp hạng:
Rất thường xuyên ( 2đ)
Thường xuyên (1.5đ)
Đôi khi ( 1đ)
Hiếm khi ( 0.5đ)
Không bao giờ ( 0đ)
3/ Bảng kiểm quan sát:
“ Có” ( 2đ)
13
“ Không” (1đ)
4/ Thang đo thái độ :
Rất đồng ý ( 2đ)
Đồng ý (1.5đ)
Bình thường ( 1đ)
Không đồng ý ( 0.5đ)
Rất không đồng ý ( 0đ)
14
PHỤ LỤC III
NHỮNG VAI CHƠI BÉ THÍCH
( Chủ điểm: Thế giới động vật )
I. Mục đích:
- Trẻ được trải nghiệm các vai chơi
- Mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ.
- Giao dục trẻ biết thể hiện vai chơi phù hợp
II. Chuẩn bị:
- Góc đóng vai:
+ Các đồ chơi nấu ăn: Xoong, nồi , chén, bát…
+ Đồ chơi bán hàng: Rau, củ, quả, tôm, cua, cá…
+ Đồ chơi bác sĩ: Aó blu, ống tiêm, hộp thuốc…
- Góc xây dựng: Gạch, thảm cỏ, cây cối…
- Góc nghệ thuật: Bút màu, tranh vẽ các con vật chưa tô màu…
III. Cách tiến hành :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ DKTH
* Thu hút trẻ
- Cô dùng xắc xô tập trung trẻ chơi trò
chơi: “ Lăn bóng”.
- Hướng trẻ quan sát những góc chơi
trong lớp.
- Trước khi chơi cô cho trẻ nhắc lại yêu
cầu khi vào góc chơi.
* Bé thích về góc chơi
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng về góc chơi
- Lưu ý (Các góc chơi: Góc xây dựng,
góc nghệ thuật cô gợi ý cho trẻ tự chơi, riêng
góc đóng vai cô quan tâm hơn và cần chơi cùng
với trẻ vì trẻ mẫu giáo bé vốn từ cũng như vốn
kinh nghiệm chưa nhiều, trẻ chưa biết tự thể
-Trẻ tập trung
-Trẻ quan sát các
góc chơi
- Trẻ nhắc lại yêu
cầu khi vào góc
chơi.
- Trẻ về các góc
chơi
15
hiện vai chơi nên cô phải chơi cùng để hướng
dẫn, sửa sai cho trẻ).
- Cô lại góc đóng vai hướng trẻ: Bạn nào
thích đóng vai bác sĩ, vai bác bán hàng, vai bố,
mẹ, con?
- Cho trẻ ngồi đúng vị trí chơi, trong quá
trình chơi cô hướng trẻ: Bố ở nhà nấu ăn cho
con, mẹ đi chợ mua đồ ăn, khi đi chợ phải hỏi
bác bán hàng như thế nào? Bác bán hàng phải
trả lời như thế nào? Mẹ mua hàng xong phải
cảm ơn bác bán hàng như thế nào? Khi về đến
nhà bố hỏi mẹ như thế nào? các con hỏi mẹ như
thế nào? ( VD: Con hỏi mẹ: Mẹ ơi! Mẹ có mua
kẹo cho con không? Hay bố hỏi mẹ: Mẹ mua gì
thế? ).
- Trong quá trình chơi giáo viên tạo thêm
nhiều tình huống cho trẻ chơi bớt nhàm chán
( VD: Tình huống con đau bụng, bố mẹ đưa con
đến bác sĩ khám, khi tới bố mẹ phải chào, hỏi
bác sĩ; ngược lại bác sĩ cũng chào lại và hỏi
bệnh nhân: Cháu bị làm sao? Lúc đó con sẽ trả
lời được : “ Cháu bị đau bụng”… và nếu trẻ
không trả lời được thì cô nói trước cho trẻ nói
theo sau cho quen).
- Ngoài ra đối với các góc chơi khác như
góc xây dựng giáo viên cũng gợi ý để trẻ trả
lời: Con đang làm gì thế? Con có mệt
không? hướng trẻ giao lưu với các góc khác,
như: góc bác sĩ: Khám bệnh nếu thấy đau đầu,
đau bụng… hay qua góc bán hàng mua nước
uống nếu thấy khát nước…
* Kết thúc
- Cô lại từng góc nhận xét, tuyên dương
trẻ.
- Chuyển hoạt động nhẹ nhàng.
-Trẻ trả lời
-Trẻ chơi đóng vai
cùng cô và các bạn
-Trẻ chơi cùng cô
và các bạn
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
16
PHỤ LỤC IV
BÉ YÊU THÍCH ĐỒNG DAO
(chủ điểm:Thế giới thực vật )
I. Mục đích:
- Trẻ đọc thuộc các câu thơ theo đúng vần, đúng nhịp
- Trẻ làm các động tác phù hợp với những lời đồng dao
- Phát triển và mở rộng vốn từ cho trẻ
II. Chuẩn bị:
- Cô thuộc lời các bài đồng dao: Nu na nu nống, lộn cầu vồng, kéo cưa lừa
xẻ, chi chi chành chành…
III. Tiến hành:
NỘI DUNG DKTH
1. Trò chơi: “ Nu na nu nống”
- Trong giờ hoạt động chiều, giờ giải lao hay hoạt động ngoài trời
cô cho trẻ ngồi đội hình vòng tròn, cô giới thiệu tên trò chơi: “ Nu
na nu nống”, trước tiên cô cho trẻ đọc theo cô các lời:
“ Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở hội thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẳn tí nào
Thì vào đánh trống”
- Sau đó để trẻ thuộc hơn và hứng thú hơn cô và trẻ cùng kết
hợp đọc và duỗi chân, dùng 2 tay thay nhau đập vào chân, đến câu
cuối cùng: ‘ Thì vào đánh trống” thì dậm mạnh chân xuống nền.
- Với những trẻ chậm hơn cô có thể chú ý động viên trẻ chơi
nhiều lần không chỉ trong một lúc mà trong nhiều lúc, nhiều ngày
để trẻ có thể vừa đọc vừa chơi cùng cô và các bạn.
2. Trò chơi: “ Lộn cầu vồng”
17
- Trong giờ hoạt động chiều cô có thể dạy cho trẻ chơi, trước
tiên cô cũng cho trẻ đọc theo cô các lời:
“ Lộn cầu vồng
Nước sông nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộn cầu vồng”
- Sau đó cô cho trẻ bắt cặp với nhau, cùng cầm tay đưa qua
đưa lại, khi đến câu: ‘ Cùng lộn cầu vồng” thì 2 trẻ sẽ lộn ngược
lại, quay lưng vào nhau và chơi tiếp cùng đồng thời đọc lại bài
đồng dao.
- Ngoài ra cô cũng có thể cho trẻ ra ngòai trời chơi, tổ chức
cho trẻ chơi với nhiều hình thức.
- Với những trẻ nhút nhát, nói tiếng việt chưa rõ, cô cùng
cầm tay chơi với trẻ và đọc to lời đồng dao, khuyến khích trẻ đọc
theo cô, ngoài ra cô cũng có thể chọn bạn chơi giỏi, đọc to, rõ ràng
cầm tay cùng chơi và cùng đọc với bạn.
3. Trò chơi: “ Chi chi chành chành”
- Cũng như các trò chơi trên, trò chơi : “ Chi chi chành
chành” có thể cho trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi, trước tiên cô cũng
cho trẻ đọc theo cô các lời sau:
“ Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập”
- Sau đó có thể cho trẻ chơi theo nhóm : Nhóm 2 bạn hoặc
nhóm nhiều bạn, cùng kết hợp với hành động trẻ sẽ hứng thú cùng
đọc theo lời đồng dao từ đó trẻ sẽ hòa nhập chơi cùng các bạn, trẻ
sẽ mạnh dạn, tự tin hơn và vốn từ của trẻ cũng phát triển hơn.
4. Trò chơi: “ Kéo cưa lừa xẻ”
18
- Trước tiên cô trò chuyện với trẻ về trò chơi: “ Kéo cưa lừa
xẻ”
- Cho trẻ bắt cặp hai bạn với nhau, cùng ngồi cầm tay nhau
kéo qua kéo lại và đồng thời đọc theo lời đồng dao :
“ Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua thì về bú mẹ”.
- Cô cho trẻ chơi với nhiều hình thức khác nhau: Ngồi thành
một hàng dọc hoặc đứng thành 1 hàng dọc trẻ để hai tay lên vai
của bạn và cùng nhau kéo qua kéo lại ( Kết hợp đọc bài đồng dao).
19
PHỤ LỤC V
DẠY TỪ: “ ĐÈN XANH, ĐÈN ĐỎ, ĐÈN VÀNG”
(Chủ điểm: Phương tiện giao thông)
I. Yêu cầu:
- Trẻ nghe, hiểu và nói được các từ: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
- Trẻ trả lời được các câu hỏi đơn giản của cô: Đây là đèn gì?
- Phát triển vốn từ cho trẻ
- Gíao dục trẻ đi đúng tín hiệu đèn giao thông quy định
II. Chuẩn bị:
- Đĩa có hình ảnh ngã tư đường phố có cột đèn tín hiệu: Xanh, đỏ , vàng
- Đèn tín hiệu cô làm rời: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.
III. Tiến hành:
NỘI DUNG DKTH
* Bé yêu âm nhạc:
- Cô và trẻ cùng VĐMH bài: “ Em đi qua ngã tư đường
phố”.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện qua bài hát
- Cô dẫn dắt cho trẻ quan sát màn hình
* Bé biết gì về đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng?
- Xuất hiện hình ảnh cột đèn tín hiệu
- Hỏi trẻ:
+ Đây là hình ảnh gì?
+ Đây là đèn tín hiệu màu gì?
- Cô khái quát và lần lượt nói mẫu các từ: “Đèn xanh, đèn
đỏ, đèn vàng”
- Gọi trẻ nói theo tập thể, nhóm, cá nhân
- Cô hỏi trẻ:
+ Bạn nào được xuống Cam Ranh, Nha Trang cho cô biết:
Khi đi qua ngã tư đường phố thấy đèn xanh xuất hiện ta sẽ đi như
thế nào? Đèn vàng, đèn đỏ thì sao?
- Cô khái quát và giáo dục trẻ đi đúng luật của biển báo
20
giao thông quy định.
* Bé thích chơi trò chơi
- Trò chơi: ‘ Ai nhanh hơn”: Cho trẻ xem nhanh trên màn
hình và mỗi khi màn hình xuất hiện đèn nào được bật sáng thì trẻ
phải nói được đèn gì đang bật sáng, nếu bạn nào trả lời nhanh và
đúng thì sẽ được cô tuyên dương trước lớp.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
- Trò chơi: “ Tín hiệu”: Cô cho trẻ đi vòng quanh lớp vừa
đi vừa hát, khi cô giơ đèn nào ra thì trẻ phải dừng hát đi đúng
theo tín hiệu của đèn và trẻ phải nói được đó là đèn gì: VD: Đèn
xanh xuất hiện, trẻ sẽ nói : “ Đèn xanh” và đi nhanh, đèn vàng
xuất hiện, trẻ sẽ nói: “ Đèn vàng” và đi chậm…
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
21
PHỤ LỤC VI
PHIẾU QUAN SÁT
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CỦA TRẺ
( Đối với lớp thực nghiệm sau khi tác động )
Thang xếp hạng để đo hành vi trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Câu hỏi
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi khi Hiếm
khi
Không
bao giờ
1 Tần suất nói Tiếng Việt của trẻ ?
Bảng kiểm quan sát để đo hành vi trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Câu hỏi Có Không
2 Trẻ có trả lời được các câu hỏi thông thường hay không?
Thang đo thái độ đối tượng trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Mệnh đề
Rất
đồng ý
Đồng ý Bình
thường
Không
đồng ý
Rất
không
đồng ý
3 Trẻ hứng thú khi học Tiếng Việt
4 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
5 Trẻ chú ý khi học Tiếng Việt
* Ghi chú: 1/ Mỗi câu hỏi tương ứng với điểm số (từ 0 đến 02đ), thang điểm là
10; 5 câu hỏi mỗi câu tối đa đạt 2 điểm.
2/Thang xếp hạng:
Rất thường xuyên ( 2đ)
Thường xuyên (1.5đ)
Đôi khi ( 1đ)
Hiếm khi ( 0.5đ)
Không bao giờ ( 0đ)
3/ Bảng kiểm quan sát:
“ Có” ( 2đ)
“ Không” (1đ)
22
4/ Thang đo thái độ :
Rất đồng ý ( 2đ)
Đồng ý (1.5đ)
Bình thường ( 1đ)
Không đồng ý ( 0.5đ)
Rất không đồng ý ( 0đ)
23
PHỤ LỤC VII
PHIẾU QUAN SÁT
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CỦA TRẺ
( Đối với lớp đối chứng sau khi tác động )
Thang xếp hạng để đo hành vi trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Câu hỏi
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi khi Hiếm
khi
Không
bao giờ
1 Tần suất nói Tiếng Việt của trẻ ?
Bảng kiểm quan sát để đo hành vi trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Câu hỏi Có Không
2 Trẻ có trả lời được các câu hỏi thông thường hay không?
Thang đo thái độ đối tượng trẻ sở tại học Tiếng Việt:
STT
Mệnh đề
Rất
đồng ý
Đồng ý Bình
thường
Không
đồng ý
Rất
không
đồng ý
3 Trẻ hứng thú khi học Tiếng Việt
4 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
5 Trẻ chú ý khi học Tiếng Việt
* Ghi chú: 1/ Mỗi câu hỏi tương ứng với điểm số (từ 0 đến 02đ), thang điểm là
10; 5 câu hỏi mỗi câu tối đa đạt 2 điểm.
2/Thang xếp hạng:
Rất thường xuyên ( 2đ)
Thường xuyên (1.5đ)
Đôi khi ( 1đ)
Hiếm khi ( 0.5đ)
Không bao giờ ( 0đ)
3/ Bảng kiểm quan sát:
“ Có” ( 2đ)
“ Không” (1đ)
24
4/ Thang đo thái độ :
Rất đồng ý ( 2đ)
Đồng ý (1.5đ)
Bình thường ( 1đ)
Không đồng ý ( 0.5đ)
Rất không đồng ý ( 0đ)
25