Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

phân tích biến động giá vàng trên thị trường việt nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 104 trang )

Trường Đại học Ngoại Thương
Khoa Tài chính – Ngân hang
Bản thảo số 2:
Khóa luận tốt nghiệp
Đề tài:
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC
TẾ HIỆN NAY
Sinh viên:
Lớp: Anh 3 – K45 – TCNH
DĐ:
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Kim Hương Trang
MỤC LỤC
Trường Đại học Ngoại Thương 1
Khoa Tài chính – Ngân hang 1
Bản thảo số 2: 1
Khóa luận tốt nghiệp 1
Đề tài: 1
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ HIỆN
NAY 1
Sinh viên: 1
Lớp: Anh 3 – K45 – TCNH 1
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Kim Hương Trang 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VÀNG, GIÁ
VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 11
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÀNG 11
1.1.1. Vàng và những tính chất đáng lưu ý 11


1.1.2. Ứng dụng của vàng trong nền kinh tế 12
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁ VÀNG 17
1.2.1. Đơn vị đo lường và cách yết giá 17
1.2.2. Cơ chế định giá vàng 19
2
1.2.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng 21
1.2.4. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế 27
1.3. THỊ TRƯỜNG VÀNG 29
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm 29
1.3.2. Chủ thể tham gia trên thị trường 31
1.3.3. Sản phẩm trên thị trường vàng 32
1.3.4. Những thị trường vàng chính trên thế giới 34
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ HIỆN NAY 37
2.1 THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ 37
2.1.1. Tình hình kinh tế Thế giới và Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng Tài chính
Quốc tế 37
2.1.2 Hoạt động của thị trường vàng Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng Tài chính
Quốc tế 57
2.2. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ HIỆN NAY 63
2.2.1. Tình hình biến động giá vàng 63
2.2.2. Tác động của sự biến động giá vàng lên nền kinh tế trong nước 73
2.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó 77
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
VÀNG VIỆT NAM 84
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI 84

3
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 85
3.2.1. Một số giải pháp tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát cao quay trở lại 86
3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với thị trường vàng 90
3.3. KIẾN NGHỊ 94
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 94
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 95
KẾT LUẬN 97
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ETFs Exchange Trade Funds
FED Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
NĐT Nhà đầu tư
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
OPEC Khối các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC
SGDV Sàn giao dịch vàng
SPDR Quỹ đầu tư vàng
TCQT Tài chính Quốc tế
TTCK Thị trường chứng khoán
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng biểu 2.1: Những đợt thay đổi lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng
Biểu đồ 2.1: Tăng trường GDP theo quý
Biểu đồ 2.2: Biến động chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA)
(8/2007 – 12/2009)
Biểu đồ 2.3: Biến động tỷ giá EUR/USD
Biểu đồ 2.4: Biến động giá dầu từ năm 1960 đến tháng 12/2008
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng CPI hàng tháng

Biểu đồ 2.6: Chỉ số VN-index 2008
Biểu đồ 2.7: Chỉ số VN-index năm 2009 – 2010
Biều đồ 2.8: Biến động giá vàng trong nước và thế giới 2009-2010
Biểu đồ 2.9: Tỷ giá USD/VND 2008 – 2009
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vàng đã xuất hiện từ rất lâu và được xem là thứ kim loại quý giá.
Người ta dùng vàng làm đồ trang sức, làm vật cất giữ giá trị. Vàng còn là
tiền tệ quốc tế mà cho đến nay chưa có vật nào có thể thay thế được. Vì vậy
các cá nhân, những nhà kinh doanh cho đến các quốc gia đều có nhu cầu rất
cao về vàng. Nhờ đó đã thúc đẩy các thị trường vàng ra đời và phát triển nở
rộ từ rất sớm. Thị trường vàng London và New York là hai thị trường lớn và
có lịch sử lâu đời nhất.
Gia nhập WTO từ tháng 11 năm 2006, kể từ thời điểm đó đến hết năm
2007, kinh tế Việt Nam đã phát triển với nhiều thành tích vượt trội. Chỉ số
VN Index đã tăng từ 753,81 lên đỉnh điểm là 1.170,67 vào tháng 3/2007. Chỉ
số VN Index trong phiên giao dịch cuối năm 2007 là 927,02. Tuy nhiên qua
năm 2008 tình hình tài chính trong nước có nhiều bất ổn, dưới tác động của
khủng hoảng tài chính Quốc tế. Thị trường chứng khoản tụt dốc không
phanh, VN Index chạm đáy thấp nhất trong 5 năm qua. Các nhà đầu tư ít
nhiều mất lòng tin vào thị trường chứng khoán, đã tìm đến kênh đầu tư vàng
nhiều hơn. Nhu cầu vàng tăng cao đột biến, người ta lựa chọn vàng làm
“vịnh tránh bão”, làm kênh đầu tư, làm nơi cất giữ giá trị. Năm 2008 nhiều
sàn vàng mới được mở ra, đã mở rộng cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư
Việt Nam.
Xu hướng dài hạn của giá vàng vẫn là tăng giá, trong ngắn hạn dưới tác
động của kinh tế thị trường giá vàng biến động rất phức tạp, và thực tế vàng
7
là kênh đầu tư ấn chứa nhiều rủi ro. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính

Quốc tế hiện nay, giá vàng trong nước có mức độ tăng, giảm rất lớn. Năm
2008 giá vàng đã hai lần vượt mức 19 triệu đồng/ lượng vào tháng 3 và
tháng 7 rồi lại giảm giá mạnh vào cuối năm. Sang năm 2009 những mốc giá
kỷ lục mới của vàng lại được thiết lập. Giá vàng trên thị trường vàng Việt
Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giá vàng thế giới song trong giai đoạn
này, có những lúc giá vàng trong nước lại biến động rất bất thường.
Vì vậy em đã lựa chọn “PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ HIỆN NAY” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Để
hiểu rõ hơn tại sao giá vàng trên thị trường trong nước lại biến động mạnh
trong thời gian qua để hiểu rõ hơn về thị trường vàng trong nước, giúp các
nhà kinh doanh vàng có thể nắm bắt thị trường và định hướng chiến lược
cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ hơn về thị trường vàng Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng
đến giá vàng thế giới và trong nước và ảnh hưởng của biến động giá vàng
đến tình hình kinh tế trong nước, sử dụng đúng các thông tin để góp phần
giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ đó
khóa luận cũng đưa ra xu hướng và những giải pháp phát triển thị trường
vàng Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Biến động giá vàng trên thị trường Việt Nam trong mối quan hệ với giá
vàng thế giới, giá dầu và vị thế đồng Đôla, trong bối cảnh khủng hoảng tài
chính Quốc tế (từ đầu năm 2008 đến tháng 3 năm 2010)
8
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp như: Phương pháp thu
thập tài liệu, số liệu, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp phân tích số liệu bằng
hồi quy. Ngoài ra khóa luận còn tham kháo ý kiến các chuyên gia, những

nhà phân tích và những người đi trước.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vàng, giá vàng và thị trường
vàng
Chương 2: Phân tích biến động giá vàng trên thị trường Việt Nam trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển thị trường vàng Việt Nam
Nội dung nghiên cứu của khóa luận là vấn đề có tính thời sự cao và
khá mới mẻ, hiện nay sách xuất bản trong nước viết về vấn đề này là rất ít.
Bên cạnh đó nội dung nghiên cứu mà khóa luận hướng tới rất rộng và phức
tạp. Do đó dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực nhưng do hạn chế về thời gian, tài
liệu và khả năng của bản thân nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Trường Đại
học Ngoại Thương đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời
gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Th.S Kim
9
Hương Trang, người đã hết long hướng dẫn, tận tình chỉ bảo em trong suốt
quá trình hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tác giả
10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VÀNG, GIÁ
VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÀNG
1.1.1. Vàng và những tính chất đáng lưu ý
Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (L. aurum) và số nguyên
tử 79 trong bảng tuần hoàn.

Vàng là thứ kim loại hiếm, chỉ được tìm thấy ở dạng quặng, hạt trong
đã và trong các mỏ bồi tích. Theo ước tính của Hội đồng Vàng Thế giới,
hàng năm sản lượng vàng khai tác được chỉ đạt 2500 tấn.
Vàng là kim loại dễ uốn, dễ dát nhất được biết. Thực tế, 1g vàng có thể
được dập thành tấm 1m², hoặc 1ounce thành 300feet². Là kim loại mềm,
vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm.
Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tuyệt vời (chỉ sau bạc và đồng) nên được
sử dụng nhiều trong kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó không bị tác động bởi
không khí và phần lớn hoá chất. Nó không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi
nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền
kim loại và trang sức.
Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm,
thường tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong
khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh
khi hấp thụ.
Vàng tạo hợp kim với nhiều kim loại khác; hợp kim với đồng cho màu
đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với
bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Đồ
11
trang sức được làm bằng các kết hợp vàng nhiều màu được bán cho du
khách ở miền Tây nước Mĩ được gọi là "vàng Black Hills".
Chính sự giới hạn trong trữ lượng, việc khai thác khó khăn, cộng thêm
màu sắc đặc biệt và những tính chất vật lý, hóa học rất đặc trưng mà từ lâu
vàng đã được xem là thứ kim loại quý giá và rất được ưa chuộng.
1.1.2. Ứng dụng của vàng trong nền kinh tế
Nhìn vào nhu cầu của con người đối với vàng, ta có thể thấy được giá
trị của vàng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế xã hội. Là một kim
loại có màu vàng, quý hiếm, vàng đã có lịch sử lâu đời trong ngành chế tác
làm đồ trang sức, làm những vật trang trí thể hiện quyền lực và sự giàu sang.
Cũng bởi tính quý hiếm vàng được sử dụng làm tiền tệ trong Chế độ bản vị

vàng và Hệ thống Bretton Woods giúp lưu thông hàng hóa dễ dàng. Ngày
nay vàng không còn được sử dụng làm tiền tệ trong thanh toán hàng ngày
nữa nhưng những ứng dụng của vàng trong nền kinh tế ngày càng đa dạng
phong phú hơn.
1.1.2.1. Tiền tệ thế giới
Vàng là một vật phẩm mà các nhà buôn đã lựa chọn làm thước đo giá
trị, làm vật cất trữ của cải và làm một dạng tiền trải qua nhiều chế độ tiền tệ.
Vàng được lựa chọn làm tiền tệ bởi sự tinh khiết, không bị biến đổi theo thời
gian, dễ dàng phân biệt, thẩm định nhờ màu đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi
va chạm, khối lượng riêng lớn;
Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ mà đơn vị tính toán kinh tế tiêu
chuẩn được ấn định bằng hàm lượng kim loại bạc và vàng. Đồng tiền của
một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại này.
Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1 USD bạc bằng
12
24,06 gam bạc ròng
1
. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng
lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế
kỷ 19.
Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế
tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng, thời kỳ hoàng kim của chế
độ này là từ năm 1880 đến năm 1941. Dưới chế độ bản vị vàng, giá trị các
hàng hóa được quy đổi ra hàm lượng vàng và phương tiện thanh toán được
sử dụng là tiền xu vàng hay tiền được đảm bảo thanh toán bằng vàng. Các tổ
chức khi phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) phải cam kết sẵn
sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Hệ thống tỷ giá trong
chế độ bản vị vàng được hình thành dựa trên hàm lượng vàng so sánh giữa
đồng tiền của các nước.
Sau khi Chế độ bản vị vàng sụp đổ, năm 1944, 730 đại biểu đến từ 44

quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire, để để xây dựng
hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh để tránh nguy cơ tái diễn khủng
hoảng kinh tế. Một hệ thống tài chính mới ra đời được gọi là Bretton Woods.
Do tại thời điểm đó Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế
giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới nên các nhà lãnh đạo
quyết định gắn các đồng tiền trên thế giới với đồng đôla. Và đồng Đôla được
tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ 35 USD một ounce.
2
Trong các chế độ trên vàng được sử dụng làm tiền tệ, để thanh toán
trong các hoạt động thương mại, làm thước đo giá trị để có thể so sánh giá
trị giữa các vật mang trao đổi, hay so sánh giá trị đồng tiền của các nước.
Khi mà thương mại quốc tế chưa phổ biến, vàng đã là phương tiện thanh
toán giao dịch nội địa được sử dụng tại nhiều nước. Chính phạm vi sử dụng
1
/>2

13
rộng rãi đã khiến cho vàng nhanh chóng được chấp nhận trong thanh toán
quốc tế. Trải qua quá trình lâu dài vàng đã giữ vai trò tiền tệ thế giới mà đến
nay chưa vật nào có thể thay thế được.
"Tiền tệ thế giới là tiền tệ được các quốc gia đương nhiên thừa nhận
làm phương tiện thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế mà không
cần phải có sự thừa nhận trong các Hiệp định ký kết giữa các Chính phủ
nhiều bên hoặc hai bên".
3

Vàng là tiền tệ thế giới trong thời đại ngày nay có những điểm riêng của
nó. Người ta không còn sử dụng vàng làm đơn vị tính toán, thể hiện giá cả
cũng như tổng giá trị hiệp định hay hợp đồng. Vàng không còn được dùng
trong thanh toán hàng ngày của các giao dịch phát sinh giữa các quốc gia.

Và tiền giấy ngày nay không được đổi ra vàng một cách tự do thông qua
hàm lượng vàng của tiền tệ. Nhưng vàng vẫn là tiền tệ dự trữ của các quốc
gia trong thanh toán quốc tế. Trong trường hợp không tìm được các công cụ
chi trả khác thay thế trong chi trả giữa nước mắc nợ và nước chủ nợ thì vàng
được dùng làm công cụ thanh toán cuối cùng.
1.1.2.2. Nguyên liệu quan trọng
Vàng không chỉ được biết đến là một thứ kim loại quý hiếm dùng làm
đồ trang sức mà còn bởi những tính chất vật lý rất đặc trưng của nó. Vàng
rất mềm, dễ uốn dễ dát mỏng, tính dẫn điện rất tốt, tính kháng ăn mòn và các
kết hợp lí tính và hóa tính mong muốn khác, vàng nổi bật vào cuối thế kỉ 20
như là một kim loại công nghiệp thiết yếu.
Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu; Vàng thực
hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu
máy máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác; Tính dẫn
3
GS.NGƯT Đinh Xuân Trình “Giáo trình Thanh toán Quốc Tế” NXB Lao động xã hội, năm 2006
14
điện cao và đề kháng với ôxi hoá của vàng khiến nó được sử dụng rộng rãi
để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp; Vàng
được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như thân
răng và cầu răng giả. Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện
đang được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học, v.v. Nó
cũng là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên đồ gốm trước khi nung; Hợp
chất của vàng như Axít clorauric được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh bạc,
Aurothiomalat dinatri dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp; Đồng vị vàng
Au
198
, (chu kỳ bán rã: 2,7 ngày) được dùng điều trị một số loại ung thư và
một số bệnh khác. Vàng còn được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật
chất sinh học có thể xem được dưới kính hiển vi điện tử quét. Có thể thấy,

ứng dụng của vàng trong các ngành khoa học công nghệ ngày càng phong
phú và đa dạng.
1.1.2.3. Phương tiện dự trữ ngoại hối
Theo định nghĩa trong Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của
PGS.TS Nguyễn Văn Tiền : "Ngoại hối là các phương tiện thanh toán được
sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là
những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau." Cụ thể trong Pháp
lệnh ngoại hối năm 2005 thì ngoại hối bao gồm ngoại tệ, giấy tờ có giá ghi
bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng tiền quốc gia do người không
cư trú nắm giữ.
Dự trữ ngoại hối của một nước là lượng ngoại hối mà ngân hàng trung
ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ.
4
Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại hối (các
đồng tiền mạnh, trái phiếu được phát hành bởi chính phủ các cường quốc và
vàng) nhằm mục đích phục vụ thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng
4
Định nghĩa của Wiki tiếng Việt
15
tiền quốc gia. Vàng trong dự trữ ngoại hối chỉ gồm vàng khối, thỏi, hạt và
vàng miếng.
Kể từ chế độ Bretton Woods vàng và đô la đã trở thành hai loại tài sản
quan trọng đối với dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Theo thống kê tháng 3
năm 2010 của Hội đồng vàng (WGC), các ngân hàng trung ương trên thế
giới và các tổ chức chính thức nắm giữ khoảng 18% tổng vàng đã khai thác
với chức năng dự trữ. Xét về dự trữ vàng quốc gia, Mỹ là nước đứng đầu
trong danh với mức dự trữ 8.133,5 tấn, theo sau đó là Đức với 3.406,8 tấn,
Quỹ tiền tệ quốc tế 3.005,3 tấn, Pháp: 2.435,4 tấn, Italy, Thụy Sỹ, Nhật Bản,
Hà Lan, Trung Quốc Nhưng xét về mặt khu vực thì khu vực Eurozone nắm
lượng dự trữ nhiều nhất, tới 10.797,9 tấn trong tổng số 30.190,1 tấn vàng dự

trữ chính thức trên toàn thế giới
5
1.1.2.4. Phương tiện cất trữ giá trị
Không chỉ được sử dụng làm tài sản dự trữ trong kho của các ngân hàng
trung ương, vàng còn được sử dụng làm vật cất trữ giá trị truyền thống và rất
phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt các các nước Á Đông. Đặc biệt hơn
vàng tồn tại trong quặng, đá, trong các mỏ bồi tích, việc khai thác không hề
dễ dàng. Trữ lượng vàng lại có hạn, hàng năm sản lượng vàng khai thác chỉ
khoảng 2500 tấn, trong khi nhu cầu lại ngày càng tăng. Chính vì vậy mà
trong dài hạn vàng luôn có xu hướng tăng giá, chức năng cất trữ giá trị của
vàng nhờ đó được củng cố hơn. Vàng sử dụng làm vật cất trữ có thể dưới
dạng đồ trang sức như dây chuyền, nhẫn, vòng, lắc, khuyên tai, hoặc dạng
miếng, thanh (cây) vàng. Theo thống kê thị trường đồ trang sức vàng rất
phát triển ở một số quốc gia như Ấn Độ, còn ở một số nước như Việt Nam,
từ bao nhiêu năm nay người dân vẫn có tâm lý mua vàng về để cất trữ và coi
đây là một biện pháp an toàn nhằm đảm bảo giá trị của tiền hoặc làm của hồi
5
www.research.gold.org > Reserve asset statistics
16
môn cho con cháu. Mỗi năm có hàng chục tấn vàng được nhập vào Việt
Nam để phục vụ nhu cầu của người dân.
1.1.2.5. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Cách hiệu quả nhất để đa dạng hóa danh mục đầu tư giảm thiểu rủi ro là
đầu tư vào những tài sản biến động ngược chiều với những tài sản trong
danh mục. Vàng là tài sản giúp các NĐT đa dạng hóa danh mục một cách
hữu hiệu. Do vàng có mối tương quan nghịch với những tài sản rủi ro cao
như các cổ phiếu. Khi thị trường cổ phiếu đi xuống giá vàng tăng, điều này
không chỉ diễn ra trên thị trường Mỹ mà cả thị trường cổ phiếu thế giới,
trong đó có cả Việt Nam. Vàng cũng có mối quan hệ với những tài sản ít rủi
ro hơn như trái phiếu, tín phiếu chính phủ Mỹ. Bên cạnh đó vàng còn được

xem là công cụ chống lại lạm phát và sự giảm giá đồng tiền. Nguyên nhân là
do vàng là một loại tiền tệ đặc biệt và những nhân tố ảnh hưởng đến giá
vàng không giống với những nhân tố ảnh hưởng đến những tài sản khác.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁ VÀNG
1.2.1. Đơn vị đo lường và cách yết giá
1.2.1.1. Đơn vị đo lường
Trên thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối
lượng Troy, trong đó 1 troy ounce (ozt) tương đương 31,103 476 8 g.
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo
đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc chỉ.
1 lượng = 37,50g
1 chỉ = 1/10 cây vàng
Thang độ Karat
17
Tuổi (hay hàm lượng) vàng được tính theo thang độ K (Karat). Một
Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99,99% tương đương với
24K. Khi ta nói tuổi vàng là 18K tương đương với hàm lượng vàng trong
mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là
vàng tây có tuổi khoảng 18K.
Dựa vào đơn vị đo lường, hàm lượng các trung tâm giao dịch sẽ quy
định loại vàng và hợp đồng được tiến hành mua bán trên trung tâm.
Ví dụ: NYMEX contract size : 100oz 99,5%
TOCOM contract size : 100g, 1kilo 99,99%
DGCX contract size : 1kilo 99,5%
1.2.1.2. Đơn vị yết giá và cách yết giá
Thị trường vàng thế giới
Đơn vị yết giá (thông thường): USD/ounce
Ngoài ra còn có: GBP/ounce; EUR/ounce
1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng
1 lượng = 1.20556 ounce

Thị trường vàng trong nước
Đơn vị yết giá: VND/lượng
Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính
VND/lượng:
+ Giá vàng quy đổi được áp dụng tại các sàn giao dịch vàng trong nước:
Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới * 1,20556 * tỷ giá
USD/VND
6
6
/>18
+ Nếu nhập khẩu trực tiếp:
Giá vàng (VND/lượng) = (Giá vàng thế giới (USD/Oz) + Chi phí vận
chuyển + chi phí bảo hiểm)*(1 + thuế suất NK)*1,20556 * Tỷ giá
USD/VND + Phí gia công
Công bố giá vàng
Giá được công bố trên sàn hay tại các trung tâm giao dịch gồm giá mua
(bid) và giá bán (ask). Giá đặt mua (bid) hay giá mua là giá mà tại đó mà
một nhà môi giới sẵn sàng trả để mua vàng vào, hay lệnh đặt bán của NĐT
được thực hiện. Giá đặt bán (ask) hay giá bán là giá được chào bởi người
bán, hay tại đó lệnh đặt mua của NĐT được thực hiện.
Ví dụ:
bid/ask (USD/oz): 1996.95 – 1997.55
hoặc: - Mua vào (SBJ) 26,130 triệu VND
Bán ra (SBJ) 26,170 triệu VND
- Mua vào (SJC) 26,040 triệu VND
Bán ra (SJC) 26,190 triệu VND
1.2.2. Cơ chế định giá vàng
Giao dịch vàng đã phát triển trên khắp các thị trường thế giới, nhưng
lâu đời nhất vẫn là Thị trường vàng Luân Đôn. Trên thị trường này hàng
ngày diễn ra những giao dịch vàng vật chất với khối lượng lớn, tính ra hầu

hết vàng vật chất được tiến hành giao dịch tại đây. Chính lịch sử lâu đời,
cộng thêm khối lượng giao dịch đã khiến cho Luân Đôn trở thành trung tâm
của thị trường vàng thế giới và giá ấn định của nó được các thị trường khác
lấy làm giá vàng tham khảo.
19
Giá ấn định trên Thị trường theo cơ chế định giá được gọi là Gold
fixing, tiến hành hai lần một ngày. Và chỉ giá vàng ấn định vào buổi chiều
trên thị trường Luân Đôn được sử dụng làm giá tham chiếu cho những thị
trường vàng trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do khi giá vàng vào buổi
chiều được ấn định thì cả thị trường vàng ở Mỹ, các thị trường khác ở Châu
Âu, Trung Đông, Châu Phi cũng đang hoạt động, lúc này tính thanh khoản
của thị trường là cao nhất.
Tất cả những nhà buôn vàng trên thị trường muốn giao dịch vàng vật
chất đều phải thông qua năm tổ chức này, mà theo cách gọi của Hội đồng
Vàng thế giới (WGC) là những dealer, tức người đứng ra thực hiện những
thoả thuận. Lần xác định giá đầu tiên được tiến hành vào ngày 12 tháng 9
năm 1919 giữa 5 nhà giao dịch vàng lớn nhất thời bấy giờ: N M Rothschild
& Sons, Mocatta & Goldsmid, Pixley & Abell, Samuel Montagu & Co. và
Sharps Wilkins. Giá vàng xác định vào thời điểm đó là 4,9375 GBP/troy
ounce. Ngày nay, giá vàng được ấn định bằng đôla Mỹ (USD), Bảng Anh
(GBP) và euro (EUR).
Về bản chất cơ chế này tương đối giống với quá trình đấu thầu. Phiên
khớp lệnh bắt đầu bằng một mức giá thử. Một khi vị thế của Rothschilds
được bán hết, thì sẽ tiếp tục đến 4 thành viên khớp lệnh khác. Những người
đại diện cho các ngân hàng tham gia phiên đồng thời vẫn giữ liên lạc không
ngừng với những nhà môi giới và những thành viên trên thị trường của họ.
Người đại diện sẽ tuyên bố bao nhiêu vàng, được tính theo giá trị ròng, mà
họ yêu cầu mua hay bán tại mức giá đó. Những nhà môi giới đương nhiên
luôn giữ liên lạc với khách hàng của họ, những người mà có thể thay đổi
lệnh, thêm lệnh hoặc huỷ bỏ lệnh giao dịch bất cứ lúc nào. Vị thế được tuyên

bố bởi các nhà môi giới là vị thế ròng tạm thời giữa tất cả các khách hàng họ
(ví dụ như một ngân hàng có nhiều khách hàng muốn mua tổng cộng là 2 tấn
20
vàng, và những khách hàng khác muốn bán tổng cộng là 1 tấn, thì người môi
giới sẽ tuyên bố là anh ta mua 1 tấn).
Mỗi ngân hàng khớp lệnh sau đó sẽ tự tính toán vị thế ròng của mình và
tuyên bố chính anh ta, với tư cách là đại diện cho tất cả các bên đang quan
tâm rằng anh ta là một người đang ở vị thế mua ròng hay bán ròng (và bao
nhiêu) hay là đang cân bằng. Nếu thị trường đang mất cân bằng với nhiều
lệnh mua hơn lệnh bán thì giá có thể được điều chỉnh tăng lên (và ngược lại)
cho đến khi đạt được vị thế cân bằng (bởi vì một số khách hàng sẽ rút ra
khỏi giao dịch nếu như giá không phù hợp với kỳ vọng của họ). Tại điểm đó
giá sẽ được khớp. Trong một số trường hợp hiếm hoi giá vẫn được khớp khi
thị trường chưa cân bằng sau một sự suy xét thận trọng của người chủ trì
phiên khớp lệnh. Các phiên khớp lệnh hoàn toàn có thể được mở và bất kỳ
người chơi nào cũng có thể tham gia từ ngân hàng của anh ta.
1.2.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng
1.2.3.1. Mối quan hệ Cung – Cầu
Vàng cũng như bao loại hàng hóa khác giá cả của nó chịu tác động của
quy luật cung cầu trên thị trường. Xét về nguồn cung của vàng, vàng vật
chất được cung cấp chủ yếu từ những nước có trữ lượng vàng lớn, sản lượng
xuất khẩu lớn có tầm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới như: Nam Phi,
Mỹ, Nga, Canada, Úc,… Hiện nay nguồn cung vàng từ khu vực Nam Phi,
Úc và Canada đang có xu hướng giảm, nhưng bù lại sản lượng tăng tại các
nước như Trung Quốc, Nga và Peru. Khi nguồn cung tăng cơ bản theo lý
thuyết cung – cầu sẽ khiến cho giá vàng giảm.
Song vàng đặc biệt ở chỗ, khác với những loại hàng hóa thông thường
ví dụ hàng hóa tiêu dùng như lúa mì, hoa quả, những vật dụng hay phương
tiện việc tiêu dùng sẽ làm mất đi giá trị của hàn hóa. Hay như các sản phẩm
21

nhiên liệu như dầu mỏ, tiêu dùng làm mất đi giá trị ban đầu. Nhưng với
vàng, dù được sử dụng làm vật cất trữ, trang sức hay ứng dụng trong các
thiết bị điện tử hoàn toàn vẫn có thể tái chế với giá trị không hề thay đổi.
Bên cạnh đó hàng năm sản lượng khai thác mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ
so với tổng lượng vàng đang được sử dụng trên trái đất. Vì thế nguồn cung
vàng được coi là nguồn cung ở trên mặt đất. Do đó với sự phát hiện một mỏ
vàng mới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá vàng mà chủ yếu giá vàng chịu
tác động từ phía cầu nhiều hơn. Khi cầu tăng làm cho giá vàng tăng và
ngược lại.
1.2.3.2. Sức mạnh của đồng Đô La
Sức mạnh đồng Đô La tác động lên giá vàng theo hai hướng:
Thứ nhất: với quan hệ là hai tài sản thay thế trong dự trữ ngoại hối và
trong danh mục đầu tư. Trong mối quan hệ này, vàng và Đô la có xu hướng
biến động ngược chiều nhau. Xuất phát từ chế độ Bản vị vàng hối đoái, USD
đã trở thành phương tiện dữ trữ quốc tế bên cạnh vàng. Khi giá trị đồng Đô
la biến động mạnh, giảm giá nhiều, các NHTW sẽ xem xét việc cơ cấu lại
danh mục dự trữ. Khi đó họ có xu hướng giảm tỷ trọng USD và tăng lượng
vàng, nhu cầu vàng tăng mạnh khiến giá vàng tăng. Trong trường hợp ngược
lại, ngân hàng trung ương sẽ xem xét khả năng bán vàng và tăng dự trữ
USD. Điều này sẽ tác động tăng cung vàng, khiến giá vàng có xu hướng
giảm. Còn với vai trò là tài sản đầu tư, khi giá tài sản tăng tương đương lợi
nhuận tăng và người ta sẽ đầu tư vào tài sản đó nhiều và giảm đầu tư vào tài
sản còn lại gây ra biến động giá ngược chiều
Thứ hai, trong thương mại quốc tế, USD hiện vẫn đang là đồng tiền giữ
vai trò chủ đạo, nhiều mặt giao dịch trên thị trường quốc tế được yết giá
bằng đồng Đô la. Vàng cũng là hàng hóa được yết chủ yếu bằng USD. Việc
22
tăng giảm giá trị của USD sẽ kéo theo biến động giá của các loại hàng hóa.
Do đó trong mối quan hệ này vàng và USD cũng có biến động ngược chiều.
Khi phân tích sự biến động giá vàng, cần đánh giá giá trị USD, thông

qua sức mạnh nền kinh tế Mỹ. Những yếu tố chính được xem là “chỉ báo”
phản ánh sức mạnh hay sự suy yếu của nền kinh tế như tăng trưởng GDP,
Chỉ số công nghiệp Dow Jones, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp… Đặc biệt
khi những chính sách tiền tệ, tỷ giá thay đổi sẽ tác động đến giá trị đồng Đô
la và cũng cần được xem xét.
1.2.3.3. Ảnh hưởng của giá dầu
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng được nhắc đến nhiều
nhất là giá dầu thô. Mối quan hệ này khá phức tạp vì dầu và vàng là hai loại
hàng hóa rất đặc biệt. Dầu là đầu vào quan trọng cho sản xuất, khi giá dầu
thay đổi, toàn bộ nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp tới
sự ổn định của nhiều quốc gia.
Với vai trò là một nguyên liệu đầu vào, khi giá dầu tăng mạnh trước
tiên sẽ ảnh hưởng đến ngành vận tải, tiếp đến nó sẽ đẩy giá thực phẩm các
loại hàng hóa khác tăng lên trong đó có cả vàng. Mặt khác giá dầu tăng
mạnh có thể là nhân tố chi phí đẩy dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát gia
tăng khiến nền kinh tế bất ổn, lúc này người dân và giới đầu tư sẽ tìm đến
vàng với vai trò là công cụ bảo toàn giá trị hay một tài sản đầu tư an toàn.
Yếu tố cầu sẽ tăng và là mãi lực đẩy giá vàng lên cao. Ngược lại, khi giá dầu
giảm xuống một mức hợp lý, chi phí sản xuất giảm, thúc đẩy sản xuất trong
nước. Khi đó lợi nhuận đến từ kênh đầu tư sản xuất trực tiếp, đầu tư trên thị
trường vốn phục vụ sản xuất sẽ lớn hơn, khiến người ta ít tìm đến vàng, do
đó cầu vàng giảm và giá vàng giảm xuống.
23
Về cơ bản tác động của giá dầu lên giá vàng là tác động cùng chiều
nhưng nếu xem xét mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu trong bối cảnh nền
kinh thế suy thoái, sản xuất trì trệ khiến nhu cầu về dầu giảm mạnh; Ngược
lại sự suy thoái, bất ổn lại khiến cho nhu cầu về vàng với vai trò là tài sản
bảo hiểm tăng cao. Do đó vàng và dầu lại biến động ngược chiều nhau.
Như vậy xem xét mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng, ngoài việc giá
dầu ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng thông qua vai trò là nguyên liệu sản

xuất đầu vào cho ngành khai thác, sản xuất và lưu thông vàng. Bên cạnh đó
giá dầu còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá vàng thông qua tác động của nó lên
sức khỏe nền kinh tế. Mặt khác khi nền kinh tế biến biến động lại tác động
trở lại lên giá cả hai loại hàng hóa đặc biệt này.
1.2.3.4. Lạm phát:
Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, lạm phát luôn là chỉ số rất được quan
tâm, nó phản ảnh sức khỏe nền kinh tế do đó ảnh hưởng đến giá vàng. "Lạm
phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung. Trong một nền kinh tế, lạm
phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền."
Qua các thời kỳ lạm phát ta thường thấy giá vàng có xu hướng tăng.
Ngoài hướng tác động: lạm phát tăng đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá,
theo tác động như mối quan hệ vàng và USD, giá vàng sẽ tăng. Bên cạnh đó,
đồng tiền mất giá khiến người ta phải tìm đến một phương tiện cất trữ giá trị
ổn định hơn và vàng thường xuyên là tài sản được chọn lựa trong thời kì lạm
phát. Vàng được lựa chọn là do nó có giá trị ổn định nhất. Tính ổn định giá
trị của vàng có thể được giải thích bởi vàng là thứ kim loại quý giá, có mối
quan hệ cung cầu khá đặc biệt như đã xem xét ở trên khiến cho giá vàng
luôn có xu hướng tăng trong dài hạn.
24
Như vậy lạm phát tăng cao làm cho giá vàng tăng còn nếu tỷ lệ lạm
phát ở mức hợp lý sẽ thúc đẩy sản xuất tiêu dùng. Trong một nền kinh tế
khỏe manh như vậy giới đầu tư sẽ tìm đến những kênh đầu tư sinh lời cao
hơn là việc đầu tư an toàn vào vàng. Do đó lạm phát hợp lý khiến nhu cầu
đầu tư vào vàng giảm sút, giá vàng giảm.
1.2.3.5. Những nhân tố khác
 Chính trị
Chiến tranh luôn gây nên những tổn thất rất lớn và lịch sử đã có thời kỳ
chứng kiến Mỹ phải phá giá đồng tiền và vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton
Woods bởi vì thâm hụt cán cân thương mại quá lớn do tài trợ chiến tranh
xâm lược Việt Nam. Những cuộc xung đột gần đây giữa Mỹ và các quốc gia

khác cũng luôn là mối lưu tâm của giới đầu tư vàng. Tình hình hạt nhân tại
Iran và Bắc Triều Tiên cũng như xung đột giữa Nga và khối các nước Mỹ -
Phương Tây tại Gruzia làm cho tình hình chính trị thế giới nóng lên từng
ngày. Giá vàng cũng theo đó bị ảnh hưởng khi những xung đột chính trị đem
đến nguy cơ chiến tranh và khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu.
Khủng bố cũng có thể là nguyên nhân làm giá vàng biến động đột biến.
Như vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ, đầu ngày giá vàng giao dịch ổn định ở mức
271 USD/ounce nhưng ngay khi có vụ khủng bố xảy ra, tin tưc lan đi là lập
tức giá vàng tăng mạnh, đến giữa trưa đã lên tới 289 USD/ounce. Hay vụ
khủng bố tàn khốc ở Mumbai Ấn Độ cũng đã đẩy giá vàng lên cao. Mặt
khác, nếu những bất ổn chính trị xảy ra ở những vùng có năng suất khai thác
lớn trên thế giới sẽ làm gián đoạn nguồn cung vàng.
 Đầu cơ và tâm lý nhà đầu tư
Vàng vừa là hàng hóa thông thường đồng thời cũng là tài sản đầu cơ
hữu hiệu. Đầu cơ trên là hoạt động kinh doanh dựa theo các tín hiệu ngắn
25

×