Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn quản lý đổi mới công tác kiểm tra đánh giá để bồi dưỡng giáo viên và xây dưng đội ngũ trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.95 KB, 10 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhà trường với cương vị là thủ trưởng đơn vị - Hiệu trưởng là
người chịu trách nhiện về thực hiện mục đích, mục tiêu phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ năm học. Vì thế trách nhiệm của Hiệu trưởng là trực tiếp chỉ đạo các
thành viên trong nhà trường tiến hành thực hiện quá trình giáo dục nhằm thực
hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo góp phần thiết
thực đẩy mạnh công cuộc cách mạng của địa phương. Nhiệm vụ hàng đầu,
nhiệm vụ của người thủ trưởng đơn vị là luôn luôn coi trọng và làm tốt công tác
xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ. Bồi dưỡng đội ngũ là công việc thường xuyên
của người cán bộ quản lý, song muốn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này phải
xác định được chìa khoá của vấn đề. Với Trường THCS Tam Cường , huyện
Vĩnh Bảo - Một đơn vị luôn nằm trong tốp dẫn đầu về chất lượng giáo dục, việc
bồi dưỡng đội ngũ phải gắn chặt với việc bồi dưỡng tay nghề. Trong điều lệ
trường học điều 17 phần c đã ghi rõ: Hiệu trưởng có nhiệm vụ “ Quản lý giáo
viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên ". Xác định rõ nhiệm
vụ của người Hiệu trưởng, để thực hiện được mục tiêu của năm học, tôi nhận
thấy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên của Trường THCS Tam
Cường năm học 2010 – 2011 phải gắn liền với việc thực hiện công tác kiểm tra
đánh giá. Chỉ có thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá thì cốt lõi của vấn đề là
chất lượng giáo dục mới thật bền vững. Và đây chính là khâu then chốt vừa thực
hiện được mục đích của giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học, vừa đạt được
hiệu quả giáo dục đó chính là chất lượng. Vì thế có thể nói rằng chìa khoá của
vấn đề bồi dưỡng đội ngũ là đổi mới công tác chỉ đạo kiểm tra đánh giá trong
nhà trường.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ
của quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên kết quả đổi
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
1


mới kiểm tra đánh giá ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá chỉ phát huy và đạt
hiệu quả thông qua quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
Khi thực hiện đổi mới được phương pháp dạy học thì học sinh lĩnh hội
vững chắc tri thức, thúc đẩy học sinh nhận thức được các hiện tượng tự nhiên
xung quanh. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay hướng tới một cách học
tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động rèn luyện
thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác kỹ năng vận dụng kiến thức vào
những tình huống khác nhau trong học tập. Phương pháp dạy học tích cực
hướng tới tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Cách hay quyết định cách
học. Trong đổi mới phương pháp dạy học có sự hợp tác giữa thầy và trò. Như
thế trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tất yếu. Trong
đó kiểm tra là hoạt động thu thập thông tin để từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động
dạy học. Kết quả đánh giá là căn cứ quyết định giải phảp cải thiện thực trạng
nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học và giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2010 - 2011 là năm học với chủ đề “ Năm học tiếp tục đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ”; Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND
của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ngày 21/09/2010 về việc đẩy mạnh
công tác kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố; Thực
hiện công văn số 706/SGDĐT-GDTrH ngày 31/08/2010 về việc hướng dẫn
nhiệm vụ năm học 2010 - 2011. Trong đó mục tiêu nâng cao chất lượng hiệu
quả giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá dạy học phân hoá trên cơ sở
chuẩn kĩ năng kiến thức của chương trình giáo dục phổ thông tạo ra sự chuyển
biến cơ bản về đổi mới. Kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng giáo dục. Để chỉ đạo tốt công tác này Sở giáo dục đã
ban hành tài liệu hướng dẫn giảng dạy các môn giáo dục trung học cũng như tổ
chức các lớp bồi dưỡng giáo viên dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, làm cơ
sở để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá. Với Trường THCS Tam Cường với
truyền thống là đơn vị có chất lượng giáo dục cao, các văn bản, tài liệu cũng như

Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
2
tinh thần đổi mới công tác kiểm tra đánh giá giúp cho Ban giám hiệu nhà trường
thực hiện một cách bài bản, cụ thể hơn nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học
cũng như đổi mới công tác kiểm tra đánh giá.
3. Những việc làm để thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá trong nhà
trường
3.1. Cho giáo viên nhận thức đầy đủ về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá.
Chuyển tải đầy đủ các tài liệu hướng dẫn giảng dạy cấp THCS năm học
2010 - 2011 đến từng giáo viên.
Tinh thần công văn 706/SGDĐT-GDTrH được phổ biến cụ thể đến giáo
viên. Trên cơ sở đó giúp giáo viên hiểu cụ thể từng mặt của vấn đề về thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học ở từng bộ môn phù hợp với đối tượng học sinh
mình trực tiếp giảng dạy.
Ngoài ra các tài liệu về giảng dạy trong đó chú trọng đến các kỹ thuật dạy
học tích cực được các nhóm chuyên môn học tập, thảo luận để hiểu rõ hơn, sâu
hơn cụ thể hơn về mặt lý thuyết.
Từ nhận thức được những yêu cầu cụ thể về đổi mới phương pháp dạy
học thông qua từng môn học với chuẩn kiến thức kỹ năng giúp cho giáo viên
định hình được một cách tổng thể về chuyên môn mình đảm nhận.
3.2. Lập kế hoạch giảng dạy chi tiết
Có thể nói các kỹ thuật dạy học theo phương pháp dạy học tích cực đã
được cụ thể hoá thông qua việc bồi dưỡng chuyên môn theo các môn học được
Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức chuyển tải đến giáo viên đã tạo ra một
phong trào thảo luận trao đổi để đi đến thống nhất về cách thức tổ chức dạy học
như thế nào để thực hiện được các yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng thông
qua việc thực hiện các kĩ thuật dạy học tích cực. Để có được các hình dung cơ
bản để thực hiện được yêu cầu này thì mục tiêu ở từng phần phải gắn với chuẩn
kiến thức kĩ năng, phải được giáo viên hiểu cặn kẽ thì mới thực hiện được. Ban
giám hiệu Trường THCS Tam Cường đã yêu cầu giáo viên lập kế hoạch chi tiết

của từng bài dạy trong đó các mục tiêu của từng phần gắn với chuẩn kiến thức kĩ
năng được xác định cụ thể làm căn cứ thực hiện. Làm như vậy giáo viên có kế
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
3
hoạch chuẩn bị cho bày dạy liên quan đến đồ dùng, tư liệu về phía thầy. Phân
công cho học sinh chuẩnbị vì thế các kĩ thuật dạy học phù hợp được sử dụng.
Thông qua đó sự hợp tác của cả thầy và trò tốt hơn, học sinh thật sự tích cực
trong quá trình tiếp thu.
3.3. Tổ chức giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng phù hợp với đối tượng.
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu hướng dẫn của các cấp chỉ đạo, lập kế
hoạch giảng dạy theo chuẩ kiến thức kĩ năng, việc tổ chức thành công giờ dạy
theo đổi mới phương pháp thúc đẩy kiểm tra đánh giá có thực hiện được hay
không lại phụ thuộc phần lớn vào cách thức giảng dạy của giáo viên. Cơ sở để
thực hiện tốt giờ dạy ngoài nhận thức, lập kế hoạch giảng dạy theo chuẩn kiến
thức kĩ năng phải được bắt đầu từ bài soạn. Bài soạn tốt, chu đáo sẽ đảm bảo
50% - 60% cho thành công cho giờ dạy. Khác với cách sử dụng truyền thống
trước đây soạn bài của giáo viên hiện nay còn liên quan đến việc khai thác mạng
để lấy tài liệu phục vụ cho bài dạy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của GV cũng
là yêu cầu bắt buộc. Không thể có giờ dạy chay dạy tư liệu giáo dục không sinh
động mà đạt được hiệu quả. Công tác kiểm tra của người quản lý phải được bắt
đầu từ chính khâu kiểm tra soạn và chuẩn bị đồ dùng dạy học.Ngoài cách thức
kiểm tra truyền thống qua giáo án hồ sơ, hiệu trưởng phải biết huy động lực
lượng để giúp Ban giám hiệu kiểm tra được GV. Cuối tháng có báo cáo chi tiết
cho Hiệu trưởng về tình trạng sử dụng đồ dùng dạy học. Từ việc đăng kí đến
thực hiện quá trình quản lý đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS thực hành được ghi
chép cẩn thận qua sổ theo dõi làm cơ sở để Hiệu trưởng đánh giá. Từ những
cách làm chi tiết này đã thúc đẩy được việc sử dụng đồ dùng dạy học của GV
và HS trong quá trình thực hiện gây ra. Hàng năm số luợt sử dụng đồ dùng dạy
học của Trường THCS Tam Cường đều rất cao, từ 1500 - 1900 lượt. Trong học
kỳ I năm học 2010 - 2011 đa có 668 lượt đồ dùng dạy học được sử dụng. Trong

đó, có những đ/c sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên như đ/c Năm, đ/c
Thưa, đ/c Tuyết v.v Với Trường THCS Tam Cường có điểm khác với các
trường khác GV dạy không có đồ dùng dạy học là không thể thực hiện được.
Ngoài các thiết bị đồ dùng trong phòng thí nghiệm đồ dùng của trường theo các
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
4
chương trình sẵn có. GV đã khai thác thêm bằng cách tận dụng đồ dùng của khối
này chỉnh sửa để làm đồ dùng dạy học cho khối khác. Điển hình là môn Vật lí.
Các bộ đồ dùng về điện được sử dụng linh hoạt có điều chỉnh cho phù hợp với
từng khối đã trở thành việc hết sức bình thường của trường.
Giáo án điện tử cũng là một trong những lựa chọn để giảng dạy của GV.
Để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, Ban giám hiệu
xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua của GV gắn với việc giảng dạy giáo án điện
tử.
Các tiết dạy chuyên đề, thi dạy là bắt buộc song với ưu thế của việc sử
dụng giáo án điện tử giúp cho việc thực hiện các kĩ thuật dạy học tốt hơn, sinh
động hơn làm tiết học hấp dẫn HS.
Ngoài việc đưa vào thi đua, Hiệu trưởng phải có sự kiểm tra biểu dương
kịp thời thông qua dự giờ, thông qua theo dõi hành chính, thông báo trong các
buổi họp Hội đồng, các kỳ sơ kết đánh giá thúc đẩy sự cố gắng của đội ngũ.
Song những việc làm trên vẫn chỉ là các việc làm mang tính hành chính.
Muốn kiểm tra đánh giá thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy đổi mới phương
pháp giảng dạy phải thông qua các giờ dự rút kinh nghiệm với GV thì mới
chyển tải đầy đủ các yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng cũng như kĩ thuật dạy
học cho người dạy. Từ những tiết dạy chuyên đề áp dụng vào lý thuyết về kĩ
thuật dạy học GV đã nhanh chóng chuyển tải được trong bài dạy. Các kiến thức
dạy học qua bồi dưỡng đầu năm đã góp phần giúp GV làm sinh động phong phú
bài dạy và hạn chế được những chỗ còn bất cập trong lý thuyết.
Thực tế qua bài dạy của GV nhiều đ/c đã có những điều chỉnh chuyển
cách làm từ hoạt động nhóm hình thức song các hoạt động vừa mang tính hợp

tác theo nhóm, vừa phát huy được vai trò của cá nhân HS.
VD như đ/c Trần Thị Xuân khi dạy bài “ Khu vực Tây Nam Á - Địa lý 8 "
đã sử dụng khá nhuần nhuyễn kĩ thuật mảnh ghép – bể cá trong lý thuyết dạy
môn Địa lý và điều sáng tạo là các nhóm tự đặt câu hỏi cho nhau và yêu cầu trả
lời sau đó HS tự nhận xét đánh giá dưới sự chủ trì của cô giáo. Nét mới của kĩ
thuật đánh giá không phải từ phía người dạy mà là người học. Sự hứng khởi
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
5
trong HS được phát huy tối đa. Lớp học – giờ dạy trở lên thân thiện cởi mở hơn
và HS thực sự chủ động trong cả quá trình tiếp thu cũng như tự đánh giá được
phần nắm kiến thức của mình.
Trong tiết dạy: “ Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tham giác (c.c.c)
-Toán 7 " của đ/c Trần Thị Thảo lại huy động được các kĩ năng trình bày của
HS thông qua cách mô tả trên bày dạy sử dụng công nghệ thông tin kết hợp với
thao tác đo, vẽ, trình bày bài của HS một cách thuần thục.
Từ quan sát, thực hiện, nhận xét, sử dụng tính chất trong quá trình thực
hiện bài tập thật sự logic mà vẫn nhẹ nhàng không gò bó lớp học sôi động và
khả năng tư duy toán học của HS được phát huy.
Với mỗi môn tuỳ theo đặc trưng bộ môn, tuỳ theo đối tượng chuẩn kiến
thức kĩ năng được bám sát hay nâng cao được GV vận dụng khá linh hoạt đem
đến không khí mới trong hoạt động chuyên môn, vừa tạo được khí thế trong lớp
học vừa vận dụng sáng tạo các kĩ thuật dạy học tích cực sự đổi mới kĩ thuật đánh
giá không chỉ có trong khâu cuối cùng là kết quả của các bài kiểm tra mà đã
được thể hiện ngay trong từng phần từng tiết dạy.
3.4. Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá thông qua việc quản lý kiểm tra đề
kiểm tra.
Nếu trong tiết học HS biết tự đánh giá thông qua việc GV tổ chức các kĩ
thuật dạy học. Tuy nhiên đó chỉ là những mảnh ghép mang tính đơn lẻ với từng
phần. Bài kiểm tra mới là kết quả cuối cùng sau mỗi phần, mỗi chương. Kiểm
tra đánh giá chỉ có hiệu lực thuyết phục khi đảm bảo yêu cầu khách quan, chính

xác công bằng động viên HS phát huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo trong
học tập. Đánh giá không được dễ dãi song cũng không được quá khắt khe. Làm
thế nào để hoạt động đánh giá này phản ánh rõ nét hai chức năng cơ bản là xác
định kết quả đạt được của mục tiêu dạy và chuẩn kiến thức kĩ năng mà HS đạt
được khi kết thúc một giai đoạn học tập. Để GV nhận thức rõ vai trò của kiểm
tra đánh giá người quản lý phải buộc đội ngũ GV tuân thủ theo cách thức đổi
mới kiểm tra đánh giá theo hướng khách quan. Hạn chế đề kiểm tra đánh giá
dừng ở mức kiểm tra trí nhớ một cách đơn giản không nắm vững bản chất của
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
6
vấn đề. Bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn đáp án, chấm bài bằng hình thức
tự luận, trắc nghiệm theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình với các cấp
độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo tuân thủ theo ma trận đã được phổ biến
học tập của từng bộ môn theo tài liệu hướng dẫn giảng dạy của Sở giáo dục.
Giao cho các nhóm chuyên môn thảo luận xây dựng đề theo ma trận, Ban
giám hiệu cùng tổ trưởng chuyên môn kiểm tra lại lần cuối những chỗ không
hợp lý có điều chỉnh.Sau khi kiểm tra đảm bảo đầy đủ các yêu cầu theo ma trận
mới cho thực hiện.
Tuy nhiên đây mới chỉ là một mắt xích trong quá trình thực hiện kiểm tra
đánh giá. Khâu coi thi cũng hết sức quan trọng bởi đề có đảm bảo tính khách
quan bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng song coi thi không chặt chẽ đúng quy chế
sẽ làm cho một bộ phận HS ỷ lại trông chờ thiếu cố gắng. Mặt khác coi thi đúng
quy chế phản ánh sự công bằng trong đánh giá vì thế sẽ thúc đẩy sự cố gắng của
HS.
Đặc biệt trong đợt thi khảo sát chất lượng, thi cuối kỳ đề kiểm tra, cách
thức coi chấm kiểm tra thật sự có tác động mạnh mẽ đến ý thức của cả người
dạy và người học.
4. Kết quả
Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá căn cứ thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học. Từ khi thực hiện chặt chẽ yêu cầu kiểm tra đánh giá của GV, kĩ

năng ra đề kiểm tra của GV đã chuẩn xác hơn. Kết quả học tập của HS cũng ổn
định.
* Kết quả môn Ngữ văn của khối 8:
Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Học kỳ
91% 85,3% 91,2% 84,6% 92%
* Kết quả môn Toán 8:
Bài 1 Bài 2 Bài 3 Học kỳ
78,3% 87% 79,3% 78,4%
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
7
Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá ngoài việc bám sát chuẩn kiến
thức kĩ năng đảm bảo đúng ma trận, phải gắn với kỉ cương nghiêm túc. Thực
hiện đồng bộ các quy trình này không những thúc đẩy, sự cố gắng học tập của
HS mà giúp GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách căn bản và
kết quả cuối cùng là chất lượng HS ổn định phát triển.
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
8
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Từ thực tế triển khai nhiệm vụ năm học trong đó xác định bồi dưỡng đội
ngũ lấy kiểm tra đánh giá làm khâu then chốt để thúc đẩy quá trình đổi mới
phương pháp dạy học ở Trường THCS Tam Cường huyện Vĩnh Bảo đã được kết
quả khá cao. Tỉ lệ HS xếp loại văn hoá giỏi là 28,84%; loại khá: 40,38%.
Điều đáng nói là đổi mới công tác kiểm tra đánh giá đã góp phần phát
triển trí thông minh sáng tạo của HS, thúc đẩy đội ngũ vươn lên thựuc hiện đổi
mới phuơng pháp dạy học. Từ đó nêu cao vai trò quyết định của GV về năng lực
thực hiện trong hoạt động dạy học. Người thầy tổ chức tốt sẽ tạo được sự hợp
tác ăn ý giữa người dạy và người học. Sự thúc đẩy tính tích cực không phải chỉ
dừng ở HS mà còn thể hiện sự tích cực bản lĩnh trong giảng dạy của người thầy.
Đổi mới kiểm tra đánh giá là căn cứ thúc đẩy sự tích cực của đội ngũ trong mỗi
nhà trường.

IV. BÀI HỌC
1. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá luôn gắn liền với đổi mới phương
pháp dạy học và đó chính là luồng gió đổi mới thực sự về công tác bồi dưỡng
đội ngũ vì thế Hiệu trưởng phảidành ưu tiên số 1 cho nhiệm vụ này.
2. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra đánh giá sẽ thúc đẩy sự phát triển
về chuyên môn của đội ngũ vì vậy Ban giám hiệu trước hết là Hiệu trưởng thật
sự sâu sát trong chỉ đạo thực hiện chuyên môn về phía GV, theo yêu cầu cao
bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định. Với HS phải đảm bảo tính kỷ
cương để cả người dạy và người học đều cố gắng dựa trên sự tích cực thân thiện
hợp tác giữa thầy và trò.
3. Hiệu trưởng phải tạo được đủ các cơ sở về cơ sở vật chất, phòng dạy
giáo án điện tử , đồ dùng dạy học, các yêu cầu hỗ trợ về mọi mặt để GV và HS
thực hiện được bài dạy theo quy trình đã chuẩn bị.
4. Hiệu trưởng luôn luôn đồng hành để tháo gỡ những vướng mắc bất cập
trong quá trình thực hiện. Tổ chức thu thập những ý kiến của HS và GV đối với
công tác quản lý về kiểm tra đánh giá. Thực hiện tốt các yêu cầu về công tác
kiểm tra đánh giá là thúc đẩy được quá trình dạy đổi mới phương pháp. Đổi mới
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
9
công tác kiểm tra đánh giá không chỉ giúp cho công tác xây dựng bồi dưỡng đội
ngũ đạt kết quả cao. Thực hiện tốt công tác này để tiến tới hoàn thành kiểm định
chất lượng của mỗi cơ sở giáo dục.
Tam Cường, ngày 22 tháng 01 năm 2011
Người viết
Hà Thị Tuyến
Người viết: Hà Thị Tuyến – THCS Tam Cường
10

×