Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.98 KB, 13 trang )

================Sáng kiến kinh nghiệm=================
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước ta chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học
trong nhà trường phổ thông theo tinh thần nghị quyết IX của đảng được chỉ rõ: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ chức
dạy học, cần hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho học sinh
năng lực tự học, tự rèn luyện bồi bổ kiến thức cho mình là việc vô cùng quan trọng.
Đối với nhà trường THCS việc tự rèn cho mình khả năng phân tích tổng hợp là
rất cần thiết đối với tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn hoá học, bởi hoá học là bộ
môn khoa học có rất nhiều ứng dụng đối với các nghành khoa học khác. Góp phần đẩy
mạnh sự thay đổi của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang đổi mới.
Trong chương trình hoá học phổ thông để nắm bắt đầy đủ các kiến thức của bộ
môn thì bài tập hoá học được đặc biệt quan tâm vì nó là phương tiện hữu hiệu trong
giảng dạy bộ môn hoá học. Thông qua giải bài tập hóa học, HS thu nhận được khái
niệm mới, tính chất mới của chất, phương pháp giải một loại bài tập nào đó, hoặc giúp
HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học phát triển tư duy và năng lực nhận thức, giải
quyết vấn đề. Bài tập hoá học góp phần nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh
trong quá trình lĩnh hội kiến thức mà các em được học.
B.NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.Cơ sở lí luận:
Trong quá trình hơn 9 năm làm công tác giảng dạy hoá học ở trường THCS tôi
nhận thấy bài tập hoá học là phương tiện hữu hiệu trong giảng dạy hoá học.
- Bài tập hoá học là nguồn để hình thành, rèn luyện, củng cố, kiểm tra các kiến
thức, kĩ năng cho học sinh.
- Bài tập hoá học có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh.


- Bài tập hoá học giúp việc vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Bài tập hoá học giúp giáo viên rèn luyện nhân cách cho học sinh: Tính chủ động
sáng tạo, tính cẩn thận kiên trì ý chí quyết tâm trong học tập.
- Đặc biệt bài tập hoá học còn giúp việc rèn luyện tính tích cực, khả năng tư duy
sáng tạo cho học sinh
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn qua quá trình dạy học tôi nhận thấy:
- Nếu không chú trọng rèn luyện tính tích cực, khả năng tư duy cho học sinh thì
kiến thức học sinh tiếp thu rất nông và hời hợt.
- Độ bền và nhớ kiến thức không lâu.
- Việc tạo hứng thú và niềm tin cho học sinh trong quá trình học sẽ gặp nhiều khó
khăn.
3. Đặc điểm của bài tập hoá học.
Bài tập hoá học được phân thành :
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
1
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
- Bài tập tự luận: Bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm , trong đó gồm bài tập
định tính và bài tập định lượng và được chia thành bài tập cơ bản và bài tập phức hợp.
- Bài tập trắc nghiệm khách quan: câu điền khuyết, câu đúng-sai hoặc có không,
câu có nhiều lựa chọn, câu cặp đôi.
Bài tập hoá học có thể sử dụng để dạy học tích cực ở mọi cấp học, bậc học . Để giải bài
tập hoá học, học sinh cần phải nhớ lại, phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức đã biết
để tìm ra câu trả lời .
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
Trên cơ sở thực tiễn và lý luận đã phân tích ở trên , tôi thấy việc "Sử dụng bài tập
hóa học theo hướng dạy học tích cực" là cần thiết. Vì vậy khi thực hiện cần chú ý:
* Sử dụng bài tập như là một bài toán nhận thức giúp HS hình thành khái niệm,
quy luật, tính chất hóa học của chất.

- GV nêu vấn đề cần nhận thức
- GV nêu bài tập
- HS giải bài tập
- HS rút ra vấn đề cần nhận thức
Như vậy bài tập hóa học được sử dụng nhằm phát triển năng lực tích cực nhận thức
cho HS.
* Sử dụng bài tập nhằm củng cố, khắc sâu các khái niệm, tính chất hóa học
- GV nêu bài tập
- HS giải bài tập
- Thông qua việc giải bài tập HS được củng cố, khắc sâu, vận dụng được kiến thức
đã học
* Bài tập giúp HS vận dụng kiến thức để giải quyết 1 số vấn đề có liên quan đến
thực tiễn
- GV nêu bài tập như là một vấn đề có liên quan đến thực tiễn
- HS giải bài tập bằng cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học
- Qua đó HS được phát triển tư duy giải quyêt vấn đề và tư duy sáng tạo
Theo tôi "Sử dụng bài tập theo hướng dạy học tích cực"GV cần tích cực chủ động
để thiết kế các hoạt động tích cực cho HS trên cơ sở một hệ thống câu hỏi và bài tập từ
đơn giản đến phức tạp. GV sử dụng bài tập phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài
học và năng lực của HS nhằm phát huy tính tích cực của HS thì bài giảng mới đạt hiệu
quả. Sau đây là 1 số ví dụ cụ thể.
1. Bài tập hoá học giúp định hướng hoạt động của học sinh để xây dựng và phát
hiện kiến thức mới.
Ví dụ 1 : Để tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hoá học, giáo viên yêu cầu học sinh giải
bài tập sau: Dựa vào PTHH: 4Al + 3O
2
-> 2Al
2
O
3

hãy cho biết :
- Tên chất tham gia và sản phẩm.
- Số nguyên tử, phân tử của mỗi chất trong phản ứng.
- Tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất.
Qua thí dụ trên, hãy rút ra ý nghĩa chung của phương trình hoá học là gì? Hệ thống câu
hỏi này được in trong phiếu học tập hoặc viết lên bảng phụ để tránh câu hỏi vụn vặt.
Ví dụ 2: Thông qua việc giải các bài tập , học sinh tự tìm ra được khái niệm axit.
GV nêu một số câu hỏi và bài tập như sau( phát phiếu học tập)
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
2
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
- Hãy cân bằng những phương trình phản ứng sau:
SO
3
+ H
2
O —> H
2
SO
4
P
2
O
5
+ H
2
O —> H
3
PO

4
CO
2
+ H
2
O —> H
2
CO
3
- Cho biết chất tạo thành sau phản ứng thuộc loại chất nào?
- Cho biết thành phần phân tử của H
2
SO
4
, H
3
PO
4
, H
2
CO
3
có gì giống nhau?
- Nhóm nguyên tố =SO
4
, ≡ PO
4
, =CO
3
được gọi là gốc axit. Vậy căn cứ vào số

nguyên tử H liên kết với gốc axit, cho biết hoá trị của các gốc axit trên?
- Hãy cho biết thế nào là hợp chất axit?
HS thảo luận và thực hiện nội dung trong phiếu học tập, các nhóm báo cáo kết quả và
rút ra khái niệm về axít
2. Sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động nghiên cứu tính chất
của chất.
Ví dụ 1: Để tìm hiểu tính chất của oxi tác dụng với kim loại, giáo viên giao bài tập cho
học sinh ( phát phiếu học tập)
Hãy quan sát thí nghiệm và cho biết:
- Trạng thái , màu sắc của sắt và khí oxi trước khi thí nghiệm.
- khi đốt nóng đỏ sắt và đưa vào bình khí oxi có hiện tượng gì xẩy ra?
- Hãy lập phương trình hoá học , biết rằng sản phẩm tạo thành là Fe
3
O
4
.
Ví dụ 2: Tìm hiểu tính chất của Natri hidroxit tác dụng với muối (giáo viên hướng dẫn
học sinh làm thí nghiệm )
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn học sinh
chuẩn bị dụng cụ và hoá chất
thí nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh làm
thí nghiệm theo các thao tác
được giáo viên viết trên
bảng phụ.
2. Hướng dẫn học sinh làm
thí nghiệm đối chứng .
- Yêu cầu học sinh quan sát
ống nghiệm (1) và (2).

H: Vì sao ống nghiệm (1) có
kết tủa màu nâu đỏ?
H: Vì sao ống nghiệm (2)
không có hiện tượng gì?
1. Lấy 1-2ml dd FeCl
3
cho vào ống nghiệm (1) ,
dùng ống nhỏ giọt, nhỏ 3-5giọt dd NaOH vào ống
nghiệm (1).
2. Lấy khoảng 1-2ml dd BaCl
2
cho vào ống nghiệm
(2), dùng ống nhỏ giọt, nhỏ 3-5 giọt dd NaOH vào
ống nghiệm (2) .
- ống nghiệm (1) xuất hiện màu nâu đỏ.Vì dd
NaOH phản ứng với dd FeCl
3
tạo ra kết tủa
Fe(OH)
3
màu nâu đỏ.
3NaOH
(dd)
+ FeCl
3 (dd)
-> Fe(OH)
3(r)
+3NaCl
(dd)
- ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.Vì dd

NaOH không phản ứng với ddBaCl
2
.
3. Sử dụng câu hỏi bài tập giúp học sinh tích cực vận dụng kiến thức vào thực tế.
Ví dụ 1: Có hỗn hợp gồm các chất khí thải độc hại sau đây: HCl, Cl
2
, CO
2
, CO, SO
2
.
Hãy nêu các biện pháp để sử lí các chất thải đó bằng phương pháp hoá học.
Hoạt động giải bài tập của học sinh có thể như sau:
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
3
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
Phương hướng chung Hoạt động cụ thể
- Phân tích đề bài : cho cái gì? yêu cầu
cái gì?
- Tìm mối liên hệ giữa cái chưa biết và
cái đã biết .
- Phân loại chất và xác định tính chất
của chúng.
- Tìm phương pháp xử lí : tác dụng với
chất khác tạo thành chất ít hoặc không
độc hại .
- Xác định các chất để khử và biện
pháp cụ thể.
- Cho các chất khí thải độc hại, yêu cầu

xử lí chất thải .
- Các chất có tính axit : HCl, Cl
2
, CO
2
,
SO
2
, chất có tính khử : CO
- Chọn chất khử có tính kiềm và chất
khử có tính oxi hoá.
+ Dùng nước vôi trong : có tính kiềm,
dễ điều chế, rẻ tiền.
+ Dùng CuO làm chất oxi hoá để khử
CO.
- Cách làm :
Bước 1: Dẫn hỗn hợp khí thải sục qua
nước vôi trong dư, thì khí CO
2
, SO
2
, Cl
2
,
HCl bị hấp thụ bởi dung dịch Ca(OH)
2
và khí không bị hấp thụ là CO
Bước 2: Dẫn khí CO qua CuO dư ở
nhiệt độ cao sau đó dẫn khí thoát ra qua
dung dịch Ca(OH)

2
dư.
- Kết luận : đã khử được hoàn toàn hỗn
hợp khí thải trên.
Ví dụ 2: Khí oxi có lẫn tạp chất là khí cacbonic và hơi nước . Bằng phương pháp hoá
học nào có thể loại tạp chất ra khỏi khí oxi ? Viết các phương trình hoá học xẩy ra.
Giải : Với phương hướng và hoạt động tương tự như trên HS đã đề ra được một trong
những hướng giải như sau:
- Chọn chất nào có phản ứng với khí CO
2
và H
2
O nhưng không phản ứng với khí O
2
.
- Cách làm cụ thể: Dẫn khí oxi lẫn tạp chất là CO
2
và hơi nước đi qua dung dịch nước
vôi trong dư , khí CO
2
bị giữ lại . Khí đi ra là O
2
có lẫn hơi nước , được dẫn qua CaO
khan hoặc H
2
SO
4
đặc để giữ hơi nước lại. khí đi ra là O
2
khô.

Các phương trình phản ứng xẩy ra:
CO
2(r)
+ Ca(OH)
2(dd)
-> CaCO
3(r)
+ H
2
O
(l)
CaO
(r)
+ H
2
O -> Ca(OH)
2
Hoặc H
2
SO
4
+ n H
2
O -> H
2
SO
4
. n H
2
O

4. Sử dụng bài tập Hoá học (bài tập thực nghiệm) trong giờ thực hành để tích cực
hoá hoạt động của Học sinh.
Ví dụ 1: Có 3 lọ đựng 3 dung dịch NaOH, HCl và nước cất, hãy nhận biết mỗi lọ đựng
chất nào ? Dụng cụ và hoá chất coi như đủ.
Hoạt động tích cực của HS có thể như sau:
Phương hướng chung Hoạt động cụ thể Hoạt độ Hoạt động cụ thể
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
4
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
Bước1: Xác định đặc điểm của từng
chất
Bước2: Xác định thuốc thử cần dùng.
Bước3: Nhận biết bằng thực nghiệm.
- Dung dịch NaOH, HCl có phản ứng
với giấy quỳ tím có màu đặc trưng .
Nước cất không làm đổi màu giấy quỳ
tím.
- Do đó dùng giấy quỳ tím có thể nhận
ra mỗi chất trên.
- Dùng 3 ống hút nhỏ giọt, nhỏ 2-3 giọt
ở mỗi lọ vào 3 mẫu giấy quỳ tím.
Nếu quỳ tím hoá đỏ, đó là dung dịch
HCl. nếu hoá xanh, đó là dung dịch
NaOH. Nếu không đổi màu đó là nước
cất.
Ví dụ 2: Có NaOH và nước cất. Hãy pha chế 50 gam dung dịch NaOH 4%.
Hoạt động của HS được tích cực hoá như sau:
Phương phướng chung Hoạt động cụ thể
Bước 1: Xác định lượng hoá chất cần

thiết để pha chế.
Bước 2: Thực nghiệm pha chế .
- Tính khối lượng NaOH:
m
NaOH
=50. 0,04=2(g)
- Tính khối lượng nước: 50-2=48(g)
- Cân 2g NaOH rắn.
- Đong 48 ml nước cất tương đương 48g
- Cho xút vào nước cất và khuấy đều.
Ví dụ 3: Có 3 ống nghiệm đựng hóa chất không có nhãn: Rượu etylic, axit axetic, nước.
Hãy làm thí nghiệm nhận biết mỗi ống nghiệm đựng chất nào? Dụng cụ hóa chất coi
như đủ
Hoạt động của HS có thể như sau:
Phương phướng chung Hoạt động cụ thể
Bước 1: Xác định thuốc thử dùng để
nhận biết căn cứ vào tính chất của axít,
rượu etylic, nước
Bước 2: Làm thí nghiệm.
- Chuẩn bị dụng cụ hóa chất
- Thực hiện các thí nghiệm
* HS có thể nêu các cách khác nhau để
phân biệt axít axetic với rượu etylic và
nước:
- Dùng kim loại mạnh(Mg, Zn) , O
2
(kk)
- Quỳ tím, kim loại Na
- Muối cacbonat(Na
2

CO
3
), kim loại Na
- Oxit bazơ(CuO), O
2
(kk)
* GV yêu cầu mỗi nhóm HS thực hiện
theo các cách khác nhau dựa vào hóa
chất và dụng cụ đã có.
Một trong các cách thực hiện như sau:
Ví dụ
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
5
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
Bước 3: Rút ra kết luận
- Dùng 3 ống hút nhỏ giọt, nhỏ 2-3 giọt
ở mỗi ống nghiệm vào 3 mẩu giấy quỳ
tím.
Nếu giấy quỳ tím hóa đỏ, đó là axít
axetic. Nếu quỳ tím không đổi màu , đó
là rượu etylic và nước.
- Cho Na vào 2 ống nghiệm chứa rượu
và nước cất, ống nghiệm nào có phản
ứng mãnh liệt, hạt tròn chạy trên mặt đó
là ống nghiệm chứa nước. ống nghiệm
nào thấy có phản ứng nhưng Na chìm
xuống rồi từ từ nổi lênvà nằm dưới mặt
chất lỏng, đó là rượu etylic
* Các nhóm chỉ rõ ống nghiệm đựng

axít, rượu , nước và rút ra kết luận
chung
Như vậy để phát huy tính tích cực của HS, trong dạy học hóa học sử dụng bài tập thực
nghiệm trong bài thực hành là rất cần thiết. Để làm được bài tập thực nghiệm, yêu cầu
HS phải nghiên cứu giải lý thuyết trước khi bắt tay vào làm thí nghiệm. Do đó HS phải
tích cực suy nghĩ vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết một vấn đề cụ thể.
5. Tính tích cực hoá hoạt động của học sinh qua việc giải bài tập hoá học thể hiện ở
việc giáo viên nêu nội dung bài tập như là một vấn đề cần giải quyết , hướng dẫn
học sinh tìm tòi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả.
Nội dung bài tập Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Tính lượng chất tham
gia và tạo thành của phản
ứng hoá học.
- Cho lượng 2 chất tham
gia phản ứng.Tính lượng
sản phẩm tạo thành.
- Nhận nội dung bài tập.
- Phân tích đầu bài, tìm
hướng giải .
- Thực hiện các bước giải
(Trình bày lời giải)
- Nêu nội dung bài tập .
- Hướng dẫn học sinh tìm
hướng giải .
- Quan sát, theo dõi để
giúp đỡ, điều chỉnh kịp
thời.
- Tính hiệu suất của phản
ứng
- Nhận biết vấn đề.

- Thực hiện giải quyết vấn
đề.
- Nêu nội dung bài tập
như là giải quyết một vấn
đề thực tế.
- Khử chất thải trong
phòng thí nghiệm và trong
công nghiệp
- Nhận thức tầm quan
trọng của vấn đề đặt ra.
- Lập kế hoạch giải
quyết : chọn chất khử độc,
tại sao?
- Thực hiện như thế nào?
- Nêu tầm quan trọng và
sự cần thiết.
- Làm thế nào để giải
quyết vấn đề? Giải thích?
Ví dụ1 :Hướng dẫn HS làm bài toán cho lượng 2 chất tham gia phản ứng, tính lượng
sản phẩm tạo thành.
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
6
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
* Bài toán: Cho 4,5 gam Al vào 100ml dung dịch H
2
SO
4
0,5M .
a. Tính thể tích khí H

2
sinh ra ở ĐKTC.
b. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng (cho rằng thể tích dung
dịch không thay đổi)
* Dạng bài tập này có nhiều cách giải khác nhau ,tuy nhiên giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh tìm hướng giải như sau:
- Tính số mol của các chất theo bài ra cho : n
Al
=? n H
2
SO
4
=?
- Viết phương trình phản ứng
- Tìm tỉ lệ số mol các chất theo phương trình
- Lập tỉ lệ số mol của các chất :
n
bài ra
: n
pt
-> So sánh tỉ lệ số mol của 2cặp chất . Nếu hiệu suất phản ứng 100% thì có
thể xẩy ra các trường hợp sau:
+ Tỉ lệ số mol của H
2
SO
4
= tỉ lệ số mol của Al thì cả 2 chất đều phản ứng hết, tính toán
lượng sản phẩm tạo thành theo lượng chất nào cũng được.(1)
+ Tỉ lệ số mol của H
2

SO
4
> tỉ lệ số mol của Al -> Al phản ứng hết, H
2
SO
4
dư , tính
lượng sản phẩm và lượng H
2
SO
4
tham gia phản ứng tính theo lượng chất đã phản ứng
hết.(2)
+ Tỉ lệ số mol của Al > tỉ lệ số mol của H
2
SO
4
-> H
2
SO
4
phản ứng hết, Al dư , tính
lượng sản phẩm và lượng Al tham gia phản ứng tính theo lượng chất đã phản ứng hết
(3).
- Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng-> Nếu như xẩy ra trường
hợp (2), thì thực hiện tính lượng chất còn dư sau khi phản ứng kết thúc và xác định
lượng chất tạo thành sau phản ứng. Còn trường hợp (3) chỉ xác định lượng chất tạo
thành sau phản ứng. Sau đó, chuyển về số mol và áp dụng công thức tính nồng độ.
* Bài giải cụ thể:
Số mol của Al là: n

Al
= 5,4:27=0,2(mol)
Trong 100ml dung dịch H
2
SO
4
có: n H
2
SO
4
=0,1x 0,5= 0,05(mol)
Phương trình phản ứng :
2Al + 3 H
2
SO
4
—> Al
2
(SO
4
)
3
+ 3 H
2

2mol 3mol 1mol 3mol
Tỉ lệ số mol của H
2
SO
4

là:
n
bài ra
: n
pt
= 0,05:3 =0,017
Tỉ lệ số mol của Al là:
n
bài ra
: n
pt
= 0,2:2=0,1
Vì 0,1>0,017 do đó H
2
SO
4
phản ứng hết, nhôm dư. Trong dung dịch chỉ có Al
2
(SO
4
)
3
.
Vậy : Tính lượng các chất theo lượng axit H
2
SO
4
.
Theo phương trình phản ứng và tính toán:
a. Số mol H

2
tạo thành là: n H
2
= n H
2
SO
4
=0,05(mol)
Thể tích H
2
sinh ra ở ĐKTC là: VH
2
= 0,05x 22,4=1,12(l)
b. n Al
2
(SO
4
)
3
= n H
2
SO
4
: 3 = 0,05:3 = 0,017(mol)
Nồng độ mol của dung dịch Al
2
(SO
4
)
3

là:
C
M
=0,017: 0,1=0,17M
Ví dụ 2: Hướng dẫn HS làm bài toán tính hiệu suất của phản ứng
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
7
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
Khối lượng tính theo phương trình
Ta có : H = x100%
Khối lượng thực tế thu được
* Bài toán: Người ta khử 16g CuO bằng khí H
2
. Sau phản ứng người ta thu được 12g
Cu . Tính hiệu suất khử CuO ?
* GV có thể hướng dẫn HS tìm hướng giải dạng bài tập này như sau:
- Tính hiệu suất phản ứng dựa vào một trong các chất tham gia
Lượng tính theo phương trình
Ta có H = x 100%
Lượng thực tế thu được
- Tính hiệu suất phản ứng dựa vào một trong các chất sản phẩm
Lượng thực tế thu được
Ta có H = x 100%
Lượng tính theo phương trình
* Bài giải cụ thể: ( HS có thể giải bài toán này theo 2 cách)
PTHH: H
2
+ CuO
→

0
t
Cu + H
2
O
- Cách 1: Tính hiệu suất dựa vào chất sản phẩm
Theo bài ra ta có n
CuO
=
80
16
= 0,2 mol
Theo PTHH nCu = nCuO = 0,2 mol
m
Cu
= 0,2.64 = 12,8 g
Suy ra H =
8,12
12
x 100% = 93,75%
- Cách 2: Tính hiệu suất dựa vào chất tham gia
Theo bài ra ta có nCu =
12
64
= 0,1875 mol
Theo PTHH nCuO = nCu = 0,1875 mol
mCuO = 0,1875 x 80 = 15g
Suy ra H =
15
16

x 100% = 93,75%
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
8
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
Như vậy HS Sau khi nhận nội dung bài tập, phân tích đề bài và biết được hướng giải
quyết vấn đề . Từ đó thực hiện các bước giải và dần dần các em hình thành được cách
giải các dạng bài tập.
6. Sử dụng bài tập hoá học mang tính liên tục, phát triển , đi từ dễ đến khó và sử
dụng một cách thuận lợi trong khi lên lớp .
- Để đạt được yêu cầu này, GV phải nghiên cứu và lựa chọn một hệ thống bài tập phù
hợp với mức độ nhận thức, trình độ của học sinh từng khối lớp, sát với tiến độ của
chương trình và tương ứng với nội dung lí thuyết của bài học. Có thể phân chia theo
mục đích khác nhau : dùng cho nghiên cứu một bài học cụ thể hoặc khi ôn tập , củng cố
kiến thức của một chương , một phần trong chương trình .
- Phải triệt để khai thác cho học sinh thường xuyên được rèn luyện những kĩ năng đã
học, những kĩ năng quan trọng nhất khi giải bài tập
a. Bài tập lí thuyết về điều chế một muối .
Mức độ 1: (Sau khi học xong tính chất hoá học của 4 loại hợp chất )
Hỏi: Hãy nêu các phương pháp chung để điều chế một muối .
HS: Có thể trả lời đầy đủ 10 phương pháp.
Mức độ 2:
Hỏi: Nêu các phương pháp điều chế muối CaCl
2
(hoặc Ca(NO
3
)
2
).
Học sinh trên cơ sở các phương pháp chung,lựa chọn phương pháp phù hợp để điều chế.

Mức độ 3: Từ các chất Ca, HCl, O
2
, Cl
2
hãy tìm các phương pháp điều chế muối CaCl
2
.
Học sinh phải biết vận dụng từ một số chất cụ thể có thể đi đến các phương pháp tương
ứng có thể được.
b. Bài tập về cách nhận biết các chất.
Mức độ 1: Sau khi học xong tính chất hoá học của 4 loại hợp chất .
Hỏi: Có 4 dung dịch NaOH, HCl, BaCl
2
, K
2
CO
3
đựng riêng biệt trong 4 lọ khác nhau
nhưng bị mất nhãn. Hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên , nếu các hoá chất
cần thiết coi như có đủ.
Mức độ cao hơn: Chỉ cần thay khả năng sử dụng thuốc thử hẹp lại , ta sẽ có bài tập
mang nội dung khác hẳn , ví dụ:
Hỏi: Có 4 dung dịch NaOH, HCl, BaCl
2
, K
2
CO
3
đựng riêng biệt trong 4 lọ khác nhau
nhưng bị mất nhãn. Hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên:

1) Nếu trong phòng thí nghiệm chỉ có quỳ tím.
2) Nếu chỉ được dùng một thuốc thử duy nhất.
3) Nhưng không được dùng một thuốc thử nào khác.
c.Bài toán hoá học.
Ví dụ: Cho 28g KOH phản ứng hết với dung dịch HCl.
Tính số gam muối tạo thành sau phản ứng.
* Có rất nhiều hướng phát triển bài toán
1) Thay câu hỏi trên bằng câu: tính số gam muối tạo thành và số gam HCl(hoặc số mol
HCl) đã phản ứng.
2)Thay:'' Cho 28g KOH'' bằng ''Cho 280g dung dịch KOH 10%''.
3)'' Tính số gam muối tạo thành và số gam HCl đã phản ứng '' bằng '' Tính số gam
muối tạo thành và thể tích dung dịch HCl 2M đã phản ứng''
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
9
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
4) Câu hỏi như trên nhưng thay đầu bài như sau: ''Cho 28g KOH tác dụng với 36,5g
dung dịch HCl 90%''.
5) Hoặc thay bằng đầu bài: Cho 56g dung dịch KOH 50% vào một cốc có chứa 100ml
dung dịch HCl 6M''.
6) Hoặc sửa cả đầu bài và câu hỏi: Cho 200ml dung dịch KOH 0,5M vào một cốc có
chứa 60ml dung dịch HCl 2M. Tính nồng độ của dung dịch muối thu được.
7) Thay phần câu hỏi (6):''Tính nồng độ của các chất có trong dung dịch thu được sau
phản ứng''
8) Bổ sung thêm phần câu hỏi (6): Nếu sau phản ứng nhỏ vài giọt nước quỳ tím vào
dung dịch sẽ thấy có hiện tượng gì? Trả lời qua tính toán cụ thể.
Bằng cách sử dụng đề như trên , GV có thể căn cứ vào trình độ của đối tượng học sinh
để phát hiện ở một mức độ phù hợp. Còn đối với học sinh thì có hứng thú học tập cao
hơn , phát triển được khả năng tư duy lô gíc, tính năng động sáng tạo được nâng cao,
rèn luyện và dần hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong giải bài tập hoá học.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi thực hiện cách dạy'' Sử dụng bài tập hoá học để dạy học tích cực'' được áp
dụng cho nhiều tiết dạy và các đối tượng học sinh khác nhau, tôi nhận thấy rằng học
sinh tiếp thu bài chủ động, có hiệu quả rõ nét :
- Đã hình thành được ở học sinh các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp trong việc giải
bài tập hoá học và tiếp thu kiến thức mới.
- Học sinh trung bình và khá đã tự giải quyết được những bài tập cơ bản , còn những
bài tập khó thì sau khi giáo viên hướng dẫn các em cũng nắm bắt được vấn đề, từ đó các
em HS đã phát hiện ra được các kiến thức mới và tìm ra được các quy luật chung để giải
các bài toán cụ thể.
- Đa số Học sinh có xu hướng yêu thích môn hoá học hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy rằng giờ học nào học sinh được luyện tập
nhiều thì giờ học đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách vững vàng.
- Trong quá trình giảng dạy bài tập hoá học, nếu chú trọng rèn tốt tư duy cho sinh thì
các em sẽ hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức tốt hơn, học sinh sẽ được củng cố hệ thống hoá,
mở rộng nâng cao kiến thức đồng thời các kĩ năng cũng được rèn tốt.
- Để rèn tốt cho học sinh các kĩ năng trong việc giải bài tập và tiếp thu kiến thức mới,
một phần cũng giúp cho giáo viên năng động sáng tạo, luôn trăn trở tìm ra cái mới đáp
ứng được yêu cầu dạy học, nâng cao tay nghề, là một phương pháp tự học, tự bồi dưỡng
rất có hiệu quả.
Tóm lại: Sử dụng bài tập hóa học để dạy học tích cực đã góp phần vào việc hình thành
nhân cách cho HS gồm: Tính chủ động, sáng tạo, niềm tin và ý trí quyết tâm
Đó cũng chính là mục tiêu giáo dục con người trong thời đại mới.
* Những kiến nghị đề xuất:
- Tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng, có giờ dạy minh hoạ hoặc bằng băng đĩa
hình.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm hoá chất, đồ dùng dạy học cho giáo viên
và học sinh. Yêu cầu đồ dùng, thiết bị, hoá chất có chất lượng
=================Người thực hiện: Trịnh Thị

Tuyết==================
10
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách đổi mới phương pháp dạy học hoá học THCS của nhà xuất bản giáo dục.
- Sách tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III(2004-2007) môn
hoá học của nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo viên và sách giáo khoa hoá học lớp 8,9 của nhà xuất bản giáo dục.
- Sách bài tập nâng cao hoá học lớp 8,9 của nhà xuất bản giáo dục.
Và một số tài liệu có liên quan khác.
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
11
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề 1
B. Nội dung 1
I. Cơ sở khoa học 1
1. Cơ sở lí luận 1
2. Cơ sở thực tiễn 1
3. Đặc điểm của bài tập hoá học 1
II. Quá trình thực hiện 1
1.Bài tập hoá học giúp định hướng hoạt động của học sinh để xây dựng và
phát hiện kiến thức mới
2
2. Sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động nghiên cứu tính
chất của chất
3
3. Sử dụng câu hỏi bài tập giúp học sinh tích cực vận dụng kiến thức vào thực

tế
3
4. Sử dụng bài tập hoá học ( bài tập thực nghiệm ) trong giờ thực hành để tích
cực hoá hoạt động của học sinh
4
5. Tính tích cực hoá hoạt động của học sinh qua việc giải bài tập hoá học thể
hiện ở việc giáo viên nêu nội dung bài tập như là một vấn đề cần giải quyết,
hướng dẫn học sinh tìm tòi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả.
6
6. Sử dụng bài tập hoá học mang tính liên tục, phát triển, đi từ dễ đến khó và
sử dụng một cách thuận lợi trong khi lên lớp.
8
C. Kết luận và kiến nghị 10
D. Tài liệu tham khảo 10
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
12
================Sáng kiến kinh nghiệm=================
=================Người thực hiện: Trịnh Thị
Tuyết==================
13
PHÒNG GD & ĐT VĨNH BẢO
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
= = = = @ = = = =
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên Đề Tài : Sử dụng bài tập hoá học
theo hướng dạy học tích cực
      
GIÁO VIÊN: Trịnh Thị Tuyết
TRƯỜNG : THCS Tam Cường

NĂM HỌC 2008 - 2009

×