Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước asean vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.23 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
3.3.1. Đối với các cấp có thẩm quyền 46
3.3.2. Đối với các nhà đầu tư 47
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AIA : Khu vực đầu tư các nước ASEAN
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AICO : Hiệp định cơ bản về Hợp tác Công nghiệp ASEAN
AFAS : Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN
AMBDC : Hợp tác phát triển lưu vực Mêkông của ASEAN
E – ASEAN : Mạng thông tin các nước ASEAN
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
NIEs Đông Á : Các nền kinh tế công nghiệp hóa mới Đông Á.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
3.3.1. Đối với các cấp có thẩm quyền 46
3.3.2. Đối với các nhà đầu tư 47
3.3.1. Đối với các cấp có thẩm quyền 46
3.3.2. Đối với các nhà đầu tư 47
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu khách quan của đề tài
Trên thế giới ngày nay, hai xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang
cuốn mọi quốc gia vào vòng xoáy của nó, theo đó, thế giới đang đến Việt Nam
và Việt Nam cùng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với
quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong vài ba thập kỷ gần đây, chúng ta đã được
chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI (Foreign Direct Investment) trên phạm vi toàn cầu, nó đã góp phần
thay đổi lớn lao bộ mặt kinh tế thế giới, giúp các nước rút ngắn dần khoản cách
giàu nghèo, tạo ra sự cân bằng tương đối giữa các khu vực và trên toàn thế giới.
FDI có có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế
của Việt Nam. Tốc đô tăng trưởng GDP trung bình trong khoảng 10 năm gần


đây đạt 7,5 ÷ 8% là một minh chứng rõ ràng cho vai trò của FDI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN trong thời gian gần đây
phát triển một cách rất nhanh chóng và hiện đang đóng một vai trò nhất định
trong nền kịn tế của nước ta. Không chỉ các nước tư bản phát triển mà các nước
ASEAN còn nhận thấy Việt Nam là một địa chỉ khá hấp dẫn thu hút nhà đầu tư
nước ngoài. Có thể thấy rằng, Việt Nam là một thị trường đông dân , nhiều tài
nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động rẻ
hơn các nước trong khu vực ASEAN khác.
Tuy rằng, qua quá trình thực hiện các dự án, đã bộc lộ sự hạn chế về năng
lực tài chính và công nghệ của các nhà đầu tư ASEAN. Nhưng đây là một yếu tố
khách quan không thể tránh khỏi. Bản thân các nhà đầu tư ASEAN cũng chỉ
đang ở trên nấc thang thứ ba của quá trình công nghiệp hóa Châu Á và cũng là
các nước đang kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, để tạo dựng lợi thế
thu hút vốn FDI không loại trừ việc từ đó các quốc gia ASEAN đẩy mạnh đầu
tưu ra nước ngoài.
Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh
giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam trong thời
gian qua để thấy được những yếu tố tác động: Lợi thế và bất lợi của đất nước,
trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu
hút đầu tư trực tiếp các nước ASEAN vào Việt Nam trong những năm tới góp
phần thực hiện mục tiêu: Công nghiệp hoá, hiệu đại hoá đất nước, phấn đấu đến
năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Vì vậy, đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào
Việt Nam” đã được em chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư từ
các nước ASEAN vào Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu một cách tổng quan về hoạt động đầu tư
của các nước ASEAN vào Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó, đưa ra các
điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư từ các nước ASEAN

vào Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đầu tư của các nước ASEAN vào Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu các hoạt động đầu tư của các nước ASEAN vào
Việt Nam.
+ Về thời gian: Từ năm 1988 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích và đánh giá, tổng
hợp số liệu thực tế.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về hoạt động đầu tư trực tiếp của ASEAN
và sự cần thiết phải thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nước
ASEAN vào Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút nguồn vốn đầy tư trực tiếp từ
các nước ASEAN trong những năm qua
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam
.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA ASEAN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN VÀO VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN
Trong ASEAN các nước đã sớm tiến hành gọi vốn đầu tư từ các nước
ngoài như Malaysia, Singapore, ThaiLan, Indonesia, đến nay nói chung đã đạt
được những bước phát triển công nghiệp hóa nhất định, có trình độ phát triển và
công nghệ cao hơn so với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Vì

vậy, các nước này gần như đã xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo
điều kiện cho chính mình tiếp cận những công nghệ hiện đại hơn. Thêm vào đó,
cùng với quá trình phát triển kinh tế, chi phí nhân công lao động ở các nước này
ngày càng gia tăng, khiến cho một số hoạt động sản xuất đã không còn tỏ ra hiệu
quả nữa. Họ đã giải quyết vấn đề này bằng cách chuyển các cơ sở sản xuất đó
sang các nước có nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động rẻ hơn. Đó cũng
chính là lý do cơ bản thúc đẩy FDI từ các nước ASEAN ngày càng gia tăng
trong thời gian qua. Mặc dù FDI từ các nước ASEAN ngày càng gia tăng, song
cũng chỉ là hiện tượng mới diễn gia gần đây (trừ Singapore) với quy mô còn
nhỏ, địa điểm đầu tư còn hạn chế (chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các nước trong
khu vực). Đó là bản thân các nước ASEAN đều mới ở thời kỳ đầu của quá trình
công nghiệp hóa, và cũng là nước đang có nhu cầu gọi vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài. Hơn nữa, trình độ công nghệ và quản lý cũng là một điểm hạn chế
của các nước ASEAN.
Tính đến nay số dự án các nước ASEAN đầu tư ra nước ngoài là tương
đối bé, nó cũng phù hợp với tình hình kinh tế của hầu hết các nước ASEAN
hiện tại. Trong khi đó ASEAN vẫn là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư
trên thế giới.
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN
VÀO VIỆT NAM
Về chính trị, khi Việt Nam bắt đầu tham gia ASEAN thì việc hội nhập là
không thể không tiến hành và tiến trình hội nhập đó bao gồm cả về chính trị và
kinh tế. Sự giao thoa kinh tế giữa các nước trong cùng một khu vực sẽ có tầm
ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ chính trị, ngoại giao. Việt Nam đẩy mạnh thu hút
đầu tư từ các nước trong khu vực ASEAN cũng chính là đẩy mạnh mối quan hệ
hợp tác về kinh tế, chính trị với các nước trong khu vực. Đó sẽ là bàn đạp tốt
cho sự hội nhập của quốc gia trên toàn thế giới.
Một số nước như Singapore, Thailan, Malaysia là những nước đã đạt
được những bước công nghiệp hóa nhất định có trình độ sản xuất và công nghệ
cao hơn các nước trong khu vực tuy nhiên để đầu tư ra các nước đang phát triển

lại là một sự hạn chế. Sự lựa chọn đầu tư vào những nước như Việt Nam sẽ nhận
được sự ưu tiên hàng đầu, do chi phí lao động thấp và công nghệ vẫn còn lạc
hậu. Chính vì vậy Việt Nam cần phải tranh thủ thời cơ để thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế để dần san lấp khoảng cách với các nước trong khu vực.
Năm 1995 hội nghị thượng đỉnh lần thứ V của ASEAN ngày 15/12/1995
tại Thái Lan đã quyết định thành lập khu vực đầu tư ASEAN (gọi tắt là AIA).
Quyết định này mới chỉ dừng lại ở viêc khẳng định ý tưởng tạo cơ sở cho việc
đàm phán thỏa thuận những điều khoản và điều kiện chung cho việc ký kết một
thỏa thuận mới về những điều khoản và điều kiện chung cho việc kí kết một
thỏa thuận chung về Khu vực đầu tư ASEAN. Và đến ngày 07/10/1998 hiệp
định khung về đầu tư ASEAN (AIA) đã được 9 nước thành viên (chưa có
Campuchia) ký kết tại Maketi (Philippines).
AIA là một khu vực mà trong đó chương trình đầu tư giữa các nước trong
khối ASEAN được điều phối để làm tăng đầu tư từ các nguồn trong và ngoài
ASEAN. Thêm vào đó là các nguyên tắc hoạt động của ASEAN có ảnh hưởng
tích cực tới việc các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam và các tổ chức các nước
trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Việc thu hút đầu tư từ các nước nội khối cũng
là một trong những mục đích chính của việc ra đời AIA. ASEAN cần phải đảm
bảo đầu tư chéo giữa các nước thành viên trong khu vực để có thể tăng cường
quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tạo một môi trường kinh tế an
toàn, bền vững và thể hiện cho cả thế giới biết trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
toàn cầu ASEAN vẫn đứng vững và phát triển mạnh. Hiện nay, đầu tư nội khối
của ASEAN mới chiếm 18% dòng chảy đầu tư trực tiếp (FDI) hay 10 tỷ USD
trên tổng số 60 tỷ USD FDI vào khu vực.
Việc thu hút đầu tư từ các nước ASEAN, là những nước có nét văn hóa
khá tương đồng với Việt Nam sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm
trên tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu. Các nước như Singapore,
Malaysia, Thái Lan đều là những nước có nên kinh tế bậc nhất khu vực. Họ có
những chiến lược kinh tế vi mô, vĩ mô toàn cầu đáng được chúng ta học hỏi, rút
kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế của nước nhà.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
ASEAN VÀO VIỆT NAM
Thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN là một trong những định
hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình phát triển
kinh tế đất nước. Và đó cũng như một lẽ tất yếu vì chúng ta nhận được nhiều lợi
thế khi thực hiện chiến lược này.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của ASEAN vào Việt Nam là môi
trường đầu tư quốc tế, môi trường đầu tư Việt Nam và môi trường đầu tư từ các
nước ASEAN. Để xác định triển vọng đầu tư của ASEAN vào Việt Nam cần
xem xét sự biến đổi của các nhân tố thuộc ba môi trường trên.
Xét môi trường đầu tư quốc tế, như chúng ta đã biết về các dự báo lạc quan
của các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới về triển vọng kinh tế thế
giới trong những năm đầu thế kỷ XXI, về xu thế gia tăng ngày càng rõ nét của
dòng FDI toàn cầu… Việt Nam luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là
điểm đến lý tưởng của nguồn vốn FDI. Như vậy môi trường quốc tế có triển
vọng diễn biến thuận lợi đối với dòng FDI vào Việt Nam.
Đối với môi trường đầu tư Việt Nam, tùy vào định hướng hướng nội hay
hướng ngoại của Chính Phủ để xác định khả năng tốc độ thu hút FDI. Theo quan
điểm của chính phủ ta, vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan
trọng; cố gắng hết sức thu hút FDI nhưng bảo vệ sản xuất trong nước vẫn là mục
tiêu hàng đầu. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong môi trường đầu tư trong
nước. Song với những chính sách mang màu sắc hướng nội đồng thời là những
biểu hiện trong cố gắng thu hút FDI của Việt Nam, ta có thể dự đoán môi trường
đầu tư của Việt Nam sẽ ít có những thay đổi lớn mang tính đột phá mà sẽ phát
triển theo hướng ngày càng thuận lợi hơn trong việc thu hút FDI.
Những yếu tố được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ, đồng thời khó dự đoán
nhất đến thu hút FDI của ASEAN vào Việt Nam trong tương lai đó là sự phát
triển của khối ASEAN và các chương trình nhằm gắn nền kinh tế mỗi nước
ASEAN với sự phát triển của cả khối.
ASEAN thực hiện chiến lược hướng ngoại bằng cam kết quyết tâm tự do

hoá kinh tế và hội nhập nhiều hơn trong khu vực, từ đó tạo cho cả khối một môi
trường chung, một thị trường chung với đầy đủ những ưu điểm của từng nước
ASEAN.
Biện pháp để xây dựng một khu vực ASEAN mạnh mẽ và hội nhập là: Tạo
thuận lợi cho tự do hoá thương mại thông qua việc hình thành khu vực tự do hoá
thương mại ASEAN (AFTA), hội nhập trong lĩnh vực công nghiệp ASEAN
(AICO), tạo thuận lợi các hoạt động dịch vụ và tự do hoá dịch vụ thông qua
Hiệp định khung ASEAN về các dịch vụ (AFAS), tạo thuận lợi cho đầu tư và tự
do hoá đầu tư bằng cách xây dựng khu vực đầu tư ASEAN (AIA), thúc đẩy phát
triển đồng đều trong ASEAN như chương trình hợp tác tiểu vùng Mêkông.
Ngoài ra, các nước ASEAN còn thực hiện các biện pháp táo bạo khác như
xây dựng các mạng lưới và liên kết cơ sở hạ tầng (giao thông liên quốc gia, cáp
viễn thông liên quốc gia). Nhiệm vụ và lợi ích của từng chương trình trên như
sau:
a. Khu vực tự do hoá thương mại ASEAN (AFTA - ASEAN Free Trade
Area)
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu
tư trong ASEAN đầu tư vào Việt Nam chính là việc Việt Nam gia nhập khu vực
mậu dịch tự do ASEAN viết tắt là AFTA, là một hiệp định thương mại tự do
(FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến
trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan
đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước
trong khối ASEAN.
Những lợi ích cơ bản của AFTA đối với ASEAN là ASEAN sẽ trở thành
một cơ sở chế tác chiến lược có khả năng cạnh tranh về giá cả và không có thuế
quan. Lúc đó, ASEAN sẽ trở thành một thị trường khu vực rộng lớn với các
hàng hoá luân chuyển tự do.
Về tác động của AFTA đến thu hút FDI từ ASEAN ta có thể thấy, chương
trình này sẽ làm thay đổi mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt
Nam. Như đã phân tích các nhà đầu tư ASEAN khi đầu tư vào Việt Nam thường

đặt mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường nội địa và chuyển giao công nghệ. Trong
tương lai khi thị trường là tự do, mục tiêu đi đầu tư sẽ là tận dụng lợi thế so sánh
về môi trường đầu tư để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
Nếu như Việt Nam không có những bước đột phá trong việc cải thiện môi
trường đầu tư thì dòng FDI sẽ đổ về các nước ASEAN khác có lợi thế hơn Việt
Nam. Vậy tác động của AFTA đến FDI từ ASEAN cũng như từ nước ngoài nói
chung vào Việt Nam sẽ không nhiều mà thậm chí còn là bất lợi vì xét về môi
trường đầu tư Việt Nam thua kém hầu hết các nước ASEAN.
Việc tham gia vào AFTA sẽ làm tăng lượng vốn đầu tư trực tiếp từ các
nước ASEAN vào Việt Nam. Nguyên tắc xuất xứ hàng hoá của AFTA có yêu
cầu thấp hơn so với yêu cầu của các khu vực mậu dich tự do khác. Chính vì vậy
tham gia vào AFTA còn tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà
đầu tư trong AFTA sẽ chú ý nhiều hơn đến viêc di chuyển một số ngành sản
xuất sang Việt Nam do các nước này đang mất dần lợi thế và lao động rẻ. Đồng
thời Việt Nam đang có mục tiêu tạo nhiều việc làm cho người lao động. Do đó,
việc di chuyển các cơ sở, công nghệ sản xuất từ các nước sang Việt Nam sử
dụng nhiều lao động là rất phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam.
Hơn nữa, thế mạnh của các nước ASEAN trong viêc đầu tư ra nước ngoài
không phải ở các ngành công nghiệp có công nghệ cao, thậm chí cũng không
phải ở lĩnh vực công nghệ chế biên quy mô lớn. Các nước này cũng đang cạnh
tranh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, hoạt động đầu tư của các nước
trong AFTA sang Viêt Nam sẽ tiếp tục tăng ở các hoạt động dịch vụ, thương
mại, công nghệ chế biến vừa và nhỏ.
Ngoài ra, việc tham gia vào AFTA còn tác động đến việc hình thành và
phát triển thị trường tài chính – tiền tệ, mở rộng các hoạt động dịch vụ và nâng
cao hiệu lực của bộ máy nhà nước.
b. Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO - ASEAN
Industrial Cooperation)
Mục tiêu của AICO là:
- Tăng khả năng hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau giữa các nước thành viên

ASEAN
- Mở rộng thị trường ASEAN
- Tăng khả năng cạnh tranh của các công ty hoạt động tại ASEAN
- Kích thước đầu tư vào ASEAN. AICO sẽ mang lại những lợi ích chủ
yếu như các công ty thành viên AICO sẽ được hưởng mức thuế quan
ưu đãi là 0% - 5 %, được hưởng các quy chế thích hợp về hàm lượng
nội địa trong hàng hoá sản xuất, được gỡ bỏ các hàng rào phi thuế
quan và các biện pháp khuyến khích khác liên quan tới phi thuế quan.
Để gia nhập AICO, công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Là một công ty
hoạt động ở ASEAN và tiến hành các hoạt động mang tính bổ sung hay kết hợp
trong lĩnh vực công nghiệp, góp vốn, chia sẻ nguồn lực hoặc các hoạt động hợp
tác khác. Khi đã là thành viên, chương trình AICO sẽ hỗ trợ công ty trong việc:
- Tạo ra các mối liên kết với công ty mẹ ở các nước ASEAN khác
- Tạo ra mối liên kết với công ty độc lập ở nước ASEAN khác
- Liên kết hoạt động ở ASEAN
- Biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất có hiệu quả, thống nhất và cho
chi phí thấp đối với thị trường khu vực và thị trường thế giới
Với những lợi ích như vậy AICO sẽ là cơ chế rất hiệu quả trong việc
khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào ASEAN cũng như phát triển
các công ty đa quốc gia, các tập đoàn mẹ con (theo mô hình của Nhật Bản). Vì
vậy ngoài việc tạo ra một sự liên kết phát triển công nghiệp nội khối ASEAN.
AICO sẽ là lực đẩy vô hình cực mạnh đối với nước là cửa ngõ của ASEAN vì
đây sẽ trở thành trung tâm về kinh tế tập hợp các đầu não của toàn mạng lưới
sản xuất trong ASEAN. Từ đó sẽ tạo nên hiệu ứng lan toả phát triển đồng bộ nền
kinh tế của nước đó. (Trong thời gian qua Sinhgapore đã tận dụng được một
phần của lợi thế này).
Để đón đầu khuynh hướng này Thái Lan đã có 2 mục tiêu cụ thể. Thứ nhất
trở thành điểm thu hút nhiều dự án công nghiệp nhất trong ASEAN; thứ hai,
khuyến khích các công ty nước ngoài lập "Trụ sở hoạt động khu vực" hay ROH
ở Thái Lan. Để đạt được các mục tiêu này Thái Lan đã tiến hành nâng cấp bộ

máy quản lý và đưa ra chiến lược thu hút đầu tư nhằm tăng sức cạnh tranh của
đất nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời có những biện pháp ưu
đãi hỗ trợ về thuế, sản xuất đối với các nhà đầu tư ở Thái Lan.
AICO sẽ tác động như thế nào đến khả năng thu hút FDI từ ASEAN đến
Việt Nam trong tương lai? Câu trả lời cho câu hỏi trên là cơ chế này hỗ trợ phát
triển công nghiệp một cách toàn diện và khuyến khích đầu tư tận dụng lơị thế so
sánh của mỗi nước, đặc biệt là về đầu vào và thị trường tại chỗ, làm lành mạnh
hoá môi trường đầu tư ASEAN. Vì vậy nó sẽ thúc đẩy đầu tư của ASEAN cũng
như các nước khác vào Việt Nam một cách có hiệu quả.
c. Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS - ASEAN Framework
Agreement on Services)
Mục tiêu của AFAS là tự do hoá thương mại trong khu vực dịch vụ.
Trong vòng thương thảo thứ nhất, AFAS đã đạt được thỏa thuận về bảy lĩnh vực
ưu tiên: Vận tải hàng không, các dịch vụ kinh doanh, xây dựng, các dịch vụ tài
chính, giao thông đường biển, du lịch, viễn thông. Ở vòng đàm phán tiếp theo,
thoả thuận cần đạt được đối với mọi khu vực dịch vụ và mọi hình thức cung
ứng.
Nếu coi dịch vụ là một hàng hoá thì tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ có
thể được coi là tự do hoá thương mại, nhưng trên thực tế tự do hoá dịch vụ lại
gần gũi hơn với tự do hoá đầu tư, vì dịch vụ là hàng hoá tiêu thụ tại chỗ vì vậy
thương mại dịch vụ thường gắn liền với việc lưu chuyển vốn. Đứng ở khía cạnh
này AFAS sẽ tác động dương tới FDI của ASEAN vào Việt Nam. Vì hai lý do
sau:
Thứ nhất, Việt Nam là nước đang phát triển nhu cầu về các dịch vụ phát
triển hạ tầng cơ sở như dịch vụ vận tải, xây dựng, phát triển du lịch, tài chính
ngân hàng … là rất lớn, có cầu tất sẽ có cung, AFAS sẽ là một lợi thế của cung
từ đầu tư ASEAN.
Thứ hai, nhờ thúc đẩy quá trình cải tạo cơ sở hạ tầng như trên sẽ tạo điều
kiện cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, tăng tính cạnh tranh của Việt
Nam trong việc thu hút FDI.

d. Hình thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA - ASEAN Investment Area)
Mục tiêu của việc hình thành khu vực đầu tư ASEAN là để thu hút được
nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nguồn của
ASEAN và ngoài ASEAN và để tạo thuận lợi cho các dòng vốn, công nghệ và
nghề nghiệp chu chuyển tự do trong khu vực.
Những cách tiếp cận chủ yến tới mục tiêu nêu trên gồm:
- Tất cả các ngành công nghiệp cần nhanh chóng mở cửa để đón nhận
vốn đầu tư và nếu có một vài hạn chế thì chúng cần được loại bỏ theo
lịch trình
- Thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia đối với các nhà đầu tư ASEAN,
chỉ trừ một số ít ngoại lệ
- Gỡ bỏ các hạn chế về đầu tư
- Sắp xếp hợp lý hoá quy trình và thủ tục đầu tư
- Tăng cường tính minh bạch
- Tiến hành các biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư
Phạm vi bao quát của khu vực đầu tư ASEAN gồm các ngành: chế tác,
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng. Nhằm đạt được những
mục tiêu về khu vực đầu tư ASEAN, những biện pháp táo bạo về ưu đãi đầu tư
đã được đề xuất. Đó là:
- Miễn thuế thu nhập công ty ít nhất 3 năm hay miễn ít nhất 30% thuế
đầu tư cho công ty đáp ứng tiêu chuẩn và nhà đầu tư ASEAN (đáp
ứng yêu cầu về vốn cổ phần quốc gia của nước chủ nhà hay có dự án
đầu tư với phần lớn vốn cổ phần của người nước ngoài)
- Người nước ngoài có thể sở hữu 100% vốn cổ phần
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá là tư liệu sản xuất
- Quyền tiếp cận vào thị trường nội địa
- Thời gian thuê đất ít nhất 30 năm
- Được quyền thuê lao động nước ngoài
- Đẩy nhanh tốc độ hoàn thành thủ tục hải quan
Nội dung hoạt động của AIA gồm 3 chương trình sau:

- Chương trình hợp tác và hỗ trợ do từng nước thành viên thực hiện
nhằm cải thiện môi trường đầu tư của nước mình
- Chương trình xúc tiến và tạo hiểu biết nhằm tổ chức các hoạt động
xúc tiến đầu tư giữa các nước, hỗ trợ nhằm cải thiện và nâng cao
trình độ quản lý, học hỏi kinh nghiệm khuyến khích đầu tư giữa các
nước ASEAN, nâng cao tính hiệu quả của thông tin về đầu tư trong
khu vực… Nhìn chung hai chương trình này tạo nhiều thuận lợi cho
các nước ASEAN có trình độ phát triển thấp hơn vì trình độ kinh
nghiệm trong việc quản lý, thu hút đầu tư là điểm yếu của họ. Trong
giai đoạn thực hiện chương trình này sẽ là giai đoạn cải thiện, tiến tới
và đuổi kịp sự lành mạnh môi trường đầu tư của các nước này. Việt
Nam nằm trong nhóm được lợi nhờ hai chương trình ban đầu này.
- Cuối cùng là chương trình tự do hoá sẽ hoàn tất vào năm 2010 (cho
các nhà đầu tư ASEAN) nhằm xóa bỏ gần như toàn bộ các hạn chế
về định tính cũng như định lượng đối với FDI từ ASEAN. Tạo ra
một môi trường pháp lý khá thuận lợi thúc đẩy đầu tư cho tất cả các
nước ASEAN và cả Việt Nam.
Như vậy nhìn chung thoả thuân AIA đã tạo ra nhiều triển vọng trong việc
thu hút FDI từ ASEAN nói riêng và FDI nói chung.
e. Các tam, tứ giác phát triển
Hợp tác phát triển dưới hình thức các tam, tứ giác tăng tưởng là một hình
thức hợp tác năng động và hiệu quả. Nó giúp khai thác được những lợi thế so
sánh của các bên tham gia và làm cho quá trình phân công lại lao động trong
khu vực trở nên hợp lý hơn. Những tam, tứ giác tăng tưởng cũng được xem là
những địa bàn đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài và bổ sung cho hợp
tác khu vực ASEAN.
Ngoài lợi ích kinh tế, các tam giác, tứ giác tăng tưởng còn tạo điều kiện
cho nhân dân các nước trong vùng tăng cường giao lưu văn hóa, văn nghệ với
nhau. Trên cơ sở đó, những tình cảm khu vực sẽ nảy mầm và phát triển tạo nên
các mối liên kết tình cảm gắn bó. Chính những tình cảm này sẽ là chất keo gắn

kết lâu bền các nước trong khu vực với nhau.
Cho tới nay, ASEAN đã xây dựng được một số tam, tứ giác tăng tưởng
như tam giác tăng tưởng phía Bắc, bao trùm lên các tỉnh Phukét ở phía Nam
Thái Lan, các tỉnh Peris, Kedah, Butterworth và Perak của Malaisia, một số đảo
thuộc Xumatra của Inđônêsia; tam giác tăng tưởng phía Nam bao gồm
Xingapore, tỉnh Johor của Malaisia và tỉnh Riau của Inđônêsia; tam giác tăng
trưởng gồm ba nước Đông Dương: Việt Nam - Lào – Campuchia và tứ giác tăng
tưởng phía Đông bao gồm đảo Midanao của Philippines, vùng phía đông và các
bang Saba và Sasawark của Malaixia, Brunây và một số đảo của Inđônêsia thuộc
Sulavesi và Kalimantan.
Hợp tác tiểu vùng còn tạo ra cơ chế hỗ trợ cùng tiến, tạo ra một ASEAN
phát triển đồng đều hơn, cải thiện môi trường đầu tư ASEAN cũng là cải thiện
môi trường đầu tư của Việt Nam.
f. Hợp tác phát triển lưu vực Mêkông của ASEAN (AMBDC -
ASEAN-Mekong Basin Development Cooperation)
Với mục tiêu vì sự phát triển đồng đều của ASEAN, Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN lần thứ V, tổ chức ở Băng Cốc tháng 12/1995 đã thông qua
chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê kông. Mục đích của chương trình là lôi
cuốn các vùng kém phát triển của các nước thành viên nằm trong Tiểu vùng Mê
Công vào luồng phát triển chung của khu vực, xoá dần khoảng cách phát triển
giữa các nước thành viên cũ và mới.
Tiểu vùng Mêkông hay còn gọi là Tiểu vùng Mêkông mở rộng là một
vùng lãnh thổ bao trùm lên một phần lãnh thổ của 6 quốc gia thuộc lưu vực
Mêkông: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma và tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc. Khu vực này có diện tích rộng chừng 2,23 triệu km
2
, trong đó 1/3
là lưu vực Mêkông.
Phát triển tiểu vùng Mêkông sẽ tạo điều kiện lôi cuốn những khu vực giàu
tiềm năng phát triển, nhưng còn rất nghèo khổ của 6 nước bao gồm, Mianmar,

Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vào
luồng phát triển chung của khu vực và do đó, tạo cơ hội cho họ cùng chia sẻ lợi
ích của sự phát triển với các vùng khác trên khắp lãnh thổ cuả ASEAN. Các
chương trình hợp tác chủ yếu nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông
nội vùng, thúc đẩy phát triển nông lâm nghiệp thông qua các chương trình hợp
tác về đào tạo, chuyển giao, khai thác lợi thế sẵn có.
g. Các mạng lưới và liên kết cơ sở hạ tầng ở ASEAN
Trong các lĩnh vực của cơ sở hạ tầng cần liên kết như đường bộ, đường sắt,
đường hàng không, mạng lưới các cảng biển, năng lượng và điện, viễn thông và
công nghệ thông tin. ASEAN đã phê chuẩn kế hoạch triển khai sáng kiến e-
ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11/1999 nhằm đẩy nhanh tốc
độ đưa ASEAN vào thời đại thông tin. E- ASEAN nhằm kết nối các nước thành
viên ASEAN vào một mạng thông tin chung dễ truy cập, rộng khắp và chi phí
phải chăng. E- ASEAN sẽ bao gồm cả nhiệm vụ về xây dựng cơ sở hạ tầng
thông tin cho ASEAN.
Đối với các lĩnh vực cơ sở hạ tầng khác, kế hoạch hợp tác của ASEAN
gồm việc xây dựng một đường xương sống cáp quang ở Tiểu vùng sông Mê
Công; xây dựng mạng lưới giao thông xuyên ASEAN với ít nhất 23 dự án ưu
tiên để làm 33.480 km đường bộ, dự án đường sắt Singapore - Kunming liên
quan tới 6 tuyến đường sắt xuyên khu vự; xây dựng mạng đường dây tải điện
nối liền cả khu vực, phát triển và hiện đại hoá mạng lưới cảng biển và sân bay
rộng khắp trong khu vực.
Nằm ở vị trí thuận lợi nhất nhì Đông Nam Á Việt Nam tất nhiên được lợi
nhiều và cũng là thành viên tích cực trong hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng chung
của ASEAN. Trong tương lai khi liên kết hạ tầng cơ sở ASEAN được hoàn
thành tạo ra một ASEAN thông suốt cả về đường bộ, không, sắt và thông tin,
viễn thông…, tạo điều kiện tốt nhất cho thương mại, dịch vụ, đầu tư lưu chuyển
dễ dàng, ASEAN sẽ hoàn thành giai đoạn đầu của một chỉnh thể kinh tế thống
nhất.
Chương trình này sẽ thúc đẩy FDI của tất cả các nước ASEAN từ nội bộ

cũng như bên ngoài ASEAN. Tuy nhiên cũng như AICO, chương trình này nâng
cấp môi trường đầu tư của cả ASEAN và tạo thuận lợi lớn nhất cho nước nào là
cửa ngõ của ASEAN với bên ngoài. Và Việt Nam chúng ta đang chính là nước
hưởng được những thuận lợi nhất định từ các chương trình hợp tác của ASEAN.
Qua những phân tích trên ta thấy quá trình hợp tác hoá trong ASEAN sẽ là
một động lực thúc đẩy FDI của ASEAN vào Việt Nam. Tuy nhiên để cạnh tranh
được với các nước trong khu vực, đáp ứng được những mục tiêu thu FDI từ
ASEAN mà Đảng và nhà nước đã đề ra trong thời gian tới, Việt Nam cần có
những chính sách mang tính chất đột phá, tận dụng đầy đủ những lợi thế thành
viên ASEAN mang lại.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN VỐN CỦA CÁC
NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1988-2011
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế đang diễn ra khắp
trên toàn thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển
chung đó. Ngày nay có nhiều các công ty, tổ chức đầu tư vào Việt Nam và
nguồn vốn này trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế. Sau
đây là bức tranh tổng thể về FDI tại Việt Nam trong những năm 1988 trở lại đây.
Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông
qua, khi nước ta còn trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm
phát phi mã, sản xuất và lưu thông chậm phát triển, làm không đủ ăn, buộc phải
dùng tem phiếu “phân phối sự thiếu thốn”. Khi các nước “phương Tây” cấm vận
đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế đối ngoại hầu như chỉ bó hẹp trong khung
khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế với 12 nước xã hội chủ nghĩa. Luật Đầu tư nước
ngoài 1987 được dư luận quốc tế đánh giá cao, hoạt động FDI là khâu đột phá
trong hội nhập kinh tế quốc tế nhờ thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam có
sức hấp dẫn hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nước đang thi hành
chính sách cấm vận đối với nước ta, điển hình là Mỹ. Mặc dù cuối năm 1994,

Tổng thống Mỹ Bill Clinton mới bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng một
số nhà đầu tư nước này đã thông qua nước thứ ba đã thực hiện nhiều dự án FDI
ở nước ta từ năm 1989.
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, từ những năm 1988 - 1990, FDI
chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991
đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký
16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn
thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD; gấp 9,5 lần năm 1991. Tuy nhiên, từ năm 1998
đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên
trong số 3.968 dự án mới, phần lớn là có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998
chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD.
Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD; chỉ tăng 36%
so với giai đoạn 1991-1997.
Mặc dù vậy, năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với
vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới nay,
Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI, con số giải ngân cũng khá
tích cực. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung từ năm
1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.496 dự án FDI là
195,9 tỷ USD; vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD; chiếm 43,2% vốn đăng ký.
Có thể nói, FDI đã đóng góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ trọng FDI trong tổng số vốn đầu tư
toàn xã hội 1991 - 2000 là 30%, 2001 - 2005 là 16%, 2006 - 2011 là 28%. Các
doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP thời kỳ 2001 - 2005 là 14,5%, tăng lên
20% năm 2011, nộp ngân sách nhà nước năm 2011 là 3,1 tỷ USD gần bằng cả 5
năm 2001 - 2005 (3,5 tỷ USD). Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy năm 2011 FDI
đã có sự đóng góp tăng trưởng vượt bậc vào GDP cả nước. Điều đó cho thấy
mặc dù toàn thế giới đang chìm trong khủng hoang tài chính nhưng Việt Nam
vẫn có những bước tiến chắc chắn và tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư.
FDI tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp, có tốc độ tăng khá
cao, từ năm 2001 đến 2011 tăng 17,4%/năm trong khi toàn ngành công nghiệp

tăng 16,3%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, 2001 -
2005 là 57,8 tỷ USD, 2006 - 2011 là 154,9 tỷ USD, bằng 2,67 lần, chiếm 55%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Bảng 2.1. Đóng góp của FDI vào GDP
Năm 20011 2002 22003 2004 20055 2006 2007 20088 2009 2010 2011
GDP 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Khu vực nhà
nước
39.0 39.0 38.4 39.1 39.2 38.4 50.1 43.3 42.8 42.0 29.5
Ngoài khu
vực nhà nước
47.7 48.0 48.7 46.4 45.6 45.7 33.6 40.7 41.5 42.9 33.3
FDI 13.3 13.0 13.8 14.5 15.2 15.9 16.3 16 15.7 15.1 20
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 2.1. Phần trăm đóng góp của FDI vào GDP
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế,
như khai thác, lọc hóa dầu, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, xi măng, sắt thép, thực
phẩm, thức ăn gia súc; cũng như góp phần hình thành một số khu đô thị hiện đại
như khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Nam Thăng Long, nhiều khách sạn 4 - 5 sao
được xây dựng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê Các lĩnh vực
dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập phương
thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của các tầng lớp dân cư.
Một thành thành công khác, tính đến cuối năm 2011, khu vực FDI tạo ra
hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp cho người lao
động Việt Nam, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ
công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao
động, kinh doanh và phương pháp quản lý tiên tiến.
Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2012 cả nước
có 169 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 3,09 tỷ

USD, bằng 72,6% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 20 tháng 4 năm 2012, có 73
lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 1,16 tỷ USD,
bằng 59,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng
thêm 4 tháng 2012 là 4,26 tỷ USD, bằng 68,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng đầu năm 2012
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 4 tháng năm 2011 4 tháng năm 2012 So cùng kỳ
1 Vốn thực hiện triệu USD 3,620 3,610 99.7%
2 Vốn đăng ký triệu USD 6,227.9 4,267.1 68.5%
2.1. Đăng ký cấp mới triệu USD 4,268.0 3,099.0 72.6%
2.2. Đăng ký tăng thêm triệu USD 1,960.0 1,168.1 59.6%
3 Số dự án
3.1. Cấp mới dự án 383 169 44.1%
3.2. Tăng vốn lượt dự án 158 73 46.2%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Biểu đồ 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng đầu năm 2012
Theo lĩnh vực đầu tư:
Bảng 2.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 theo ngành
Tính từ 01/01/2012 đến 20/4/2012
TT Ngành
Số dự
án cấp
mới
Vốn
đăng ký
cấp mới
(triệu
USD)
Số lượt
dự án
tăng vốn

Vốn đăng
ký tăng
thêm (triệu
USD)
Vốn đăng
ký cấp
mới và
tăng thêm
(triệu
USD)
1 CN chế biến,chế tạo 82 1,623.40 57 750.9 2,374.30
2 KD bất động sản 2 1,200.10 2 376.4 1,576.50
3 Vận tải kho bãi 1 180 -

- 180
4
Bán buôn,bán lẻ; sửa
chữa 26 39.7 3 5.4 45.1
5
Nông,lâm nghiệp;thủy
sản 5 14.4 3 17 31.4
6 Xây dựng 17 10.1 3 10.8 20.9
7
HĐ chuyên môn,
KHCN 12 10.4 4 2.7 13.1
8
SX,pp
điện,khí,nước,đ.hòa 2 10.1 -

- 10.1

9
Dvụ lưu trú và ăn
uống 7 1.8 1 5 6.8
10
Cấp nước;xử lý chất
thải 2 4.2 -

- 4.2
11 Y tế và trợ giúp XH 1 2.5 -

- 2.5
12
Thông tin và truyền
thông 10 1.1 -

- 1.1
13
Hành chính và dvụ hỗ
trợ 2 1.1 -

- 1.1
Tổng số 169 3,099.00 73 1,168.10 4,267.10
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Trong 4 tháng đầu năm 2012 lĩnh vực công nghiệp chế biến có 82 dự án
đầu tư đăng ký mới và 57 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 2,3
tỷ USD (chiếm 55,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Lĩnh vực kinh doanh bất động sản
đứng thứ 2 với vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,57 tỷ USD (chiếm 36,9%
vốn đầu tư), lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 180 triệu USD (chiếm 4,2%).
Theo đối tác đầu tư:

Bảng 2.4. 10 nước dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam năm 2012
Tính từ 01/01/2012 đến 20/4/2012
TT Đối tác
Số dự
án
cấp
mới
Vốn
đăng ký
cấp mới
(triệu
USD)
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng
ký tăng
thêm (triệu
USD)
Vốn đăng
ký cấp
mới và
tăng thêm
(triệu
USD)
1 Nhật Bản 55 2,360.70 21 503.5 2,864.20
2 BritishVirginIslands 2 2.7 6 435.3 438
3 Hồng Kông 5 349.9 2 1 350.9
4 Hàn Quốc 36 200.1 12 14.6 214.7
5 Đài Loan 4 6.3 8 56.2 62.5

6 Singapore 13 38.3 4 17.4 55.7
7 Thái Lan 4 25.3 2 28.5 53.8
8 Hoa Kỳ 5 0.6 2 45.5 46.1
9 Hà Lan 3 46.1

-

- 46.1
10 Pháp 6 23.2 2 5 28.2
Tổng số 133 3,053.20 59 1,107.00 4,160.20
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Trong 4 tháng đầu năm 2012 có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng
thêm là 2,86 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; British Virgin
Islands đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
438 triệu USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư; vị trí thứ 3 là Hồng Kông với tổng
vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 350,9 triệu USD, chiếm 8,2%.
Theo địa bàn đầu tư:
Trong 4 tháng đầu năm 2012 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 31 tỉnh
thành phố của Việt Nam, trong đó Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn
ĐTNN nhất với 1,58 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 37,2% tổng
vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là
664,3 triệu USD, chiếm 15,6%. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với tổng số vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm 459,8 triệu USD.
Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN
nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 2,23 tỷ USD, chiếm 52,5%
tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng Sông
Hồng với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 1,54 tỷ USD, chiếm 36,1%
tổng vốn đầu tư đăng ký.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 4 tháng đầu năm 2012 là: dự án khu

đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với
tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe
Bridgestone VN; dự án sản xuất và xuất khẩu 100% sản phẩm lốp cao su do Nhật
Bản đầu tư tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; dự án nhà máy
sản xuất sợi tại KCN Hải Yên, TP Móng Cái, Quảng Ninh của nhà đầu tư Hồng
Kông với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Thép KYOEI
Việt Nam của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 184,4 triệu USD đầu tư
tại tỉnh Ninh Bình; dự án Công ty TNHH Oshima Shipbuilding Việt Nam(xây
dựng nhà máy đóng tàu) tại Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động FDI cũng đã bộc lộ
những nhược điểm và khuyết điểm, như chưa phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành và vùng kinh tế, một số máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu đã được nhập
khẩu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Trường hợp gây ô nhiễm ở sông
Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ là ví dụ điển hình.
Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời
nhà đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng
tiêu cực đến.
Mặc dù môi trường đầu tư trong nước đã được cải thiện, nhưng so với
nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn. Đối
với Việt Nam, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư càng gay gắt hơn khi theo xếp
hạng năm 2011, Trung Quốc vẫn dẫn đầu, Indonesia, Malaysia và Singapore lọt
vào top 10 quốc gia có môi trường đầu tư tốt nhất thế giới; và khi trong số 5
nước mới nổi BRICS, thì 4 nước đã lọt vào danh sách 10 quốc gia có nền kinh tế
hàng đầu thế giới, là Trung Quốc (thứ 2), Brazil (thứ 6), Nga (thứ 9) và Ấn Độ
(thứ 10). Với dân số gần 3 tỷ người, 4 nước này là những thị trường hấp dẫn FDI
nhất thế giới.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2011
2.2.1. Giai đoạn 1988-1995 (Trước khi vào ASEAN)
Vào những năm 80, quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN mới

được thiết lập trở lại chủ yếu là quan hệ thương mại. Sau khi Việt Nam ban hành
luật đầu tư nước ngoài năm 1997, các nước ASEAN mới bắt đầu tham gia đầu tư
tuy nhiên còn dè dặt. Trừ Singapore và Malaysia, các nước còn lại tham gia vào
những lĩnh vực chưa phải là những lĩnh vực được ưu tiên. Các dự án thường nhỏ
cả về quy mô và chậm cả về tiến độ.
Với việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1987, dòng vốn đầu tư
quốc tế từ nhiều khu vực, dưới nhiều hình thức đã chảy mạnh vào thị trường
Việt Nam. Điều đó dẫn đến việc Việt Nam trở thành một thị trường đầu tư hấp
dẫn cả về quy mô cả về lợi thế so sánh khác như lao động và tài nguyên
2.2.1.1. Tổng vốn và dự án đầu tư
Bảng 2.3. Đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 1995
Quốc gia Số dự án
đăng ký
Số vốn (triệu
USD)
Số vốn đầu tư
thực hiện
(triệu USD)
Số lao động
Singapore 98 1370 180 7000
Malaysia 43 607,23 337.2 1000
Thái Lan 64 300 113.7 1600
Indonesia 9 112 32.48 300
Philippines 13 74 17.1 170
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhiều quốc gia ASEAN đã có vị trí đáng kể trong số 10 quốc gia và lãnh
thổ trên toàn thế giới đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến tháng 1/1995,
Singapore đứng vào hàng thứ ba và là quốc gia ASEAN có tổng dự án và vốn
lớn nhất trong đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam. Các nhà đầu tư
Singapore có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, 29 dự án

công nghiệp, 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí, 11 dự án nông - lâm - ngư, 14
dự án xây dựng khách sạn, 8 dự án giao thông, bưu điện, còn lại là các lĩnh vực
khác. Singapore chủ yếu đầu tư vào một số địa bàn có cơ sở hạ tầng tương đối
tốt như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Sông Bé, số còn lại triển khai trên 18 tỉnh
thành khác. Ngoài 6 dự án giải thể do hoạt động không có hiệu quả, còn lại 98
dự án với số vốn đăng ký 1,37 tỷ USD, chủ yếu là hình thức liên doanh 84 %,
hình thức đầu tư 100 % vốn nước ngoài chiếm 10 %, còn lại là hình thức hợp
doanh 6 %. Gần 60 dự án triển khai, đưa 180 triệu USD vào thực hiện, chiếm 12
% tổn vốn đăng ký, tạo việc làm cho hơn 7 nghìn lao động. Các dự án của
Singapore có tỷ suất bình quân xấp xỉ 14,5 triệu USD cho một dự án, số dự án
đã cấp giấy phép có vốn đầu tư lớn tăng dần theo từng năm. Nếu năm 1990 và
1991chỉ có hai dự án lớn ở thành phố Hồ Chí Minh thì từ năm 1992 đến tháng
6/1995, số dự án đã tăng theo cấp số nhân, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng
khách sạn, văn phòng cho thuê và sân golf. Có thể kể ra như: Khách sạn Chains
Caravelle vốn đầu tư 23,3 triệu USD, khách sạn Amara Saigon vốn đầu tư 30,11
triệu USD, liên doanh Đại Dương vồn đầu tư 45 triệu USD, trung tâm Mê Linh
vốn đầu tư 35,72 triệu USD. Tại Hà Nội xuất hiện nhiều dự án có vốn đầu tư lớn
như: Tháp trung tâm Hà Nội - HASIN International - vốn đầu tư 33,2 triệu USD;
khách sạn và căn hộ cho thuê tại số 3 phố Phó Đức Chính vốn đầu tư xấp xỉ 50
triệu USD; vườn Hoàng gia - Quảng Bá vốn đầu tư trên 50 triệu USD. Số dự án
trên khi đi vào hoạt động sẽ không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt của riêng
từng thành phố, mà còn góp phần cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong
5 tháng đầu năm 1995 số dự án và vốn đầu tư được cấp giấy phép tăng gấp đôi
so với 6 tháng đầu năm 1994. Các công trình của Singapore đầu tư hầu hết vào
các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam nhưng lớn nhất là vào lĩnh vực kinh
doanh khách sạn, nhà ở và văn phòng cho thuê. Riêng lĩnh vực này có 33 dự án
với tổng vốn đầu tư 965 triệu USD, chiếm 27 % tổng số dự án và 51 % tổng vốn
đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Nhìn chung các dự án đầu tư của Singapore
vào lĩnh vực khách sạn, du lịch đều triển khai khá nhanh và có hiệu quả. Tuy
nhiên, cũng có một số dự án còn vướng mắc trong khâu thủ tục như liên doanh

Phú Thọ Enterprise (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc tiến độ triển khai chậm như
dự án Trấn Sông Hồng.
Malaysia là nước đứng thứ hai trong khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam
với 43 dự án vốn đăng ký là 607,23 triệu USD. Malaysia chú trọng đầu tư trong
lĩnh vực công nghiệp của nền kinh tế Việt Nam với 23 dự án (chiếm 53 % so vơi
tổng số dự án được cấp giấy phép) Malaysia chỉ có 5 dự án đầu tư khách sạn với
số vốn đăng ký trên 108 triệu USD, 5 dự án trong nông nghiệp với vốn đăng ký
trên 6 triệu USD còn lại là các dự án trong ngành dịch vụ, giao thông, bưu
điện Vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu đầu tư vào tỉnh Đồng Nai, trên 256
triệu USD với 6 dự án. Nhìn chung các dự án hoạt động đều tốt, số dự án đi vào
sản xuất kinh doanh đã có doanh thu 15 triệu USD đem lại công việc cho gần
1000 lao động.
Thái Lan có 64 dự án, vốn đăng ký xấp xỉ 300 triệu USD. các dự án của
Thái Lan đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nhìn chung các
dự án này có vốn đầu tư nhỏ, số vốn đầu tư bình quân cho một dự án là vào
khoảng 4 triệu USD. Chỉ có một vài dự án có vốn đầu tư lớn như sân golf Kings
Valley tại Hà Tây vốn đầu tư 21,875 triệu USD, khách sạn SAS tại Hà Nội vốn
đầu tư 42,75 triệu USD. Không kể một số dự án nuôi tôm hết thời hạn hoạt động
không có hiệu quả đã bị thu hồi giấy phép trước thời hạn, chiếm tỷ lệ 25 % chủ
yếu trong lĩnh vực khai thác, chế biến hải sản. So với cùng kỳ năm 1994, 5
tháng đầu năm 1995 số dự án của Thái Lan bị giảm hơn 50 %, vốn đầu tư giảm
gần 78 %. các dự án đi vào sản xuất đã đem lại doanh thu là 25 triệu USD, tạo
việc làm cho 1600 lao động.
Indonesia là nước đứng thứ tư trong các nước ASEAN đầu tư tại Việt
Nam. Trong 9 dự án đang hoạt động tính đến thời điểm tháng 5/1995, trong lĩnh
vực công nghiệp có 3 dự án, 2 dự án chế biến gỗ và trồng hoa, còn lại là 4 dự án
xây dựng khách sạn, dịch vụ, giao thông vận tải và ngân hàng. Nhìn chung các
dự án triển khai trục trặc, gián đoạn do nhiều nguyên nhân, như thay đổi cơ chế
xuất khẩu gỗ làm dự án chế biến gỗ tại Đắc Lắc ngừng hoạt động. Trong tổng
vốn đăng ký 112 triệu USD, Indonesia đã đưa vào 25 triệu USD chiếm khoảng

22%, tạo việc làm cho 300 lao động.
Philippines là nước đứng cuối trong số các nước ASEAN đầu tư vào Việt
Nam, đã có 13 dự án với vốn đầu tư 74 triệu USD được cấp giấy phép. Chỉ có 2
dự án có vốn đầu tư lớn là liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình 33 triệu USD và dự
án United Pharma 7,5 triệu USD. Số dự án còn lại có số vố đầu tư nhỏ, chủ yếu
trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
Hầu hết các quốc gia đều đã ký với Việt Nam các hiệp định về xóa bỏ sự
cấm đoán về đầu tư vào Việt Nam, hiệp định tránh đánh thuế hai lần và hiệp
định bảo hộ đầu tư Tuy nhiên phần lớn các dự án đầu tư của họ đều tập trung
vào các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng nội địa, chế biến nông - lâm hải
sản, khách sạn và du lịch vì mục đích khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có và
lao động rẻ của Việt Nam. Những lĩnh vực đầu tư đó chính là sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của các nước ASEAN sang các nước kém phát triển hơn theo logic
của sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn cầu. Các nước ASEAN dù là nền kinh tế
hàng đầu trong khu vực như Singapore vẫn không thể vượt trội hơn các đối thủ
có nhiều điểm tương đồng của “công nghệ Á Đông” ở từng nấc phát triển cao
hơn như Nhật Bản, NIES Đông Á. Trong điều kiện quốc tế cho phép thực hiện
“mô hình phát triển rút ngắn“, Việt Nam không thể chỉ tiếp nhận các công nghệ
trung bình mà Việt Nam còn tiếp nhận những công nghệ tiên tiến mà các quốc
gia ASEAN chưa có hoặc chưa đủ mạnh. Do đó, tuy có vị trí đáng kể trong cơ
cấu đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam các quốc gia ASEAN thời kỳ này vẫn
phải nhường chỗ cho các nhà đầu tư Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
Nhìn chung đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam thời kỳ
này vẫn mang tính chất tiếp cận, thăm dò hợp theo khả năng vốn có hơn là việc
hoạch định các chiến lược đầu tư lớn, cụ thể và mang tính dài hạn.
2.2.2. Giai đoạn 1995 - 2011 (Sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN)
Nếu tính đến đầu năm 1990, các nước ASEAN mới đầu tư được hơn 16
dự án với số vốn 35 triệu USD, thì sang năm 1991 đã tăng được 28 dự án với số
vốn 186 triệu USD. Tính đến tháng 2 năm 1992 số dự án đã tăng lên gấp hai lần
so với năm 1991 và đạt tổng số vốn 218 triệu USD. Trong hai năm tiếp theo số

dự án và số vốn đầu tư của các nước ASEAN vẫn tiếp tục tăng lên với 147 dự án
với tổng vốn đầu tư 1260 triệu USD đến cuối tháng 4 năm 1994.
Nhưng chỉ sau khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội
ASEAN năm 1995, đầu tư trực tiếp của các nước này vào Việt Nam đã tăng
vọt lên tới 244 dự án với số vốn đầu tư 3.265 triệu USD vào đầu năm 1996,
chiếm 14% tổng số dự án và 17,9 % tổng FDI của cả nước. Đến cuối năm
1996, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt nam 292 dự án với tổng vốn đầu
tư 4666 triệu USD. Đến tháng 12 năm 1997 đầu tư trực tiếp của các nước
ASEAN đã lên tới 362 dự án với vốn đầu tư 8634 triệu USD, chiếm 15,6 %
tổng dự án và 27,6 % tổng số vốn FDI của cả nước. Đến 20/04/2012 tổng số
FDI của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam đã lên tới con số 45,233 tỷ
USD với 1910 dự án đầu tư.
2.2.2.1. Theo đối tác đầu tư
Bảng 2.4. Đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1996
tháng 4 năm 2012
TT Đối tác đầu tư Số dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)
Vốn điều lệ (USD)
1 Singapore 1019 22,984,160,390 6,813,982,149
2 Malaysia 406 11,093,939,303 3,796,652,689
3 Thái Lan 279 5,884,083,590 2,642,808,419
4 Brunei 124 4,849,134,177 993,029,375
5 Philippines 62 302,451,212 158,618,194
6 Indonesia 30 219,702,000 114,315,600
7 Lào 9 66,953,528 12,026,157
8 Campuchia 11 53,267,391 20,957,391
Tổng số 1910 45,233,989,591 14,438,074,374
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

×