Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.54 KB, 102 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Nhật Bản có nền công nghiệp ôtô phát triển hàng đầu thế giới với nhiều
hãng xe nổi tiếng như Toyota, Honda v.v . Theo các chuyên gia kinh tế, nền
công nghiệp ôtô phát triển cao như vậy do dựa trên hệ thống công nghiệp hỗ
trợ . Công nghiệp hỗ trợ là ngành thượng nguồn tạo điều kiện đầu tiên cho
ngành sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước phát triển. Công nghiệp hỗ trợ phát
triển cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm ôtô trong nước và giảm lượng
linh kiện, phụ tùng ôtô trước kia phải nhập khẩu từ nước ngoài, từ đó cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa,
công nghiệp hỗ trợ là chìa khóa cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng
cường năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp ôtô.
Ở Việt Nam, mục tiêu của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đến
năm 2020 thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Đáp ứng được
phần lớn nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu một số sản phẩm ra thị
trường khu vực. Nhưng trên con đường đạt đến mục tiêu đó có cản trở lớn
nhất là công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Do các quan điểm về công nghiệp
hỗ trợ vẫn chưa được thống nhất. Chính phủ chưa có sự quan tâm đúng mức
đối với khu vực kinh tế này, chưa coi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ là
quan trọng mà trước đó chỉ coi đó là ngành “phụ trợ”. Trong khi đó, các chính
sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ còn quá sơ sài và chưa hoàn
thiện. Điều này dẫn đến số lượng doanh nghiệp hỗ trợ còn quá ít, không đáp
ứng được nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp (SXLR),
khiến cho các doanh nghiệp SXLR phải sử dụng phần lớn các linh kiện và
phụ tùng nhập khẩu từ nước ngoài.
Do đó, tôi thấy việc nghiên cứu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho
ngành sản xuất và lắp ráp ôtô là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế của
phát triển ngành ôtô. Từ yêu cầu thực tế đó và sau quá trình thực tập tại Vụ
Công Nghiệp, thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tôi đã quyết định lựa chọn đề
tài:
“Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất


và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020”
2
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây
dựng và hoàn thiện khung lý thuyết, đánh giá thực trạng phát triển SI ngành
sản xuất ôtô Việt Nam và đưa ra các kiến nghị phát triển SI ngành sản xuất và
lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài là các
vấn đề liên quan đến SI ngành sản xuất ôtô Việt Nam. Thời gian nghiên cứu
của đề tài từ năm 2011 đến năm 2020. Số liệu bao gồm số liệu thứ cấp của vụ
Kinh tế Công Nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư, niên giám thống kê, thống kê
của SIDEC, Phương pháp nghiên cứu: kế thừa thành quả của các nghiên cứu
trước về SI nói chung và SI ngành sản xuất ôtô nói riêng. Sử dụng các phương
pháp đánh giá tổng hợp, phân tích, suy luận logic.
Từ mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, đề tài có kết cấu
như sau:
Chương 1- Cơ sở lý luận phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất
và lắp ráp ôtô
Chương 2- Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và
lắp ráp ôtô Việt Nam
Chương 3- Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản
xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020


3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH
SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP ÔTÔ
1.1. Một số vấn đề cơ bản về công nghiệp hỗ trợ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hỗ trợ (SI) là ngành công nghiệp quan trọng trong hệ thống

công nghiệp của mỗi nước. Tuy nhiên, trên thực tế, theo cách phân loại quản
lý và xếp hạng hệ thống các ngành công nghiệp thì không tồn tại SI, mà các
doanh nghiệp SI này nằm trong một chuỗi giá trị cụ thể của một ngành công
nghiệp nào đó, chẳng hạn ôtô, xe máy, tàu thủy, điện tử, điện gia dụng…
Mặc dù khái niệm SI được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nhưng khái
niệm này vẫn còn chưa thống nhất. Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
Nhật Bản (MEIT) chính thức định nghĩa về SI trong chương trình hành động
phát triển SI Châu Á (1993) định nghĩa SI là các ngành công nghiệp cung cấp
các yếu tố cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện và vốn … cho các ngành
công nghiệp lắp ráp (bao gồm ôtô, điện và điện tử). Bộ Năng lượng Mỹ cho
rằng SI là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần
thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường. Văn
phòng phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan định nghĩa SI là các ngành
công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch
vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (các ngành cơ khí, máy móc,
linh kiện cho ôtô, điện và điện tử). Trong khi đó, Hội đồng đầu tư Thái Lan
xác định 5 sản phẩm chính của ngành SI là gia công khuôn mẫu, gia công áp
lực, đúc và gia công nhiệt. Còn theo tác giả Trần Văn Thọ trong cuốn sách
“Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hoá ở Việt Nam
(2005)”, SI gồm toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho
việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ
tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v và cũng có thể bao
gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Còn theo văn
bản chính thức đầu tiên về chính sách cho SI của Việt Nam, quyết định của
4
Thủ tướng chính phủ số hiệu 12/2011/QĐ-TTg, các nhà hoạch định chính
sách định nghĩa SI là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh
kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất,
lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.
Mỗi một khái niệm về SI được xác định bởi một phạm vi khác nhau. Theo

tổng hợp của các nhà nghiên cứu ở Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VDF) thì có
ba khái niệm về SI như sau (Hình 1):

Hình 1: Các khái niệm và phạm vi của SI
Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam – trang 38
Theo khái niệm hẹp, SI là những tổ chức doanh nghiệp cung cấp linh
kiện, phụ tùng, các công cụ sản xuất ra các linh kiện và phụ tùng này. Các
linh kiện,phụ tùng sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp SXLR ôtô. Với
cách tiếp cận này thì sản phẩm của SI ngành SXLR ôtô bao gồm các linh kiện
phụ tùng như khung xe, lốp xe, động cơ, kính gương, dây điện,v v
Sản phẩm cuối cùng
Lắp ráp
Lắp ráp chưa hoàn chỉnh
Hàng hoá trung gian
Phụ tùng
Linh kiện
Hàng hoá tư bản
Công cụ
Máy móc
Nguyên liệu
Thép
Nhựa
Dịch vụ sản xuất
Hậu cần
Kho bãi
Phân phối
Bảo hiểm
CNPT (Phạm vi hẹp)
CNPT (phạm vi mở rộng 2)
C

N
P
T

(
p
h

m

v
i

m


r

n
g

1
)
5
Theo nghĩa rộng, có hai cách tiếp cận khác biệt nhau là theo chiều
ngang và theo chiều dọc. Theo chiều ngang tức là mở rộng phạm vi SI không
chỉ là bao gồm các sản phẩm vật chất mà còn là các dịch vụ hỗ trợ phi vật
chất. Còn theo chiều dọc là theo chuỗi giá trị sản phẩm và các hoạt động sản
xuất để có các linh kiện và phụ tùng cuối cùng cung cấp cho các doanh nghiệp
SXLR ôtô.

Theo cách tiếp cận theo chiều ngang, SI là các tổ chức doanh nghiệp
cung cấp các linh kiện, phụ tùng, các công cụ sản xuất để sản phẩm và các
dịch vụ sản xuất. Theo cách tiếp cận này thì sản phẩm của SI không chỉ bao
gồm các linh kiện, phụ tùng và máy móc mà còn các dịch vụ về kho bãi, vận
chuyển,
Còn theo cách tiếp cận theo chiều dọc, SI là các tổ chức, doanh nghiệp
cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ và máy
nguyên vật liệu cho cho sản xuất các sản phẩm đó. Theo đó, sản phẩm của SI
có rất nhiều chủng loại đa dang từ kinh kiện, phụ tùng như động cơ, bánh
xe… đến các nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất linh kiện, phụ tùng
như sắt thép, linh kiện nhựa, sản phẩm cao cu, …
1.1.1.2. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ
a. Là một mạng lưới doanh nghiệp có tính liên kết cao
SI nói chung và SI cho ngành sản xuất ôtô nói riêng bao gồm một hệ
thống rất nhiều doanh nghiệp phong phú và đa dạng về loại hình và quy mô
sản xuất. Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan
đến sản xuất và cung ứng SI cho ngành SXLR ôtô như sản xuất linh kiện
nhựa, linh kiện kim loại, nguyên liệu đầu vào,… Không chỉ khác nhau về lĩnh
vực hoạt động, các doanh nghiệp này có quy mô cũng khác nhau, họ có thể là
các doanh nghiệp FDI vốn hóa lớn, doanh nghiệp nhà nước hoặc là các
DNVVN của tư nhân.
Hệ thống các doanh nghiệp này liên kết với nhau theo chuỗi giá trị dựa
trên mối quan hệ ngành thượng nguồn (upstream)
1
và hạ nguồn
(downstream)
2
. Chuỗi giá trị là chuỗi hoạt động của các ngành dập, khuôn
mẫu, chế tạo linh kiện…. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo
1

Ngành thượng nguồn là những ngành sản xuất các yếu tố đầu vào các ngành sản xuất khác.
6
thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị giá trị gia tăng
nhất định. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia
tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại.
Các doanh nghiệp SI không những liên kết theo chiều dọc mà còn liên
kết chéo để hình thành lên một mạng lưới sản xuất (MLSX). MLSX thể hiện
mối liên kết bên trong hoặc giữa các nhóm doanh nghiệp trong một chuỗi giá
trị nhất định, để sản xuất sản phẩm cuối cùng là ôtô. Các tập đoàn toàn cầu
thường có MLSX lớn, họ kiểm soát đầu vào các nguồn tài nguyên chính, các
hoạt động thiết kế sản phẩm, quản lý chi nhánh ở các quốc gia và tiếp cận
khách hàng cuối cùng. Còn khâu sản xuất hầu hết được thuê ngoài bởi các nhà
cung ứng. Các doanh nghiệp cung ứng này là thành phần chính trong MLSX
Các công ty trong MLSX liên kết với nhau thông qua các mối quan hệ đa
dạng như hoạt động thầu phụ
3
, cấp phép đăng ký sản xuất, các tiêu chuẩn kỹ
thuật, hợp đồng marketing, chia sẻ các sản phẩm và các tiêu chuẩn liên quan
đến quy trình Các ngành trong mạng lưới cũng không ngừng tăng lên. Một
công ty có thể tham gia nhiều mạng lưới.Ví dụ, nhà cung cấp phụ tùng ôtô nổi
tiếng thế giới Lear là thành viên MLSX của nhiều nhà lắp ráp ôtô như tập
đoàn General Motor, Ford, Toyota và Volkswagen A.G.
MLSX tạo lập nên các lớp cung ứng khác nhau (Hình 2). Lớp đầu tiên
là lớp chuyên sản xuất các sản phẩm dành riêng cho các nhà lắp ráp. Lớp
doanh nghiệp này cung ứng các sản phẩm linh kiện cao cấp, có giá trị gia tăng
cao nhất. Các doanh nghiệp SI này thường là những công ty con trực tiếp của
các nhà lắp ráp lớn. Lớp thứ hai là các DNNVV riêng rẽ cung ứng trực tiếp
cho các doanh nghiệp SXLR hoặc cho các doanh nghiệp lớp đầu tiên. Lớp
này cung ứng các linh kiện nhỏ hơn để hoàn thành các linh kiện lớn như
động, hộp số, …cho các doanh nghiệp hoặc cung ứng trực tiếp các linh kiện

nhỏ cho các doanh nghiệp SXLR. Lớp thứ ba là các doanh nghiệp chuyên
cung ứng các nguyên liệu, vật liệu hoặc các sản phẩm đã qua chế tác như các
sản phẩm nhựa, kim loại,… cho các doanh nghiệp lớp thứ nhất và thứ hai. SI
2
Ngành hạ nguồn là những ngành sử dụng các yếu tố đầu vào của các ngành sản xuất thượng nguồn để sản
xuất.
3
Thầu phụ là sự thoả thuận giữa nhà thầu chính về việc giao cho một hoặc vài doanh nghiệp sản xuất linh
kiện, cụm linh kiện hay cung cấp dịch vụ công nghiệp cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của mình.
7
Ccó thể có nhiều lớp cung ứng hơn tùy thuộc vào đặc điểm và độ phức tạp
của các linh kiện . Linh kiện càng có độ phức tạp cao và nhiều công đoạn chế
tạo thì càng nhiều lớp doanh nghiệp SI.
Hình 2: Mạng lưới các lớp doanh nghiệp cung ứng (hỗ trợ)
Nguồn Abonyi.G 2007. Linking greater Mekong subregion Enterprises to
international Market (Slide 18ths)
b. Công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng vốn và công nghệ tương đối cao
Phần lớn các sản phẩm của SI có hàm lượng vốn và công nghệ cao như
linh kiện điện tử, chi tiết máy, chi tiết dập kim loại chính xác, … Việc nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm này đòi hỏi phải dựa trên nền khoa học, công
nghệ tương đối phát triển và cần thời gian dài. Việc cải tiến các sản phẩm SI
cần có thời gian dài . Việc sSản xuất các sản phẩm này cần có các máy móc
8
hiện đại và không thể chia nhỏ được. Các doanh nghiệp phải mua toàn bộ hệ
thống máy móc chứ không thể mua từng bộ phận của dây chuyền sản xuất.
Mặt khác, để vận hành các máy móc này các doanh nghiệp SI chỉ cần sử dụng
một lượng lao động nhỏ nhưng phải có trình độ cao đòi hỏi phải trả lương hậu
hĩnh. Hơn nữa, đầu vào của các doanh nghiệp SI tương đối cũng là các sản
phẩm đã qua chế biếnnguyên liệu cao cấp nên giá thành tương đối cao. Do
vậy, các doanh nghiệp SI luôn có nhu cầu vốn rất cao để duy trì và phát triển

hoạt động sản xuất của mình.
Tuy vậy, vẫn có một phần các sản phẩm SI như dây bảo hiểm, tấm đệm
lót sàn, … Các sản phẩm này chỉ cần các máy móc đơn giản hoặc chế tác
bằng tay. Những sản phẩm này lại có hàm lượng vốn, công nghệ thấp và sử
dụng nhiều lao động. Nhưng có giá trị gia tăng rất thấpĐây là những sản
phẩm có giá trị gia tăng thấp
c. Chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sản phẩm SI thường được sản xuất trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) với quy mô nhỏ, lượng lao động ít. Nên hệ thống doanh nghiệp SI
có đầy đủ các ưu điểm và nhược điểm tương tự của DNNVV. Các doanh
nghiệp này có thuận lợi trong việc khởi sự, bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ, dễ dàng
đổi mới trang thiết bị và công nghệ mới để đáp ứng những thay đổi trong yêu
cầu của các nhà SXLR ôtô. Tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng phải đối
mặt với hạn chế của các DNNVV. Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của các
DNNVV nằm chính trong đặc điểm của nó, đó là quy mô vốn nhỏ, vốn ít, do
đó thường lâm vào tình trạng thiếu vốn mỗi khi muốn mở rộng thị trường hay
tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị. Các DNNVV thường phụ thuộc
vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm. Có nhiều hạn chế trong đào tạo
công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có
kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát
triển… nói cách khác là ít có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu về chất lượng,
khó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.
1.1.2. Phương thức sản xuất và chiến lược phát triển công nghiệp hỗ
trợ
9
1.1.2.1. Phương thức sản xuất
Hiện nay trên thế giới có hai phương thức sản xuất công nghiệp chủ yếu là
phương pháp sản xuất mô đun (Modular Manufacturing) và phương thức sản
xuất tích hợp (Intergal Manufacturing).
Phương thức sản xuất mô đun dựa trên sự chuẩn hóa và linh hoạt của các

linh kiện, phụ tùng. Cùng một loại linh kiện, phụ tùng các doanh nghiệp SI
trên toàn thị trường đều sản xuất theo thiết kế tương đối giống nhau về kích
thước, kiểu dáng, vật liệu, màu sắc, độ co giãn… Các linh kiện này có khả
năng sử dụng và lắp ráp trên nhiều loại sản phẩm và các hãng ôtô khác nhau.
Ví dụ, cùng một sản phẩm “thanh gạt nước” của doanh nghiệp SI có khả năng
lắp ráp cho cả xe tải và xe khách. Do thiết kế có sẵn và ít bị thay đổi cộng
thêm yêu cầu công nghệ ở mức trung bình cho nên có rất nhiều doanh nghiệp
tham gia vào sản xuất. Số lượng sản phẩm SI được sản xuất quá lớn vượt nhu
cầu của các doanh nghiệp SXLR. Dẫn đến để tiêu thụ được sản phẩm, các
doanh nghiệp này phải cạnh tranh bằng việc giảm giá sản phẩm. Giá bán thấp
nên cho dù các doanh nghiệp SI bán được sản phẩm nhưng cũng không thu
được nhiều lợi nhuận. Do sản xuất trên các thiết kế có sẵn và ít thay đổi các
doanh nghiệp SI không có động lực thực sự trong việc đầu tư cho nghiên cứu
và phát triển sản phẩm. Dẫn đến, sản phẩm SI ít được đổi mới và chất lượng
cải thiện tương đối chậm chạp.
Phương thức sản xuất tích hợp lại dựa trên sự liên kết giữa các doanh
nghiệp SXLR với SI và đặc trưng, sự khác biệt, chất lượng của các linh kiện.
Các mối liên kết này cần rất nhiều thời gian, công sức, sự phối hợp chặt chẽ
giữa doanh nghiệp SI và doanh nghiệp SXLR ôtô trong các giai đoạn sản xuất
linh kiện và phụ tùng cũng như sản phẩm ôtô cuối cùng như : nghiên cứu và
phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm, sản xuất, tiêu thụ. Trong giai đoạn R&D,
các doanh nghiệp SXLR sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp SI trong quá trình R&D
các sản phẩm linh kiện, phụ tùng. Ngược lại việc nghiên cứu và phát triển
thành công một đặc tính mới của linh kiện của doanh nghiệp SI sẽ tạo điều
kiện cho doanh nghiệp SXLR cải tiến sản phẩm ôtô của mình. Giai đoạn thiết
kế sản phẩm, các doanh nghiệp SXLR ôtô cung cấp thông tin về các đặc điểm
10
của linh kiện trong sản phẩm ôtô mới tới các doanh nghiệp SI. Các doanh
nghiệp SI thiết kế sản phẩm linh kiện phụ tùng dựa trên những thông tin đó.
Giai đoạn sản xuất, các doanh nghiệp SI sẽ nhận được hỗ trợ từ các doanh

nghiệp SXLR như chuyển giao công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực Giai
đoạn tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp SXLR sẽ đảm bảo tiêu thụ các sản
phẩm của doanh nghiệp SI. Xuất phát từ sự liên kết chặt chẽ trên đã tạo nên
sự khác biệt và chất lượng không ngừng gia tăng của các sản phẩm linh kiện.
Các doanh nghiệp SXLR cũng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi các nhà
cung cấp do việc phát triển một nhà cung ứng tương tự sẽ mất rất nhiều chi
phí, thời gian và công sức. Do vậy, các doanh nghiệp SI hoàn toàn có quyền
đặt giá cao hơn so với phát triển theo phương thức sản xuất mô đun. Thời
gian liên kết các dài, mức độ liên kết các chặt chẽ, thì giá trị các sản phẩm SI
càng được nâng cao, lợi nhuận của các doanh nghiệp SI càng lớn.
1.1.2.2. Chiến lược phát triển
Hiện nay, có ba mô hìnhdạng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ bao
gồm chiến lược “đẩy”, chiến lược “kéo” và chiến lược hỗn hợp.
Chiến lược “đẩy”, chiến lược này sử dụng các chính sách thúc đẩy thị
trường tác động vào các DNNVV tham gia vào quá trình sản xuất linh kiện và
trở thành đối tác của các doanh nghiệp SXLR ôtô. Khuyến khích các doanh
nghiệp SXLR tìm kiếm các nhà cung cấp khác trong nước, tạo ra một thị
trường lành mạnh và có lợi cho các nhà cung cấp, tạo nên sức hút cho các
doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực SI. Chiến lược này phải dựa trên một nền
công nghiệp khá phát triển, nguồn vốn, khả năng quản lý cũng như các điều
kiện hạ tầng cần có cho phát triển SI. Chiến lược này cũng cần phải có sự phối
hợp và điều hành hiệu quả giữa các cơ quan chính phủ và các cơ quan chức
năng trong việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển công nghiệp nói
chung và SI nói riêng.
Chiến lược “kéo”, dựa trên các chính sách tính bắt buộc nhằm thúc ép các
doanh nghiệp SXLR phải thực hiện các liên kết với các doanh nghiệp cung
ứng trong nước. Điểm rõ nét nhất trong chiến lược này là quy định về tỷ lệ
nội địa hóa. Với việc quy định chặt chẽ về các điều khoản về nội địa hóa, các
11
doanh nghiệp SXLR (các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp quốc

doanh) phải thực hiện việc sử dụng các linh kiện phụ tùng sản xuất trong
nước. Trong quá trình tăng tỷ lệ nội địa hóa nếu các doanh nghiệp SXLR
không thực hiện theo yêu cầu sẽ bị các cơ quan xử phạt. Dưới sức ép của quy
định tỷ lệ nội địa hóa cộng với sự khó khăn trong tìm kiếm các nhà cung ứng
trong nước sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp SXLR (chủ yếu là các tập đoàn đa
quốc gia) chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện phụ tùng cho các doanh
nghiệp liên doanh trong nước và các DNNVV.
Chiến lược hỗn hợp là việc kết hợp cả hai chiến lược trên. Chiến lược này
vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất SI
vừa tạo chính sách cứng cho yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa cho các doanh
nghiệp SXLR ôtô.
1.1.3. Các mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ
Hiện tại, trên thế giới đã có hai mô hình phát triển SI cơ bản đó là mô
hình tự phát và mô hình dựa trên phát triển các liên kết công nghiệp.
1.1.3.1. Mô hình tự phát
Mô hình thứ nhất tồn tại ở các nước phát triển mà quá trình công nghiệp
hóa phát triển từ sớm như Anh, Pháp, Mỹ,v v Với đặc điểm của lịch sử phát
triển, các doanh nghiệp tham gia quá trình một cách tự phát và hình thành
nên hệ thống các doanh nghiệp SI. Việc hình thành các mạng lưới SI xuất
phát trực tiếp từ nhu cầu và điều kiện của nền kinh tế được dẫn dắt chủ yếu
bởi bàn tay “mô hình của thị trường”, rất ít có sự tham gia điều tiết của chính
phủ. Quá trình hình thành ngành SI diễn ra khá lâu dài, tuần tự theo sự phát
triển của chuỗi giá trị. Theo đó, ban đầu, vào đầu thế kỉ XX các tập đoàn lớn
đảm nhận hầu hết các một chu trình sản xuất. Nhưng đến nửa sau thể kỉ XX
khi mức độ chuyên môn hóa tăng cao và áp lực về chi phí đã khiến cho các
doanh nghiệp lớn này phải đổi chuyển sang sản xuất theo phương thức mô
đun. Trước hết các doanh nghiệp lớn thực hiện sự giảm quy mô bằng cách
chuyển sang thuê các công ty khác sản xuất một số linh kiện nhằm tiết kiệm
chi phí, gia tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được thuê
ngoài sẽ hình thành nên hệ thống SI. Mô hình này chỉ diễn ra ở các nước phát

12
triển và chỉ hình thành và cần những điều kiện nhất định về thời gian, và ccác
yếu tố nguồn lực. Ngày nay, mô hình này không thể áp dụng được ở các nước
đi sau do đặc điểm thế giới hiện tại khác thời kì trước rất khác biệt về điều
kiện kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, luật pháp quốc tế… Các quốc gia đi
sau tiến hành xây dựng ngành công nghiệp trong thời gian rất ngắn so với các
nước như Mỹ, Anh, Pháp… nên không có điều kiện chờ thị trường điều tiết.
Mặt khác, áp lực cạnh tranh toàn cầu, nếu không có tác động tích cực từ phía
chính phủ và các cơ quan quản lý, các quốc gia có thể đánh mất khả năng
tham gia vào chuỗi phân công lao động quốc tế.
1.1.3.2. Mô hình liên kết công nghiệpMô hình phát triển theo định
hướng của nhà nước
Mô hình thứ hai là mô hình của các nước đi sau như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thái Lan, Malaysia… trong những năm 60-80 ở Nhật Bản và những năm
1980 đến nay đối với Malaysia và Thái Lan. Đối với các nước đi sau này nếu
để mặc thị trường hình thành nên hệ thống cung ứng SI thì sẽlà không phù
hợp. Do đó cần có sự can thiệp của “bàn tay hữu hình” của chính phủ để xây
dựng các mối liên kết công nghiệp. Các mối liên kết công nghiệp này bao
gồm giữa các doanh nghiệp SI với nhau và với doanh nghiệp SXLR. Mô hình
này sử dụng các chiến lược chính sách như chiến lược “đẩy”, chiến lược
“kéo” hay kết hợp cả kéo và đẩy nhằm tạo dựng các mối liên kết công nghiệp
giữa doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp với doanh nghiệp SI và giữa các lớp
doanh nghiệp SI với nhau. Các mối liên kết này bao gồm quan hệ khách hàng
- nhà cung ứng, khách hàng và nhà tư vấn, giữa doanh nghiệp và chính phủ,
quan hệ đối tác- hợp tác cùng phát triển, Từ đó xác lập phương thức sản
xuất tích hợp. Hơn nữa là các nước đi sau và dưới áp lực cạnh tranh của nền
kinh tế thế giới không thể chờ thị trường hình thành các mối liên kết này
được, mà cần đến bàn tay của chính phủ. Chính phủ đưa ra các chính sách
nhằm kêu gọi đầu tư FDI, xây dựng hệ thống DNNVV để tạo ra lớp cung ứng
cho doanh nghiệp SXLR, xây dựng hệ thống thông tin cho các nhà cung cấp

SI và doanh nghiệp lắp, .v.v Thời gian hình thành nên hệ thống doanh nghiệp
13
SI các nước như Nhật hay Thái Lan khoảng thời gian từ 20- 30 năm ngắn
hơn rất nhiều so với các nước phương Ttây.
1.1.4. Vai trò của của công nghiệp hỗ trợ
1.1.4.1. Công nghiệp hỗ trợ là nền tảng cho ngành sản xuất và lắp ráp
ôtô
SI là ngành nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu. Ngành SI
được ví như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi
chính là ngành công nghiệp sản xuầt và lắp ráp ôtô. Nó cung cấp linh kiện,
phụ tùng, nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp sản xuất. Ví dụ để tạo ra
một chiếc ôtô nhà sản xuất cần rất nhiều linh kiện như động cơ, hệ thống đèn,
điện, ghế, kính, bánh và ruột xe, chi tiết nhựa nội và ngoại thất, Có cả ngàn
linh kiện và phụ tùng cần thiết để láp rắp thành một chiếc ôtô. Thông thường
các nhà SXLR ôtô không tự mình cung ứng tất cả các chi tiết đó, thay vào đó
họ phải thuê gia công ở bên ngoài từ các nhà cung cấp địa phương những
phần hay công đoạn quá quan trọng. Khi SI trong nước phát triển sẽ tự chủ
được việc cung ứng linh kiện, vật liệu hoặc các bán thành phẩm trong nội địa
làm cho nền công nghiệp SXLR ôtô chủ động, không bị phụ thuộc nhiều vào
nước ngoài về các yếu tố đầu vào này. Hơn nữa, ngành công nghiệp ôtô trong
nước sẽ tránh được những ảnh hưởng xấu từ biến động kinh tế thế giới.
Do đóng vai trò là nền tảng cho công nghiệp ôtô nên các doanh nghiệp
SI đóng góp tỷ trọng lớn vào VA toàn ngành công nghiệp ôtôtrong chuỗi giá
trị sản phẩm ôtô. Các doanh nghiệp này chiếm số lượng lớn các hoạt động
công nghiệp và dịch vụ trong quá trình sản xuất công nghiệp. Những đơn vị
này tạo ra giá trị sản xuất và tạo ra số lượng việc làm lớn trong toàn ngành
công nghiệp.
Hơn nữa, SI còn tham gia vào thị trường xuất khẩu và tạo ra thị trường
quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu thô, hạn chế được
một phần việc xuất các nguyên vật liệu thô ra nước ngoài. Do luôn luôn phải

nhập khẩu các linh kiện phụ tùng cho việc SXLR ôtô do SI chưa phát triển, nên
phần lớn các nước đang phát triển nhập siêu. Vì vậy, phát triển SI sẽ góp phần
hiệu quả trong khai thác nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu các linh kiện,
14
phụ tùng cho SXLR ôtô và là biện pháp quan trọng trong giải quyết tình trạng
nhập siêu ở các quốc gia đang phát triển.
1.1.4.2. Công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành sản xuất và lắp ráp ôtô
Trong mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh, giáo sư Michael Porter
cũng đã khẳng định vai trò của công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan
trong nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngành công nghiệp và vùng lãnh
thổ. Theo giáo sưM. Porter, SI đóng vai trò là ngành thượng nguồn, nó tạo
điều kiện lợi thế cho ngành công nghiệp hạ nguồn (ngành SXLR ôtô) vì
chúng sản xuất các điều kiện đầu vào cho ngành này, đóng vai trò quan trọng
trong việc cải tiến và quốc tế hóa. Mặt khác, SI là một trong 6 yếu tố trong
việc tăng cường cạnh tranh của quốc gia, vùng lãnh thổ và ngành công nghiệp
cụ thể (Hình 3).
Hình 3: Mô hình kim cương về cạnh tranh
Nguồn Porter M.E (1990 –trang 127)
Vai trò của SI trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thể hiện
qua các yếu tố liên kết, chuyên môn hóa và tác động lên chi phí của nó. Việc
tạo ra một mạng lưới liên kết đa doanh nghiệp, trong đó có sự liên kết giữa
các doanh nghiệp SI và các doanh nghiệp SXLR theo không gian nhất định sẽ
tạo ra một hệ thống hoạt động linh hoạt và hiệu quả do không bị hạn chế về
khoảng cách và thời gian. Các mối liên kết này sẽ tạo ra một khu vực sản xuất
15
có chuyên môn hóa cao có lợi thế về nhân lực, công nghệ, chi phí và nâng cao
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Các ngành SI phát triển sẽ
tạo ra một thị trường các yếu tố đầu vào giá rẻ cho ngành SXLR. Với sự liên
kết với nhau như vậy doanh nghiệp có thể trao đổi và bổ khuyết cho nhau về

đầu vào, đầu ra sản xuất sẽ tối ưu hóa hoạt động của mình. Những điều trên sẽ
tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành cũng như nâng cao vị
thế cạnh tranh của ngành công nghiệp ôtô.
1.1.4.3. Công nghiệp hỗ trợ trong tăng cường khả năng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Đối với nước đang phát triển, vốn đầu tư và công nghệ từ hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng rất quan trọng trong phát triển công
nghiệp. Đặc biệt là các ngành có hàm lượng công nghệ cao như công nghiệp
ôtô. Tuy vậy, việc có sức cạnh tranh để thu hút đầu tư từ nước ngoài so với
các quốc gia khác là vấn đề khó khăn và nan giải. Các công ty đa quốc gia khi
chọn địa điểm đầu tư từ ba tiêu chí chính cơ bản là cơ cấu chi phí, chủ động
về linh kiện và thị trường. Trong khi đó thị trường tiêu thụ trong các nước này
còn quá nhỏ bé so với các thị trường như Trung Quốc. Như vậy, các nước
đang phát triển (ngoài Trung Quốc) muốn thu hút được đầu tư nước ngoài vào
công nghiệp ôtô thì phải dựa vào lợi thế về cơ cấu chi phí và việc chủ động về
linh kiện.
Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian
trong những sản phẩm ôtô chiếm tới hơn 80% giá thành, chi phí lao động chỉ
chiếm từ 5-10%. Cho nên, nếu chỉ dựa vào lợi thế về lao động giá rẻ là chưa
đủ, mà phải tạo lợi thế về chi phí về linh kiện bộ phận và các sản phẩm trung
gian. Việc phát triển SI cho ngành SXLR ôtô là cần thiết để tạo ra lợi thế chi
phí so với các nước trong khu vực nhờ giảm được các chi phí vận chuyển lưu,
lưu kho bến bãi, các loại phí và thuế nhập khẩu v v so với việc nhập khẩu các
linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm trung gian này từ nước ngoài.
Nếu chủ động được nguồn linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm trung gian
ngay trong vùng nội địa thì các doanh nghiệp SXLR và sản xuất ôtô nước
ngoài sẽ hạn chế được các rủi ro về thiếu hụt và vận chuyển chậm trễ các yếu
16
tố đầu vào cho sản xuất. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được hoạt
động sản xuất của mình.

Như vậy, SI phát triển sẽ tạo động lực lớn cho thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào ngành SXLR ôtô.
1.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển cồng công nghiệp hỗ trợ
1.2.1. Hệ thống chính sách
1.2.1.1. Quy hoạch phát triển
Dựa trên phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển của SI ngành
sản xuất ôtô. Quy hoạch sẽ xác định các nhiệm vụ cần đạt được trong thời kì
quy hoạch. Đưa ra các phương án tổng hợp về tổ chức không gian phân bố
cho các lĩnh vực SI khác nhau của SI ngành SXLR ôtô. Quy hoạch phát triển
các yếu tố kết cấu hạn tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt
động kinh tế- xã hội trong ngành Xác định các giải pháp cơ chế, chính sách
nhằm thực hiện quy hoạch, đề xuất các chương trình đầu tư trọng điểm, tính
toán cân đối nguồn vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp khoa học
công nghệ cần thiết để phát triển SI ngành SXLR ôtô. Một quy hoạch tốt sẽ
phát huy được lợi thế của các vùng kinh tế trong thúc đẩy sự phát triển của SI
ngành SXLR ôtô.
1.2.1.2. Các chính sách liên quan đến công nghiệp hỗ trợ
Một yếu tố quan trọng nữa từ phía chính phủ ảnh hưởng đến sự phát triển
SI ngành SXLR ôtô là hệ thống chính sách. Các chính sách của chính phủ ảnh
hưởng hưởng lớn đến sự phát triển của SI
Thứ nhất, nhóm chính sách về hỗ trợ tạo điều kiện vốn đầu tư, đào tạo
nhân lực cho SI ngành SXLR ôtô. Nhóm chính sách này sẽ tác động đến sự
hình thành các nguồn lực cho phát triển SI.
Thứ hai, nhóm chính sách về thuế gồm thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với các doanh nghiệp SI, chính sách thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm SI,
thuế nhập khẩu với xe ôtô nguyên chiếc. Nhóm chính sách này tác động đến
điều kiện hình thành thị trường cho các doanh nghiệp SI và thúc đẩy các
doanh nghiệp SI phát triển.
17
Thứ ba, nhóm chính sách về khuyến khích nghiên cứu công nghệ mới, và

cải tiến khoa học kĩ thuật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… Chính sách này thúc
đẩy hình thành nền tảng khoa học công nghệ và kỹ thuật cần thiết cho phát
triển SI.
Thứ tư, nhóm chính sách khắc phục thông tin không đối xứng giữa các
thành phần liên quan tới SI ngành SXLR ôtô. Chính sách này sẽ giúp liên kết
và hình thành các liên kết giữa các doanh nghiệp SI và doanh nghiệp SXLR,
giữa chính phủ với doanh nghiệp, …
Thứ năm, nhóm chính sách phát triển các DNNVV. Nhóm chính sách này
sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp SI vì
phần lớn các doanh nghiệp SI hoạt động dưới hình thức DNNVV.
1.2.2. Thị trường
Một trong những nhân tố cơ bản để hình thành SI cho ngành SXLR ôtô là
yếu tố thị trường đầu ra cho các sản phẩm linh kiện phụ tùng và các sản phẩm
trung gian. Thị trường này bao gồm hai bộ phận chính là thị trường trong
nước và thị trường xuất khẩu.
1.2.2.1. Thị trường trong nước
Thị trường trong nước được hình thành từ các doanh nghiệp SXLR ôtô.
Thị trường này được chia làm hai phân khúc: các doanh nghiệp trong nước và
các tập đoàn đa quốc gia. Nhân tố thị trường trong nước tác động đến sự phát
triển của SI trên ba khía cạnh: quy mô thị trường, chiến lược sử dụng linh
kiện và yêu cầu về chất lượng của các doanh nghiệp SXLR ôtô.
Điều kiện cần cơ bản để hình thành và thúc đẩy thành công SI là quy mô
nhu cầu về các sản phẩm linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp SXLR.
Nếu hệ thống các doanh nghiệp này có quy mô lớn thì sẽ tạo nên nhu cầu lớn
về các phẩm SI. Do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp SI mở
rộng sản xuất. Hơn nữa, tỉ lệ vốn đầu tư trong SI chiếm một phần rất lớn, nhất
là trong các ngành SI như tạo khuôn mẫu, gia công kim loại, ép nhựa …
thường đòi hỏi phải đầu tư nhiều máy móc có giá trị cao và sử dụng ít lao
động. Do vậy, các doanh nghiệp SI luôn phải nỗ lực giảm chi phí vốn đơn vị
bằng cách tăng sản lượng đầu ra do chi phí vốn đơn vị sẽ tỉ lệ nghịch với sản

18
lượng sản phẩm đầu ra.Số lượng sản phẩm đầu ra càng lớn thì chi phí càng
giảm (hiệu quả sản xuất theo qui mô). Nhưng quy mô của SI chỉ có thể được
đảm bảo bằng một lượng cầu lớn từ phía các doanh nghiệp SXLR. Đây chính
là lý do mà các doanh nghiệp SI luôn cần phải đảm bảo quy mô thị trường đủ
lớn.
Về chiến lược sử dụng linh kiện và phụ tùng, nếu các doanh nghiệp
SXLR ưu tiên các sản phẩm trong nước thì sẽ là thuận lợi cho các doanh
nghiệp SI và ngược lại. Trong thực tế, các doanh nghiệp đa quốc gia thường
có xu hướng muốn sử dụng các linh kiện phụ tùng từ các công ty con của
mình ở các quốc gia khác. Việc này vừa nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm
cho công ty con vừa dễ dàng thực hiện việc “chuyển giá” để trốn thuế thu
nhập doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước (chủ yếu là các
doanh nghiệp quốc doanh) do sự “tác động” của chính phủ thường có xu
hướng sử dụng các linh kiện sản xuất trong nước.
Về khía cạnh yêu cầu chất lượng của các doanh nghiệp SXLR. Các tập
đoàn đa quốc gia thường yêu cầu cao về chất lượng. Nếu khoảng cách giữa
yêu cầu của các tập toàn đa quốc gia và chất lượng sản phẩm của các doanh
nghiệp SI quá xa nhau thì phân khúc thị trường này chỉ là phân khúc tiềm
năng trong tương lai. Trong ngắn hạn, phân khúc này không tạo động lực thúc
đẩy cho sự phát triển của các doanh nghiệp SI. Ngược lại các doanh nghiệp
SXLR trong nước thường có yêu cầu về chất lượng thấp hơn, các doanh
nghiệp SI trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được. Trong ngắn hạn, phân
khúc các doanh nghiệp SXLR trong nước sẽ là thị trường mục tiêu và tạo tiền
đề cho cho các doanh nghiệp SI trong nước tiếp cận với phân khúc tiềm năng-
các tập đoàn đa quốc gia.
1.2.2.2. Thị trường xuất khẩu
Thị trường thế giới về các sản phẩm SI tác động tới sự phát triển của SI
trong nước thông qua ba yếu tố sau:
Thứ nhất, quy mô và khả năng tiếp cận các thị trường SI lớn như ASEAN,

Nhật Bản, EU, … Quy mô càng lớn và khả năng tiếp cận càng dễ dàng càng
thúc đẩy SI trong nước phát triển. Quy mô của các thị trường xuất khẩu phụ
thuộc vào quy mô các doanh nghiệp SXLR của các nước này. Khả năng tiếp
19
cận phụ thuộc vào quá trình xúc tiến thương mại quốc tế, các điều khoản và
tiến trình thực hiện hiệp định thương mại song phương và đa phương,…
Thứ hai, phân công quốc tế hiện tại trong hệ thống sản phẩm SI ngành
SXLR ôtô trên thế giới. Nếu các sản phẩm đã được các nước khác thực hiện
tốt thì SI trong nước khó có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm này.
Ngược lại, các sản phẩm chưa được thực hiện tốt sẽ là cơ hội cho các doanh
nghiệp SI trong nước.
Thứ ba, lợi thế so sánh của các quốc gia. Việc tham gia vào thị trường SI
thế giới các quốc gia phải dựa trên lợi thế của mình về điều kiện tự nhiên,
nguồn nhân lực, công nghệ,… để phát triển các sản phẩm SI thích hợp nhất,
có khả năng cạnh tranh cao nhất.
1.2.2.3. Thông tin thị trường
Thông tin thị trường là sự hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp lắp ráp và
doanh nghiệp SI. Đây là chính là chìa khóa để phát triển thị trường cho SI.
Nếu không có thông tin, các nhà lắp ráp trong nước cũng như nước ngoài phải
liều lĩnh đi tìm các nhà cung ứng SI cho mình. Họ không biết các doanh
nghiệp SI đạt yêu cầu đang nằm ở đâu, phân bố thế nào, quy mô ra sao? Họ sẽ
phảiCác doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí, công sức để tiếp cận hằng
trăm công ty khác nhau nhằm tìm ra một công tynhà cung ứng cho phù hợp.
Đó là từ phía các doanh nghiệp SXLR, còn đối với các doanh nghiệp SI thiếu
hụt thông tin về các doanh nghiệp SXLR thì cũng không biết phải sản xuất
loại sản phẩm nào, liệu sản phẩm đó có phù hợp hay không, v v. Rõ ràng,
thông tin thông suốt giữa các doanh nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn này sẽ
thúc đẩy sự phát triển song hành của hai khu vực doanh nghiệp SI và doanh
nghiệp SXLR.
1.2.3. Các nhân tố nguồn lực

Bất kì ngành công nghiệp sản xuất vào cũng phải cần có các nguồn lực để
phát triển. Các nguồn lực cần thiết ở đây gồm ba nguồn lực chính bao gồm
nguồn nhân lực, nguồn vốn tài chính và khoa học, kĩ thuật, công nghệ
1.2.3.1. Nguồn nhân lực
Khi vấn đề về dung lượng thị trường được giải quyết thì nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của các ngành công nghiệp chế
tạo là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực cho SI bao gồm công nhân có tay
20
nghề, kỹ sư điều khiển toàn bộ dây chuyền, kỹ sư khuôn mẫu, công nhân kỹ
thuật bậc cao… Nguồn nhân lực ảnh hưởng việc đầu tư mới và mở rộng quy
mô sản xuất, hiệu quả sản xuất của dây chuyền, chất lượng sản phẩm SI và
khả năng nghiên cứu và phát triển của bản thân doanh nghiệp.
Thứ nhất, đảm bảo đầy đủ nguồn nhân lực có tay nghề về cả số lượng và
chất lượng tạo điều kiện thuận lợi việc đầu tư mới và mở rộng quy mô sản
xuất của các doanh nghiệp SI. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tuyển được các vị trí
như mong muốn mà không phải qua đào tạo lại hay phải đi thuê lao động
nước nước ngoài với chi phí cao. Do đó các doanh nghiệp doanh nghiệp lo
lắng về thiếu nhân lực khi đầu tư mới hay mở rộng sản xuất.
Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao (đặc biệt là các kỹ sư điều khiển
toàn bộ dây chuyền) sẽ đảm bảo các máy móc của doanh nghiệp hoạt động
với hiệu quả cao nhất. Công nhân có tay nghề cao sẽ sử dụng máy móc đơn lẻ
có năng suất cao hơn là các công nhân không có tay nghề. Nếu doanh nghiệp
có các kỹ sư có khả năng điều khiển tốt toàn bộ dây chuyền sẽ tối đa hóa hiệu
quả của dây chuyền sản xuất và đem lại lợi ích cao cho doanh nghiệp.
Thứ ba, nguồn nhân lực ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm SI. Người ta
thường cho rằng những hạn chế của ngành công nghiệp chủ yếu là do thiếu
nguồn tài chính để mua sắm các thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
nguồn nhân lực còn quan trọng hơn nhiều máy móc hiện đại. Một nhà sản
xuất SI cần công nhân có trình độ kỹ thuật cao chứ không phải máy móc tối
tân. Công nhân có trình độ cao vận hành máy móc cũ sẽ cho ra sản phẩm có

chất lượng cao hơn sản phẩm được sản xuất bởi máy móc hiện đại nhưng
được vận hành bởi các lao động tay nghề kém.
Thứ tư, nguồn nhân lực chính là điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển
hoạt động R&D sản phẩm SI. Nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao
như chuyên gia đầu ngành, nhà nghiên cứu, công nhân có tay nghề cao có và
khả năng sáng tạo, kỹ sư lành nghề… thì hoạt động R&D thực hiện được. Các
sản phẩm SI không được cải tiến. Trong khi đó, các nhà SXLR thay đổi thiết
kế đồng thời thay đổi các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, mẫu mã, hình dáng của
21
các sản phẩm SI. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp SI không thể tiêu thụ
được các sản phẩm SI do bị lỗi thời.
1.2.3.2. Nguồn vốn tài chính
Nguồn vốn tài chính tác động rất lớn đến sự phát triển của SI ngành sản
xuất ôtô. Thông thường các ngành này có nhu cầu vốn lớn hơn các doanh
nghiệp SXLR. Một số ngànhSI phải sử dụng nhưng công cụ đắt tiền như máy
dập, máy CNC, DNC,
4
v…v. Những thiết bị này không thể chia nhỏ ra được
làm nhiều thành phần. Bắt buộc, doanh nghiệp phải đầu tư toàn bộ những dây
chuyền, thiết bị, máy móc này, muốn vậy doanh nghiệp cần được tiếp cận tới
các nguồn vốn tài chính một cách dễ dàng. Có như vậy, họ mới có điều kiện
để đầu tư và phát triển. Hơn nữa, việc sản xuất các sản phẩm SI đòi hỏi không
ngừng cải tiến thì mới đáp ứng được sự thay đổi về yêu cầu về chất lượng, kỹ
thuật, mẫu mã theo thiết kế của doanh nghiệp SXLR. Do đó, cần có nguồn
vốn đáng kể vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Mặt khác do thời
gian thu hồi kéo dài của các dự án đầu tư vào SI thường lâu hơn so với các
dự án SXLR. Trung bình thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp SI gấp 1,5
so với các doanh nghiệp SXLR. Về độ rủi ro, các dự án SI cũng có rủi ro cao
hơn, nên việc tiếp cận đến các nguồn tín dụng thông thường gặp nhiều khó
khăn do các tiêu chuẩn cho vay tín dụng của các ngân hàng thương mại.

1.2.3.3. Khoa học, công nghệ và kỹ thuật
Việc áp dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực
của SI ảnh hưởng có tính chất “dẫn dắt” sự phát triển khu vực hạ nguồn nhờ
tạo ra những chi tiết, bộ phận hoặc vật liệu mới, góp phần tạo ra sự thay đổi
căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực thượng hạ nguồn. Mặt
khác, việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm mới ở khu vực hạ nguồn yêu cầu
SI phải nghiên cứu và chế tạo những vật liệu, phụ liệu, bộ phận hay chi tiết
sản phẩm phù hợp. Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử
cho phép làm các bên cung và cầu gần lại với nhau và giảm thời gian giao
dịch giữa họ, nhờ đó mở rộng không gian tổ chức quan hệ giữa khu vực hỗ trợ
và khu vực hạ nguồn.
4
CNC, DNC là các máy gia công cơ khí chính xác. CNC - máy gia công điều khiển bằng máy tính điện tử.
DNC là máy gia công điều khiển bằng phương pháp đục lỗ trên bảng.
22
Trong ngắn hạn trình độ của khoa học, công nghệ hiện tại trong nước sẽ
quyết định các doanh nghiệp SI trong nước sẽ tham gia sản xuất sản phẩm,
linh kiện, phụ tùng tương ứng. Trong tương lai, việc chuyển giao công nghệ,
nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật sẽ đảm bảo cho
việc mở rộng chủng loại sản xuất linh kiện mới cũng như không ngừng nâng
cao chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi có FDI, một bộ phận những công
ty sản xuất SI sẽ phát triển mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới
chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI. Sự liên kết này không phải
tự nhiên hình thành mà các công ty SI phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh
kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập mới
được lựa chọn. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ
từ doanh nghiệp FDI. Nhưng để SI phát triển lâu dài và bền vững thì cần có
công tác nghiên cứu và triển khai (R&D). Nghiên cứu và phát triển bao gồm
việc đầu tư, tiến hành hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ
cho sản xuất các sản phẩm SI. R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công

nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công
ty đa quốc gia tiên phong, lớn thế giới. "Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị
trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát
triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả
phải chăng và chi phí tối ưu"
5
. Công nghệ và khoa học kỹ thuật trở thành
nhân tố then chốt trong phát triển bền vững SI ngành SXLR ôtô.
1.3. Các tiêu chí đo lường sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ
1.3.1. Số lượng doanh nghiệp hỗ trợ
Mỗi sản phẩm ôtô phải cần tới hàng ngàn chi tiết linh kiện và phụ tùng
khác nhau. Một doanh nghiệp SI hay SXLR không thể sản xuất toàn bộ
được các linh kiện và phụ tùng đó. Mà cần phải có hàng chục, hàng
trăm các doanh nghiệp SI. Do đó, số lượng các doanh nghiệp SI chính
là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Tiêu chí
này cho biết phần nào khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp SI trong
nước đối với nhu cầu của các nhà SXLR ôtô trong nước và giai đoạn
5
Trích dẫn trong nghiên cứu “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam”
23
phát triển của SI. Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ giữa số lượng doanh
nghiệp SI trên số doanh nghiệp SXLR ôtô.
Trong đó K là tỷ lệ giữa doanh nghiệp SI trên số doanh nghiệp ôtô
SI là số doanh nghiệp SI
SXLR là số doanh nghiệp SXLR ôtô cuối cùng
Tỷ lệ K càng lớn thì mức độ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp SI
đối với các doanh nghiệp SXLR càng cao. Có thể phân định như sau:
Nếu 0 < K <10 : SI mới trong giai đoạn hình thành.
Nếu 11 < K < 50 : SI đang trong giai đoạn phát triển.
Nếu 50 < K : SI phát triển cao.

1.3.2. Tỷ lệ nội địa hóa
1.3.2.1. Tỷ lệ nội địa hóa thuần
Đây là chỉ số thường được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng để đánh
giá sự phát triển của SI. Chỉ tiêu này đo giá trị các linh kiện, phụ tùng nội địa
tổng giá trị các linh kiện, phụ tùng để lắp ráp thành sản phẩm ôtô cuối cùng.
Công thức:
Trong đó: Y là tỷ lệ nội địa hóa thuần
C1 là giá trị linh kiện, phụ kiện nội địa
C2 là tổng giá trị linh kiện phụ kiện
1.3.2.2. Tỷ lệ nội địa hóa theo cơ cấu
Đây là chỉ số kiểm đánh giá sự đóng góp của các linh kiện có hàm lượng
công nghệ cao của các doanh nghiệp SI trong nước nhằm đo lường trình độ công
nghệ của SI nội địa. Việc phân loại những linh kiện có hàm lượng công nghệ cao
hay không sẽ được các chuyên gia thực hiện và sẽ được cụ thể hóa bởi các văn
bản của các cơ quan chức năng có thẩm quyền như bộ Khoa học và công nghệ,
bộ Công thương.
Công thức:
24
Trong đó: Yc là tỷ lệ linh kiện công nghệ cao trong các sản phẩm
C3: giá trị linh kiện nội địa có hàm lượng công nghệ cao
C1: giá trị linh kiện nội địa đóng góp vào sản phẩm
1.3.3. Chất lượng, chi phí và giao hàng
Tính cạnh tranh của SI trong nước phụ thuộc vào ba tiêu chí chất luợng,
chi phí và giao hàng (QCD - Quality, Cost, Delivery). Đối với các nhà lắp ráp
và sản xuất ôtô (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia), khi chất lượng đã được
đảm bảo thì hai yếu tố quan trọng cần được cải thiện là chi phí và giao hàng.
1.3.3.1. Chất lượng (Quality)
Đây là không những là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất của sự phát triển
SI nội địa mà còn là tiêu chí được các nhà SXLR ôtô quan tâm hàng đầu. Bởi
vì chỉ cần sai 1 chi tiết nhỏ trong sản phẩm cuối cùng ôtô đều có thể khiến nhà

SXLR phải thu hồi toàn bộ sản phẩm bị lỗi do chi tiết đó. Điều này, sẽ gây
thiệt hại rất lớn về tài chính cũng như uy tín của các công ty này. Hơn nữa, xu
hướng chung của thị trường thế giới hiện nay là hướng đến chất lượng.
Tiêu chí này được thể hiện qua sự đảm bảo của các thông số kỹ thuật mà
các doanh nghệp lắp ráp và các doanh nghiệp SI yêu cầu. Các thông số kỹ
thuật này bao gồm sai lệch, độ bền, mẫu mã, … Ngoài ra chất lượng của các
sản phẩm SI còn được thể hiện qua các chứng chỉ quản lý trong doanh nghiệp
như ISO 9001
6
, ISO 14000
7
.
1.3.3.2. Chi phí (Cost)
Chi phí cho linh kiện trong sản phẩm ôtô chiếm tỷ trong rất cao chiếm từ
70-80%
8
. Do đó đánh giá và so sánh chí phí, giá cả giữa việc sử dụng linh
kiện trong nước và nhập khẩu của các công ty lắp ráp và sản xuất ôtô cũng là
1 cách để xác định mức độ phát triển của nền SI trong nước. Chỉ khi đã phát
6
ISO 9001 là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế
() ban hành.
7
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường
8
Số liệu thống kê của các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ôtô Nhật Bản.
25
triển ở mức độ nào đó thì các doanh nghiệp trong nước mới có khả năng cạnh
tranh về giá với các sản phẩm nhập khẩu.
1.3.3.3. Giao hàng (Delivery)

Nếu nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài không những chi phí cho linh
kiện phụ tùng sẽ tăng lên do các vấn đề lưu kho và chi phí vận chuyển từ
nước ngoài về nơi sản xuất mà còn không chủ động được nguồn hàng. Muốn
cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu, không chỉ có gia tăng chất lượng và
chi phí hợp lý, các doanh nghiệp SI còn phải đảm bảo cung ứng cho các
doanh nghiệp SXLR đúng hẹn.
1.4. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
1.4.1.1. Thành tựu đạt được
Thái Lan là một trong hai nước ASEAN xây dựng được hệ thống các
doanh nghiệp SI cho ngành SXLR ôtô. Những bước đi để đến thành công đó
sẽ là bài học kinh nghiệm đáng quý cho quá trình xây dựng hệ thống SI cho
ngành SXLR ôtô ở Việt Nam.
Hiện nay, Thái Lan có khoảng gần 2.300 công ty sản xuất linh phụ kiện
ôtô và xe máy (cụ thể hơn, có 648 công ty bậc 1, có 1.641 công ty bậc 2 và
bậc 3, tổng số có 2.289 công ty). Ngành công nghiệp ôtô đã tạo ra khoảng trên
300.000 việc làm và tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 80-90% cho xe bán tải và
30-70% cho xe du lịch. Hình dưới đây biểu thị cơ cấu của của hệ thống cung
ứng SI cho ngành sản xuất ôtô và xe máy ở Thái Lan.

×