Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.88 KB, 52 trang )

Chương I:Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư
vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
I./ Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư vào tài sản hữu hình và tài
sản vô hình:
1. Định nghĩa, phân loại và ý nghĩa:
1.1. Định nghĩa chung về tài sản doanh nghiệp:
Tài sản: Là một khái niệm pháp lý bao gồm tất cả các quyền, quyền
lợi, lợi nhuận có liên quan đến quyền sỏ hữu, bao gồm: quyền sở hữu cá
nhân, nghĩa là chủ sở hữu được hưởng những quyền lợi, lợi ích nhất định
khi làm chủ sở hữu tài sản đó. (Theo uỷ ban thẩm định giá quốc tế- IVSC)
Doanh nghiệp: Là một tổ chức được lập ra để tiến hành hoạt động
kinh doanh. Tài sản là yếu tố giữ vai trò quyết đinh trong doanh nghiệp để
tiến hành các hoạt động trong đầu tư như: sản xuất, mua bán hay dịch vụ
nhằm mục đích sinh lời…
Tài sản doanh nghiệp: Là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu
thị cho những lợi ích mà doanh nghiệp thu được trong tương lai hoặc
những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tài sản
của doanh nghiệp chính là toàn bộ những tài sản hữu hình và vô hình gắn
với lợi ích của doanh nghiệp, quyết định việc mang lại giá trị cho doanh
nghiệp trong tương lai và thoả mãn các điều kiện sau:
- Thuộc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị
- Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp
- Có giá trị xác định
1.2. Phân loại tài sản doanh nghiệp:
1.2.1. Tài sản hữu hình: (TSHH)
a) Khái niệm:
TSHH là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, xí nghiệp…
mang thuộc tính vật chất. Ví dụ như: nhà xưởng, máy móc, dụng cụ, thiết
bị, nguyên nhiên vật liệu, hay những tài sản trong xây dựng và phát triển,
có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua sản phẩm được sản xuất ra.


b) Phân loại:
Tài sản hữu hình được phân làm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và
tài sản lưu động hữu hình
1
Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu sản xuất chủ yếu có hình
thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản hữu hình, có giá trị lớn và
sử dụng lâu dài (lớn hơn mức quy định). Trong quá trình sản xuất kinh
doanh hình thái vật chất của tài sản cố định hầu như không thay đổi, còn
giá trị giảm dần trong suốt thời gian tồn tại.
Tài sản cố định hữu hình có các thuộc tính:
- Có hình thái vật chất cụ thể, có thể lượng hoá và xác định được
giá trị.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản đó vào trong các hoạt động của doanh nghiệp.
- Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
- Tài sản có thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) hoặc có giá
trị lớn (từ trên mười triệu đồng).
Theo hình thái hiện vật, tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân
được chia làm các loại sau đây:
- Nhà cửa và vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị và dụng cụ quản lý
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm
- Tài sản cố định phúc lợi
- Tài sản cố định khác
Tài sản lưu động hữu hình: Là tài sản không nằm trong chu kỳ sử
dụng lâu dài của doanh nghiệp và có hình thái vật chất, mang thuộc tính vật
chất. Ví dụ như: hàng trong kho, các loại nguyện vật liệu mua về để tích
trữ, các sản phẩm gửi bán…

c) Ý nghĩa:
Tài sản hữu hình có ý nghĩa quyết định đối với nhà máy, xí nghiệp.
Nó vừa là nơi sản xuất, vừa là yếu tố tạo nên sản phẩm. Chính vì vậy, tài
sản hữu hình là cơ sở để quyết định chất lượng sản phẩm, giá thành sản
phẩm và số lượng sản phẩm. Nếu ta liên hệ nhà máy với một con người thì
tài sản hữu hình chính là phần xác thịt, nội tạng của con người và đồ ăn
thức uống nuôi sống con người hàng ngày (khung của người ứng với máy
móc, nguyên liệu ứng với lương thực thực phẩm hàng ngày…)
2
Nếu không có tài sản hữu hình thì quá trình sản xuất không thể tồn
tại. Muốn có hàng hoá con người cần phải sản xuất. Để sản xuất, chúng ta
cần có công cụ, địa điểm và các yếu tố cần thiết khác. Nói tóm lại tài sản
hữu hình chính là điều kiện để con người tạo ra sản phẩm.
Chính tài sản hữu hình là nền tảng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình.
Mọi giá trị vô hình đều được tạo nên từ giá trị hữu hình của sản phẩm và
đây cũng chính là sản phẩm của quá trình sản xuất phát triển tài sản hữu
hình của doanh nghiệp. Như vậy, ta có thể nói tài sản hữu hình đã gián tiếp
tạo ra tài sản vô hình, giá trị vô hình.
Trên thực tế, có nhiều công ty chỉ chuyên bán thương hiệu của mình
cho các hãng khác. Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, những hãng nổi tiếng
có tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn thế giới (Le’vis, D&G…). Có thể
không cần trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nhưng để có được sản phẩm các
công ty đó cũng phải có cơ sở sản xuất và cũng cần tới tài sản hữu hình, về
bản chất ta thấy nếu quy trụ sở chính của công ty với các cơ sở sản xuất mà
nó bán thương hiệu chỉ là một công ty lớn và nhiệm vụ được phân công
cho từng bộ phận thì sẽ thấy được thực ra mối quan hệ giữa chúng hoàn
toàn là gắn kết.
1.2.2. Tài sản vô hình:
a) Khái niệm:
Tài sản vô hình là những tài sản tự biểu lộ, thể hiện thông qua những

đặc điểm kinh tế của chúng. Những tài sản này không có hình thái vật chất
nhưng có thể tạo ra được những lợi thế và quyền hạn để mang lại giá trị
kinh tế cho người sở hữu nó.
b) Đặc điểm:
Tài sản vô hình là những tài sản không mang hình thái cụ thể, chúng
ta không thể cầm nắm được. Nó không thể nhìn thấy được, cảm nhận được
bằng mùi vị, màu sắc nhưng chúng ta có thể cảm nhận nó bằng trực giác
của mình. Mó mang lại những giá trị khác với giá trị sử dụng thông
thường. Dường như giá trị của nó gắn cùng với những yếu tố thuộc về tâm
lý, vì vậy giá trị của nó cũng do yếu tố tâm lý chi phối phần nào.
Như vậy, vai trò giá trị của tài sản vô hình của một sản phẩm, hay
suy rộng ra là giá trị vô hình của một nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc vào đời
sống của người dân, thời điểm và ảnh hưởng của phần tài sản vô hình tác
động đến bạn trong thời điểm đó và vị thế của bạn trong xã hội.
Giá trị của tài sản vô hình có liên hệ mật thiết với tính mới của dòng
sản phẩm mà công ty sản xuất. Một dòng máy tính mới ra đời và có một
tính năng ưu việt về công nghệ vượt xa những sản phẩm trước đó sẽ có giá
3
trị vô hình lớn, mang lại giá trị về thương hiệu, uy tín, vị thế lớn cho hãng
sản xuất ra nó. Nhưng khi những hãng đối thủ cũng áp dụng công nghệ mới
này thì nó lại phải giảm giá nhanh chóng để cạnh tranh, tránh mất thị phần
về tay đối thủ.
c) Phân loại:
Theo Uỷ ban Thẩm định giá quốc tế, tài sản vô hình được phân loại
như sau:
- Các quyền: Mọi doanh nghiệp đều có quyền của mình, những
quyền này có thể tồn tại theo những điều kiện của một hợp đồng
dưới hình thức văn bản hay không bằng văn bản. Giá trị của
quyền phụ thuộc vào những lợi ích tài chính mà quyền đó mang
lại cho doanh nghiệp.

- Mối quan hệ giữa các bên: Mọi doanh nghiệp đều phải thiết lập
mối quan hệ với các đơn vị,các chủ thể và các cá nhân bên ngoài
khác. Mối quan hệ này có thể không thể hiện thành hợp đồng
nhưng nó rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Các tài sản vô hình lập thành nhóm: Là giá trị vô hình thặng dư
còn lại sau khi tất cả tài sản vô hình có thể nhận biết được đã
được đánh giá và trừ khỏi tổng tài sản vô hình, thường được gọi
là uy tín. Đặc biệt là đối với những công ty đang làm ăn tốt và có
lợi thế kinh doanh.
- Tài sản sở hữu trí tuệ: Là những tài sản vô hình không nằm ở
dạng vất chất nhưng chúng có giá trị vì chúng có khả năng sinh ra
dòng lợi nhuận trong tương lai. Tài sản sở hữu trí tuệ là loại đặc
biệt của tài sản vô hình, nó thường được luật pháp bảo vệ khổi
những sự sử dụng trái thẩm quyền của những người khác. Ví dụ
như: nhãn hiêu, bản quyền, bằng sáng chế…
2. Đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình:
2.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình:
2.1.1. Khái niệm:
Đầu tư (đầu tư phát triển) là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến
hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những năng lực sản xuất
tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Như vậy, đầu tư vào tài sản hữu hình chính là hoạt động đầu tư vào
phần giá trị hữu hình của nhà máy, xí nghiệp nhằm mục đích nâng cao
năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí…
4
2.1.2. Phân loại: Chia làm 2 loại:
Đầu tư theo chiều rộng: là việc sử dụng vốn để mở rộng về quy mô
hoạt động của nhà máy. Ví dụ như mở thêm cơ sở sản xuất mới, mở rộng
về quy mô nhà xưởng, số lượng máy móc mà không làm tăng về năng suất
ngược lại còn có thể làm giảm năng suất lao động. Người ta gọi đây là đầu

tư cơ bản.
Đầu tư theo chiều sâu: Là hoạt động bỏ vốn vào để tác động trực tiếp
đến máy móc, công nghệ, kĩ năng kĩ thuật để làm tăng năng suất của mỗi
công nhân tham gia trong quá trình sản xuất. Hay còn gọi là sử dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất.
a) Đầu tư cơ bản:
Đầu tư cơ bản: là các hoạt động xây dựng mới, mở rộng, xây dựng
lại và khôi phục tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân.
Vốn đầu tư cơ bản: là số tiền tiết kiệm được sử dụng cho đầu tư tài
sản cố định, là chi phí cần thiết để tái sản xuất các hoạt động trên.
Quy mô vốn đầu tư cơ bản là yếu tố quyết định sự tăng thêm của tài
sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, không phải lúc nào mức
tăng tài sản cố định cũng tăng tỷ lệ thuận với mức tăng vốn đầu tư cơ bản
bởi vì mức tăng tài sản cố định còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành vốn
đầu tư cơ bản.
Vốn đầu tư cơ bản được tính theo đơn vị giá trị: K = pf
f : yếu tố của xây lắp và sửa chữa lớn, hiện đại hoá chưa hoàn thành
p : giá các yếu tố đó.
Để xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cơ bản, ta thông qua chỉ tiêu
hiệu suất vốn đầu tư cơ bản ( H
k
)
H
K
=
K
GDP∆
H
K
=

K
VA∆
H
K
=
K
LN∆
Trong đó:
GDP - Tổng sản phẩm trong nước
VA - Giá trị tăng thêm
LN – Tăng lợi nhuận
K - Vốn đầu tư cơ bản
5
Tuỳ theo mức độ chính xác, cần phân biệt các chỉ tiêu hiệu suất vốn
đầu tư cơ bản khác nhau, có liên hệ với nhau:
H
K
=
K
GDP∆
=
MR
SX
K
GDP∆
×
SX
SX
K
K

MR
×

K
K
SX
= H
KSXMR

×
d
KSX

×
d
SX
Trong đó:
K
MR
SX
: Vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất mở rộng TSCĐ có tính
chất sản xuất
K
SX
: Vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ có tính chất sản xuất.
H
KSXMR
: Hiệu suất vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất mở rộng TSCĐ
có tính chất sản xuất.
d

KSX
: Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất mở rộng TSCĐ có
tính chất sản xuất trong vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ có
tính chất sản xuất.
d
SX
: Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ có tính
chất sản xuất trong toàn bộ vốn đầu tư cơ bản.
Quy mô vốn đầu tư cơ bản thường xuyên biến động qua các thời
điểm và thời kỳ nghiên cứu. Để nghiên cứu nó, ta thường sử dụng Bàn cân
đối vốn đầu tư cơ bản và Chỉ số:
Bảng cân đối vốn đầu tư cơ bản
Đơn vị tính: ….
Chỉ
tiêu
Đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Cuối kỳ
XD
dở
dang
SCL,
HĐH
chưa
hoàn
thành
Tổng
số
Đầu

cho
xây

lắp
Đầu

cho
SCL,

H
Tổng
số
TSCĐ
mới đưa
vào hoạt
động
SCL,
HĐH
hoàn
thành
Tổng
số
XD dở
dang
SCL,
HĐH
chưa
hoàn
thành
Tổng
số
A 1 2 3=2+
1

4 5 6=4+
5
7 8 9=7+
8
10 11 12=
10+
11
6
b) Tiến bộ kỹ thuật:
Tiến bộ kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển
sản xuất, tăng GO và GDP. Nội dung tiến bộ kỹ thuật bao gồm:
- Điện khí hoá
- Cơ khí hóa
- Hoá học hoá
- Điện tử tin học
- Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ, hợp lý
hoá quá trình sản xuất.
Các chỉ tiêu thống kê quá trình cơ khí hoá, tự động hoá:
* Hệ số cơ khí hoá hoặc tự động hoá công tác ( H
CTHCT
)
H
CTHCT
= KL công tác hay sp hình thành do áp dụng CKH, TĐH
Toàn bộ KL công tác hay SP đã hoàn thành
* Hệ số cơ khí hoá hoặc tự động hoá lao động ( H
DCTHL
)
H
CTHLD

= SL LĐ làm các công việc bằng CKH và TĐH
Toàn bộ số lượng LĐ
Các chỉ tiêu thống kê trình độ hoá học hoá:
Tỷ trọng SP hoá chất = GTSX CN hoá chất
trong CN chế biến GTSX CN chế biến
Tỷ trọng SP hoá chất = GTSP hoá chất được SD trong từng ngành
được SD trong từng ngành CPTG từng ngành
Tỷ trọng GTSX CN hoá chất = GTSX hoá chất
trong tổng GTSX Tổng GTSX
Tỷ trọng GTTT = GT TT CN hoá chất (VA)
CN hoá chất Tổng SP quốc nội (GDP)
trong TSP quốc nội
7
Hiện nay, xu thế phát triển của xã hội là đẩy mạnh đầu tư theo chiều
sâu để nâng cao năng suất lao động, lấy máy móc để thay thế dần lao động
của con người. Đặc biệt là ở các nước phát triển, giá cả của lao động ở mức
rất cao, nếu họ không có chiến lược hợp lý thì sẽ rất khó canh tranh trên thị
trường thế giới, đặc biệt là những quốc gia trên thế giới như Trung Quốc,
Ấn Độ là những quốc gia chiếm ưu thế về nhân công giá rẻ.
Một khái niệm không thể không nhắc tới khi đề cập đến vấn đề này
đó là Hao mòn và khấu hao tài sản cố định.
Trong quá trình sử dụng lâu dài, TSCĐ bị hao mòn, giảm dần giá trị
và cuối cùng phải thanh lý. Đối với tài sản cố định dùng cho sản xuất, giá
trị được chuyển dần dần vào giá trị của sản phẩm mà TSCĐ tham gia sản
xuất ra theo mức độ hao mòn. Sau khi tiêu thụ sản phẩm thì phần chuyển
dịch của tài sản cố định vào giá trị của sản phẩm được thu hồi lại dưới dạng
trích khấu hao.
Tổng mức khấu hao tài sản cố định (M)
M = (G
)(kpbd

– G
lb
) + (G
scl
+ G
hdh
)
= M
CB
+ M
SH
G
)(kpbd
- giá trị ban đầu hoặc khôi phục hoàn toàn của TSCĐ
G
lb
- giá trị loại bỏ
G
scl
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt động
của TSCĐ
G
hdh
- Chi phí hiện đại hoá TSCĐ trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ
M
CB
- Tổng mức khấu hao cơ bản
M
SH
- Tổng mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá

2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình:
a) Khái niệm:
Đầu tư vào tài sản vô hình là hành động bỏ vốn để nâng cao năng
lực, giá trị vai trò của tài sản vô hình đối với công ty như thương hiệu, các
mối quan hệ, những công nghệ, bí quyết mới bằng cách quảng cáo, mở
rộng phạm vi ảnh hưởng, mua lại bản quyền hay tự nghiên cứu, sáng chế.
b) Phân loại:
Các hình thức đầu tư vào tài sản vô hình:
8
Đầu tư hướng nội: Đầu tư vào phần mềm,bí quyết, công nghệ, bản
quyền để trực tiếp làm tăng năng suất lao động của công nhân, hiệu suất
của máy móc. Khi đầu tư theo hướng phát triển các yếu tố như phần mềm,
bí quyết, công nghệ…công ty đã chủ động làm tăng năng suất cũng như
hiệu suất của công ty. Và lợi ích thu được từ việc đầu tư theo hướng nâng
cao nội lực này không chỉ dừng lại ở các việc trực tiếp đẩy mạnh quá trình
sản xuất tài sản hữu hình mà còn gián tiếp tăng lên về mặt tài sản vô hình.
Đầu tư hướng ngoại: là hoạt động đầu tư tập trung vào những yếu
tố bên ngoài công ty như thương hiệu, uy tín, các mối quan hệ kinh doanh
trên thị trường. Nó không trực tiếp quyết định đến việc công ty sản xuất
được số lượng bao nhiêu sản phẩm, chất lượng và năng suất như thế nào
nhưng nó lại quyết định đến việc công ty sẽ tiêu thụ được bao nhiêu sản
phẩm, giá thành cao hay thấp. Như vậy, mặc dù đầu tư hướng ngoại không
trực tiếp tác động vào các yếu tố sản xuất nhưng lại làm tăng doanh thu và
lợi nhuận do hoạt động này, trực tiếp làm tăng lượng hàng hoá được tiêu
thụ. Trong nền kinh tế trọng cầu thì việc công ty tiêu thụ được bao nhiêu
sản phẩm có ảnh hưởng mang tính quyết định hơn cả việc công ty đó sản
xuất được bao nhiêu sản phẩm. Vì với công nghệ sản xuất tiên tiến như
ngày nay, một công ty có lượng hàng lớn thì họ hoàn toàn chủ động vay
vốn để mở rộng sản xuất cũng như tăng năng suất lao động.
3. Lợi nhuận và đặc điểm chung khi đầu tư vào tài sản vô hình và tài

sản hữu hình.
3.1. Lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình:
3.1.1. Cơ sở tạo ra lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình:
Khi công ty đầu tư vào tài sản hữu hình, năng suất lao động bình
quân sẽ tăng. Mà lợi nhuận của một công ty phụ thuộc vào hiệu số giữa
doanh thu và chi phí ( п = TR – TC) nên khi doanh thu tăng nhanh hơn
chi phí hoặc chi phí giảm dần làm cho lợi nhuận tăng lên. Doanh thu cận
biên MR là mức thay đổi của tổng doanh thu do tiêu thụ thêm một đơn vị
sản phẩm: MR =
Q
TR


. Những nhân tố tác động đến lợi nhuận : quy mô
sx hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung cầu hàng hoá; Giá và chất lượng của
các đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất
kinh doanh; giá bán hàng hoá dịch vụ và những hoạt động nhằm thúc đẩy
quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn…
Trong trường hợp đầu tư vào tài sản hữu hình theo chiều rộng, tổng
doanh thu sẽ tăng lên vì số lượng sản phẩm tăng, nhưng chi phí biên sẽ
tăng lên nên chi phí khi sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm sẽ tăng
9
thêm, đến lúc lợi nhuận cận biên = 0 thì nhà đầu tư không thể mở rộng sản
xuất để tăng lợi nhuận.
Trong trường hợp đầu tư vào tài sản hữu hình theo chiều sâu, quy
luật năng suất cận biên giảm dần cũng tác động đến quá trình này. Để tăng
thêm cùng một công suất, chi phí mà công ty phải bỏ ra ngày càng tăng, trừ
khi có những đột phá mới về công nghệ (đây lại là kết quả của đầu tư vào
tài sản vô hình).


Mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên
Lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình rất dễ tính toán, nắm bắt.
Đây là lợi thế để những nhà chiến lược của công ty lập phương án phát
triển, sách lược cho công ty trong tương lai.
Tuy nhiên khi đầu tư vào khía cạnh này, công ty lại phải đối mặt với
những khó khăn khách quan, không thể thoát ra được nếu nhà máy chỉ
đứng bằng một chân là đầu tư vào tài sản hữu hình.
Từ phía tổng cung công ty gặp phải những trở ngại lớn khi đầu tư
tìm kiếm lợi nhuận. Quy luật năng suất cận biên giảm dần là một lực cản
khách quan mà công ty không thể tránh khỏi khi đầu tư vào tài sản hữu
hình. Nó làm cho hiệu quả trên mỗi đồng vốn giảm dần trong quá trình đầu
tư phát triển.
Lịch sử phát triển của Chủ nghĩa tư bản đi cùng với quá trình phát
triển, sáng tạo về cơ sở sản xuất ra sản phẩm. Cùng với thời gian, những
đợt sóng đầu tư đã lan rộng ra trên toàn thế giới. Thời gian đã san phẳng lợi
nhuận, những mảnh đất màu mỡ và những chiếc bánh ngọt thị trường đã
được chia hết. Con đường mở rộng sản xuất cả về quy mô lãnh thổ lẫn lĩnh
vực đầu tư đều đã tiến dần đến điểm bão hoà: khi khoa học, công nghệ
10
chưa đủ phát triển để cho ra đời những ngành sản xuất mới, các công ty
không còn tìm ra được những mỏ vàng như trước nếu vẫn đi theo lối mòn
cũ.
Tổng cầu cũng tạo nên những khó khăn không nhỏ. Nhu cầu là vô
tận nhưng nhu cầu của con người đối với hàng hoá không phải là vô tận.
Quá trình phát triển sẽ nâng cao mức sống của con người ngày càng cao
hơn. Nhu cầu đối với hàng hoá cấp thấp và hàng hoá thông thường sẽ giảm
dần, con người sẽ có điều kiện tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ hàng hoá
cấp cao, hàng hoá xa xỉ- đó là thời kỳ phát triển của những hàng hoá cấp
cao (phát triển sau khi đã đảm bảo đầy đủ hàng hoá thiết yếu cho đại bộ
phận người dân).

3.1.2. Đầu tư vào tài sản vô hình – Đầu tư tìm kiếm siêu lợi nhuận:
Tài sản vô hình ra đời cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế
thị trường. Tuy nhiên giá trị của nó được quyết định chủ yếu về tâm lý, cho
nên nó chỉ thực sự phát triển mạnh tại những thời điểm mà nhu cầu về tâm
lý, tinh thần được thừa nhận và coi trọng.
Nhu cầu đầu tiên của con người là vật chất. Nó trực tiếp ảnh hưởng
đến sự sống của con người. Tuy nhiên, nhu cầu này hoàn toàn có thể thoả
mãn ở một lượng nhất định. Khi nhu cầu này đã được đảm bảo, con người
sẽ vươn tới những nhu cầu cao hơn, ít mang tính cấp thiết hơn nhưng nó
không thể thiếu và khẳng định sự khác biệt giữa nhu cầu sống của con
người và nhu cầu sống của một loài vật.
Thế kỷ XX là thế kỷ mà những nhu cầu mang tính phi vật chất trở
nên quan trọng. Mỗi người đều hướng nhu cầu đến việc làm thoả mãn sở
thích, thị hiếu. Chính nguyên nhân này đã đẩy cầu xã hội rẽ sang một
hướng khác - hướng của hàng hoá xa xỉ, chất lượng cao. Cầu ở thời kỳ này,
do thời gian chuyển đổi còn chưa kéo dài nên rất tiềm năng. Lượng cầu lớn
như vậy sẽ tạo cơ hội để các nhà máy có thể tạo một lượng cung rất lớn mà
không phải lo vấn đề dư thừa, miễn là sản phẩm của họ thực sự mang lại sự
thích thú cho những khách hàng khó tính hơn nhưng cũng sẵn sàng chi trả
cho nhu cầu của họ hơn.
4. Ý nghĩa:
Nếu sản phẩm của một công ty có chất lượng tốt, nó sẽ xứng đáng
trên thị trường theo thời gian. Chính vị trí đó của nó lại giúp nó mở rộng
tầm ảnh hưởng của mình. Chất lượng tạo nên uy tín, uy tín lại là công cụ
hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, thị phần và thu
về nguồn lợi lớn.
11
Một loại hàng hoá luôn có nhiều hãng tham gia sản xuất,cạnh tranh.
Vì thế, nếu một sản phẩm mà cùng cải tiến, nâng cấp liên tục theo hướng
phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị vô hình, tìm tòi các bí

quyết mới, cải tổ bộ máy quản lý thì sẽ không thể có được lợi nhuận hơn
đối thủ. Lợi nhuận không tự tìm đến với một doanh nghiệp nhưng doanh
nghiệp có thể tìm đến siêu lợi nhuận nếu khéo léo khai thác giá trị vô hình
của sản phẩm. Mặc dù chất lượng và kiểu dáng của áo hãng Viettien tốt và
đẹp hơn với những hãng của Trung Quốc mà ta vẫn thường thấy nhưng nó
không đủ thuyết phục để giải thích giá trị của nó cao hơn gấp đôi những
hãng kia. Giá trị vật chất không phải là yếu tố duy nhất quyết định giá cả
của sản phẩm. Khách hàng sẵn sàng chi trả ra khi họ thấy được thoả mãn
mà yếu tố tâm lý lại là nguyên nhân chính của sự thoả mãn đó. Tâm lý
khách hàng rõ ràng là một yếu tố không thể bỏ qua mà muốn khai thác yếu
tố nguồn lợi này với phần giá trị sủ dụng đơn thuần chỉ mới cung cấp chỉ là
điều kiện cần. Điều kiện đủ chính là phần giá trị vô hình của chính sản
phẩm đó.
Các hãng sản xuất luôn luốn tối thiểu hoá số lượng cũng như sức
mạnh của các đối thủ. Thêm một đối thủ họ lại mất thêm nhân lực để điều
tra, tìm hiểu và tiền bạc để làm giảm sức mạnh của những hãng đó. Nhưng
với những hãng lớn thì những vị khách không mời mà đến này mới có thể
làm lung lay vị trí của họ trên thị trường. Khách hàng đã quá hiểu họ nên
sẽ ít người mạo hiểm thử sản phẩm của các hãng mới, trừ khi bạn phải hạ
giá thành và bù lỗ ban đầu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chính
những hãng mới, đối thủ mới xuất hiện thì tính cạnh tranh càng cao, dẫn tới
kết quả các bên đều lo nâng cấp sản phẩm của mình, làm cho nó ngày một
tốt hơn. Ví dụ: trong thị trường may mặc, mỗi tháng trên thế giới có rất
nhiều hãng mới được thành lập nhưng đối với thị trường máy tính thì số
lượng các thành viên mới xuất hiện rất ít, không đủ để thoát khỏi “bức
tường” thương hiệu mà các công ty cũ đã dựng sẵn trên phạm vi toàn cầu.
Tóm lại, một công ty, cũng như một con người thì không thể tách rời
hai yếu tố: tài sản hữu hình và tài sản vô hình- phần “con” và phần
“người”. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất không thể tách rời.
II. Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình:

1. Đầu tư vào tài sản hữu hình – Cơ sở, tiền đề để phát triển tài sản vô
hình:
1.1. Tài sản hữu hình là nền móng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình:
Quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình luôn đi kèm với sự tăng lên về
năng suất, sản lượng. Khi sản lượng hàng hoá của xã hội tăng thì xu hướng
về thu nhập xã hội cũng tăng. Cùng với sự tăng lên của thu nhập sẽ gây ra
12
sự tăng về lượng cầu đối với hàng hoá xa xỉ. Khi thu nhập tăng thêm 1%
thì lượng cầu về hàng hoá thứ cấp giảm, lượng cầu về hàng hoá thông
thường tăng ít hơn 1%, còn hàng hoá xa xỉ lại có lượng cầu tăng cao hơn
1%. Điều này có nghĩa là khi tốc độ tăng trưởng ở mức cao, mặt bằng
chung về đời sống của người dân được đảm bảo thì việc doanh nghiệp đầu
tư hướng vào loại hàng hoá thông thường và hàng hoá xa xỉ là một hành
động mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng. Như vậy, khi ta đầu tư vào
tài sản hữu hình, chính là ta đã tạo điều kiện cần để nâng cao mức sống
toàn xã hội.
Những sản phẩm được quan tâm, chú trọng phát triển công nghệ sản
xuất, máy móc hiện đại là những sản phẩm hi-tech. Nếu như chất lượng
của sản phẩm do công ty sản xuất vượt trội so với những sản phẩm cùng
loại khác thì nó sẽ trở thành sản phẩm số 1. Chính vị trí số 1 đó đã mang lại
cho công ty cả về lợi ích do thị trường mở rộng ra, bên cạnh đó, sự cạnh
tranh từ phía tổng cung của khách hàng với mong muốn được sở hữu một
sản phẩm tốt nhất đã “bật đèn xanh” cho các công ty có cơ hội đẩy giá nó
lên. Như vậy, có thể nói vị thế của sản phẩm không được tính bằng tiền
nhưng nó lại có khả năng mang về rất nhiều tiền cho công ty và tạo thế
đứng vững chắc trên thị trường đầy sóng gió.
1.2. Giá trị vô hình ẩn chứa trong phần hữu hình của sản phẩm chứa
nó:
Dù một tập đoàn lớn như Microsolf có giá trị vô hình được định giá
tới 90% nhưng nó cũng phải dựa trên một cơ sở về tài sản hữu hình vững

chắc, có chất lượng thực sự trước những đối thủ trên thị trường. không có
một sản phẩm nào là không có phần hình hài mang tính vật chất cụ thể. Dù
cho giá trị tài sản vô hình thực sự vượt lên trên phần hữu hình nhưng nó
không bao giờ có khả năng thoát ly ra khỏi phần vật chất tạo ra nó.
2. Sự tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đến tài sản hữu hình:
Tài sản vô hình ra đời và phát triển trên nền tảng cơ sở là tài sản hữu
hình. Tuy nhiên, nó không thụ động, phụ thuộc mà ngược lại, khi đã lớn
mạnh đến một mức độ nhất định sẽ tác động trở lại tài sản hữu hình,kéo tài
sản hữu hình cùng phát triển.
Đầu tư vào quảng cáo, mở rộng các mối làm ăn là một trong những
phương thức hiệu quả để công ty nâng cao giá trị vô hình. Với một thương
hiệu quen thuộc, danh giá và những mối làm ăn cùng bí quyết, công nghệ,
quyền lợi pháp lý có ưu thế hơn các đối thủ trên thị trường, lợi nhuận sẽ
chảy vào công ty và mang lại nguồn vốn tự có to lớn, vừa giúp công ty có
13
thể trực tiếp đầu tư vào tài sản vô hình lại vừa tạo điều kiện để có thể vay
ngân hàng, nâng nguồn vốn của công ty lên.
Nắm được kỳ vọng về nguồn lợi nhuận mà tài sản vô hình có thể
mang lại trong tương lai, những nhà lãnh đạo của công ty sẽ hướng cho
nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo cơ sở thu về giá trị vô hình lớn cho
công ty. Với những sản phẩm tốt, khách hàng sẽ tự tìm đến, hàng hoá khi
bán được dễ dàng trên phạm vi rộng lớn thì uy tín, thưong hiệu, vị thế của
công ty chắc chắn sẽ được cải thiện trên sân chơi thị trường.
Đây là biện pháp nâng cao giá trị của tài sản vô hình một cách chắc
chắn, an toàn, hiệu quả và chủ động hơn so với quảng cáo, tiếp thị. Phương
pháp đầu tư vào tài sản hữu hình làm tăng giá trị vô hình là do chất lượng
của sản phẩm thực tế đã được cải thiện, khách hàng không chỉ nghe mà còn
trực tiếp thưởng thức, cảm nhận. Quảng cáo chỉ có thể làm cho sản phẩm
gần gũi hơn, quen thuộc hơn, còn khi nâng cao chất lượng sản phẩm thì
công ty còn tạo được niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, không lo ngại

bong bóng thị trường sẽ dễ vỡ như những công ty chỉ đi khoa trương danh
thế tạo cảm giác ảo cho người tiêu dùng.
Khi đầu tư vào tài sản vô hình theo hướng tập trung vào khía cạnh
công nghệ, bí quyết, kĩ năng, trình độ của lao động sẽ trực tiếp và chắc
chắn làm tăng tài sản hữu hình biểu hiện ở số lượng sản phẩm, giá trị sử
dụng của máy móc.
Hoạt động đầu tư này có tác dụng trực tiếp đến tài sản hữu hình dù
hoạt động đầu tư được thực hiện, tác động ở phần tài sản vô hình của nó.
Tiềm năng của hoạt động đầu tư này rất lớn và hiệu quả vì nó tác động đến
công nghệ sản xuất. Đây là con đường mà nhà đầu tư có thể hạn chế được
tác động của quy luật năng suất cận biên giảm dần.
Sự tác động qua lại giữa việc đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư
vào tài sản vô hình là mối quan hệ biện chứng, có tác động hữu cơ, qua lại
lẫn nhau. Nếu xem nhẹ một trong hai khía cạnh này đều làm cho công ty
tụt hậu so với xã hội, kìm hãm sự phát triển của chính công ty đó.
Suy rộng ra cho toàn bộ xã hội, ta cũng rút ra được kết luận hoàn
toàn tương tự.
Tài sản vô hình chỉ phát triển khi trình độ sản xuất đã đạt tới những
mức nhất định. Khi con người đã thoả mãn những nhu cầu cơ bản họ mới
chú trọng đến những vấn đề khác. Khi chưa đủ ăn, đủ mặc, con người chỉ
quan tâm đến khối lượng và số lượng sản phẩm, và khi đã được đáp ứng
đầy đủ thì con người lại quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Điều đó cũng
thể hiện đời sống xã hội quyết định lượng cầu về hàng hoá xa xỉ, lượng cầu
về giá trị vô hình. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao giá trị của tài
sản vô hình cho mỗi công ty.
14
Mối quan hệ trong đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản
vô hình thay đổi khi cầu về giá trị hữu hình và giá trị vô hình thay đổi. Có
thể nói mức sống của xã hội quyết định đến cơ cấu trong đầu tư cho tài sản
vô hình và tài sản hữu hình, sự biến động của cơ cấu đầu tư này hoàn toàn

phụ thuộc và trễ pha so với cầu của xã hội về tỷ lệ giữa phần giá trị vô hình
và giá trị hữu hình của sản phẩm.
Một xã hội chỉ coi trọng tài sản vô hình thì đến một thời điểm nào đó
sẽ rơi vào điểm dừng và khó có thể đi lên được. Hay một đất nước chỉ tập
trung vào đầu tư phát triển tài sản vô hình thì cũng sẽ gặp phải những khó
khăn nhất định và lệ thuộc tương đối vào những nền kinh tế khác.
3. Những nhân tố thúc đẩy và kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào
tài sản hữu hình và tài sản vô hình:
3.1. Những nhân tố thúc đẩy mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu
hình và tài sản vô hình phát triển:
Tính mới là yếu tố mang lại giá trị to lớn về tài sản vô hình cho công
ty. Tính mới là những công dụng, hình dáng hay mẫu mã mà do chính công
ty đó phát hiện sáng tạo ra, được thị trường chấp nhận và thực sự mang lại
sự tiện dụng, tiện ích nhất định cho khách hàng. Điều đó khẳng định tính
mới gắn liền với sáng tạo, khoa học, tri thức…
Càng có nền tảng tri thức vững chắc, xã hội càng tạo ra được nguồn
cung lớn về tài sản vô hình. Những người không được đào tạo bài bản,
không được tiếp xúc với tri thức khoa học thì không thể lập trình phần
mềm hay tạo những công nghệ, bí quyết mới trong sản xuất.
Vai trò của tri thức ngày một to lớn hơn, làm cho mối quan hệ giữa
tài sản vô hình và tài sản hữu hình thêm khăng khít và vai trò của việc đầu
tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình ngày càng được nhận thức một
cách thấu đáo, đúng đắn và khách quan hơn.
Yếu tố tâm lý quyết định nhu cầu của con người trong việc nhìn
nhận giá trị của tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Tuỳ thuộc vào thu nhập
ở từng thời điểm, tâm sinh lý từng độ tuổi và văn hoá của từng khu vực mà
cầu về giá trị vô hình và giá trị hữu hình của khách hàng có những khác
biệt. Không ai bán hàng hoá xa xỉ ở những trại tế bần và cũng không ai
mang quần áo lỗi mốt đến những khu biệt thự sang trọng. Nắm được tâm lý
khách hàng, phân nhóm khách hàng ta sẽ có những hướng đi đúng trong

việc thiết lập một cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình một
cách hợp lý.
15
3.2. Những nhân tố kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu
hình và tài sản vô hình:
Những nhân tố làm giảm mức sống sẽ làm cho nhu cầu về những
hàng hoá thiết yếu và thông thường tăng, hàng hoá xa xỉ giảm. Điều này
làm cho giá trị phần tài sản vô hình bị sụt giảm.
Lạm phát ngày càng tăng, lưọng thu nhập của người dân giảm và họ
sẽ trở nên nghèo đi. Mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình sẽ
thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Lối sống bề ngoài chạy theo những giá trị phù hợp một cách thái quá
cũng làm cho mối quan hệ này không phản ánh đúng thực chất của nó. Mặc
dù đóng vai trò rất to lớn đối với giá trị của công ty nhưng nó không phải là
chìa khóa vạn năng, là mỏ vàng vô tận. Tự thổi phồng mình lên đến một
mức nào đó vỏ bọc sẽ bị vỡ và lúc đó sẽ đẩy công ty vào tình huống không
thể cứu vãn.
Quảng cáo cũng là tác nhân gây nên những tổn hại làm phá vỡ mối
quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Quảng cáo thực sự đủ
mang sản phẩm tiếp cận với người sử dụng một cách dễ dàng hơn. Trong
nền kinh tế Việt Nam, quảng cáo có một vai trò khá quan trọng nhưng
không phải tất cả các công ty đều có khả năng sử dụng khéo léo, hiệu quả
công cụ này. Những hình ảnh phản cảm, những câu nói sáo rỗng, lừa bịp
đã làm mất đi giá trị thực sự của quảng cáo, ngược lại còn tạo tâm lý ghét
quảng cáo với một số người, nhất là tầng lớp trung tuổi. Trong một số
trường hợp, quảng cáo có thể gây ra tình trạng nhiễu thông tin, làm cho
người tiêu dùng không xác định được giá trị thực sự của sản phẩm.
4. Xu hướng đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình :
4.1. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, thời phong kiến:
Tự cung tự cấp là hoạt động kinh tế cơ bản trong chế độ phong kiến.

Với trình độ sản xuất thấp kém , quan điểm về kinh tế hà khắc và hạn hẹp
đã hướng người dân vào lối sống khép mình, tự làm tự hưởng, không có
giao lưu, học hỏi với đối tượng bên ngoài. Sản xuất ra với số lượng ít, chỉ
đủ đảm bảo những nhu yếu phẩm cơ bản nhất và không giao lưu với bên
ngoài nên xã hội hoàn toàn không có giá trị vô hình. Sản phẩm sản xuất ra
chỉ nhằm mục đích nuôi sống bản thân người sản xuất, hoàn toàn được tính
toán giá trị tổng sản phẩm theo đơn vị tính toán cơ bản như kilogam hay số
sản phẩm. Đầu tư theo hướng tái sản xuất giản đơn vào tài sản hữu hình và
không có đầu tư vào tài sản vô hình là đặc trưng của nền kinh tế thời kỳ
phong kiến.
16
4.2. Trong nền kinh tế bao cấp:
Trong nền kinh tế bao cấp, cỗ máy kinh tế được vận hành theo một
chủ đạo đồng bộ từ trên xuống dưới. Nhà nước là nơi vạch ra mọi kế
hoạch, mọi dự án mà cấp cơ sở buộc phải thực thi. Sau đó sản phẩm lại
được một cơ quan khác chỉ đạo xuống từng đơn vị sản phẩm trong việc
phân phối đến đối tượng nào. Quy luật cung cầu tồn tại một cách mờ nhạt.
Do hoạt động sản xuất theo mệnh lệnh đã giết chết động lực làm việc tích
cực và sáng tạo.
Đầu tư vào tài sản hữu hình theo định hướng của lãnh đạo là tái sản
xuất mở rộng nhưng hiệu quả kém của hoạt động sản xuất đã kéo lùi nền
kinh tế đi xuống. Và hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng hoàn toàn cấp phát
nên doanh nghiệp không phải lo lắng nâng cao giá trị thương hiệu hay uy
tín. Đơn giản vì nền kinh tế chỉ yêu cầu họ đảm bảo đủ số lượng sản phẩm
mà cấp trên đã đề ra.
Hàng hoá sản xuất ra hoàn toàn cơ học từ khâu thu mua nguyên vật
liệu cho đến tiêu thụ nên doanh nghiệp cũng chỉ phải thực hiện những hoạt
động cứng nhắc trong khuôn khổ cho phép, nên mọi sáng tạo đều bị triệt
tiêu, mỗi sản phẩm gần như chỉ là quá trình lặp lại của những thứ đã có từ
trước.

4.3. Trong nền kinh tế thị trường:
Trong thời kì đầu của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa (sau cách mạng
Công nghiệp Anh), nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của nền sản xuất xã
hội đã làm cho quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình tăng vọt, hiệu ứng từ
không đến với những lợi thế về thị trường, tài nguyên, nhân lực…đã tạo ra
những cơ hội mở về tiêu thụ cũng như sản xuất hàng hoá. Nhu cầu lớn,
tiềm năng và dễ tính của toàn thế giới trong thời kỳ này có đòi hỏi về hàng
hoá đơn giản, dễ dãi vì đối với họ, mọi sản phẩm phục vụ những lợi ích cơ
bản nhất đều có giá trị thực sự to lớn. Đòi hỏi về thương hiệu chưa đóng
vai trò quan trọng, vai trò quyết định lúc này là giá cả và chất lượng. Do đó
công ty chỉ phải quan tâm đầu tư vào tài sản vô hình để tăng sản lượng, bài
toán về thương hiệu, uy tín và thị trường chưa chiếm nhiều thời gian và
công sức của những nhà lãnh đạo.

4.4. Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Đây là giai đoạn mà về mặt kỹ thuật công nghệ cũng như quy mô sản
xuất nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao. Máy móc ở thời kỳ này thay thế
phần lớn sức lực cơ bắp của con người giải phóng sức lao động của con
người. Thị trường trong giai đoạn này đã được mở rộng trên phạm vi toàn
cầu, vấn đề của doanh nghiệp quan tâm nhất bây giờ là tăng khả năng tiêu
17
thụ sản phẩm, năng lực công nghệ hiện đại hoàn toàn đủ khả năng để giúp
doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng tốt. Nền
kinh tế chuyển từ mô hình trọng cung sang trọng cầu.Các doanh nghiệp
phải cạnh tranh khốc liệt để chiếm được phần bánh thị trường lớn nhất. Nền
đại công nghiệp đã giúp đời sống của người dân được cải thiện nên hướng
sự quan tâm của họ đến những bậc cao hơn trong tiêu dùng. Đó cũng là một
lý do để doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào tài sản vô hình, nhằm mục tiêu
tận dụng nguồn cầu về hàng hoá có chất lượng tốt xã hội. Trong thời kỳ
này, nhà tư bản một mặt tập trung đầu tư và nâng cấp, cải tiến hệ thống

máy móc và mặt khác chăm lo quảng bá thương hiệu, uy tín, mối quan hệ
trên thị trường và liên tục tìm tòi cái mới để tạo nên những bước nhảy vọt
về giá trị tài sản vô hình. Có thể nhận thấy trong nền công nghiệp hiện đại,
trí thức sáng tạo đã có vai trò,vị trí hết sức quan trọng, tạo cơ hội mới cho
giới tri thức phát triển và là điều kiện cần thiết, cơ sở để đưa nền kinh tế tri
thức thế giới bước sang một trang mới: Thời kỳ hậu công nghiệp hay thời
kỳ của nền kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức là sự phát triển cao hơn của nền kinh tế Đại công
nghiệp. Nó ra đời khi mà những nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng cơ bản
không còn là nỗi lo, gánh nặng của người dân và khả năng sản xuất xã hội
đủ sức đáp ứng tối đa nhu cầu vật chất của xã hội, hướng sản xuất thời kỳ
này là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang lại sự thoải mái, tiện nghi do
người sử dụng và giải phóng tối đa sức người lao động.
Đầu tư vào tài sản hữu hình đã ở điểm bão hoà. Quá trình tái sản xuất
theo chiều rộng không còn mang lại hiệu quả vì về phía cung đã có được
những bước tiến trong thời kỳ trước. Đầu tư vào tài sản hữu hình bây giờ
phần lớn là đầu tư duy trì hoạt động sản xuất và đổi mới công nghệ.
Đầu tư vào tài sản vô hình phát triển trên hai mặt: tăng phần chất
xám trên mỗi đơn vị sản phẩm và quảng bá sản phẩm ra thị trường.
Xã hội trong thời đại tri thức đã được hưởng thụ một nền giáo dục
tiên tiến, văn hoá và thu nhập cao đã tạo nên nhu cầu tận hưởng cuộc sống
tiện nghi, đầy đủ, và thoải mái hơn. Để đáp ứng nhu cầu này của khách
hàng, không còn cách nào khác doanh nghiệp sẽ phải tập trung, thu hút
nguồn lực chất xám để đảm bảo sản phẩm cung ứng ra thị trường, để được
thị trường khó tính này chấp nhận.
Đầu tư bây giờ có thể chia làm ba lĩnh vực lớn: Đầu tư vào tài sản
hữu hình, đầu tư tăng tỉ lệ chất xám trên mỗi sản phẩm và đầu tư mở rộng
thị trường. Mặc dù đầu tư làm mở rộng thị trường và đầu tư làm tăng tỷ lệ
chất xám trong mỗi sản phẩm đều thuộc đầu tư vào tài sản vô hình nhưng
đầu tư phát triển, sử dụng nguồn chất xám lại là đặc trưng mới của nền kinh

tế tri thức. Vai trò, vị trí của nó đối với mỗi doanh nghiệp đều mang tính
quyết định sống còn nên nó càng cần được đặc biệt chú trọng.
18
5. Kết luận:
Ta thấy rằng hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô
hình có tầm quan trọng rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mỗi hoạt động đều có đóng
góp lớn vào sự thành công của doanh nghiêp, chúng có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Nếu doanh nghiệp xác định được một cơ cấu đầu tư hợp
lý, hướng đầu tư đúng đắn thì 2 bộ phận đầu tư này sẽ có tác dụng hỗ trợ,
thúc đẩy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với từng ngành, từng lĩnh vực, vai trò của từng hoạt
động đầu tư đối với các hoạt động đầu tư khác cũng như tác động của đầu
tư đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là rất khác nhau. Điều
đó đặt ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc xác định
một cơ cấu đầu tư hợp lý. Interband đã thực hiện một nghiên cứu và đưa
ra được mức độ của giá trị tài sản vô hình và giá trị nhãn hiệu đối với
từng hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Lĩnh vực mà tài sản vô hình cũng
như hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trò rất lớn đến giá trị
công ty là các sản phẩm cao cấp, thức ăn và nước uống, ô tô… Với những
loại sản phẩm này thì yếu tố tiên quyết để giúp doanh nghiệp thành công
là phải xây dựng được một thương hiệu mạnh. Ngược lại một số sản
phẩm như các loại mặt hàng thiết yếu thì doanh nghiệp nên đầu tư vào
máy móc thiết bị và kênh phân phối để có sản phẩm giá thành thấp và
được phân phối rộng.
Đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai mặt không thể
thiếu trong hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp. Hai mặt này liên hệ chặt
chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Khi doanh nghiệp muốn định

vị một sản phẩm cao cấp trên thị trường thì phải tập trung vào mua sắm
máy móc thiết bị phù hợp đồng thời phải tìm hiểu bí quyết công nghệ,
đào tạo cán bộ khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này, phải xác định
được khách hàng mục tiêu trên thị trường, tức là phải đầu tư vào nguồn
nhân lực để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cần
có các chiến lược Marketing như: đóng gói bao bì, quảng cáo, khuyến
mại, và xúc tiến bán cho phù hợp với nhãn hiệu đang được định vị, tức là
chúng ta phải đầu tư đồng bộ vào cả tài sản cố định hữu hình và tài sản vô
hình một cách hợp lý. Nếu không thực hiện được đồng bộ những công
việc nói trên, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn, nhãn hiệu bia Laser được
định vị là một sản phẩm cao cấp, được khách hàng chấp nhận là một sản
phẩm có chất lượng cao vì công ty đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động
quảng cáo, công nghệ, kĩ thuật sản xuất… Nhưng do sự đầu tư không hợp
lý đồng bộ vào kênh phân phối nên nhãn hiệu này đã thất bại trong quá
19
trình xâm nhập thị trường. Mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến
các vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như: nhãn hiệu hàng hoá, thương
hiệu… mà không chú ý một cách đúng mức đến tài sản hữu hình thì cũng
khó có thể thành công trong việc sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp
không thể thu được lợi nhuận cao nếu không có hệ thống máy móc, trang
thiết bị hiện đại với quy mô sản xuất và chi phí hợp lý. Chẳng hạn như
hãng café Trung Nguyên, một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong
nước và quốc tế nhưng trong những năm gần đây, do Trung Nguyên quá
chú trọng vào việc mở rộng thương hiệu thông qua hình thức nhượng
quyền thương hiệu mà không chú ý đến việc đầu tư vào chất lượng sản
phẩm. Việc mở rộng thương hiệu một cách tràn lan không đi kèm với
việc đầu tư vào tài sản hữu hình, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất
đã đặt ra nhiều khó khăn đối với Trung Nguyên trong thời gian sắp tới.
Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm thông

thường thì cũng phải có sự đầu tư thích hợp giữa tài sản vô hình và tài sản
hữu hình. Một sản phẩm bình dân thì không nên quá chú trọng đến việc
đầu tư vào công nghệ và thương hiệu. Trong trường hợp này doanh
nghiệp nên đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc thiết bị thể thu được
lợi thế theo quy mô. Sự đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sản
hữu hình một cách hợp lý, đồng bộ là điều tối quan trọng trong doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định đến sức sản xuất, sức tiêu thụ
và sự trưởng thành của doanh nghiệp. Tùy vào từng điều kiện cụ thế, tùy
vào cách thức xác định sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác
định chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình
trong doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu về mối liên hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư
vào tài sản hữu hình của mỗi doanh nghiệp ta thấy có một nét tương đồng
giữa doanh nghiệp với cá nhân mỗi con người. Mối liên hệ giữa tài sản hữu
hình, tài sản về chất xám và tài sản giúp chiếm lĩnh thị trường với cơ thể
con người, những yếu tố nuôi sống con người, trí tuệ và phần giá trị mang
tinh thần của con người đó. Một doanh nghiệp cũng giống như một con
người,chỉ phát triển khi cơ thể được vận hành tốt, khoẻ mạnh. Muốn trí tuệ
phát triển thì cơ thể đó cũng phải khoẻ mạnh, khoẻ mạnh để tạo nên sự
thoải mái và minh mẫn, là điều kiện cần của sự sáng tạo. Và “giá trị” của
mỗi con người cũng thường vượt qua ngoài những yếu tố về chiều cao, cân
nặng. Nó nằm ở vị thế của người đó trong xã hội, khả năng nắm và khống
chế của người đó đối với xã hội và đặc biệt là năng lực trí tuệ của người đó
so với xã hội. Đầu tư để phát triển một công ty cũng giống như đào tạo,
phát triển một con người. Nuôi dưỡng, giáo dục và sự vận động tương tác
giữa người đó với những cá nhân khác là những khía cạnh không thể tách
rời để biến một đứa trẻ thành một con người. Để có được những con người
theo đúng nghĩa đòi hỏi đầu tiên là phải có ba khía cạnh trên kết hợp lại.
20
Chương II: Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản

hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp
Việt Nam
I. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở các
nước trên thế giới:
Tài sản của doanh nghiệp có thể được chia thành 2 loại: tài sản hữu
hình – bao gồm nhà xưởng, máy móc, tài sản tài chính và cơ sở hạ tầng,
và tài sản vô hình – được tính từ nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật đến
các ý tưởng, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác có được
từ năng lực đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp. Theo truyền thống, tài
sản hữu hình là tài sản chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm
gần đây, tình hình đã thay đổi đáng kể. Các doanh nghiệp đang nhận ra
rằng tài sản vô hình trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình của
mình. Do thành quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự tăng
trưởng của nền công nghiệp dich vụ, các nhà xưởng và nhà máy lớn đang
dần được thay thế bởi các phần mềm và các ý tưởng đổi mới mạnh như là
phần thu nhập chính của phần lớn các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Do
đó, tài sản vô hình đóng vai trò trung tâm và doanh nghiệp cần tìm ra
cách thức sử dụng tốt nhất các tài sản vô hình của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, một trong những mục tiêu quan trọng
của các doanh nghiệp là phải làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệp
mình, giá trị này bao gồm cả giá trị của tài sản hữu hình và giá trị của tài
sản vô hình. Những năm 70 của thế kỷ XX, tỉ lệ trung bình giữa giá trị thị
trường (dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường) với giá trị sổ sách (dựa vào
bảng cân đối kế toán) của các công ty là 1/1, thì đến thời điểm hiện nay tỉ
lệ này đã lên đến 6/1. Điều đó chứng tỏ giá trị cuả các tài sản vô hình
chiếm một phần rất quan trọng trong các doanh nghiệp và con số này
ngày càng tăng lên. Vì vậy khi xem xét đánh giá một doanh nghiệp không
thể không đi vào đánh giá yếu tố vô hình trong đó. Thấy được tầm quan
trọng của các tài sản vô hình nhiều nước đã nhanh chóng tập trung mọi nỗ

lực đầu tư cho loại tài sản mới này.
Năm 1992, ở Hà Lan đầu tư vào tài sản vô hình chiếm 35% tổng
vốn đầu tư, còn tại Mĩ vốn đầu tư cho tài sản vô hình lớn hơn đầu tư vào
tài sản hữu hình. Ở Thuỵ Điển, nguồn đầu tư cho tài sản vô hình chiếm
20% GDP. Năm 2003, ở Nhật Bản, tài sản vô hình chiếm 45,2% giá trị
doanh nghiệp. Tài sản vô hình là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh
tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp.
21
Singapore tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tăng tính
cạnh tranh bằng ý tưởng sáng tạo và phát minh trên thị trường toàn cầu,
thúc đẩy kinh tế Singapore phát triển theo hướng phát minh sáng kiến.
Chính phủ Singapore giúp các công ty gắn kết với những viện nghiên
cứu, khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động R&D. Ngoài ra Singapore
chấp nhận nuôi dưỡng những sáng kiến phát minh của châu Á phù hợp
với sự phát triển chung toàn cầu
Trung Quốc phát triển kinh tế theo hướng chú trọng sáng tạo phát
minh. Trước đây, các chính sách hợp tác kinh tế thương mại của TQ chỉ
chú trọng chỉ số tăng trưởng GDP. Lâu ngày, chính sách này dẫn đến tình
trạng thiếu thốn công nghệ mới, tạo một lực cản lớn cho sự phát triển
kinh tế của TQ. Trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), 2/3 doanh nghiệp của TQ gặp khó khăn về kỹ thuật trong các hợp
đồng xuất khẩu. Yếu kém này khiến các doanh nghiệp TQ mất 20 tỉ USD
mỗi năm. Đã đến lúc TQ nâng cấp trình độ hợp tác kinh tế, ngoại thương
của mình, chuyển “sản xuất tại TQ” (made in China) sang “sáng chế tại
TQ” (created in China)
II. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở Việt
Nam:
1. Đầu tư vào tài sản hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình có vai trò vô cùng quan trọng đối với
nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo cách nói của C.Mac: tài sản cố định hữu hình với tư cách là công cụ
sản xuất là hệ thống “xương cốt và bắp thịt của sản xuất”. Tài sản cố định
hữu hình là “lực lượng vật chất” quyết định trình độ phát triển của nền
sản xuất xã hội. tài sản cố định hữu hình với tư cách là kết cấu hạ tầng
của sản xuất như đường xá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông
vận tải, điện, nước, thuỷ lợi, bưu điện, thông tin liên lạc… là điều kiện
cần thiết đối với quá trình sản xuất, quyết định thành bại của doanh
nghiệp.
1.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng là rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế, không có cơ sở hạ tầng thì không thể có điểm tựa cho nền kinh tế
được. Cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu đầu tiên cho việc xây dựng một
doanh nghiệp và là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt
động. Những năm gần đây, cùng với việc tăng trưởng nền kinh tế thì tốc
độ đô thị hóa xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nước ta cũng
22
tăng một cách nhanh chóng, bộ mặt đất nước cũng có những biến chuyển
rõ rệt
Năm 2005 2006 2007
Vốn đầu tư CSHT 3275 4023 4272
GTVT 1162 2201 2541
Trạm nước 240 355 235
Thoát nước đô thị 155 50 136
Sự nghiệp, nhà ở 890 663 222
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Nguồn: Niên giám thống kê
Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là cơ sở hạ tầng trong các doanh
nghiệp Việt Nam đang còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
tăng trưởng kinh tế trong các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển chưa
đồng bộ, không theo kịp nền kinh tế, không đáp ứng đủ nhu cầu tăng

trưởng kinh tế. Tại diễn đàn doanh nghiệp, đại diện các tổ chức, doanh
nghiệp quốc tế cho rằng, tăng trưởng khá mạnh mẽ và liên tục của VN
đang khiến cơ sở hạ tầng bị quá tải. Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt
động được thì trước tiên phải có một cơ sở hạ tầng vững chắc, đó là hệ
thống nhà xưởng và vật kiến trúc. Chọn được một địa điểm để xây dựng
nhà xưởng cũng là một vấn đề hết sức khó khăn khi mà xây dựng ở những
khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào thì lại khó khăn về hạ tầng và giao
thông. Còn ở những nơi giao thông thuận lợi thì vận chuyển nguyên vật
liệu lại xa. Hơn nữa việc đền bù giải phóng mặt bằng cũng còn nhiều nan
giải. Giá đất ở các đô thị và sắp trở thành đô thị của Việt Nam tương đương
với mức giá ở những khu vực tương tự ở Nhật Bản, một quần đảo đông dân
với thu nhập trung bình cao hơn Việt Nam tới 50 lần. Giá đất cao một cách
phi lý không chỉ dừng lại ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mà đã lan rộng ra
các tỉnh xung quanh. Đất của một dự án phát triển đô thị mới ở Thủ Dầu
Một (Bình Dương) hiện đã lên tới 26 triệu/m2. Ở một số tỉnh, hàng ngàn
héc-ta đất đã bị chuyển thành đất của khu công nghiệp mà trên thực tế gần
như còn trống trơn chưa có hoạt động gì. Giá đền bù cho người nông dân
thường quá thấp khiến họ không muốn bán đất cho các dự án công nghiệp.
Trên thực tế, một bộ phận nông dân Việt Nam đang phải đối đầu với cảnh
23
mất đất, trong khi tương lai nghèo vẫn hoàn nghèo vì họ không biết sẽ làm
gì sau khi mất đất
Giá đất tại một số khu đô thị mới ở miền Đông Nam Bộ
Hệ thống điện nước và cảng biển cũng gây không ít khó khăn.
Điện năng hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong các trung tâm công
nghiệp chủ chốt. Chi phí điện năng và viễn thông quá cao, thêm vào đó là
tình trạng thiếu điện nước vẫn xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng xấu
đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm nay có khá
nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau của Nhật đầu tư sang
VN, đặc biệt trong đó có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp cho các

công ty sản xuất lớn như ô tô, xe máy, máy móc thiết bị văn phòng Đại
diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại VN cho biết, thời gian tới,
sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư từ xứ sở mặt trời mọc đến với VN. Trong
bình chọn của các công ty Nhật về địa điểm đầu tư có triển vọng về trung
hạn, VN đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên,
hiện không ít nhà đầu tư Nhật rất lo lắng về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng
của VN, đặc biệt là vấn đề điện năng
Đặc biệt hạ tầng kỹ thuật của các cảng biển tại Việt Nam cũng còn
nhiều vấn đề đáng lo ngại. Theo nhận xét của các đại diện những tập đoàn,
cảng biển tại Việt Nam đang có dấu hiệu tắc nghẽn, nhất là tại khu vực
TP.HCM. Việc huy động vốn vào đầu tư các cảng biển hiện còn chậm trễ,
cụ thể là một số dự án như cảng Cái Lân, Sao Mai, Vân Phong Chính vì
vậy các cảng biển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa
24
cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển hạ tầng kỹ thuật,
không nên quá coi trọng về số lượng mà cần quan tâm đến hiệu quả của
các dự án. Các hạng mục hạ tầng phải bảo đảm sự kết nối, đáp ứng được
yêu cầu vận chuyển cũng như tiến độ, thời gian
Đầu tư CSHT nhiều khi bị phung phí hoặc là đối tượng của tham
nhũng. Ngay cả những dự án cấp thiết cũng thường bị chậm tiến độ so với
kế hoạch. Việt Nam cố gắng tìm kiếm sự bình đẳng trong phát triển giữa
các vùng miền, và vì vậy đầu tư rất nhiều cho các vùng kém phát triển. Tuy
nhiên, nhiều dự án như thế trên thực tế rất lãng phí và không hiệu quả.
Những chương trình như “Một triệu tấn đường” hay “đánh bắt cá xa bờ” và
phong trào xây dựng các khu công nghiệp, và mới đây là khu kinh tế mà
trên thực tế là không đem lại nhiều lợi ích cho người dân ở các khu vực
nông thôn, vốn là mục tiêu ban đầu của những dự án này. Đấy là chưa kể
tình trạng ô nhiễm tràn lan tới mức khó kiểm soát ở rất nhiều khu công
nghiệp hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất và mưu
sinh của người dân. Trong khi nguồn lục bị phung phí vào các dự án này

thì CSHT đô thị lại ít được đầu tư và đang xuống cấp nghiêm trọng, và
đang tiệm cận mức độ khủng hoảng
Những hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất ở VN đang bắt đầu đe dọa
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và cả xuất khẩu trong tương
lai. Các chuyên gia của các tổ chức quốc tế cho rằng, để giải quyết những
bất cập của cơ sở hạ tầng hiện nay, sự tham gia của khu vực tư nhân - cả
trong nước và nước ngoài - đang là sự cần thiết cấp bách, đặc biệt trong
lĩnh vực điện, viễn thông và cảng nước sâu. Đến nay ở VN có khoảng 60
dự án BOT hoặc các dự án có hình thức tương tự đầu tư vào các dự án cơ
sở hạ tầng với tổng vốn đăng ký là 44.610 tỷ đồng, trong đó có 43 dự án
xây dựng công trình giao thông. Tuy nhiên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài mới có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chính
viễn thông. Từ các số liệu này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao
Viết Sinh cho rằng, mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào đầu tư toàn
xã hội nói chung, vào cơ sở hạ tầng nói riêng chưa tương xứng với nhu
cầu và tiềm năng của khu vực kinh tế năng động và có tiềm năng này.
Ông Joshua Magennis, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công
nghiệp Australia tại VN phàn nàn, trong khi Chính phủ VN vẫn thường
xuyên kêu gọi đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật của
VN quy định về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chỉ được xây dựng một
cách chậm chạp và việc thực hiện và mong muốn thực sự cho phép đầu tư
của tư nhân và nước ngoài vào cơ sở hạ tầng vẫn còn vắng bóng. Vì vậy
sự cần thiết phải huy động nguồn vốn mới bởi hiện nay nguồn tài chính
quốc tế tài trợ gần 40% đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Khi Việt Nam
giàu mạnh, hỗ trợ từ nguồn này sẽ đóng vai trò thứ yếu
25

×