Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

đầu tư gián tiếp nước ngoài tại việt nam - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.03 KB, 25 trang )



***
(Font Times New Roman, size 17)



 !"#$%&
'#()"!"
*+
,-
./0.,12

TP Hà Nội , tháng 11 năm 2012.
34567*+
8

9:; %88#
<
=
>
?
@
A
B
C
D
<E
Contents
Lời mở đầu
Thế giới đang trên xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển đã làm tạo động lực


thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và đầu tư quốc tế nói riêng phát triển
khá mạnh mẽ. Các nguồn đầu tư sẽ giúp cho các nước có điều kiện phát triển kinh
tế, đổi mới khoa học- công nghệ, đặc biệt là đối với các nước đang và chậm phát
triển trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư gián tiếp
vào thị Việt Nam đều tăng , đặc biệt là hình thức tín dụng quốc đặc biệt ODA. Nếu
biết tận dụng nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ quốc tế này,chúng ta có thể rút ngắn
được thời gian phát triển nền kinh tế nhưng bên cạnh đó việc sử dụng không hợp lí
cũng sẽ tạo ra một gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế trong tương lai. Qua các năm
gần đây, nước ta cơ bản đã sử dụng rất tốt nguồn lực đầu tư gián tiếp, tạo ra lợi ích
vô cùng to lớn nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân, giúp nền kinh
tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Bên cạnh những điểm tích cực đó , chúng ta
cũng không thể không thừa nhận các mặt còn hạn chế trong trong công tác thu hút,
quản lí nguồn vốn đầu tư gián tiếp này. Nhận thấy được tính chất quan trọng trong
thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư gián tiếp hiện nay , nhóm chúng
em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài : FG7;HI:0J0-6-K74L
0MNJOP;.06;0Q-.,7L0R#0M;4+ST
Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu tổng quan về thực trạng việc đầu tư gián tiếp các
nguồn từ nước ngoài vào Việt Nam qua 2 kênh chính là ODA và vay vốn tín dụng
thương mại
Đồng thời đề tài đi sâu nghiên cứu về những mặt tích cực và tiêu cực trong việc sử
dụng nguồn vốn hiện nay của nước ta.
Cuối cùng là đề suất các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thu hút
cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư gán tiếp từ quốc tế.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bài tiểu luận bao gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng FII tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao việc thu hút và sử dụng hiệu quả FII tại Việt
Nam
Chương 1: Tổng quan về tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài
tại Việt Nam

1.1. 600M+
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế trong đó các chủ đầu tư nước ngoài
đầu tư vốn nhưng không tham gia trực tiếp vào việc điều hành quản lí đối tượng
đầu tư. Nhà đầu tư thu lợi nhuận thông qua thu nhập của chủ khoản hoặc lãi suất
của số tiền cho vay. Mục đích chính của nhà đầu tư là lãi suất cổ tức chứ không
quan tâm đến quá trình quản lí doanh nghiệp.
1.2. "KULI0
1.2.1. P;.7VWL6
Chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty , các tổ chức phát
hành ở nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không
nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán.
Phương cách đầu tư: Mua cổ phiếu , trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác.
+Cổ phiếu : khống chế tỉ lệ góp vốn ở mức nhất định.
+Trái phiếu : Nhà đầu tư trở thành chủ nợ không có quyền tham gia quản lí công ty
và hưởng thu nhập dưới lãi suất nhất định.
1.2.2. P;.1.,01I7L:4X;Y1ZN[7;Q
Chủ đầu tư cho nước ngoài vay vốn và thu lợi nhuận từ số tiền cho vay
\7O0]+
+ Vốn đầu tư chủ yếu dưới dạng tiền tệ
+ Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp sử dụng nguồn vốn đầu tư.Nước tiếp
nhận hoàn toàn chủ động sử dụng nguồn vốn theo mục đích của mình .
+ Chủ đầu tư có thu nhập ổn định thông qua số tiền cho vay không phụ thuộc vào
kết quả hoạt động đầu tư của nước tiếp nhận.
1.2.3. 3^;V7;Y1ZN[7;QO\7_0M;
ODA( Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức ): Là các
khoản viện trợ hoàn lai, không hoàn lại, tín dụng ưu đãi đặc biệt mà các nước, các
tổ chức dành cho các nước đang và chậm phát triển.
"KULI0
+ODA không hoàn lại: bên nhận vốn không phải hoàn lại vốn, thực hiện các dự án
theo sự thỏa thuận trước giữa các bên .

+ODA có hoàn lại: cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời gian hoàn trả thích hợp.
+ODA cho vay hỗn hợp : kết hợp ODA hoàn lại và không hoàn lại , có thể 1 phần
là tín dụng thương mại.
1.3. :.`7O0]+7a4b
1.3.1. O0]+
-FII có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp, dễ chuyển nhượng.
-FII mang tính chất bất ổn định và dễ bị đảo ngược.Tính bất ổn trong một giới hạn
nào đó có thể là có lợi khi nó cung cấp những cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao
hoặc những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá.Những cơ hội này sẽ thu hút các nhà
đầu tư và khiến thị trường tài chính nội địa hoạt động hiệu quả hơn.
-FII khi đầu tư sẽ mang lại những tác động tích cực.Ví dụ như: tăng vốn trên thị
trường nội địa,thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội điạ…
1.3.2. .`7O0]+
- Có nhiều tác động đối với nền kinh tế như tỷ giá hối đoái, lạm phát…
-Sự tăng mạnh mẽ của dòng vốn FII sẽ khiến cho nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng
phát triển quá nóng (kinh tế bong bóng), sự di chuyển quá mức của dòng vốn FII sẽ
khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải
các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài của nền kinh tế.
1.3.3. Y7c-;0Q;7a4:0M7;d;:[b;I0#0M;4+T
-Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt là những nước đang và chậm phát triển,
trong đó có Việt Nam. Nguồn FII có tác động kích thích thị trường tài chính phát
triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới, có tác động thúc
đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
-Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để
thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn
đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng
_.,7L;0MWQ;7cI;PW0;Q:I;Pefg0
<

h;d7OiW0;Q
Oc; nước phát triển, giảm tỷ lệ đói nghèo thông qua các dự án tạo công ăn việc làm
cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân về y tế, giáo dục…
1 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM, tnamembassy-
austria.org/vi/nr070521170205/news_object_view?newsPath=/vnemb.vn/ng_kinhte/ns071024162605
-Hơn nữa, FII còn cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp trong nước thông qua thị
trường huy động vốn (thị trường chứng khoáng), giúp doanh nghiệp có vốn đổi
mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như
thế giới.
Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động
vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định, tương xứng với tiềm
năng của đất nước, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng
lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là
vấn đề cần được quan tâm.
Chương 2: Thực trạng của FII tại Việt Nam
2.1. %g;5[:cOj:j;d;b7a4+g;5[.,7;H;Q0,0T
-Các nước còn chưa có định hướng rõ ràng về dòng vốn FII, chính sách chưa đồng
bộ nhằm thu hút và quản lý một cách hiệu quả vốn FII.
-Việc phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý
nhà nước trong công tác quản lý vốn FII còn chưa hợp lý. Chưa có sự phân định rõ
ràng giữa hoạt động quản lý, giám sát hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
và hoạt động quản lý dòng vốn và phối hợp, chia sẻ thông tin trong quản lý vốn FII
đã hạn chế đến việc tham vấn, hoạch định chính sách vĩ mô để điều tiết các dòng
vốn này cũng như hoạt động TTCK.
- Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý
của các quốc gia đang phát triển vẫn còn hạn chế.
- Thị trường tài chính chưa phát triển, còn thiếu tính đồng bộ và yếu tố phát triển
bền vững. Đây vừa là nguyên nhân, vừa là hạn chế trong việc thu hút dòng vốn FII
cũng như duy trì sự ổn định của dòng vốn này của các quốc gia. Một khi thị trường
tài chính phát triển, minh bạch, sản phẩm tài chính đa dạng, cơ chế xác định giá

chứng khoán vận hành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh, đảm bảo sự hợp lý
trong giá chứng khoán thì đây là những yếu tố quan trọng đảm bảo dòng vốn FII
ổn định, giảm thiểu nguy cơ đào thoát vốn.
2.2. G7;HI:jb7a4#;HLkl+POK
2.2.1. G7;HIb:L;m;H./7VWL6#0M;4+T
Thị trường chứng khoán là một trong những kênh quan trọng để các doanh nghiệp
có thể tiếp cận nguồn vồn dễ dàng, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công
nghệ, nhất là thời điểm thiếu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay do nền
kinh tế còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng năm 2008. Đặc biệt là các khoản huy
động vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thị trường này. Giá trị danh
mục đầu tư hiện thời vào cuối năm 2010 của nhà đầu tư nước ngoài vào khoảng 6,5
tỷ USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư chiếm khoảng 78,2%,
trái phiếu khoảng 10% và giá trị số dư tiền gửi khoảng 5,3%.
2
Những thực trạng dễ nhận thấy của thị trường chứng khoán Việt Nam:
Thị trường tăng đột biến nhưng hàm chứa nhiều nguy cơ. Chúng ta biết rằng
TTCK một thời gian dài sau khi thành lập được rất ít nhà đầu tư quan tâm. Với
thực trạng đó Nhà nước có chủ trương khuyến khích mở rộng TTCK bằng việc ban
hành chính sách và tạo cơ chế cho thị trường này hoạt động tốt hơn. Các quỹ đầu
tư chứng khoán đã được hình thành và tham gia thị trường. Các nhà đầu tư nước
ngoài cũng được giao dịch chứng khoán thuận lợi. Điều đó đã làm nhu cầu cổ
phiếu thường xuyên tăng lên. Mặt khác về phía cung, mới có một số ít doanh
nghiệp có cổ phiếu trên sàn giao dịch và giai đoạn đầu giao dịch gặp khó khăn. Số
cổ phiếu bán ra công chúng có mức độ, phần lớn số cổ phiếu được phân phối trong
nội bộ công ty. Với tư tưởng đó các doanh nghiệp đã xác định mệnh giá thấp hơn
giá trị thực của nó, người sở hữu chứng khoán sẽ có lợi. Nhu cầu chứng khoán tăng
lên. Khi cầu vượt cung thì giá cổ phiếu trên thị trường cũng vượt mệnh giá cổ
phiếu và vượt giá trị của nó. Nạn lạm phát chứng khoán. Khi giá cổ phiếu liên tục
tăng lên, cổ phiếu các doanh nghiệp được giao dịch hết. Doanh nghiệp huy động
vốn một cách nhanh chóng và dễ dàng, đó cũng là cơ hội thuận lợi hiếm hoi đối

với doanh nghiệp. Thực trạng này đã thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát hành cổ
phiếu nhiều hơn, mở rộng việc huy động vốn. Thực tế trên TTCK nước ta trong
thời gian qua có rất nhiều công ty phát hành cổ phiếu đợt 2, đợt 3 Số cổ phiếu
phát hành trong những đợt này đều không đại biểu cho lượng giá trị tài sản nào,
2 TS Nguyễn Sơn, Quản ký dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại thị trường Việt Nam
bởi lẽ giá trị công ty không được xác định lại. Giá trị tài sản mà cổ phiếu đại biểu
giai đoạn sau này đã giảm đi nhiều lần so với cổ phiếu giai đoạn đầu. Mệnh giá cổ
phiếu chỉ còn là cái vỏ bề ngoài và giá cổ phiếu giảm liên tục theo giá trị thực của
nó. Các nhà đầu tư có tâm lý hoang mang và nghi ngờ TTCK, tìm cách thu hồi
vốn. Họ tìm cách để bán cổ phiếu ra, hạn chế mua vào, xu thế này đã làm giá cổ
phiếu giảm và không ổn định (hiện tương này diễn ra trong giai đoạn năm 2007),
làm giảm thu hút vốn đầu tư FII nước ngoài qua thị trường chứng khoán.
Nhìn chung, diễn biến dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2010 không mấy
phức tạp, tổng lượng vốn vào ra, kết dư thuần trên 1,1 tỷ USD cho thấy dòng vốn
nước ngoài đang có xu hướng vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, xét tương quan với
dòng vốn vào các quốc gia trong khu vực Đông Á thì dòng chảy vào Việt Nam khá
thấp.
Với những biến động của kinh tế vĩ mô trong năm 2011 cho thấy TTCK Việt Nam
năm 2011 sẽ có nhiều khó khăn nhất định do các nhà đầu tư lo ngại từ các chính
sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam (đặc biệt là chính sách tiền tệ) trong cộng đồng
nhà đầu tư nước ngoài khá lớn. (Đặc biệt là trong 2 tháng đầu năm 2011 khi
NHTW thực hiện chính sách phá giá VND so với USD thì lượng tài sản đầu tư
“mất đi” của các quỹ đầu tư ước tính khoảng 324 triệu USD) → mất đi tính hấp
dẫn của giới đầu tư nước ngoài về thị trường này.
Một vấn đề lo ngại khác tác động tới tâm lý nhà đầu tư nước ngoài đó là yếu tố lạm
phát và thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, trong điều
kiện dự trữ ngoại hối mỏng (nếu xem xét trên số tuần nhập khẩu thì hiện nay quá
thấp) gây bất ổn cho khu vực doanh nghiệp (đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu của VN
chiếm tỷ trong khoảng 70% vào tăng trưởng GDP). Vì vậy, dòng vốn đầu tư nước
ngoài FII qua thị trường chứng khoán cũng giảm đi.

TTCK Việt Nam còn non trẻ và có rủi ro cao, do rủi ro chính sách, sự thiếu minh
bạch của các công ty niêm yết và tính thanh khoản thấp. Từ nay đến cuối năm
2012, tình hình vĩ mô của Việt Nam có vài dấu hiệu cải thiện đáng kể, vì lạm phát
và các mức lãi suất sẽ xuống nhiều hơn so với năm trước. Thế nhưng, tăng trưởng
kinh tế còn yếu, bởi doanh thu và lợi nhuận của đa số DN tiếp tục giảm, nhu cầu
tiêu thụ của người dân chưa tăng trở lại. Điều này dẫn đến lượng hàng tồn kho còn
cao, khối lượng sản xuất giảm xuống làm cho thị trường chứng khoán, kênh huy
động vốn cho các doanh nghiệp này không mấy khả quan.
NHNN vẫn chưa xử lý được vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Điều này
tiếp tục gây khó khăn cho các DN về tiếp cận vốn, nên kết quả sản xuất - kinh
doanh chưa dễ được cải thiện, nếu không muốn nói là sẽ xuất hiện thêm những DN
thuộc một số nhóm ngành đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản.
Thị trường, cộng đồng NĐT trong và ngoài nước nhận thấy còn ít tiến bộ trong cải
cách DNNN. Khi tiến trình này tiếp tục diễn ra chậm, thì không chỉ khó có thêm
các DN niêm yết, mà còn khiến NĐT chưa thể lạc quan về việc các nguồn lực của
nền kinh tế được phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn.
→ Chính vì những khó khăn đó, hiện nay, việc huy động vốn thông qua thị trường
chứng khoán của các công ty và ngân hàng tại Việt Nam từ nước ngoài cũng như
trong nước hết sức khó khăn do nợ xấu, kinh doanh kém hiệu quả, làm giảm thu
hút vốn đặc biệt là nguồn vốn từ nước ngoài. Nhìn chung, giá cổ phiếu của những
công ty, tổ chức này đang hạ, bấp bênh, và diễn biến khá phức tạp trong thời gian
tới.
2.2.2. G7;HI;HL:0M7;d;:5n1Z3;I0#0M;4+
=T=T=T<TG7;HI:jOg:[37a4#0M;4+
Nhận thức được rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài,
chính phủ Việt Nam luôn luôn coi trọng và quan tâm đến việc huy động các nguồn
ODA. Trước hết, để duy trì lòng tin đối với các nhà tài trợ nhằm duy trì các nguồn
cung cấp ODA, chính phủ Việt Nam đã tạo ra một khung pháp lý cho việc khai
thác và sử dụng nguồn vốn ODA thông qua việc ban hành các chính sách và các
văn bản pháp lý điều tiết các hoạt động liên quan đến ODA.

Kể từ năm 1993 khi Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tố chức tài
chính quốc tế, các nhà tài trợ đã ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và
có những động thái hợp tác tích cực với Chính Phủ Việt Nam trong vấn đề này.
Thời gian qua,Chính phủ Việt Nam dã rất chú trọng công tác thông tin ra bên
ngoài,tạo điều kiện cho thế giới biết và hiểu nhiều hơn về Việt Nam,phát triển
mạnh mẽ các quan hệ song phương và đa phương,hoàn thiện dần thể chế pháp lý
về ODA
Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạt những kế
quả quan trọng.Từ 1993 đến 2005,Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 50 nhà tài trợ
song phương và đa phương cùng 350 tổ chức Chính phủ với hơn 1500 chương
trình dự án.Tình hình của khu vực công nói chung và nợ ODA nói riêng trong giai
đoạn 2002-2006(số liệu cuối năm) được phản ánh qua bảng sau:
oJ^^`37a4#0M;4+040OLI=EE=&=EEA
Chỉ tiêu
ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006
1-GDP Tỷ.Đ 535762 613443 715307 839211 974266
2-Tổng nợ công
a-Nợ trong nước
b-Nợ nước ngoài
Trong đó:nợ ODA
Nợ ODA quy đổi
nội tệ
Tỷ.Đ
Tỷ.Đ
Tỷ.Đ
Tỷ.Đ
Triệu.U
SD
179100
34728

144372
133173
8683
249419
71829
177590
166191
10652
311834
99572
212262
198305
12617
365229
139843
225386
200044
12611
359599
108477
251122
223497
13921
2-Cơ cấu ODA
theo chủ theo chủ
thể cho vay
a-Chính phủ
-Nhật Bản
-Pháp
-LB Nga

-Khác
b-TC Tài chính
quốc tế
-ADB
-IDA
-IMF
Khác
%
61,91
30,78
4,99
13,56
12,59
38,08
12,86
19,80
4,18
1,24
56,62
33,03
5,95
6,22
11,42
43,38
14,48
24,26
3,21
1,43
56,18
34,06

6,08
5,15
10,89
43,82
14,52
25,38
2,26
1,66
54,54
32,69
5,60
5,31
10,94
45,45
14,75
26,81
1,75
2,14
54,45
33,80
5,86
4,76
10,03
45,55
15,01
26,83
1,41
2,30
3-Cơ cấu ODA
theo lãi suất

-Từ 0-2,99%
-Từ 3%-10%
%
75,36
24,64
82,44
17,56
84,16
15,84
79,54
20,46
81,35
18,65
4-Tỷ trọng trên
GDP
-Của nợ công
-Của nợ ODA
%
33,43
24,86
40,66
27,09
43,59
2 7,72
43,52
23,84
36,91
22,94
(Số liệu xử lý lại từ các nguồn:Bulletin External Debt của Bộ Tài Chính 2007,Đề
án “hoàn thiện khuôn khổ thể chế quản lý nợ của Việt Nam” của Bộ Tài Chính

2008)
Trong giai đoạn 2002-2006,bình quân hằng năm nợ ODA tăng 12,53%,trong khi
đó tốc độ tăng tương ứng của GDP(theo giá thực tế) là 16,13%,nên tỷ trọng nợ
ODA/GDP giảm dần,đến cuối năm 2006 tỷ trọng này gần 23% nằm trong giới hạn
tỷ lệ nợ an toàn cho phép của quốc gia.Trong các Chính phủ tài trợ ODA,Nhật
Bản,Cộng hòa Pháp và Liên Bang Nga là nhiều nhất,đặc biệt là Chính phủ Nhật
Bản.Trong các Tổ chức tài chính quốc tế,IDA(International Development
Associtation) và ADB(Asian Development Bank) cho Việt Nam vay nhiều nhất.Vì
vậy, hơn 80% nguồn vay nợ ODA chỉ phải chịu mức lãi suất dưới 3%/năm.Tình
hình vận động ODA trong 2 năm 2007,2008 có chiều hướng khả quan. Riêng trong
6 tháng đầu năm 2008, ký kết được 1,92 tỷ USD và giải ngân được 754 triệu USD
3
Trong việc thu hút và quản lý ODA, Việt Nam có được những thành công cơ bản
sau:
- Đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn, với chi phí thấp nhất cho đầu tư
phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng chiến lược phát triển
kinh tế xã hội; đảm bảo quản lý phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả, giảm
thiểu rủi ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia, đảm bảo an toàn nợ và
an ninh tài chính quốc gia; tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về tổng thể đã có sự phân công tương đối rõ ràng giữa các cấp bộ, ngành
trong vấn đề quản lý ODA.
- Các khoản nợ nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ ODA nói riêng hiện tại
đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép; có lãi suất, thời hạn và đồng tiền
vay hợp lí.
I7Q
• Tình hình thực hiện các dự án (DA) thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ
tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy, thời gian
hoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư
thực tế thường tăng hơn so với dự kiến và cam kết; đồng thời cũng làm giảm
tính hiệu quả của DA khi đi vào vận hành khai thác.

3 Tạp chí khoa học và công nghệ,ĐH Đà Nẵng –Số 2(31)-2009
• Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiều
hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu
quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngõ, ngoại trừ các DA vay lại và đang
trong thời gian trả nợ. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công
trình (mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả
sau đầu tư một khi công trình được đưa vào vận hành khai thác. Quan điểm
và cách làm này gây khó khăn cho việc đánh giá, định hướng đầu tư từ
nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của những bộ phận
liên quan.
• Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo Bộ Tài
chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3%
sử dụng hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách
thức của nhà tài trợ. Vì vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ
thống thủ tục, một thủ tục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ
tục với nhà tài trợ làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, gia tăng chi phí (chi
phí chuẩn bị DA, tăng chi phí đầu tư do lạm pháp bởi thời gian kéo dài) tăng
khả năng rủi ro vì có thể bị lợi dụng cho các hoạt động phi pháp.
• Vấn đề quản lý nguồn vốn ODA tránh thất thoát và lãng phí cũng là điều
phải đặc biệt quan tâm, một số trường hợp như PMU18 và gần đây là DA
Đại lộ Đông Tây v.v… khiến cho công luận và Quốc hội đặc biệt quan ngại
về việc quản lý chặt chẽ đồng vốn ODA và hiệu quả của nguồn tài trợ này,
đòi hỏi Chính phủ cần phải có ngay những giải pháp triệt để.
2.2.2.2. G7;HI5n1Z:[37a4#0M;4+
Giải ngân ODA: Tình hình giải ngân là biểu hiện bước đầu hiệu quả của
nguồn vốn ODA. Tổng mức giải ngân đã tăng đều từ 0,413 tỷ USD năm
1993 đến 1,452 tỷ USD năm 1999. Số vốn ODA cam kết nói trên được giải
ngân dựa trên tình hình thực hiện các chương trình và dự án được ký kết
giữa chính phủ và các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến nay, chính phủ Việt
Nam và các nhà tài trợ đã ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với tổng

số vốn đạt 35,217 tỷ USD, chiếm 82,98% tổng vốn ODA cam kết trong thời
kỳ này, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm 80%, vốn ODA không hoàn lại
chiếm 20. Giải ngân vốn ODA hai tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 125
triệu USD, bằng 5,2% kế hoạch năm, bao gồm: vốn vay đạt 98 triệu
USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 27 triệu.
Có thể nhận thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA có những
cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm.Tuy nhiên,mức
giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới
và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể:
Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỷ lệ giải
ngân
1993-
1995
6,01 4,03 1,875 0,31
1996-
2000
11,53 8,45 6,142 0,53
2001-
2005
13,03 10,16 8,06 0,62
2006-
2009
5,28 2,5 0,42
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành,lĩnh vực
và vùng lãnh thổ đề ra định hướng chiến lược,chính sách và lĩnh vực ưu tiên
sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ.
-Năm lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 2001-2008 bao
gồm :
+Phát triển nồn nghiệp và nông thôn kết hợp với xóa đói, giảm nghèo;

+Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại;
+Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội(y tế,giáo dục và đào tạo,dân số….);
+Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
+Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực,chuyển giao
công nghệ,năng cao năng lực nghiên cứu và triển khai;
Nguồn:Vụ kế hoạch và Bộ GTVT 2008
-Trong cả giai đoạn 1993-2007,vốn ODA được tập trung nhiều nhất cho phát
triển liên vùng (40%),tiếp đó là cho vùng Đông Nam Bộ (13%) và Đồng
bằng Sông Hồng (12%). Tây Bắc (1%),Bắc Trung Bộ,Duyên hải miền Trung
(5%) và Tây Nguyên (6%) là những vùng tiếp nhận thấp nhất.
0MNJ+4UI0
- ODA làm thay đổi đáng kể bộ mặt cơ sở hạ tầng kinh tế. Cũng giống như
nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam thường nhận nhiều ODA nhằm
mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận
tải, truyền thông và năng lượng. Hơn 4,5 tỷ USD cùng với 101 dự án mà do
Trung ương quản lý đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao
thông vận tải, chủ yếu tập trung cho đường bộ, đường biển và giao thông
nông thôn. Nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành điện với tổng cam kết cho đến
năm 2003 lên đến USD với 3,7 tỷ USD với 7 nhà may điện lớn: Phú Mỹ 1,
Phú Mỹ 2, Hàm Thuận- Đa Mi, sông Hinh, Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc.
- Nguồn vốn ODA góp phần quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
Tổng nguồn ODA dành cho đào tạo và giáo dục ước tình khoảng 550 triệu
USD, chiếm 8,5-10% tổng chi phí cho ngành Giáo dục và đào tạo của đất
nước. Ngoài ra, ODA còn góp phần vào các chương trình mang tính xã hội
cao như: Chương trình nước sạch nông thôn, Phòng chống ma tuy, dân số
phát triển vv
- ODA góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm
nghèo.
#cOj
- Tuy nhiên, hiện nay, tình hình sử dụng vồn ODA của Việt Nam cũng chưa

được hiệu quả lắm.
- Xuất hiện nhiều trường hợp thất thoát, lãng phí vốn, tham nhũng, nguy cơ nợ
tiềm ẩn khó trả trong tương lai.
- Không những vậy, việc sử dụng ODA của Việt Nam còn nhiều bất cập.
- Nhiều dự án đầu tư dàn trải, cũng như không phân phối công trình đảm bảo
tính bền vững của kinh tế đất nước( vùng sâu, vùng xa ít được đầu tư-mất
công bằng về xã hội ).
- Trong các thủ tục hành chính và quản lý vốn yếu kém dẫn đến nguồn ODA
vào nước ta cũng còn thấp so với các nước trong khu vực và kỳ vọng mà
nước ta đã đề ra.
Sau đây xin đưa ra một số nguyên nhân cơ bản:
• Tình hình thực hiện các dự án có sử dụng vốn ODA bị chậm ở nhiều khâu
do thủ tục, cơ chế quá rườm rà và chưa có hệ thống tiêu chí phân công trách
nhiệm của các cơ quan một cách rõ ràng.
• Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA chưa đầy đủ, chỉ mới dựa trên
mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện dự án mà không xét đến hiệu quả sau
khi đã hoàn thành dẫn đến sự thiếu trách nhiệm của các bên liên quan.
• Quy trình, thủ tục và sử dụng vốn ODA chưa rõ ràng và thiếu minh bạch,thi
hành văn bản pháp lý không nghiêm túc gây mất lòng tin nơi đối tác cung
cấp vốn ODA cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
• Chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác theo dõi, quản lí các dự án
ODA, thiếu chế tài về báo cáo, thanh quyết toán tài chính.
• Trình độ quản lý vốn, dự án của cán bộ trong nước còn nhiều hạn chế.
Chương 3: Giải pháp
3.1. 0J0-6-;l7./;d;:5n1Z7*0MNJp:[OP;.
06;0Q-bR#0M;4+T
Đối với nhiều nước đang phát triển trên thế gới như Việt Nam, FII chiếm khoảng
30 – 40% mà ở Việt Nam nó chỉ chiếm chưa đến 5% lượng vốn cần có của nền
kinh tế để phát triển kinh tế. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất thuận lợi
để thu hút rất nhiều đầu tư nước ngoài FII phục vụ mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên để

tận dụng được những cơ hội đang có cần có biện pháp của chính phủ và những nỗ
lực từ phía doanh nghiệp trong cả việc thu hút được nhiều vốn và sử dụng có hiệu
quả. Vì vậy trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế này chúng ta cần tính đến những
giải pháp trong tương lai để có thể gia tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp, giảm trừ
những tác động tiêu cực từ nguồn vốn này đồng thời tận dụng và sử dụng chúng
thực sự có hiệu quả.
3.1.1. 67_0M-6-q+;l7./;d;:[b
 Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý minh bạch hơn , đơn giản hóa
quy chế, có các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành để tạo môi trường
thông thoáng và khuôn khổ pháp lý ổn định cho các hoạt động của thị
trường vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các
kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài tham gia góp phần cho sự phát triển của
các doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích phát triển các công ty quản lý
quỹ.
 Chú trọng và chủ động hơn nữa trong việc tăng cường tiếp thị , quảng bá
hình ảnh đất nước, môi trường đầu tư thuận lợi, tiềm năng và lợi thế của
Việt Nam đến bạn bè quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt về thu
hút vốn đầu tư. Đồng thời sớm hình thành các khuôn khổ pháp lý thuận
lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn bên ngoài
thông qua việc niêm yết chứng khoán ở nước ngoài.
 Có biện pháp kiểm soát an ninh tài chính, thực hiện các biện pháp quản
lý các dòng vốn phù hợp. Áp dụng hiệu quả và hợp lý chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa của chính phủ với chính sách thu hút vốn đầu tư
nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tài chính , các ngân
hàng, thị trường chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn đảm bảo
sự vững chắc của hệ thống tài chính của nước ta tạo dựng lòng tin đối với
các nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước.
 Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư , quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư khi mở rộng quan hệ hỗ trợ
vốn cho nước ta. Đồng thời cần có những thông tin chính xác và minh

bạch về dự án để thông báo, báo cáo định kì cho nhà đầu tư, tài trợ vốn
ODA cho mình, củng cố niềm tin cho nhà tài trợ.
3.1.2. 67_0M-6-K74L0MNJ5n1Zp:[bT
 Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa và xác định đúng, chính xác thứ tự ưu
tiên phân bổ nguồn vốn ODA sao cho đạt hiệu quả nhất trong việc sử
dụng vốn. các ngành , các địa phương cùng các đơn vị sử dụng vốn
ODA cần có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả tránh tham ô, lãng phí. Các
dự án cần tập trung phát huy nguồn lực, lợi thế sẵn có của địa phương,
nơi triển khai dự án. Cần nghiên cứu kỹ nguồn lực lợi thế của địa phương
để cùng với nguồn vốn được đầu tư phát huy tốt nhất hiệu quả sử dụng
vốn và tránh gặp những khó khăn, ngưng trệ trong tiến trình dự án tránh
lãng phí.
 Xác định được nghĩa vụ trả nợ, chịu trách nhiệm trong quá trình sử dụng
vốn ODA, đặt lợi ích quốc gia, thế hệ mai sau của chúng ta lên đầu, vì
nguồn vốn ODA có thời gian trả nợ dài, dễ gây tâm lý chủ quan trong
chọn phương án sử dụng vốn, gây tình trạng thất thoát, lãng phí, gây nợ
dài hạn, sử dụng vốn kém hiệuquả và thế hệ sau là những người phải
gánh vác món nợ này.
 Cần chú trọng xây dựng hệ thống đánh giá theo dõi không chỉ tiến độ của
dự án mà cả chất lượng của công trình dự án để có một đánh giá khách
quan và chính xác hơn nữa về tình hình sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
hay không để kịp thời giải quyết và điều chỉnh, tránh lãng phí , tránh
tham ô.
 Giám sát dự án chặt chẽ và định tính khả thi cũng như hiệu quả trước khi
đầu tư để tránh gánh nặng trả nợ về sau.
 Mở rộng đối tượng của nguồn vốn ODA. Hiện nay nguồn vốn ODA chủ
yếu sử dụng cho khu vực quốc doanh, thuộc sở hữu nhà nước mà chưa có
sự quan tâm đúng mức đến khu vực tư nhân, họ chỉ mới tiếp cân nguồn
vốn ở tư cách nhà thầu. Nhưng thực tế hiện nay ở nước ta cho thấy rằng
các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả hơn doanh nghiệp tư

nhân rất nhiều, vì vậy chính phủ cần có chính sách quan tâm đến doanh
nghiệp tư nhân để họ có thể tiếp cận nguồn vốn này để nguồn vốn này
thực sự đạt hiệu quả.
 Đối với các doanh nghiệp cần minh bạch công khai kết quả kinh doanh
của công ty đến nhà đầu tư, thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các doanh nghiệp chưa cổ phần thì nhanh chóng cổ phần hóa , niêm yết
chứng khoán trên thị trường, nâng cao năng lực quản lý. Đào tọa nguồn
nhân lực chất lượng cao đưa ra các chiến lược kinh doanh có tiềm năng
để thu hút vốn, đồng thời đưa ra chính sách chi trả cổ tức hợp lý.
Kết Luận
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII là một trong những nguồn lực đáng kể
giúp nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như đảm bảo
quy mô vốn cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh. Chính vì vậy, cũng với
nguồn FDI thì FII cũng đang được nhà nước ta quan tâm thu hút để thúc đẩy kinh
tế đất nước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nguồn FII cũng còn tồn tại nhiều
bất cập trong khâu thu hút cũng như quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực này ở
nước ta hiện nay.Nếu không sử dụng hiệu quả thì sẽ gây ra sự xáo trộn thị trường,
xuất hiện nhiều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế (thị trường chứng khoán), gây ra
gánh nặng nợ nần trong tương lai đối vối nguồn ODA. Do đó, việc đảm bảo thu hút
nhưng cũng đồng thời hạn chế được những bất cập này là hết sức cấp thiết. Qua
tìm hiểu, nhóm đã đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:
Đối với thị trường chứng khoán và tín dụng quốc tế: cần phải giữ ổn định lâu dài tỷ
giá, kìm hãm lạm phát để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, Đồng thời, thực hiện
tăng cường dự trữ ngoại hối thông qua nhiều biện pháp như tăng cường xuất khẩu,
giảm nhập khẩu (đặc biệt là đối với những mặt hàng xa xỉ), nâng cán cân thanh
toán, khuyến khích kiều hối để nâng cao sức đề kháng của nền kinh tế trước
những biến động khó lường của việc dịch chuyển dòng vốn FII. Thực hiện chính
sách tiền tệ nghiêm ngặt, ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài
của các Quỹ đầu tư nước ngoài…, tăng tính minh bạch của thị trường, giải quyết
các bất cập về tình trạng nợ xấu, làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp hiện nay.

Đối với nguồn ODA: xây dựng bộ máy quản lý nợ quốc gia, tăng cường cơ chế
giám sát việc thi công các dự án, tăng cường thanh tra tránh tình trạng thất thoát,
lãng phí, tham ô…nâng cao năng lực quản lý dự án, quản lý rủi ro của cán bộ, nhân
viên, kiểm soát, hoạch định việc trả nợ đúng hạn tránh để nợ nần chồng chất.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. TS Nguyễn Sơn, Quản ký dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại thị
trường Việt Nam.
2. Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam,
/>ew?newsPath=/vnemb.vn/ng_kinhte/ns071024162605.
3. Tạp chí khoa học và công nghệ,ĐH Đà Nẵng –Số 2(31)-2009.
4. TS Bùi Thị Lý, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, 2010,nhà xuất bản Địa
học quốc gia Hà Nội, 231 trang.
5. Lê Văn Châu (2010), Bảy vấn đề cần tháo gỡ cho dòng vốn FII,
/>cho-dong-von-fii.html , ngày 20/10/2011.

×