Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN NÚI ĐÁ NHỎ (NNC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.4 KB, 20 trang )

[Type text] Page 1


Tiểu luận môn học:

Đề tài:
 
!"#$% &
'(
GVHD : )*+,-)+
Lớp : QT Ngày 2 – K22
MSHV : 7701220894
HVTH : Huỳnh Thị Thanh Phương
TP HCM, năm 2013
[Type text] Page 2
/0/
Đề tài: Báo cáo Công ty CP Đá Núi Nhỏ GVHD: TS.Ngô Quang Huân
123  !"#$
% &'(
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ NÚI NHỎ
Tên quốc tế: NUI NHO STONE CO-OPERATION
Tên viết tắt: NNC
Trụ sở chính: DT – 743, Bình Thung, Bình An, Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Website: www.nuinho.vn
Ngành: Xây dựng và vật liệu xây dựng
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ tiền thân là một cơ sở sản xuất đặc thù công nhỏ do chế độ cũ
để lại và được tiếp quản vào tháng 12 năm 1975 và đơn vị trực thuộc của Công ty Vật liệu và
Xây dựng Bình Dương (M & C) với tên gọi là Xí nghiệp khai thác đá số 3. Cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của Công ty mẹ là Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ, đến nay công ty đã cơ giới hóa
toàn bộ năng lực khai thác gần 2.000.000m


3
đá/năm.
Tháng 8/2006, Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ được chính thức thành lập theo Quyết định số
3556/QĐ-UBND ngày 07/08/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trên cơ sở phê duyệt
phương án cổ phần hóa và Chuyển xí nghiệp khai thác đá số 3 trực thuộc công ty Vật liệu và Xây
dựng Bình Dương thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 38.000.000.000 đồng.
NNC đã đăng ký với UBCKNN và trở thành công ty đại chúng vào ngày 25/06/2007
Tháng 3/2009 Công ty thực hiện việc phát hành cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu tăng
vốn điều lệ lên 44.965.000.000 đồng.
Tháng 11/2009 Công ty thực hiện việc phát hành cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu tăng
vốn điều lệ lên 87.681.750.000 đồng.
Tháng 1/2010, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM.
Trong quá trình hoạt động Công ty CP Đá Núi Nhỏ đã được nhiều thành tựu, trở thành công ty
cung cấp đá có uy tín trên thị trường, được khách hàng tin tưởng. Vì vậy, NNC rất chú trọng tới
việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và tăng uy tín của Công ty.
Công ty đã xây dựng và thực hiện các quy định nghiêm ngặt về đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế. NNC đã được chứng nhận chất lượng thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến đá xây
dựng và đạt chứng chỉ ISO 9001:2008 do tổ chức QUACERT chứng nhận tháng 3/2009.
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 4
Đề tài: Báo cáo Công ty CP Đá Núi Nhỏ GVHD: TS.Ngô Quang Huân
1.2.Lĩnh vực kinh doanh

Khai thác đá, đất sét gạch ngói.

Sản xuất ngói xi măng màu.

Mua bán vật liệu xây dựng.

Cho thuê kho bãi, văn phòng,


Kinh doanh Bất động sản

Đầu tư khu du lịch sinh thái (theo quy hoạch của tỉnh).

Khách sạn, nhà hàng.

Trồng rừng và chăm sóc rừng

Chế biến mủ cao su
1.3.Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của NNC
1.4. Chiến lược phát triển và đầu tư
 NNC tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
 Phát triển Giải pháp kỹ thuật khai thác và chế biến đá.
 Chiến lược mở rộng thị phần
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 5
Đề tài: Báo cáo Công ty CP Đá Núi Nhỏ GVHD: TS.Ngô Quang Huân
1.5. Năng lực công ty
NNC tiếp tục là một trong số ít các doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm đá xây
dựng có chất lượng tốt trong khu vực. Đá tại mỏ Núi Nhỏ là đá phun trào có độ andezit và
trầm tích cao, đậm đặc, đáp ứng tốt các công trình trọng điềm của quốc gia.
NNC có thuận lợi trong khâu tiêu thụ và cả phân phối sản phẩm đá nhờ ưu thế vị trí địa lý
thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường sông.
NNC luôn sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Công ty luôn thực hiện tốt việc quản lý công nợ,
không để nợ tồn động kéo dài, không để nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng, giảm chi phí
sử dụng vốn không cần thiết.
Ngoài ra, NNC còn có đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào, tài năng và có tác phong làm việc
chuyên nghiệp.
1.6.Vị thế công ty
Với dự kiến sản lượng khai thác trong năm tới sẽ tăng khoảng 1.800.000 –

2.800.000m
3
/năm (mỏ Núi nhỏ) để đáp ứng nhu cầu ngày tăng về xây dựng. So sánh với cá
đơn vị cùng ngành nghề trên địa bàn Đông Nam Bộ công ty đứng ở vị trí cao trong lĩnh vực
cung cấp đá và các sản phẩm đá của công ty được các nhà thầu xây dựng lớn tin dùng trên thị
trường. Sản phẩm đá của NNC có mặt khắp các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ chiếm
khoảng 20% thị phần trên địa bàn.
1.7. Các dự án lớn
 Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây.
 Đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn.
 Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
 Công trình sân bay quốc tế Long Thành.
 Quốc lộ 13 nối từ TP.HCM – Bình Dương – Cửa khầu Hoa Lưu Bình Phước
1.8. Triển vọng công ty
Triển vọng phát triển của ngành trong các năm tới theo nhận định của công ty là thuận lợi. Dự
kiến nhu cầu đá xây dựng của khu vực TP.HCM và các Tỉnh Đồng Nai, Bình Dương trong các
năm tới tăng trưởng mạnh với tốc độ khoảng 10%/năm.
Ngoài ra, NNC đang làm nhà cung cấp chính cho các dự án trọng điểm của quốc gia.
1.9.
Rủi ro kinh doanh
Những biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô luôn có những tác động rất lơn đối với các
hoạt động kinh doanh của các donh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh khai thác đá, cũng như
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 6
Đề tài: Báo cáo Công ty CP Đá Núi Nhỏ GVHD: TS.Ngô Quang Huân
như những doanh nghiệp khác. NNC chịu nhiều tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ
tăng trưởng GDP, lạm phát…
Mặc dù NNC đã có những nghiên cứu khảo sát khoa học đánh giá về trữ lượng và chất lượng
nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên những nghiên cứu đánh giá này không thể khắc
phục và lường trước được hết các rủi ro trong quá trình khai thác làm tăng chi phí sản xuất.
Thậm chí phải thay đổi công nghệ khai thác sẽ dẫn đến giảm sản lượng, giảm doanh thu, lợi

nhuận.
Các rủi ro khác như biểu tình, bạo động, thiên tai, dịch, hỏa hoạn…là những rủi ro bất khả
kháng, nếu xảy ra sẻ gây thiệt hại cho con người, tài sản và tình hình hoạt động chung của công
ty.
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 7
142!"#$%
 &'(
2.1.
Phân tích tỷ lệ
2.1.1.
Khả năng thanh khoản
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Cách tính 2010 2011 2012
Thanh toán hiện thời CR=TSNH/NNH 2,8411631 2,6287059 2,947835
Thanh toán nhanh QR=(TSNH-HTK)/NNH 2,4655896 2,0451087 2,355362
Thanh toán tiền mặt CAR= TM/NNH 1,9238044 0,9984608 0,802084
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Nhìn vào bảng tính toán trên, chúng ta có thể thấy rằng khả năng thanh toán hiện thời của
công ty NNC vẫn luôn được duy trì ở mức khá cao. Cụ thể theo báo cáo tài chính của công ty, chỉ
số thanh toán hiện thời của công ty không biến động nhiều, luôn xoay quanh ở mức gần 3. Điều
này cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 3 đồng tài sản ngắn hạn có thể thanh toán
ngay cho khoản nợ khi cần thiết, và ở mức độ này có thể cho thấy khả năng thanh toán hiện thời
của công ty hiện đang tốt. Tuy nhiên trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho có khả năng thanh
khoản thấp nhất, vì vậy khi xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta có thể loại
hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn để xem doanh nghiệp này có bao nhiêu tài sản có thể đáp
ứng ngay để thanh toán.
Đối với công ty NNC, khả năng thanh toán nhanh vẫn ở mức cao, cả 3 năm qua khả năng
thanh toán nhanh của công ty NNC luôn ở trên 2. Điều này cho thấy, dù không xét đến hàng tồn
kho, công ty NNC vẫn có hơn 2 đồng tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo cho khả năng trả nợ ngắn
hạn. Tuy nhiên, nếu xét khả năng thanh toán tiền mặt thì khả năng thanh toán có sự suy giảm đáng

kể trong vòng 3 năm qua. Từ mức tỷ số thanh toán tiền mặt 1,923 ở năm 2010 thì đến năm 2011
chỉ còn 0,998 và tiếp tục giảm 0,802 ở năm 2012. Điều này cho thấy lượng tiền mặt của công ty
giảm đáng kể trong 3 năm qua. Điều này có thể được giải thích do tình hình nền kinh tế khó khăn
chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty NNC, nên lượng tiền mặt không duy trì
được nhiều như trước. Tuy nhiên điều này cũng có thể do công ty NNC đang dùng lượng tiền mặt
của mình đầu tư nhiều hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn ở tương lai. Sự thật là công ty
NNC đã dùng tiền để thực hiện đầu tư tài chính ngắn hạn đến hơn 66 tỷ đồng. Để biết rõ tình hình
công ty, chúng ta cần xem xét chi tiết hơn ở phần sau. Tuy nhiên mức độ thanh toán tiền mặt công
ty thấp nhất vẫn ở mức 0,802 thì tình hình thanh toán vẫn tương đối tốt.
2.1.2.
Hiệu suất sử dụng tài sản
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 8
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Cách tính 2010 2011 2012
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT=TNS/A 1,6204792 1,2363673 1,271601
Vòng quay tồn kho IT=GVHB/TK 11,419546 4,947941 6,032131
Kỳ thu tiền bình quân ACP=KPT*360/NS 25,310789 15,014689 16,03576
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Hiệu qủa sử dụng tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có
phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản
của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ở công ty NNC thì hiệu suất sử dụng
tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm trong 3 năm qua, từ 1,62 năm 2010 thì đến năm 2012
chỉ còn 1,27. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn ngày một kém hiệu quả hơn trước. Đến
năm 2012 tình hình có vẻ khả quan hơn năm 2011 nhưng mức độ thay đổi vẫn không đáng kể. Chi
tiết hơn ta xem xét vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân. Để đánh giá hiệu quản lý tồn
kho của doanh nghiệp chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Chỉ tiêu vòng quay hàng
tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu.
Tương tự hiệu quả sử dụng tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho của công ty NNC cũng có xu
hướng giảm trong vòng 3 năm qua. Từ mức rất cao là 11,42 năm 2010, giảm nhanh chỉ còn 4,95
năm 2012 và có khuynh hướng tăng lại trong năm kế tiếp. Điều này phù hợp với phần phân tích

khả năng thanh khoản phía trên. Vì công ty đang đầu tư nhiều hơn cho hàng tồn kho nên có thể
ban đầu công ty chưa thể ngay lập tức chuyển đổi quy mô để tạo ra hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, kỳ thu tiền bình quân năm 2012 cho thấy doanh nghiệp chỉ mất 16,03 ngày cho
một khoản phải thu có thể cho là 1 dấu hiệu khả quan trong duy nhất trong các chỉ tiêu trên. Kỳ thu
tiền bình quân đang trong xu hướng giảm từ 25,31 năm 2010 xuống chỉ còn 15,01 năm 2011 và ổn
định ở mức này trong năm 2012. Điều này cho thấy công ty NNC đang có một chính sách bán
hàng ổn định và đang duy trì mức độ khoản phải thu hợp lý trong tổng doanh thu bán hàng.
2.1.3.
Quản trị nợ
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Cách tính 2010 2011 2012
Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản D/A=TD/TA
0,2231607 0,2535868 0,239389
Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR=EBIT/I
Chưa có lãi vay Chưa có lãi vay 803,8898
Tỷ số khả năng trả nợ
=(EBITDA+tiền thuê)
/(I+nợ gốc+ tiền thuê)
7,2797805 4,9796829 5,436551
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Tỷ số nợ so với tổng tài sản D/A phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Về ý
nghĩa, tỷ số này cho biết (1) mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, (2) nợ
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 9
chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (do tổng tài sản bằng tổng
nguồn vốn). Tỷ số nợ thường nằm trong khoảng 50 đến 70%. Ở đây, công ty NNC có tỷ số D/A
này chỉ ở khoảng 25% tổng nguồn vốn Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và
khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp
không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc
sử dụng nợ. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ
cao hơn, vì thế khả năng đi vay của công ty trong tương lai vẫn rất cao khi có nhu cầu vốn.

Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi
nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận
của doanh nghiệp, qua đó, giúp đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không.
Đối với công ty NNC thì trong 2 năm 2010, 2011 công ty không có lãi vay phải trả nên chỉ số này
không có ý nghĩa. Riêng năm 2012 thì công ty có lãi vay nhưng mà con số này rất nhỏ so với lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh mà công ty kiếm được, nên khả năng thanh toán lãi vay của
công ty là rất tốt.
Tuy nhiên, tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì
ngoài lãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác, chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do
đó, chúng ta không chỉ có quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh
toán nợ nói chung. Để đo lường khả năng trả nợ chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả nợ. Tỷ số
khả năng trả nợ được thiết kế để đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ
các nguồn như doanh thu, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế. Thông thường nợ gốc sẽ được
trang trải từ doanh thu và khấu hao, trong khi lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả lãi
vay. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ. Theo
như tính toán từ báo cáo tài chính của công ty NNC trong 3 năm qua, ta thấy mỗi đồng nợ gốc
và lãi của công ty có trung bình đến hơn 5 đồng có thể sử dụng để trả nợ. Và mức độ này mặc dù
có biến động giảm từ 7,27 năm 2010 còn 5,43 năm 2012, nhưng chúng ta có thể thấy công ty
vẫn có thể đảm bảo tốt khả năng trả nợ.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng mức độ sử dụng nợ vay của công ty là không nhiều, vì
vậy nên khả năng trả lãi và khả năng trả nợ nói chung của công hiện cũng đang rất tốt. Bên
cạnh đó, kết hợp với phần khả năng thanh toán phía trên chúng ta có thể khẳng định rằng khả
năng thanh toán của công ty hiện đang rất tốt, có thể tạo niềm tin cho các chủ nợ nói chung, và
điều này sẽ làm cho dễ dàng vay nợ trong tương lai hơn.
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 10
2.1.4.
Tỷ suất sinh lợi
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Cách tính 2010 2011 2012
Doanh lợi gộp BH&CCDV GPM=LN gộp BHDV/DT thuần 40,95% 41,00% 32,90%

Doanh lợi ròng NPM=LN ròng/DT thuần 30,47% 31,76% 27,72%
Sức sinh lợi cơ bản BEP=EBIT/Tổng TS 65,03% 52,00% 43,12%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA=LN ròng/Tổng TS 49,37% 39,27% 35,25%
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu
ROE=LN ròng/VCSH 63,56% 52,61% 46,35%
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Nhìn chung các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi đều giảm trong giai đoạn 3 năm từ năm
2010 đến năm 2012. Cụ thể, tỷ số sức sinh lợi cơ bản được thiết kế nhằm đánh giá khả năng
sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Tỷ số
này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của công ty. Nó cho biết bình quân cứ mỗi 100
đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Tỷ số
này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính
cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có
thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số này của công ty giảm
21,09% trong vòng 2 năm. Tỷ số sức sinh lợi căn bản phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của
ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại,… tỷ số này
thường rất cao, trong khi các ngành như công nghiệp chế tạo, ngành hàng không,… tỷ số này
thường rất thấp. Nên công ty NNC ở mức 43,12% năm 2012 là dấu hiệu tương đối khả quan.
Bên cạnh đó, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Mặc dù vẫn có xu hướng giảm trong giai đoạn 3 năm
qua, nhưng mức độ tạo ra 35,25 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng tổng tài sản là rất khả
quan trong tình hình khó khăn hiện nay. Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ
số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Dù công ty sử dụng nợ không nhiều nhưng việc
này cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy của công ty, và vì vậy ROE của công ty NNC cũng
trong xu hướng giảm nhưng năm 2012 thì vẫn đạt mức 46,35%.
Tóm lại, tất cả các tỷ số sinh lợi của công ty NNC đều đang trong xu hướng giảm trong 3
năm vừa qua, tuy nhiên công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận tương đối cao trong tình hình thị
trường hiện đang khó khăn thế này. Và điều này cũng là một trong những dấu hiệu báo động

MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 11
tình hình lợi nhuận của công ty, ban giám đốc cần có những giải pháp thiết thực và hiệu quả
nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty.
2.1.5.
Tỷ lệ giá trị thị trường
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Cách tính 2010 2011 2012
Tỷ lệ P/E P/E=P/EPS 2,6880944 2,8391843 3,83555
Tỷ lệ P/B P/B=P/B 1,7084799 1,4937387 1,777798
Tỷ số P/CF P/CF=P/CFPS 3,0921718 4,4201949 7,061791
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Tỷ số P/E được thiết kế để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của
công ty. Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của
công ty. Tỷ số này cao có nghĩa là thị trường kỳ vọng tốt và đánh giá cao triển vọng tương lai của
công ty và ngược lại. Tỷ số P/E của công ty luôn được tăng trưởng trong vòng 3 năm qua. Điều
này cho thấy thị trường đang đánh giá công ty NNC ngày một cao hơn, và sẵn sàng trả nhiều tiền
hơn vào cổ phiếu của công ty.
Bên cạnh đó, tỷ số P/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với
giá trị sổ sách cổ phiếu. Qua đó, phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của
công ty. Tỷ số này cao cho thấy thị trường đánh giá triển vọng công ty tốt và ngược lại. ở công ty
NNC thì mặc dù có vài biến động nhưng nhìn chung trong 3 năm qua thì tỷ số này của P/B luôn
lớn hơn 1. Điều này một lần nữa khẳng định rằng thị trường luôn đánh giá cao công ty NNC và họ
luôn sẵn sàng trả giá cao hơn cho 1 đồng giá trị sổ sách của công ty.
Cuối cùng tỷ số giá trên dòng tiền (P/CF) của công ty NNC luôn tăng một cách mạnh mẽ
trong giai đoạn qua, từ 3,09 năm 2010 lên đến 7,06 năm 2012. Điều này cho thấy thị trường đánh
giá cao công ty NNC trong việc tạo ra dòng tiền cho các cổ đông nói chung.
Tóm lại, từ việc phân tích các nhóm chỉ số trên chúng ta có thể rút ra rằng khả năng thanh
toán nói chung và khả năng trả nợ của công ty trong giai đoạn 2010-2012 vẫn luôn ở mức tốt, công
ty đang có xu hướng đem tiền mặt ra đầu tư, việc đầu tư này chưa mang lại hiệu quả nhất định.
Hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lợi của công ty tuy có giảm nhưng vẫn đạt mức ổn

định. Và hiện nay công ty đang có nhiều khả năng vay nợ cũng phát hành thêm chứng khoán mới
vì thị trường đang đánh giá cao công ty trong giai đoạn vừa qua. Tiếp theo, chúng ta phân tích cơ
cấu tài sản cũng như nguồn vốn để thấy rõ tình hình tài chính của công ty NNC.
2.2.
Phân tích cơ cấu
2.2.1 Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 12
ĐVT: triệu đồng
5 6785898:+
;<6=>'=;?+@A-)( B6=C-)'D(
4EFE 4EFF 4EF4 4EFE 4EFF 4EF4
G;HI-JK+@L-)MG@N+6K-)O-
5P- FEEQRS FTE4QF FTTEEU URVRQD UUVWFD XEVRXD
Tiền mặt 68347 57085 42176 42,92% 25,22% 19,15%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 45000 66060 0,00% 19,88% 29,99%
Các khoản phải thu 18142 11670 12476 11,39% 5,16% 5,66%
Hàng tồn kho 13343 33366 31154 8,38% 14,74% 14,14%
Tài sản lưu động khác 1107 3140 3140 0,70% 1,39% 1,43%
G;HI-8Y@>-5MG@N+6KZG;5P- TS4QX XUE44 UT4TT RUVUFD RRVTQD 4QVURD
Tài sản cố định 15454 24305 25092 9,71% 10,74% 11,39%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00%
Tài sản dài hạn khác 42844 51716 40163 26,91% 22,85% 18,23%
[-)8L-)6G;HI- FTQ4RT 44URFR 44E4UF FEEVEED FEEVEED FEEVEED
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Tổng tài sản của công ty có sự thay đổi mạnh trong năm 2011, tổng tài sản tăng 42,13% so
với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 thì giảm nhẹ 2,67% so với năm 2011. Chúng ta cùng xem
chi tiết cơ cấu tài sản để thấy rõ nguyên nhân của sự thay đổi.
Thứ nhất về cơ cấu tài sản của công ty, công ty NNC chủ yếu tập trung tài sản sản ngắn hạn
trong tổng tài sản của mình. Điều này được minh họa cụ thể bằng các con số tính toán ở bảng trên.
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn luôn chiếm trung bình hơn 65% tổng tài sản. Với đặc thù kinh doanh của

mình, công ty không đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn cũng là điều hợp lý. Chúng ta đi chi tiết phân
tích cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty NNC có sự thay đổi liên tục trong vòng 3 năm
qua. Trong năm 2010, tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là khoản phải thu và hàng
tồn kho. Tiếp theo năm 2011, có một điều đặc biệt cần chú ý là khoản mục bắt đầu xuất hiện và
tăng rất nhanh là đầu tư ngắn hạn, chiếm vị trí thứ 2 sau tiền. Năm nay, lại có 1 sự thay đổi trong
tài sản ngắn hạn, công ty NNC giảm 35,67% khoản phải thu đồng thời lại tăng hàng tồn kho hơn
150%, làm cho hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhiều hơn khoản phải thu. Điều này có thể cho thấy
rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và công ty cần đầu tư ngắn hạn nhằm
tìm kiếm thêm lợi nhuận. Cuối cùng năm 2012, thì công ty tiếp tục tăng 46,8% đầu tư ngắn hạn
đến mức đầu tư ngắn hạn vượt qua tiền để chiếm tỷ trọng cao nhất, còn lại cơ cấu khoản phải thu
và hàng tồn kho không có sự thay đổi đáng kể. Còn lại, cơ cấu tài sản dài hạn của công ty không
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 13
có thay đổi nhiều trong vòng 3 năm qua. Trong tài sản dài hạn, các tài sản dài hạn khác vẫn chiếm
phần lớn so với tài sản cố định. Điều này được giải thích vì đặc thù kinh doanh của mình nên công
ty cần phải có nhiều khoản chi phí trả trước dài hạn đáng kể như là chi phí đền bù đất khu vực khai
thác và chưa khai thác cần phân bổ chi phí, chi phí sửa chữa đường cần trả trước… Còn lại tài sản
cố định chủ yếu là các loại máy móc sản xuất, nhưng không nhiều so với chi phí trả trước dài hạn.
5 6785898:+
;<6=>'=;?+@A-)( B6=C-)'D(
4EFE 4EFF 4EF4 4EFE 4EFF 4EF4
\]5I;6=I RTTRT TXRQE T4X4S 44VR4D 4TVRUD 4RVQWD
Nợ ngắn hạn 35527 57173 52583 22,31% 25,26% 23,87%
Nợ dài hạn 8 217 145 0,01% 0,10% 0,07%
)+A-MY-85^H_5`+ F4RXEF FUSQ4R FUXTR4 XXVUSD XWVUWD XUVEUD
[-)8L-)-)+A-MY- FTQ4RU 44URFR 44E4UE
FEEVEE
D
FEEVEE
D FEEVEED

(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Đối với nguồn vốn, thì công ty NNC chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn chủ sở hữu của công ty NNC luôn khoảng 75% cấu trúc
nguồn vốn, nên gần như vốn chủ sở hữu gấp 3 lần khoảng nợ. Điều này đã được thấy rõ trong phần
phân tích tỷ lệ nợ ở phần trên.
Qua phần phân tích bảng cân đối kể toán chúng ta có thể rút ra kết luận rằng công ty NNC
đang theo đuổi chiến lược tài trợ bảo thủ. Điều này có thể được giải thích như sau: Công ty NNC
sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu (được xem là ổn định và lâu dài) hơn vay nợ, chiếm 75% trong cấu
trúc vốn để tài trợ cho cấu trúc tài sản. Cấu trúc tài sản của công ty thì lại chủ yếu khoảng 65% là
tài sản ngắn hạn. Muốn được như thế thì công ty phải dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản
ngắn hạn, điều này giúp công ty đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng trả nợ (đã phân tích ở
phần trên). Tuy nhiên, việc huy động vốn dài hạn cũng đòi hỏi công ty phải trả một chi phí sử
dụng vốn cao hơn, nên chiến lược bảo thủ thế này có thể làm giảm lợi nhuận của công ty.
2.2.2 Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
5 6785898:+
;<6=>'=;?+@A-)( B6=C-)'D(
4EFE 4EFF 4EF4 4EFE 4EFF 4EF4
ab,-565+c<-5G-)MG8+-)
8:]Z>85Md 4TSERX 4XQSEU 4SEESW FEEVEED FEEVEED FEEVEED
Các khoản giảm trừ 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00%
Doanh thu thuần 258037 279806 280084 100,00% 100,00% 100,00%
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 14
Giá vốn hàng bán 152371 165093 187925 59,05% 59,00% 67,10%
Chi phí bán hàng 3235 2467 2183 1,25% 0,88% 0,78%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5661 6750 6673 2,19% 2,41% 2,38%
Thuế thu nhập doanh nghiệp 24925 28799 17202 9,66% 10,29% 6,14%
Lợi nhuận thuần 78621 88873 77652 30,47% 31,76% 27,72%
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Sau phần phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán, chúng ta xem xét cơ cấu bảng báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh để thấy rõ vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty NNC.
Nhìn vào bảng tính toán ở phần trên, chúng ta thấy doanh thu qua các năm 2010, 2011, và 2012 có
sự biến động nhưng mức độ biến động là không lớn như tổng tài sản. Doanh thu năm 2011 chỉ
tăng 8,44% so với năm 2010, và năm 2012 gần như không đổi so với năm 2011.
Trong đó, giá vốn hàng bán là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu. Điều cần
chú ý ở phần này là giá vốn hàng bán của công ty NNC có tốc độ tăng nhanh tốc độ tăng của
doanh thu. Năm 2011 tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 8,35%, tương đương tốc độ tăng của
doanh thu. Tuy nhiên, đến năm 2012, khi mà doanh thu không tăng nhưng giá vốn hàng bán lại
tăng mạnh 13,83% so với năm 2011. Điều này là cho tỷ trọng giá vốn hàng bán từ khoảng 59%
doanh thu trong năm 2010, 2011 thì đột nhiên tăng lên chiếm hơn 67% năm 2012. Chính vì điều
này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của công ty NNC.
Lợi nhuận ròng của công ty NNC được duy trì ở mức hơn 30% trong 2 năm 2010, 2011 thì
đến năm 2012 lợi nhuận ròng của công ty đã giảm. Từ năm 2010 lợi nhuận ròng là 78.621 triệu
đồng, năm 2011 lợi nhuận tăng 13% so với năm 2010, đạt đến mức 88.873 triệu đồng thì năm
2012 chỉ còn lại 77.652 triệu đồng, giảm 12,63% so với năm 2011. Năm 2012 có doanh thu bằng
doanh thu năm 2011, tuy nhiên do giá vốn hàng bán tăng lên nên lợi nhuận giảm 11.211 triệu
đồng. Điều này có thể cho thấy công ty NNC bán nhiều hàng hơn năm trước, nhưng vì tình hình
cạnh tranh khó khăn nên công ty có chiến lược cạnh tranh về giá, khuyến mãi… nên doanh thu
cũng chỉ bằng năm 2011. Và vì vậy lợi nhuận công ty NNC giảm so với năm trước. Hoặc cũng có
thể do công ty quản lý chi phí không hiệu quả nên làm cho giá vốn hàng bán tăng lên, nên dù tiêu
thụ hàng như năm trước thì công ty vẫn bị giảm lợi nhuận. Để biết rõ điều này cần đi chi tiết vào
phần quản lý chi phí cũng như chính sách bán hàng của công ty để hiểu rõ phần này. Vì thời gian
và số liệu có giới hạn, nên tác giả chưa thể nghiên cứu rõ điều này.
2.3.
Mô hình Z
Chỉ Nội dung 2010 2011 2012
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 15
tiêu
X1 Tỷ số TS lưu động/ Tổng TS 0,6338933 0,6640847 0,703738
X2 Tỷ số LNGL/ Tổng TS 0,4670909 0,1351212 0,19013

X3 Tỷ số LN trước lãi vay và thuế/ Tổng TS 0,6502716 0,5199525 0,431179
X4
Tỷ số giá trị thị trường của Vốn CSH/ giá trị sổ
sách của tổng nợ
5,9473946 4,3967037 5,648576
X5 Tỷ số DT/ Tổng TS 1,6204792 1,2363673 1,271601
Z Z= 1.2X1+1.4X2+3.3X3+0.64X4+0.999X5 8,9856867 6,7509357 7,418976
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Từ các báo cáo của công ty NNC qua 3 năm 2010, 2011 và 2012, ta thấy hệ sô Z của công ty
NNC lần lượt là 8,98; 6,75 và 7,42 đều lớn hơn 2.99 rất nhiều nên công ty NNC vẫn nằm trong
vùng an toàn, chưa hề có nguy cơ phá sản nào ở công ty NNC.
2.4.
Đòn bẩy tài chính
5e
6;f+
L;Z+-) 4EFF 4EF4
DOL %thay đổi EBIT / %thay đổi doanh thu 1,617072 -194,162
DFL %thay đổi EPS / %thay đổi EBIT 1,114997 0,650079
DTL %thay đổi EPS / %thay đổi doanh thu 1,803031 -126,221
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Đòn cân định phí (DOL) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của EBIT so với phần
trăm thay đổi của Doanh thu. Vào năm 2011, khi doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 1,61%. Ngược
lại vào năm 2012, do EBIT giảm trong khi DT tăng nhẹ (đã phân tích trên cơ cấu bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh) nên DOL năm 2012 của công ty NNC âm.
Đòn cân tài chính (DFL) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của EPS hay ROE so
với phần trăm thay đổi của EBIT. Vào năm 2011, do EBIT tăng và EPS cũng tăng nên khi EBIT
tăng lên 1% thì cũng làm ROE tăng lên 1,11%. Tuy nhiên, vào năm 2012, do hoạt động kinh
doanh không còn hiệu quả như trước nên EBIT giảm làm cho EPS cũng bị ảnh hưởng, lúc này
DFL chỉ còn 0,65. Điều này trong lúc này là khi lợi nhuận EBIT giảm 1% thì EPS cũng giảm
0,65%.

MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 16
 1R2 g 
Để định giá chứng khoán công ty NNC, chúng ta bắt đầu với những giả định sau:
• Thuế suất thuế TNDN t =25% (mức thuế suất theo qui định),
• Lãi suất đầu tư phi rủi ro: K
rf
=9% là lãi suất trung hạn của trái phiếu chính phủ (5 năm) phát
hành 2013
• Lãi suất bình quân thị trường : K
m
= 12% (Thông tin hoạt động Ngân hàng trong tuần của NN
VN 01/04/2013).
• Hệ số bê-ta (b) công ty NNC là -0,08 (tham khảo tại />phan-da-nui-nho.chn)
>-5);< 4EFE 4EFF 4EF4
EPS

9.263
10.67
2
9.33
4
DPS

500
7.00
0
4.30
0
ROE
63,56% 52,61% 46,35%

D/EPS
0,05397
78
0,6559171
63
0,4606945
09
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
0,94602
22
0,3440828
37
0,5393054
91
g
5,11% 22,57% 24,85%
)
ch-5i+
17,51%
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty NNC năm 2010, 2011 và 2012)
Trong bài này, tác giả sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF để định giá cổ
phiếu công ty NNC. Thông tin định giá được lấy từ báo cáo của công ty NNC trong vòng 3
năm gần nhất
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng cổ tức bình quân trong 3 năm (2010 - 2012) là 17.51%. Tốc
độ tăng trưởng vậy là rất nhanh trong giai đoạn này, dự kiến tốc độ tăng trưởng của công ty NNC
chỉ có thể đạt tốc độ tăng trưởng cổ tức (g1) kỳ vọng trong giai đoạn 1 (2012-2016) là: g1 =
10%. Tốc độ tăng trưởng cổ tức (g2) kỳ vọng trong những năm tiếp theo là: g2 = 5%.
jk
j
k

l
m'

n
l
(opj6,
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 17
kQDm'F4DnQD(o'nEVES(kSVXUD
[6q88^,8*-)6r6=b-)U-st@N+-5KH,+2
- Năm 2012: D
1

= D
0
(1+g
1
) = 4.300(1+0,1) = 4.730 đồng
- Năm 2013: D
2

= D
0
(1+g
1
)
2
= 4.300(1+0,1)
2
= 5.203 đồng
- Năm 2014: D

3

= D
0
(1+g
1
)
3
= 4.300(1+0,1)
3
= 5.723,30 đồng
- Năm 2015: D
4

= D
0
(1+g
1
)
4
= 4.300(1+0,1)
4
= 6.295,63 đồng
- Năm 2016: D
5

= D
0
(1+g
1

)
5
= 4.300(1+0,1)
5
= 6.925,19 đồng
- Năm 2017: D
6

= D
5
(1+g
2
) = 4.300(1+0,1)
5
(1+0,05)

= 7.271,45 đồng
;<8[]5;u+MGb-st65qTo<8@>-565jbt*5h-5b=Zb-JG2
P
5
= D
6
/(k
e
-g
2
) = 7.271,45/(0,0876-0,05) = 98,550 đồng
;<8[]5;u+v5;8[6q865,r@[;i+,4);,;@bP-JG2

E

kFWQR4QVU4
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 18
 1W20wa/$
• Thông tin để tính tỷ suất sinh lợi mong đơi, độ lệch chuẩn được thống kê từ biến động giá của
công NNC và công KAC từ đầu năm 2012 đến giữa năm 2013 (dữ liệu lấy theo tuần). (Chi tiết
xem file excel).
4.1. Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của chứng
khoán NNC
Dựa vào phương pháp thực nghiệm từ các số liệu thống kê về giá thị trường của NNC
thống kê từ 03/01/2012 đến 18/03/2012 (chi tiết file excel), chúng ta tính được tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của chứng khoán NNC.
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của công ty NNC tính theo giá trị thị trường là 0,80%.
Phương sai: là giá trị trung bình tính theo phương pháp bình quân gia quyền của các bình
phương của độ lệch giữa giá trị thực tế so với giá trị trung bình. Độ lệch bình phương đo lường
độ phân tán của phân phối xác suất.
δ
2
=
Từ đó, chúng ta tính được độ lệch chuẩn của NNC = 5,57%.
Hệ số biến thiên (CV - Coefficient of variation):là thước đo rủi ro trên mỗi đơn vị tỷ suất
sinh lời kỳ vọng. Hệ số biến thiên càng cao mức rủi ro càng lớn.
CNNC =
4.2. Chọn chứng khoán để thiết lập danh mục đầu tư
Theo kết quả tìm mã chứng khoán tương quan nghịch ta tìm được mã chứng khoán nghịch KAC:
Công ty CP đầu tư địa ốc Khang An tương quan nghịch với mã NNC, hệ số tương quan a
12
=
-0,6574191
Tương tự NNC, chúng ta tính tỷ suất sinh lợi của KAC được là -0,32%. Độ lệch chuẩn
của KAC =7,06%

Hệ số biến thiên của KAC C
KAC
= -21,79 (hay = 0.48%)
4.3. Tỷ trọng đầu tư, hệ số hoàn vốn kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của bộ
chứng khoán NNC & KAC
a) B6=C-)@N+6K8^,Z,-5td82x

Vx

Sử dụng hàm Correl trong excel để xác định hệ số tương quan hai mã chứng khoán cho kết quả
a12 = -0,6574191
MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 19
WNNC = = 42,92%
WKAC= 100% - 42,92 % = 57,08%
b) ?HY5bG-MY-vyMC-)
]
8^,Z,-5td82
Kp = WNNC x KNNC + WKAC x KKAC
= 0,16%
c) LJ?8585+z-δ
]
8^,Z,-5td82
δ
p
= 3,05%
d) ?HYc;u-65;f-
]
8^,Z,-5td82
Cp = 19,05
1T20

1. Slide Giáo trình Quản trị tài chính – Thầy Ngô Quang Huân
2. Quản trị tài chính căn bản – Nguyễn Quang Thu.
3. Tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Minh Kiều.
4. Quản trị tài chính – Eugene F. Brigham – JoelF. Houston Đại học Florida – Khoa Kinh Tế Đại
học quốc gia dịch.
5. Các báo cáo tài chính của công ty CP Đá Núi Nhỏ (NNC)
6. />7. />MSHV:7701220894 - Huỳnh Thị Thanh Phương – Ngày 2 – K.22 Page 20

×