Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.13 KB, 46 trang )

phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức
bộ máy của công ty điện lực hà nội.
2.1.
Tổng quan về công ty Điện lực Hà nội.
2.1.1.
Quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động của công
ty Điện lực Hà nội.
Tiền thân của Công ty điện lực thành phố Hà nội là nhà máy đèn Bờ Hồ do
thực dân Pháp xây dựng vào năm 1892 để cấp điện cho ánh sáng sinh hoạt trong
khu vực nội thành Hà nội lúc bấy giờ. Nhà máy có công suất ban đầu là 800KW
và đợc khánh thành vào năm 1903.
Theo năm tháng, hệ thống điện ngày càng đợc mở rộng và tới năm 1933, công
suất đặt của nhà máy đã đạt tới 22.500KW, lới điện đã vơn tới nhiều tỉnh thuộc
đồng bằng Bắc Bộ với chiều dài đờng dây cao thế tới 653 km, chiều dài đờng cáp
ngầm trong nội thành Hà nội là 42 km.
Sau ngày miền Bắc đợc giải phóng, Đảng và Nhà nớc ta đã rất quan tâm phát
triển ngành điện. Ngày 15/8/1954, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chính thức
thành lập ngành điện Việt nam với tên gọi ban đầu là Cục Điện lực Việt nam (nằm
trong Bộ Công nghiệp). Nhà máy Đèn Bờ Hồ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục
Điện lực và chịu trách nhiệm vận hành an toàn lới điện để cấp điện cho sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô. Năm 1954, điện thơng phẩm cấp cho Thủ đô là
17,2 triệu Kwh.
Giai đoạn 1955-1981: nhiều nhà máy điện mới đợc xây dựng trên miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, nhà máy Đèn Bờ Hồ đợc đổi tên thành Sở quản lý phân phối điện
khu vực 1 và hệ thống điện của Sở đợc mở rộng để cấp điện thêm cho nhiều khu
vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ nh: Hải Hng, Thái Bình, Hà Bắc, Nam Định, Việt Trì,
Bắc Thái,
Giai đoạn 1981-1994: với việc thay đổi mô hình tổ chức trong ngành năng l-
ợng, Sở quản lý phân phối điện khu vực 1 đợc tách ra thành Sở truyền tải điện,
Nhà máy phát điện Điezel, Xí nghiệp đèn đờng, Sở điện lực Hà nội. Sở Điện lực
Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty điện lực 1 và


nhiệm vụ chính của Sở điện lực Hà Nội là: quản lý vận hành lới điện có cấp điện
áp từ 35KV trở xuống, kinh doanh phân phối điện năng cho khách hàng và làm
chủ đầu t các công trình cải tạo và phát triển lới điện thuộc khu vực Thủ đô Hà
Nội.
Giai đoạn 1995 nay: theo chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về việc thay đổi
mô hình quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nớc; Bộ
Năng lợng đợc sáp nhập vào Bộ Công nghiệp, và ngày 1/1/1995 Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam chính thức đợc thành lập. Để đáp ứng đợc chức năng, nhiệm vụ
phù hợp với mô hình quản lý mới của ngành, các công ty, xí nghiệp trong toàn
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cũng đợc sắp xếp và tổ chức lại. Ngày 1/4/1995,
Sở Điện lực Hà nội đợc nâng cấp thành Công ty Điện lực thành phố Hà nội một
thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và hoạt động theo nguyên tắc
hạch toán độc lập. Công ty Điện lực thành phố Hà nội là một trong năm công ty
làm nhiệm vụ phân phối và kinh doanh điện năng trong toàn quốc: công ty Điện
lực 1, công ty Điện lực 2, công ty Điện lực 3, công ty Điện lực thành phố Hà nội
và công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình tăng trởng về tiêu thụ điện năng ở khu vực Hà nội trong các năm qua
nh sau:
1954: Sản lợng điện thơng phẩm là 17,2 triệu Kwh
1964: Sản lợng điện thơng phẩm là 251,5 triệu Kwh
1974: Sản lợng điện thơng phẩm là 286,9 triệu Kwh
1984: Sản lợng điện thơng phẩm là 604,8 triệu Kwh
1994: Sản lợng điện thơng phẩm là 1095 triệu Kwh
1995: Sản lợng điện thơng phẩm là 1269 triệu Kwh
2000: Sản lợng điện thơng phẩm là 2271 triệu Kwh
2001: Sản lợng điện thơng phẩm là 2531 triệu Kwh
2002: Sản lợng điện thơng phẩm là 2938 triệu Kwh
Nh vậy, từ 1/4/1995, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực
thành phố Hà Nội có một sự thay đổi rất lớn về mô hình quản lý kinh doanh, từ
một doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc hạch toán phụ thuộc chuyển sang

một doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
Biểu 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm.
Chỉ tiêu ĐV 1994 1995 1999 2000 2001 2002 2003
Doanh thu Trđ 544.29
2
747.987 1.497.297 1.725.955 1.937.902 2.347.471
Lợi nhuận trớc thuế
Trđ 1.399 56.992 78.485 59.347 50.140 70.788
Nộp ngân sách Trđ 43.014 91.254 178.861 199.048 125.284 137.199
Điện thơng phẩm
Trkwh 1.095 1.269 2.044 2.271 2.531 2.938
Số lợng k/hàng
k/h 255.02
5
270.756 341.872 366.065 396.282 437.484 450.285
Tổng số lao động
Ngời 2.823 2.875 3.096 3.206 3.510 3.663 3.967
Tỷ lệ tổn thất % 24 20,4 11,2 10,9 11,26 10,75
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực
thành phố Hà Nội).
Công ty đợc chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và phải chịu
trách nhiệm về hiệu quả kinh tế đạt đợc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
đó. Nhận thức đợc vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là
vấn đề sống còn của công ty, lãnh đạo công ty đã tập trung nguồn lực về vật chất
cũng nh trí tuệ dể phát triển sản xuất, cũng nh tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu
quả trong sản xuất kinh doanh điện năng.
Những chỉ tiêu về kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong biểu 1 đã thể hiện rất rõ xu hớng phát triển kinh doanh cũng nh xu hớng
hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng của doanh nghiệp. Tất cả các chỉ tiêu về kết
quả hoạt động kinh doanh đạt đợc năm sau đều cao hơn năm trớc. Đặc biệt có sự

khác biệt lớn giữa hai năm 1994 và 1995, là năm ngay sau khi có sự chuyển đổi về
mô hình quản lý đã có sự thay đổi rõ rệt, nhất là các chỉ tiêu nh: sản lợng điện bán
cho khách hàng, doanh thu bán điện, lợi nhuận trớc thuế . đều có mức tăng đáng
kể. Ví dụ nh: nếu lợi nhuận trớc thuế năm 1994 là 1.3999 triệu đồng thì năm
1995, lợi nhuận trớc thuế là 56.992 triệu đồng, tăng hơn 40 lần chỉ trong 1 năm.
Điều này cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của mô hình tổ chức quản lý của
công ty co ảnh hởng lớn nh thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Đạt đợc những thành tích trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
-
Công ty đã đợc chủ động trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình nên công ty đã tổ chức lại mô hình sản xuất: thành
lập các tổ quản lý điện tổng hợp tại tất cả các phờng trong toàn thành
phố; tổ tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu trong dây chuyền
sản xuất kinh doanh điện năng trong phạm vi địa bàn phờng mà họ
quản lý gồm: vận hành lới điện, sửa chữa lới điện, kinh doanh điện
năng (nh phát triển khách hàng, quản lý khách hàng, thu tiền điện từ
khách hàng, ); đề ra các quy định phân phối lợi nhuận gắn lợi ích
của ngời lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mà họ
làm việc. Nhờ tổ chức lại mô hình sản xuất nh trên nên việc cấp điện
cho khách hàng đợc cải thiện nhiều, thời gian sửa chữa sự cố điện
đuợc rút ngắn lại, phát triển thêm đợc khách hàng, quản lý khách
hàng chặt chẽ hơn, tỷ lệ tổn thất điện năng ngày càng giảm, năng
suất lao động ngày càng tăng (số lao động không tăng nhiều mà sản
lợng điện bán cho khách hàng lại tăng nhiều), thu nhập của ngời lao
động ngày càng cao, ..
-
Xác định đúng yếu tố có ảnh hởng lớn nhất đến hiệu quả kinh doanh
điện năng là tỷ lệ thất thoát điện năng trong quá trình kinh doanh (tỷ
lệ tổn thất điện năng), công ty đã xây dựng chơng trình giảm tỷ lệ tổn
thất điện năng của toàn công ty cũng nh của từng tổ tổng hợp và kiên

quyết tập trung chủ đạo thực hiện tốt chơng trình này, nhờ vậy mà tỷ
lệ tổn thất điện năng của lới điện Hà nội liên tục giảm.
Sản lợng điện bán cho khách hàng ngày càng tăng cao, ngoài yếu tố số lợng
khách hàng tăng mà còn có sự đóng góp đáng kể của yếu tố tỷ lệ tổn thất điện
năng giảm.
-
Với nguồn vốn có hạn, chủ đầu t xây dựng mới lới điện, củng cố cải
tạo luới điện một cách có trọng điểm nhằm mục tiêu tăng sản lợng
điện năng bán cho khách hàng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.
2.1.2.
Những đặc điểm cơ bản của Công ty có ảnh hởng đến cơ cấu tổ
chức bộ máy quản trị của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
2.1.2.1.
Môi trờng kinh doanh, thị trờng.
Điện năng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của đất nớc, nó
có ảnh hởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với
các nớc đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nh Việt Nam; bởi vì hiện
đại hoá chỉ có thể tiến hành đợc trên cơ sở công nghiệp hoá mà điện năng là một
loại nhiên liệu đặc biệt không thể thiếu đợc cho sự phát triển của mọi ngành
công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Bên cạnh đó, điện năng còn có vai
trò to lớn trong lĩnh vực phục vụ kinh tế - xã hội của con ngời trong một xã hội
hiện đại. Nói cách khác, điện năng rất cần thiết và có ảnh hởng rất lớn tới nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nớc và đó chính là lý do mà Nhà nớc cần phải
độc quyền trong quản lý và kinh doanh điện năng. Thị trờng tiêu thụ điện là thị
trờng độc quyền.
Điện năng là một loại hàng hoá công cộng, hoạt động sản xuất kinh doanh
điện lực vừa mang tính phục vụ, vừa mang tính kinh doanh. Thật vậy, điện năng là
một loại hàng hoá đặc biệt, không nhìn thấy đợc, không sờ mó đợc, không thể để
tồn kho ... Quá trình sản xuất - truyền tải - phân phối - bán điện - sử dụng điện
xảy ra đồng thời, từ sản xuất đến tiêu thụ, sử dụng không qua tay một khâu thơng

mại trung gian bên ngoài. Khi tiêu dùng, điện năng đợc chuyển hoá thành các
dạng năng lợng khác nh cơ năng, quang năng... để thoả mãn cho nhu cầu sản xuất
và đời sống của con ngời trong xã hội. Điện năng là sản phẩm thông dụng, tác
động đến mọi ngời, mọi gia đình, mọi hoạt động xã hội...
Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ơng Đảng khoá IX đã chỉ
rõ: Nhà nớc giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực độc quyền Nhà nớc, bao gồm: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ,
hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản
xuất thuốc lá điếu (trang 10). NQTW 3 khoá IX cũng chỉ rõ: Thực hiện độc
quyền Nhà nớc trong lĩnh vực cần thiết, nhng không biến độc quyền Nhà nớc
thành độc quyền doanh nghiệp (trang 8), và Đối với DNNN hoạt động trong
lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận, và cần tổ
chức một số DNNN cùng cạnh tranh bình đẳng (trang 14). Lu ý rằng NQTW3
cũng chỉ rõ: Nhà nớc giữ cổ phẩn chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với DNNN
hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực nh sản xuất điện (trang 11).
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ có duy nhất Công ty Điện lực thành phố Hà
Nội là doanh nghiệp cung ứng và kinh doanh điện năng cho tất cả các khách hàng
của Thủ đô. Mặc dù kinh doanh mặt hàng độc quyền, song Công ty Điện lực thành
phố Hà Nội vẫn phải nắm bắt nhu cầu thị trờng, của khách hàng và tìm cách thoả
mãn tối đa các nhu cầu đó.
2.1.2.2.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực thành phố Hà
Nội.
-
Phấn đấu cấp điện liên tục, ổn định, an toàn và bảo đảm chất lợng
điện năng nhằm tăng sản lợng điện cung ứng cho khách hàng, thoả
mãn tối đa các nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để tăng doanh
thu bán điện.
-
Phấn đấu giảm lợng điện năng thất thoát trong quá trình vận hành

cung ứng điện và trong khâu kinh doanh. Tổn thất điện năng là lợng
điện năng mất đi trong quá trình truyền tải, phân phối từ nơi sản xuất
tới nơi tiêu thụ, là lợng điện năng chênh lệch giữa sản lợng điện đầu
vào (mua của Tổng công ty Điện lực Việt Nam) và sản lợng điện đầu
ra (bán cho khách hàng).
-
Phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trên cơ sở tăng doanh thu
bán điện và giảm các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí lao động,
sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hợp lý.
-
Phấn đấu thực hiện tốt cả hai chức năng kinh doanh và phục vụ, khắc
phục tâm lý độc quyền dẫn đến cửa quyền. Chức năng phục vụ thể
hiện ở chỗ các công ty phải chịu trách nhiệm cung ứng điện an toàn,
ổn định, liên tục, đảm bảo chất lợng điện năng cho mọi nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội. Chức năng kinh doanh thể hiện ở chỗ là các
công ty phải kinh doanh điện năng có lãi. Rõ ràng rằng, nếu kinh
doanh điện năng có lãi song việc cấp điện không đáp ứng đợc các
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nớc thì không thể nói là
các công ty đã hoàn thành nhiệm vụ, ngợc lại nếu cung ứng điện cho
các nhu cầu của khách hàng tốt song việc kinh doanh điện năng
không có lãi thì cũng không thể nói các công ty điện hoạt động có
hiệu quả. Đặc điểm này đòi hỏi các công ty Điện lực phải bảo đảm
sự thống nhất giữa nhiệm vụ kinh tế và nhiệm vụ chính trị; vừa phải
đáp ứng đợc các nhiệm vụ chính trị, vừa kinh doanh có hiệu qủa cao.
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm cấp điện cho
các khách hàng của Thủ đô, thì vấn đề này càng cần đợc quan tâm
đặc biệt.
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nớc đợc thành lập
tháng 4 năm 1995 theo Quyết định số 129NL/TCCB-LĐ ngày 4/3/1995 của Bộ tr-
ởng Bộ Năng lợng. Công ty là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty

Điện lực Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty,
có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính
của mình. Công ty có các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc, hoạt động trên
địa bàn thành phố Hà Nội về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Do những đặc thù về kinh tế kỹ thuật, trình độ công nghệ của ngành điện và
đặc điểm của sản phẩm điện năng đòi hỏi phải tập trung thống nhất về tổ chức và
quản lý ở trình độ cao mới đa lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và
kinh doanh điện năng, nên Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đợc tổ chức và hoạt
động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nội ban hành
kèm theo Quyết định số 181 ĐVN/HĐQL ngày 24/3/1995 của Hội đồng quản lý
Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội nh sau:
-
Kinh doanh điện năng và cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định,
bảo đảm chất lợng điện năng.
-
Thiết kế lới điện.
-
Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện.
-
Xây lắp các công trình điện đến 110KV.
-
Sản xuất các thiết bị điện và phụ kiện.
-
Xuất nhập khẩu vật t, thiết bị điện.
-
Các dịch vụ khác về điện (sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa lắp đặt
điện nội thất gia đình).
Trụ sở công ty: 69 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Power Company (HPC)
Công ty đợc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) giao vốn và tài sản của
Nhà nớc, đợc huy động các nguồn vốn khác. Công ty có trách nhiệm bảo toàn và
phát triển vốn đợc giao và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nớc, với Tổng công ty Điện
lực Việt Nam theo luật định và theo phân cấp của Tổng công ty. Không ngừng cải
tiến, phát triển, đổi mới thiết bị công nghệ, thực hiện giảm giá thành sản phẩm,
giảm tổn thất điện năng.
Công ty có t cách pháp nhân, có con dấu của DNNN, thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và
các hoạt động tài chính (theo sự phân cấp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam).
Các doanh nghiệp trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong công ty, có t cách pháp
nhân, hoạt động theo pháp luật và điều lệ của công ty.
Mục tiêu, chiến lợc của Công ty trong giai đoạn 2001-2010 là:
1.
Trong thời gian từ năm 2001-2010 sẽ tiến hành việc củng cố và phát triển l-
ới điện thành phố Hà Nội theo hớng hiện đại hoá để đảm bảo việc cung ứng
điện an toàn, ổn định, đảm bảo chất lợng cho sự phát triển của Thủ đô Hà
Nội trong tơng lai với mức tăng trởng cao nhất 15% năm.
2.
Tổ chức sản xuất theo hớng tập trung, hiện đại, phân cấp mạnh xuống các
xí nghiệp, đơn vị cơ sở.
sản xuất truyền tải phân phối
3.
ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và các giải pháp mới vào
khâu quản lý. Nhanh chóng tiếp cận với Quản lý điện tử ở tất cả mọi
khâu: kiểm soát lới điện theo hớng tự động hoá, giảm đến mức thấp nhất
thời gian mất điện do sự cố.
4.
Nâng cao chất lợng công tác dịch vụ khách hàng. Đơn giản hoá các thủ tục
để tạo điều kiện cho khách hàng muốn mua điện đợc nhanh chóng và thuận

lợi ở bất cứ đâu trong thành phố khi khách hàng có yêu cầu cũng nh trả tiền
điện. Xây dựng Trung tâm giao tiếp khách hàng. Trung tâm sẽ nhận mọi
tín hiệu yêu cầu, thắc mắc trao đổi về tất cả mọi lĩnh vực về cung cấp điện
của khách hàng. Trung tâm sẽ điều hành cập nhật thông tin về lới điện qua
hệ thống SCADA và các trung tâm điều độ tại các Điện lực để trả lời khách
hàng và điều hành việc sửa chữa nhanh chóng các sự cố xảy ra, đảm bảo
cấp điện liên tục cho khác hàng.
5.
Triển khai việc sản xuất các thiết bị điện có hàm lợng chất xám cao, áp
dụng kỹ thuật tin học.
2.1.2.3.
Kỹ thuật sản xuất - sản phẩm, tình trạng công nghệ của hệ
thống điện.
Dây chuyên sản xuất kinh doanh điện năng bao gồm các khâu:

Sản xuất điện, do các Nhà máy điện thực hiện.

Truyền tải điện từ nơi sản xuất đến nơi phân phối, do các Công ty Truyền tải
điện thực hiện.

Phân phối điện do các Công ty kinh doanh điện thực hiện.
Điện năng là sản phẩm của cả dây chuyền lao động gồm hàng vạn ngời,
từ sản xuất tại các nhà máy, truyền tải đến kinh doanh, phân phối. Quá trình
sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy
phạm.
Mặt khác, do khả năng tài chính có hạn, nên máy móc thiết bị, công nghệ
của công ty Điện lực Hà nội cha đồng bộ, nhiều nơi vẫn còn trang thiết bị lạc hậu
gây ảnh hởng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung và gây khó khăn trong việc
quản lý.
Điện năng có thể đợc sản xuất từ nhiều nguồn nhiên liệu khác nhau nh

than, nớc, năng lợng nguyên tử, dầu mỏ, khí đốt, năng lợng mặt trời, gió, địa
nhiệt, sóng biển...Xem bảng:
Biểu 2: Tỷ trọng điện năng sản xuất theo loại nguồn phát
TT Điện năng sản xuất Tỷ trọng(%) Ghi chú
1 Thuỷ điện 60
2 Nhiệt điện chạy than 17
3 Nhiệt điện chạy khí 7
4 Nhiệt điện chạy dầu 15
5 Diesel 1
Tổng cộng 100
Qua các biểu trên ta thấy: Ngành điện vẫn hết sức lệ thuộc vào thuỷ điện, trong
khi thuỷ điện chịu ảnh hởng lớn của thời tiết. Đây có thể coi là nguyên nhân sâu xa
gây sự mất ổn định trong cung ứng điện. Trong khi nguồn khí đốt tiềm tàng, công suất
có thể phát tới 19 % tổng công suất thì hiện tại mới chỉ sản xuất đợc 7%.Những năm
có nguồn nớc nhiều, các Nhà máy thuỷ điện phát hết công suất thì giá thành rẻ, lợi
nhuận nhiều. Ngợc lại những năm thiếu nguồn nớc phải huy động hết công suất các
nhà máy nhiệt điện chạy dầu, đíesel phát bù vào phần thiếu hụt dẫn.
Nhu cầu sử dụng điện có đặc điểm là thay đổi đáng kể giữa lúc cao
điểm và thấp điểm, giữa mùa hè và mùa đông, gây khó khăn rất lớn cho công
tác bảo dỡng, xác định phơng thức tối u để quản lý vận hành hệ thống. Lúc
cao điểm thì nguồn điện thiếu, các đờng dây và trạm đều quá tải. Ngợc lại
vào những lúc thấp điểm thì công suất không đợc sử dụng hết, gây lãng phí
nghiêm trọng. Vì công suất phát ra mà không có ngời tiêu thụ thì ngành điện
không thu đợc tiền, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm
Công suất tiêu thụ vào giờ cao điểm (thờng là 18 20 giờ hàng ngày) cao hơn
công suất tiêu thụ vào giờ thấp điểm (thờng là 2 3 giờ tới 65 70%).
Quá trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng
phải thông qua một hệ thống lới điện truyền tải, phân phối, ... và trong quá trình
này luôn luôn có một lợng điện năng bị tiêu hao, lợng điện tiêu hao này gọi là tổn
thất kỹ thuật và trong sử dụng ta vẫn coi là mất đi một cách vô ích trên đờng

truyền dẫn. Nhng thực chất đây chính là lợng điện cần thiết để "vận chuyển" hàng
hoá điện năng từ nơi sản xuất (nhà máy điện) đến nơi sử dụng (khách hàng). Tổn
thất điện năng kỹ thuật tơng tự nh sự tiêu hao tự nhiên của các hàng hoá khác
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổn thất điện năng kỹ thuật bao gồm: tổn thất
điện năng trên đờng dây tải điện, trên đờng dây phân phối điện, tổn thất điện năng
trong các máy biến áp, tổn thất điện năng do chế độ vận hành... Tổn thất kỹ thuật
là khách quan và không tránh khỏi trong quá trình cung ứng điện. Nó là một nhân
tố ảnh hởng lớn đến chi phí và do đó ảnh hởng tới lợi nhuận, thu nhập...trong quá
trình sản xuất kinh doanh điện năng. Tuy nhiên con ngời có thể can thiệp để giảm
thấp tổn thất điện năng kỹ thuật bằng cách đầu t cho các giải pháp kỹ thuật, công
nghệ hiện đại. Ngoài ra còn tổn thất điện năng phi kỹ thuật, gọi là tổn thất thơng
mại. Đó là những mất mát trong khâu tổ chức quản lý, tổ chức bán điện làm cho l-
ợng điện năng bán ra đợc (điện thơng phẩm) ít hơn lợng điện năng mua vào (sản
xuất ra hoặc mua vào ở đầu nguồn). Loại tổn thất này liên quan rất lớn đến công
tác quản lý. Việc sắp xếp mô hình hợp lý và có những biện pháp quản lý chặt chẽ,
sử dụng tin học trong quản lý có các chơng trình phần mềm ứng dụng sẽ có thể
làm giảm đáng kể dạng tổn thất này. Việc phân phối thù lao lao động và thu nhập
cho quản trị viên đúng với khả năng và năng lực cống hiến của họ sẽ tạo ra động
lực mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, góp phần tăng hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, cần thờng xuyên giáo dục cho đội ngũ cán bộ
coi chiến lợc hớng tới khách hàng là chiến lợc trọng tâm trong điều kiện môi trờng
đã xuất hiện những yếu tố mang tính cạnh tranh, xoá bỏ thị trờng kinh doanh hàng
hoá độc quyền.
Việc quản lý, vận hành một hệ thống điện đòi hỏi phải theo quy trình, quy
phạm nghiêm ngặt và mang tính hệ thống cao và cũng chính vì vậy mà tổ chức mô
hình sản xuất kinh doanh không hợp lý sẽ làm tăng chi phí trong giá thành điện
năng và sinh ra những tổn thất điện năng phi kỹ thuật trong mọi khâu từ sản xuất
truyền tải, phân phối đến bán điện (từ máy phát điện đến tận chiếc công tơ để bán
điện cho khách hàng). Thậm chí nhiều khi tổn thất điện năng phi kỹ thuật còn lớn
hơn tổn thất điện năng kỹ thuật nhiều lần.

Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ tuy là sản phẩm của
lao động nhng điện năng không thể dự trữ đợc, không thể cất trữ trong kho để
dùng dần đợc nh các loại hàng hoá khác. Quá trình sản xuất và tiêu dùng điện
năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng, điện năng chuyển hoá thành các dạng năng
lợng khác: nhiệt năng, cơ năng, quang năng, để thoả mãn nhu cầu cho sản xuất
và đời sống của nhân dân trong xã hội. Điện năng còn là đầu vào của tất cả các
ngành kinh tế quốc dân khác. Tuy nhiên, con ngời có thể can thiệp bằng các biện
pháp kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng kỹ thuật xuống mức phù hợp với tính
toán lý thuyết. Để thị trờng hoá hoạt động cung cấp điện và giảm tổn thất điện
năng kỹ thuật, Công ty Điện lực thành phố Hà Nội buộc phải đầu t hiện đại hoá
thật nhanh hệ thống truyền tải điện. Chủ trơng này nếu thực hiện thành công thì
tính ổn định, an toàn, liên tục trong cung ứng điện sẽ cao, chất lợng điện năng sẽ
tốt, điện năng thất thoát sẽ ít và khối lợng công việc quản lý sẽ giảm do không
phải xử lý các sự cố xảy ra đột xuất. Ngợc lại nếu hệ thống điện lạc hậu, hay sự
cố, mất điện nhiều, khối lợng công việc quản lý sẽ tăng lên. Hiện đại hoá hệ thống
truyền tải điện ngoài yếu tố vốn còn đòi hỏi trình độ quản trị viên, công nhân cao
vì ngành điện là một ngành đòi hỏi kỹ thuật cao.
Số lợng các đờng dây 110KV do Công ty Điện lực thành phố Hà Nội quản lý
(12/2002): 358,6 km
Khối lợng các trạm biến áp 110 KV (12/2002): 33 MBA
2.1.2.4.
Đội ngũ lao động của Công ty.
Toàn bộ công ty gồm có cơ quan công ty; các đơn vị phụ thuộc (nh đội thí
nghiệm, xởng công tơ, ); các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nh các điện
lực ở các quận huyện trong thành phố, xí nghiệp xây lắp điện, xí nghiệp thiết kế
điện, xí nghiệp quản lý lới điện 110KV, .tất cả tính vào năm 1994 là 2823 ngời.
Cùng với sự phát triển của công ty, một số bộ phận mới đợc thành lập để phù
hợp với yêu cầu chủ quan và khách quan của điều kiện kinh tế xã hội chính
trị, tính đến năm 2003, số lao động trong toàn công ty đã lên tới 3.967 ngời,
trong đó lao động tại cơ quan công ty là 367 ngời.

Nhân lực của công ty đợc phát triển, lớn mạnh, thay đổi theo sự phát triển của
sản xuất kinh doanh diễn biến qua các năm nh sau:
Biểu 3: Số lợng lao động của công ty từ năm 1999 đến 2003
(theo thời hạn hợp đồng)
Năm
Lao động
1999 2000 2001 2002 2003
TSLĐ 3096 3206 3510 3663 3967
- LĐHĐ không thời hạn 3000 3030 3223 3418 3683
- LĐHĐ thời hạn 1-3
năm
89 142 183 190 210
- LĐHĐ dới 1 năm 7 26 104 55 74
Biểu 4: Số lợng lao động của công ty từ năm 1999 đến 2003
(theo giới tính)

m
1999 2000 2001 2002 2003
Lao động
SL % SL % SL % SL % SL %
LĐ nữ 943 30.5 966 30.2 1113 31.7 1284 35.1 1352 34.1
LĐ nam 2153 69.5 2240 69.8 2397 68.3 2379 64.9 2615 65.9
Tổng LĐ
3096
100
3206
100
3510
100
3663

100
3967
100
Với một lực lợng lao động lớn nh vậy cũng ít nhiều ảnh hởng đến mô hình tổ
chức của công ty.
Tỷ lệ nữ trong tổng số lao động của toàn công ty luôn ở trong khoảng từ 30% -
35%, trình độ của số lao động nữ chủ yếu là trình độ trung cấp, làm việc ở các
khâu nh văn phòng, nhân viên của các bộ phận kinh doanh, tài vụ, máy tính nơi
sản xuất hoá đơn thu tiền điện và thu ngân viên,
Công ty Điện lực thành phố Hà nôi là doanh nghiệp kinh doanh điện năng
trong thành phố Hà nội, một mặt hàng có tầm quan trọng không chỉ về mặt kinh
tế, mà còn có ý nghĩa và ảnh hởng to lớn đến vấn đề xã hội- chính trị của đất nớc,
của Thủ đô, mặt khác, công ty còn có những chức năng quan trọng khác nh thí
nghiệm, sửa chữa thiết bị điện, xây lắp các công trình điện đến 110KV, đòi hỏi
lực lợng lao động của công ty phải có trình độ văn hoá chuyên môn, sức khỏe tốt,
có kỷ luật và tác phong công nghiệp. Trong việc tuyển dụng, công ty chú trọng
những cán bộ nhân viên có kiến thức trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng đ-
ợc nhiệm vụ của công ty. Trình độ cán bộ công nhân viên của công ty Điện lực Hà
nội trong một số năm gần đây đợc tổng hợp ở biểu sau:
Biểu 5: Trình độ học vấn của CBCNV từ năm 1999 đến 2003
Năm
Trình độ
1999 2000 2001 2002 2003
Tổng số lao động 3096 3206 3510 3663 3967
- Trên đại học 0 0 7 7 7
- Đại học 497 612 722 879 987
- Trung học cao đẳng 318 315 328 355 349
- CNKT 1036 1037 1085 1598 1729
- CNPT 1245 1242 1368 824 895
2.1.2.5.

Cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nớc đối với ngành điện.
Trong nền kinh tế thị trờng, giá cả hàng hoá và dịch vụ do hoạt động của quy
luật cung cầu quy định. Tuy nhiên, đối với điện năng là một loại sản phẩm đặc biệt
do Nhà nớc độc quyền quản lý và kinh doanh nên giá cả điện năng là do Nhà nớc
quy định. Nhà nớc quy định cả giá điện bán cho các công ty Điện lực lẫn giá điện
các công ty Điện lực đợc phép bán cho khách hàng, nghĩa là quy định cả giá cả
đầu vào và giá cả đầu ra của sản phẩm.
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội mua điện của Tổng công ty Điện lực Việt
Nam qua hệ thống đo đếm đầu nguồn tại các trạm 110KV và sau đó thông qua hệ
thống điện của mình bao gồm hệ thống lới điện phân phối, các máy biến áp và hệ
thống công tơ để bán đợc cho các khách hàng tiêu dùng điện. Công ty Điện lực
thành phố Hà Nội ký hợp đồng bán điện cho khách hàng và khối lợng điện năng
mà khách hàng tiêu thụ hàng tháng sẽ đợc thể hiện qua chỉ số công tơ ghi đợc
hàng tháng.
Do công ty vừa thựa hiện chức năng kinh doanh lại vừa thực hiện chức năng
phục vụ, nên trong các hoạt động của mình, Công ty Điện lực thành phố Hà Nội bị
chi phối bởi rất nhiều quy định và chính sách vĩ mô của Nhà nớc.
2.1.2.6.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực thành
phố Hà Nội do Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành
ngày 24/3/1995; QĐ 189/ĐVN/HĐQL.
Từ 1994 trở về trớc:
-
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội hoạt động theo mô hình hạch
toán phụ thuộc, mà chủ yếu là hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch
đợc giao, mọi hoạt động đều không đợc chủ động giải quyết mà phải
phụ thuộc và xin ý kiến phê duyệt của cấp trên, sau đó mới đợc thực
hiện; lợi nhuận cũng do cấp trên phân chia theo mức độ hoàn thành
kế hoạch đợc giao. Điều này ảnh hởng rất lớn đến tính chủ động
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

-
Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
trong giai đoạn này là mô hình do cấp trên quyết định: đó là mô hình
hoạt động tập trung và chuyên môn hoá sâu. Tại các chi nhánh điện,
mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh đợc giao cho một bộ phận chịu
trách nhiệm, điều này không phù hợp với tính chất hoạt động của
ngành. Mô hình lúc này gồm các đơn vị vận hành lới điện, các đơn vị
sửa chữa sự cố, các bộ phận kinh doanh, Các bộ phận đều cố gắng
hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực mà mình chịu trách nhiệm, song
độ gắn kết giữa các bộ phận không cao, việc phối hợp để đạt đợc hiệu
quả sản xuất kinh doanh chung của chi nhánh còn rất thấp.
Từ năm 1995 đến nay:
-
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội chính thức hoạt động theo mô
hình hạch toán kinh doanh độc lập. Công ty đợc chủ động trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả
kinh tế đạt đợc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Công ty
đã tổ chức lại mô hình sản xuất: thành lập các tổ quản lý điện tổng
hợp tại tất cả các phờng trong toàn thành phố; tổ tổng hợp chịu trách
nhiệm toàn bộ các khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh điện
năng trong phạm vi địa bàn phờng mà họ quản lý gồm: vận hành lới
điện, sửa chữa lới điện, kinh doanh điện năng (phát triển khách
hàng, quản lý khách hàng, thu tiền điện từ khách hàng, )
2.2.
Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội.
2.2.1. Thực trạng về mô hình
Theo Quyết định số 181 ĐVN /HĐQL ngày 24/3/1995 của Hội đồng quản lý
Tổng công ty Điện lực Việt nam, sau khi chuyển sang mô hình mới (1995), công
ty Điện lực Hà nội có mô hình tổ chức quản lý sau:
* Ban Giám đốc: - Giám đốc: 1

- Phó Giám đốc: 3 (Kỹ thuật, kinh doanh, đầu t phát triển).
* Các phòng chức năng và đơn vị phụ trợ:
- Các phòng chức năng: 10 phòng, gồm:
1.
Phòng Kỹ thuật
2.
Phòng Dự án phát triển
3.
Phòng Kế hoạch
4.
Phòng Tổ chức cán bộ lao động - đào tạo
5.
Phòng Tài chính kế toán
6.
Phòng Kinh doanh
7.
Phòng Xây dựng cơ bản
8.
Phòng Kinh tế đối ngoại
9.
Phòng Thanh tra
10.
Phòng Bảo vệ quân sự
-
Các đơn vị phụ trợ:
1.
Trung tâm điều độ thông tin
2.
Trung tâm thí nghiệm điện
3.

Văn phòng
4.
Trung tâm máy tính
5.
Xởng vật t.
* Các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc:
-
Các điện lực khu vực hoạt động theo phơng thức xí nghiệp: 9 Điện
lực
-
Các xí nghiệp phụ trợ: 04 xí nghiệp, gồm:
1.
Xí nghiệp xây lắp điện
2.
Xí nghiệp sửa chữa thiết bị đo đếm điện.
3.
Xí nghiệp thiết kế điện.
4.
Xí nghiệp quản lý lới điện 110KV.
Cụ thể, mô hình tổ chức của công ty đợc mô ta qua sơ đồ sau: (sơ đồ 6)
Để đáp ứng đợc yêu cầu của thực tế, trải qua từng giai đoạn phát triển, mô
hình tổ chức của công ty Điện lực thành phố Hà nội nói riêng, cũng nh của hầu hết
các công ty, doanh nghiệp khác nói chung đều phải có những thay đổi và biến
chuyển để phù hợp với điều kiện khách quan của thực tế, để ngày càng đạt đợc
hoệu quả kinh tế xã hội cao hơn.
Từ năm 1995 đến nay, bộ máy của công ty Điện lực Hà nội đã không ngừng
cải tiến để có thể đạt đợc hiệu quả hoạt động cao hơn. Cụ thể, công ty đã thành lập
thêm 3 Điện lực mới: Điện lực Thanh Xuân (1997), Điện lực Tây Hồ (1997) và
Điện lực Cầu Giấy (2001), và một số các phòng, ban, xởng đội để phục vụ các nhu
cầu mới phát sinh: phòng Bảo hộ lao động, phòng Vật t, phòng KCS, phòng Quản

lý điện nông thôn, phòng Quản lý đầu t xây dựng, phòng Quản lý đấu thầu, ban
quản lý dự án lới điện Hà nội, chuyển phòng Máy tính sang thầnh Trung tâm Khoa
học công nghệ và máy tính.
Và đến nay, mô hình tổ chức quản lý của công ty Điện lực Hà nội đợc mô tả
qua sơ đồ sau: (sơ đồ 7)
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nớc hạch toán
độc lập, đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Công ty chịu
trách nhiệm quản lý vận hành lới điện từ 0,4 KV đến 110 KV trên địa bàn Hà Nội.
Công ty trực tiếp bán điện cho các khách hàng thuộc khu vực Hà Nội và lân cận.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:
-
Kinh doanh điện năng.
-
T vấn thiết kế điện.
-
Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện.
-
Xây lắp các công trình điện đến 110 KV.

×