TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận môn QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN BETON 6
GVHD: TS. Ngô Quang Huân
HVTH: Nguyễn Văn Lượng
Lớp: QTKD – K22 – Ngày 2
Mã CK: BT6
Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 / 2013
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Mục lục:
Mục lục: 2
Giới thiệu công ty 3
Phân tích báo cáo tài chính công ty 5
Phân tích các tỷ lệ tài chính 13
Các tỉ lệ đánh giá khả năng thanh toán 13
Các tỉ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 13
Các tỉ lệ tài trợ 14
Các tỉ lệ đánh giá khả năng sinh lợi 14
Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường 15
Mô hình chỉ số Z 16
Phân tích hòa vốn và đòn bẩy tài chính 17
1.Các đòn bẩy tài chính 17
Các điểm hòa vốn 17
Lượng giá chứng khoán công ty 19
1.Phương pháp dòng thu nhập 19
Phương pháp chỉ số P/E 20
Phương pháp EVA 20
Lập danh mục đầu tư 21
Nguyễn Văn Lượng Trang 2
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Giới thiệu công ty
Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới đuợc Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành
lập số 41/2000/QĐTTG ngày 28/03/2000 và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số
4603000013 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày 05/01/2001.
Ðược thành lập từ năm 1958 bởi tập đoàn xây dựng RMK của Mỹ với tên gọi ban đầu Công
trường Ðúc Đà Bê tông tiền áp Châu Thới
Sau năm 1975, được Nhà nước tiếp quản và sáp nhập vào Phân Cục Quản lý Ðường bộ Miền
Nam theo Văn bản số 761/QÐTC ngày 06/08/1976 của Bộ Giao thông Vận tải với tên gọi Xưởng
Bê tông Châu Thới.
Ngày 15/03/1977, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 755/QÐTC đổi tên Xưởng Bê
tông thành Nhà máy Bê tông trực thuộc Phân Cục Quản lý Ðường bộ miền Nam Cục Quản lý
đường bộ.
Ngày 17 tháng 05 năm 1993 Bộ Giao thông Vận tải có Quyết định số 942/QÐ/TCCBLÐ về
việc thành lập Công ty Bê tông 620 (doanh nghiệp Nhà nước) trực thuộc Tổng công ty Xây dựng
Công trình 6 (CIENCO 6) thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải.
Ðến ngày 28 tháng 03 năm 2000 Công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần theo Quyết
định số 41/2000/QÐ TTG ngày 28 tháng 03 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là
Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới
Công ty bắt đầu niêm yết với mã BT6 ngày 18/04/2002 trên sàn giao dịch chứng khoán TP
Hồ Chí Minh.
Ngày 08/11/2006 vốn điều lệ Công ty tăng lên 100.000.000.000 đồng theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh (đăng ký thay đổi lần 4) của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.
Ngày 20/11/2007, Công ty niêm yết bổ sung 997.850 cổ phiếu phát hành thêm trả cổ tức,
nâng vốn điều lệ lên 109.978.500.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
− Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Nguyễn Văn Lượng Trang 3
Phân tích tài chính công ty Beton 6
− Sản xuất các loại vật liệu xây dựng.
− Gia công, sửa chữa các dụng cụ máy móc thiết bị cơ khí.
− Xây dựng các công trình giao thông cầu cống, xây dựng dân dụng, bến cảng.
− Nạo vét bồi đắp mặt bằng, đào đắp thi công nền móng công trình, thi công bằng phương
pháp khoan nổ mìn.
− Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng.
− Dịch vụ vận chuyển bê tông tươi, bê tông siêu trường, siêu trọng.
− Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành xây dựng.
− Tư vấn, kinh doanh địa ốc
− Xây dựng công trình ngầm và thủy lợi
Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Green Power - 35 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp.HCM
Điện thoại: (84-8) 39 11 96 96 Fax: (84-8 39 11 92 92
Website: />Vốn điều lệ: 329,935,500,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 32,993,550 cp
KL CP đang lưu hành: 32,993,550 cp
Vị thế công ty:
• Công ty có lợi thế độc quyền về cung cấp một số sản phẩm - đặc biệt là các loại dầm cầu lớn
bằng bê tông ứng suất trước - đáp ứng nhu cầu xây dựng cầu đường vốn tăng rất nhanh trong
những năm gần đây.
• Sắp tới, Công ty sẽ tiếp tục nâng cao lợi thế này bằng cách đầu tư thêm dây chuyền và thiết
bị sản xuất cọc ống để tạo ra một loại sản phẩm mới khác mà hiện tại ở Việt Nam ngoài
Công ty Bê tông 620 ra không có công ty nào sản xuất được, nhằm tham gia mạnh hơn vào
Nguyễn Văn Lượng Trang 4
Phân tích tài chính công ty Beton 6
thị trường cung cấp các loại bê tông theo yêu cầu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao
cho các công trình lớn
Chiến lược phát triển và đầu tư
• Tăng cường đầu tư chiều sâu, giữ vững chất lượng sản phẩm và năng lực thi công công trình,
hướng đến những công trình có qui mô lớn, hiệu quả kinh tế cao.
• Duy trì thực hiện tốt quá trình quản lý và sản xuất theo các tiêu chuẩn hiện hành ISO 9001:
2000, kiên quyết bỏ những sản phẩm kém chất lượng.
• Lập kế hoạch phát triển thị trường: Xúc tiến thành lập các CTCP, các đại lý sản phẩm ở các
tỉnh. Đẩy mạnh mạng lưới tiêu thu dầm nông thôn đến tận các huyện, xã - chương trình bê
tông hóa, xóa cầu khỉ khu vực miền Nam.
Phân tích báo cáo tài chính công ty
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị: 1,000,000 VNĐ
2009 2010 2011 2012
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 830,959 1,240,755 1,791,183 1,692,760
Tài sản ngắn hạn - current asset 452,723 787,616 1,265,835 1,228,000
Tiền và các khoản tương đương tiền 47,484 122,035 60,980 73,516
Tiền 17,984 46,091 58,530 70,775
Các khoản tương đương tiền 29,500 75,944 2,450 2,741
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 10,150 26,000 190,467 53,309
Đầu tư ngắn hạn 10,150 26,000 190,467 53,309
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn - Receivables 254,051 469,888 598,951 704,556
Phải thu khách hàng 242,304 431,787 576,001 547,432
Trả trước cho người bán 22,075 37,908 24,769 18,696
Phải thu nội bộ ngắn hạn
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Các khoản phải thu khác 9,040 19,616 24,634 165,712
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -19,369 -19,422 -26,453 -27,283
Hàng tồn kho - Inventory 128,887 159,141 393,570 382,325
Hàng tồn kho 132,696 163,459 399,521 389,366
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -3,809 -4,318 -5,951 -7,041
Tài sản ngắn hạn khác 12,151 10,552 21,866 14,294
Chi phí trả trước ngắn hạn 728 948 623 251
Thuế GTGT được khấu trừ 2,119 75 14,346 2,263
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 80 54 54
Nguyễn Văn Lượng Trang 5
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Tài sản ngắn hạn khác 9,304 9,449 6,844 11,725
Tài sản dài hạn - long term asset 378,235 453,139 525,348 464,760
Các khoản phải thu dài hạn 558 417 731 0
Phải thu dài hạn của khách hàng
Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
Phải thu nội bộ dài hạn
Phải thu dài hạn khác 558 417 731 0
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
Tài sản cố định 172,149 200,595 350,950 315,613
Tài sản cố định hữu hình 128,160 111,960 113,299 73,428
Nguyên giá 260,672 267,519 291,216 245,397
Giá trị hao mòn luỹ kế
-
132,512 -155,559 -177,917 -171,970
Tài sản cố định thuê tài chính 188 108 0
Nguyên giá 476 476 0
Giá trị hao mòn luỹ kế -288 -367 0
Tài sản cố định vô hình 25,511 51,887 194,404 190,831
Nguyên giá 30,604 60,168 206,164 206,214
Giá trị hao mòn luỹ kế -5,093 -8,280 -11,759 -15,382
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 18,290 36,639 43,247 51,354
Bất động sản đầu tư 9,704 6,518 3,331 3,331
Nguyên giá 9,704 6,518 3,331 3,331
Giá trị hao mòn luỹ kế
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 129,101 178,986 92,692 93,095
Đầu tư vào công ty con
Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh 85,418 79,442 71,044 71,358
Đầu tư dài hạn khác 74,639 138,867 67,107 67,107
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn -30,956 -39,323 -45,459 -45,369
Tài sản dài hạn khác 8,096 25,482 36,580 29,194
Chi phí trả trước dài hạn 3,767 10,280 20,117 14,961
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3,190 2,257 3,447 1,978
Tài sản dài hạn khác 1,139 12,946 13,015 12,255
Lợi thế thương mại 58,627 41,142 41,065 23,526
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 830,959 1,240,755 1,791,183 1,692,760
Nợ phải trả - Debt 409,972 730,608 1,304,975 1,199,133
Nợ ngắn hạn - current liabilities 359,654 681,315
1,224,88
6 1,175,173
Vay và nợ ngắn hạn 98,643 287,247 597,430 547,425
Phải trả cho người bán - account payable 74,105 182,384 246,531 350,561
Người mua trả tiền trước 76,352 117,021 269,858 155,340
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 27,128 27,133 19,953 29,976
Phải trả người lao động 34,293 16,894 16,868 16,378
Chi phí phải trả 7,783 25,058 14,392 15,199
Phải trả nội bộ
Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Các khoản phải trả, phải nộp khác - accruals 27,545 7,425 15,227 42,496
Dự phòng phải trả ngắn hạn 22,149 0
Quỹ khen thưởng và phúc lợi 13,804 18,152 22,477 17,797
Nợ dài hạn 50,318 49,293 80,089 23,961
Nguyễn Văn Lượng Trang 6
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Phải trả dài hạn người bán 43,482 14,981
Phải trả dài hạn nội bộ
Phải trả dài hạn khác
Vay và nợ dài hạn 4,281 12,579 22,000 8,496
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7,501 8,746 14,607 0
Dự phòng phải trả dài hạn 38,536 27,968 485
Nguồn vốn chủ sở hữu - Common equity 393,102 457,901 442,477 449,022
Vốn chủ sở hữu - Total common equity 393,102 457,901 442,477 449,022
Vốn đầu tư của chủ sở hữu - Vốn điều lệ 109,979 109,979 329,936 329,936
Thặng dư vốn cổ phần 122,690 122,690 0
Vốn khác của chủ sở hữu
Cổ phiếu quỹ
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Chênh lệch tỷ giá hối đoái -130 841 -3,028
Quỹ đầu tư phát triển 62,558 120,506 57,216 67,796
Quỹ dự phòng tài chính 6,733 33 281 344
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu -205 0
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 91,477 103,852 58,073 50,947
Nguồn vốn đầu tư XDCB
Nguồn kinh phí và quỹ khác
Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Lợi ích của cổ đông thiểu số 27,885 52,246 43,730 44,605
Tỷ trọng
2009 2010 2011 2012
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn - current asset 54.48% 63.48% 70.67% 72.54%
Tiền và các khoản tương đương tiền 5.71% 9.84% 3.40% 4.34%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.22% 2.10% 10.63% 3.15%
Các khoản phải thu ngắn hạn - Receivables 30.57% 37.87% 33.44% 41.62%
Hàng tồn kho - Inventory 15.51% 12.83% 21.97% 22.59%
Tài sản ngắn hạn khác 1.46% 0.85% 1.22% 0.84%
Tài sản dài hạn - long term asset 45.52% 36.52% 29.33% 27.46%
Các khoản phải thu dài hạn 0.07% 0.03% 0.04% 0.00%
Tài sản cố định 20.72% 16.17% 19.59% 18.64%
Bất động sản đầu tư 1.17% 0.53% 0.19% 0.20%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 15.54% 14.43% 5.17% 5.50%
Tài sản dài hạn khác 0.97% 2.05% 2.04% 1.72%
Lợi thế thương mại 7.06% 3.32% 2.29% 1.39%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Nợ phải trả - Debt 49.34% 58.88% 72.86% 70.84%
Nợ ngắn hạn - current liabilities 43.28% 54.91% 68.38% 69.42%
Nợ dài hạn 6.06% 3.97% 4.47% 1.42%
Nguồn vốn chủ sở hữu - Common equity 47.31% 36.91% 24.70% 26.53%
Vốn chủ sở hữu - Total common equity 47.31% 36.91% 24.70% 26.53%
Nguyễn Văn Lượng Trang 7
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Năm 2009, tài sản ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng xấp xỉ nhau trong tổng tài sản. Qua các
năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng dần, do khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng. Điều
này đồng nghĩa với các khoản bán chịu, bán trả chậm chưa thu được tiền tăng, và sự đầu tư của
công ty vào hàng hóa, nguyên vật liệu, sản phẩm cũng tăng. Đến năm 2012 tài sản ngắn hạn
chiếm hơn 70% tổng tài sản của công ty. Năm 2010 và 2011, tăng trưởng tài sản trên 40%, trong
khi tài sản năm 2012 giảm 5.5% so với năm 2011. Tương tự như tài sản thì nợ phải trả, nợ ngắn
hạn có tỷ trọng tăng còn tỷ trọng nợ dài hạn giảm. Vốn chủ sở hữu tăng không nhiều về giá trị
tuyệt đối nhưng do tổng cộng nguồn vốn tăng nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm qua các năm.
Giá trị sổ sách của cổ phiếu, năm 2009 & 2010 tương ứng là 35,744 và 41,636. Giá thị
trường của phiên đóng cửa ngày cuối năm tương ứng là 62,000 & 69,500 và do vậy cao hơn giá
trị sổ sách. Các cổ đông đã trả giá cao hơn do họ dự tính thu nhập công ty tăng trưởng tốt. Nhưng
qua năm 2011 & 2012, cả giá thị trường và sổ sách của công ty đều giảm, đặc biệt giá thị trường
xuống thấp hơn giá sổ sách.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: 1,000,000 VNĐ
2009 2010 2011 2012
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 788,205 1,113,106 1,342,630 1,334,078
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần - Net sales 788,205 1,113,106 1,342,630 1,334,078
Giá vốn hàng bán - Cost of goods sold 641,212 930,557 1,093,435 1,144,111
Lợi nhuận gộp - Gross Profit 146,993 182,549 249,195 189,967
Doanh thu hoạt động tài chính 19,078 14,241 13,313 21,582
Chi phí tài chính 14,498 25,050 117,719 121,258
Trong đó: Chi phí lãi vay 6,642 20,340 95,162 117,862
Chi phí bán hàng 6,914 12,240 13,255 9,160
Chi phí quản lý doanh nghiệp 46,777 68,120 82,736 75,883
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 97,883 91,380 48,798 5,247
Thu nhập khác 1,692 52,744 8,813 33,503
Chi phí khác 1,572 12,075 7,102 4,778
Lợi nhuận khác 120 40,669 1,710 28,725
Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết 4,682 3,671 -2,293 -1,595
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - EBT 102,685 135,719 48,215 32,377
Chi phí thuế TNDN hiện hành 28,886 33,209 17,861 13,748
Chi phí thuế TNDN hoãn lại -2,723 934 -1,191 1,469
Nguyễn Văn Lượng Trang 8
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 76,522 101,577 31,544 17,160
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số -1,387 5,796 1,287 -6,640
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ 77,909 95,781 30,258 23,800
Thu nhập trên mỗi cổ phần - EPS (VND) 7,084 8,709 917 721
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 10,997,850 10,997,850 32,993,550 32,993,550
Tỷ trọng
2009 2010 2011 2012
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần - Net sales
Giá vốn hàng bán - Cost of goods sold 81.35% 83.60% 81.44% 85.76%
Lợi nhuận gộp - Gross Profit 18.65% 16.40% 18.56% 14.24%
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính 1.84% 2.25% 8.77% 9.09%
Trong đó: Chi phí lãi vay 0.84% 1.83% 7.09% 8.83%
Chi phí bán hàng 0.88% 1.10% 0.99% 0.69%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.93% 6.12% 6.16% 5.69%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12.42% 8.21% 3.63% 0.39%
Thu nhập khác 0.21% 4.74% 0.66% 2.51%
Chi phí khác 0.20% 1.08% 0.53% 0.36%
Lợi nhuận khác 0.02% 3.65% 0.13% 2.15%
Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết 0.59% 0.33% -0.17% -0.12%
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - EBT 13.03% 12.19% 3.59% 2.43%
Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.66% 2.98% 1.33% 1.03%
Chi phí thuế TNDN hoãn lại -0.35% 0.08% -0.09% 0.11%
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 9.71% 9.13% 2.35% 1.29%
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ
Thu nhập trên mỗi cổ phần - EPS (VND) 0.90% 0.78% 0.07% 0.05%
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Thu nhập trước thuế và lãi EBIT = EBT + Chi phí lãi vay.
EBIT = EBT + Chi phí lãi vay 109,327 156,059 143,377 150,239
Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu tăng dần qua các năm. Nhưng thu
nhập thuần lại giảm. Điều này là do chi phí lãi vay tăng (từ 0.84% doanh thu năm 2009 đến
8.83% doanh thu năm 2012) trong khi các thu nhập và chi phí khác biến đổi không đáng kể.
Lưu chuyển tiền tệ
Nguyễn Văn Lượng Trang 9
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Đơn vị: 1,000,000 VNĐ
2009 2010 2011 2012
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tổng lợi nhuận trước thuế 102,685 135,719 48,215 32,377
Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao tài sản cố định 55,267 32,684 37,026 35,380
Các khoản dự phòng 9,218 1,056 13,619 6,118
Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư -18,627 -24,941 -12,163 -20,009
Trong đó: Chi phí lãi vay 6,642 20,340 95,162 117,862
Lợi nhuận từ HĐ KD trước thay đổi vốn lưu động 155,184 164,868 184,631 174,562
Tăng giảm các khoản phải thu -21,648 -158,106 -117,995 -28,999
Tăng giảm hàng tồn kho 6,437 -30,765 -236,062 -14,627
Tăng giảm các khoản phải trả (Không kể lãi trả thuế TNDN) 142,793 74,031 138,241 -27,398
Tăng giảm chi phí trả trước -4,134 -814 -4,393 4,021
Tiền lãi vay đã trả -7,663 -22,795 -89,967 -115,051
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -15,818 -29,701 -23,454 -5,226
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 18,626 6,625 2,031 2,930
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -31,771 -17,250 -15,634 -12,685
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 242,005 -13,906 -162,602 -22,473
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Mua sắm TSCĐ -150,038 -43,845 -98,835 -18,519
Tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ và TS dài hạn khác 22,401 7,319 1,265
Tiền chi cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác -11,968 -102,710 -46,363 -19,299
Tiền thu hồi cho vay bán lại công cụ nợ của đơn vị khác 6,818 10,000 26,000 89,063
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác -8,064 -67,394 0
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 33,418 15,866 -7,278
Tiền thu lãi cho vay cổ tức và lợi nhuận được chia 4,088 5,978 6,210 5,730
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -125,746 -92,311 -173,062 50,962
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu nhận vốn góp của CSH
Tiền chi mua lại CP của doanh nghiệp đã phát hành
Tiền vay ngắn hạn dài hạn nhận được 216,245 410,626 960,767 934,902
Tiền chi trả nợ gốc vay -280,220 -209,960 -653,173 -950,556
Tiền chi trả nợ thuê tài chính -1,873 -90 -35 0
Cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -12,683 -19,792 -32,979 -16,497
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -78,532 180,784 274,581 -15,896
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 37,727 74,567 -61,083 12,594
Tiền và tương đương tiền đầu năm 9,772 47,484 122,035 60,980
Tiền và tương đương tiền cuối năm 47,484 122,035 60,980 73,516
Từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã làm giảm dòng
tiền âm -22,473 triệu đồng trong năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động SX- KD của công ty
trong hoạt động thông thường của KD đang bị thiếu tiền. Tuy nhiên hoạt động đầu tư làm tăng
dòng tiền 50,692 triệu đồng, nhờ đó dòng tiền thuần trong năm 2012 là dương 12,594 triệu
Nguyễn Văn Lượng Trang 10
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Vốn lưu động hoạt động thuần NOWC = Tiền + Phải thu + Tồn kho - (Phải trả NCC + Phải
trả khác) năm 2012 là 570,476 triệu đồng tăng 129,632 triệu so với năm 2011 (NOWC
2011
:
440,844 triệu đồng).
NOWC = Tiền + Phải thu + Tồn kho - (Phải trả
NCC + Phải trả khác)
304,23
4 456,392 440,844 570,476
Quản trị tài chính tạo ra giá trị bằng cách huy động vốn và đầu tư chúng vào các tài sản hoạt
động, và các dòng tiển tạo ra từ các hoạt động SX – KD xác định giá trị của công ty. Dòng tiền
hoạt động OCF = NOPAT + khấu hao. Với lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế NOPAT = EBIT
* (1- thuế suất) và mức thuế suất 25%, ta có:
NOPAT = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x (1- thuế suất) 81,504 116,832 102,916 105,557
Như vậy dòng tiền hoạt động là:
OCF = NOPAT + khấu hao 136,771 149,516 139,942 140,937
Dòng tiền tự do – dòng tiền sẵn có để phân bổ cho nhà đầu tư sau khi đầu tư vào TSCĐ,
sản phẩm mới và vốn lưu động cần thiết. Trước hết ta tính:
Gia tăng TSCĐ = TSCĐ cuối kỳ - TSCĐ đầu kỳ + khấu hao 61,130 187,381 43
Chênh lệch NOWC = NOWC sau - NOWC trước 152,158 -15,548 129,632
Đầu tư vốn vào hoạt động = Gia tăng TSCĐ + chênh lệch NOWC 213,288 171,833 129,675
Dễ thấy rằng đầu tư vốn vào hoạt động đang giảm dần qua các năm từ 2010 đến 2012. Từ
đây ta tính được dòng tiền tự do:
FCF = OCF - đầu tư vốn vào hoạt động -63,772 -31,892 11,262
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần = Vốn CSH / số cổ phiếu đang lưu hành:
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần - BVPS (VND) 35,744 41,636 13,411 13,609
Nguyễn Văn Lượng Trang 11
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Dòng tiền trên mỗi cổ phần = (Lãi ròng + khấu hao) / số cổ phiếu đang lưu hành:
Dòng tiền trên mỗi cổ phần - CFPS (VND) 11,983 12,208 2,078 1,592
DPS = Cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu / số cổ phiếu đang lưu hành:
Cổ tức trên mỗi cổ phần - DPS (VND) 1800 1000 500 500
Giá cổ phiếu được lấy theo giá đóng cửa của ngày làm việc cuối năm:
Giá đóng cửa ngày cuối năm 62,000 69,500 6,200 6,200
Từ đây ta tính được Giá trị thị trường gia tăng MVA, và thấy rằng năm 2011 và 2012, giá thị
trường vốn chủ sở hữu đang nhỏ hơn giá trị sổ sách.
MVA = số cổ phiếu x (giá cổ phiếu - BVPS) 288,765 306,450 -237,917 -244,462
Nguyễn Văn Lượng Trang 12
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Phân tích các tỷ lệ tài chính
Các tỉ lệ đánh giá khả năng thanh toán
CR = tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành (CR) 1.26 1.16 1.03 1.04
Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty các năm vừa qua cao hơn chút ít so với trung bình
ngành xây dựng là 0.95. Tuy nhiên tỷ số này giảm dần cho thấy nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài
sản lưu động, và đây là dấu hiệu của khó khăn rắc rối tài chính có thể xảy ra.
QR = (tài sản ngắn hạn – tồn kho) / nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh (QR) 0.90 0.92 0.71 0.72
Sau khi trừ hàng tồn kho ra khỏi tỷ số hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh các năm vừa qua lại
thấp hơn trung bình của ngành xây dựng là 1.55 đồng thời tỷ số này giảm dần qua các năm. Tuy
nhiên khi khoản phải thu còn có thể thu được thì công ty vẫn có khả năng chi trả nợ ngắn hạn mà
không cần thanh lý hàng tồn kho.
Các tỉ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
TAT = Doanh thu / Tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) 94.85% 89.71% 74.96% 78.81%
Tỷ lệ này thấp hơn trung bình của ngành là 155% cho thấy công ty chưa tạo được đủ doanh
thu với tổng tài sản. Hiệu quả của việc sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có
xu hướng giảm dần. Doanh thu cần phải tăng thêm hay một vài tài sản cần phải được sắp xếp
hoặc thanh lý, hoặc kết hợp cả hai cách này.
Nguyễn Văn Lượng Trang 13
Phân tích tài chính công ty Beton 6
IT = giá vốn hàng bán / tồn kho
Vòng quay tồn kho (IT) 6.1 7.0 3.4 3.5
ACP = khoản phải thu * 360 / Doanh thu
Kỳ thu tiền bình quân (ACP) 117.65 154.08 162.83 192.76
Kỳ thu tiền bình quân có xu hướng gia tăng cao trong những năm gần đây thì khả năng lớn là
nhiều khách hàng của công ty chi trả chậm trễ và công ty đang gặp khó khăn tài chính. Công ty
cần có biện pháp thúc đẩy tăng nhanh việc thu hồi các khoản phải thu.
Các tỉ lệ tài trợ
Tỷ lệ nợ/tổng tài sản (D/A) 49.34% 58.88% 72.86% 70.84%
Năm 2009 và 2010, D/A khoảng 50% cho thấy các chủ nợ đã cung cấp hơn một nửa tổng vốn
tài trợ. Tỷ lệ này cao dần trong 2 năm gần đây chứng tỏ công ty tốn chi phí hơn để vay thêm tiền.
ICR = EBIT / Lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay - ICR 16.46 7.67 1.51 1.27
Khả năng thanh toán lãi vay giảm xuống rất nhiều và tương đối trong những năm gần đây do
vậy khả năng chi trả lãi vay hay mức độ an toàn của công ty tương đối thấp. Tỷ lệ này củng cố
nhận xét từ phân tích tỷ lệ nợ rằng công ty có thể gặp khó khăn khi cố gắng vay thêm nợ.
Các tỉ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
GPM = Lợi nhuận gộp / doanh thu
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM) 0.186 0.164 0.186 0.142
Nguyễn Văn Lượng Trang 14
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, qua đó chứng tỏ mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố
đầu vào (vật tư, lao động…) kém dần trong quy trình sản xuất.
NPM = Lợi nhuận ròng / doanh thu
Doanh lợi ròng (NPM) 0.097 0.091 0.023 0.013
BEP = EBIT / tổng tài sản
Sức sinh lợi cơ bản (BEP) 0.132 0.126 0.080 0.089
Tỷ lệ này cho thấy khả năng sinh lời căn bản, chưa kể đến thuế và đòn bẩy tài chính, của công ty
đang giảm nhanh.
ROA = Lãi ròng / tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 9.21% 8.19% 1.76% 1.01%
ROA trung bình của ngành là 4%. Như vậy công ty có lợi nhuận thấp hơn mức trung bình
của ngành trong 2 năm gần đây. Điều này là do công ty sử dụng nhiều nợ vay, làm cho lợi nhuận
giảm xuống.
ROE = Lãi ròng / vốn cổ phần thường
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 19.47% 22.18% 7.13% 3.82%
ROE trung bình của ngành là 4%. Năm 2012 công ty có lợi nhuận thấp hơn trung bình của
ngành, nhưng vẫn ít chênh lệch hơn lợi nhuận trên tổng tài sản do công ty sử dụng nhiều nợ vay.
Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
P/E = P/ EPS
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) 8.75 7.98 6.76 8.59
Nguyễn Văn Lượng Trang 15
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Chỉ số P/E trung bình của ngành là 7.2, như vậy trong những năm gần đây P/E của công ty
khá ổn định và cao hơn trung bình ngành. P/E lớn nghĩa là vốn phải lớn để có 1 đồng thu nhập
của công ty, và điều này cho thấy nhà đầu tư sẵn lòng trả giá cao cho mỗi đồng thu nhập. Tuy
nhiên về giá trị tuyệt đối thì cả giá (P) và EPS của công ty đều giảm nhanh trong những năm vừa
qua. Đây cũng là điểm chung của TT CK Việt Nam.
P/B = P / BVPS
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) 1.73 1.67 0.46 0.46
P/B trong 2 năm 2009 & 2010 lớn hơn 1 tương đương với MVA trong 2 năm này dương. Tuy
nhiên năm 2011 & 2012 tỷ lệ này nhỏ hơn 1 đồng thời MVA âm trong 2 năm này. Giá cổ phiếu
đang nhỏ hơn giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân:
Giá đóng cửa ngày cuối năm 62,000 69,500 6,200 6,200
• Trước đây giá cổ phiếu được định giá quá cao vượt quá tài sản của cty nên giá thị
trường lớn hơn. Tuy nhiên TT CK đi xuống nên giá thị trường giảm, kéo theo giá sổ
sách công ty lớn hơn giá thị trường.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 129,101 178,986 92,692 93,095
• Công ty trước đây đã có đầu tư tài chính lớn và giá trị sổ sách ghi giá trị lúc mua. Tuy
nhiên giá bán giảm đồng thời đầu tư của công ty cũng giảm nên giá còn thấp làm cho
giá sổ sách lớn hơn giá thị trường.
Tỷ số giá/dòng tiền (P/CFPS) 5.174 5.693 2.983 3.893
Mô hình chỉ số Z
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 3.21 2.83 1.96 2.06
X1 = Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản 0.54 0.63 0.71 0.73
X2 = Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản 0.08 0.07 0.00 0.00
Nguyễn Văn Lượng Trang 16
Phân tích tài chính công ty Beton 6
X3 = EBIT / Tổng tài sản 0.13 0.13 0.08 0.09
X4 = Giá thị trường VCSH / Giá sổ sách tổng nợ 1.66 1.05 0.16 0.17
X5 = Doanh thu / Tổng tài sản 0.95 0.90 0.75 0.79
Nhận xét: 3 năm gần đây có 1,8 < Z < 2,99. Vậy công ty đang nằm trong vùng cảnh báo, có thể
có nguy cơ phá sản.
Phân tích hòa vốn và đòn bẩy tài chính
1. Các đòn bẩy tài chính
2010 2011 2012
Tăng trưởng doanh thu: % Δ S 41.22% 20.62% -0.64%
Tăng trưởng EPS: % Δ EPS 22.94% -89.47% -21.34%
Tăng trưởng EBIT: % Δ EBIT 42.75% -8.13% 4.79%
Đòn bẩy kinh doanh: DOL = % Δ EBIT / % Δ S 1.04 0.39 7.51
Đòn bẩy tài chính: DFL = EBIT / EBT 1.15 2.97 4.64
Đòn bẩy tổng hợp: DTL = DOL x DFL 1.19 1.17 34.87
DOL: phần trăm thay đổi EBIT khi doanh thu thay đổi 1%, chỉ số này hình thành do công ty
sử dụng định phí làm điểm tựa. Năm 2012, DOL cao đồng nghĩa rủi ro kinh doanh của công ty ở
mức cao. Có thể do công ty sử dụng nhiều tài sản cố định hoặc chính sách hạch toán chi phí nhân
công phần nhiều theo thời gian. Để giảm rủi ro kinh doanh trong ngắn hạn công ty nên thay đổi
phương pháp hạch toán, về lâu dài nên thay đổi cơ cấu tài sản.
DFL: phần trăm thay đổi EPS hay ROE khi EBIT thay đổi 1%, chỉ số này hình thành do công
ty sử dụng nợ hoặc các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Cũng tương tự như trên, DFL năm
2012 của công ty ở mức cao, rủi ro tài chính lớn. Điều này do lãi vay nhiều, mà lãi vay phụ thuộc
nợ, cơ cấu nguồn vốn và lãi suất. Vậy công ty nên xem xét giảm nợ vay để giảm rủi ro tài chính.
DTL cho thấy sự thay đổi của EPS khi doanh thu thay đổi.
Các điểm hòa vốn
Xét với năm 2012:
Nguyễn Văn Lượng Trang 17
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp.
=> tổng chi phí = 1,229,154 triệu đồng
Theo báo cáo tài chính năm 2012, trang 47, chi tiết các chi phí sản xuất như sau:
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố 1,291,912
Chi phí nguyên vật liệu 824,667
Chi phí nhân công 141,115
Chi phí khấu hao TSCĐ 32,810
Chi phí dịch vụ mua ngoài 34,638
Chi phí khác 258,682
• Hòa vốn lời lỗ
Giả định lương bộ phận quản lý, bán hàng là định phí; lương nhân công sản xuất là biến phí.
Biến phí: V = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công sản xuất = 965,782 triệu đồng.
Định phí: F
LL
= Tổng chi phí - Biến phí = 1,229,154 - 965,782 = 263,372 triệu đồng.
Doanh thu hòa vốn lời lỗ = định phí / (1- biến phí/ doanh thu):
S*
LL
= F / (1 - V / S) = 954,012 triệu đồng
• Hòa vốn tiền mặt
Định phí tiền mặt: F
TM
= Định phí lời lỗ - Chi phí khấu hao TSCĐ - Dự phòng = 221,874
Doanh thu hòa vốn tiền mặt = định phí / (1- biến phí/ doanh thu):
S*
TM
= F
TM
/ (1 - V / S) = 803,694 triệu đồng
• Hòa vốn trả nợ
Định phí trả nợ: FTN = Định phí tiền mặt + Ngân quỹ dự trù trả nợ = 769,299 triệu đồng.
Doanh thu hòa vốn tiền mặt = định phí / (1- biến phí/ doanh thu):
S*
TN
= F
TN
/ (1 - V / S) = 2,786,631 triệu đồng
Nguyễn Văn Lượng Trang 18
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Nhận xét: với doanh thu thuần năm 2012 của công ty là 1,334,078 triệu đồng thì:
Doanh thu hòa vốn tiền mặt < Doanh thu hòa vốn lời lỗ < DOANH THU < Doanh thu hòa vốn
trả nợ. Vậy công ty lời thật nhưng không có khả năng trả nợ, hay nợ đến hạn không trả được.
Lượng giá chứng khoán công ty
Lãi suất trái phiếu chính phủ là 7.3%/ năm, theo />phu-ky-han-ngan-hut-dong-tien-dau-tu-785-322757.htm
Theo đến ngày 13/12/2013, công ty có
hệ số β là 0.59
Hệ số hoàn vốn phi rủi ro – Krf 7.3%
Hệ số hoàn vốn thị trường – Km 12%
Hệ số rủi ro của chứng khoán – β 0.59
=> Lãi suất chiết khấu – K = Krf + (Km - Krf) x β = 10.1%
1. Phương pháp dòng thu nhập
Cổ tức công ty 2 năm vừa qua là 500 VNĐ. Giả định dự báo cổ tức của công ty sẽ tăng
trưởng qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 cho 3 năm đầu tiên kể từ bây giờ với tỷ lệ tăng trưởng hàng
năm là 5% năm. Giai đoạn 2 cho 2 năm kế tiếp với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 7%. Giai đoạn
3 cho những năm còn lại với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm không đổi là 6%.
Năm t Tăng trưởng – g D
t
=D
t-1
*(1+g
t
) D
t
* (1+k)^-t
2013 0
2014 1 5% 525.01 476.96
2015 2 5% 551.26 454.98
2016 3 5% 578.82 434.01
2017 4 7% 619.34 421.90
2018 5 7% 662.69 410.12
2019 6 6%
Giá bán vào cuối năm thứ 5: P
5
= D
5
* (1 + g
6
) / (k – g
6
) = 17,246.57 VNĐ
Nguyễn Văn Lượng Trang 19
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Vậy giá trị hiện tại cổ phiếu: P
0
= 12,871 VNĐ/ cổ phiếu.
Phương pháp chỉ số P/E
Với 4 quý gần nhất:
Q4-2012 Q1-2013 Q2-2013 Q3-2013
LNST cổ đông công ty mẹ 32,768,401 -336,238 4,412,834 15,597
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 32,993,550 32,993,550 32,993,550 32,993,550
EPS dự kiến năm nay = tổng LNST 4 quý gần nhất / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Vậy EPS dự kiến = 1,117 VNĐ.
P/E ngành xây dựng và vật liệu năm 2013 là 11.3
( />tab=3&catTab=2&MenuID=5&cat=1&inTab=Nhomnganh&industryID=170&lang=vi-vn)
Vậy giá trị hiện tại cổ phiếu = EPS x P/E ngành = 12,624 VND/ cổ phiếu.
Phương pháp EVA
Như đã tính ở trên, EVA năm trước = -28,070 triệu đồng.
Giả định tăng trưởng EVA cho hai năm tới là 0.5, bốn năm kế tiếp là 0.6 và các năm sau là 0.7.
Năm t g EVA
t
= EVA
t-1
* g
t
EVA
t
* (1+k)^-t
2013 0 0.5 -14,035 -14,035
2014 1 0.5 -7,017 -6,375
2015 2 0.6 -4,210 -3,475
2016 3 0.6 -2,526 -1,894
2017 4 0.6 -1,516 -1,033
2018 5 0.6 -909 -563
2019 6 0.7 -637 -358
Tổng EVA các năm = -27,733 triệu đồng.
Giá trị thị trường cổ phiếu = giá trị theo sổ sách + Hiện giá toàn bộ EVA trong tương lai.
= BVPS + Tổng EVA các năm/ số cổ phiếu đang lưu hành
Nguyễn Văn Lượng Trang 20
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Giá trị hiện tại cổ phiếu = 12,769 VNĐ
Lập danh mục đầu tư
Lấy giá đóng cửa ngày làm việc đầu tuần trong 52 tuần kể từ ngày 9/12/2013 trở về trước đến
ngày 10/12/2012 của một số mã CK trên sàn HOSE:
9/12/2013 2/12/2013 25/11/2013 18/11/2013 11/11/2013 4/11/2013 …
BT6 6.6 7 7.2 6.7 6.2 6 …
BTP 13.9 14 14.3 13.9 13.8 13.4
DHG 112 110 108 110 108 109
GMC 27.9 27.9 27.8 28 26.4 27
GTA 8.8 8.2 7.7 7.5 7 7
HAG 21 21 21.2 21.8 22.7 22.1 …
HBC 15.4 14.2 14.3 14.4 14.9 14.1
KDC 50.5 49.2 48.7 50 49.8 50
PVD 62.5 64 60.9 57.8 58.7 57.8
REE 30.5 28.6 29 28.4 26.5 26.1
SVT 7 7.1 7.2 7.3 7.3 6.3 …
VFG 42.8 42.7 41.5 42 41.9 41.2
VLF 6.8 6.1 6.7 6.6 4.9 4.2
VNM 139 141 141 142 139 140
VPK 33 32.8 33.3 33 32.5 33 …
Tính tương quan về giá giữa BT6 với những mã CK khác (hàm Correl trong excel), ta có:
BT6 BTP DHG GMC GTA HAG HBC KDC PVD REE SVT VFG VLF
Tương
quan 0.21 0.13 0.25 0.20 0.42 0.21 0.17 0.29 0.41 -0.13 -0.06 0.03
Theo đó ta thấy mã chứng khoán SVT (Công ty Cổ phần Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông) có
tương quan nghịch -0.13 về giá với mã chứng khoán BT6.
Lấy giá đóng cửa ngày làm việc đầu tháng của hai mã BT6 và SVT. Tính Tỉ suất sinh lời = (Giá
đóng cửa đầu tháng - Giá đóng cửa đầu tháng trước) / Giá đóng cửa đầu tháng trước, ta có:
BT6 SVT
Ngày Giá Suất sinh lời Giá Suất sinh lời
2/12/2013 7 0.20689655 7.1 0.12698413
1/11/2013 5.8 0 6.3 -0.14864865
1/10/2013 5.8 -0.07936508 7.4 -0.12941176
Nguyễn Văn Lượng Trang 21
Phân tích tài chính công ty Beton 6
3/9/2013 6.3 0.06779661 8.5 0.39344262
1/8/2013 5.9 -0.09230769 6.1 -0.17567568
2/7/2013 6.5 0.0483871 7.4 -0.16853933
3/6/2013 6.2 0.06896552 8.9 0.01136364
2/5/2013 5.8 -0.04918033 8.8 -0.08333333
1/4/2013 6.1 -0.03174603 9.6 -0.2
1/3/2013 6.3 0.03278689 12 -0.03225806
1/2/2013 6.1 0.05172414 12.4 -0.12056738
2/1/2013 5.8 0.1372549
14.
1 0.34285714
3/12/2012 5.1 -0.15 10.5 0.15384615
1/11/2012 6 0.01694915 9.1 0.12345679
1/10/2012 5.9 -0.0483871 8.1 0.125
4/9/2012 6.2 -0.07462687 7.2 0.10769231
1/8/2012 6.7 -0.12987013 6.5 -0.01515152
2/7/2012 7.7 -0.04938272 6.6 0.15789474
1/6/2012 8.1 0 5.7 -0.0952381
2/5/2012 8.1 0.17391304 6.3 -0.07352941
3/4/2012 6.9 0.04545455 6.8 0.19298246
1/3/2012 6.6 0.13793103 5.7 -0.16176471
1/2/2012 5.8 0 6.8 -0.06849315
3/1/2012 5.8 7.3
Suất sinh lời này khá nhỏ vì được tính theo tháng.
Từ bảng trên ta tính được suất sinh lời kỳ vọng (hàm Average trong Excel) và độ lệch chuẩn
(hàm Stdevp trong Excel) của BT6 và SVT như sau:
BT6 SVT
Suất sinh lời kỳ vọng - K 0.35% 0.62%
Độ lệch chuẩn δ 8.36% 16.60%
Tỷ trọng của từng chứng khoán trong danh mục đầu tư được tính theo công thức:
−+
−
=
SVTBTSVTBT
SVTBTBT
SVT
A
A
W
δδδδ
δδδ
6
22
6
6
2
6
2
Vậy W
SVT
= 22.99%
W
BT6
= 1 – W
SVT
= 77.01%
Nguyễn Văn Lượng Trang 22
Phân tích tài chính công ty Beton 6
Với tỷ trọng như trên thì Suất sinh lời kỳ vọng của danh mục = W
1
K
1
+ W
2
K
2
= 0.41%.
Độ lệch chuẩn danh mục = 7.05%
Nhận xét:
Với danh mục đầu tư gồm BT6 và SVT với tỷ trọng lần lượt là 77.01% và 22.99% thì suất
sinh lợi kỳ vọng của danh mục là 0.41% cao hơn suất sinh lợi của BT6 là 0.35%, tuy nhiên lại
thấp hơn suất sinh lời của SVT là 0.62%. Tuy nhiên độ lệch chuẩn của danh mục là 7.05% thì
thấp hơn của cả hai chứng khoán BT6 (8.36%) và SVT (16.6%). Điều này chứng tỏ danh mục
đầu tư hiệu quả hơn.
Nguyễn Văn Lượng Trang 23