Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trong một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.41 KB, 25 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài “Một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ
phần hoá trong một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay”
SV: Hoµng ThÞ Trang
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận về việc Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp
Nhà nước ở nước ta.........................................................................................3
1. Tính tất yếu phải cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ở
nước ta...............................................................................................................3
1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp Nhà
nước ..................................................................................................................3
1.2. Yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước ......................................3
1.3. Cổ phần hoá - giải pháp cải cách doanh nghiệp Nhà nước tối ưu....5
2. Đối tượng của cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta..........8
3. Mục tiêu cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ...........10
4. Tiền đề để cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .............................12
II. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ..15
1. Quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta...............15
2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá............18
3. Những mặt hạn chế của cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước và
nguyên nhân của chúng...................................................................................20
3.1. Những mặt hạn chế của cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .....20
3.2. Những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong quá trình cổ
phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước..................................................................23
4. Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay - mục
tiêu và triển vọng.............................................................................................26
III. Một số biện pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước ...............................................................................28


SV: Hoµng ThÞ Trang
KẾT LUẬN ...................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................33
LỜI MỞ ĐẦU
Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước là
một trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Thực
tiễn hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hàng chục năm qua
cho thấy mặc dù Doanh nghiệp nhà nước được giao phó vai trò chủ đạo song
hoạt động của chúng có nhiều điểm bất cập. Doanh nghiệp nhà nước chiếm
phần vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách. Đội ngũ cán bộ có đào tạo, cán bộ
quản lý có năng lực cũng tập trung chủ yếu trong các Doanh nghiệp nhà nước.
Các Doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh những lĩnh vực quan trọng của nền
kinh tế như dầu khí, vận tải, bưu chính, điện, khai khoáng và nhiều ngành,
lĩnh vực khác như bảo hiểm, ngân hàng… Tuy nhiên, với nhiều thế mạnh như
vậy song Doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực sự phát huy tốt vai trò của
nòng cốt của chúng trong việc làm cho kinh tế Nhà nước thực sự đóng vai trò
chủ đạo. Đa số các Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài
sản của Nhà nước một cách nghiêm trọng. Những vụ tham nhũng điển hình
đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến Doanh nghiệp nhà nước. Chính vì
vậy, từ trước đến nay, vấn đề sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước để loại
hình doanh nghiệp này trở thành động lực chủ yếu của nền kinh tế luôn luôn
được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà
nước càng trở nên cấp bách khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Một trong những giải pháp đổi mới Doanh nghiệp nhà nước được
thực hiện có hiệu quả và mang lại nhiều thay đổi triệt để trong cấu trúc tổ
chức và hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hoá. Cổ phần hoá
được bắt đầu triển khai cách đây 15 năm với những bước đi thử nghiệm và
sau đó là sự triển khai rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác
nhau, cổ phần hoá vẫn chưa mang lại những kết quả mong muốn.

Mặc dù hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá đã
chứng tỏ tác dụng to lớn của nó song thực tế số Doanh nghiệp nhà nước được
cổ phần hoá ít hơn nhiều so với yêu cầu đặt ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, tìm được những hạn chế của nó, để đưa
ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà
nước là việc làm cần thiết. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài “Một số
biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trong một bộ phận
Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu môn học Kinh tế chính trị với mong muốn sẽ hiểu hơn về tiến trình cổ
phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Từ đó thấy được trách nhiệm và
nghĩa vụ của bản thân cần phải làm gì để góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần
hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
SV: Hoµng ThÞ Trang
Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, với vốn kiến thức còn hạn
chế, chắc chắn bài viết của em còn nhiều sai sót. Vì thế em rất mong được sự
chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn An Ninh để đề án của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CỔ PHÂN HOÁ MỘT BỘ PHẬN
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA.
1. Tính tất yếu phải cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở
nước ta.
1.1. Doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước.
Dưới góc độ chủ sở hữu, doanh nghiệp được gọi là Doanh nghiệp nhà nước
khi Nhà nước là chủ sở hữu. Theo mô hình chủ nghĩa xã hội truyền thống, sở
hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân) được thiết lập ngoài ý nghĩa chính trị là xoá
bỏ bóc lột, về mặt kinh tế nó được dựa trên dự báo có hiệu quả cao hơn so với
sở hữu tư nhân. Trên nền tảng sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, Nhà nước
tổ chức nền kinh tế có kế hoạch, hiệu quả hơn nền kinh tế thị trường hỗn loạn,
mất cân đối.

Nhưng trên thực tế, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã vận hành không tốt
như mong đợi. Cơ chế kinh tế này có nhiều khuyết tật và điều nan giải nhất là
các Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
Ở Việt Nam, việc xoá bỏ quá vội vàng sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu Nhà
nước và tập thể dựa trên các biện pháp hành chính, đã đẩy nền kinh tế rơi vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài. Từ khi chuyển sang kinh tế thị
trường, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bất chấp mọi nỗ lực
đổi mới, hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nước có khá hơn nhưng hiệu
quả vẫn rất thấp. Bên cạnh đó việc sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, khả
năng cạnh tranh thấp đòi hỏi các Doanh nghiệp nhà nước phải có những đổi
mới một cách căn bản. Nếu không chúng sẽ thất bại trong cạnh tranh, trong
điều kiện hội nhập hiện nay.
SV: Hoµng ThÞ Trang
1.2. Yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước.
- Phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm.
Doanh nghiệp nhà nước nắm trong tay phần lớn những nguồn lực của nền
kinh tế như tài nguyên thiên nhiên, vốn và nhân lực. Tuy nhiên hầu hết các
doanh nghiệp lại sử dụng lãng phí không hiệu quả các nguồn lực khan hiếm.
Điều này chỉ ra trước tương lai không sảng sủa của nền kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng cao của nền kinh tế trong những năm qua không có nghĩa là mọi việc
của chúng ta đang tiến triển tốt đẹp. Các tổ chức kinh tế thế giới đã cảnh báo
không ít lần là tốc độ tăng trưởng cao của chúng ta có một nguyên nhân quan
trọng là nền kinh tế có điểm xuất phát thấp.
- Phát triển kinh tế đòi hỏi xoá bỏ bao cấp đổi với Doanh nghiệp nhà
nước. Hiện nay mối quan hệ giữa Nhà nước và các Doanh nghiệp nhà nước
hoàn toàn không rõ ràng. Nhà nước không nắm rõ ở mỗi thời điểm tổng số
doanh nghiệp của mình là bao nhiêu, chứ chưa nói đến các chỉ tiêu phức tạp
như vốn nằm ở đâu, tăng giảm như thế nào, hiệu quả sử dụng ra sao? Để duy
trì doanh nghiệp kém hiệu quả, Nhà nước đã sử dụng hàng loạt các biện pháp
bao cấp trực tiếp và gián tiếp như : xoá nợ, khoanh nợ, tăng vốn, ưu đãi tín

dụng, tính chi phí không đầy đủ… và cuối cùng, không ai biết Doanh nghiệp
nhà nước nuôi xã hội hay xã hội phải nuôi Doanh nghiệp nhà nước. Không
nên quên rằng Doanh nghiệp nhà nước là phương tiện chứ không phải mục
đích. Không thể lấy tiền của dân chúng để nuôi một vài doanh nghiệp thua lỗ
triền miên, nhưng đã được các cơ quan chủ quản hà hơi tiếp sức hết đợt này
đến đợt khác, với lý do cố vực dậy, lý do bảo vệ người lao động. Nhưng tiền
bao cấp cho doanh nghiệp chính là thuế mà dân chúng đóng góp, trong đó có
không ít người còn sống trong cảnh đói nghèo. Nhà nước phải là của toàn dân
chứ không phải của riêng các Doanh nghiệp nhà nước, và Nhà nước cần hành
động vì lợi ích của toàn dân chứ không phải chỉ riêng lợi ích của những người
trong Doanh nghiệp nhà nước.
- Cạnh tranh với khu vực tư nhân. Yêu cầu đổi mới còn xuất phát từ việc
cạnh tranh với khu vực tư nhân đang hồi sinh nhanh chóng. Mặt khác, trong
quá trình hội nhập, Doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ cạnh tranh với các
doanh nghiệp tư nhân trong nước mà với cả các doanh nghiệp tư nhân rất
mạnh của nước ngoài. Cạnh tranh trong nước và quốc tế không chấp nhận
việc Nhà nước giữ độc quyền cho các doanh nghiệp của mình. Cạnh tranh
bình đẳng đòi hỏi không chỉ xoá bỏ độc quyền mà cả bao cấp.
Tóm lại, áp lực phát triển kinh tế thị trường đặt dấu chấm hỏi lớn đối với các
tương lai của các Doanh nghiệp nhà nước nếu chúng không đổi mới.
1.3. Cổ phần hoá - giải pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước tối ưu
1.3.1. Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là gì?
1.3.1.1. Khái niệm về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.
Phải nói rằng nhân dân ta không còn xa lạ gì với khái niệm cổ phần. Cụm từ
“cổ phần” đã rất quen thuộc từ trên 40 năm nay, kể từ khi Đảng ta vận động
SV: Hoµng ThÞ Trang
nhân dân lập hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, lập cửa hàng, xí
nghiệp, công ty hợp danh.
Vậy Cổ phần hoá là gì? “Cổ phần hoá là quá trình chuyển Doanh nghiệp nhà
nước từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước thành lập doanh nghiệp có

nhiều chủ sở hữu”.
Người chủ sở hữu của doanh nghiệp là các cổ đông tự do bầu chọn ra Hội
đồng quản trị là người đại diện chính thức cho mình.
1.3.1.2. Bản chất và các hình thức Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở
nước ta.
Xét ở bản chất pháp lý, cổ phần hoá là biến doanh nghiệp một chủ thành
doanh nghiệp nhiều chủ tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở
hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp cho
những người khác. Những người này trở thành sở hữu doanh nghiệp theo tỷ
lệ tài sản mà họ sở hữu trong doanh nghiệp cổ phần hoá. Xét dưới góc độ này
thì cổ phần hoá dẫn tới sự xuất hiện không chỉ của công ty cổ phần trên nền
tảng của doanh nghiệp được cổ phần hoá. Bản chất của cổ phần hoá như đã
nêu ở trên không phải cũng được hiểu đúng trong thực tiễn xây dựng và thực
hiện pháp luật về cổ phần hoá. Có quan điểm đồng nhất cổ phần hoá với tư
nhân hoá hay có quan điểm cho rằng cổ phần hoá chỉ liên quân đến Doanh
nghiệp nhà nước.
Nhìn bề ngoài, cổ phần hoá là quá trình xác định lại mục tiêu phương hướng
kinh doanh, nhu cầu vốn điều lệ và chia ra thành cổ phần. Đánh giá lại tài sản
của doanh nghiệp, quyết định mức vốn Nhà nước giữ cần nắm giữ và rao bán
rộng rãi phần còn lại. Qua đó làm thay đổi cơ cấu sở hữu, huy động tiền vốn,
xác lập cụ thể những người tham gia làm chủ, được chia lợi nhuận và chuyển
Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, thuộc sở hữu của tập thể cổ
đông và chuyển sang hoạt động theo Luật của doanh nghiệp.
Song để hiểu rõ thực chất của cổ phần hoá, cần thấy rằng trong công ty cổ
phần, trên cơ sở vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần, thì quyền lợi và
trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng được phân ra thành
những đơn vị có cơ cấu sở hữu. Sở dĩ cổ phần hoá có thể nâng cao hiệu quả
hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nước là do qua cổ phần hoá, cơ cấu sở
hữu của doanh nghiệp đã thay đổi, dẫn tới cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền
lợi và trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng thay đổi theo, từ

đó tạo ra một cơ cấu động lực có chủ thể rõ ràng và hợp lực mới mạnh mẽ
hơn; đồng thời chuyển doanh nghiệp sang vận hành theo cơ chế quản lý mới,
tự chủ, năng động hơn, nhưng có sự giám sát rộng rãi và chặt chẽ hơn.
Cho nên, thực chất cổ phần hoá nói chung là giải pháp tài chính và tổ chức,
dực trên chế độ cổ phần nhằm đổi mới cơ chế và cơ cấu phân chia quyền lợi
và trách nhiệm gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cổ phần hoá theo phương thức hiện hành là giải pháp nhằm làm thay đổi cơ
cấu sở hữu, dẫn tới thay đổi cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và trách
nhiệm từ chỗ chỉ có Nhà nước nắm quyền và chịu trách nhiệm chuyển sang
SV: Hoµng ThÞ Trang
chia sẻ kết quả kinh doanh, cả quyền lợi và trách nhiệm, lợi nhuận và rủi ro
cho những người tham gia góp vốn, do đó tạo ra động lực, trách nhiệm và
hiệu quả doanh nghiệp.
Trên cơ sở mục đích của cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là nhằm chuyển
doanh nghiệp từ một chủ sở hữu sang doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, cổ
phần hoá ở nước ta bao gồm nhiều hình thức khác nhau:
- Giữ nguyến giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm
vốn.
- Bán một phần giá trị doanh nghiệp cho các cổ đông.
- Cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của công ty.
- Chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
Như vậy, thực chất cổ phần hoá là làm giảm bớt vai trò trực tiếp làm chủ sở
hữu các doanh nghiệp, giảm bớt đầu tư của Nhà nước, tăng thêm nguồn vốn
từ dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để tạo thêm sức
mạnh kinh tế cho doanh nghiệp.
1.3.2. Cổ phần hoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp tối ưu ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Từ yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới các Doanh nghiệp nhà nước, vấn đề cải cách
Doanh nghiệp nhà nước từ lâu là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Đã
có nhiều giải pháp cải cách được thực hiện. Trong thời gian từ 1960 đến 1990,

tức là trước thời điểm thực hiện cổ phần hoá, Đảng và Nhà nước ta đã triển
khai nhiều biện pháp nhằm cải tiến quản lý xí nghiệp quốc doanh (Doanh
nghiệp nhà nước theo tên gọi lúc đó). Tuy nhiên thực tế cho thấy các giải
pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước được thực hiện trước năm 1990 ít
mang lại hiệu quả. Vai trò, hiệu quả của Doanh nghiệp nhà nước hầu như
không được cải thiện. Tình trạng kém hiệu quả, thua lỗ, tình trạng lãng phí tài
sản vẫn là căn bệnh cố hữu của Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Nhiều
Doanh nghiệp nhà nước đã trở thành bình phong cho những hoạt động kinh tế
phi pháp, trốn thuế, lậu thuế, buôn lậu. Có khá nhiều ý kiến khác nhau về
những kết quả hạn chế của các biện pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước đã
thực hiện trước đây. Tuy nhiên có thể nhận thấy dễ dàng được thừa nhận khá
rộng rãi là Doanh nghiệp nhà nước thực tế không có chủ nhân thực sự. Nhà
nước cũng là thực thể trừu tượng. Các cán bộ, công nhân trong Doanh nghiệp
nhà nước ít quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhà
nước nơi mình đang làm việc. Lý do đơn giản là họ vẫn có lương ngay cả khi
Doanh nghiệp nhà nước đã bên bờ phá sản. Rõ ràng, vấn đề lợi ích, đặc biệt là
lợic ích sở hữu trong Doanh nghiệp nhà nước chính là cội nguồn của những
căn bệnh mà chúng gặp phải.
Cải cách Doanh nghiệp nhà nước có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau
như: bán Doanh nghiệp nhà nước, cho thuê Doanh nghiệp nhà nước, cải cách
cơ chế quản lý Doanh nghiệp nhà nước… Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà
nước chỉ là một trong những giải pháp sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả
Doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của
SV: Hoµng ThÞ Trang
nước ta trong thập kỷ vừa qua cho thấy cổ phần hoá là giải pháp phù hợp với
nền kinh tế nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện thí
điểm thí điểm từ năm 1990. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chương trình
này là Quyết định số 143/HĐBT ngày 10-5-1990 của Hội đồng bộ trưởng và
sau đó được thực hiện với quy mô rộng hơn. Việc chuyển sang nền kinh tế thị

trường được Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) khởi xướng đã tạo ra những điều
kiện để cải cách triệt để hơn đối với Doanh nghiệp nhà nước, thông qua việc
cổ phần hoá chúng. Sở dĩ cổ phần hoá được coi là giải pháp triệt để vì nó giải
quyết được căn nguyên của những yếu kém trong tổ chức quản lý và hoạt
động của Doanh nghiệp nhà nước – đó là vấn đề sở hữu. Những giải pháp cải
cách Doanh nghiệp nhà nước khác chỉ động chạm đến cơ chế quản lý theo
hướng tăng cường quyền tự chủ của của Doanh nghiệp nhà nước trong một
hoặc một số lĩnh vực cụ thể. Cổ phần hoá doanh nghiệp chấp nhận sự dung
hoà của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong bản thân các thực thể kinh
tế vĩ mô mà trước hết là trong các doanh nghiệp. Cổ phần hoá Doanh nghiệp
nhà nước là giải pháp làm thay đổi kết cấu sở hữu của chúng, điều mà trước
đổi mới ít ai dám nghĩ đến chứ chưa nói là triển khai nó.
2. Đối tượng của cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là biện pháp cải cách Doanh nghiệp nhà
nước tối ưu của nước ta. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều
có thể đổi mới bằng phương thức này. Có những doanh nghiệp mà Nhà nước
cần duy trì 100% vốn Nhà nước. Đó là khu vực kinh tế quốc doanh đóng vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế trên các lĩnh vực sau:
- Các doanh nghiệp hoạt động nhằm phục vụ cho công tác an ninh và
quốc phòng : sản xuất vũ khí, đạn dược, sản xuất thuốc nổ, sản xuất phương
tiện phát sóng, truyền tin…
- Các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt của nền kinh tế quốc dân, bao
gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực : năng lượng, dầu khí,
khai thác vàng và đá quý, xây dựng sân bay, bến cảng, đường sắt…
- Các doanh nghiệp thuộc hạ tầng cơ sở như : giao thông, bưu chính, viễn
thông, điện, thuỷ nông…
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thường bị thua lỗ, lãi ít hoặc
gặp rất nhiều khó khăn.
Theo nguyên tác hạch toán thương mại thì các thành phần kinh tế tập thể, tư
nhân không đầu tư vào các lĩnh vực như : vận tải đường sắt, vận tải hàng hoá

lên miền núi, ra biên giới, hải đảo, đến vùng kinh tế mới, sản xuất phương
tiện cho người tàn tật, đồ chơi cho trẻ em…
Để khắc phục nhược điểm đó của cơ chế thị trường, Nhà nước phải tổ chức
các Doanh nghiệp nhà nước để duy trì và phát triển các hoạt động này. Có thể
làm việc đó nhờ vào việc tài trợ của Ngân sách Nhà nước cho các doanh
nghiệp thua lỗ. Trong trường hợp này, sự tài trợ cho doanh nghiệp là cần
thiết, nên không thể coi đó là bao cấp.
SV: Hoµng ThÞ Trang
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, không chỉ ở Việt Nam mà dù ở bất kỳ
nước nào, sự tồn tại của Doanh nghiệp nhà nước là một tất yếu khách quan.
Như vậy, không phải tất cả các Doanh nghiệp nhà nước cần phải đổi mới
bằng giải pháp cổ phần hoá, mà chỉ có một bộ phận doanh nghiệp. Bộ phận
doanh nghiệp ấy là gì? Căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam, Doanh
nghiệp nhà nước được chọn lựa cổ phần hoá phải có đủ ba điều kiện sau đây:
- Là những doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết giữ 100% vốn đầu tư
Nhà nước.
- Có phương án kinh doanh hiệu quả.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp lớn (Tổng công ty Nhà nước) cũng có thể
thực hiện cổ phần hoá theo phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định
nhằm thu hút thêm vốn để phát triển sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên giá trị
tài sản hiện có của doanh nghiệp. Theo tinh thần nghị quyết 28/CP các doanh
nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có tổng số vốn từ 300 tỷ đồng trở
xuống và có số lao động dưới 1000 người, không kể số lao động làm hợp
đồng theo thời vụ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ dễ xác định giá trị
tài sản hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn mà còn phù hợp với sức mua của
cán bộ công nhân viên tại nhiệm sở và trong ngành.
3. Mục tiêu cổ phần hoá một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước
Đại hội Đảng lần thứ VIII (1986) đã khẳng định “Triển khai tích cực và vững
chắc việc cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước để huy động vốn, tạo thêm

động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản Nhà nước
ngày càng tăng lên chứ không phải tư nhân hoá”
Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính Phủ về việc chuyển
một số Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã nêu rõ: chuyển
Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu:
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ tạo thêm
việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu
Doanh nghiệp nhà nước.
- Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và
những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý
tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường phát
triển đất nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng
kinh tế của đất nước.
Qua những văn bản cơ bản đó có thể khẳng định các mục tiêu của cổ phần
hoá đã được xác định một cách rõ ràng và nhất quán. Song phải chăng huy
động vốn để phát triển doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu, nâng cao vai trò
làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu
hàng thứ, hay hai mục tiêu ở vị trí ngang nhau.
Huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều
kiện quan trọng hàng đầu để thúc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá- hiện
SV: Hoµng ThÞ Trang
đại hoá đất nước, đó cũng là điều kiện tối quan trọng để nâng cao khả năng
cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay vốn
kinh doanh là một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp. Để huy
động vốn, doanh nghiệp phải đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó khả năng
kinh doanh có hiệu quả được coi là diều kiện tiên quyết. Đặt việc huy động
vốn cho phát triển doanh nghiệp như một mục tiêu hàng đầu sẽ gây cảm nhận
việc cổ phần hoá xuất phát từ yêu cầu giải quyết khó khăn của Nhà nước
trong việc đảm bảo vốn doanh nghiệp. Điều đó đến lượt mình, có thể gây trở

ngại cho việc thực hiện chính mục tiêu ấy, người lao động không thấy được
động lực kinh tế trực tiếp trong việc góp vốn của mình. Trong cơ chế thị
trường, để thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nằm ở sự gắn bó mật thiết giữa quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng
tài sản của doanh nghiệp, xác định rõ người chủ đích thực của các tài sản đó.
Việc huy động thêm vốn từ cổ phần hoá là điều kiện xác lập người chủ một
bộ phận tài sản của doanh nghiệp, người chủ ấy cùng với người đại diện Nhà
nước ở doanh nghiệp quản lý điều hành hoạt động kinh doanh một cách có
hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc huy động thêm vốn chỉ là phương tiện thiết yếu
để đạt tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế mà thôi. Nếu không được quản
lý sử dụng tốt số vốn được huy động đó cũng không thể mang lại hiệu quả
mong đợi.
Theo những lập luận trên, mục tiêu hàng đầu có là thúc đẩy nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo vai trò làm chủ thực sự của những
người sở hữu tài sản. Huy động thêm vốn bằng cổ phần và phát hành cổ phần
là điều kiện cần thiết để tạo thành những người chủ đích thực của doanh
nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sử dụng vốn hiện có và huy động vốn thêm.
Cổ phần hoá một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước chỉ là một chủ trương lớn
của Đảng va Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung
ương khoá VII đã nêu rõ: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều
kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần
mới”.
Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 17/3/1995 của Bộ chính trị đã nêu “thực hiện
từng bước vững chắc việc cổ phần hoá một bộ phần doanh nghiệp không cần
Nhà nước đầu tư 100% vốn. Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến
hành bán một tỉ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh
nghiệp để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần
cho tổ chức hay cá nhân ngoài quốc doanh để thu hút vốn, mở rộng quy mô
kinh doanh”. Như vậy, Nghị quyết của Đảng chỉ ra mục tiêu, đồng thời cũng
nêu khái quát hình thức, mức độ cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.

4. Tiền đề để cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.
- Điều kiện và môi trường pháp lý về cơ bản đã được xác lập đặt tất cả
các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện “thương
mại hoá” các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền
SV: Hoµng ThÞ Trang

×