Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tiểu luận cuối kì môn NHO GIÁO và văn học dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.94 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC
Đề: Từ quan niệm về đạo làm người trong Nho giáo đến quan
niệm về con người trong văn học trung đại Việt Nam
Giảng viên: GS.TS Trần Ngọc Vương
Hà Nội – 2014
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Maxim Gorky đã từng nói: “Văn học là nhân học”, không một tác phẩm
nghệ thuật chân chính nào lại không hướng tới con người. Như vậy, quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học là một phạm trù vô cùng quan
trọng. Quan niệm về con người trong văn học chịu sự ảnh hưởng, chi phối
bởi quan điểm thẩm mỹ của từng thời đoạn, trong những giai đoạn khác
nhau thì quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học cũng thay đổi.
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giúp định
hướng chung cho các sáng tác của từng giai đoạn văn học nhất định.
Một trong những điều có thể dễ dàng nhận thấy khi nghiên cứu văn học
trung đại Việt Nam là quan niệm nghệ thuật về con người hết sức đặc biệt
trong văn học giai đoạn này, nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng
triết học Nho giáo Trung Quốc. Từ xưa đến nay, trong lịch sử nghiên cứu
văn học trung đại Việt Nam, đã có không ít các học giả danh tiếng bàn tới
vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt
Nam tiêu biểu như Giáo sư Trần Đình Sử trong sách Về con người cá nhân
trong văn học cổ Việt Nam. PGS.TS Trần Nho Thìn trong cuốn: Văn học
Việt Nam thế kỉ X – XIX, và đặc biệt là GS Trần Ngọc Vương trong cuốn:
Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam… và rất nhiều các công trình nghiên
cứu có giá trị khác. Tuy nhiên, trong các bài nghiên cứu của mình các nhà
nghiên cứu mới chỉ đi tổng kết và đánh giá chung về quan niệm con người
trong văn học mà chưa đi sâu vào việc giải thích rõ sự ảnh hưởng của tư


tưởng triết học Nho giáo đến từng quan niệm nghệ thuật về con người
trong văn học trung đại Việt Nam. Chính vì vậy, trong bài tiểu luân này,
dựa trên các quan niệm nghệ thuật về con người mà các học giả đã tổng kết
người viết sẽ đi sâu vào việc giải thích sự ảnh hưởng tư tưởng triết học Nho
giáo đến quan niệm nghệ thuật về con người, đồng thời cũng sẽ đưa ra
thêm một số tổng hợp mới của bản thân về một số đặc điểm, quan niệm
nghệ thuật nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam.
Nho giáo và văn học dân tộc 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tìm hiểu chung quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người trước hết là một phạm trù đã được
nghiên cứu từ khá lâu, song đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất nào
trong việc đưa ra một khái niệm cụ thể cho vấn đề này. Tuy nhiên, người
viết có thể tổng kết được một số khái niệm được đưa ra bởi các học giả nổi
tiếng. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con
người là một cách cắt nghĩa, cách lý giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm
trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người” [9; 15]. Như vậy, có
nghĩa là quan niệm về con người chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi ý thức chủ
quan của người sáng tác. Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện cách
hiểu biết, cách suy nghĩ về con người của tác giả. Tuy nhiên, cách hiểu biết
và suy nghĩ của tác giả lại chịu sự chi phối rất nhiều bởi tư tưởng của thời
đại, của môi trường sống, của nền giáo dục, văn hóa hay thậm chí là tính
cách của tác giả.
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học thì định nghĩa: “Quan niệm nghệ
thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm tròn
hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng
tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn hộc và
cơ sở của tư duy nghệ thuật”. Dù nói thế nào đi chăng nữa thì các học giả
vẫn đều thống nhất quan điểm quan niệm nghệ thuật về con người là cách
nhìn, cách cảm, cách lý giải về con người của nhà văn. Qua đó nó thể hiện

quan niệm của nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm.
Con người trong văn học là sự ý thức về con người, là cách hiểu về con
người và cuộc đời làm cơ sở cho việc sáng tạo ra các hình tượng nghệ
thuật, hòa tan trong sự miêu tả các hình tượng sống động. Nhiệm vụ của
người nghiên cứu là vạch ra quan niệm ấy như cái lý bên trong của hình
tượng. Quan niệm con người trong văn học phong phú và sinh động hơn
nhiều so với quan niệm con người trong triết học.
Nho giáo và văn học dân tộc 3
2. Quan niệm về con người trong Nho giáo
Trong tư tưởng triết học Nho giáo quan niệm, trong xã hội có hai loại
người là tiểu nhân và quân tử. Những con người sống thuần bằng bản năng
như loài cầm thú, phàm phu, tục tử là những người hạ cấp xét về phương
diện đạo đức phẩm cách. Những kẻ này theo Nho giáo đều gọi là tiểu nhân,
dù những kẻ đó có giữ địa vị cao và giàu có trong xã hội đi chăng nữa. Còn
quân tử là người tiến hóa, biết khắc phục bản thân, hiểu mệnh trời, hiểu đạo
lý và biết mệnh trời là gì. Những đặc tính của kẻ tiểu nhân thì tương phản
rõ rệt với đặc tính của người quân tử, nhưng tiểu nhân và quân tử không
phải là hai mặt đối lập nhau, không phải là cực đoan, mà quân tử là giai
đoạn tiến hóa của tiểu nhân. Người quân tử thì chú trọng vào lễ nghĩa, luôn
khuôn mình vào trong lễ nghĩa, luôn cư xử đúng mực, hiệp nghĩa. Người
quan tử biết mục đích cao cả của kiếp người, biết cái thiên mệnh mà trời
trao cho con người, nghĩa là biết cái viễn đích tối hậu của nhân sinh.
Khi đề cập đến mẫu người quân tử, Khổng Tử thường đưa ra những tiêu
chuẩn khác nhau, song chung quy lại, người quân tử phải đạt được chín
điều sau: (1) Nhìn thì phải để ý nhìn sao cho sáng; (2) Nghe thì phải lắng
tai nghe cho rõ ràng; (3) Sắc mặt phải giữ cho ôn hòa; (4) Tướng mạo thì
phải giữ cho khiêm cung; (5) Nói năng phải giữ bề trung thực; (6) Làm
việc phải trọng sự kính cẩn; (7) Có điều nghi hoặc thì phải hỏi han; (8) Khi
giận thì nghĩ đến sự hoạn nạn có thể xảy ra; (9) Thấy lợi thì phải nghĩ tới
điều nghĩa” (Luận ngữ, Quý thị). Theo Khổng Tử, chín điều này phải có sự

hài hòa với nhau mà ông gọi là “trung dung”. Để đạt được những điều này,
trước hết người quân tử phải rèn luyện được 5 đức cơ bản: Nhân, Nghĩa,
Lễ, Trí, Tín. Ngoài ra còn có Trung Thành, Hiếu, Đễ…
Vì Trí mà nên biết khôn ngoan, suy xét điều phải điều trái, biết minh
triết bảo thân trong cảnh nguy nan, biết biện biệt kẻ xấu người tốt trong vấn
đề xử lý tiếp vật.
Nho giáo và văn học dân tộc 4
Vì Dũng nên không biết sợ sệt là gì. Thấy việc nghĩa bèn ra tay hành
động. Nếu đã hành động thì phải thiết thực chứ không chỉ ở lời nói suông.
Người quân tử hành động trượng nghĩa vì lẽ phải chứ không tính toán
mong được đền ơn
Vì Lễ, người quân tử biết kìm chế giữ được hòa khí, hành xử ôn hòa.
Trong việc Lễ, quý nhất là ở là ở lòng thành chứ không phải ở hình thức xa
hoa,“khắc kỉ phục lễ vi nhân”. Phục lễ là nên tự chủ, không tranh chấp với
ai, tuy hợp quần với người nhưng không kéo kết bề đảng. Người có lễ luôn
giữ cho mình ở một chuẩn mực đạo đức ứng xử hài hóa, ôn nhu.
Vì Trung, người quân tử giao du với bằng hữu thì hết lòng, làm việc cho
người thì hết dạ. Vì trung nên làm việc cho ai, phụng sự ai thì hết lòng,
không dối trá, phản bội. Nhưng cái trung đó không phải trung máy móc và
thiện cận (ngu trung). Trong đạo làm tôi, Khổng Tử đề cao chữ “Trung”,
nhấn mạnh lòng biết ơn, sự phục tùng, tinh thần phục vụ hết lòng hết sức
của bề tôi đối với vua, với quốc gia. Theo ông, người làm tôi, làm quan
trước hết phải là người có đức trong mọi hành động, có thái độ đúng ở mọi
nơi, mọi lúc, chứ không phải khi nhận chức tước mới là làm quan.
Bậc quân tử vì chữ Tín mà hành xử. Tín là tin mình, tin người. Nhờ chữ
tín mà thành Người. Vì tự tin vào mình nên dù ai không biết tài đức của
mình cũng không buồn, không oán.
Người quân tử cốt yếu ở lòng Thành. Nhờ lòng thành ấy mà người khác
mới tin mình. Chữ Thành xuất phát từ tâm, từ sự chân thành, con người
sống với nhau cần cái tâm trung thực chân thành chứ không phải là những

thứ đạo đức giả.
Đã là quân tử, trước hết phải có chữ Hiếu, hiếu với phụ mẫu, Đễ với anh
chị em. Kính trọng, yêu mến tôn thờ cha mẹ lúc chết cũng như còn sống.
Cái Đạo đối với anh chị em là mỗi người phải ăn ở đúng phận mình. Trong
Nho giáo, hiếu đễ là đầu mối của lòng nhân, nếu ta chẳng yêu cha mẹ ta,
chẳng tôn kính anh em ta mà bảo rằng yêu mến, tôn kính người khác thì đó
là điều không thể có.
Nho giáo và văn học dân tộc 5
Khổng Tử là người đầu tiên nêu lên mối quan hệ giữa con người với
con người, giữa “kỷ” (mình) và “nhân” (người). Với ông, nguyên tắc đối
xử giữa người với người là xem người cũng như mình, cái gì mình không
muốn thì đừng làm cho người (thi chư kỷ nhi bất nguyên, diệc vật thì ư
nhân), mình muốn làm nên thì giúp người làm nên, mình muốn thành đạt
thì giúp người thành đạt (kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân).
Với quan niệm về “kỷ” và “nhân” này, Khổng Tử đã khẳng định tư tưởng
đạo đức coi trọng con người của Nho giáo. Nguyên tắc thứ hai mà Khổng
Tử đề cao là “Trung dung”, “Trung hòa”. “Trung hòa là cái tính tự nhiên
của trời đất, trung dung là cái đức hạnh của người ta. Trung là giữa, là
không thiên lệch về bên nào. Dung là thường. Trung dung nghĩa là dùng
đạo Trung làm lẽ sống thường ngày vậy”. Nghĩa là đạo Trung dung đòi hỏi
con người đừng thái quá về mình, cũng đừng thái quá về người. Nó giống
như mối tương quan giữa “văn” và “chất”: “Chất mà trội hơn văn thì thô
kệch, văn mà trội hơn chất thì phù phiếm, văn và chất đều hài hòa thì mới
là quân tử (Luận ngữ, Ung giã).
Với Nho giáo Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín được đặt trong quan hệ của con
người với chính bản thân mình để tu thân, để trở thành người quân tử, còn
chính danh là yêu cầu đạo đức được đặt ra trong quan hệ với người khác để
mỗi người thực hiện đúng việc, đúng phận sự của mình cho xã hội ổn định,
phát triển. Những quan niệm này của Nho giáo đến nay vẫn còn nguyên giá
trị và có ý nghĩa thời sự của nó. Mối quan hệ đạo đức và những quan niệm

về con người đó của Nho giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm về
con người trong các tác phẩm của văn học trung đại Việt Nam. Các nhà
Nho khi sáng tác đều lấy chuẩn mực đạo đức của con người trong học các
học thuyết Nho giáo để nhìn nhận con người, làm chuẩn mực để đánh giá
tốt – xấu, chính – tà.
3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt
Nam.
Nho giáo và văn học dân tộc 6
Văn học trung đại Việt Nam kéo dài từ thế kỉ X-XIX, đây là thời kì mà
hầu hết các truyền thống quý báu đều được hình thành. Văn học, ngôn ngữ
đã phát triển đến đỉnh cao. Tâm hồn Việt Nam, nhân cách Việt Nam được
khẳng định và được biểu hiện thành văn. Bởi vậy, quan niệm nghệ thuật về
con người trong văn học trung đại Việt Nam đã đạt đến một trình độ tư duy
cao, mang tính hệ thống. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
giai đoạn này ngoài chịu sự chi phối của bối cảnh lịch sử, thời đại, quan
điểm cá nhân của chủ thể sáng tác, tư tưởng Phật giáo… còn chịu sự ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng triết học Nho giáo của Trung Quốc. Dưới sự
chi phối của tư tưởng Nho giáo, con người trong văn học trung đại Việt
Nam hiện lên là những con người không phải đơn thuần chỉ là con vật hai
chân mà trong cái sinh thể ấy luôn tiềm ẩn những thiên tính cao đẹp, toàn
thiện, toàn mỹ. Những con người ấy được lấy làm chuẩn mực cho đạo đức
con người, là cơ sở để đánh giá và phân biệt các loại nguời trong xã hội.
II.1 Con người đạo đức theo tư tưởng triết học Nho giáo
Các sáng tác của văn học trung đại Việt Nam phần lớn là của các bậc
nhà Nho trí thức, những con người được xếp vào bậc quân tử, những con
người tinh thông và hiểu thấu đạo lý Nho học. Chính vì vậy, trong các tác
phẩm của mình họ luôn cố gắng xây dựng các mẫu hình tượng những con
người lý tưởng, noi gương theo các bậc thánh nhân, những con người là
hiện thân của những nề nếp đạo lý làm người theo quan niệm triết học của
Nho giáo.

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”
(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
Các nhân vật như Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện thơ
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được coi như một trong những mẫu
hình lý tưởng của trai anh hùng, gái thuyền quyên. Nguyễn Đình Chiểu
Nho giáo và văn học dân tộc 7
như đưa ra lời tuyên ngôn cho chuẩn mực đạo đức của con người của thời
đại bấy giờ.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác trên của Nguyễn
Đình Chiểu đã thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo. Trung
hiếu là hai phạm trù vô cùng quan trọng của triết học Nho giáo. Người
quân tử phải biết trung với vua, với nước và phải hiếu với cha mẹ. Để thể
hiện chữ chọn vẹn chữ Hiếu, Nguyễn Đình Chiểu đã để cho Lục Vân Tiên
khóc mẹ trên đường trở về chịu tang đến mù cả hai mắt. Chữ hiếu dạy con
người trong cách ứng xử với cha mẹ, luôn tôn kính lúc sống cũng như khi
đã chết. Kiều Nguyệt Nga thì vì chữ tiết hạnh mà thà nhảy xuống sông tự
vẫn để giữ trọn lời thề với Lục Vân Tiên chứ nhất quyết không chịu lấy
người khác. Nguyễn Đình Chiểu đã để cho các nhân vật chính của mình
sống với đúng nề nếp và chuẩn mực đạo đức của Nho giáo. Ngoài ra thì
ông cũng lấy những chuẩn mực đạo đức đó để đánh giá, phân biệt kẻ tốt,
người xấu: Các nhân vật phản diện là những kẻ tiểu nhân, bỉ ổi như Bùi
Kiệm, Trịnh Hâm… là những kẻ nhỏ mọn, đố kị, độc ác và không hiểu lễ
nghĩa là những kẻ đối nghịch lại hoàn toàn với những nhân vật được coi là
chính nghĩa. Như vậy, tiêu chuẩn để nói để phân biệt tiểu nhân hay quân tử
trước hết chính là dựa vào đạo đức.
Hay trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, dù cho nhiều nhà nghiên cứu
có đánh giá Nguyễn Du có tư tưởng tiến bộ khi nhìn nhận về con người đến
đâu đi chăng nữa thì Truyện Kiều vẫn được sáng tác theo quan niệm tư
tưởng của Nho giáo. Vì chữ hiếu, Kiều nhất định phải bán mình chuộc cha,

chịu bi kịch mười lăm năm lưu lạc, từ bỏ mối tình đầu chớm nở. Vì chữ
Trí, chữ Nghĩa mà Từ Hải đã nổi dậy chống lại triều đình phong kiến
nhũng nhiễu đem lại chính nghĩa cho nhân dân…
Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, vào thế kỷ thứ XV, là một nhà quân
sự thiên tài, nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc. Trong
tác phẩm Gia huấn ca, ông đã đề cao đạo đức luân lí của con người trong
Nho giáo và văn học dân tộc 8
mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Đạo hiếu được nhấn mạnh
rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy
Đừng tranh giành bên ấy, bên này
Cù Lao đội đức cao dày”
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng”
Còn phận làm con đối với cha mẹ thì:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm”.
Nguyễn Trãi đề ra các chuẩn mực đạo đức trong mỗi quan hệ giữa con
người với những người khác cũng đều dựa theo quan niệm của Khổng Tử.
Kẻ dưới luôn phải kính trọng bề trên. Trong mối quan hệ ứng xử với gia
đình phải lấy chữ hiếu, chữ đễ làm đầu. Con người luôn phải hòa thuận, ôn
nhu. Dù sau này khi Nguyễn Trãi đã chán “thói nhà nho lạnh nhạt, tình đời
bạc bẽo” [4, 371], “Thân ta bị cái mũ nhà nho lừa đã lâu” [4; 340], thì ông
vẫn không bỏ được các nguyên lý nho giáo là hai chữ “quân thân”: “Đạo
làm con liễn đạo làm tôi”. Nguyễn Trãi là người có ý thức về tài năng cá
nhân mình rất mạnh mẽ. ông nói với cây tùng:
“Đấng lương tài có mấy bằng mày?
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay
Cội rễ bên đời chẳng động

Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày
Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày
Có thuốc trường sinh càng khỏe thay
Hổ phách phục linh nhìn mới biết
Dành còn để trợ dâu này”
(Tùng, Nguyễn Trãi)
Nho giáo và văn học dân tộc 9
Do vậy, nếu ẩn cư hoàn toàn thì ông đã đánh mất lẽ sống, là con người
trong thơ, Nguyễn Trãi hiện diện như một day dứt, một con người thao
thức khôn nguôi của thời đại.
Lê Thánh Tông là người hùng theo mẫu hình nho quân, trong thơ ông
cũng thể hiện điều đó:
“Lòng vì thiên hạ những sơ âu
Thay việc trời dám trễ đâu
Trống dời canh còn đọc sách,
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu”
(Tự thuật – Lê Thánh Tông)
Ông tận tâm, trau đức, sửa mình, giữ lễ phát triển đất nước toàn diện và
cũng rất mực phong lưu vận sự, noi gương các thánh nhân quân tử trong
triết học Nho giáo của các thế hệ trước.
Còn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nguyến, khi nói đến con
người trong mối quan hệ bằng hữu, tình bạn cũng được coi là một yếu tố để
đánh giá chuẩn mực đạo đức của con người. Trong Khóc Dương Khuê,
Nguyễn Khuyến đã thể hiện cảm xúc xót xa, đau đớn của mình khi nghe tin
bạn mất, kể đến những kỉ niệm mà khiến cho người đọc phải nghĩ đến
những tình bạn thường được ngợi ca trong lịch sử Trung Quốc như Dương
Tử Kỳ và Bá Nha.
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua, không phải không tiền, không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
“Rượu ngon không có bạn hiền” xưa nay không ai uống rượu một
mình, mà uống rượu thì phải có tri kỉ. Làm thơ thì phải có người đọc,
người hiểu thì mới làm, nhưng nay bạn mất rồi thì những thứ đó đều trở
nên vô nghĩa. Không còn tri kỉ nữa tức là không còn tri kỉ để mà hiểu nhau
nữa.
“Giường kia treo cũng hững hờ,
Nho giáo và văn học dân tộc 10
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
Nguyễn Khuyến dựa vào điển tích của Trần Phồn thời hậu Hán có cái
giường dành riêng để tiếp người bạn quý là Từ Trĩ hễ bạn đi lại treo lên.
Tình bạn của Nguyễn Khuyến của Dương Khuê cũng cao quý như vậy
nhưng nay bạn chết rồi thì cái giường để tiếp bạn cứ treo mãi không bao
giờ được đặt xuống cả.
2.2 Con người – một nhân tố cấu thành vũ trụ theo học thuyết Tam
tài của Nho giáo
Quan niệm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên của văn học
trung đại Việt Nam nói riêng và của văn học phương Đông nói chung đều
có sự khác biệt so với văn học phương Tây. Nếu như văn học phương Tây
con người là trung tâm của vũ trụ và luôn có tư tưởng con người làm chủ
thiên nhiên và chinh phục tự nhiên, thì con người trong văn học trung đại
Việt Nam lại hoàn toàn khác. Do ảnh hưởng của tư tưởng của triết học
phương Đông đặc biệt là học thuyết Tam tài của Nho giáo, từ xưa đã quan
niệm con người là một phần của thiên nhiên, vũ trụ, con người sống hài
hòa với thiên nhiên, thiên nhiên với con người như những người bạn tri kỉ
không thể tách rời.
Theo quan niệm của Nho giáo thì tam tài bao gồm Thiên – Địa – Nhân
(trời, đất và con người) trong đó “thiên nhân tương cảm”, con người và trời
đất có mối giao hòa với nhau. Con người sống trong vòng "Thiên phú địa
tái" (Trời che, đất chở). Bởi vậy, con người luôn có xu hướng sống ẩn

mình, hòa mình vào với thiên nhiên tạo nên cái hài hòa của vũ trụ. Khi vui,
khi buồn con người đều muốn tìm về với thiên nhiên, yêu thiên nhiên và
coi thiên nhiên như những người bạn tri âm, tri kỉ.
Nguyễn Trãi, khi bất bình với việc triều chính ông cũng tìm về với cuộc
sống ẩn dật, làm bầu bạn với thiên nhiên:
“Côn Sơn hữu kì, kì thanh linh linh nhiên, ngô dĩ vi cầm huyền,
Côn Sơn hữu thạch, vũ tẩy đài phô bích, ngô dĩ vi đạm tịch
Nho giáo và văn học dân tộc 11
Nham trung hữu tùng, vạn lí thúy đồng đồng, ngô ư thị hồ yển tức kì
trung
Lâm trung hữu trúc, thiên mẫu ấn hàn lục, ngô ư ngâm tiếu kì trắc”
(Côn Sơn Ca – Nguyễn Trãi)
Một bức tranh thiên nhiên hiện lên với cảnh rừng núi thơ mộng, có suối
có đá, có thông, có trúc… tất cả đều một màu tươi đẹp, trong mỗi khoảng
không gian của rừng núi ấy con người hiện lên với đầy đủ tư thế, hành
động và đều hòa vào với thiên nhiên, góp phần tạo cho bức tranh thêm
phần sống động. Con người là một phần của vũ trụ bởi vậy dù là tranh tả
thiên nhiên thì cũng vẫn không thể thiếu được hình ảnh con người. Con
người ẩn giữa thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên nên dù có một mình
nhưng cũng không cảm thấy cô đơn.
Trong bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, nhân vật trữ tình muốn giải
bày tâm sự, muốn tỏ lòng, muốn than thì cũng đứng trước thiên nhiên vũ
trụ mà than với trời đất. Con người coi vũ trụ như ngôi nhà chung, thiên
nhiên vạn vật là tri kỉ nên thường giãi bày tâm sự với thiên nhiên. Hơn nữa,
thiên nhiên trong văn học trung đại Việt Nam thường là những khoảng
không gian vũ trụ bao la, rộng lớn, con người đứng giữa vũ trụ mà đối diện
với trời đất:
“Hoành sóc giang san kháp kỷ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”
(Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân hùng dũng khí nuốt sao Ngưu)
Mọi hành động của con người trong bài thơ đều do ảnh hưởng trực tiếp
bởi quan niệm của tư tưởng Nho giáo, nói đến con người là phải gợi đến
một quy mô vũ trụ: tung hoành ngang dọc, chọc trời khuấy nước, vẫy vùng
bể khơi.
Ngoài việc con người luôn bày tỏ với thiên nhiên, trong khi miêu tả con
người các nhà văn trung đại còn thường dùng các hình ảnh ước lệ thiên
nhiên, vũ trụ. Ước lệ thiên nhiên, vũ trụ trong văn học trung đại chỉ gắn với
Nho giáo và văn học dân tộc 12
những con người lý tưởng chính diện, còn đối với nhân vật phản diện thì
nhà văn lại miêu tả như những con người thật có trong cuộc sống hiện thực.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong khi Thúy Vân, Thúy Kiều được
miêu tả qua các hình ảnh ước lệ tượng trưng vô cùng đặc sắc:
“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mai thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Những hình ảnh đẹp đẽ, cao quý nhất của thiên nhiên vũ trụ như mây,
tuyết, trăng, hoa được mang ra để ước lệ cho tài sắc của hai nhân vật chính
diện với tất cả những tình cảm trân trọng và kính mến nhất. Trong khi đó
khi miêu tả Tú Bà thì Nguyễn Du lại dùng bút pháp tả thực: “Thoắt trông
nhờn nhợt màu da/ Ăn gì to béo đẫy đà làm sao”. Mã Giám Sinh thì: “Mày
râu nhẵn nhịu, áo quần bảnh bao”, Sở Khanh thì: “Hình dong chải chuốt áo
khăn dịu dàng”.
Thậm chí khi miêu tả đời sống nội tâm phức tạp của nhân vật thì thiên
nhiên vẫn được sử dụng hết sức linh hoạt và có hồn, chẳng hạn như trong

Truyện Kiều, khi Thúy Kiều bán mình chuộc cha:
“Ngại ngùng dịn gió e sương
Nhìn hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”
Sự miêu tả con người gián tiếp trong thơ trung đại chính là bị sự chi
phối của quan niệm vũ trụ. Con người không được miêu tả như một hiện
tượng xã hội mà được như là một bộ phận của thiên nhiên, của vũ trụ. Bởi
Nho giáo và văn học dân tộc 13
vậy, khi miêu con người thì cũng là “con người vũ trụ” sống trong quy tắc
“hô, ứng”. Vui buồn của mỗi con người cũng buộc cả vũ trụ chuyền động:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Như vậy, hình tượng con người vũ trụ trong dòng chảy văn học trung
đại Việt Nam đã cho chúng ta thấy được quan niệm về con người của các
tác giả trung đại. Con người đó là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ,
thiên nhiên qua đất trời, mây nước, cỏ cây, muông… với cái đạo vững bền,
sâu thẳm của nó. Đây là nét khu biệt không thể lẫn so với các kiểu con
người trong các thời kì sau của văn học.
2.3 Con người tài tử
Theo quan niệm của Khổng Tử, cũng như quan niệm của các nhà nho
cho rằng chỉ có những con người tài tử, những con người đấng bậc, cao
quý mới xứng đáng xuất hiện trong văn học và trở thành những mẫu hình
lý tưởng của con người thời đại. Những con người làm nên những tầm vóc
lớn cho đời, đó là những con người phải có những điểm nổi bật, tài tử vượt
trội hơn những con người tầm thường khác trong xã hội.
Nguyễn Công Trứ khi quan niệm về con người, về chí nam nhi thì cũng
phải là những con người lẫy lừng, làm nên những việc lớn ở đời, thỏa chí
vùng vẫy bốn phương:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Chí nam nhi – Nguyễn Công Trứ)
Người quân tử hành động phải theo nghĩa khí, phải có tư tưởng lớn, chí
lớn thì mới có thể làm nên những việc lớn lao. Con người sinh ra trong trời
đất vốn đã mắc cái nợ làm người, bởi vậy con người cần phải làm được
việc gì đó to tát để có thể trả được cái món nợ với núi sông ấy. Không
những trong văn học Nguyễn Công Trứ ông viết như vậy, mà trong đời
Nho giáo và văn học dân tộc 14
sống thực tế hàng ngày ông luôn ý thức được cái phận sự của mình, luôn
trau dồi đạo đức và học vấn.
Đặc biệt Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều, ông cũng chịu sự chi phối
mạnh mẽ bởi tư tưởng này. Các nhân vật trong Truyện Kiều đều phải là
những con người tài tử, đáng được kính trọng hơn người mới xứng đáng
được nói đến. Thúy Kiều tuy là phận nữ, nhưng cũng tài cao hơn người
“sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, những con người xuất chúng có một
không hai trên đời như vậy mới xứng đáng trở thành nhân vật trung tâm,
đối tượng của nghệ thuật:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”
Kiều có đủ tài cầm, kì, thi, họa mà cái nào cũng vào hạng bậc nhất nhì,
ít nổi bật ít ai có thể sánh kịp. Ngay cả khi chỉ nói qua đến con người bạc
mệnh là Đạm Tiên thì Nguyễn Du cũng hiểu một kẻ sống được với thời
gian như vậy là bởi chữ tài, bởi vậy dù là cô gái kĩ nữ nhưng Đạm Tiên
cũng là con người tài tử, giỏi giang hơn người.
Hay khi miêu tả Từ Hải thì cũng phải là một anh hùng của thời đại, một
đấng nam nhi tài tử, có nghĩa khí lớn, muốn vùng vẫy bốn phương để làm
nên nghiệp lớn:

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
Quan niệm về con người tài tử trong văn học trung đại Việt Nam không
chỉ là sự tài giỏi trong tinh thông học vấn, mà hơn thế nó còn phải là những
con người có đạo đức. Theo quan niệm của nho giáo thì chỉ có những
người có đủ đức mới có thể học sách thánh hiền, chính vì vậy người tài tử
trước hết cũng phải là những con người có đạo đức, hiểu được hiếu lễ.
Những con người tài giỏi như Thúy Kiều, thì cũng là con người sống trọn
đạo với chữ hiếu, hi sinh thân mình để cứu gia đình. Tài giỏi như Lục Vân
Nho giáo và văn học dân tộc 15
Tiên trong truyện Lục Vân Tiên thì cũng là con người của chữ hiếu, hơn
nữa còn tận trung với nước, sống trước sau với bằng hữu và hành hiệp
trượng nghĩa vì chữ chữ dũng.
Hơn nữa, trong văn học trung đại Việt Nam, những con người tài tử
thường là những con người có tâm thế sống ung dung tự tại như theo quan
niệm về người quân tử trong triết học Nho giáo. Nguyễn Bỉnh Khiêm khi
nói về cuộc sống của mình tuy thiếu thốn nhưng rất ung dung, tự tại, thư
thái:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người vui người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Tư tưởng của những nhà nho tài tử là những con người có đời sống nội
tâm tự tại, an nhàn. Con người tách ra khỏi chốn “lao xao”, xô bồ để trở về
với cuộc sống an nhàn, gần gũi với thiên nhiên. Những điều kiện hạn chế

của đời sống tự cung, tự túc không làm cho họ phiền lòng mà ngược lại
làm cho họ thấy thỏa mãn. Những vinh hoa phú quý ở đời chỉ còn coi như
chiêm bao, danh vọng không cần màn chi đến. Họ ung dung, đủng đỉnh tự
cho mình là “dại”, nhưng cái “dại” của họ lại được minh chứng bằng một
cuộc vô cùng an nhàn, hưởng lạc, tự tại với đời.
Xuất phát từ quan niệm con người quân tử trong triết học Nho giáo,
những con người tài tử đã được xây dựng với đầy đủ những phẩm chất tốt
đẹp của các bậc thánh nhân, quân tử được người đời ngợi ca và sống mãi
với thời gian.
Nho giáo và văn học dân tộc 16
2.4 Con người của cái tôi – cá nhân
Từ xưa trong lý luận văn học cổ của Trung Quốc đã đưa ra mệnh đề
“văn như kỳ nhân” (văn giống như người viết ra văn), nó được xem là định
luận. Cùng với khái niệm “phong cách” xuất hiện vào thời Ngụy Tấn, trong
sách của Cát Hồng, cách nói “văn như người” dùng để chỉ phẩm hạnh, tài
tính của con người, việc căn cứ vào tài tính, khí chất, tài học, tập nhiễm để
xem phong cách văn học đã thành hệ thống. Từ Vương Thông đời Tùy,
Liễu Tông Nguyên đời Đường, Tô Thức, Phạm Khai đời Tống, Lý Chất,
Đỗ Long đời Minh, đến Diệp Tiếp đời Thanh,… đều vận dụng quan điểm
“Văn như kỳ nhân” để xem xét cá tính sáng tạo và diện mạo độc đáo trong
sáng tác của nhà văn. “Văn như kỳ nhân” chỉ là một khía cạnh của vấn đề
con người cá nhân trong văn học, khía cạnh biểu hiện cá tính trong tác
phẩm, nhờ đó mà người đọc nhận ra con người tác giả. Vấn đề con người
cá nhân trong văn học rộng hơn nhiều, bao gồm tất cả mọi khía cạnh của
con người, cá tính, cái tôi được biểu hiện trong văn học.
Khi bàn luận về cái tôi cá nhân trong văn học đã không ít các học giả
tranh luận về có hay không cái “ngã” trong văn học trung đại Việt Nam.
Tuy nhiên, có thể khẳng định ở mức độ đậm nhạt và cách thể hiện khác
nhau thì cá tính sáng tạo hay chính là cái tôi, cái bản ngã của mỗi chủ thể
sáng tạo đều có dấu ấn riêng trong các sáng tác của họ. Cụ thể, ý thức về

con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam trải qua hai giai đoạn
với những hình thái khác nhau. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII về cơ bản con
người cá nhân được “khẳng định trên bình diện tinh thần, như một thực thể
tinh thần, siêu nghiệm dưới các hình thức tu dưỡng, lựa chọn xuất xử, hoàn
thiện nhân cách, tự hạn chế nhu cầu vật chất, tự đối lập với thói tục. Con
người cá nhân tự khẳng định mình bằng cách gắn mình với đạo, với tự
nhiên, với nghĩa vụ trong sự nghiệp chung của của cộng đồng. Yếu tố
quyền lợi cá nhân chưa được chú ý [9; 194]. Còn từ thế kỉ XVIII đến hết
thế kỉ XIX, “Con người trong văn học đã kêu to lên nhu cầu về quyền sống
cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như một quyền tự nhiên” [9;194].
Nho giáo và văn học dân tộc 17
Ví như, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng
(thơ Hồ Xuân Hương); con người với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm
sự u uẩn (thơ Nôm Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ); con người
thể hiện cảm hứng sống ẩn dật, hành lạc (thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Hàng); con người với tình yêu lứa đôi, hạnh phúc, khát vọng nhu cầu trần
thế (Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái và Truyền kỳ mạn lục); Con
người cá nhân với niềm lo sợ tuổi trẻ chóng tàn (Chinh phụ ngâm), Con
người cá nhân công danh hưởng lạc ngoài khuôn khổ (thơ văn Nguyễn
Công Trứ, Cao Bá Quát); Con người cá nhân giải thoát bằng hưởng
lạc (thơ ca trù cuối thế kỉ XIX), Con người cá nhân trống rỗng, mất hết ý
nghĩa (thơ Nguyễn Khuyến,…
Như vậy, con người trong văn học trung đại Việt Nam tuy chịu ảnh
hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo, song vẫn không bị mất đi cá tính
sáng tạo của mỗi nhà văn, mà cá tính sáng tạo ấy càng ngày càng được bộc
lộ rõ nét, nó thoát đi ra khỏi dần sự chi phối của lễ giáo.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam
dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo thể hiện trong quan niệm về đạo
đức con người theo những chuẩn mực của đạo đức Nho giáo, con người là
một trong những bộ phận cấu thành nên vũ trụ, con người tài tử và con

người của cái tôi cá nhân. Tất cả đã góp phần tạo nên cho văn học trung đại
Việt Nam một bộ mặt có những nét đặc thù.
4. Sự vận động của quan niệm về con người dần thoát ra khỏi tư tưởng
Nho giáo
Đến nửa cuối thế cuối XVIII – đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiến mục
ruỗng, nội bộ phân tranh, nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đạo đức băng
hoại, không còn đủ sức kiềm tỏa con người. Mặt khác đô thị phát triển, dỳ
là đô thị kiểu phương Đông, gắn với trung tâm chính trị và đời sống kinh tế
nông nghiệp, thì cũng tạo một môi trường có ý thức thị dân phát triển, làm
nảy sinh tư tưởng tự do, hưởng lạc. Hơn nữa nhu cầu bộc lộ cái tôi cá nhân
Nho giáo và văn học dân tộc 18
của con người thực cũng dần phát triển, con người ý thức được tầm quan
trọng của việc thể hiện cá tính sáng tạo của mình. Chính những điều đó đã
tạo nên sự thay đổi quan niệm về con người trong văn học trung đại Việt
Nam giai đoạn này. Trong sáng tác của một số tác giả quan niệm về con
người trong đã có sự “nhạt” bớt tư tưởng Nho giáo.
Nếu như con người trước đây của thế kỉ XVIII đổ về trước văn thơ
“nặng mùi đạo mà nhẹ mùi đời, dù là đạo Phật, đạo Lão – Trang hay Nho
học con người đều tự khẳng định mình bằng cách hạn chế, chống lại con
người cảm tính sống bằng thân xác tự nhiên của chính mình” [ 8; 218]. Thì
con người trong giai đoạn sau con người có ý thức cá nhân rõ rệt hơn rất
nhiều, những cảm xúc thực của đời sống con người đã được thể hiện một
cách tự nhiên hơn.
Ở giai đoạn này con người trần tục, nhục cảm đã xuất hiện trong thơ để
khẳng dịnh nhu cầu sống của con người điều mà chưa hề thấy trong các
sáng tác của những giai đoạn trước. Chữ thân của con người đã được nêu
cao như một phạm trù triết học. Nếu như ở giai đoạn trước người ta chỉ chú
ý đến đời sống tinh thần, phương diện hình như thượng, thì nay đến vấn đề
quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc trần tục của con người được biểu hiện
trong khắp mọi thể loại.

Cả khúc ngâm của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm tràn
đầy khát vọng về cuộc sống hiện tại: “Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau”.
Cả khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều cũng đầy ắp khát vọng về cuộc sống
vật chất, nhục cảm. Đặc biệt là trong thơ của Hồ Xuân Hương với những
hình ảnh cơ thể người phụ nữ và cuộc sống buồng khuê cũng được ẩn hiện
qua cách dùng từ táo bạo, mới lạ:
“Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, vỏ nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Chớ đừng mân mó, nhựa rat tay”
(Quả mít – Hồ Xuân Hương)
Nho giáo và văn học dân tộc 19
Hay:
“Chém cha cái số lấy chồng chung
Người đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Cố bám ăn xôi, xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
(Lấy chồng chung – Hồ Xuân Hương)
Ngoài ra, chưa bao giờ trong văn học có nhiều bài, nhiều câu nói về
việc thương thân, xót thân, tiếc xuân, tiếc tài như bây giờ. Con người đã
nói rất đúng, con người thị dân đã xuất hiện trong văn học, người quân tử
với những ý niệm bỏ tục lấy thanh, bỏ phú quý lấy nhàn, an bần lạc đạo…
đã nhường chỗ cho con người ca ngượi chữ tình, chữ hành lạc, chữ tài:
“Cuộc hành lạc chơi bao là lãi bấy
Nếu không chơi thiệt ấy ai bù”
(Nguyễn Công Trứ)
Hay:
“Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”

(Cầm kỳ thi tửu – Nguyễn Công Trứ)
Nếu như trước đây Nguyễn Bỉnh Khiêm ca ngợi cuộc sống thanh nhàn, bần
hàn của kẻ sĩ, ung dung tự tại như một chuẩn mực của người quân tử theo
Nho học, thì đến nay trong bài thơ Hàn nho phong vị phú, Nguyễn Công
Trứ đã phải kêu lên:
“Chém cha cái khó! Chém cha cái khó!
Khôn khéo mấy cái, xấu xa một nó”
Phạm Thái thì chửi rủa số phận “Đù ỏa thân nhân gian sống mãi chi”.
Có thể nói con người trong giai đoạn này không cam phận sống theo
một chiều của những giáo lý và đạo đức Nho học, theo lời dạy thánh hiền,
họ bất bình với số phận, muốn thay đổi số phận.
Nho giáo và văn học dân tộc 20
Nhìn chung khuynh hướng chống Nho giáo mà giáo sư Trần Đình Hượu
gọi là “mầm mống chống nho giáo” trong một phạm vi văn học ngày càng
phát triển, và tỏ ra thị dân hóa trong thơ văn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX.
III. KẾT LUẬN
Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam
có sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng triết học Nho giáo từ vấn đề quan
niệm đạo đức của con người trong văn học đến vai trò của con người trong
văn học. Tuy ở từng giaii đoạn và từng bộ phận mức độ ảnh hưởng có sự
đậm nhạt khác nhau xong nó vẫn có những điểm thống nhất khẳng định sự
phát triển rực rỡ của Nho giáo và tầm ảnh hưởng của nó đối với đời sống
sinh hoạt cũng như trong đời sống văn học.
Xem xét văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX qua một số hiện
tượng chủ yếu, tiêu biểu ta có thể hình dung được một quá trình phát triển
của quan niệm cá nhân trong văn học. Đó tuy không phải là vấn đề hoàn
toàn mới đối với cảm thụ văn học, nhưng là nhiệm vụ mới của lý luận văn
học và lịch sử văn học. Mọi sự thay đổi trong văn học đều bắt nguồn từ sự
thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Do vậy, đi sâu khám

phá quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam
là bước đi ngắn nhất để chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác
phẩm, nắm được sự thay đổi, cách tân và vận động của cả một giai đoạn,
một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu bật được sức hấp dẫn của thời
kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời của nó về
sau.
Nho giáo và văn học dân tộc 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách tham khảo
1. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nho giáo đạo học trên
đất kinh kỳ, NXB Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa, năm 2007.
2. Trần Đình Hượu, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. NXB
Văn hoá Thông tin, năm 1995.
3. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX,
NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
4. Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn và giới thiệu), Nguyễn Trãi về tác gia và
tác phẩm, NXB Giáo dục, năm 2000.
5. Nguyễn Kim Sơn, Kinh điển Nho gia tại Việt Nam, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, năm 2012.
6. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB 1999.
7. Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, năm 1995.
8. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB
Giáo Dục, năm 1999.
9. Trần Đình Sử, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, NXB
Giáo dục, 2010.
10. Lê Sỹ Thắng, Nho giáo tại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 1999.
11. Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXB
Giáo dục Việt Nam, năm 2010.
12. Nguyễn Khắc Viện, Bàn về đạo Nho (với sự chú giải của Trần Văn

Quý), Nhà xuất bản Trẻ, năm 1998.
13. Trần Ngọc Vương, Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung,
NXB Giáo dục năm 1997.
Nho giáo và văn học dân tộc 22
14. Trần Ngọc Vương, Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 1999.
II. Chuyên luận:
15. Lê Anh Minh, Con người dưới góc nhìn của nho giáo, bài đăng trên
website: www.nhipcaugiaoly.com/post?id=761
16. Nguyễn Đình Chú, Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt
Nam trung cận đại, bài đăng trên website:
/>17. Trần Đình Sử, Cái tôi trong văn học trung đại, bài đăng trên website:
trandinhsu.wordpress.com/2013/09/27/cai-toi-trong-van-hoc-trung-dai/
18. Trần Ngọc Vương, Văn học trung đại Việt Nam – vài nét đặc thù, bài
đăng trên website : www.vnu.edu.vn/213/213_40to43.pdf
19. Trần Ngọc Vương, Vận mệnh Nho giáo qua những biến thiên của lịch
sử nửa đầu thế kỉ XX ở Việt Nam. Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số
12/2000
Nho giáo và văn học dân tộc 23

×