Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

phân tích giá thành sản phẩm khai thác than nguyên khai mỏ than Vàng Danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 75 trang )

Lời mở đầu
Để sản xuất có hiệu quả, tất cả các doanh nghiệp phải nắm vững nhu cầu thị
trờng trớc khi ra quyết định sản xuất một cái gì đó? Số lợng bao nhiêu? Bán giá
nào?
Trong sản xuất kinh doanh, từ khâu nghiên cứu khảo sát thị trờng, tổ chức
tiêu thụ sản phẩm là một qúa trình phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh chính là nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động của quá trình
kinh doanh trong doanh nghiệp.
Từ năm 1987, đất nớc ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế
thị trờng. Các doanh nghiệp nhà nớc phải hoạt động dựa trên nguyên tắc tự hạch
toán, kinh doanh độc lập, ít có sự bao cấp của nhà nớc.
Trong cơ chế thị trờng, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt, khốc liệt thêm vào đó phải tự lo liệu các yếu tố đầu vào và các yếu
tố đầu ra. Quả thật để thích ứng với nền kinh tế thị trờng thật là không đơn giản
với các chủ doanh nghiệp. Làm thế nào để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, để bù
đắp chi phí và có lãi, đó là điều mà các nhà doanh nghiệp phải quan tâm.
Chi phí luôn là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động trong các doanh nghiệp.
Việc tính toán đúng các chi phí bỏ ra sẽ thấy rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đây là quyết định yếu tố đầu vào và xử lý các yếu tố đầu ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, nền kinh tế thị trờng nớc ta đang trên đà đổi mới, nhiều doanh
nghiệp đang vơn lên không ngừng đổi mới và phát triển nhờ có chính sách hợp lý
về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Việc tính toán các chi phí và biết khai
thác khả năng sẵn có của mình để giảm chi phí đến mức thấp nhất sẽ giúp cho
doanh nghiệp phát triển và tồn tại lâu dài.
Để thu lợi nhuận thì các doanh nhgiệp phải thực hiện một cách đồng bộ các
biện pháp kinh tế, kỹ thuật, các chỉ tiêu, định mức, các biện pháp giảm chi phí và
hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm sẽ tạo ra sức cạnh tranh trên thị trờng.
Do đó việc không ngừng phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp.
Hiện nay, ngành khai thác than vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền


kinh tế của cả nớc. Nhng ngành than cũng đã và đang phải đơng đầu với những
khó khăn, thử thách của nền kinh tế thị trờng. Mỏ than Vàng Danh là doanh
nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh than thuộc Tổng Công Ty Than Việt
Nam. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công tác chi phí quản lý giá
thành và giảm giá thành luôn đợc quan tâm và coi đây là sự sống còn của doanh
nghiệp. Thế nhng tại sao có thể giảm giá thành hơn nữa? Liệu còn khâu nào bất
hợp lý làm giá thành sản phẩm cao hơn? Các biện pháp nào có thể hạn chế và
giảm bớt các chi phí để hạ giá thành sản phẩm? Với những điều trăn trở nh thế và
nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của công cuộc đổi mới, từng bớc phù hợp
với cơ chế thị trờng em nhận đề tài Phân tích giá thành sản phẩm khai thác than
nguyên khai mỏ than Vàng Danh.
Đề tài đợc chia làm 4 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về mỏ than Vàng Danh.
Phần 2: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp.
Phần 3: Phân tích thực trạng giá thành của mỏ than Vàng Danh.
Phần 4: Đề xuất một số biện pháp hạ giá thành sản xuất than nguyên khai ở
mỏ than Vàng Danh.
Phần 1
Giới thiệu khái quát về Mỏ Than Vàng Danh
1. Giới thiệu khái quát
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Mỏ Than Vàng Danh:
1.1.1. Quá trình hình thành:
Mỏ than Vàng Danh là một doanh nghiệp nhà nớc có trụ sở tại: Ph-
ờng Vàng Danh - Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh.
Mỏ là doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh than. Chủ yếu là
khai thác than hầm lò( chiếm 90%). Phần khai thác lộ thiên chiếm 10%, đây là
phần dành cho dự trữ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trờng khi cần thiết. Mỏ
đợc thực dân Pháp xây dựng và khai thác từ năm 1914 - 1945. Sau 1954 Đảng và
Nhà nớc ta có chủ trơng khôi phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu năng lợng Quốc gia.

Ngày 06/ 06/ 1964 Bộ Công nghiệp nặng ban hành Quyết định số 262
chính thức thành lập Mỏ Than Vàng Danh.
Ngày 19/ 4 /1979 Bộ điện than ra quyết định số 20/TCCB thành lập công ty
than Uông Bí, mỏ than Vàng Danh là thành viên trực thuộc.
Ngày 30/ 06 /1993 Bộ năng lợng ra quyết định thành lập doanh nghiệp mỏ
than Vàng Danh trực thuộc công ty than Uông Bí, Quyết định số 430/ NL -TCCB - LĐ.
Ngày 17/ 09/ 1996 Bộ công nghiệp ra quyết định số: 2406 / QĐ-TCCB
thành lập Doanh nghiệp Mỏ than Vàng Danh trực thuộc Tổng công ty than Việt
Nam. Công suất thiết kế 600.000 tấn than nguyên khai/ năm và kế hoạch phát triển
từ năm 2000 -2010 dự kiến tăng công suất lên 800.000 tấn/ năm.
1.1.2. Quá trình phát triển:
Mỏ đợc thành lập với số lợng lao động, thiết bị máy móc, phơng tiện vận tải
và nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nớc cấp. Trải qua trên 40 năm hoạt động mỏ
than Vàng Danh đứng trớc những khó khăn, thử thách của cơ chế thị trờng, điều
kiện địa chất phức tạp, có nhiều thay đổi bất thờng. Ngành than có nhiều thay đổi
về quy mô quản lý kỹ thuật khai thác, cơ chế giá, thị trờng tiêu thụ, máy móc, thiết
bị đã qua nhiều năm sử dụng nên phải thay thế, sửa chữa nhiều nhng mỏ đợc sự
quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, chính quyền đại phơng, cơ quan chủ quản cấp
trên, cùng với sự lỗ lực, năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ
thuật, nhân viên phục vụ, chuyên môn của toàn mỏ nên những năm qua mỏ đều
hoàn thành nhiệm vụ về sản xuất, kinh doanh có lợi nhuận,làm tròn nghĩa vụ với
nhà nớc. Đảm bảo tăng trởng kinh tế bình quân hàng năm từ 5 -10%, đảm bảo
mức thu nhập và đời sống cho ngời lao động.
Mỏ đã đợc Nhà nớc tặng nhiều huân chơng nh: Huân chơng lao động, Huân
chơng độc lập...tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu và tăng uy tín với khách hàng, mỏ
đã đầu t chuyên sâu vào chất lợng sản phẩm và đã đạt đợc nhiều giải thởng
GOLDSTAR về chất lợng sản phẩm của tổ chức thơng mại Quốc tế BID tại Tây
Ban Nha năm 1996.
1.2. Cơ cấu và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Mỏ là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập, chịu sự điều hành và quản lý

trực tiếp của Tổng Công ty Than Việt Nam, Uỷ ban nhân nhân tỉnh Quảng Ninh,
Bộ và các cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ. Mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Mỏ với t cách là doanh nghiệp nhà nớc đều tuân thủ theo quy luật
doanh nghiệp nhà nớc và các quy định khác của nhà nớc.
1.2.1. Chức năng:
Mỏ đợc quyền xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án đầu t và phát triển,
duy trì sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu t cải tạo hoặc mở rộng, đầu t những dự án
phát triển sản xuất kinh doanh không thuộc Tổng công ty than Việt Nam trực tiếp
điều hành, đợc Tổng công ty cho phép đầu t, hợp tác liên doanh, liên kết với các
đối tác trong và ngoài nớcc theo quy định của nhà nớc.
Mỏ có nhiệm vụ thực hiện hoàn thành kế hoạch khai thác, chế biến kinh
doanh than, tiêu thụ các thị trờng trong nớc và nớc ngoài theo kế hoạch giao hàng
năm của Tổng công Than Việt Nam.
Có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn và các nguồn
lực đã đợc giao, có trách nhiệm nộp ngân sách Nhà nớc và làm các nhgĩa vụ tài
chính đối với Nhà nớc và Tổng công ty.
Qua chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Mỏ cho thấy kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Mỏ phụ thuộc rất nhiều vào Tổng công ty than Việt Nam.
1.2.2. Mặt hàng sản xuất kinh doanh.
Dới sự quản lý và điều tiết của Tổng công ty thì Mỏ có những loại hàng hoá
và dịch vụ chủ yếu nh sau:
+ Khai thác chế biến và tiêu thụ than, cung ứng các loại than cục, than cám
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trờng nội địa và một phần dành cho xuất khẩu.
+ Vận tải đờng bộ, đờng sắt, đờng thuỷ.
+ Quản lý và khai thác các cảng sông.
Sản phẩm của Mỏ là từ khai thác than nguyên khai, sau đó chế biến thành
các loại than sạch nh: Than cám các loại, từ cám 1 đến cám 6, than cục các loại từ
+15mm đến +180mm.
Mỏ than Vàng Danh là một doanh nghiệp khai thác than chủ yếu là công
nghệ khai thác hầm lò, sản phẩm chính là than nguyên khai và than sạch các loại.

Than nguyên khai khai thác ra chủ yếu là than thô, bẩn.
- Tỷ lệ than cục trong nguyên khai khoảng 20%
- Tỷ lệ than cám trong nguyên khai khoảng 75%
- Tỷ lệ than bùn trong nguyên khai khoảng 5%
Mỏ có đặc điểm về địa hình, điạ chất phức tạp, nằm trong vòng cung Đông
Triều, có nhiều nhánh sông suối chia cắt bề mặt, vỉa có nhiều đứt gãy, uốn nếp
chia cắt khai trờng ra thành nhiều mảnh nhỏ, không ổn định.
Địa điểm khai trờng nội bộ cũ mỏ có chiều dài khoảng 25km, từ khu vực
khai thác Vàng Danh đến cảng Điều Công với nhiều cung đoạn địa hình khác nhau
nên việc khai thác và vận chuyển gặp rất nhiều khó khăn.
Mỏ là một doanh nghiệp khai khoáng, sản phẩm chính là than nên sản
phẩm của mỏ đặc thù là không có nguyên vật liệu chính, mà chỉ có là vật
liệu phụ.

* Bộ máy quản lý của mỏ đợc tổ chức theo mô hình quản lý chức năng, mỗi
đơn vị cấp dới chịu sự chỉ đạo của một cấp trên theo chức năng. Giám đốc có
quyền quyết định toàn bộ công việc hoạt động của mỏ
+ Ban giám đốc
- Giám đốc: Là ngời điều hành, chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình hoạt
động SX- KD của mỏ.
- Các phó giám đốc: Có chức năng tham mu cho giám đốc, chịu trách
nhiệm quản lý, điều hành một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo sự phân công
hoặc uỷ quyền của giám đốc.
- Kế toán trởng: Giúp giám đốc quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác
kế toán, thống kê tài chính, có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
* Khối các phòng ban: Có chức năng tham mu giúp việc cho giám đốc
và các phó giám đốc, quản lý và điều hành mọi hoạt động của mỏ theo chức
năng.
- Văn phòng thi đua: Tổ chức, chỉ đạo và điều hành công tác thi đua và

tuyên truyền của mỏ.
- Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo công tác tổ chức
cán bộ, lao động tiền lơng, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, xem
xét khen thởng, kỷ luật.
- Phòng thống kê - kế toán - tài chính: Quản lý tài sản và nguồn vốn, chỉ
đạo các công tác tập hợp, xử lý cá số liệu thống kê, phản ánh tình hình, kết quả
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỏ theo từng thời kỳ.
- Phòng kế hoạch: Quản lý, chỉ đạo công tác kế hoạch và chi phí sản xuất,
lu thông của mỏ.
- Phòng tiêu thụ: Quản lý và điều hành công tác tiêu thụ theo các kỳ sản
xuất kinh doanh của mỏ.
- Phòng vật t: Điều hành quá trình cung ứng vật t thiết bị phục vụ sản xuất,
quản lý thiết bị, vật t, nguyên, nhiên vật liệu, lập các kỳ sản xuất dự trữ cho các kỳ
sản xuất kinh doanh của mỏ.
- Phòng cơ điện: Thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo kỹ thuật cơ điện, thiết
kế và giám sát quá trình hoạt động của các thiết bị động lực.
- Phòng kỹ thuật khai thác: Quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác, thiết kế
xây dựng cơ bản các đờng lò, lập các hộ chiếu khai thác, các biện pháp thi công và
giám sát thi công, nghiệm thu công trình.
- Phòng an toàn: Quản lý, chỉ đạo công tác an toàn, bảo hộ lao động, hớng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm về các biện pháp an
toàn.
- Phòng vận tải: Thiết kế, chỉ đạo và giám sát công tác vận tải, sửa chữa
máy móc thiết bị và các phơng tiện vận tải.
- Phòng điều độ sản xuất: Chỉ đạo và điều hành sản xuất, điều hành trực
tiếp các phân xởng trong quy trình công nghệ đảm bảo cho quy trình sản xuất nhịp
nhàng và hiệu quả.
- Phòng KCS: Quản lý chỉ đạo kỹ thuật công nghệ sàng tuyển và kiểm tra
chất lợng sản phẩm.
- Phòng bảo vệ - thanh tra - quân sự: Quản lý, chỉ đạo công tác bảo vệ,

thanh tra canh gác, thanh tra các vụ việc xảy ra trong mỏ.
- Trung tâm y tế: Tổ chức quản lý các công tác y tế, khám chữa bệnh định
kỳ, trực tiếp cấp cứu tại các bộ phận sản xuất của mỏ.
* Khối các phân xởng: Đào lò, sản xuất, vận tải than, vật t vật liệu phục vụ
khai thác. Có chức năng tổ chức, trực tiếp thực hiện các kế hoạch, tổ chức thực
hiện các công việc phụ trợ cho sản xuất nh: Thông gió, kiểm tra khí hầm lò...giúp
cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
1.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất than nguyên khai:
Công nghệ sản xuất của mỏ bắt đầu từ thăm dò địa chất, xác định lộ vỉa, trữ
lợng công nghiệp, chất lợng than để định hớng tổ chức khai thác theo phơng pháp
công nghệ lộ thiên hay hầm lò.
Sơ đồ 1
quy trình công nghệ sản xuất than nguyên khai
của mỏ Vàng Danh
Xác định lộ vỉa, trữ lượng, chất lượng than
Phát cây, dọn bãi, chuẩn bị khai thác
Đào lò kiến thiết cơ bản,đào lò chuẩn bị sản
xuất, nổ mìn, xúc bốc đổ thải
Tổ chức khai thác: lò chợ, khấu buồng, nổ mìn,
đào cậy thủ công hay khai thác bằng các máy
khai thác liên hợp
Vận chuyển than về nhà máy tuyển
Thuyết minh quy trình công nghệ:
+ Quy trình công nghệ khai thác than nguyên khai ở mỏ than Vàng Danh.
- Sau khi thăm dò địa chất, xác định các vỉa than và vị trí các đờng lò phải
xây dựng, mỏ tiến hành phát cây, làm đờng, đào lò kiến thiết cơ bản và đào lò
chuẩn bị sản xuất. Các đờng lò bằng từ bên ngoài đi vào gặp các vỉa than gọi là lò
cái, lò này chủ yếu dùng để vận chuyển lên có tuổi thọ lâu dài, vật liệu gia cố là
các vì sắt và các tấm chèn bê tông nhằm ổn định đờng lò.
- Khâu khai thác than lò chợ: Khi hoàn thành các đờng lò chuẩn bị, ngời ta

tiếp tục đào lò khai thác mở rộng và tiến hành khấu than bằng phơng pháp nổ mìn,
đào cậy thủ công hoặc bằng các máy khai thác liên hợp.
- Khâu vận chuyển than về nhà máy tuyển: Than đã khai thác đợc đa vào
máng cào, máng trợt, băng tải để xuống xe goòng, dùng tàu điện vận chuyển về
nhà máy tuyển. Tại đây sản lợng than nguyên khai đợc xác lập.
* Nhận xét:
Do khai trờng thuộc triền núi cao trung bình, địa hình dốc từ 20
0
đến 50
0
, có
nhiều nhánh suối chia cắt bề mặt địa hình trên các khai trờng, nớc trong các hầu lò
nhiều, điều kiện địa chất phức tạp, ẩm ớt, thiếu ánh sáng. Do vậy việc vận chuyển
vật liệu, đa công nhân đến các khai trờng mất nhiều thời gian, việc vận chuyển
than phức tạp qua nhiều công đoạn, nên năng suất lao động không cao, chi phí lớn,
dễ bị lãng phí làm tăng giá thành sản xuất.
1.2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Mỏ là thành viên của Tổng công ty than Việt Nam, việc sản xuất và tiêu thụ
chủ yếu do sự điều tiết của Tổng công ty than Việt Nam.
Tuy nhiên việc nhà nớc ban hành một số văn bản pháp luật cũng đã làm ảnh
hởng đến sự phát triển của mỏ nh: Cấm cửa rừng, luật môi trờng, đã làm cho chi
phí về vật liệu chống lò tăng lên, đội giá bán lên cao.
Bảng 2
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004
Chỉ tiêu ĐVT Kế
hoạch
Thực hiện So sánh
Mức(+, -) Tỷ lệ %
I. Than nguyên khai sx Tấn 600.000 525.40,00 -74.550,00 87,57
II. Than sạch sx Tấn 457.000 463.363,35 + 6.363,35 101,39

III. Than tiêu thụ Tấn 589.000 491.822,72 - 97.117,28 83,50
IV. Tổng doanh thu Tr.đ 185.348 168.873,11 - 16.474,28 91,11
V. Giá thành sản xuất Đ/tấn 230.262 238.923,00 + 8.661,00 103,76
VI. Lợi nhuận trớc thuế Tr.đ 964 144,973 - 819,027 15,04
* Các nguyên nhân làm tăng giảm giá thành, lợi nhuận.
Qua các số liệu bảng 2 thì giá thành than sạch sản xuất năm 2004 tăng
3,76% so với kế hoạch.
* Nguyên nhân: Do một số yếu tố thị trờng tăng.
Yếu tố vật liệu tăng, nhiên liệu tăng so với kế hoạch, vì một số định mức
Tổng công ty giao cho mỏ còn thấp, công tác vận chuyển vật t gặp nhiều khó khăn
trong mùa ma và máy móc thiết bị của mỏ đã già cỗi, chi phí thu mua cao do
nguồn cung ứng gỗ chống lò cho mỏ ngày càng khan hiếm.
Lợi nhuận năm 2004 của mỏ chỉ đạt 15,04% so với kế hoạch, do lợng than
tiêu thụ năm 2004 chỉ đạt 83,50%, giá thành sản xuất tăng 3,76%, giá bán than
xuất khẩu cũng nh giá than nội địa trong năm đều giảm so với năm trớc.
1.3. Đánh giá chung và sự cần thiết của đề tài:
1.3.1 Khó khăn:
Do năng lực máy móc thiết bị sản xuất đã quá già cỗi không đáp ứng đ-
ợc tốt nhu cầu sản xuất, lại cha đợc thay thế bằng các loại máy móc hiện đại,
việc cung ứng, quản lý vật t cho sản xuất cha đợc tốt, còn gặp nhiều khó khăn
nh gỗ chống lò.
Thị trờng tiêu thụ còn nhiều khó khăn, hạn chế và cạnh tranh gay gắt các
doanh nghiệp trong ngành than.
1.3.2 Thuận lợi:
Mỏ có đội ngũ cán bộ, công nhân hầu hết đã qua bồi dỡng đào tạo, có trình
độ tay nghề cao, có trách nhiệm nhiệt tình, kinh nghiệm do vậy đã khắc phục đợc
đáng kể những khó khăn trên.
Với những thuận lợi, khó khăn trên, muốn doanh nghiệ tồn tại mỏ cần có
những biện pháp khắc phục hữu hiệu hơn nữa nh:
- Tiết kiệm tối đa chi phí nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận.

- Sắp xếp tổ chức sản xuất hợp lý hơn nữa nhằm nâng cao năng suất
lao động.
- Dần dần thay thế, nâng cấp các máy móc thiết bị già cỗi bằng các máy
móc thiết bị hiện đại hơn nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Nh vậy, giá thành là một chỉ tiêu quan trọng, là một trong những căn cứ để
xây dựng chính sách giá cả cho sản phẩm.
Để tạo đợc một vị thế vững chắc trên thị trờng, ngoài yếu tố chất lợng, các
dịch vụ sau bán thì hạ giá thành sản phẩm còn là mục tiêu vô cùng quan trọng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần 2
Cơ sở lý luận về chi phí và giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp
2.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
2.1.1. Chi phí sản xuất:
2.1.1.1. Khái niệm:
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về
lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm).
2.1.1.2. Bản chất và nội dung kinh tế:
Vấn đề chi phí sản xuất các nhà kế toán quan niệm nh một nguồn phải hy
sinh, phải bỏ ra trong quá trình hoạt động của mình để tạo ra một lợng sản phẩm
nhất định, theo quan niệm của các nhà kinh tế học thì chi phí đợc coi là các phí
tổn phải chịu khi sản xuất một loại hàng hoá hay dịch vụ trong kỳ kinh doanh. Chi
phí đợc xem nh một lợng tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt
động của mình để tạo ra một lợng sản phẩm nhất định. Trong một đơn vị sản xuất,
chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao đông vật hoá mà đơn vị
thực tế bỏ ra các chi phí cho sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, song
chung quy chỉ là chi phí về lao động sống và lao động vật hoá.
- Chi phí về lao động sống: Là lơng công nhân sản xuất, chi phí nhân viên

phân xởng, bảo hiểm xã hội của công nhân lao động sản xuất.
- Chi phí lao động vật hóa: Là chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ lao
động chi phí về khấu hao tài sản cố định.
Theo Các Mác khi phân tích chi phí sản xuất và lợi nhuận ông cho rằng:
Chi phí sản xuất của hàng hoá chỉ hoàn toàn do t bản đã thực sự chi vào sản xuất
hàng hoá cấu thành mà thôi... Chi phí sản xuất là bằng giá trị của t bản đã chi
phí... Bản chất nêu trên của chi phí sản xuất không chỉ đúng với sản xuất t bản
chủ nghĩa mà còn đúng với mọi hình thức hàng hoá khác.
Nh vậy, để tiến hành sản xuất phải bỏ ra chi phí về thùlao lao động, về t
liệu lao động và đối tợng lao động. Trong các đơn vị sản xuất còn có những chi
phí không có tính chất sản xuất. Vì vậy cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi
tiêu là giảm đi đơn thuần các loại vật t, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể
nó đợc dùng vào mục đích gì. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, giữa chúng
khác nhau về số lợng và thời gian. Phát sinh chi tiêu có thể là chi phí trong trờng
hợp mua nguyên vật liệu không qua nhập kho đa ngay xuống sản xuất...cũng có
thể là chi phí trong trờng hợp: mua nguyên vật liệu nhập kho nhng cha xuất ra sử
dụng. Mặt khác cũng có những khoản chi tiêu cha xảy ra hoặc đã xảy ra ở kỳ
hoạch toán trớc đợc tính vào chi phí kỳ này.
Do trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp ngoài các hoạt động sản
xuất công nghiệp còn có các hoạt động khác ngoài công nghiệp nh xây dựng cơ
bản ngoài vận tải...Do vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp còn có
các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh không cơ bản. Tập hợp chi phí sản xuất
kinh doanh không cơ bản gọi là chi phí sản xuất chung. Trong đó bộ phận chi phí
chiếm tỷ trọng lớn.
2.1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất trong hoạt động kinh doanh:
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất từng loại, từng
nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Việc hoạch toán chi phí theo từng
loại tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu hạ
chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cờng công tác hạch toán kế toán trong
các doanh nghiệp.

2.1.1.3.1 Phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất:
Thực chất chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí về sức lao động, chi phí về đối
tợng lao động và chi phí về t liệu lao động.
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam toàn bộ chi phí đợc chia thành 5 yếu
tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay
thế, sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí tiền lơng các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn:
Là toàn bộ số tiền lơng chính và tiền lơng phụ phải trả cho ngời lao động, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao từ tài
sản cố định sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp nh nhà xởng, máy móc, ph-
ơng tiện....
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, điện thoại, t vấn, kiểm toán.
Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi ra cho hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ cha đợc tính vào các yếu tố trên.
Phân loại chi phí theo tiêu thức này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý chi phí
cũng nh trong công tác kế toán. Nó cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi
phí để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự án chi phí sản xuất. Cách phân
loại này cho phép xem xét mối liên hệ tỷ lệ giữa quá trình lao động sống và lao
động quá khứ, từ đó tính toán thu nhập, đánh giá khái quát tình hình tăng năng
suất lao động của doanh nghiệp
2.1.1.3.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Dựa vào công cụ của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tợng, chi
phí đợc phân thành các khoản mục nhất định, các khoản mục này đợc dùng trong
việc xác định giá thành sản lợng hàng hoá. Việc phân loại chi phí theo cách này
cho phép ta thấy đợc ảnh hởng của từng loại khoản mục đến kết cấu của giá thành
sản phẩm, đồng thời nó cung cấp đợc những thông tin cần thiết để xác định hớng
và biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Theo cách này căn cứ vào mục đích và công

dụng kinh tế của chi phí để chia toàn bộ chi phí sản xuất thành 5 khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, ... đợc sử dụng trực tiếp vào việc sử dụng sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về tiền lơng phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh và các khoản trích theo lơng của công
nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh.
- Chi phí sản xuất chung: Là những khoản mục chi phí phục vụ cho sản
xuất của phân xởng, bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xởng
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bán hàng: Là những chi phí cho bao bì, vật liệu bao bì, vận
chuyển, bảo quản đóng gói và tiếp tục quảng cáo.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí về tổ chức, về quản
lý hành chính, quản lý kinh tế và những chi phí chung khác trong phạm vi toàn
doanh nghiệp.
+ Chi phí vật liệu quản lý
+ Chi phí về đồ dùng văn phòng
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Thuế, phí và lệ phí
+ Dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền cho quản lý doanh nghiệp.
Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng phục vụ cho quản lý sản xuất theo
định mức cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình
hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí
sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau. Bởi vì ở cách phân loại này mỗi chi
phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất, nơi phát sinh chi phí, đối t-

ợng chịu chi phí, đồng thời nó tạo điều kiện cho việc xác định mức độ ảnh hởng
của các nhân tố khác nhau lên giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác kế hoạch,
kế hoạch hoá và tính giá thành sản phẩm.
2.1.1.3.3. Phân loại theo mối liên hệ với khối lợng công việc (quan hệ với
doanh thu sản xuất kinh doanh):
- Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi
của mức độ hoạt động.
Chi phí biến đổi bao gồm các khoản chi phí : Chi phí tiền lơng, BHXH,
BHYT, kinh phí công đoàn của công nhân. ngoài ra còn có thêm chi phí nhiên
liệu, chi phí động lực...
- Chi phí cố định: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay
đổi khối lợng hoạt động thực hiện.
Song trong những trờng hợp doanh nghiệp đầu t trang bị mới thì chi phí cố
định sẽ tăng lên đột ngột, vì lẽ đó khi nghiên cứu khái niệm cố định và biến đổi
cũng chỉ là mang tính chất tơng đối.
1.1.3.4. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
* Căn cứ vào tính chất tham gia.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt
động sản xuất, tiêu thụ và quản lý tài chính.
- Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến hoạt động về
vốn và đầu t tài chính.
- Chi phí hoạt động bất thờng: Gồm những chi phí ngoài hoạt động sản xuất
kinh doanh chính có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại.
Với cách phân loại mang tính chất tham gia của chi phí sẽ giúp cho doanh
nghiệp nắm toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra
cho hoạt động sản xuất kinh doanh là bao nhiêu? cho hoạt động tài chính? Tức là
các hoạt động liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp là bao nhiêu? Chi phí cho hoạt động bất thờng không diễn ra thờng xuyên,
không dự tính đợc là bao nhiêu để doanh nghiệp có hớng cho hoạt động kinh
doanh trong chu kỳ tiếp.

* Căn cứ vào chức năng.
- Chi phí sản xuất: Phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm
trong phạm vi phân xởng.
- Chi phí tiêu thụ: Gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ...
- Chi phí quản lý: Gồm các chi phí quản lý tài chính, quản lý kinh
doanh và những chi phí quảnlý chung phát sinh liên quan đến hoạt động toàn
doanh nghiệp.
Khi chia chi phí căn cứ vào chức năng kinh doanh sẽ giúp cho doanh
nghiệp nắm đợc chi phí sản xuất trực tiếp đến từng đơn vị, phân xởng sản xuất, chi
phí tiêu thụ và chi phí quản lý doanh nghiệp để quản lý chi phí phát sinh ở từng
khâu sản xuất, khâu tiêu thụ hay quản lý xí nghiệp nhằm giảm bớt chi phí, hạ giá
thành sản phẩm.
Trong cách thức kết chuyển chi phí thì chi phí kinh doanh chia làm 2 loại:
- Chi phí sản phẩm: Là những chhi phí phát sinh trong phạm vi phân
xởng sản xuất.
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm bớt lợi tức trong kỳ, chi
phí này gồm chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý.
Với 2 cách thức kết chuyển chi phí giúp cho doanh nghiệp nắm đợc chi phí
bỏ ra cho một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu và những chi phí là giảm lợi tức trong
kỳ để từ đó cần giảm bớt hay có cách quản lý những chi phí đó một cách chặt chẽ.
* Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lợng sản phẩm
hoàn thành.
- Định phí: Là những chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay
đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lợng, sản phẩm công việc lao
vụ sản xuất trong kỳ.
- Biến phí: Là những chi phí có sự thay đổi của khối lợng sản phẩm
sản xuất trong kỳ.
Cách chia chi phí thành 2 loại định phí và biến phí có tác dụng giúp cho
doanh nghiệp biết đợc với mỗi khối lợng sản phẩm hoàn thành thì cần bao nhiêu

chi phí cố định và bao nhiêu chi phí biến đổi, từ đó có hớng điều chỉnh các yếu tố
chi phí cho hợp lý.
Căn cứ vào mối quan hệ với quá trình sản xuất.
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc chế
biến từng loại sản phẩm hay đối tợng nào đó.
- Chi phí gián tiếp: Thờng là chi phí chung phải phân bổ chia chi phí
theo quan hệ với quá trình sản xuất có tác dụng phân loại chi phí trực tiếp và gián
tiếp nhằm phân bổ chi phí hợp lý và chính xác.
Nh vậy các cách phân loại trên có tác dụng rất lớn trong việc quản lý chi
phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện dự toán chi phí, lập dự toán chi phí cho các kỳ kinh doanh tiếp theo.
2.1.1.4 Các phơng pháp hoạch toán chi phí:
2.1.1.4.1 Các phơng pháp hoạch toán chi phí theo chi tiết hoặc bộ phận
của sản phẩm.
Theo phơng pháp này các chi phí sản xuất đợc tập hợp và phân loại theo
từng chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm, dịch vụ. Khi áp dụng phơng pháp hoạch
toán chi phí theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm, dịch vụ thì giá thành sản phẩm,
dịch vụ đợc xác định bằng tổng số chi phí của các chi tiết bộ phận cấu thành sản
phẩm, dịch vụ. Phơng pháp này chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp chuyên môn
hoá sản xuất cao, sản xuất ít loại sản phẩm hoặc mang tính đơn chiếc và có ít chi
tiết hoặc bộ phận cấu thành sản phẩm dịch vụ.
2.1.1.4.2 Phơng pháp hoạch toán chi phí theo sản phẩm:
Theo phơng pháp này các chi phí sản xuất phát sinh đợc tập hợp và phân
loại theo từng thứ sản phẩm riêng biệt, không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của
sản phẩm và quy định công nghệ sản xuất. Nếu quá trình chế biến sản phẩm qua
nhiều phân xởng khác nhau thì các chi phí đợc tập hợp theo từng phân xởng trong
đó các chi phí trực tiếp đợc phân loại theo từng sản phẩm. Các chi phí sản xuất
chung đợc tập hợp và phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu chuẩn cho phối hợp.
Khi áp dụng hoạch toán chi phí theo từng sản phẩm thì giá thành sản phẩm
đợc xác định bằng phơng pháp trực tiếp hoặc phơng pháp tổng cộng chi phí. Phơng

pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt và khối
lợng lớn.
2.1.1.4.3 Phơng pháp hoạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm:
Các chi phí sản xuất đợc tập hợp và phân loại theo nhóm sản phẩm cùng
loại. Khi áp dụng phơng pháp hoạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm thì giá
thành sản phẩm đợc xác định bằng phơng pháp liên hợp, tức là sử dụng đồng thời
một số phơng pháp: Phơng pháp trực tiếp, phơng pháp hệ số, phơng pháp tỷ
lệ,...Phơng pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản
phẩm có quy cách khác nhau.
2.1.1.4.4. Phơng pháp hoạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng:
Theo phơng pháp này thì các chi phí phát sinh đợc tập hợp và phân loại theo
đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí tổng hợp
theo đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của sản phẩm khối lợng công việc hoàn
thành theo đơn đặt hàng. Phơng pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất
đơn chiếc nh doanh nghiệp chế tạo, vận tải, sửa chữa, đóng tàu, đơn vị xây lắp.
2.1.1.4.5. Phơng pháp hoạch toán chi phí theo đơn vị sản xuất:
Các chi phí phát sinh đợc tập hợp theo từng đơn vị sản xuất (tổ, phân x-
ởng,...) trong mỗi đơn vị sản xuất, các chi phí đợc tập hợp theo mỗi đối tợng chi
phí, chi tiết, sản phẩm, nhóm sản phẩm...Khi áp dụng phơng pháp hoạch toán chi
phí theo đơn vị sản xuất thì giá thành sản phẩm có thể xác định bằng phơng pháp
tính trực tiếp, tổng cộng, hệ số tỷ lệ,...Phơng pháp này có tác dụng cung cấp thông
tin một cách đầy đủ và chi phí cho việc quản lý doanh nghiệp.
2.1.1.4.6. Phơng pháp hoạch toán chi phí theo toàn bộ dây chuyền sản xuất:
Chi phí phát sinh ở phơng pháp này sẽ đợc tập hợp theo dây chuyền sản
xuất. Giá thành sản xuất ở đây sẽ đợc xác định bằng phơng pháp trực tiếp hoặc ph-
ơng pháp tổng cộng chi phí. Phơng pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có dây
chuyền sản xuất giản đơn, ít loại sản phẩm.
2.1.1.4.7. Phơng pháp hoạch toán chi phí theo giai đoạn công nghệ:
Trong từng giai đoạn công nghệ, chi phí đợc tập hợp và phân loại theo từng
sản phẩm hoặc bán thành phẩm. Phơng pháp này áp dụng cho doanh nghiệp mà

toàn bộ công nghệ sản xuất đợc chia làm nhiều giai đoạn công nghệ và nguyên vật
liệu chính đợc chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo
một trình tự nhất định.
2.1. 2. Giá thành:
2.1.2.1. Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao
phí về lao động và lao động vật hoá có liên quân đến việc sản xuất và tiêu thụ
một khối lợng sản phẩm, dịch vụ nhất định.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lợng công
tác quản lý của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu giá thành có thể xác định đợc
hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân tài, vật lực trong doanh nghiệp cũng nh
đánh giá một cách cơ sở các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật và doanh nghiệp
đã thực hiện trong quá trình hình thành các dịch vụ cho khách hàng.
Giá thành là giới hạn bù đắp chi phí, là căn cứ để xác định khả năng bù đắp
chi phí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, là xuất phát điểm
để xác định giá cả, cớc phí dịch vụ,...
2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
Do giá thành s/p là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lợng hoạt động SXKD
nên phấn đấu không ngừng hạ thấp giá thành s/p là một nhiệm vụ quan trọng th-
ờng xuyên của công tác quản lý kinh tế, quản lý gía thành của doanh nghiệp.
2.1.2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành, giá thành sản phẩm
đợc chia làm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm đợc tính trên cơ sở số chi phí
sản xuất kế hoạch và số lợng kế hoạch, việc tính toán xác định giá thành kế hoạch
do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và đợc tiến hành trớc khi bắt đầu
chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của
doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm đợc tính toán trên cơ sở các

định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính toán giá
thành định mức cũng đợc tiến hành trớc khi tiến hành quá trình sản xuất nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm đợc tính trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất thực tế đã phát sinh và đợc tập hợp trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực
tế chỉ có thể tính đợc sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá
thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh
nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện
quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm đợc chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xởng): Là toàn bộ hao phí của các yếu
tố dùng để tạo ra sản phẩm nh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung trích cho những sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn
thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng
hóa và lãi gộp của mỗi doanh nghiệp sản xuất.
- Giá thành toàn bộ (giá thành sản phẩm tiêu thụ): Bao gồm giá thành sản
xuất cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản
phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ đợc tính toán xác định khi sản
phẩm, công việc lao vụ đợc tiêu thụ...giá thành toàn bộ sản phẩm là căn cứ để tính
toán xác định kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2.3. Các phơng pháp tính giá thành sản phẩm:
Phơng pháp tính giá thành là phơng pháp tính toán xác định giá thành của
đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc hoàn thành theo các khoản mục giá
thành.
2.1.2.3.1. Phơng pháp trực tiếp( giản đơn):
Giá thành của s/p Giá trị Chi phí Giá trị SP
lao vụ, dịch vụ = SP dở dang + SX KD - dở dang
hoàn thành trong kỳ ĐK P/S trong kỳ cuối kỳ
Phơng pháp tính trực tiếp áp dụng trong trờng hợp đối tợng tập hợp chi phí

sản xuất cũng chính là đối tợng giá thành, phơng pháp này đợc áp dụng cho các
doanh nghiệp có số lợng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn nh dịch vụ vận tải bới
tính chất đặc thù của vận tải và sự phù hợp giữa đối tợng tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. Mặt khác áp dụng phơng pháp này sẽ cung cấp kịp
thời số liệu về giá thành dịch vụ trong mỗi kỳ báo cáo đợc giản đơn, dễ dàng.
2.1.2.3.2. Phơng pháp tổng cộng chi phí:
Z = C
1
+ C
2
+ ...+ C
n
- Z là giá thành của sản phẩm,lao vụ, dịch vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
- C
1
, C
2
,...,C
n
là chi phí sản xuất kinh doanh giai đoạn 1,2,...,n
Phơng pháp trên đợc áp dụng trong trờng hợp đối tợng tập hợp chi phí sản
xuất là các giai đoạn công việc, còn đối tợng tính giá thành là sản phẩm, lạo vụ,
dịch vụ hoàn thành.
2.1.2.3.3 Phơngpháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phơng pháp này đợc áp dụng trong những doanh nghiệp thuộc loại hình sản
xuất đơn chiếc, sản phẩm làm ra chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo
phơng pháp này đối tợng hoạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối t-
ợng giá thành là từng loại sản phẩm trong đơn đặt hàng đó. Phơng
pháp này đợc áp dụng khi đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình
công nghệ sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc nhóm sản phẩm

còn đối tợng tính giá thành là những sản phẩm.
2.1.2.3.4 Phơng pháp liên hợp:
Có thể tính giá thành sản phẩm dịch vụ theo phơng pháp liên hợp bằng cách
kết hợp nhiều phơng pháp tính giá thành. Có thể kết hợp phơng pháp trực tiếp với
phơng pháp hệ số và tỷ trọng trong trờng hợp đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là
nhóm sản phẩm đối tợng tính giá thành là sản phẩm. Có thể kết hợp phơng pháp
trực tiếp với phơng pháp tổng cộng chi phí trong trờng hợp đối tợng tập hợp chi
phí sản xuất là toàn bộ sản phẩm còn đối tơng tính giá thành là sản phẩm hoàn
chỉnh.
2.1.2.3.5. Phơng pháp hệ số :
Giá thành từng thứ
sản phẩm
=
Giá trị SP
dở dang ĐK
+
CP SX
KD PS
-
Giá trị SP dở
dang CK
x
Số lợng SP t/chuẩn
của từng thứ SP
trong nhóm
Số lợng SP thực tế
từng thứ SP trong nhóm
x
Hệ số quy đổi về SP
t/chuẩn cho từng thứ

SP trong nhóm
2.1.2.3.6 Phơng pháp tính giá thành định mức:
Phơng pháp này đợc áp dụng đối với những doanh nghiệp đã có các định
mức kinh tế, kỹ thuật tơng đối ổn định và hợp lý, chế độ quản lý theo định mức đã
đợc kiện toàn và có nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn kế toán t-
ơng đối cao, đặc biệt là thực hiện tốt chế độ thanh toán ban đầu.
Tổ chức hoạch toán số chi phí thực hiện sao cho phù hợp với định mức và số
chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Giá thành định mức có thể là toàn
bộ các chi tiết cấu thành nên sản phẩm, dịch vụ,...đợc tập hợp riêng và thờng
xuyên phân tích nguyên nhân, những khoản chi phí thoát ly định mức để có biện
pháp khắc phục. Khi có sự thay đổi định mức phải kịp thời tính toán lại giá thành
định mức và số chi phí chênh lệch do thoát ly định mức.
Giá thành = Giá thành

Chênh lệch

Chênh lệch
thực tế định mức do thay đổi do thoát ly
định mức định mức
Chênh lệch do thay đổi định mức đợc xác định căn cứ vào các chứng từ báo
động chênh lệch do thay đổi định mức. Chênh lệch này ít khi xảy ra, chỉ khi nào
nhà nớc thay đổi định mức thì mới phát sinh khoản này.
Chênh lệch do thoát = Chi phí thực tế - Chi phí định mức
ly định mức ( theo khoản mục) ( theo khoản mục)
2.1.2.3.7 Phơng pháp tính theo tỷ lệ:
Ơ đây áp dụng cho đối tợng sản xuất là nhóm sản phẩm, còn đối tợng tính
giá thành là từng sản phẩm ( nh dịch vụ vận tải).
Giá thành Tổng giá thành thực tế
Cho từng loại = của nhóm sản phẩm - Giá thành KH
Sản phẩm tổng giá thành KH của từng SP

của nhóm SP
2.1.2.3.8. phơng pháp tính loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Giá thành = GTrị SP + CP SX KD - GT SP - G/Trị
Dở dang ĐK PS trong kỳ dở dang CK SP phụ
Phơng pháp này đợc áp dụng trong trờng hợp mà trong cùng một quy trình
công nghệ sản xuất, vừa thu đợc sản phẩm chính, vừa thu đợc sản phẩm phụ. Đối
tợng tập hợp chi phí sản xuất trong trờng hợp này là toàn bộ quy trình công nghệ
sản xuất, đối tợng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. Giá trị sản
phẩm phụ có thể tính theo chi phí kế hoạch( định mức) hoặc tính theo chi phí thực
tế phát sinh.
2.2. Nội dung phân tích và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm:
2.2.1. Nội dung phân tích giá thành:
2.2.1.1. Phân tích giá thành toàn bộ:
- Phân tích giá thành kế hoạch và giá thành thực tế
- Phân tích giá thành thực tế năm trớc và năm sau
- Phân tích ảnh hởng của các nhân tố
+ Sản lợng
+ Kết cấu
+ Cấu thành đơn vị
- Phân tích các khoản mục, yếu tố chi phí trong giá thành đơn vị.
2.2.1.2. Các phơng pháp phân tích giá thành:
+ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành: Chuẩn bị cho năm
kế hoạch, các doanh nghiệp thờng lập kế hoạch giá thành nhằm xác định rõ quy
mô chi phí sản xuất, nhằm tiết kiệm, tăng lợi nhuận. Dựa vào cơ sở đi sâu phân
tích đề ra phơng hớng hạ giá thành cho các sản phẩm, sản xuất và khoản mục chi
phí hợp lý nhất trong kế hoạch giá thành để đề ra 2 mục tiêu:
+ Mức hạ giá thành: Phản ánh quy mô chi phí tiết kiệm.
+ Tỷ lệ hạ giá thành: Phản ánh tốc độ hạ giá thành.
Trình tự phân tích:

- So sánh số thực tế và số kế hoạch
- So sánh từng loại sản phẩm
- So sánh từng yếu tố khoản mục chi phí sản xuất
* Phân tích các yếu tố chi phí sản xuất
+ Trong giá thành sản xuất gồm 5 yếu tố chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí tiền lơng, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT,KPCĐ
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Mục đích của việc phân tích các yếu tố chi phí sản xuất là để thấy đợc tình
hình biến động của các yếu tố chi phí đó và sự tác động của nó đến giá thành sản
xuất sản phẩm nh thế nào?
- Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu:
Là so sánh tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế với tổng chi phí với tổng chi
phí nguyên vật liệu tính theo giá thành kế hoạch để thấy đợc tình hình biến động
về mặt tổng số tăng hay giảm để tìm ra các nhân tố ảnh hởng giảm bớt nguyên vật
liệu cho một đơn vị sản phẩm.
- Phân tích chi phí nhân công:
So sánh tổng chi phí nhân công trực tiếp thực hiện với tổng chi phí tính theo
kế hoạch từ đó thấy đợc tình hình biến động, xác định nhân tố ảnh hởng, tìm
nguyên nhân:
+ Nhân tố ảnh hởng trực tiếp
+ So sánh mức lơng kế hoạch với mức lơng kế hoạch sản phẩm
+ Số chênh lệch chi phí tiền lơng do năng suất lao động của ngời lao động
trực tiếp sản xuất.
Khoản mục chi phí tổng tiền lơng của sản phẩm, tiền lơng của một sản phẩm
bằng khối lợng sản phẩm sản xuất.
- Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung
+ Chi phí cố định

×