Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.5 KB, 76 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Theo văn kiện đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam thì “tổng kim ngạch
xuất khẩu 5 năm (kể từ đại hội VIII) đạt trên 51,6 tỷ, tăng bình quân hàng năm trên
21%, gấp 3 lần mức tăng GDP”, cho thấy hoạt động xuất khẩu đóng vài trò quan
trọng trong nền kinh tế nước nhà. Hoạt động xuất khẩu ngày càng được đẩy mạnh
nhằm mục đích thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài để làm giàu cho đất nước. Tất
cả các ngành đang chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sơ sang sản phẩm đã được
chế biến một trong những ngành đó là sản xuất và chế biến Rau quả xuất khẩu với
kim ngạch xuất khẩu đạt năm 2002 là 25,8 triệu USD (của riêng Tổng công ty rau
quả Việt Nam).
Mặt khác, cùng với sự kiện tháng 7/2002, Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký
kết hiệp định thương mại song phương thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá lưu thông tự
do giữa 2 nước. Đây là cơ hội cho các Tổng công ty và doanh nghiệp trong nước
tiếp cận được với thị trường Hoa Kỳ rộng lớn. Đồng thời cũng là thách thức lớn
đối với việc hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam mà phương châm là hội
nhập chứ không hoà tan. Việc xâm nhập vào thị trường khó tính như thị trường Hoa
Kỳ cần phải được xem xét kỹ càng và có chiến lược đúng đắn để có thể cạnh tranh
với các nước trên thế giới cũng như các doanh nghiệp trong nước của Mỹ.
Tổng công ty Rau quả Việt Nam cũng nhận định rằng thị trường Hoa Kỳ là
một thị trường tiềm năng nhất là đối với sản phẩm dứa. Năm 2000 xuất khẩu dứa
của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 307 tấn, quý I năm 2002 là 1.380 tấn cho
thấy nhu cầu về dứa của Hoa Kỳ ngày càng tăng. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp một
số khó khăn do các chính sách phi thuế quan của Hoa Kỳ cũng như do phong cách
làm việc của Tổng công ty chưa phù hợp.
Với những vấn đề mang tính bức xúc và cấp thiết trên tôi đã quyết định chọn
đề tài “Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của Tổng công ty Rau quả
SV: Lê Quốc Thắng
1
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”, nhằm mục đích góp phần sức nhỏ bé của
mình vào việc hoàn thiện hoạt động xuất khẩu và nâng cao sản lượng dứa xuất
khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.


Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng và triển vọng xuất khẩu dứa vào thị trường Hoa Kỳ
của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
Chương III: Biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dứa của Tổng công ty Rau quả
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề không tránh được sai sót.
Nên tôi rất mong có được những đóng góp của cô giáo và các bạn để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo Dương Thị Ngân và các cô chú
phòng quản lý sản xuất thuộc Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã giúp tôi hoàn
thành chuyên đề này với những điều kiện tốt nhất.
SV: Lê Quốc Thắng
2
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU
I.TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Quan niệm về xuất khẩu
1.1. Khái niệm xuất khẩu
Trong nền kinh tế thị trường một nền sản xuất xã hội muốn có hiệu quả cao
thì phải tiến hành sản xuất nhiều với chất lượng cao và giá cả phải hợp lý. Muốn
vậy nền sản xuất ấy phải có sự phân công lao động xã hội. Với phân công lao động
xã hội một cách mạnh mẽ hay là chuyên môn hoá sản xuất một mặt hàng nhất định
sẽ tạo ra sự dư thừa trong sản xuất. Và sự dư thừa đó sẽ thúc đẩy nhu cầu trao đổi
hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và ngoài nước. Thương mại quốc tế ra
đời mà nòng cốt của vấn đề này là hoạt động xuất nhập khẩu (XNK).
Xuất khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế: được trình bày là một
hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi
buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức
cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá

phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống kinh
tế của nhân dân.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có
thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài
mà cả chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được.
Theo điều 52 NĐ52/1998 của Chính phủ: hoạt động xuất khẩu hàng hoá là
hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài
theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và
chuyển khẩu hàng hoá.
Như vậy, cả hai khái niệm trên đều cho rằng xuất khẩu là một hoạt động kinh
doanh nhưng phạm vi kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia hay là hoạt động
SV: Lê Quốc Thắng
3
buôn bán với nước ngoài. Thông qua hoạt động xuất khẩu có thể đem lại những
thuận lợi to lớn cho nền sản xuất trong nước.
1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và xu hướng hội nhập diễn ra
trên toàn cầu mà các hình thức kinh doanh XNK ngày càng được bổ sung, phát
triển. Theo quy định của Nhà nước ta thì lĩnh vực kinh doanh XNK bao gồm những
lĩnh vực sau:
- Một là xuất khẩu hàng hoá (kể cả thiết bị toàn bộ và dịch vụ) với nước
ngoài và khu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác kinh tế – khoa học – kỹ
thuật, đầu tư (theo luật đầu tư) và viện trợ.
Như vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao gồm cả việc xuất bán hàng
hoá cho khu chế xuất đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hai là tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh. Trong đó, tạm nhập – tái
xuất được hiểu là việc mua hàng của một nước để bán cho nước khác trên thế giới
theo cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào
Việt Nam rồi làm thủ tục xuất khẩu thông qua gia công, chế biến. Còn chuyển khẩu
là việc mua hàng của nước này bán cho nước khác nhưng không làm thủ tục nhập

khẩu hàng hoá vào Việt Nam và xuất khẩu hàng hoá khỏi Việt Nam.
Ba là, các hoạt động gia công chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho
người nước ngoài. Theo luật Thương mại Việt Nam 1997 thì đây là hành vi mà
thương nhân Việt Nam (gọi là bên nhận gia công) thực hiện việc gia công hàng hoá
theo yêu cầu và nguyên vật liệu còn bên đặt gia công (là thương nhân có trụ sở
chính ở nước ngoài) để hưởng tiền gia công. Bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia
công và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công.
- Bốn là, nhận uỷ thác xuất khẩu. Đây là hành vi mà bên được uỷ thác (một
thương nhân có trụ sở chính ở Việt Nam) thực hiện việc mua bán hàng hoá với
SV: Lê Quốc Thắng
4
danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác (là doanh
nghiệp kinh doanh có trụ sở chính ở nước ngoài) và được nhận phí uỷ thác.
- Năm là, nhận làm đại lý mua hàng cho doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó,
bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua cho
bên giao cho bên giao đại lý để hưởng thù lao. Trong đó, bên đại lý là doanh nghiệp
có trụ sở chính ở Việt Nam còn bên giao đại lý là doanh nghiệp có trụ sở ở nước
ngoài. Việc nhận đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài là do Chính phủ quy định.
1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu
 Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường, lựa chọn đối tác:
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh XNK là việc sử dụng các biện pháp
kỹ thuật nhằm giúp các nhà kinh doanh có đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa
ra quyết định để đạt được mục đích kinh doanh.
Việc nghiên cứu thị trường giúp cho nhà kinh doanh nắm vững xu hướng
biến động của thị trường để giải quyết được những vấn đề thực tiễn cũng như khả
năng tiêu thụ và cạnh tranh của hàng hoá.
Nghiên cứu thị trường phải bao gồm cả việc nghiên cứu toàn bộ quá trình sản
xuất của một ngành sản xuất, tức là việc nghiên cứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực
lưu thông mà cả lĩnh vực sản xuất. Cụ thể là phải biết được sản phẩm xuất khẩu có
phù hợp với thị trường thế giới và phù hợp với năng lực sản xuất hay không. Hay

nói cách khác, doanh nghiệp phải xác định được những vấn đề sau:
- Mặt hàng nào thị trường cần? Quy cách, mẫu mã, chủng loại như như thế
nào?
- Tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Mặt hàng đang ở thời kỳ nào trong chu kỳ sống của sản phẩm.
- Nguồn hàng của doanh nghiệp.
SV: Lê Quốc Thắng
5
- Nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ để lựa chọn mặt hàng kinh doanh (tỷ suất ngoại
tệ hàng xuất khẩu biểu thị lượng nội tệ chi để thu về một đơn vị ngoại tệ, nếu tỷ
suất ngoại tệ thấp hơn tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả).
Trong quá trình nghiên cứu thị trường, cần xác định nhu cầu thật của khách
hàng, kể cả nhu cầu dự trữ, xu hướng biến động nhu cầu từng thời điểm của các
vùng, các khu vực có nhu cầu lớn và đặc biệt của nhu cầu cho từng khu vực, từng
lĩnh vực tiêu dùng. Đồng thời, phải nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao
gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng hoá thay thế, khả
năng lựa chọn mua bán, các đối thủ cạnh tranh… đặc biệt là điều kiện chính trị, luật
pháp, tập quán, chính sách thương mại, điều kiện về tiền tệ và tín dụng của từng
quốc gia, từng khu vực để có thể hoà nhập thị trường nhanh và có hiệu quả.
Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường
truyền thống hoặc thị trường mới. Đối với thị trường truyền thống, điều thuận lợi
đối với doanh nghiệp là đã quen nhưng muốn duy trì thì doanh nghiệp phải không
ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã để nâng cao uy tín và tìm cách đưa hàng hoá
mới xâm nhập thị trường mới.
Trong kinh doanh XNK, các đối tác kinh doanh có thể là một hay nhiều
khách hàng và các đối tác này có ảnh hưởn trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong quá trình lựa chọn đối tác, không nên căn cứ vài lời quảng cáo,
khuyếch trương, tự giới thiêu mà cần phải tìm hiểu, lựa chọn đối tác kinh doanh có
các điều kiện sau:

- Có lý lịch, địa chỉ rõ ràng, có uy tín trong kinh doanh.
- Có thực lực về tài chính.
- Có thiện chí trong quan hệ mua bán, không có biểu hiện hành vi lừa đảo.
- Đối tác làm ăn phát triển ổn định.
- Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
SV: Lê Quốc Thắng
6
Lựa chọn đối tác giao dịch để xuất khẩu tốt nhất nên chọn những người nhập
khẩu trực tiếp, hạn chế các trung gian (các trung gian chỉ thích hợp trong trường
hợp doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường mới).
 Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường.
Nghiên cứu giá cả bao gồm việc nghiên cứu mức giá từng mặt hàng tại từng
thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động giá cả trên thị trường và nhân tố ảnh
hưởng đến giá cả.
Trong mua bán quốc tế, việc mua bán diễn ra ở các khu vực khác nhau, hàng
hoá phải vận chuyển qua nhiều nước khác nhau nên giá cả thị trường càng trỏ nên
phức tạp. Để thích hợp với sự biến động của thị trường, các nhà kinh doanh xuất
khẩu phải thực hiện việcđịnh giá linh hoạt, phù hợp với mục đích cơ bản của doanh
nghiệp. Việc xác định giá bán phải dựa vào các căn cứ:
- Căn cứ vào giá thành sản xuất và các chi phí khác.
- Căn cứ vào giá mua hàng hoá cạnh tranh.
- Căn cứ vào nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng.
Nghiên cứu giá cả là vấn đề chiến lược quan trọng hàng đầu vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến sức tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu giá cả là khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải xem xét trên
nhiều khía cạnh. Việc xác định giá cả hợp lý sẽ đảm bảo cho kinh doanh tránh được
rủi ro và thua lỗ.
 Lập phương án kinh doanh
Các doanh nghiệp tiến hành lập phương án kinh doanh căn cứ vào kết quả
thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường nhằm đạt được mục tiêu xác định.

Việc lập phương án kinh doanh bao gồm:
- Đánh giá tình hình thị trường, phác hoạ bức tranh tổng thể về hoạt động
kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
SV: Lê Quốc Thắng
7
- Đề ra mục tiêu cụ thể như: bán hàng cho ai, giá cả, khối lượng bao nhiêu…
để có thể đạt lợi nhuận cao nhất.
- Đề ra biện pháp thực hiện biện pháp để đạt được mục tiêu bao gồm: đầu tư
và sản xuất, cải tiến bao bì, quảng cáo…
- Đánh giá hiệu quả kinhtế của phương án thông qua các chỉ tiêu tỷ suất
ngoạitệ, tỷ suất doanh lợi, thời điểm hoà vốn, thời gian hoà vốn,…
 Nghiên cứu về nguồn hàng xuất khẩu
Muốn khai thác và phát triển nguồn hàng, các đơn vị xuất khẩu phải nghiên
cứu nguồn hàng, qua đó ta có thể nắm bắt được khả năng cung cấp hàng của các
nhà cung cấp để khai thác và huy động cho xuất khẩu.
Nghiên cứu nguồn hàng nhằm xác định mặt hàng dự kiến kinh doanh xuất
khẩu có phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài hay không?
Có thuộc hạn ngạch xuất khẩu hay không? Có được nước ngoài khuyến khích xuất
khẩu không?
Có hai phương pháp nghiên cứu nguồn hàng:
- Lấy mặt hàng làm đơn vị nghiên cứu: theo phương pháp này, người ta
nghiên cứu tình hình khả năng sản xuất và tiêu thụ của từng mặt hàng và thường
làm phiếu theo dõi đối với từng mặt hàng. Dùng phương pháp này, ta có thể biết
được tình hình chung về khả năng sản xuất và nhu cầu xuất khẩu của từng mặt
hàng.
- Lấy cơ sở sản xuất làm đơn vị nghiên cứu: theo phương pháp này người ta
theo dõi năng lực sản xuất vầ khả năng đáp ứng sản phẩm của từng cơ sở sản xuất
qua các chỉ tiêu: số lượng, chất lượng hàng cung cấp, giá thành.
Sau khi nghiên cứu nguồn hàng, các doanh nghiệp tổ chức quá trình thu mua

hàng hoá, có thể mua trực tiếp hoặc uỷ thác qua hệ thống đại lý.
 Nghiên cứu về giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế
Nghiên cứu về giao dịch:
SV: Lê Quốc Thắng
8
Để tiến tới ký hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập
khẩu thường phải qua quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về các điều kiện
giao dịch. Trong buôn bán quốc tế, giao dịch được tiến hành qua những bước sau:
hỏi giá, phát giá, (chào hàng), đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận. Trong đó, chào hàng
và đặt hàng được quan tâm hơn vì đó là cơ sở để dẫn đến hợp đồng
Điều quan trọng trong công tác giao dịch là cần phải tạo ra được mối quan hệ
tốt giữa người xuất khẩu với khách hàng. Mặc dù công việc làm ăn chịu ảnh hưởng
của hàng loạt những quy định, nhưng co đươc mối quan hệ và liên lạc mật thiết với
bạn hàng vẫn là điều quan trọng và luôn là yếu tố quyết định
Ký kết hợp đồng kinh tế
Việc giao dịch, đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới viêc ký kết hợp đồng
xuât khẩu. Quyền hạn và nghĩa vụ của từng bên phải được thể hiện trong hợp đông
Ở Việt Nam, hợp đồng kinh tế phải bắt buộc thể hiện bằng hình thức văn
bản, đay là hình thức tốt nhất để bảo vệquyền lợi cho cả hai bên. Khi ký kết hợp
đồng cần chú ý những điểm sau:
- Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, phản ánh đúng nội dung đã thoả
thuận, không mập mờ.
- Hợp đồng cần đề cập mọi vấn đề để tránh việc phải áp dụng tập quán để
giải quyết những vấn đề với bên kia không đề cập đến. Trong họp đồng không
được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán và người
mua.
- Người ký kết phải thực sự có thẩm quyền ký kết
- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng phải là thứ ngôn ngữ có hai bên đều dùng
hoặc có thể thoả thuận
 Nghiên cứu về công tác nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng:

SV: Lê Quốc Thắng
9
Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, đơn vị kinh doanh xuất khẩu
phải thực hiện hợp đồng mình đã ký. Việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu
Bước 2: Tiến hành kiểm tra nội dung
Bước 3: Chuẩn bị hàng hoá để giao. Bên xuất khẩu phải chuẩn bị hàng hoá
căn cứ theo đúng hợp đồng về số lượng, quy cách, ký mã hiệu. Bao bì phải phù hợp
với hàng hoá đảm bảo chuyên chở tới đích.
Bước 4: Kiểm tra hàng hoá
Bước 5: Nếu doanh nghiệp xuất khẩu bán theo điều kiện thì phải tiến hành
thuê tầu và mua bảo hiểm cho hàng hoá
Bước 6: Làm thủ tục hải quan
Bước 7: Giao hàng lên tầu
Bước 8: Làm thủ tục thanh toán
Bước9: Giải quyết khiếu nại nếu có
 Thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu:
Thanh toán là một khâu quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu hàng hoá.
Thanh toán là một bước đảm bảo cho người xuất khẩu thu được tiền về và người
nhập khẩu nhân được hàng hoá. Có thể hiểu thanh toán trong kinh doanh thương
mại quốc tế là việc chi trả những khoản tiền tệ có liên quan đến nhập khẩu hàng
hoá đã được thoả thuận trong hợp đồng kinh tế
Trong quá trình thanh toán phải xem xét những vấn đề sau:
- Tỷ giá hối đoái
- Dòng tiền thanh toán
- Phương thức thanh toán
- Địa điểm thanh toán
- Thời hạn thanh toán
SV: Lê Quốc Thắng

10
 Nghiên cứu phương pháp tổ chức và quản lý xuất khẩu:
Các nước trên thế giới đều coi trọng việc xuất khẩu. Các chính phủ đã có
nhiều biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu là một công việc phức tạp gặp
nhiều khó khăn trong các lĩnh vực tài chính, giấy phép, kiểm soát ngoại tệ và chính
sách của chính phủ. Người làm công tác xuất khẩu phải thông thạo về các thủ tục
giấy tờ, nghiệp vụ, chính sách của các chính phủ, các hợp đồng mua bán, tập quán
quốc tế, chính sách hải quan
Tuy nhiên không phải lúc nào nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu. Nhà
nước quản lý xuất khẩu thông qua các công cụ chính sách: Giấy phép xuất khẩu,
thủ tục hải quan, hạn ngạch xuất khẩu, quản lý ngoại tệ. Vì vậy, khi tham gia xuất
khẩu, người xuất khẩu phải tìm hiểu kỹ các vấn đề như: thị trường xuất khẩu, tín
dụng, các biện pháp quản lý xuất khẩu của nhà nước…
1.Vai trò của xuất khẩu
Vai trò quan trọng của xuất khẩu trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân thể
hiện ở những mặt sau đây:
- Xuất khẩu là tiến trình tiêu thụ một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội ở thị
trường nước ngoài để thu ngoại tệ, nó tạo nên sức mạnh vật chất của nền ngoại
thương một nước, nếu không có sức mạnh đó chúng ta không thể có thế đứng vững
chắc trên thị trường quốc tế.
- Xuất khẩu tạo điều kiện để nền kinh tế quốc dân có thể sản xuất với quy mô
lớn hơn và đạt tới quy mô tối ưu trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế, tạo
thêm công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước
ngoài. Nhờ sản xuất với quy mô lớn nên có thể tạo thuận lợi cho đầu tư, cho việc
hiện đại hoá kỹ thuật và công nghệ, cho việc hợp lý hoá sản xuất, qua đó tăng năng
suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
SV: Lê Quốc Thắng
11
- Xuất khẩu thực chất là đưa chất lượng và trình độ kỹ thuật của sản phẩm
trong nước ta đọ sức với thị trường quốc tế, ở đây mọi sản phẩm đều gặp phải một

sự canh tranh của các công ty thuộc nhiều nước khác nhau. Thông qua xuất khẩu có
thể tự khẳng định mình và học hỏi được nhiều kinh nghiệm và trình độ quốc tế,
đặc biệt là trình độ kỹ thuật và công nghệ của các nước phát triển. Đồng thời đòi
hỏi phải phấn đấu hạ giá thành các sản phẩm để có thể cạnh tranh được với giá cả
quốc tế.
- Xuất khẩu tạo điều kiện vật chất không những cho hoạt động ngoại thương
mà còn cho việc tạo lập các mặt cân đối khác của nền kinh tế quốc dân như thanh
toán trả nợ, ổn định sức mua của đồng tiền trong nước,… Đồng thời thông qua xuất
khẩu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện một chính sách ngoại giao
chủ động và tích cực.
Nói tóm lại, xuất khẩu không chỉ là hình thức trao đổi hàng hoá tiền tệ mà
còn tác động đến nền kinh tế quốc dân và sự hội nhập của đất nước vào thị trường
quốc tế. Do đó chúng ta cần phải có chiến lược rõ ràng về xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng cho việc bảo đảm sức chủ
động trong hoạt động ngoại thương của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện
chính sách mở cửa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước.
Những phân tích sâu về vai trò của xuất khẩu sẽ cho ta thấy rõ hơn về tác động của
xuất khẩu tới nền kinh tế quốc dân Việt Nam.
 Đối với việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo
hướng CNH-HĐH.
Để có thể xuất khẩu, điều đầu tiên là phải lựa chọn mặt hàng, tổ chức lại sản
xuất, áp dụng công nghệ thích hợp, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm, đưa nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao.
SV: Lê Quốc Thắng
12
Kể từ sau năm 1985, nước ta thực hiện chính sách mở cửa theo tinh thần
nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 7, quy mô xuất khẩu tăng
trung bình 20%/năm. chính điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
nước ngày càng cao. Trong 5 năm 1991-1995, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân 8,2%/năm. Nhờ có việc mở rộng xuất khẩu mà nhiều ngành nghề truyền

thống được phục hồi và phát triển lên một bước cao hơn, một số ngành và sản
phẩm mới hình thành và mở rộng quy mô, ví dụ như ngành dệt may, gốm sứ, lắp
ráp điện tử, môi trường thuỷ sản phát triển cây công nghiệp như: cao su, chè, cà
phê,…
Cùng với việc thay thế nhập khẩu, ở Việt Nam đã thúc đẩy việc mở rộng các
mặt hàng mới, áp dụng công nghệ mới, đưa tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
 Đối với vấn đề giải quyết việc làm, mở rộng phân công lao động
Hoạt động XNK đã góp phần quan trọng vào việc tạo nên việc làm, chẳng
hạn như phát triển sản phẩm có hàm lượng lao động cao như dệt may, thủ công mỹ
nghệ, hàng nông sản,…
Việc xây dựng các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung cũng thu hút
nhiều lao động cho việc sản xuất ra hàng hoá để xuất khẩu cũng như hàng hoá thay
thế nhập khẩu. Điều này đã tạo nên những việc làm mới, những nghề mới giúp tăng
thêm thu nhập, nâng cao tay nghề và bổ túc thêm trình độ chuyên môn cho người
lao động, đồng thời tạo ra khả năng cho nền kinh tế nước ta tham gia mạnh mẽ vào
phân công lao động quốc tế.
 Đối với nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế
Trong điều kiện cơ chế kế hoạch tập trung, mức tích luỹ thấp, giao lưu với
nước ngoài hạn hẹp nên trình độ công nghệ của nước ta thường lạc hậu vài ba thế
hệ so với các quốc gia có trình độ phát triển trên thế giới. Nếu điều đó vẫn giữ
SV: Lê Quốc Thắng
13
nguyên hiện trạng thì chúng ta sẽ bị tụt hậucả về tốc độ tăng trưởng và trình độ
khoa học công nghệ.
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, không những tạo điều kiện thuận lợi
cho xuất khẩu mà cả cho hoạt động nhập khẩu đã tạo ra khả năng khắc phục dần sự
lạc hậu về mặt công nghệ. Phải nhấn mạnh rằng, đây là một quá trình lâu dài, đòi
hỏi thời gian nhất định và bước đi cần thiết. Hoạt động xuất khẩu tác động đến việc
nâng cao trình độ công nghệ thông qua nhiều con đường khác nhau:

- Bản thân việc mở rộng xuất khẩu đòi hỏi phải áp dụng nhanh chóng và đổi
mới thường xuyên công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hoá.
- Thông qua xuất khẩu chúng ta có thể thu được ngoại tệ, tạo ra khả năng
nhập khẩu các công nghệ thích hợp và công nghệ tiên tiến.
- Việc mở rộng xuất khẩu đòi hỏi và cho phép mở rộng đầu tư nước ngoài,
thông qua đó mà việc đổi mới công nghệ diễn diễn ra với tốc độ cao hơn.
Đối với hoạt động nhập khẩu
Xuất khẩu và nhập khẩu là hai mặt của hoạt động ngoại thương của một quốc
gia. Giữa chúng có một mối quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau và cùng thúc
đẩy nhau phát triển. Tuy nhiên, việc nhận thức về mối quan hệ này phải trải qua
một quá trình lau dài, gắn với những đòi hỏi của thực tiễn khách quan.
Trong thời kỳ của chủ nghĩa trọng thương, người ta nhấn mạnh vai trò của
xuất khẩu và xem nhẹ vai trò của xuất khẩu. Vì vậy trong thời kỳ này thường chủ
trương tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu sao cho đạt tới thặng dư tối đa
giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Thời kỳ cuối của công nghiệp trọng thương, người ta
đã nhận thức rõ hơn một phần mối quan hệ biện chứng giữa xuất khẩu và nhập
khẩu, tức là tăng cường nhập khẩu để phục vụ cho việc mở rộng xuất khẩu.
Trong điều kiện thế giới ngày nay, trình độ mở cửa của mỗi quốc gia thị
trường thế giới ngày càng cao, sự tham gia vào phân công lao động quốc tế phát
SV: Lê Quốc Thắng
14
triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ
giữa xuất khẩu và nhập khẩu: xuất khẩu để phục vụ nhập khẩu, đồng thời mở rộng
nhập khẩu để tăng cường xuất khẩu. Trong trường hợp thứ nhất, xuất khẩu đóng
vai trò chủ động có ý nghĩa là đã xuất khẩu được nhiều thì việc mở rộng nhập khẩu
sẽ dễ dàng. Tuy nhiên, nhìn về lâu dài, khả năng mở rộng xuất khẩu sẽ bị hạn chế
nếu việc nhập khẩu tách rời với việc xuất khẩu, cụ thể là nếu nhập khẩu chỉ phục
vụ tiêu dùng mà không phục vụ sản xuất. Trong trường hợp 2, nhập khẩu đóng vai
trò chủ động nhưng nhìn tổng thể nền kinh tế, việc nhập khẩu đơn thuần cho tiêu
dùng của dân cư sẽ dẫn đến khó khăn cho giai đoạn tiếp theo. Bởi vậy, cơ cấu nhập

khẩu luôn phải được xem xét: liệu nó có đáp ứng cho yêu cầu xuất khẩu tiếp theo
hay không.
Trong giai đoạn hiện nay, ở Việt Nam, quy mô nhập khẩu thường lớn hơn
quy mô xuất khẩu. Nhưng cho rằng cần phải giảm nhập khẩu để thăng bằng giữa
xuất và nhập thì không đúng vì điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển nói chung.
Giải pháp để thăng bằng tích cực giữa xuất khẩu và nhập khẩu là phải lựa
chọn một cơ cấu nhập khẩu sao cho phục vụ tốt nhất cho sự phát triển nền kinh tế
trong nước, qua đó mới tăng nhanh quy mô xuất khẩu. Như vậy, quan hệ giữa xuất
khẩu và nhập khẩu phải xem xét gắn với trình độ phát triển của từng nền kinh tế
trọng từng giai đoạn.
II.SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỨA VÀO THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ
1.Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm dứa
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một liên bang, gọi tắt là Mỹ, gồm 50 bang trong
đó có 2 bang tách rời là Alaska (ở cực Tây Bắc lục địa Mỹ) và đảo Hawai (ở giữa
Thái Bình Dương). Phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mehico, phía Đông giáp
Đại Tây Dương và phía Tây giáp Thái Bình Dương. Vị trí địa lý tạo cho Mỹ những
điều kiện thuận lợi trong thông thương với các nước cùng châu lục nhưng ngược lại
SV: Lê Quốc Thắng
15
có nhiều khó khăn và rủi ro với các nước thuộc Châu Âu, Á, Phi. Mặc dù vậy thì
hầu hết các mặt hàng dứa trên thế giới từ khắp năm châu đã có mặt trên thị trường
Mỹ từ hàng nhiều năm đã chứng minh sức hút của thị trường Mỹ đối với mặt hàng
dứa.
Nằm trong xu hướng chung của các nước công nghiệp phát triển, dân số
nước Mỹ hiện nay đang trở nên lão hoá do tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên.
Điều này phản ánh đúgn thực trạng của nền kinh tế nước Mỹ và cũng như sự quan
tâm của toàn xã hội đối với sức khoẻ. Nhu cầu về thuốc men, lương thực thực phẩm
cũng như nhiều mặt hàng khác nhấn mạnh dinh dưỡng, tăng lực, chống bệnh tật và
kéo dài tuổi thọ nhận được sự quan tâm thực sự của người tiêu dùng.

Với thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới 30.000USD/người, tổng
chi dùng cá nhân là trên 300 tỷ USD, hàng năm thị trường tiêu thụ được bổ sung
khoảng vài ba triệu người làm cho quy mô thị trường không ngừng mở rộng.
Nước Mỹ có sức mạnh kinh tế to lớn và có ảnh hưởng sâu rộng về chính trị
trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ và Việt Nam đã cắt đứt mối quan hệ suốt gần
20 năm sau chiến tranh. Buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ chỉ bắt đầu trở lại từ năm
1992, một phần qua con đường viện trợ nhân đạo phi chính phủ, một phần buôn
bán trực tiếp. Dù vậy kim ngạch còn rất nhỏ và chủ yếu là Việt Nam nhập khẩu của
Mỹ. Sang năm 1994, quan hệ thương mại Việt-Mỹ có bước cải thiện hơn. Đặc biệt
là vào tháng 7/2000 hai nước đã ký hiệp định thương mại song phương đẩy mạnh
XNK hàng hoá với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2000
đạt733,14 triệu USD, tăng hỏn 15 lần so với năm 1994, và tổng giá trị kim ngạch
xuất nhập khẩu với Mỹ đạt khoảng 1.2 tỹ USD. Đặc biệt trong thị trường hoa quả
kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Tổng công ty rau quả Việt Nam năm 2002 tăng
gấp 3 lần so với năm 2001. Và thị trường dứa của Mỹ ngày càng tăng. Điều này thể
hiện ở những khía cạnh sau:
SV: Lê Quốc Thắng
16
- Dung lượng thị trường:
Việc ước lượng dung lượng thị trường hiện tại và tiềm năng của thị trường
này trong tương lai có một ý ngĩa quan trọng trong việc đề ra các chiến lược chỉ
đạo.
Theo thống kê năm 2000 nước Mỹ sản xuất dứa khoảng 440.000 tấn dứa
trong đó chỉ dành 900 tấn để xuất khoản còn lại là tiêu dùng nội địa nhưng nước
Mỹ vẫn phải nhập khấu với só lượng lớn 293,657 tấn. Điều này cho thấy quy mô
thị trường năng suất lớn và việc bỏ qua nó là một điều đáng tiếc. Cần có các chính
sách cần thiết để khai thác thị trường.
- Khách hàng Hoa Kỳ:
Người Mỹ coi dứa là loại trái cây đặc sản và rất ưa thích sử dụng dứa trong
vòng 10 năm qua. Kể từ 1990 đến nay, mức tiêu dùng trung bình hàng năm của

người Mỹđạt 1.568.430 tấn (quy ra mức dứa tươi). Mức tiêu dùng dứa trung bình
hàng năm của người dân Mỹ đạt trị giá cao nhất là 1.768.607 tấn và mức tiêu dùng
thấp nhất trong vòng 10 năm qua là 1.493.62000 tấn (năm 1995). Điều này cho
thấy sản phẩm dứa ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn mà người dân mỹ đặt
ra. Mặc dù đây là một thị trường đầy những quy định khắt khe về an toàn thực
phẩm.
Mỹ là một đất nước phát triển có nền kinh tế phát triển mạnh cho nên lối
sống của người Mỹ luôn theo một guồng máy nhất định đó là lối sống công nghiệp.
Đó là một lối sống nhanh, tận dụng thời gian một cách tối đa. Do đó trong các dạng
sản phẩm tươi, đóng hộp và nước dứa, thì nước dứa là được ưa chuộng nhất và có
mức tiêu dùng cao nhất, tiếo theo là dứa đóng hộp. Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng
dứa tươi đang gia tăng. Xu hướng tiêu dùng dứa đóng hộp và dứa nước bình quân
đầu người giảm xuống trong vòng 10 năm qua.
SV: Lê Quốc Thắng
17
Mức tiêu dùng dứa tươi bình quân đầu người đặc biệt gia tăng từ 1997. Năm
1997 trung bình mỗi người dân Mỹ tiêu dùng 1,08 kg dứa/năm tăng lên từ 0,88kg
các năm 1995-1996 và tăng lên từ 0,90-0,93kg trong các năm từ 1990 đến 1994.
Năm 1998 và năm 1999 mức tiêu dùng dứa tươi bình quân tăng lên
1,27kg/người/năm.
Mặc dù vào những năm 90 mức tiêu dùng dứa đóng hộp khá cao và tương
đối ổn định, nhưng do sự thay đổi/ về sở thích tiêu dùng nên kể từ năm 1995 xu
hướng tiêu dùng giảm xuống. Trong 5 năm 1990 đến 1994, mức tiêu dùng dứa
đóng hộp quy ra dứa tươi của người Mỹ bình quân đạt 2,51kg/người/năm. Kể từ
năm 1995 đến 1997 mức tiêu dùng giảm xuống còn 2,16kg/năm.
Tiêu dùng nước dứa bình quân đầu người của người dân Mỹ có xu hướng
giảm trong những năm gần đây. Năm 1991 mức tiêu dùng nước dứa quy ra dứa
tươi đạt giá trị lớn nhất 3,42kg/người/năm. Xu hướng tiêu dùng giảm xuống thấp
nhất ở năm 1998, còn 1,99kg/người/năm.
Điều này cho thấy người Mỹ thay đổi sở thích tiêu dùng liên tục do đó chúng

ta cần phải theo dõi chặt chẽ để có những biện pháp thích nghi một cách tốt hơn.
Người tiêu dùng trên thị trường Mỹ có thể ở mọi lứa tuổi, trẻ em thích những đồ
hộp xinh xắn có thể cho vào cặp sách, người lớn là những đồ hộp dứa dạng ống dễ
cầm và có cảm tưởng như uống bằng cốc, các phụ nữ thường chọn những hộp dứa
to và do tính ưa bày biện, họ thường là những người tiêu thụ dứa thanh, dứa
khoang, dứa rẻ quạt nhiều nhất.
Người Mỹ là những người tiêu dùng không thích sự đơn điệu. Cho dù họ rất
thích dứa, đôi khi họ cũng muốn thay đổi hương vị. Mặt khác, mức độ dao động về
sự lựa chọn của người mua đối với mặt hàng dứa cũng tương đối cao. Vì vậy cách
tốt nhất để họ vẫn trung thành với mặt hàng là chế biến dứa kết hợp với nhiều
giống quả khác.
SV: Lê Quốc Thắng
18
Sự quan tâm đến môi trường dẫn đến thái độ bài trừ của nhiều người Mỹ với
những đồ hộp làm từ nguyên liệu gây ô nhiễm. Bắt buộc Tổng công ty khi xuất
khẩu dứa sang thị trường này cần nhấn mạnh về độ bớt ô nhiễm của chất liệu sẽ tạo
ra nhiều cảm tình của người tiêu dùng. Cũng như vậy, yêu cầu vệ sinh an toàn sẽ
dẫn đến sự thận trọng trong chọn lựa của người Mỹ. Họ sẽ tránh những sản phẩm
xứ lạ, nhất là khi họ gặp phải vấn đề chất lượng trong những lần mua thử. Điều này
buộc nhà sản xuất phải thận trọng và đòi hỏi trong quản lý chất lượng.
- Chính sách thương mại của chính phủ Hoa Kỳ
Về hệ thống luật pháp của Mỹ, Mỹ là một trong số ít nước trên thế giới duy
trì hệ thống luật pháp bất thành văn (common law). Gọi là luật bất thành văn là vì
các quy phạm luật không được soạn thảo và tập hợp một cách hệ thống trong luật
thành văn (civil law), mà hình thành dần dần thông qua các quyết định và bản án
của toà trong thực tiễn xét xử (gọi là án lệ). Tuy nhiên, toàn bộ hoạt động thương
mại của Mỹ là do một hệ thống tổng hợp các đạo luật cơ bản, các quy chế, thể lệ
điều tiết. Vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải nắm được các đạo luật chính
yếu này trong đó đi sâu tìm hiểu những luật lệ điều tiết nhập khẩu luật thuế và hải
quan là những luật trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất khẩu của mình.

Luật điều tiết nhập khẩu điều chỉnh chủng loại và lượng hàng nhập khẩu vào
Mỹ nhằm thực hiện chính sách đối ngoại và bảo vệ người sản xuất – tiêu dùng
trong nước. Đối với hàng nông sản nói chung và dứa nói riêng, Mỹ quy định rõ phí
nhập khẩu, hạn ngạch và các tiêu chuẩn về chất lượng qua nhiều điều luật như luật
điều chỉnh thương mại, các luật thương mại.
Luật điều chỉnh nông nghiệp 1933 cho phép Tổng thống Mỹ áp dụng phí và
hạn ngạch với hàng nông sản nhập khẩu gây tổn hại tới chương trình nông sản
trong nước. Tuy nhiên, mức phí không quá 50% trị giá sản phẩm, hạn ngạch cũng
không quá 50% số lượng đã nhập khẩu trong giai đoạn bị ảnh hưởng. Hiện nay Mỹ
SV: Lê Quốc Thắng
19
đã có chính sách quy định về mức thuế và hạn chế về hạn ngạch rất thuận lợi cho
hàng hoá Việt Nam xuất sang Mỹ. Đặc biệt là mặt hàng dứa không có trong danh
sách bị cấm nhập khẩu của Mỹ nêu ra cho tất cả hàng nông sản.
Luật thương mại 1963 quy định có thể hạn chế nhập khẩu vì cán cân thanh
toán hoặc bảo vệ an ninh quốc gia bằng phụ thu không quá 15% trị giá hàng hoá và
áp dụng quota.
Luật về các hoạt động thương mại 1979 quy định các tiêu chuẩn thủ tục xin
cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng nhập khẩu. Với những nước chưa có hiệp
đinh thương mại, hàng hoá nhập bị kiểm tra, thử nghiệm trong những điều kiện
chặt chẽ hơn. Đặc biệt vào những tháng đầu năm 2003 tổ chức FDA của Mỹ quy
định các mặt hàng khi xuất sang Mỹ cần phải khai rõ nguồn hàng, xuất xứ, chủng
loại, chất lượng,… trước với tổ chức này thì mời có quyền nhập.
Luật thuế và hải quan ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch buôn bán giữa Mỹ
và các nước. Trong bảng thuế nhập khẩu của Mỹ có quy định mức thuế riêng cho
ba cột: các nước hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, các nước hưởng chế
độ đãi ngộ tối huệ quốc MFN và các nước còn lại. Mức thuế theo thứ tự các cột
tăng dần, đặc biệt tại cột 3, mức thuế có thể gấp hàng chục lần các nước được
hưởng ưu đãi. Ví dụ thuế đánh vào sản phẩm dứa được hưởng GSP là 0%, được
hưởng MFN là 6% và mức thuế cho các nước còn lại là 35%.

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là hệ thống về thuế mà Mỹ dành cho
các nước đang phát triển, là chế độ ưu đãi đơn phương không đòi hỏi điều kiện có
đi có lại. Còn ưu đãi tối huệ quốc MFN là chế độ ưu đãi với điều kiện có đi có lại
giữa các nước thành viên của hiệp định GATT. Theo tinh thần đó, hai nước sẽ dành
cho nhau những ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan không thấp hơn những ưu đãi
mà mình dành cho một nước thứ ba. Việt Nam là một nước vừa được hưởng chế độ
ưu đãi tối huệ quốc MFN thông qua hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Với lợi thế này
SV: Lê Quốc Thắng
20
hàng Việt Nam ngày càng có thế cạnh tranh với các mặt hàng của các nước khác
trong thị trường Mỹ.
Ngoài ra thủ tục nhập hàng vào Mỹ cũng là một vấn đề cần quan tâm với
doanh nghiệp xuất khẩu. Cũng như ở Việt Nam, hàng nhập khẩu phải qua hải quan
để làm thủ tục nộp thuế và giao hàng, gồm các bước sau: xuất trình chứng từ, phân
loại lô hàng, xác định giá tính thuế, mức thuế, kiểm tra, hoàn tất thủ tục. Trong quá
trình này hải quan đặc biệt kiểm tra chặt chẽ về mark, mã, nhãn hiệu, vệ sinh an
toàn, đặc biệt đối với hàng nông sản. Ví dụ, các mặt hàng không ghi tên nước xuất
xứ bị phạt 10% giá tính thuế.
Với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và khắt khe cũng đã tạo ra một nước
Mỹ có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và nắm hầu hết các huyết mạch của hầu
như toàn Bắc Mỹ và một phần của thế giới.
- Nguồn cung cấp
Là một thị trường tiêu thụ dứa rộng lớn, Mỹ đã thu hút hầu hết lượng dứa
được sản xuất từ các nước trên thế giới. Với Thái Lan thì Mỹ là một nước nhập
khẩu dứa lớn nhất: lượng nhập khẩu dứa tăng theo các năm với rất nhiều quốc gia.
Tiêu dùng dứa tươi năm 1999 ước tính chiếm khoảng 20% tổng lượng tiêu dùng
dứa của Mỹ. Mặc dù mức tiêu dùng dứa tươi và đông lạnh cũng đạt mức cao nhất
trong vòng 20 năm trở lại đây đạt mức 3,1pounds/người (khoảng 1,4kg/người).
Thái Lan đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu dứa với 2,287 triệu tấn
dứa quả, năm 2000 và cũng là nước xuất khẩu dứa lớn nhất của thị trường Mỹ. Sau

Thái Lan là Indonesia, Singapore, Trung Quốc, Malaisia, Việt Nam và một số nước
khác.
Sau đây là một số thống kê về xuất khẩu dứa của các nước vào thị trường
Mỹ.
Bảng 1: Một số nước xuất khẩu dứa vào Mỹ
SV: Lê Quốc Thắng
21
Năm 1999 2000 2001 Quý I/2002
Tổng cộng 341.820 317.818 293.657 68.385
Philippine 124.308 139.132 134.709 30.669
Thái Lan 116.429 82.781 76.549 19.662
Indonesa 65.707 66.388 55.367 11.675
Trung Quốc 13.564 7.755 8.121 3.048
Malaisia 6.836 4.334 4.535 912
Việt Nam 5.303 907 1.388 303
Các nước khác 9.663 16.521 12.996 2.116
Nguồn: thông tin nội bộ 2/2002.
Sau hai năm liên tục giám sát, nhu cầu của Mỹ về dứa hiện đang có xu
hướng tăng lên. Mặc dù cũng là một nước xuất khẩu dứa nhưng so với một số nước
khác thì kim ngạch của Việt Nam còn thấp.
Nhưng qua những thống kê trên cho thấy nguồn cung cấp dứa cho thị trường
Mỹ rất lớn và đó là một điều bất lợi cho Việt Nam. Nguồn cung cấp dồi dào này
của các nước xuất khẩu dứa cho thị trường Mỹ cũng phản ánh được nhu cầu của
người tiêu dùng Mỹ đối với sản phẩm này rất cao. Với nguồn cung cấp này thì các
doanh nghiệp Mỹ cũng phải chịu những cạnh tranh rất lớn để tồn tại và phát triển
ngay trên chính sản phẩm của mình, yêu cầu các chính phủ Mỹ cần phải có những
hỗ trợ thích đáng cho nền nông nghiệp của mình.
SV: Lê Quốc Thắng
22
2.Cơ hội và thách thức xuất khẩu dứa vào thị trường Hoa Kỳ

2.1. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu dứa vào thị trường Hoa Kỳ
Hiện nay, với dân số khoảng gần 280 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội
lên tới trên 9000 tỷ USD/năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng, Mỹ là nước
có nền kinh tế mạnh nhất, là thị trường có sức mua lớn nhất thế giới. Tuy nhiên,
hàng hoá Việt Nam vẫn chưa có được vị thế xứng đáng trên thị trường này. ngay
sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ đã gia tăng một cách nhanh chóng. Đặc biệt
là hàng nông sản, hoa quả. Riêng đối với mặt hàng hoa quả kim ngạch xuất khẩu
sang Mỹ năm 2002 tăng gấp 3 lần năm 2001 (số liệu của Tổng công ty Rau quả
Việt Nam). Cụ thể 2000 là 1.906.000 USD, năm 2001 đạt 532.500 USD, năm 2002
đạt 1.340.000 USD. Việc ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã đem lại cho
chúng ta những cơ hội to lớn để chiếm lĩnh thị trường này. Với mức lãi suất từ hàng
chục % xuống hàng đơn vị % làm cho giá cả của hàng hoá Việt Nam thấp hơn so
với các nước khác khiến cho sản lượng bán của chúng ta tăng lên.
Ngoài ra nhà nước còn hỗ trợ cho ngành dứa rất nhiều về nguồn giống như
hỗ trợ giống cứ 1 ha thì được 50.000 chồi hoặc 1 chồi = 600 đồng, hoặc là khuyến
khích xuất khẩu bằng cách cứ 1 USD thì được cộng thêm 500 đồng đã tạo ra 1
nguồn cung cấp lớn cho nước Mỹ và luôn đáp ứng được nhu cầu to lớn của thị
trường này.
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ cũng tác động tích cực trong việc khuyến
khích các nhà đầu tư từ các quốc gia và trong khu vực, kể cả các nhà đầu tư Mỹ,
gia tăng đầu tư vào Việt Nam để sản xuất hàng hoá và sau đó xuất khẩu sang thị
trường Mỹ. Kinh nghịêm của Trung Quốc cho thấy đầu tư nước ngoài đóng vai trò
hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng xuất khẩu của nước này. Các mặt hàng
SV: Lê Quốc Thắng
23
nông sản đang dần chiếm lĩnh được cảm tình của người tiêu dùng Mỹ và đóng góp
rất nhiều vào kim ngạch XNK. Mặt khác, mặt hàng dứa hiện nay đang là mặt hàng
chủ lực của Tổng công ty Rau quả Việt Nam nên nó được tạo điều kiện rất nhiều cả
về kỹ thuật lẫn chính sách khuyến khích sản xuất. Dứa Queen hiện đang được ưu

chuộng rất lớn trên thế giới mà Tổng công ty hiện đang có kế hoạch phát triển sản
xuất quy mô lớn về giống dứa này, điều này đã mang lại một lợi thế về sản xuất so
với việc sản xuất đại trà của Tổng công ty trước đây. Nhưng đi cùng với những
thuận lợi trên là các thách thức đặt ra của thị trường đầy khắt khe Hoa Kỳ.
2.2. Thách thức đối với việc xuất khẩu dứa vào thị trường Mỹ
Thách thức đầu tiên là việc đương đầu với các đối thủ cạnh tranh khác trên
thị trường Mỹ như Trung Quốc, các nước ASEAN và các doanh nghiệp từ những
nước này đã từ lâu dành được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường Mỹ trong khi
đó sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với họ. Nhiều hàng
hoá Việt Nam có chủng loại tương tự như hàng hoá một số nước khác nhưng chất
lượng có xu hướng thấp hơn nhiều so với họ, giá lại cao hơn, hơn nữa lại không có
ưu thế về nhãn hiệu hàng hoá, điều mà người tiêu dùng Mỹ rất coi trọng.
Ngoài ra, việc vận chuyển dứa tới Mỹ không thuận lợi bằng so với các nước
Trung Mỹ, Nam Mỹ và Đông Âu. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ còn có thể dẫn
đến khả năng gian lận thương mại làm tổn hại đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam. Việc một số doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu hàng giày dép
mạo danh là hàng Việt Nam vào EU năm 1998 là một minh chứng cho khả năng
này. Hiện nay Việt Nam vẫn đang xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là mặt hàng sơ chế
cấp thấp, giá trị không cao. Trình độ công nghệ không cao nên chất lượng hàng hoá
còn thấp và không đồng đều. Các mặt hàng lại không đa dạng về kiểu cách, mẫu
mã cũng như về chủng loại. Trong khi đó, Mỹ lại là thị trường đòi hỏi rất khắt khe
về chất lượng hàng hoá và dịch vụ mà ví dụ cụ thể là vào đầu năm 2003 thì phía
Mỹ yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn FDA là các quy định về làm thủ tục xuất hàng, chất
SV: Lê Quốc Thắng
24
lượng, nguồn gốc,… và yêu cầu vào 12/12/2002 phải hoàn thành bản đăng ký tiêu
chuẩn này của Mỹ thì mới được xuất hàng sang Mỹ. Đòi hỏi này yêu cầu cho riêng
hàng nông sản nhưng cũng cho thấy tính chặt chẽ của thị trường Mỹ đối với hàng
hoá nói chung.
Thách thức thứ 2 là về hệ thống luật pháp của Mỹ. Là một nước có hệ thống

pháp luật phức tạp nhưng chặt chẽ và khắt khe thuộc loại hàng đầu thế giới. Do tính
nghiêm ngặt của luật pháp Mỹ nên doanh nghiệp Việt Nam quen kiểu làm ăn chụp
giật, luồn lách sẽ dễ mắc sai lầm và phải trả giá khá đắt khi kinh doanh với Mỹ. Để
kinh doanh thành công trên đất Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiều
các công cụ, chính sách thương mại cuẩ Mỹ, nắm vững các đạo luật về bảo vệ môi
trường, luật chống độc quyền, luật chống phá giá, luật thuế bù giá, luật về trách
nhiệm sản phẩm, luật về nhãn hiệu hàng hoá và phát minh sáng chế,… Tuy được
hưởng ưu đãi tối huệ quốc MFN nhưng việc thâm nhập vào thị trường Mỹ cong
vướng phải vô số các trở ngại phi thuế quan khác. Ví dụ về vụ cá basa của chúng ta
là một việc điển hình trong việc áp đặt giá cả cũng như tính chất của sản phẩm trên
thị trường Mỹ. Hay là việc tăng thuế thép lên 30-40% cho thấy sự bảo hộ của
chính phủ Mỹ đối với doanh nghiệp trong nước rất cao.
Nguyên nhân của các tình trạng nói trên là do doanh nghiệp Việt Nam chủ
yếu có quy mô nhỏ và vừa, khả năng về vốn, công nghệ, quản lý và kinh nghiệm
kinh doanh quốc tế còn rất thấp. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng chưa năng động,
sáng tạo và chủ động trong việc thích ứng với thị trường, chưa xây dựng được
chiến lược kinh doanh, các thông tin về nhu cầu, giá cả, đối tác trên thị trường
khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thâm nhập vào các kênh phân
phối của Mỹ, dẽ rơi vào tình trạng ép giá, giao hàng không đúng thời hạn, chậm trễ
trong việc đổi mới chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng hàng hoá. Mặc dù có quy mô
nhỏ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại không có sự liên kết một cách thích
đáng để có thể đáp ứng các đơn đặt hàng với quy mô lớn. Các doanh nghiệp Việt
SV: Lê Quốc Thắng
25

×