Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình từ truyền thống đến hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.23 KB, 12 trang )

Xã hội học gia đình
(bài tiểu luận cuối kì)
…………****…………
Giảng viên:Th.S: Lê Thái Thị Băng Tâm
Sinh viên:Tạ Thị Thành
Lớp:K55- Xã hội học
MSSV:10030719
Tên đề tài: Sự biến đổi vai trò của người phụ
nữ trong gia đình từ truyền thống đến hiện đại.
1
Mục lục
1.Đặt vấn đề………………………………………………………………………3
2. Nội dung…………………………………………………………………… 4
2.1 Tính bức xúc………………………………………………………………….4
2.2 Sự biến đổi vai trò của phụ nữ trong gia đình…………………………… 6
2.3 Sự biến đổi vai trò của phụ nữ từ truyền thống đến hiện đại……………… 7
2.4 Nguyên nhân……………………………………………………………… 10
3 Kết luận……………………………………………………………………… 11
2
Bài làm
1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển hóa theo xu hướng hiện đại. Gia đình - Tế bào xã
hội cũng đang chuyển động theo bối cảnh thực tại của đất nước. Sự giao thoa giữa cái cũ và mới,
giữa sự duy trì và tiếp nhận, giữa sự ngập ngừng và quyết liệt phân hóa về lối sống ở mỗi gia
đình là hệ quả tất yếu trước xu thế hội nhập thế giới.
Trong chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta, gia
đình được xem là một thành tố lớn của văn hóa, góp phần làm nên bản chất và sự tiên tiến của
nền văn hóa dân tộc, được thể hiện trong việc giáo dục con người từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng
thành, song song với nhà trường và nhiều tổ chức xã hội khác. Đồng thời việc xây dựng gia đình
cũng được xem là yếu tố hàng đầu trong phong trào xây dựng văn hóa ở khu dân cư. Có thể nhìn
khái quát hơn trong thực tế, mỗi gia đình đều liên quan và tác động đến các mặt của đời sống xã


hội và chính qua đó thực hiện vai trò là thành tố văn hóa của mình. Để thực hiện vai trò ấy, mỗi
gia đình vốn được xem như một cộng đồng nhỏ trong xã hội và mỗi thành viên trong gia đình
cần phải liên kết chặt chẽ với ý thức trách nhiệm cao mà trong đó, vai trò của người phụ nữ là
điều không thể xem nhẹ.
Xuất phát từ gia đình cổ truyền và đặc điểm của người phụ nữ thuở xưa, có thể nhận thấy
được vị thế người phụ nữ trên nhiều phương diện trong đời sống xã hội. Hãy chỉ thử nhìn gia
đình ở phương diện là một đơn vị kinh tế dù trong nền nông nghiệp hay công nghiệp phát triển,
từ nền nếp truyền thống hay hiện đại thì người phụ nữ cũng là một thành phần lao động chính,
đóng vai trò tay hòm chìa khóa, có tác dụng quyết định đến việc chi tiêu trong gia đình, trong
việc làng, việc họ hoặc ở phương diện là một thiết chế cơ sở của xã hội dù trong bối cảnh nào, từ
việc sinh con bảo tồn nòi giống, trong việc tạo dựng đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần, tâm linh
3
trong gia đình, trong việc nuôi dạy con cái, trong việc cầm cân nảy mực đến việc giữ gìn sự bền
vững hạnh phúc gia đình, phụ nữ luôn thể hiện được trách nhiệm, vai trò của mình. Từ những
điều đó đã xác lập được vị thế của người phụ nữ và hình thành ý thức tôn trọng phụ nữ trong
nam giới, đồng thời trở thành đặc điểm chi phối sâu sắc nhiều khía cạnh trong gia đình và xã hội.
Xây dựng văn hóa gia đình đòi hỏi một cách nhìn đúng đắn và khoa học về thực trạng những
biến đổi trong gia đình hiện nay để có những phương pháp hữu hiệu sát hợp trong xu hướng tiến
đến một xã hội văn minh hiện đại thì mới có hiệu quả. Một điều không thể phủ nhận là xã hội
bao giờ cũng biến động phức tạp và ước muốn của con người bao giờ cũng lớn hơn thực tế, song
định hướng để phấn đấu thực hiện là một yêu cầu khách quan không thể không đặt ra trong cuộc
sống. Vì thế mà để thực hiện được những điều đó, trong gia đình người phụ nữ cần xác định lại
mình vẫn giữ vai trò chủ động để điều chỉnh và bổ sung những yếu tố mới, đó là khả năng tiếp
nhận sự biến động của xu thế thời đại do mở rộng giao lưu và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học
công nghệ trên các lĩnh vực mang lại cùng ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình
hội nhập và vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của gia đình mình thì mới có thể
đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình trong thời hiện đại. Với nhận thức đó, thì ngoài chức năng
nội tướng trong gia đình, người phụ nữ phải là tâm điểm, nơi hội tụ niềm vui nỗi buồn của chồng
con, giữ gìn nề nếp gia đình, trao quyền gia phong, tạo nên một lối sống văn hóa gia đình ổn
định, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sống; còn ngoài xã hội, luôn giữ

vai trò cân bằng và điều hòa sự sinh tồn xã hội. Bằng những việc làm thiết thực ấy, cùng với xã
hội người phụ nữ trong mỗi gia đình sẽ góp phần tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển
gia đình, phát triển xã hội, phát triển văn hóa.
Một khi nền văn hóa mới còn xem trọng sự khởi sắc của mỗi gia đình theo phương thức tư duy
của dân tộc và đạo lý của gia đình truyền thống thì vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia
đình vẫn thực sự to lớn và mang tính quyết định.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 12-7-1993 đã khẳng định về vai trò của
người phụ nữ “Phụ nữ vừa là người lao động, vừa là người công dân, vừa là người mẹ, người
thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình đô văn hóa, vị trí xã hội, đời
sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương
lai”
1
. Vai trò của người phụ nữ luôn được xã hội ghi nhận và coi trọng, đặc biệt là vai trò của họ
trong gia đình. Vai trò của người phụ nữ của gia đình truyền thống đến nay đã có sự thay đổi rõ
rệt.
2. Nội dung chính
2.1. Tính bức xúc.
Trong dân gian đã từng có câu: “Nhất vợ nhì trời”, “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái
đầu lòng”, “Phúc đức tại mẫu”, “Con dại cái mang”… để nói lên vị thế và vai trò của người phụ
nữ trong gia đình và điều này đã đi vào tâm thức của các ông chồng Việt như một sự ghi nhận có
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Không phải chỉ ở trước đây mà ngay cả bây giờ, sự ghi nhận
có tính chất tổng kết đó vẫn còn giá trị lưu truyền.
Lịch sử loài người từ trước đến nay đã ghi nhận phụ nữ bao giờ cũng có vai trò quan
trọng đối với gia đình và xã hội. Đối với xã hội, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của
cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra
bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội góp phần sáng tạo nên nền văn hoá nhân loại
1
Nghị quyết của Bộ Chính trị số 04-NQ/T (ngày 12-7-1993), về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ
trong tình hình mới, tr3.
4

và là lực lượng không thể thiếu trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến
bộ của nhân loại. Đối với gia đình, phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu, là
người sắp xếp, tổ chức cuộc sống và giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ
gia đình. Bất kỳ ở thời đại nào, quốc gia nào, dân tộc nào sự ảnh hưởng của người phụ nữ cũng
có sức lan tỏa rộng lớn và thẩm thấu vào từng tế bào của xã hội tạo nên nó, nuôi sống nó.
Ở Việt Nam, Mặc dù chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo nhưng do những điều kiện tự
nhiên, đặc điểm về kinh tế và xã hội quy định nên vai trò phụ nữ luôn được đề cao. Trước hết là
một quốc gia nông nghiệp lúa nước cho phép phụ nữ tham gia vào mọi khâu trong quá trình sản
xuất, các truyền thuyết dân gian về “bà mẹ lúa” cùng với tín ngưỡng dân gian thờ nữ thần còn
khá phổ biến cho tới tận ngày nay đã phản ánh công lao của phụ nữ trong việc phát minh ra nghề
nông cũng như vai trò quan trọng của họ trong sản xuất nông nghiệp. Một đặc điểm khác là lịch
sử phát triển của dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và làm thủy lợi
đây là hai nhân tố cơ bản tạo nên sự cố kết cộng đồng và là điều kiện thúc đẩy nhà nước hình
thành sớm ở Việt Nam thì đó cũng chính là nguyên nhân làm cho phụ nữ Việt Nam phải gánh
vác thêm nhiều trách nhiệm đối với gia đình và làng xóm. Đó là khi nam giới thường xuyên phải
vắng nhà vì bị huy động đi phu làm thuỷ lợi và đi lính bảo vệ tổ quốc thì phụ nữ phải đảm đang
gánh vác mọi việc từ lao động sản xuất ngoài đồng ruộng cho tới nuôi dạy con cái, chăm sóc cha
mẹ già…Không nhũng thế, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những
đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ
những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng, bà Triệu đã dấy binh khởi
nghĩa đánh đuổi quân thù.
Ngoài ra vai trò của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử còn thể hiện ở chỗ Việt Nam là một
nước nông nghiệp nhưng thu nhập từ nghề nông lại rất bấp bênh bởi thiên tai thường xuyên xảy
ra. Không những thế đất đai ít, dân số ngày càng tăng, thu nhập ít ỏi từ nghề nông không đủ cho
người nông dân trang trải gánh nặng tô thuế và nuôi sống gia đình họ. Vì vậy người nông dân
buộc phải làm thêm nhiều nghề phụ và phát triển buôn bán nhỏ để đảm bảo cuộc sống. Những
công việc này phần lớn cũng do phụ nữ đảm nhiệm. Phụ nữ tham gia vào mọi hoạt động sản xuất
cũng như hoạt động buôn bán trong xã hội.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là một biến đổi lịch sử sâu sắc và có
tính toàn diện, không thể không tác động đến cách nghĩ, cách nhận thức, cách quan niệm theo

nhiều mức độ của các bộ phận dân cư và mỗi gia đình. Nhìn vào các đô thị, nhất là các đô thị
đang phát triển càng thấy rõ sự tác động không nhỏ của nhịp sống sôi động đến mỗi gia đình.
Những giá trị truyền thống lắm khi chịu bất lực trước sự níu kéo của lối sống hiện đại, có
khả năng làm khuynh đảo lớp trẻ trong các gia đình, đặt gia đình trước nhiều vấn đề bức xúc
không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Thực tế đó buộc mọi người, đặc biệt là phụ nữ
phải phát huy hơn nữa vai trò và vị thế của mình trong việc xây dựng gia đình, làm sao để hướng
đến một gia đình có nề nếp gia phong, có lý tưởng sống cao đẹp, có cách làm giàu chính đáng, có
quan niệm thẩm mỹ lành mạnh, có quan hệ giao tiếp đứng đắn, có ý thức trách nhiệm nhập.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi
thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng
rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói
giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ
nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân…Ngày càng có nhiều người trở thành chính
trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam
được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách
mạng Việt Nam.
5
Chỉ cần điểm qua một vài con số, phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực
lượng lao động xã hội. Hiện có tới 33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) - cao nhất ở
châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới; số phụ nữ
tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%.
Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%. Ngay trong giới
báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số
ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong
các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính
tổng số giờ làm việc Có một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói: “Phụ nữ làm cho cách xử thế ở đời
được trau chuốt và khiến người ta chuộng sự lễ độ. Họ là thầy dạy chân chính về mĩ quan và là
người khích lệ mọi hi sinh. Hiếm có người đàn ông nào yêu thương họ mà lại là người man rợ”.
(G. Legouve)
Từ những con số thống kê và thực trạng trên cho thấy vai trò của người phụ nữ trong gia đình từ

xưa đến nay hay nói cách khác là từ truyền thống đến hiện đại là rất quan trọng và được đề cao.
2.2 Sự biến đổi vai trò phụ nữ trong gia đình
Để thấy được sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay trước hết chúng ta
cần thấy được vai trò của người phụ nữ thể hiện trong tất cả các mặt.
Thứ nhất:Người phụ nữ với việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình. Tái
sản xuất ra con người là một chức năng xã hội vô cùng quan trọng được thực hiện thông qua thiết
chế gia đình. Việc tái sản xuất con người này bao gồm tái sản xuất về mặt thể chất và tái sản xuất
về mặt tinh thần, tức là bao gồm sinh đẻ, chăm sóc và giáo dục (xã hội hóa). Nếu như trước đây
vai trò này của người phụ nữ chỉ dừng lại ở việc chăm sóc con cái thì đến nay “tái sản xuất ra
con người” là một vai trò có vị trí quan trọng, người phụ nữ góp phần quan trọng trong việc dạy
dỗ con cái. Một đứa trẻ phát triển bình thường, đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần cần có sự
chăm sóc và giáo dục tốt của người mẹ.
Thứ hai:Người phụ nữ với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình.Giáo dục hay xã hội
hóa là một quá trình, trong đó các cá thể tiếp thu, học tập nền văn hóa của xã hội mà từ đó cá thể
được sinh ra và trưởng thành, tức là quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, học những cái gì
phải làm, những cái gì không được làm; học ngôn ngữ, học chuẩn mực giá trị của xã hội để thích
ứng được với xã hội. Vai trò thực hiện chức năng giáo dục trong gia đình của người phụ nữ trước
đây đã được thể hiện rõ nét, đến bây giờ càng đậm nét hơn.
Thứ ba:Phụ nữ với việc thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm trong gia
đình.Trước hết là người vợ, tình cảm của người vợ đối với chồng là tình cảm rất thiêng liêng, rất
riêng tư và cũng rất đặc biệt. Tình cảm ấy thường có sức mạnh thần kỳ nếu như tự nó tạo được
sự hòa hợp về tâm lý và tình cảm.
6
Là một người mẹ, người phụ nữ luôn dành cho con mình một tình cảm hi sinh khó nói
thành lời. Sự cảm hóa của người mẹ đối với con cái bằng tình mẫu tử, luôn chắp cánh cho con
cái vươn tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
Là một người con, người phụ nữ không chỉ hiếu thảo với cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng
mình mà còn rất kính trọng, chăm lo, có trách nhiệm với cha mẹ chồng.
Là một người chị, người em, người phụ nữ là một người bạn chia sẻ tâm sự, gánh vác
công việc chung của gia đình.

Thứ tư: Phụ nữ trong thực hiện chức năng xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến
bộ và hạnh phúc.Trong thực tế đã có nhiều người vợ, người mẹ, người chị,… đã đóng vai trò
quan trọng, góp phần to lớn vào xây dựng gia đình của mình từng bước thực sự là gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ và hành phúc. Tuy nhiên để làm tốt chức năng quan trọng này, người phụ
nữ phải cùng các thành viên trong gia đình tích cực học tập, áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới,
năng động sáng tạo, áp dụng các kỹ thuật mới, thực hành tiết kiệm và phân công lao động hợp lý
giữa các thành viên trong gia đình.
Thứ năm:Người phụ nữ trong thực hiện chức năng kinh tế.Chức năng kinh tế của gia đình là một
trong những chức năng rất quan trọng. Chức năng ấy quy định gia đình không những là một đơn
vị kinh tế tiêu dùng, mà còn là đơn vị sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của các
thành viên trong gia đình và góp phần làm giàu cho xã hội, phục vụ đời sống, với quy mô nhỏ,
với nhiều ngành nghề và nhiều hình thức tổ chức.
Với các vai trò đã được nêu cụ thể như trên.Đó là vai trò của người phụ nữ hiện nay họ
tham gia vào đầy đủ các vai trò và ngày càng đa dạng hơn nữa trong tất cả các lĩnh vực.
Như kết quả phân tích dữ liệu từ nghiên cứu điều tra cơ bản về bình đẳng giới cho biết “phụ nữ
tham gia vào tất cả các loại hình sản xuất thu nhập như nông,lâm,ngư nghiệp,dịch vụ và tiểu thủ
công nghiệp và tất cả các khâu của một chu trình sản xuất.
2.3 Sự biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình từ truyền thống đến hiện đại.
Bên cạnh những vai trò hiện nay mà người phụ nữ đang đảm nhận, ngoài ra chúng ta sẽ thấy
được sự biến đổi vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình từ truyền thống đến hiện đại.
Trong bài tiểu luận do thời gian và phạm vi có hạn nên tôi chỉ tập trung làm rõ sự biến đổi
của vai trò người phụ nữ trong gia đình từ truyền thống đến hiện đại. Lý do để tôi chọn vấn đề về
vai trò kinh tế của người phụ nữ vì đây là vai trò thể hiện sự biến đổi rõ nét nhất so với các vai
trò khác theo thời gian là từ truyền thống đến hiện đại.
Thứ nhất;Vai trò của người phụ nữ trong sản xuất kinh doanh.Sản xuất kinh doanh là công việc
của ngươi phụ nữ trong các gia đình hiện nay trở thành người làm chính. Đối với nước ta hiện
7
nay, gia đình nông thôn chiếm tỉ lệ cao. Như chúng ta đã biết, sản xuất hàng hóa và dịch ở Việt
nam vẫn chưa phát triển nên sản xuất kinh doanh chủ yếu được lấy từ sản xuất trồng trọt- chăn
nuôi. Trong khi do đất đai có hạn, ngành nghề kém phát triển nên để tăng thêm thu nhập trong

gia đình, nam giới phải đến những vùng đô thị hay những vùng mới khai thác. Thế nên, ở làng
quê chủ yếu còn lại phụ nữ, người già và trẻ em trong đó lao động chính là phụ nữ, họ đó đóng
góp trong vai trò kinh tế trong gia đình. Vậy thì phụ nữ có quyết định trong sản xuất- kinh doanh
trong gia đình?
Quyền quyết định trong sản xuất kinh doanh được nhìn nhận dưới góc của vùng khảo
sát có nhiều nét khác biệt. Tỷ lệ người vợ đóng vai trò quyết định trong sản xuất kinh doanh ở
các gia đình thành phố chiếm tỉ lệ cao (40,7%) so với người chồng là (56,8%). Vai trò quyết định
người phụ nữ ở các gia đình đồng bằng là (28%) so với miền núi và trung du là (24%) (Lê Ngọc
Văn và nhóm tác giả, 2004)
Trong giai đoạn hiện nay phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh
doanh là khá cao nhưng vị thế và vai trò đưa ra quyết định trong đó vẫn chưa phải là phụ nữ.
Tiếng nói quyết định của họ còn thuộc tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, từ tỷ lệ khá cao của người vợ ở các
gia đình đô thị đã gợi mở cho chúng ta khả năng cho sự biến đổi của vai trò người phụ nữ trong
kinh tế.
Nếu như trước đây người phụ nữ không có vai trò chính trong việc làm ra của cải vật
chất nuôi sống gia đình truyền thống. Trong gia đình truyền thống, vai trò của người phụ nữ
trong việc sinh đẻ nuôi con, chăm sóc các thành viên trong gia đình, nam giới làm việc bên ngoài
kiếm tiền nuôi sống gia đình thì hiện nay vai trò của người phụ nữ trong việc thực hiện chức
năng kinh tế đã có những thay đổi rõ rệt.
Về tính chất trực tiếp, phụ nữ trong gia đình tạo hiệu quả kinh tế cũng không kém so
với nam giới cùng các thành viên khác trong gia đình. Họ không chỉ tham gia làm công ăn lương
như nam giới ở các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội nhà nước và tư nhân ,…mà trên thực tế còn
trực tiếp tạo ra kinh tế cho gia đình bằng các sản phẩm tự cung, tự cấp và trao đổi hàng hóa với
khối lượng đáng kể. Chẳng hạn như việc chăm sóc vườn cây ăn quả, trồng trọt rau củ, nuôi gia
cầm, gia súc,…thêu thùa, may vá, dệt vải, làm đồ gốm góp phần quan trọng vào việc thu nhập
kinh tế cho gia đình.
Bên cạnh đó, người phụ nữ còn có vai trò quan trọng trong các hoạt động lao động
mang tính gián tiếp như quét dọn nhà cửa, đi chợ, nấu ăn, giặt giũ… chính là lao động nhằm tái
sản xuất ra sức lao động cho mọi thành viên là người lao động trong gia đình nên nó vừa có tính
chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội. Những hoạt động nội trợ này trong gia đình truyền thống

chủ yếu làm bằng thủ công, phi máy móc nhưng hiện nay với sự hỗ trợ của các thiết bị nội chợ
như bếp ga, bếp điện, máy giặt, máy rửa bát,… cùng với các dịch vụ giao hàng trực tuyến hay
8
gọi điện thoại,… đã tạo ra nhiều thời gian cho người phụ nữ tham gia vào những công việc khác
trong gia đình.
Thứ hai:Vai trò của người phụ nữ trong quá trình chuyển đổi hộ kinh tế gia đình trở
thành đơn vị chủ thể kinh doanh. Ở nước ta trước đây, kinh tế hộ gia đình tồn tại phỏ biến ở nông
thôn trong các ngành nghề thủ công, sản suất, nhỏ manh mún. Bước vào giai đoạn đổi mới, khi
nhà nước đã trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dàu cho các hộ nông dân thì hình thức tổ chức sản
xuất dưới dạng hộ gia đình rất phát triển.
Sự phát triển kinh tế hộ gia đình là đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế ở cả nông
thôn và thành thị, trong đó vai trò của người chủ hộ trong gia đình thường là nam giới. Sự tham
gia tích cực của các thành viên là nét rất đáng lưu ý.
Hộ kinh tế gia đình ở các thành thị và nông thôn đang tạo thêm việc làm, sử dụng lao
động nhàn rỗi của phụ nữ và trẻ em để tăng thêm thu nhập. Nhiều gia đình công nhân viên chức
cũng không chỉ trông chờ vào đồng lương sản xuất của xí nghiệp, cơ quan mà còn có nhiều hoạt
động kinh tế khác rất tích cực để thu nhập thêm.
Từ sau nghị quyết 10 ở nông thôn, hộ kinh tế gia đình đã thở thành một đơn vị sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng độc lập, kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Có một nét đặc biệt trong
quan hệ kinh tế hộ gia đình là mọi thành viên trong gia đình đều có xu huy động mọi nguồn lực,
mọi tiềm năng để tập thực hiện lợi ích chung của gia đình bên cạnh nam giới thì quan trọng thứ
nữa là vai trò của người phụ nữ
1
Như vậy , do sự cố kết chặt chẽ theo các quan hệ hôn nhân, huyết thống mà các thành
viên gia đình có thể sẵn sàng hi sinh lợi ích riêng của bản than để đem lại lợi ích chung cho gia
đình. Vì thế, vai trò của các thành viên được phát huy nhiều hơn, trong đó người phụ nữ cùng với
sự phát triển của môi trường, điển hình là kinh tế sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển
kinh tế hộ gia đình, đồng thời làm tăng vai trò của chính họ theo xu hướng cân bằng với nam
giới.
2.3 Nguyên nhân.

Trong bài viết này tôi áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng để giải thích vấn đề. Xu thế biến đổi
của cấu trúc gia đình hạt nhân đó là gia đình truyền thống ngay xưa có nhiều người lao động
.việc phân chia lao đọng cho nhiều người, do giá cả tăng muốn gia đình đủ sinh hoạt nên cần có
sự tham gia hoạt động kinh tế của người phụ nữ chứ không chỉ là phần gánh vác của nam
giới.Qua các kênh thông tin cũng như truyền thông đã giúp cân bằng giới tình nam- nữ không
còn phong kiến trọng nam khinh nữ nữa nên vai trò người phụ nữ được nâng cao. Chức năng
1
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9
người phụ nữ không còn là nội trợ hay chăm con và một số công việc khác ở nhà, tái sản xuất
con người.
Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình
theo tôi chủ yếu gồm những yếu tố sau:
Thứ nhất: Các yếu tố về tự nhiên, sinh học.Sự tồn tại của gia đình trước hết gắn liền với việc
sinh đẻ đẻ duy trì sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc sinh con là hiện tượng xã hội,
nhưng trước hết cũng là hiện tượng tự nhiên, sinh học.
Thêm nữa, “chân yếu, tay mềm” đối với điều kiện sức khỏe của người phụ nữ cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến vai trò của họ.
Thứ hai: Các yếu tố xã hội: Điều kiện chính sách và trình độ học vấn.Một trong những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng lên trong vai trò thực hiện chức năng kinh tế của người phụ nữ
là trình độ học vấn, nên tôi muốn làm rõ hơn về nhân tố này.
Nếu như trong thời kỳ phong kiến, xã hội còn nặng về tư tưởng trọng nam khinh nữ, người
phụ nữ không được đi học do đó họ không có khả năng được phát triển khả năng của mình. Tuy
nhiên đến nay, cùng với việc xã hội dần tiến tới bình đẳng nam nữ, vai trò của người phụ nữ
được đề cao trong xã hội, họ có cơ hội được nâng cao trình độ học vấn đồng nghĩa với việc họ có
nhiều cơ hội đóng góp cho nền kinh tế của gia đình và của toàn xã hội. bằng chứng cho thấy hiện
nay tỷ lệ nữ giáo viên phổ thông lên tới 70,9%; tỷ lệ nữ học sinh trung học phổ thông là 53,2%,
nữ học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 53,7% Hiện có khoảng 24% đại biểu nữ trong Quốc
hội (khóa XIII) - thuộc loại cao so với các nước trong khu vực, châu Á và thế giới. Đây là những
con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách lớn của Đảng và

Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển.
Vai trò của người phụ nữ đối với xã hội nói chung và gia đình nói riêng là rất quan trọng.
Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ không chỉ thực hiện chức năng chăm sóc, giáo dục con cái,
làm những công việc nội trợ trong gia đình, mà cùng với việc trình độ học vấn của họ ngày càng
nâng cao, đóng góp của họ đối với kinh tế gia đình càng lớn. Qua đó thể khẳng định vai trò thực
hiện chức năng kinh tế của người phụ nữ đã ngày càng được nâng cao. Trong các gia đình nông
thôn vùng đồng bằng,đặc biệt trong các giai đoạn trước đổi mới,người phụ nữ thường chịu sự
kiểm soát của họ hàng, làng xóm nhiều hơn người chồng của mình. Các công việc giao tiếp với
họ hàng ,xóm làng hay chính quyền đều o người chồng đảm nhiệm. Những khi có hội hè đình
đám người chồng vẫn vai trò là đại diện cho gia đình và dòng họ ở nơi công cộng. Nếu trong gia
đình có điều gì bất ổn ,phụ nữ vẫn thường là người hứng chịu nhiều hơn sự trách móc của dư
luận xã hội .(Lê Thái Thị Băng Tâm,2008. 161)
Hiện nay đặc biệt từ khi phụ nữ có nhiều cơ hội để tham gia vào các ngành nghề khác nhau,
vào nhiều vị trí quản lý xã hội và cộng đồng hơn thì tình hình trên đã thay đổi nhiều. Người phụ
nữ trong gia đình ở bất kể trình độ học vấn nào cũng đều có thể đại diện cho hộ gia đình đẻ tham
dự các cuộc họp cộng đồng. Những người phụ nữ tham gia vào các tổ chức chính trị -xã hội ở
các địa phương đã đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển cộng đồng và xã hội.
10
Ở các địa phương vùng nông thôn miền núi vai trò của người phụ nữ còn rất mờ nhạt trong
các hoạt động cộng đồng hay tham gia quản lý ở cơ sở còn rất ít. Ngay cả trong các cuộc hội hè
đình đám,hiếu hỉ, phụ nữ cũng chỉ là nhân vật phụ . Không có một người phụ nũ nào tham gia
các cơ quan quyền lực xã hội( Nguyễn Linh Khiếu, 2002)
3. Kết luận và xu hướng của vấn đề
Qua những trình bày trên về tính bức xúc cũng như nguyên nhân của thực trạng vai trò
người phụ nữ trong gia đình hiện nay và sự biến đổi vai trò đó giúp chúng ta hình dung được một
khía cạnh của vấn đề, cho thấy vai trò của người phụ nữ trong gia đình là rất lớn. họ tham gia
vào tất cả các hoạt động sản xuất và các hoạt động xã hội.
Như đã nêu thì cái mới của tôi trong bài tiểu luận này đó là hướng phân theo phương pháp
luận của xã hội học gia đình để tìm hiểu rõ vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay.
Trong khi các nghiên cứu khác lại có xu hướng làm rõ: vị thế của người phụ nữ trong một số vấn

đề của gia đình (Nguyễn Linh Khiếu), ở đây tác giả có bàn đến vai trò của người phụ nữ nhưng
đó chỉ là sự phản ánh vai trò đó trong một số quyết định của gia đình để phản ánh vị thế của họ.
Một số quan điểm lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu (Lê Ngọc Văn), trong tâm và chủ yếu là
việc áp dụng lý thuyết nên vai trò của người phụ nữ được tác giả nêu lên để giải thích sự khác
nhau giữa nam và nữ trong gia đình nên vẫn chưa thể hiện rõ sự biến đổi; Phát huy nguồn nhân
lực nữ và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn (Lê Thi), tiểu luận làm rõ được vai trò kinh tế của
người phụ nữ trong công cuộc xóa đổi giảm nghèo ở nông thôn vẫn chưa làm rõ được vai trò cụ
thể của họ ở phạm vi nhỏ hơn như gia đình hạt nhân. Và một số nghiên cứu khác nữa cũng chỉ đề
cập đến một khía cạnh nào đó về giới và không nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong
gia đình.
Như vậy, qua việc tìm hiểu và làm sáng tỏ một số vai trò chính yếu của người phụ nữ
trong gia đình đặc biệt là sự biến đổi vai trò kinh tế của họ, ta thấy, đó là sự biến đổi mang tính
khách quan xã hội, dựa trên những giá trị, chuẩn mực xã hội mà vai trò của phụ nữ trong gia đình
được thay đổi theo.
Trong tương lai,với thời buổi đất nước đang trên đà đổi mới, sự tham gia hội nhập với nhiều các
tổ chức thế giới, thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, mục tiêu của đất nước là
được sánh vai với các cường quốc năm châu.Phụ nữ sẽ tiến xa hơn nữa trong tất cả các hoạt động
xã hội cũng như nắm giữ những vai trò nhất định đó là xu hướng chung.Đồng thời với thời đại
nam nữ bình đẳng thì vai trò của người phụ nữ càng được đề cao hơn trong tất cả các lĩnh vực
chứ không phải như thời xưa mà có những việc chỉ nam giới có quyền tham gia như các hoạt
động, công việc của Nhà nước, việc làng, việc xóm.
Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt
Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng,
sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát
triển theo xu thế chung của nhân loại.Để tiếp tục và khẳng định và phát huy vai trò của mình,
11
phụ nữ Việt Nam bên cạnh mặt thuận như được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức
đoàn thể, cơ quan và sự phát triển kinh tế mang lại bản thân người phụ nữ cần phải cần nỗ lực
nhiều mặt: Có tri thức, văn hoá, Có ý thức cầu tiến, độc lập, Sống có mục đích, Có khả năng giao
kết thân thiện, Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp

lực, biết chăm sóc bản thân, nhưng đồng thời với nó là những thử thách họ cần phải vượt qua.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Nguyễn Linh Khiếu: Vị thế của người phụ nữ trong một số vấn đề quan trọng của gia đình
(tr.274) Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình, NXBKHXH,HN,năm2003
2.Th.S:Lê Thái Thị Băng Tâm,2012. Tập bài giảng xã hội học gia đình.
3. Mai Huy Bích, xã hội học gia đình,NXBĐHQGHN,2009
4. T.S:Dương Thị Minh (2004) Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn
người phụ nữ,NXB chính trị Quốc Gia,HN
5. Nguyễn Thế Phán,giáo trình XHH,NXB Lao Động – Xã Hội,2002
6. Người phụ nữ trong một số hoạt động chính của gia đình (tr.220) nghiên cứu phụ nữ và giới
trong gia đình, Nguyễn Linh Khiếu,NXBKHXH,HN 2003
7. Nghị quyết Bộ chính trị số 4 NQT (12-7-1993,về đổi mới và tăng cường công tác vận động
phụ nữ trong tình hình mới (Tr.3)
8.Th.S:Lê Thái Thị Băng Tâm,2012. Tập bài giảng xã hội học gia đình.
12

×