Họ và tên: Phạm Diệu Linh
Lớp: K56 Xã hội học
Trường: Đại học KHXH & NV Hà Nội
Mã SV: 11031571
Ngày sinh: 16/09/1993
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ I
MÔN: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG LY HÔN SỚM
TRONG GIỚI TRẺ
( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH )
I. TÍNH BỨC XÚC CỦA VẤN ĐỀ
Ly hôn đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam trong những
năm gần đây. Trong báo cáo tổng kết năm 2006 của Tòa án Nhân dân tối cao
về vấn đề hôn nhân và gia đình ở nước ta, tình trạng ly hôn có xu hướng gia
tăng từ năm này qua năm khác, đặc biệt là sau khi đất nước ta đổi mới. Năm
1992, cả nước có 32.000 vụ ly hôn, năm 1996 là 43.000, năm 2001 là 54.479
vụ và 2006 là 69.523 vụ.
Tỷ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá-
Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của
UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có
51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly
hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp đại học,
cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của người không
có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng
18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn,
chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối sống
(chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).
Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các nước
châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. PGS.TS Nguyễn Hữu
Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Khoa học xã hội
VN) cho biết gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở Việt Nam và xu hướng
này đang tiếp tục tăng. "Ly hôn nhiều, khi đi sâu phân tích các nguyên nhân
để làm giảm tỉ lệ này, chúng tôi thấy các cặp vợ chồng đang rất thiếu kỹ
năng sống, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống chung khó khăn, nhiều khác biệt
trong sinh hoạt", ông Minh nói.
Hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Hôn
nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một gia đình. Quan hệ hôn
nhân được thiết lập một cách tự nguyện, gia đình sẽ bền vững. Ngược lại,
hôn nhân bị ép buộc, lạc hậu thì rất khó để xây dựng một gia đình hạnh
phúc. Trên thế giới cũng như ở nước ta, quan hệ hôn nhân và gia đình đang
biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi của xã hội kéo theo những biến đổi lớn trong
đời sống gia đình.
Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, để lại cho cá nhân trong cuộc
và xã hội những hậu quả nặng nề. Ly hôn được rất nhiều ban ngành quan
tâm, nghiên cứu, trong đó có xã hội học. Xét từ góc độ xã hội học: “Nếu hôn
nhân là hiện tượng bình thường thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là
mặt trái của hôn nhân nhưng nó không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân
đã thực sự tan vỡ, khi hôn nhân không còn mang ý nghĩa như ban đầu, khi
tình yêu hôn nhân ấy đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là cái vỏ bề ngoài , là sự
giả dối”. (Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động. Tạp
chí Xã hội học, số 1(57), năm 1997). Mặt tiến bộ của ly hôn là giải phóng
cho mỗi cá nhân khi hôn nhân của họ đã thực sự tan vỡ. Ly hôn mang đến
cho họ một cuộc sống mới. Nhưng mặt không tiến bộ của ly hôn là để lại
hậu quả nặng nề cho cá nhân trong cuộc và cho xã hội.
Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển
bền vững của xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con, no ấm, tiến bộ,
bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất
nước ta trong giai đoạn mới hiện nay.
Song, ly hôn đang là thực trạng bức xúc của xã hội. Bởi, ly hôn kéo theo
sự phân chia tài sản, con cái, chấm dứt quan hệ thân nhân vợ chồng… Xã
hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi ly hôn xảy ra như tình trạng trẻ em
phạm tội trong các gia đình ly hôn tăng nhanh.
Bên cạnh đó, có một thực trạng đáng báo động, đang ngày một phổ biến
và có xu hướng gia tăng là hiện tượng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ. Theo
thống kê của tòa án nhân dân các cấp, năm 1994 cả nước có 22.000 vụ ly
hôn. Bốn năm sau, con số này được nhân lên hai lần. Và theo ước tính, năm
2006 vừa qua, cả nước có khoảng 66.000 vụ ly hôn. Tòa án nhân dân
(TAND) lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50%
các án về dân sự nói chung. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao,
năm 2010, nước ta có gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm
2009. Trong đó, số cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%.
Những con số trên cho thấy, tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang ở mức báo
động.
Còn theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh
Hòa (Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh): tỷ lệ
ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4% , tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp
ly hôn. Con số khó tin, nhưng đó là sự thực. Điều đáng buồn hơn là 60% số
vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 - 30, trong
đó 70% ly hôn khi mới kết hôn chỉ từ 1 - 7 năm và hầu hết đã có con .Kết
quả này cũng được phản ánh rõ nét qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ
tuổi xin ly hôn ngày càng trẻ hóa. Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ
18-30 tuổi là 34,7%, từ 30-dưới 50 là hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Như
vậy, qua tư vấn cho thấy, thực trạng số năm kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây
là là thực tế mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy rất rõ…”.
Thực trạng này đang trở nên thực sự nghiêm trọng, phổ biến ở nhiều tỉnh
thành trong nước, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Theo báo cáo của tòa án nhân
dân Tp. Sài Gòn thì từ năm 1985-1990 chỉ riêng Tp. Sài Gòn có 21.834 vụ ly
hôn, vậy trung bình một năm là 3.639 vụ thì từ năm 1990-1995 lên tới
31.697 vụ, trung bình mỗi năm là 5.283 vụ. Như vậy so với các năm trước
1990 thì mỗi năm sau tăng lên gần 2000 vụ. Theo số liệu năm 1995 tại Tp
Sài Gòn, có 5.195 vụ ly hôn trên tổng số 15.918 đôi kết hôn. Như vậy cứ 3
đôi kết hôn thì có 1 đôi ly hôn. Bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung
tâm Tư vấn gia đình và ly hôn FDC, thuộc Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt
Nam chia sẻ: “Nhiều thông tin phản ánh cho rằng, tình trạng ly hôn ở TP
HCM đang gia tăng là sự thật”.
Việt Nam đang trên chặng đường Công nghiệp hoá – hiệ đại hoá, tiến lên
chủ nghĩa xã hội trước những biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt
Nam cũng có những chuyển mình nhanh chóng theo cả xu hướng tích cực và
tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly hôn tăng với xu hướng phức
tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề này để
thực hiện bài tiểu luận cuối kì, với đề tài: “Thực trạng ly hôn sớm trong giới
trẻ” (nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo kết quả thăm dò của các nhà nghiên cứu, trong tổng số các vụ ly
hôn, có 20% là vợ chồng trẻ (dưới 35 tuổi) (theo báo Giáo dục Online
Thành phố Hồ Chí Minh – số ra ngày 22/10/2012).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ riêng Toà Án Nhân Dân (TAND) quận
Gò Vấp, mỗi tháng cũng xử đến 70 - 80 vụ ly hôn. Theo thống kê, năm 2010
số lượng án ly hôn tại TAND TP.HCM là khoảng 18.000 vụ, trong đó tỉ lệ ly
hôn của các đôi vợ chồng trẻ (độ tuổi 20-30) chiếm hơn 60%.
Hay như tại hội thảo “Chuẩn bị một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc” diễn
ra ngày 25/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà Hồ Tuyết Mai (Trung tâm Tư
vấn tình yêu-hôn nhân -gia đình, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam), đã
nêu lên thực trạng nhức nhối trong đời sống lứa đôi hiện nay, đó là hiện
tượng ly hôn ở giới trẻ đang ở mức báo động.
Dự báo cho thấy xu hướng ly hôn trong giới trẻ ngày càng tăng, đây là
một hiện tượng đáng quan tâm. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là nhiều bạn trẻ
tìm đến giải pháp ly hôn khi nguyên nhân chưa đến mức nghiêm trọng như
vậy. Gia đình là nền tảng của xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm cuộc sống cho từng cá nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên
trong gia đình. Nhưng đó cũng là sự lo âu của xã hội về những rạn nứt và
băng hoại các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam về phương diện
đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hoá… trước những tác động phức tạp của
kinh tế thị trường, trước những cám dỗ của cuộc sống dẫn đến hiện tượng ly
hôn, gia đình tan vỡ.
Mỗi năm, Tp. Hồ Chí Minh có tới 50.000 trẻ em thiếu cha hoặc mẹ do
gia đình tan vỡ. Theo kết quả khảo sát của thạc sỹ Thạch Thị Yến (Trung
tâm Tư vấn Trẻ em - Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Tp.HCM), hơn
30% trẻ em lang thang đường phố ở Sài Gòn có cha mẹ bỏ nhau. Còn theo
số liệu của Bệnh viện Nhi Đồng II: trong năm 2004, có 16/20 ca trẻ em (từ
14 - 17 tuổi) tự tử. Nguyên nhân là vì gia đình xung đột, cãi vã, đặc biệt cha
mẹ ly hôn Càng nhắc, càng tìm hiểu những con số người ta càng thấy
buồn.
Rồi đến số trẻ em lang thang kiếm sống ngày một lớn, vì lí do bố mẹ bỏ
nhau mà rơi vào các tệ nạn xã hội. Nguyên phó thứ trưởng Nguyễn Khánh,
trưởng ban chỉ đạo phòng chống các tệ nạn xã hội cho rằng: “Chỉ khi nào
xây dựng được gia đình Việt Nam lành mạnh, phát triển bền vững mới thực
sự ngăn chặn được, khắc phục được các tệ nạn xã hội đang là nguy cơ lớn
nhất của đất nước ta”. Trong số các cặp vợ chồng trẻ từ 20-30 ly hôn thì có
tới 70% cặp tan vỡ khi đã có con khiến mỗi năm TP HCM có khoảng 50.000
trẻ em rơi vào cảnh thiếu bố hoặc mẹ. TS Khuất Thu Hồng (Viện phó Viện
nghiên cứu phát triển) cho biết, trong số những cặp vợ chồng trẻ ly hôn, có
cặp vì cảm thấy không hòa hợp khi sống cùng nhau, có cặp bước vào rồi mới
nhận ra mình chưa sẵn sàng cho cuộc sống gia đình vì họ còn quá trẻ hoặc
vẫn còn quá ham chơi.
II. GIẢI THÍCH TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT DỮ LIỆU KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ
1. Các khái niệm
1.1. Gia đình
“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhím xã hội nhỏ mà các
thành viên của nó gắn với nhau bằng mối quan hệ hôn nhân, huyết thống
hoặc mối quan hệ nhận con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt trách
nhiệm, đạo đức với nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành
viên, cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con
người”. (Theo Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) cùng nhóm
tác giả, “Xã hội học”, Nhã xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1997,
tr.306).
Con người, phần lớn được sống trong một nhóm gọi là gia đình. Trong
nhóm đó, con người lần đầu tiên được học về luật lệ, sự bất bình đẳng,
quyền lực, những giá trị, những chuẩn mực, ngôn ngữ, nhận dạng tất cả các
yếu tố khác tồn tại trong đời sống xã hội…Gia đình là mối liên hệ giữa vợ
chồng và con cái. Mọi thay đổi lớn trong xã hội chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới
cấu trúc và văn hoá của từng nhóm, từng gia đình. Gia đình chính là một
nhân tố đặt con người trong một hệ thống phân tầng, đặt con người vào vị trí
của mình trong hệ thống xã hội.
1.2. Hôn nhân
“Hôn nhân” là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà trên cơ sở
tự nguyện, bình đẳng được thực hiện với sự tuân theo các quy định của pháp
luật hôn nhân và gia đình, nhằm để chung sống với nhau và xã hội gia đình
hạnh phúc, hoà thuận dân chủ”.
Trong xã hội, hôn nhân được coi như một thiết chế xã hội, là một yêu cầu
cần phải có đối với mỗi các nhân, hôn nhân như là một nếp sống cần phải
theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con người thông
qua sự xã hội hoá trong gia đình và ngoài xã hội.
1.3. Ly hôn
Nếu như kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm bắt đầu của hôn
nhân, là bước khởi đầu cho việc tạo lập gia đình, thì ly hôn là mặt bất bình
thường, là sự tan vỡ các quan hệ hôn nhân và gia đình, hay nói cách khác ly
hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. “Ly hôn là việc chấm dứt
quan hệ vợ - chồng khi hai người còn sống do một bên yêu cầu hoặc do hau
bên thuận tình, được Toà án nhân dân công nhận bằng bản án xử cho ly hôn
hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn. Nói cách khác, ly hôn là việc làm
chấm dứt quan hệ vợ - chồng trước pháp luật” ( Trường Đại học Luật Hà
Nội, 2002. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Hà Nội: NXB
Công an nhân dân).
1.4. Xung đột vợ chồng
Theo Simmel, nhà triết học, tâm lý học, xã hội học người Đức, các cá
nhân rất dễ xung đột với nhau, bởi vì khác với muôn loài, các cá nhân sử
dụng xung đột với tư cách là phương tiện, hình thức, phương thức để đạt
được mục tiêu. (Theo Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2002).
Xung đột giữa vợ - chồng có thể xảy ra khi cả vợ và chồng có quan điểm đối
ngược nhau nhưng lại được thừa nhận có cùng một mục tiêu, mục đích.
Xung đột vợ chồng gắn liền với quyền lực của một trong hai vợ chồng, khi
người này muốn sử dụng quyền lực để áp đặt lợi ích của mình đối với người
kia.
Xung đột về mặt lợi ích hay kinh tế giữa vợ và chồng gắn liền với quyền lợi
hay lợi ích, khả năng sử dụng những cơ may vật chất giữa vợ và chồng.
Xung đột vợ chồng cũng xuất hiện khi cách cư xử giữa hai vợ chồng liên
quan đến các giá trị khác nhau ảnh hưởng đến lợi ích (lợi ích vật chất hoặc
lợi ích về mặt tinh thần) của người kia.
2. Lý thuyết xung đột – cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong luận văn
2.1. Theo quan điểm của Marx
Marx là người đã áp dụng một cách nhìn tổng quát để giải thích các nhóm
xã hội. Theo Marx chính trong quá trình phân công lao động xã hội, mối
quan hệ về mặt tư liệu sản xuất là vấn đề tất yếu để hình thành các tầng lớp,
giai cấp khác nhau. Vì chúng khác nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất
dẫn đến sự phân hóa trong quá trình sản xuất và bất bình đẳng là không thể
tránh khỏi trong việc phân công sản phẩm xã hội và mâu thuẫn nảy sinh từ
đó. Vì thế Marx nói rằng mọi nguyên nhân đều có nguyên nhân từ yếu tố
kinh tế.
Sự khác nhau về quyền lợi kinh tế dẫn đến sự khác nhau về vị thế xã hội
và các quan hệ bất bình đẳng trong các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá
nhân, khi đó mâu thuẫn nảy sinh. Từ mâu thuẫn kinh tế chuyển sang mâu
thuẫn trong lĩnh vực chính trị, quyền lực là một chặng đường không xa. Mâu
thuẫn hoặc xung đột xuất hiện do bất bình đẳng trong các giai cấp, các cá
nhân trong xã hội, do mối quan hệ thống trị và bị trị. Mâu thuẫn là động lực
thúc đẩy quan hệ xã hội. Mâu thuẫn có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức
xã hội mà ông gọi là các hình thái kinh tế xã hội và xung đột không phải là
cái gì khác nằm ngoài cơ cấu xã hội mà nó là kết quả của quá trình vận hành
xã hội trên với tư cách là một hệ thống có cấu trúc xác định.
2.2. Theo quan điểm của Dahrendorf
Dahrendorf cho rằng trong bất cứ một mô hình tổ chức xã hội như thế
nào thì quá trình xung đột là không thể tránh khỏi. Theo ông, muốn giải
quyết được xung đột trước tiên phải xây dựng được mô hình xung đột.
Trong xã hội có những loại mô hình xung đột cơ bản như “xung đột theo mô
hình quyền lực”, nó gắn liền với các quyền lợi chính trị của tầng lớp thống
trị trong xã hội. Loại thứ hai là “xung đột mặt lợi ích hay kinh tế”, nó gắn
liền với quyền lợi hay lợi ích, khả năng sử dụng những cơ may vật chất, mô
hình này liên quan tới toàn thể các thành viên trong xã hội. Loại thứ ba là
“xung đột về mặt đạo đức, tinh thần”, nó liên quan đến cách cư xử giữa con
người với nhau liên quan đến giá trị vật chất và tinh thần, thẩm mỹ và tôn
giáo.
Ông đưa ra các cách giải quyết các xung đột như: nếu xung đột về mặt lợi
ích kinh tế, phải lấy lợi ích kinh tế giải quyết; nếu xung đột về mặt tinh thần
và tôn giáo, phải lấy chính các yếu tố đó để giải quyết. Và phải công khai
hoá các xung đột, mức độ công khai hoá càng lớn thì tỷ lệ giải quyết các
xung đột càng nhanh.
Trong bài tiểu luận này, tôi tiếp cận theo lý thuyết “xung đột xã hội” để
giải thích các nguyên nhân chính dẫn tới ly hôn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quan điểm của Dahrendorf, bất cứ một mô hình xã hội nào cũng
xảy ra xung đột. Trong thiết chế gia đình, tồn tại rất nhiều quan hệ xã hội
khác nhau, nếu các thành viên của gia đình thực hiện các mối quan hệ đó
không thoả mãn hay cân bằng về mặt lợi ích kinh tế, giá trị tinh thần giữa
họ, thì các quan hệ xã hội này có nguy cơ bị phá vỡ. Do vậy, khi có xung đột
xã hội trong gia đình, các thành viên phải cùng nhau trao đổi và công khai
hoá các mâu thuẫn, và phải lấy chính những giá trị mâu thuẫn để giải quyết
các mâu thuẫn, chỉ có vậy mới giải quyết được các xung đột trong thiết chế
gia đình.
3. Nguyên nhân và giải thích nguyên nhân
Theo Báo Phụ Nữ Online (số ra vào tháng 1/2010), Trung tâm Tư vấn
giáo dục tâm lý - thể chất TP.Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cuộc khảo sát “Tình
hình ly hôn trong thanh niên ở TP.Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu tâm lý của
giới trẻ về “sự cố” tan vỡ gia đình. Cuộc khảo sát còn rút ra những trải
nghiệm của người trong cuộc, nâng lên thành các giải pháp giáo dục để xây
dựng “cẩm nang” phòng chống tình trạng ly hôn.
Có tổng cộng 324 người đã ly hôn, lứa tuổi từ 20 đến 30 đã tình nguyện
tham gia cuộc khảo sát. Trong đó, nữ chiếm 59%, nam 41%. Hơn 60% gia
đình chỉ tồn tại không đến hai năm. Nhìn lại cuộc hôn nhân ngắn ngủi của
mình với sự khách quan, bình tĩnh trả lời bản khảo sát, những người tham
gia cũng đã tự rút được bài học kinh nghiệm cho bản thân khi đi bước nữa,
chia sẻ được cho cả những ai sắp và đã lập gia đình.
Hai người đến với nhau vì sợ bị ế, muốn thoát cảnh cô đơn, bị sức ép của
cha mẹ, muốn lợi dụng người bạn đời, bị hấp dẫn vẻ bề ngoài là những
nguyên nhân rõ ràng để giải thích vì sao cuộc hôn nhân không thể bền vững.
Tuy nhiên, những trường hợp đó chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cuộc khảo sát
Với những gia đình mà người trong cuộc cho rằng cơ sở của hôn nhân là
tình yêu thì vì sao tan vỡ? Có 49% các cặp vợ chồng thừa nhận lấy nhau vì
“yêu nhau, sống không thể thiếu nhau”, 38% lấy nhau vì đồng cảm trong
quan điểm, suy nghĩ, hoàn cảnh 28% đã tìm hiểu nhau sâu sắc nhưng chỉ
sau một thời gian ngắn chung sống, họ bắt đầu thất vọng về nhau.
Sau đây là các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ly hôn trong giới trẻ
tăng cao trong những năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
Đổ vỡ những ấn tượng đẹp khi yêu 36.9 %
Bất đồng nặng nề trong cá tính, quan
điểm
39.5 %
Gặp khó khăn về kinh tế 25.2 %
Chia tay vì tính cố chấp 21.2 %
Không hoà hợp trong cuộc sống tình
dục
17.6 %
Sự không chung thuỷ của vợ/chồng 15.9%
Dựa vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy:
• 36,9% đổ vỡ những ấn tượng đẹp khi yêu.
Họ nhận ra, ngày mới quen, mới yêu, vợ (chồng) mình đã “diễn” rất đạt vai
người bạn đời lý tưởng. Các cô gái dịu dàng bỗng trở nên ngoa ngoắt, các
anh chàng ga-lăng, giờ mới “thòi” ra tính gia trưởng, lười biếng, đổ hết mọi
lo toan lên đầu vợ.
• 39,5% bất đồng nặng nề trong cá tính, quan điểm.
• 25,2% gặp khó khăn về kinh tế.
Đây là những cặp vợ chồng không hẳn thiếu tiền, mà thiếu kế hoạch chi tiêu
hợp lý. Khi đứa con ra đời trong tình hình chưa chuẩn bị kỹ về vật chất,
cũng là thời điểm hai vợ chồng lên đô “chí chóe”.
• 21,2% chia tay vì tính cố chấp, không độ lượng của cả hai.
Ở họ, đã không có chỗ cho lòng kiên nhẫn và sự nỗ lực hòa nhập, thích nghi
để có thể cùng chung sống trong một mái nhà. Họ cũng không có đủ thời
gian, cũng chẳng còn nhu cầu được tiếp tục tìm hiểu nhau.
• Đáng chú ý là con số 17,6% chia tay vì “không hòa hợp trong cuộc sống
tình dục”. Họ thiếu kỹ năng giao tiếp và thái độ ứng xử đúng mực trước nhu
cầu “nhạy cảm” của vợ chồng.
• 15,9% ly hôn vì sự không chung thuỷ của vợ / chồng:
Người trẻ hướng ngoại và dễ thay đổi. Trong khi đó hôn nhân làm họ cảm
thấy quá gò bó với trách nhiệm, nghĩa vụ, nặng nề hơn khi một bên phải hy
sinh quá nhiều mà bên kia chỉ biết vô tư… nhận. Khi một người không tìm
được tiếng nói chung với đối phương sẽ có nguy cơ tìm đến kẻ thứ ba.
• Các nhà tâm lý nhận định: Đối với người “có học”, chiếm đa số trong cuộc
khảo sát (cụ thể là đã tốt nghiệp phổ thông, đại học), tỷ lệ ly hôn có yếu tố
“bị đánh đập, ngược đãi” thấp. Bạo lực gia đình không phải là nguyên nhân
phổ biến.
• Một điểm đặc biệt, đó là 28,7% trong số này đã “sống thử” trước khi kết
hôn. Khi “sống thật” với người cũ, hoặc với người mới, thì những trải
nghiệm tiền hôn nhân chẳng những không có lợi, mà còn làm khó cho cuộc
sống chung.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, thực trạng ly hôn sớm ở các cặp vợ
chồng trẻ còn do một số nguyên nhân sau:
• Do quan niệm sống.
Chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh tuyệt đẹp trên các tạp chí,
những chương trình dạy nấu ăn hấp dẫn, những ngôi nhà hoàn hảo và cuộc
sống lý tưởng trên các chương trình TV … Điều đó đã “đánh lừa” những
bạn trẻ độ tuổi 20, họ cảm thấy cuộc sống toàn màu hồng và hăm hở đặt
những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên cuộc sống gia đình của riêng
mình từ khi còn rất trẻ.
Nhưng vấn đề là ở chỗ khi bắt đầu đi làm, có nhiều cơ hội hơn người ta sẽ
nhận ra sự thay đổi, và những ưu tiên trong cuộc sống cũng thay đổi. Khi
trưởng thành hơn, bạn sẽ ngày càng hiểu những nhu cầu của bản thân và nỗ
lực hơn. Bạn sẽ thấy mọi người luôn “phát triển” theo những cách khác
nhau.
Những người kết hôn muộn hơn thường ít ly dị, một phần là vì họ biết
cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định. Khi còn trẻ, một cô gái thường đặt ra các
tiêu chuẩn cho người bạn trai của mình mà ít tìm hiểu xem con người thực
sự của nửa kia như thế nào. Nhìn chung nếu một cô gái kết hôn sau một quá
trình chờ đợi, thì cô ấy có đủ khả năng tài chính bền vững và ít khi đi đến
hôn nhân vì tiền. Ngoài ra, vì chín chắn hơn nên các bạn gái này sẽ có xu
hướng chọn bạn đời bản lĩnh và tài giỏi hơn.
Nguyên nhân này còn có thể được gọi là bởi hôn nhân “3 không”.
Những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ nhiều khi rất nhỏ nhặt, rất nhiều cặp
chia tay chỉ vì cái tôi của riêng mình. Giới trẻ chỉ suy nghĩ đơn giản rằng
thích thì đến không thích thì chia tay mà không biết cuộc hôn nhân tan vỡ
buộc họ phải đối mặt với nhiều hậu quả. Căn nguyên sâu xa của vấn đề là
người trong cuộc không có quá trình chuẩn bị trước khi tiến tới hôn nhân, họ
ngộ nhận về tình yêu và bước vào đời sống hôn nhân với 3 số không tròn
trĩnh: Không có tình yêu đích thực, không biết cách tổ chức cuộc sống và
không biết cách giải quyết những vấn đề nảy sinh.
Có thể nói, ly hôn vì kết hôn vội vàng. Cuộc sống mới, tâm tính trẻ con
lại chưa đảm bảo được kinh tế dẫn đến thiếu kỹ năng bảo vệ hôn nhân.
Người ta đua nhau cưới, rồi lại đua nhau ra tòa vì đủ thứ nguyên nhân. Nếu
sự nhàm chán là bóng ma của các cuộc hôn nhân "có tuổi", thì sự hiếu thắng,
sĩ diện, thiếu thực tế, cái "tôi" quá lớn là kẻ thù số một của các gia đình trẻ.
Có lẽ chính là sự ảo tưởng, ngộ nhận về tình yêu và hôn nhân gia đình là lý
do hàng đầu khiến các cặp vợ chồng trẻ nhanh chóng tan vỡ. Quan niệm yêu
vội vàng, dễ dãi của nhiều bạn trẻ ngày nay khiến tình yêu trở thành một thứ
"giải trí".
Thế nên có nhiều trường hợp đôi vợ chồng trẻ đòi ly hôn vì những lý do
rất nực cười như: ăn cơm không còn đợi nhau, ngủ không còn ôm nhau như
trước nữa. Thực tế "hôn nhân giống như hai người cùng đặt chân trên cầu
thăng bằng. Chỉ cần một người hắt hơi, thở mạnh cũng làm chiếc cầu chòng
chành, người bị đẩy lên cao, người kia tụt xuống ". Tranh cãi, va chạm
chẳng qua cũng chỉ vì người này cho rằng người kia quá ích kỷ, không quan
tâm đến mình và gia đình, không còn lãng mạn như khi còn yêu. Nếu biết
nén "cái tôi" lại, nếu biết sống vì người khác, chắc chắn hôn nhân không
phải là "mồ chôn tình yêu" như nhiều người trẻ ngày nay vẫn nghĩ.
Yêu vội vàng, cưới hấp tấp, nhiều đôi trẻ không kịp trang bị cho mình cả
những kỹ năng sống chung cơ bản nhất như sự chia sẻ, nhường nhịn, tự điều
chỉnh để sẵn sàng và thích ứng với nửa còn lại. Hai cá thể độc lập, phức tạp
với đầy đủ những khác biệt về cá tính, sở thích, lối sống bắt đầu va nhau
khi chung sống dưới một mái nhà. Họ nhanh chóng cảm thấy thất vọng về
nhau, chán nhau và cảm thấy "người tình" của mình không còn như trước.
• Tự do, thoải mái…
Hiện nay, độ tuổi kết hôn (lần đầu) trung bình của nam là 31 và nữ là 29, tức
là số cặp vợ chồng "trẻ con" đã có vẻ giảm thế nhưng còn vô số những
nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi”.
• Hiếm muộn, chưa muốn có con cũng là nguyên nhân gây đổ vỡ, rạn nứt
hạnh phúc. Bất đồng xảy ra khi một người muốn có con còn người kia lại
đang mải mê phấn đấu cho sự nghiệp.
Để lý giải về hiện tượng ly hôn của giới trẻ ngày càng tăng như hiện nay,
ta hãy cùng tham khảo ú kiến của Vilmox, bác sĩ tâm lý học tình dục người
Hung-ga-ry. Ông đã đề cập đến “Thuyết trao đổi” trong quan hệ giữa người
với người nói chung, trong hôn nhân nói riêng diễn ra sự việc trao đổi các
giá trị khác nhau từ giá trị vật chất tới các giá trị của con người (nhan sắc, tri
thức…). Mỗi người chuộng một hoặc nhiều giá trị nhất định và tìm người có
cái đó. Sự ưng thuận qua lại sẽ có thể đạt được trong trường hợp cả hai phía
cho rằng họ bổ sung và học hỏi lẫn nhau và không ai cảm thấy được nhận ít
hơn cho người kia. Sau một thời gian, họ không thấy ở người bạn nét đẹp mà
trước kia họ tôn thờ nữa, hôn nhân rơi vào khủng hoảng. Hay ông cho rằng
“quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng là một nguyên nhân dẫn tới khủng
hoảng hôn nhân” (Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận
động. Tạp chí Xã hội học, sô 1 (57), năm 1997).
III. XU HƯỚNG CỦA VẤN ĐỀ TRONG TƯƠNG LAI
Ly hôn trẻ trong xã hội hiện đại đang ngày càng phổ biến. Phải chăng
giới trẻ đang trở nên dễ dãi hơn với khái niệm kết hôn, gia đình?
Gần đây độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa. Điều đáng buồn là trên 70% số
vụ ly hôn thuộc về các gia đình mà vợ, chồng trong độ tuổi từ 22-30. Trong
đó, có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1-5 năm và hầu hết đã có con.
Trong cuộc sống hiện đại, dường như những cặp vợ chồng trẻ chưa cảm
nhận hết được những giá trị của gia đình. Trước khi bước vào cuộc sống
chung họ không có sự chuẩn bị đối mặt với khó khăn. Để rồi mỗi khi xảy ra
va chạm, họ thường chọn giải pháp tiêu cực… ly hôn.
Điều 11 - Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rõ: “Vợ chồng có nghĩa
vụ chung thủy với nhau thương yêu quý trọng chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến
bộ…”. Đây là điều căn bản quan trọng nhất ngăn chặn sự tan vỡ gia đình.
Mặc dù vậy, tình trạng ly hôn ngày càng tăng trong giới trẻ thời gian gần
đây đã báo hiệu sự sa sút, xuống cấp của đạo đức khi nó trực tiếp làm lung
lay giá trị gia đình: con cái dễ bị phát triển lệch lạc do cha mẹ ly hôn.
Yêu vội vàng, cưới hấp tấp, nhiều đôi trẻ không kịp trang bị cho mình cả
những kỹ năng sống chung cơ bản nhất như sự chia sẻ, nhường nhịn, tự điều
chỉnh để sẵn sàng và thích ứng với nửa còn lại. Hai cá thể độc lập, phức tạp
với đầy đủ những khác biệt về cá tính, sở thích, lối sống bắt đầu va nhau
khi chung sống dưới một mái nhà. Họ nhanh chóng cảm thấy thất vọng về
nhau, chán nhau và cảm thấy "người tình" của mình không còn như trước.
Thật ra, theo lời của bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm tư vấn
FDC, "tình yêu trước hôn nhân như buổi bình minh của ngày mới, với tất cả
sự rạng rỡ, tràn trề sức sống. Còn tình yêu trong hôn nhân lại có buổi trưa và
buổi chiều với sự chói lòa, gay gắt, mệt mỏi".
Khi yêu nhau người ta nhìn đời bằng cặp kính màu hồng. Còn khi đã trở
thành vợ chồng, ai nấy đều "trở về" với con người thật của mình, lộ diện đầy
đủ cả tốt và xấu. Không biết chấp nhận cái xấu, khó chịu với những khác
biệt giữa hai người, ly hôn đương nhiên là điều khó tránh.
Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các
nước châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. PGS.TS
Nguyễn Hữu Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới (Viện
Khoa học xã hội VN) cho biết gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở VN
và xu hướng này đang tiếp tục tăng. "Ly hôn nhiều, khi đi sâu phân tích các
nguyên nhân để làm giảm tỉ lệ này, chúng tôi thấy các cặp vợ chồng đang rất
thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống chung khó khăn, nhiều
khác biệt trong sinh hoạt". “Việc thiếu kỹ năng sống là một trong những
nguyên nhân khiến các đôi vợ chồng trẻ đưa nhau ra tòa ly dị. Tôi đã gặp
khá nhiều trường hợp vợ chồng trẻ ly hôn là con một trong gia đình. Những
người này luôn được đặt ở vị trí trung tâm, được chiều chuộng nên thiếu sự
chịu đựng, lòng vị tha. Khi hôn nhân không như mong đợi, họ ít ngồi nói
chuyện bình tĩnh mà vội vã chia tay để tìm hạnh phúc mới”, ông Minh phân
tích.
Ông Minh cho rằng, nếu trước kia, nữ giới rất sợ khi ly hôn do phải đối
mặt với sự lên án của dư luận; họ cũng ít dám chủ động ly hôn thì hiện nay,
thực trạng này đã có nhiều thay đổi. Tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn cũng cao
gấp đôi so với nam giới. Lý do chính là giá trị cá nhân được đề cao hơn,
người phụ nữ chủ động hơn trong hạnh phúc của mình và cũng chứng tỏ
nhận thức của nữ giới về quyền và địa vị của họ đã thay đổi.
Một nhà tâm lý cho biết một số cặp vợ chồng trẻ ngày nay chưa cảm
nhận được hết giá trị của gia đình thậm chí còn thường xuyên sử dụng từ “ly
hôn” để “dọa nhau” mỗi khi xảy ra mâu thuẫn. Bên cạnh đó, giới trẻ ngày
nay nghiêng về lối sống cá nhân nhiều hơn. Họ chủ động kết hôn, chia tay và
không ít đôi kết hôn do tìm hiểu vội vã, mới chỉ rung động chứ chưa phải
tình yêu. Đến khi khó khăn, sợi dây tình cảm liên kết hai vợ chồng không đủ
mạnh để giúp họ vượt qua hoàn cảnh.
Ngoài ra, vợ chồng trẻ ngày nay có đủ điều kiện kinh tế để sống tự lập,
nên khi mâu thuẫn, họ rất dễ có tư tưởng ly hôn. Họ không muốn dung hòa
mối quan hệ, không biết hy sinh vì nhau và vì con cái. Đến với cuộc sống
gia đình, không ít bạn trẻ phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống
khi chưa được chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, dễ bị chi phối bởi lối sống thực
dụng, nên khi mâu thuẫn phát sinh không biết giải quyết.
Bên cạnh đó, sự tự do và những quan niệm sống hiện đại đã cho cả nam
giới và phụ nữ có những cái nhìn mới về hôn nhân. Họ không còn bị trói
buộc vào nhau và phải chịu đựng sự phụ thuộc suốt cả cuộc đời.
Tuy nhiên, khác xa so với trước đây, việc ly dị đã “dễ dàng” hơn. Một
cặp vợ chồng muốn chia tay không còn phải chịu quá nhiều áp lực từ trong
nội bộ, gia đình hai bên và từ xã hội. Giờ đây, họ có thể bỏ ngoài tai tất cả
để tìm cho mình con đường riêng khi thấy cuộc hôn nhân không thể đem lại
hạnh phúc. Dù con cái có thể bị ảnh hưởng bởi cha mẹ ly hôn nhưng không
vì thế mà ly dị là điều gì đó xấu xa, tội lỗi và rằng bạn nên cố gắng tránh “đổ
vỡ”, vì muốn con có bố có mẹ mà tiếp tục duy trì dù hôn nhân đã trở thành
“địa ngục” nặng nề.
Thẩm phán Minh Hương - Phó chánh án Tòa án Q.10, TP.HCM cho biết:
“Dẫu chỉ thấy một tia hy vọng nhỏ nhoi, chúng tôi cũng tìm mọi cách để hòa
giải. Những cuộc hòa giải bất thành cứ khiến chúng tôi day dứt nỗi buồn
Có những cuộc ly hôn khiến chúng tôi thẫn thờ, nuối tiếc suốt một thời gian
dài sau đó ”. Luật sư Nguyễn Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Luật gia
Q.Bình Thạnh, người từng ngồi ghế thẩm phán cho nhiều vụ ly hôn, tiếc
nuối: “Ở nhiều vụ, đặt bút ký quyết định ly hôn, tôi cứ thấy lòng mình trĩu
nặng. Sao họ ly hôn dễ đến vậy? Cha mẹ chia lìa, thiệt thòi lớn nhất thuộc về
những đứa trẻ, nhưng khi quyết định ly hôn, nhiều cặp vợ chồng chẳng mảy
may chạnh lòng vì điều đó. Họ chỉ cần thỏa mãn cái tôi của mình. Giới trẻ
ngày nay có lẽ còn quá mơ hồ và quan niệm đơn giản về cuộc sống hôn
nhân. Yêu thì lấy, hợp thì chung sống, không hợp thì sẵn sàng dứt bỏ.
Dường như đôi lứa không còn sự chịu đựng, nhẫn nại để vun đắp cho hạnh
phúc gia đình…”. Tất cả chúng ra đều biết rõ rằng hạnh phúc vợ chồng
không tự nhiên đến và cho dù tỉ lệ ly hôn có giảm đi thì cũng không đồng
nghĩa với việc những cuộc hôn nhân hạnh phúc sẽ nhiều hơn.
Thực trạng ly hôn sớm gia tăng cũng do bởi hiện tượng kết hôn sớm
trong giới trẻ. Thực tế là đang có một xu hướng kết hôn sớm trong giới trẻ
hiện nay. Đây là một trào lưu nhất thời, hay là kết quả của một quá trình
“chín sớm” trong con đường trưởng thành của người trẻ? Trước đây, nếu kết
hôn sớm vốn được coi là “chuyện thường ngày” của các bạn trẻ ở nông thôn
thì nay, nó đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ, nhất là ở các thành phố
lớn. Điều này trở nên phổ biến hơn ở những gia đình có điều kiện vật chất
tương đối khá giả. Nếu các bạn trẻ ở nông thôn kết hôn sớm phần lớn là con
em những gia đình thuần nông, kinh tế còn khó khăn, thì những bạn trẻ ở
thành phố kết hôn sớm thường thuộc gia đình khá giả. Điểm giống nhau giữa
họ chỉ là còn trẻ và chưa có nghề nghiệp ổn định. Chính bởi giới trẻ đang có
xu hướng kết hôn sớm, vậy nên thực trạng ly hôn sớm ở các cặp vợ chồng
trẻ càng trở nên phổ biến. Hẳn nhiều người sẽ nói đây chỉ là một vài trường
hợp hy hữu thôi, đâu phải ai kết hôn sớm cũng vậy. Vẫn có những người
hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Có lẽ vì vậy mà trào lưu kết hôn sớm
vẫn ngày càng tăng mạnh khi các bạn trẻ được bố mẹ tạo điều kiện, chăm lo
về vật chất và tinh thần nhiều hơn và cũng yêu sớm hơn. Nó càng tạo điều
kiện cho xu hướng ly hôn sớm ở các bạn trẻ trong tương lai.
Tại tòa án các quận/huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ly
hôn của các cặp vợ chồng trẻ chiếm áp đảo trong tổng số các đối tượng đưa
nhau ra tòa để chấm dứt mối quan hệ vợ chồng.
Trong số các cặp vợ chồng trẻ từ 20-30 ly hôn thì có tới 70% cặp tan vỡ
khi đã có con khiến mỗi năm TP HCM có khoảng 50.000 trẻ em rơi vào
cảnh thiếu bố hoặc mẹ. TS Khuất Thu Hồng (Viện phó Viện nghiên cứu phát
triển) cho biết, trong số những cặp vợ chồng trẻ ly hôn, có cặp vì cảm thấy
không hòa hợp khi sống cùng nhau, có cặp bước vào rồi mới nhận ra mình
chưa sẵn sàng cho cuộc sống gia đình vì họ còn quá trẻ hoặc vẫn còn quá
ham chơi. Khi cưới, họ chỉ xác định một điều “hết mình vì yêu” mà không
nghĩ đến việc họ phải thay đổi để thích ứng với cuộc sống mới. Vì thế, họ
chia tay nhau.
Sở dĩ vì sao họ chia tay nhau dễ dàng sau một thời gian ngắn, bà Hồng
cho rằng: “Hiện nay chuyện ly hôn không còn bị coi là một cái gì đó quá
kinh khủng như trước đây. Hơn nữa, khả năng làm lại của một người từng
đổ vỡ là rất cao, kể cả phụ nữ”. Nếu không làm lại thì người đã ly hôn vẫn
có thể có nhiều cách để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân trong đời sống của
mình (hệt như người đang có gia đình). Vì vậy những cặp vợ chồng có nhiều
lựa chọn để không phải bó buộc vào những mối quan hệ mà họ cho là gánh
nặng của mình”.
Hiện nay, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam đang ở mức thấp so với thế giới (trung
bình cả ở nông thôn lẫn thành thị là khoảng 5%). Tuy vậy, bà Hồng đánh giá
trong tương lai xu hướng trên sẽ còn tiếp tục lan rộng. Đó là hệ quả tất yếu
trong một xã hội có nền kinh tế được ưu tiên phát triển mạnh, giới trẻ lại
chuộng xu hướng sống gấp, không tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng hành trang
trước khi bước vào cuộc sống gia đình.
Một bộ phận giới trẻ ngày nay, họ thích thì yêu, thích thì cưới và thích thì
chia tay Nhiều bạn trẻ nghĩ đơn giản “lấy nhau hợp thì ở, không hợp thì
đường ai nấy đi”. Hiện tượng “yêu cuồng sống vội”, khi yêu không tìm hiểu
kỹ lưỡng hoặc “có tìm mà không hiểu” dẫn đến tình trạng khi chung sống
không xử lý được những mâu thuẫn về sự khác biệt thói quen cá nhân, tâm
lý vùng miền, gia phong nội ngoại… Quan niệm đó làm cho những thế hệ
trước phải choáng váng. Thực tế này làm người ta phải giật mình suy nghĩ
phải chăng đây là hiện tượng xã hội đáng lo ngại, là vấn nạn của gia đình
Việt Nam thời hội nhập?
Thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Tài, trưởng nhóm khảo sát tình hình
ly hôn trong thanh niên Tp.HCM của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý thể
chất Tp.HCM, cho biết: 'Qua các cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy ly
hôn cũng là một giải pháp khi mâu thuẫn gia đinh không còn cách giải
quyết, hoặc người trong cuộc không muốn giải quyết. Tuy nhiên, số vụ ly
hôn do những nguyên nhân chưa đến mức chia tay lại chiếm đa số trong
cuộc khảo sát. Điều này phản ánh sự nhận thức hời hợt của giới trẻ về giá
trị của gia đinh, coi thường cảm xúc bên người thân, vội vàng trong quyết
định, thái độ quá nóng nảy trong cách hành xử. Kết quả của cuộc khảo sát
là tài liệu sống động và thực tế để gợi ý cho giới chuyên môn và các cơ quan
chức năng xây dựng giáo trình về kỹ năng sống, trong đó bao gồm các kỹ
năng ứng xử, giao tiếp vợ chồng, xây dựng kế hoạch chi tiêu, nuôi dạy con
cái '
Một thực tế khác khi giải quyết án ly hôn được ngành tòa án TP. Hồ Chí
Minh vạch ra là độ tuổi xin ly hôn ngày càng trẻ hóa. Nhiều cặp vợ chồng trẻ
trình độ học vấn cao, có thừa kiến thức xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, giao
tiếp nhưng lại thiếu hiểu biết và kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình.
Tháng 3-2009, TAND quận Phú Nhuận cũng phải giải quyết ly hôn cho một
cặp vợ chồng trẻ măng vì không hợp nhau. Họ kết hôn khi người vợ chưa
đầy 20 tuổi và sinh được một con chung. Sau hơn một năm chung sống, cả
hai mới nhận ra rằng quyết định đi đến hôn nhân của mình là quá vội vàng vì
họ chẳng hiểu gì về nhau cả. Cứ hễ chồng thích ăn món gì thì vợ không
thích, còn vợ thích mặc quần áo màu gì thì người chồng lại dị ứng khiến cả
hai bất hòa trầm trọng
Theo một cuộc khảo sát mới đây của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý
thể chất TP.HCM, ly hôn vì bất đồng trong cá tính, suy nghĩ, quan điểm
chiếm tỉ lệ cao nhất (39,5%). Tại buổi báo cáo đề tài này, Tiến sĩ Mai Ngọc
Luông cho rằng đây là sự thay đổi tất yếu trong xã hội đô thị. Cá tính của
những trí thức trẻ đã thể hiện rõ nét hơn, họ dám trung thực với bản thân hơn
trong nếp sống và suy nghĩ của mình. Theo Tiến sĩ Luông, cá tính mạnh
trong cuộc sống hiện đại thì rất tốt nhưng nó lại là kẻ thù của hôn nhân vì
người ta dễ tự do thể hiện cá tính mà thiếu sự nhường nhịn lẫn nhau.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới công bố về tình trạng ly hôn của
thanh niên trên địa bàn TP.HCM của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tài (Trung
tâm Tư vấn giáo dục tâm lý thể chất TP.HCM), hiện nay cứ bình quân 2,7
cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và
năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cũng theo khảo sát này, 43,4% cảm thấy
cuộc sống của mình thoải mái, tự do hơn sau khi ly hôn.
Từ đó, báo cáo kết luận: Tuổi thọ hôn nhân ở Việt Nam càng ngày càng
giảm. Theo thống kê của các trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ở
TP.HCM, số người đến tư vấn ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn, và
đa số là những người trẻ.
Giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng như
mọi người vẫn thường tưởng tượng. Vì thế, để vượt qua những xung đột
giữa những cá thể (mỗi cá thể có một cá tính riêng biệt) thì rất cần sự hiểu
biết, cảm thông, chia sẻ từ cả hai phía để giữ hạnh phúc gia đình được bền
lâu.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng ly hôn sớm trong giới trẻ
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: kết quả nghiên cứu được thu thập vào tháng 1/2010
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu các trường hợp ly hôn tại địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh, theo kết quả cuộc khảo sát “Tình hình ly hôn trong thanh
niên ở TP.Hồ Chí Minh” của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất
TP.Hồ Chí Minh.
3. Khách thể nghiên cứu:
Các hồ sơ ly hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh và những người dân tham gia
vào cuộc khảo sát.
V. KẾT LUẬN
Qua kết quả cuộc khảo sát “Tình hình ly hôn trong thanh niên ở TP.Hồ
Chí Minh” của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất TP.Hồ Chí
Minh, cùng kết quả nghiên cứu của một số tài liệu dẫn ở trên, đã chứng minh
được một thực tế đang tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh, đó chính là thực
trạng ly hôn sớm của giới trẻ đang ngày càng phổ biến và đáng báo động.
Việc ly hhon ở ở các cặp vợ chồng trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau. Thực tế có ít trường hợp ly hôn vì một lý do, nó là một chuỗi các
nguyên nhân lồng ghép nhau. Qua kết quả phân tích các trường hợp ở Thành
phố Hồ Chí Minh, đã tập trung được 6 nguyên nhân chính dẫ tới việc ly hôn
sớm ở giới trẻ. Đó là: đổ vỡ những ấn tượng đẹp khi yêu; bất đồng nặng nề
trong cá tính, quan điểm; gặp khó khăn về kinh tế; chia tay vì tính cố chấp,
thiếu kiến thức và kĩ năng về cuộc sống gia đình; không hoà hợp trong cuộc
sống tình dục; sự không chung thuỷ của vợ/chồng.
Ly hôn để lại hậu quả cho các cá nhân và xã hội, đặc biệt là để lại hậu
quả nặng nề cho những đứa trẻ cả về mặt tinh thần cũng như vật chất.
Tóm lại, thực trạng ly hôn sớm trong giới trẻ là một vấn đề đáng báo
động trong xã hội hiện đại ngày nay, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
xã hội. Chính vì vậy, mỗi các nhân những người trẻ tuổi nên tự trang bị cho
mình những kiến thức về cuộc sống gia đình để lựa chọn bạn đời đúng đắn
và duy trì đời sống hôn nhân hạnh phúc. Bên cạnh đó còn cần sự chung tay
của toàn xã hội, nhất là Nhà nước và Toà án nhân dân các cấp.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Phạm Văn Quyết,
Nguyễn Quý Thanh, Hoàng Bá Thịnh, Xã hội học, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội, năm 1997.
2. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và Lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc
Gia Hà Nội, năm 2002.
3. Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động, Tạp chí
Xã hội học, số 1 (57), năm 1997
4. Toà án nhân dân tối cao – Báo cáo, đánh giá tổng kết năm 2006.
5. Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002. Giáo trình Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam. Hà Nội. NXB Công an nhân dân
7. Báo điện tử Giáo dục Online Thành phố Hồ Chí Minh và báo Phụ nữ
Online.