Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xây dựng mô hình sàn giao dịch công nghệ nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ. (Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 85 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI THANH BẰNG


XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH
CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ





TP. Hồ Chí Minh - 2013


2




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI THANH BẰNG


XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH
CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)



Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.72



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Hà





TP. Hồ Chí Minh, 2013



3

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1. Tên đề tài 9
2. Lý do nghiên cứu 9
3. Lịch sử nghiên cứu 11
4. Mục tiêu nghiên cứu 12
4.1. Mục tiêu 12
4.2. Nhiệm vụ 12
5. Phạm vi nghiên cứu 13
6. Mẫu khảo sát 13
7. Câu hỏi nghiên cứu 14
8. Giả thuyết nghiên cứu 14
9. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm 14
10. Kết cấu của luận văn 15
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ
VÀ VAI TRÒ CỦA SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT
ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 16
1.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ 16
1.2. Các mô hình chuyển giao công nghệ 19
1.2.1. Mô hình tự thích ứng 19


4


1.2.2. Mô hình phổ biến 20
1.2.3. Mô hình tri thức 21
1.2.4. Mô hình thông tin 21
1.2.5. Mô hình chuyển giao công nghệ sau những năm 90 22
1.2.6. Mô hình của Sung và Gibson 23
1.3. Thị trƣờng công nghệ và các yếu tố cấu thành thị trƣờng công
nghệ 24
1.4. Sàn giao dịch công nghệ là gì? 26
1.5. Vai trò của sàn giao dịch công nghệ trong hoạt động chuyển giao
công nghệ 27
1.5.1. Vai trò kết nối cung - cầu trong hoạt động chuyển giao công
nghệ 27
1.5.2. Vai trò bảo mật thông tin 28
1.5.3. Vai trò chuyên gia về tư vấn chuyển giao công nghệ 29
1.5.4. Cung cấp sân chơi cho hoạt động chuyển giao công nghệ 29
1.6 Sự cần thiết thành lập sàn giao dịch công nghệ 30
* Kết luận Chƣơng 1 30
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆNTRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ TẠI TP. HCM 32
2.1. Hiện trạng hoạt động chuyển giao công nghệ của Thành phố Hồ
Chí Minh 32
2.1.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động chuyển giao công nghệ 32
2.1.2. Hiện trạng phía cung 33
2.1.3. Hiện trạng phía cầu 36


5

2.1.4. Hiện trạng hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ 37
2.1.4.1. Về lực lượng tư vấn, môi giới 37

2.1.4.2. Về hoạt động xúc tiến giao dịch mua - bán công nghệ 40
2.1.5. Hiện trạng các dịch vụ thông tin KH&CN trong hoạt động
chuyển giao công nghệ 43
2.1.6. Phân tích các nguyên nhân làm chậm phát triển hoạt động
chuyển giao công tại TP. HCM 46
2.2. Các mô hình tổ chức chuyển giao công nghệ của Việt Nam 47
2.2.1. Các trung tâm chuyển giao công nghệ thuộc các viện, trường 47
2.2.2. Các sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương 48
2.2.3. Các ý kiến về sự cần thiết thành lập sàn giao dịch công nghệ . 49
2.3. Các mô hình tổ chức chuyển giao công nghệ trên thế giới 51
2.3.1. Tổ chức chuyển giao công nghệ tư nhân 51
2.3.2. Tổ chức chuyển giao công nghệ thuộc viện nghiên cứu/trường
đại học 53
2.3.3. Tổ chức chuyển giao công nghệ công ích của Chính phủ 54
2.3.4. Nhận xét từ nghiên cứu các mô hình sàn giao dịch công nghệ
trên thế giới và vai trò của nó trong hoạt động chuyển giao công
nghệ 58
* Kết luận Chƣơng 2 59
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH LIÊN KẾT CỦA SÀN GIAO DỊCH
CÔNG NGHỆ ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ 62
3.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của Sàn 63


6

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của SGDCN 63
3.1.2. Mô hình hoạt động của SGDCN 64
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của sàn giao dịch công nghệ 65
3.2. Mạng lƣới nguồn cung 65

3.2.1. Trong nước 65
3.2.2. Nước ngoài 66
3.3. Mạng lƣới nguồn cầu 67
3.4. Mạng lƣới các tổ chức, dịch vụ trung gian 67
3.5. Phân tích SWOT 68
3.5.1. Thời cơ 68
3.5.2. Thách thức 68
3.5.3. Thuận lợi 68
3.5.4. Khó khăn 69
3.5.5. Nhận xét 70
3.6. Điều kiện cần thiết để tổ chức, vận hành SGDCN tại Việt Nam 71
* Kết luận Chƣơng 3 73
KẾT LUẬN 75
KHUYẾN NGHỊ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78




7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH&CN : Khoa học và công nghệ
UBND : Ủy ban nhân dân
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
CN&TB : Công nghệ và thiết bị
CGCN : Chuyển giao công nghệ
SGDCN : Sàn giao dịch công nghệ
DN : Doanh nghiệp











8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về các khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp
cận nguồn cung CN&TB trong nƣớc trang 33
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trang 34
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về các vấn đề khó khăn trong hoạt động
chuyển giao công nghệ trang 35
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về các dịch vụ hỗ trợ hoạt động chuyển giao
công nghệ trang 37
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát mức độ nhận biết của doanh nghiệp đối với
các chính sách hỗ trợ đổi mới, chuyển giao công nghệ trang 39
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền, phổ biến chính
sách chuyển giao công nghệ trang 40
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về các tổ chức hỗ trợ tƣ vấn chuyển giao
công nghệ trang 41
Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả thực hiện nhiệm vụ của Sàn giao dịch
công nghệ Thƣợng Hải trang 71





9

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
Xây dựng mô hình sàn giao dịch công nghệ nhằm thúc đẩy hoạt động
chuyển giao công nghệ (nghiên cứu trƣờng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
2. Lý do nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội,
Đảng và Nhà nƣớc đã có các văn bản chỉ đạo về phát triển thị trƣờng
KH&CN. Ngày 30/8/2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
214/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trƣờng công nghệ. Một
trong những giải pháp phát triển thị trƣờng công nghệ đƣợc nêu trong Đề án
là “nghiên cứu, thử nghiệm, tổ chức sàn giao dịch công nghệ … tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. HCM lần thứ IX
đã chỉ rõ: “Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định, cần
tiếp tục hoàn thiện các chƣơng trình, công trình mang tính đòn bẫy đã đề ra;
đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nguồn lực thực hiện 6 chƣơng trình đột
phá, trong đó có chƣơng trình thứ 6 là “Chƣơng trình hỗ trợ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế thành phố (giai đoạn
2011-2015), tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lƣợng
khoa học và công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có hiệu quả và sức cạnh tranh
cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái ở vùng ven
đô thị, đi đầu cả nƣớc trong chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế từ phát
triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, có chất lƣợng, hiệu quả cao,
bền vững”. (Trích mục 5. Sáu chƣơng trình đột phá, Báo cáo chính trị Đại hội
đại biểu Đảng bộ TP. HCM lần thƣ IX (nhiệm kỳ 2010-2015).



10

Xuất phát từ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nhƣ
đã nêu trên, định hƣớng phát triển hoạt động KH&CN của TP. HCM cần đi
vào chiều sâu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất
lƣợng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Chính vì
vậy, tăng cƣờng hoạt động chuyển giao công nghệ để thực hiện đổi mới công
nghệ là việc làm hết sức cần thiết đối với Thành phố trong thời gian tới.
Có thể nói, đổi mới, chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ nhất,
cần thiết thực hiện đổi mới, chuyển giao công nghệ để góp phần nâng cao
năng suất lao động. Theo số liệu thống kê của tổ chức Năng suất Châu Á -
APO trong Báo cáo Năng suất năm 2012 - APO Productivity Databook 2012
về tình hình năng suất của các quốc gia châu Á, năng suất lao động của Việt
nam hiện nay chỉ bằng 43% của Trung Quốc, 6% của Singapore, 20-30%
năng suất trung bình của ASEAN. Để nâng cao năng suất lao động, việc đầu
tƣ đổi mới công nghệ trong sản xuất và dịch vụ là vô cùng quan trọng. Thứ
hai, cần thiết đổi mới, chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP. HCM,
đến cuối năm 2012, TP. HCM có 106.000 doanh nghiệp. Giá trị nhập khẩu
máy móc, thiết bị của Việt Nam những năm 2009-2010 là khoảng 12-13 tỷ
USD, chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nƣớc (Theo số liệu thống
kê của Bộ Công Thƣơng). Bên cạnh đó, tiềm lực KH&CN của TP. HCM là
rất lớn. Tại TP. HCM hiện có trên 350 viện, trung tâm nghiên cứu khoa học
và các trƣờng đại học, cao đẳng đang hoạt động, lực lƣợng lao động KH&CN
có hơn 40.000 thạc sĩ, tiến sĩ và hơn 80.000 ngƣời tốt nghiệp đại học, cao
đẳng. Vì vậy, cần thiết thực hiện đổi mới, chuyển giao công nghệ để nâng cao
năng lực nghiên cứu của các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, góp phần thúc



11

đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ trong nƣớc.
Hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ đã đƣợc xem là một trong
các nhiệm vụ quan trọng của hoạt động KH&CN trong nhiều năm qua tại TP.
HCM nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ năm 1999, tại TP. HCM đã tổ chức
sự kiện đầu tiên của mô hình Chợ CN&TB - Techmart để xúc tiến chuyển
giao công nghệ, tuy nhiên hoạt động này chỉ dừng ở mức hỗ trợ để 2 bên
cung-cầu gặp nhau, chƣa đủ sức để đi đến thực hiện thành công các hợp đồng
chuyển giao công nghệ. Với tiềm lực KH&CN và nhu cầu đổi mới, chuyển
giao công nghệ của lực lƣợng đông đảo doanh nghiệp hiện nay và trong thời
gian tới, cần có mô hình mới hay nói cách khác là kênh chuyển giao công
nghệ phù hợp, đủ chuyên nghiệp để xúc tiến kết nối cung-cầu, thúc đẩy hoạt
động chuyển giao công nghệ tại TP. HCM.
Với các lý do trên trên, việc nghiên cứu mô hình chuyển giao công nghệ
để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ là vô cùng cần thiết và cấp
bách.
3. Lịch sử nghiên cứu
Từ năm 1994, Viện Nghiên cứu khoa học thị trƣờng giá cả đã nghiên
cứu đề tài cấp Bộ “Thị trƣờng công nghệ, giá cả chuyển giao công nghệ trong
quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng”. Đề tài đề xuất các giải pháp
thúc đẩy sự hoạt động và phát triển thị trƣờng công nghệ phù hợp với cơ chế
nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta nhƣ: tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về công cụ
chính sách và luật pháp trong chuyển giao công nghệ, tạo lập điều kiện hỗ trợ
cho thị trƣờng công nghệ phát triển nhƣ đa dạng hóa nguồn vốn, chế độ tín
dụng, ƣu đãi, quỹ KH&CN, nâng cao vai trò của tƣ vấn, định giá công nghệ
trong hoạt động chuyển giao công nghệ.



12

Từ năm 2006, tác giả Trần Thị Thu Thủy đã thực hiện đề tài luận văn
thạc sỹ “Quản lý Nhà nƣớc về thị trƣờng sản phẩm KH&CN tại TP. HCM”,
đề xuất các giải pháp về tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng sản
phẩm KH&CN tại TP. HCM, trong đó có giải pháp hình thành trung tâm giao
dịch sản phẩm KH&CN phía Nam bao gồm khu trƣng bày CN&TB thƣờng
xuyên, các kỳ chợ CN&TB, trình diễn công nghệ và các dịch vụ cung cấp
thông tin công nghệ. Tuy nhiên, chƣa đề xuất các mô hình cụ thể.
Trong năm 2013, Cục công tác phía Nam - Bộ KH&CN đã tổ chức Hội
thảo “Xây dựng mô hình chức năng của hệ thống quản lý (online) Sàn giao
dịch công nghệ tại TP. Hồ Chí Minh” nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện
việc xây dựng Sàn giao dịch công nghệ tại TP. Hồ Chí Minh trong khuôn khổ
chƣơng trình hợp tác theo Nghị định thƣ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hệ
thống thông tin của sàn bao gồm phần cứng, phần mềm, mạng kết nối, thông
tin. Thông tin của sàn đƣợc xác định gồm các khối thông tin: chuyển giao
công nghệ, quản lý điều hành. Hệ thống thông tin của Sàn cung cấp các chức
năng giao tiếp với khách hàng, đối tác, hỗ trợ thực hiện và quản lý các hoạt
động nghiệp vụ. Theo nhóm nghiên cứu, không thể xây dựng ngay đƣợc một
hệ thống cung cấp tất cả các dịch vụ và chức năng cho tất cả các đối tƣợng
tham gia. Quá trình xây dựng phải đƣợc thực hiện theo lộ trình và kế hoạch
phát triển dài hạn phù hợp với sự phát triển của sàn.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu
Đề xuất mô hình tổ chức sàn giao dịch công nghệ để thúc đẩy hoạt động
chuyển giao công nghệ
4.2. Nhiệm vụ


13


– Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ:
công nghệ, thị trƣờng công nghệ, chuyển giao công nghệ, định giá công nghệ,
môi giới công nghệ.
– Làm rõ khái niệm sàn giao dịch công nghệ và vai trò của sàn giao dịch
công nghệ trong việc thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.
– Trên cơ sở số liệu khảo sát phác họa thực trạng hoạt động chuyển giao
công nghệ tại TP. HCM.
– Nghiên cứu một số mô hình tổ chức chuyển giao công nghệ tại Việt
Nam và trên thế giới.
– Đề xuất mô hình tổ chức sàn giao dịch công nghệ để thúc đẩy hoạt
động chuyển giao công nghệ.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại thành phố
Hồ Chí Minh; tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động của một số tổ chức chuyển
giao công nghệ tại Việt Nam và trên thế giới: Đức, Mỹ, Anh, Hàn Quốc,
Trung Quốc. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ đề xuất giải pháp tổ chức sàn
giao dịch công nghệ để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.
6. Mẫu khảo sát
Nhằm phục vụ cho công tác điều tra đƣợc tiến hành nhanh gọn, bảo đảm
tính kịp thời của số liệu thống kê, thu thập đƣợc các chỉ tiêu thống kê có nội
dung chuyên biệt về hoạt động chuyển giao công nghệ. Phƣơng pháp chọn
mẫu đƣợc sử dụng trong đề tài là phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
giản. Căn cứ trên danh sách các đơn vị tham dự hội thảo, tiến hành phát phiếu
điều tra khảo sát ngẫu nhiên cho 80 đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp tại
TP. HCM tham dự các buổi hội thảo thuộc lĩnh vực KH&CN do Trung tâm


14


Thông tin KH&CN - Sở KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức để thu
thập ý kiến về nhu cầu chuyển giao công nghệ và các vấn đề còn vƣớng mắc
trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
7. Câu hỏi nghiên cứu
SGDCN đƣợc tổ chức theo mô hình nào để thúc đẩy hoạt động CGCN
tại TP. HCM.
8. Giả thuyết nghiên cứu
SGDCN tổ chức theo mô hình mạng lƣới liên kết giữa bên cung, bên cầu
và các tổ chức trung gian sẽ thúc đẩy hoạt động CGCN tại TP. HCM.
9. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, văn bản pháp
luật của Nhà nƣớc đã ban hành. Thu thập thông tin, xử lý, phân tích đánh giá
hiện trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại TP. HCM; tổng hợp, phân
tích, so sánh mô hình của các nƣớc làm cơ sở để đề xuất mô hình tổ chức
SGDCN tại TP. HCM.
Cụ thể, trên cơ sở phiếu khảo sát đƣợc thu thập ngẫu nhiên từ 80 doanh
nghiệp, đơn vị nghiên cứu tại TP. HCM, tác giả đã tiến hành xử lý, phân tích
để có đƣợc kết quả thống kê ý kiến về các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp
trong hoạt động chuyển giao công nghệ, ý kiến nhận định, đánh giá về nguồn
cung CN&TB trong nƣớc, về sự cần thiết của các tổ chức, dịch vụ trung gian
trong hoạt động CGCN, v.v… Từ đó, phác họa nên bức tranh tổng thể của
hiện trạng hoạt động CGCN tại TP. HCM.
Mặt khác, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nƣớc về các
hoạt động chuyển giao công nghệ đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên ngành,


15

tài liệu “Khóa đào tạo chuyển giao công nghệ Trung - Việt 2011” của Sàn
giao dịch công nghệ Thƣợng Hải, Trung Quốc và các thông tin đƣợc giới

thiệu trên các website của các tổ chức chuyển giao công nghệ trong và ngoài
nƣớc, tác giả thực hiện phân tích, so sánh mô hình các nƣớc và đề xuất mô
hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của TP. HCM.
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng:
– Chƣơng 1. Lý luận chung về sàn giao dịch công nghệ và vai trò của
sàn giao dịch công nghệ trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
– Chƣơng 2. Đánh giá hiện trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại
TP. HCM.
– Chƣơng 3. Đề xuất mô hình liên kết của sàn giao dịch công nghệ để
thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.














16


CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ
VÀ VAI TRÒ CỦA SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ

TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ
– Công nghệ là gì?
Tùy theo cách tiếp cận, có một số định nghĩa khác nhau về công nghệ:
+ Định nghĩa 1: Theo tác giả F. R. Root: “Công nghệ là dạng kiến thức
có thể áp dụng đƣợc vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản
phẩm mới”.
+ Định nghĩa 2: Theo tác giả R. Jones (1970): “Công nghệ là cách thức
mà qua đó các nguồn lực chuyển thành hàng hóa”.
+ Định nghĩa 3: Theo tác giả J. Baranson (1976): “Công nghệ là tập hợp
các kiến thức về một quy trình hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản
xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh”.
+ Định nghĩa 4: Theo tổ chức PRODEC (1982): “Công nghệ là mọi loại
kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong sản xuất công
nghiệp, chế biến dịch vụ”.
+ Định nghĩa 5: Theo tác giả Sharif (1986) cho rằng “Công nghệ bao
gồm khả năng sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và
sử dụng chúng một cách tối ƣu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trƣờng
vật chất, xã hội và văn hóa.
Công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 dạng
cơ bản:
 Dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm


17

hoàn chỉnh,…).
 Dạng con ngƣời (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm).
 Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phƣơng pháp, dữ kiện thích hợp,
đƣợc mô tả trong các ấn phẩm tài liệu v.v…).

 Dạng thiết chế tổ chức (dịch vụ, phƣơng tiện truyền bá, công ty tƣ vấn,
cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp, …).
+ Định nghĩa 6: Theo Luật KH&CN Việt Nam (2000): “Công nghệ là
tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện
dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.
+ Định nghĩa 7: Theo Luật Chuyển giao Công nghệ (2006): “Công nghệ
là giải pháp, quy trình, bí quyết, kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ,
phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Trong số các định nghĩa trên, định nghĩa công nghệ của Sharif với 4
thành phần: vật thể, con ngƣời, ghi chép, thiết chế tổ chức là bao quát và đầy
đủ nhất vì thực tế cho thấy ngoài phần mềm (kiến thức) đƣợc thể hiện qua
dạng con ngƣời, dạng thông tin, cần có phần cứng nhƣ công cụ sản xuất, thiết
bị và máy móc thì mới có thể biến nguồn lực thành sản phẩm.
– Chuyển giao công nghệ
+ Định nghĩa 1: Theo UNCTAD (1982): “Chuyển giao công nghệ là
việc chuyển giao kiến thức có hệ thống để sản xuất ra sản phẩm, áp dụng một
quy trình hoặc thực hiện một dịch vụ”.
+ Định nghĩa 2: Theo tác giả Dunning (1982): “Chuyển giao công nghệ
liên quan đến phƣơng thức một nƣớc tiếp nhận công nghệ (thu nhận) hoặc khả
năng công nghệ từ nƣớc khác. Nó cũng bao gồm bất kỳ hình thức chuyển giao
công nghệ nào giữa các hình thái tổ chức hoặc trong nội bộ một tổ chức”.
+ Định nghĩa 3: Theo tác giả Nawaz Sharif (1983), “Chuyển giao công


18

nghệ thƣờng là cách gọi việc mua công nghệ mới. Nó thƣờng xảy ra do có sự
tồn tại của “ngƣời mua” và “ngƣời bán”. Ngƣời bán thƣờng đƣợc gọi là
“ngƣời giao” và ngƣời mua thƣờng đƣợc gọi là “ngƣời nhận” của quá trình
công nghệ.

+ Định nghĩa 4: Theo một Hội nghị của NATO (1975): “ Chuyển giao
công nghệ là quá trình truyền thông tin giữa khoa học, kỹ thuật và việc sử
dụng các dữ kiện, ý đồ khoa học vào sản xuất và dịch vụ; chuyển các kết quả
nghiên cứu sang khu vực áp dụng; quá trình cho thông tin xuất hiện ở một
môi trƣờng này thích ứng đƣợc với việc sử dụng trong một môi trƣờng khác”.
+ Định nghĩa 5: Theo Luật Chuyển giao Công nghệ Việt Nam (2006):
“Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ
sang bên nhận công nghệ”.
Ngày nay, bản chất của chuyển giao công nghệ cần đƣợc hiểu theo nghĩa
rộng hơn không đơn giản chỉ là mua đứt, bán đoạn nhƣ đối với các hàng hóa
khác mà chuyển giao công nghệ phải đƣợc hiểu là quá trình vật chất, là quá
trình sản sinh, truyền và sử dụng thông tin. Việc mua bán chỉ là một phần của
chuyển giao tuy rất quan trọng. Hoạt động chuyển giao công nghệ liên quan
rất chặt chẽ với quyền sở hữu trí tuệ bởi vì giá trị của công nghệ là giá trị vô
hình.
– Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm
kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
– Định giá công nghệ: Theo Luật Chuyển giao Công nghệ là hoạt động
xác định giá của công nghệ.
– Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả
kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trƣờng của công nghệ.


19

– Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có công
nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển
giao công nghệ (Luật Chuyển giao Công nghệ).
– Tƣ vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc

lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao
công nghệ (Luật Chuyển giao Công nghệ).
– Xúc tiến chuyển giao công nghệ là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm
cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trƣng bày, giới thiệu
công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công
nghệ (Luật Chuyển giao Công nghệ).
1.2. Các mô hình chuyển giao công nghệ
Theo tài liệu “A review on the technology transfer models, knowledge -
based and organizational learning models on technology transfer” của các tác
giả Sazali Abdul Wahab, Radual Che Rose , Jegak Uli, Haslinda Abdullah,…
đăng trên tạp chí European Journal of social sciences - volume 10, number 4
(2009), tổng quan các mô hình chuyển giao công nghệ qua các giai đoạn phát
triển của khoa học kỹ thuật nhƣ sau:
1.2.1. Mô hình tự thích ứng
Mô hình này đƣợc triển khai vào các năm 1945-1950 cho rằng các công
nghệ tốt hay có chất lƣợng tự nó có thể bán đƣợc. Mô hình nhấn mạnh tính
quan trọng của các nghiên cứu có chất lƣợng và áp lực cạnh tranh của thị
trƣờng để đạt đƣợc chuyển giao công nghệ và thúc đẩy việc áp dụng các kết
quả nghiên cứu. Theo mô hình này, chuyển giao công nghệ diễn ra một cách
đơn giản khi công nghệ tìm ra ngƣời sử dụng hoặc đƣợc phát hiện bởi thị
trƣờng. Mô hình giả định rằng sau khi các nhà nghiên cứu phát triển công


20

nghệ và làm cho công nghệ trở nên sẵn có dƣới nhiều hình thức thông tin ví
dụ nhƣ các báo cáo kỹ thuật hay tạp chí chuyên ngành thì ngƣời dùng sẽ tự
khắc tìm đến.
Mô hình tự thích ứng đƣợc mô tả nhƣ cấp độ cơ bản nhất của mô hình
chuyển giao công nghệ. Giả định cơ bản nhất của phƣơng pháp tiếp cận tự

thích ứng là xem chuyển giao công nghệ nhƣ là kết quả của một quá trình tự
động đƣợc bắt đầu bằng nghiên cứu khoa học sau đó chuyển dịch tới việc
triển khai, tài chính, sản xuất và tiếp thị. Chuyển giao công nghệ không cần
thiết có các mối liên kết trong quá trình thƣơng mại hóa công nghệ. Tuy
nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây đã thừa nhận một chứng cứ trong nhiều năm
rằng không phải công nghệ tốt thì đƣợc bán với kết quả tốt.
1.2.2. Mô hình phổ biến
Mô hình đƣợc đƣa ra bởi Rogers (1983) và Rogers and Kincaid (1982)
đƣợc triển khai vào những năm 1960 - 1970. Tiếp cận nêu ra tính quan trọng
của công nghệ và đổi mới sáng tạo đƣợc khuếch tán, phổ biến đến ngƣời dùng
tiềm năng bởi các chuyên gia. Giả định quan trọng của mô hình này là một
khi các mối liên hệ đã đƣợc thiết lập thì công nghệ mới sẽ đƣợc di chuyển từ
chuyên gia sang đối tƣợng không phải là chuyên gia nhƣ là “nƣớc chảy trong
ống khi đƣờng dẫn đƣợc khai thông”. Mô hình này nhƣ cấp độ 2 của mô hình
chuyển giao công nghệ: cấp độ tiếp nhận công nghệ. Mô hình này cho rằng
trách nhiệm đầu tiên của chuyên gia là để lựa chọn công nghệ và đảm bảo tính
khả thi của công nghệ để ngƣời tiếp nhận công nghệ có thể hiểu và sử dụng
công nghệ. Tuy nhiên, mô hình này chịu sự hạn chế là tính chất thông tin một
chiều, không có sự tham gia của ngƣời sử dụng trong quá trình chuyển giao
công nghệ.


21

1.2.3. Mô hình tri thức
Mô hình này đƣợc triển khai vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20 có
ảnh hƣởng vô cùng quan trọng đối với văn hóa chuyển giao công nghệ.
Phƣơng pháp tiếp cận bởi mô hình này là tập trung vào các điểm sau đây: 1/
Vai trò quan trọng của giao tiếp cá nhân giữa các nhà nghiên cứu/phát triển
công nghệ với ngƣời sử dụng công nghệ. Mô hình này nhấn mạnh việc tổ

chức tri thức để sử dụng công nghệ hiệu quả. Đây đƣợc xem nhƣ cấp độ 3 của
mô hình chuyển giao công nghệ: ứng dụng công nghệ. Giai đoạn này là giai
đoạn đặc trƣng nhất của chuyển giao công nghệ bao gồm việc sử dụng lợi
nhuận công nghệ trên thị trƣờng cũng nhƣ các hình thức ứng dụng khác trong
nội bộ công ty.
Giả thuyết quan trọng của mô hình này là công nghệ chuyển dịch từ
ngƣời này sang ngƣời khác (hand-to-hand) theo một hƣớng đơn phƣơng từ
chuyên gia sang ngƣời sử dụng. Các mô hình tự thích ứng, phổ biến và tri
thức sẽ phải chịu sự thiên vị tuyến tính vốn có, ở đó các mô hình chuyển giao
công nghệ có các hạn chế khi chuyển giao công nghệ qua ranh giới các tổ
chức.
1.2.4. Mô hình thông tin
Xuất phát từ 3 mô hình nêu trên, một số nhà nghiên cứu đƣa ra ý kiến
rằng mô hình thông tin nhƣ là sự thay thế các mô hình đã có trƣớc đây. Mô
hình này nhận thức chuyển giao công nghệ nhƣ là “một quá trình của dòng
chảy thông tin và giao tiếp với sự giao tiếp đƣợc hiểu là có liên quan đến toàn
bộ ý nghĩa giao dịch và chia sẻ”. Mô hình cho rằng công nghệ nhƣ là “một
quá trình liên tục liên quan đến quá trình tƣơng tác 2 chiều bằng việc trao đổi
ý tƣởng liên tục và đồng thời giữa các cá thể có liên quan”. Cùng với cách
tiếp cận này, các nhà nghiên cứu khác cho ra mô hình thông tin của chuyển


22

giao công nghệ đƣợc thể hiện theo mô hình mạng thông tin, trong đó các phản
hồi đều đƣợc tiếp thu và các thành viên tham gia trong quá trình chuyển giao
công nghệ là các đầu mối thu phát hơn là bên giao và bên nhận.
Các nhà nghiên cứu khác cho rằng các phản hồi sẽ giúp các thành viên
tham gia trong quá trình chuyển giao công nghệ đạt đến sự hội tụ về các khía
cạnh quan trọng của công nghệ. Để vƣợt qua các trở ngại và rào cản đối với

quá trình chuyển giao, các tập hợp khác nhau về chức năng, hoạt động, hệ
thống phải diễn ra đồng bộ. Mô hình thông tin bao gồm các đặc điểm nhƣ
thông tin 2 chiều, tƣơng tác, thông tin giữa các tổ chức, cá nhân giúp lý giải
nguyên nhân thất bại của các mô hình chuyển giao công nghệ trƣớc đây chỉ
dựa trên thông tin một chiều, khuếch tán và thiếu tính phổ biến. Thông tin
tƣơng tác 2 chiều chủ yếu đƣợc triển khai để vƣợt qua hàng rào thông tin giữa
nhóm triển khai công nghệ và nhóm sử dụng công nghệ.
Mô hình này giả định rằng có “một tổ chức về thông tin, về các yếu tố
mục tiêu chờ sẵn ở đâu đó để đƣợc kết nối”. Một giả định quan trọng của mô
hình này là tri thức là một đối tƣợng tồn tại độc lập, giá trị, đầy đủ và có khả
năng áp dụng rộng rãi. Nhà triển khai công nghệ có trách nhiệm chuyển giao
trí thức một cách chính xác qua các kênh thích hợp để ngƣời sử dụng hiểu
đƣợc. Mặc dầu mô hình thông tin thể hiện sự đánh giá cao tính phức tạp trong
chuyển giao công nghệ, tuy nhiên mô hình này vẫn chƣa thể giải thích đƣợc
tính phức tạp của chuyển giao công nghệ khi tri thức đƣợc chuyển giao qua
hình thức hợp tác, tính chủ quan của tri thức, nhu cầu thích ứng với ngữ cảnh,
đối thoại tại mức giá trị, tính giả định, sự đột biến, mất cân đối với các công
nghệ đặc thù và mềm.
1.2.5. Mô hình chuyển giao công nghệ sau những năm 90
Tổng quan về các tài liệu tiết lộ rằng các nhà nghiên cứu chuyển giao


23

công nghệ nỗ lực triển khai các mô hình chuyển giao công nghệ mới khác với
các mô hình truyền thống đã đƣợc triển khai trƣớc đây chủ yếu chỉ tập trung
vào quá trình chuyển giao công nghệ. Các mô hình sau này đƣợc triển khai
bởi các nhà nghiên cứu tích cực chỉ ra các hạn chế từ các mô hình chuyển
giao công nghệ truyền thống liên quan đến các ứng dụng của công nghiệp
công nghệ cao hiện đại. Các mô hình sau những năm 90 tập trung vào: 1/.

Yếu tố quan trọng của thông tin giữa nhà triển khai công nghệ và ngƣời sử
dụng công nghệ hoặc giữa các tổ chức khác nhau, 2/. các cấp độ chuyển giao
công nghệ, 3/. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển giao công nghệ và chuyển
giao tri thức, 4/. Quá trình chuyển giao công nghệ trong liên minh hợp tác
chiến lƣợc.
1.2.6. Mô hình của Sung và Gibson
Mô hình đề cập đến 4 cấp độ chuyển giao công nghệ thay vì 3 trong các
mô hình truyền thống: cấp độ 1: tạo tri thức và công nghệ; cấp độ 2: chia sẻ;
cấp độ 3: ứng dụng; cấp độ 4: thƣơng mại hóa.
Ở cấp độ 1: chuyển giao công nghệ đƣợc xem nhƣ quá trình thụ động, sự
tƣơng quan giữa các thành phần tham gia ở mức tối thiểu. Ở cấp độ chia sẻ,
nhà phát triển và sử dụng công nghệ bắt đầu chia sẻ trách nhiệm nhƣ sự thành
công của chuyển giao công nghệ khi tri thức và công nghệ đƣợc chuyển giao
qua con ngƣời, chức năng, tổ chức, và tri thức và công nghệ đƣợc ngƣời sử
dụng hiểu và chấp nhận. Ở cấp độ ứng dụng sự thành công đƣợc xác định bởi
tính kịp thời và hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ và tri thức và khả
năng nguồn lực của ngƣời sử dụng cho việc ứng dụng. Cuối cùng ở cấp độ
thƣơng mại hóa, tri thức và công nghệ đƣợc sử dụng dƣới dạng thƣơng mại.
Cấp độ thƣơng mại hóa đƣợc xây dựng trên nền tảng sáng tạo công nghệ, chia
sẻ và ứng dụng công nghệ dƣới tác động của thị trƣờng.


24

1.3. Thị trƣờng công nghệ và các yếu tố cấu thành thị trƣờng công
nghệ
Thị trƣờng công nghệ
Có tác giả cho rằng “theo nghĩa hẹp, thị trƣờng công nghệ là nơi giao
dịch hàng hóa công nghệ. Còn theo nghĩa rộng thì thị trƣờng là tổng hòa các
mối quan hệ trao đổi mua bán, môi giới, giám định, thƣởng phạt, khiếu kiện

giữa các bên giao dịch công nghệ”.
Các yếu tố cấu thành thị trƣờng công nghệ
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng để thị trƣờng công nghệ vận hành đƣợc
cần có ít nhất bốn thành phần cơ bản là: (1) Hàng hóa công nghệ, (2) Các chủ
thể bên cung và bên cầu (nói cách khác là bên bán và bên mua), (3) Các tổ
chức dịch vụ trung gian, (4) Môi trƣờng pháp lý.
Hàng hóa công nghệ
Xuất phát từ định nghĩa về công nghệ, thực tế trên thị trƣờng công nghệ
có các dạng hàng hóa công nghệ nhƣ sau: sáng chế và giải pháp hữu ích, thiết
bị có chứa đựng công nghệ, công nghệ thuần túy (nhƣ quy trình, bí quyết, bản
vẽ, mô tả, ), dịch vụ kỹ thuật nói chung, dịch vụ nghiên cứu và phát triển
thƣơng mại, thông tin KH&CN và tri thức, hàng hóa công nghệ khác.
Hàng hóa công nghệ có các đặc điểm khác với các loại hàng hóa khác:
– Công nghệ là sản phẩm trung gian để tạo ra sản phẩm cuối cùng; Giá
trị hàng hóa công nghệ chỉ thực sự bộc lộ trong quá trình sử dụng để sản xuất
ra các sản phẩm và dịch vụ;
– Hàng hóa công nghệ hƣớng vào đáp ứng nhu cầu kế hoạch cho tƣơng
lai, dài hạn hơn, dự kiến phát huy tác dụng để giải quyết các vấn đề sau này
trong khi hàng hóa thông thƣờng đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu cụ thể
trƣớc mắt.


25

– Công nghệ có tính đơn nhất. Mỗi công nghệ có máy móc, phần mềm,
nguyên vật liệu khác nhau,… rất ít điểm tƣơng đồng. Ngƣời mua khó có đƣợc
sản phẩm tƣơng tự để tham chiếu.
– Giá cả của hàng hóa công nghệ thƣờng không do giá trị quy định mà
do giá trị sử dụng quy định.
Do những đặc điểm của hàng hóa công nghệ nhƣ trên nên thị trƣờng

công nghệ không thể vận hành đơn giản và tƣơng tự nhƣ thị trƣờng hàng hóa
nói chung. Để hàng hóa trong thị trƣờng công nghệ lƣu thông một cách thuận
lợi, cần có sự tham gia tích cực của bên cung, bên cầu và các bên trung gian,
môi giới trong một môi trƣờng pháp lý hoàn thiện.
Các chủ thể “bên cung” và “bên cầu”
Chủ thể “ bên cung” là các cá nhân, tổ chức sở hữu các sản phẩm công
nghệ, cụ thể là các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học
công nghệ, cá nhân,…
Chủ thể của “cầu” là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc
có nhu cầu ứng dụng các sản phẩm công nghệ. Đối với nền kinh tế thị trƣờng
nói chung và đối với thị trƣờng công nghệ nói riêng, cầu là yếu tố mang tính
định hƣớng và là điểm xuất phát của thị trƣờng công nghệ.
Các tổ chức dịch vụ trung gian
Các tổ chức trung gian, môi giới có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo thông tin, kết nối các bên cung cầu, hỗ trợ các hoạt động giao dịch công
nghệ.
Các chủ thể trung gian bao gồm:
– Các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, vƣờn ƣơm công nghệ: trực tiếp
tham gia vào quá trình đổi mới sản phẩm công nghệ.

×