Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

trật tự xã hội và kiểm soát xã hội - môn xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.56 KB, 26 trang )

5. Trật tự xã hội và kiểm soát xã hội
5.1 Khái niệm trật tự xã hội:
Theo các nhà lí luận đề cao lí thuyết hành động xã hội cho rằng: “trật
tự xã hội là sự phù hợp về chủ thể hành động”
Trật tự xã hội là khái niệm chỉ sự hoạt động ổn định hài hoà của các
thành phần cơ cấu xã hội. Nó biểu hiện tình tổ chức của đời sống xã hội,
tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã
hội đạt đựoc sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới
sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Cơ chế đảm bảo cho trật tự xã hội cho đến khi đạt được sự công bằng
và luôn tính đến lợi ích của nhóm. Vì thế, sự ổn định và trật tự của xã hội
phụ thuộc vào sự mềm dẻo tính hiệu quả của thiết chế đó. Nó còn phụ thuộc
vào khả năng điều kiện và duy trì sự kiểm soát, sự tương tác các lợi ích và
sự lệch lạc của hành vi.
5.2 Khái niệm về kiểm soát xã hội:
August Comte, nhà xã hội học người Pháp – cha đẻ của ngành xã hội
học, đã xác định xã hội học có hai chức năng cơ bản là :”Dự báo và Kiểm
soát xã hội”. Đến nay, xã hội học thực sự trở thành một công cụ đắc lực của
các nhà lãnh đạo, quản lí cả trong dự báo và kiểm soát xã hội.
Thuật ngữ “ kiểm soát xã hội ” được sử dụng trong xã hội học được
biểu thị như một quá trình mà xã hội thực hiện những cơ chế nhằm duy trì
những khuôn mẫu và những quy tắc đã được xã hội thừa nhận.
Tuy nhiên không phải lúc nào và ai cũng có thể hiểu và phân biệt
được thuật ngữ này. Cho đến nay những nỗ lực nhằm phân biệt kiểm soát xã
hội, trật tự xã hội và sự lệch chuẩn vẫn còn quanh quẩn một định nghĩa về
mặt lý thuyết. Hầu hết các nghiên cứu về khái niệm “ kiểm soát xã hội ” vẫn
có sự kết nối với khái nhiệm “ vấn đề xã hội ” và do đó nó tính đến cả kiểm
soát xã hội chủ yếu và không chủ yếu,dẫn dến sự lựa chọn quá rộng hoặc
quả hẹp. Nhưng gần đây có những cách hiểu hẹp hơn về khái niệm:
- Theo Clakr và Gibb thì: Kiểm soát xã hội là các phản ứng xã hội đối
với các hành vi được định nghĩa là lệch lạc,là vượt quá mức, là vi


1
phạm chuẩn ( gồm cá phản ứng đi trước như nhà tù hay các thiết chế
đã tồn tại theo nghĩa đi trước những hành vi lệch chuẩn tiềm tàng ).
- Theo Black : Kiểm soát xã hội là một quá trình mà qua đó con người
định nghĩa hành vi lệc chuẩn và phản ứng theo đó. Kiểm soát xã hội
có mặt bất kì lúc nào và bất kì nơi nào mà người ta thể hiện những
bất bình đối vời đồng loại của mình (ở đây hình thức kiểm soát xã
hội là những cơ chế mà qua đó một cá nhân hay một nhóm thể hiện
hay biểu thị sự không đồng tình ).
- Theo Janovitz: Kiểm soát xã hội là khả năng của một nhóm xã hội
hay cả xã hội trong việc điều tiết mình.
Nhưng cách định nghĩa trên quá hẹp và không khái quát. Có thể định
nghĩa chung như sau: Kiểm soát xã hội là phương pháp và cách thức mà xã
hội thiết lập nhằm củng cố, duy trì những chuẩn mực xã hội nhằm ngăn
ngừa sự lệch lạc và trừng phạt những hành vi lệch lạc.
Cũng có thể định nghĩa là sự bố trí các chuẩn mực xã hội, các giá trị
và những thiết chế để ép buộc việc thực hiện chúng. Kiểm soát xã hội sẽ là
khuôn mẫu cho các hành vi cá nhân, nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã
hội chấp nhận đúng và làm theo.Kiểm soát xã hội sẽ dùng các chế tài tiêu
cực đẩy các hành vi lệc lạc vào khuôn phép hay một trật tự.
Hay: Kiểm soát xã hội được hiểu là tất cả những hành vi hợp chuẩn
,làm cho xã hội phát triển ổn định, bình thường. Đây là định nghĩa hoàn
chỉnh, hợp lý và dễ hiểu nhất.
Kiểm soát xã hội được thưc hiện bởi các thiết chế xã hội như gia
đình,tôn giáo, kinh tế, chính trị, giáo dục… thông qua chức năng kiểm soát
của mình các cá nhân phải tuân theo các chuẩn mực giá trị xã hội, những
quy định hạn chế đối với hành vi…
Kiểm soát xã hội duy trì sự bền vững và sự ổn định, trật tự xã hội, đồng
thời tạo ra sự thay đổi mang tính hợp lí và tích cực.
Có thể nói:

Nghiên cứu kiểm soát xã hội là một bộ phận không thể tách rời trong
chương trình nghiên cứu xã hội học. Nó giúp chúng ta có một cái nhìn toàn
2
diện, biện chứng, khách quan về sự tồn tại của xã hội. Do đó sẽ hiểu sâu
hơn những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, điều hòa hoạt động của xã
hội nói chung, của tập đoàn xã hội và cá nhân nói riêng. Chuẩn mực xã hội
do xã hội thiết lập và thay đổi, xã hội cũng tạo ra phương tiện kiểm soát xã
hội khác nhau để đảm bảo việc thực hiện chuẩn mực đó. Các chuẩn mực xã
hội hết sức phong phú, đa dạng về cơ cấu, về phạm vi ứng dụng và về hình
thức kiểm soát xã hội để xã hội vận hành, phát triển bình thường[….]
Tính ổn định và sự phát triển của xã hội không thể có được nếu không
có kiểm soát xã hội. Các thiết chế xã hội thực hiện chức năng kiểm soát
được giao quyền hạn và có quyền áp dụng những biện pháp thưởng phạt
các thành viên của xã hội. Mục đích của kiểm soát xã hội trong xã hội xã
hội chủ nghĩa dần dần đã thay thế sự kiểm soát chính thức bằng sự kiểm
soát phi chính thức và sau đó là tự kiểm soát.
Tăng cường hiệu lực hiệu lực quản lý của kiểm soát xã hội tại đơn vị,
địa phương của mình, từ đó đưa ra những quyết định quản lý tối ưu hơn,
tích cực cải tiến tác phong, lề lối làm việc đúng chuẩn mực, quy chế, hoàn
thiên các thiết chế, giảm bớt các sai lệch xã hội đáng tiếc. Góp phần kiểm
soát, ngăn chặn, đẩy lùi một số sai lệch xã hội bức xúc hiện nay.
[TS.Nguyễn Ngọc Thanh-TS.Nguyễn Thế Thắng, tập bài giảng xã hội học,
2004]

5.3 Chuẩn mực xã hội và kiểm soát xã hội
5.3.1 Chuẩn mực xã hội
a. Khái niệm:
Chuẩn mực xã hội là yếu tố không thể thiếu của việc quản lý xã hội, là
một trong những phương tiện định hướng hành vi của cá nhân hay của nhóm
xã hội trong những điều kiện nhất định và là phương tiện kiểm tra của xã hội

đối với hành vi của họ. Chuẩn mực xã hội quy định những giới hạn của cái
có thể và cái được phép trong hành vi của mỗi cá nhân xã hội.
Chuẩn mực xã hội là tập hợp các yêu cầu hoặc sự mong đợi mà cộng
đồng xã hội (nhóm, tổ chức, giai cấp ) đưa ra nhằm tạo lập các khuôn mẫu
hành vi và hành động cho các thành viên trong xã hội.
3
Chuẩn mực xã hội có thể được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ (pháp
luật,nội quy,hương ước…),những quy tắc và yêu cầu xã hội có thể được ghi
vào văn bản có tính pháp quy như văn kiện chính trị, đạo luật, điều lệ văn
bản tôn giáo.v.v…có thể được nêu ra hoặc phản ánh trong sách báo chính trị,
văn học…Đồng thời,nhiều chuẩn mực đươc biểu hiện dưới dạng bất thành
văn, định hành vi của cá nhân thông qua dư luận, cách nhìn cảu cá nhân
hoặc xã hội ; thông qua mẫu ứng xử được lặp đi lặp lại từ thể hệ này sang
thế hệ khác ( phong tục, tập quán truyền thống) hoặc tái hiện một cách tương
đối thường xuyên trên phạm vi phổ biến. Chuẩn mực là thức đo của giá trị,
việc tuân thủ nó được các thành viên khác trông đợi và thừa nhận.
b. Vai trò, chức năng của chuẩn mực:
Chuẩn mực có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Điều này được thể hiện ở những khía cạch sau:
- Chuẩn mực tạo điều kiện để thống nhất hành vi của các cá nhân
trong xã hội và để thực hiện các mục tiêu của xã hội
- Chuẩn mực quyết đinh phương hướng ứng xử trong quan hẹ giữa các
cá nhân và sợ dây rang buộc giữa các cá nhân với xã hội, làm cho họ
thuộc về xã hội
- Chuẩn mực đảm bảo cho sự hình thành và tồn tại một trật tự của xã
hội, một hệ thống ứng xử của các thành viên trong xã hội. Và xã hội
cố gắng giữ gìn chuẩn mực đó bằng áp lực, bằng các biện pháp trừng
phạt
Như vậy, hiệu quả của chuẩn mực là đẻ ra một sự đồng nhất nào
đó của xã hội, tạo ra một trật tự vững chắc, trong đó các thành viên ứng xử

đồng nhất với nhau
Chuẩn mực thực hiện các chức năng liên kết, điều chỉnh, duy trì
quá trình hoạt động của xã hội như là một hệ thống của các mối quan hệ tác
động lẫn nhau của các cá nhân và các nhóm xã hội
Ngoài ra, chuẩn mực còn có chức năng giảm bớt tình hỗn tạp, góp
phần tạo nên cái chung của xã hội – cái đồng nhất và cái thống nhất, củng cố
lập trường của các cá nhân bằng một hệ thống, làm cho họ vững tin lại, cho
phép họ làm chủ bản than tốt hơn.
4
Chuẩn mực làm cho các thành viên trong xã hội chấp nhận và
gặp nhau qua các dánh giá, chính kiến và gạt bỏ các xung đột, khiến
cho các
c. Phạm vi của chuẩn mực:
Phạm vi của chuẩn mực xã hội rất rộng là những quy tắc,đạo luật
trong xã hội, nó còn bao gồm cả những quy tắc nhất và cả những quy tắc
lỏng lẻo nhất giữa một số người với nhau và giữa con người với xã hội.
• Khi tiếp nhận và thực hiện các chuẩn mực xã hội mà con người đã lựa
chọn cần thực hiện đúng giá trị chuẩn mực đề ra nếu không những
chuẩn mực đó tự mất đi và trở thành hành vi lệch chuẩn.
• Mỗi thành viên trong xã hội có các địa vị và vị thế khác nhau. Mỗi địa
vị lại bị quy định bởi những chuẩn mực riêng. Ở các địa vị khác nhau
con người nhận được ở xã hội sự mong đợi và yêu cầu từ các mức độ
khác nhau,phù hợp với chính bản thân mỗi cá nhân đó.
• Trong mỗi nhóm và tổ chức xã hội, các cá nhân phải tự giác tuân theo
và tiếp nhận chuẩn mực từ nhóm và tổ chức đó một cách chuẩn
xác.Trong trường hợp cá nhân nào không tuân theo các chuẩn
mực,quy định đó có nghĩa là tự tách mình ra khỏi nhóm và tổ chức
của mình.
Một nhóm, một tổ chức xã hội sẽ không tồn tại nếu thiếu đi những
quy tắc, những chuẩn mực vì vậy những chuẩn mực ở đây luôn được

coi trong và khắt khe. Chính vì thế, các cá nhân trong nhóm đôi khi
cũng phải từ bỏ và hạn chế những mục tiêu, giá trị riêng của cá nhân
để hòa nhập vào tập thể.
• Môi trường tiếp nhận các chuẩn mực chính là gia đình, nhà trường
hay chính là các nhóm và các tổ chức xã hội… Môi trường quan trọng
và giữ vị chí cốt lõi chính là gia đình.
- Gia đình là môi trường quan trọng nhất của cá nhân,bởi hầu hết các
cá nhân đều được sinh ra và lớn lên trong gia đình. Đây là nơi cá
5
nhân được tiếp nhận những kinh nghiệm sống, các quy tắc ứng xử
và các giá trị chuẩn mực trong gia đình. Điều này có tác động rất
tốt và góp phần hình thành lên các chuẩn mực khác đối với nhóm
và xã hội.
- Nhà trường cũng có ảnh hưởng lờn tới việc hình thành nhân cách
và chuẩn mực của từng cá nhân. Nhà trường là nơi vui choi và học
tập, ở đây các cá nhân được tiếp xúc, được trao đổi với nhau nhằm
củng cố và làm giàu kiến thức cho bản thân,Ở đây, mỗi cá nhân
phải tuân theo những chuẩn mực, quy định mà nhóm đặt ra cụ thể
là nhà trường…
• Chuẩn mực quy định hành vi và cách ứng xử của con người trong gia
đình và xã hội. Nó luôn giữ vai trò điều chỉnh hành vi theo những giá
trị, mục tiêu, tri thức và xúc cảm, tình cảm.
Không có chuẩn mực thì hành động xã hội sẽ khó mà thực hiện được,
chuẩn mực chi phối hành động và đảm bảo cho hành động diễn ra có quy
tắc hơn.
d. Phân loại chuẩn mực:
Có nhiều cơ sở để phân chia các chuẩn mực xã hội ra thành nhiều loại
chuẩn mực khác nhau.
- Căn cứ vào mức độ cồng đồng ta có thể phân thành chuẩn mực
của toàn xã hội và chuẩn mực của các hệ thống xã hội nhỏ (chuẩn

mực nhóm).
- Căn cứ vào mức độ thiết chế hoá ta có thể phân thành chuẩn
mực được thiết chế hoá và chuẩn mực không được thiết chế hóa.
- Căn cứ vào mức độ nghiêm khắc của sự trừng phạt có thể phân
ra thành lề thói và phép tắc.
Chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội chính là pháp luật.
Đây là những chuẩn mực có tính pháp chế. Pháp luật không đơn thuần quy
định hành vi nào là không được phép, mà còn đưa ra những hình phạt đối
với ai vi phạm pháp luật.
6
Như vậy có thể thấy, sự thích ứng với những chuẩn mực không bắt
nguồn từ việc tuân thủ các pháp luật chính thức mà từ mối quan hệ không
chính thức giữa các thành viên trong xã hội. Lề thói và phép tắc là các thành
tố của văn hoá nên chúng khác nhau trong các xã hội khác nhau, và trong
các nhóm văn hoá khác nhau.
Cơ chế xã hội quan trọng trong việc thi hành chuẩn mực trong xã
hội gọi là kiểm soát xã hội. Hay nói cách khác, kiểm soát xã hội chính là
những phương pháp và cách thức mà xã hội thiết lập nhằm củng cố nhằm
duy trì những chuẩn mực xã hội, nhằm ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng phạt
những hành vi lệch lạc.
Chuẩn mực được xem như sự đặc thù hóa, gắn với hoàn cảnh của
các hệ giá trị và tạo nên cầu nối giữa hệ thống văn hoá và xã hội, chuẩn mực
bổ sung và cụ thể hoá các giá trị. Chúng tác động như là các cơ chế phối hợp
các giá trị, hoàn cảnh xã hội và mối quan tâm của người hành động, chuẩn
mực phải được hiểu như sụ cụ thể hoá của giá trị.Như vậy, các hệ thống cửa
giá trị xã hội được chuyển vị trong quá trình xã hội với một bình diện thấp
hơn, trong đó ở hoàn cảnh hành động cụ thể,có thể dẫn đến xung đột về
chuẩn mực. Hoặc là vấn đề được giải quyết thông qua kiểm soát xã hội hoặc
là sẽ dẫn tới việc sửa đổi chuẩn mực.Sư thay đổi này nói nên sự biến đổi xã
hội.Có thể nảy sinh những sai lệch về chuẩn mực,có khi có những chuẩn

mực mâu thuẫn với nhau, có những chuẩn mực không được biết đến, có
những chuẩn mực được đánh giá cao hơn, những chuẩn mực một khoảng
không tự do, trong đó cách thức hành vi ít hay nhiều phù hợp với chuẩn mực
vẫn còn được chấp nhận.
5.3.2 Kiểm soát xã hội
- Thuật ngữ “kiểm soát xã hội” trong xã hội học có nội dung chỉ sự diễn
tiến xã hội, là sự mở rộng quá trình xã hội hóa nhằm giữ gìn trạng thái
thăng bằng của các tổ chức xã hội và ổn định trật tự xã hội. Đó cũng
là quá trình con người học hỏi và thực hiện những khuôn mẫu tác
phong mà xã hội chấp nhận và mong đợi. Cũng có thể hiểu sự kiểm
soát xã hội là cơ chế vĩnh hằng nhằm duy trì sự tuân thủ các khuôn
mẫu tác phong ở con người ( nói “vĩnh hằng” ở đây chỉ có nghĩa là
thời đại nào trong thực tế cũng có cơ chế này, nếu có khác chỉ là ở
cách thể hiện hoặc mức độ cao thấp của áp lực xã hội ).
7
Sự sắp xếp các khuôn mẫu theo tầng bậc, từ những phép tắc thông
thường cho tới những quy phạm chặt chẽ ( ví dụ từ cách giao tiếp, ứng xử
thông thường cho đến các tục lệ về hôn nhân gia đình…) thường được dựa
trên các tiêu chí về giá trị, sự nhất trí và áp lực xã hội và tất nhiên thông qua
các quan hệ xã hội và định chế được tôn trọng trong nền văn hóa. Tất nhiên
cũng không nên hiểu áp lực xã hội và kiểm soát xã hội chỉ thu hẹp trong
phạm vi của sự kiểm soát về thống trị của chính quyền.
Sự kiểm soát xã hội được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau,
ví dụ trên phương diện con người xã hội, thì đó là sự kiểm soát của xã hội,
của các đoàn thể vì trên thực tế những vai trò xã hội chính là sợi dây liên hệ
giữa nhiệm vụ của con người với các đoàn thể mà họ là thành viên. Rõ ràng
trong trường hợp này nhờ vai trò ( đóng vai trò trung gian ) mà xã hội và các
định chế ( gia đình, kinh tế, đoàn thể, tôn giáo… ) thực hiện sự kiểm soát đối
với con người.
Cũng có trường hợp sự kiểm soát xã hội được thực hiện theo cơ chế

ngược lại khi người lãnh đạo, nhà tổ chức tác động đến đoàn thể, đến cá
nhân với ý nghĩa những khuôn mẫu, coi giá trị là do người “cầm lái” thiết
kế, đề xướng và được tập thể và xã hội tán đồng.
Trong điều kiện xã hội cũ, có các tầng lớp thống trị, đôi khi họ chỉ là
một tập hợp nhỏ bé nhưng chỉ phối được sở hữu, có uy lực ( quân sự, chính
trị ) nên họ vẫn khống chế, kiểm soát được toàn bộ xã hội, hướng xã hội đi
theo các khuôn mẫu tác phong mà họ đề xướng.
- Phân loại kiểm soát xã hội tùy theo mục tiêu và lợi ích của việc nghiên
cứu xã hội, thường quy về 3 kiểu kiểm soát chính sau đây:
+ Kiểm soát tiêu cực và tích cực.
+ Kiểm soát chính thức và phi chính thức.
+ Kiểm soát tập thể và địch chế.
Khi muốn khuyến dụ con người ( gợi ý, thuyết phục, giáo dục ) tuân
thủ các khuôn mẫu tác phong, có thái độ tán thành, chấp nhận các yêu cầu xã
hội, tránh các hành vi phản xã hội – đó chính là sự kiểm soát tích cực và
kiểm soát này thường đi kèm sự tuyên dương, tặng thưởng, gắn yếu tố tinh
thần với lợi ích cụ thể.
8
Ngược lại đôi lúc xã hội phải dùng tới sự cảnh cáo, răn đe, sự chế tài
và kể cả trừng phạt để ngăn ngừa, chống lại các thái độ hành vi phản xã
hội. Tất nhiên con người rất phức tạp, mỗi thái độ, hành vi cua con người
thường có động cơ rất phức tạp, cùng một biểu hiện như nhau (tán thành
hoặc phản đối) có thể là do nhiều yếu tố chế tài cùng một lúc.
- Về mặt lí luận cũng như về thực tiễn, con người khi tự giác tuân thủ
những quy tắc và áp lực văn hóa – đối với số đông là điều bình
thường vì ai cũng muốn có vị trí xã hội, muốn được xã hội và đồng
loại tán thành, và xét cho cùng cũng vì lợi ích chính đáng của mình.
Tuy vậy, nếu đi sâu để tìm động cơ của sự chấp nhận và tuân thủ lại là
vấn đề rất phức tạp, nhưng xét một cách tổng quát thì con người bình thường
đều có ý thức rõ ràng về cái thiện, cái ác, những gì là công bằng và những gì

là bất công phải khắc phục. Đây còn là vấn đề đạo đức xã hội sâu xa, có liên
quan đến lương tâm của mỗi con người.
Nếu xét theo mức độ thì sự kiểm soát xã hội của các đoàn thể, của gia
đình và giáo dục là chặt chẽ nhất, tiếp đến là sự kiểm soát của các hội đoàn
kinh tế và chính trị, các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể xã hội có tính giải trí,
phúc lợi, sự kiểm soát mềm dẻo và ít nhất đối với các thành viên.
Tất nhiên đó cũng chỉ là nhận xét khái quát, tùy theo đặc điểm xã hội, của
thể chế, của phong tục tập quán mà sự kiểm soát trên có những sắc thái đặc
điểm rõ nét hơn.
Trong các công trình nghiên cứu xã hội học người ta thường nhấn
mạnh đến sự kiểm soát của định chế - đó là con người và xã hội sử dụng
những khuôn mẫu, đoàn thể sử dụng các định chế và xã hội sử dụng văn hóa
để thực hiện việc kiểm soát – thông qua sự kiểm soát như vậy chúng ta sẽ
hiểu rõ con người đang làm gì và cũng mong muốn chờ đợi những gì ở mỗi
con người.
Sự phân tích sự kiểm soát xã hội đòi hỏi chúng ta hiểu vấn đề ở cả hai
khía cạnh: vừa dùng áp lực xã hội vừa dùng áp lực của định chế, cả hai yếu
tố này phối hợp với nhau, tạo ra điều kiện lặp đi lặp lại các khuôn mẫu tác
phong như nhau, tương đối giống nhau tạo ra tâm lí thừa nhận của xã hội
đối với chúng. Chính vì vậy các phong tục vừa có tính chất cưỡng chế vừa là
thái độ tự cưỡng chế của con người ( người ta chấp nhận chúng như là tất
yếu, là thói quen, không cần lí sự gì nhiều ).
9
Ví dụ: người bình thường dĩ nhiên phải có gia đình; ngoài xã hội đương
nhiên là phải kính trọng người già; trẻ em tất nhiên phải được xã hội nâng
niu, chăm sóc… khỏi cần phải hỏi vì sao làm như vậy.
- Cũng cần nhấn mạnh rằng tùy từng hoàn cảnh định chế kiểm soát tác
phong của mỗi chúng ta – tùy theo truyền thống văn hóa, mỗi nền văn
hóa đều có định chế nòng cốt, đòi hỏi sự tuân thủ cao hơn so với các
định chế khác.

Ví dụ trong xã hội châu Á cổ xưa – người ta rất đề cao vai trò của gia
đình, gia tộc, xem đó là đầu mối căn bản, từ đó tạo ra các ảnh hưởng tới các
giá trị khác; xem xét thái độ của con người, cách ứng xử của một người đối
với gia tộc, gia đình ra sao để đoán định nhân cách của người đó… tất nhiên
là một định chế có giá trị đối với xã hội này, nền văn hóa này lại rất có thể
lại ít tác dụng,ít giá trị áp dụng vào nền văn hóa, vào xã hội khác.
Mỗi một định chế có thể thay đổi ưu thế của nó theo sự phát triển và
tiến bộ của xã hội và nhu cầu cơ bản của xã hội.
- Kiểm soát xã hội không chính thức:
Kiểm soát xã hội không chính thức tồn tại trong các nhóm sơ cấp, như
trong gia đình, nhóm bạn bè, nhóm làm việc hoặc những nhóm xã hội nhỏ
khác. Các nhóm xã hội sơ cấp thực hiện được việc kiểm soát các thành viên
trong nhóm của mình vì các nhóm đó có giữ một số vai trò khá đặc biệt
trong đời sống của cá nhân, chúng chiếm giữ hầu hết các quan hệ xã hội tới
các cá nhân. Phạm vi mà cơ chế kiểm soát xã hội không chính thức này hoạt
động rất rộng lớn.
Kiểm soát xã hội không chính thức đối với cá nhân biểu hiện ở sự chế
giễu, xa lánh, ly khai, khinh bỉ, giễu cợt, trừng phạt hoặc là cả sự đe dọa.
Việc cá nhân sợ hãi sự tẩy chay, ly khai của cộng đồng mà mình đang sống
trong đó thể hiện một cách rất có hiệu quả. Bởi lẽ sự thừa nhận của nhóm là
có tầm quan trọng đặc biệt. Đánh mất sự thừa nhận là mất tất cả.
- Kiểm soát xã hội chính thức:
Hình thức kiểm soát xã hội chính thức tồn tại trong một số thiết chế xã
hội và một vài cơ quan trọng yếu. Các tổ chức đó bao gồm cơ quan cảnh sát,
nhà tù, tòa án, trại giáo dưỡng, trung tâm quản lý người bệnh tâm thần gây
nguy hiểm cho xã hội… Hệ thống chủ yếu của kiểm soát xã hội chính thức
10
có một cơ chế điều luật kèm theo. Trong đó có các điều luật qui tắc xã hội
được viết thành văn bản. Và thường thì kèm theo những hình phạt tương ứng
dành cho những ai vi phạm. Ví dụ như: tội tù giam cho kẻ phạm tội; bệnh

viện tâm thần dành cho người bất bình thường về tâm sinh lí gây ra những
hành động ngớ ngẩn, hoang tưởng; những người lạm dụng ma túy bị quản
thúc và đặt trong tình trạng thử thách…
5.5 Hành vi lệch chuẩn
5.5.1 Khái niệm
Những hành vi, lối ứng xử của cá nhân hay tập thể vi phạm các chuẩn
mực, giá trị chung(đã được thể chế hóa thành những văn bản, những quy
định, luật lệ được xã hội thừa nhận) được gọi là hành vi sai lệch, là lệch
chuẩn.[P.U.Pavlenok,cơ sở của công tác xã hội]
Sai lệch chuẩn mực xã hội (lệch chuẩn) là một khái niệm chỉ
những sự bất bình thường và lệch lạc các hành vi của cá nhân và của các
nhóm xã hội, nó chỉ ra tính quy luật của những hậu quả xã hộị của các hành
vi sai lệch và thái độ phản ứng của xã hội trước các hành vi lệch lạc này.
Cho đến nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề sai lệch
xã hội:
• A.Cô-en, nhà tội phạm học Mỹ, quan niệm hành vi sai lệch là hành vi
đi ngược với những dự tính đã được thể chế hóa.
• Đ.U-ôn-sơ, nhà XHH Anh cho rằng :”sai lệch xã hội là trạng thái gán
ghép”, do con người dán nhãn hiệu cho. Như vậy, sai lệch xã hội
mang tính chủ quan chứ không phải là hiện tượng xã hội mang tính
khách quan.
• Theo Smelser, sai lệch xã hội là sự lệch hướng khỏi chuẩn mực của
nhóm mà dẫn tới sự cô lập cách ly, chữa trị, kết án hay trừng phạt một
người hay một nhóm người hoạc của xã hội nói chung đối với người
bị vi phạm.
• Theo quan niệm của các nhà xã hội học Marxist: Sai lệch xã hội hay
lệch chuẩn là hành vi của một cá nhân hay của một nhóm xã hội
không phù hợp với những giá trị, chuẩn mực đang được xã hội thừa
nhận, đi lệch với những gì mà số đông đang chờ đợi hoặc mong muốn
ở họ trong những hoàn cảnh nhất định.

11
Theo những khái niệm trên nếu quan niệm lệch chuẩn chỉ là hành
vi của cá nhân thì chưa khái quát hết bởi sai lệch xã hội không chỉ xảy ra
trong hành vi cá nhân mà còn phát sinh trong hành vi tập thể, mỗi nhóm xã
hội. Ở cá nhân sai lệch xã hội được xem là những hành động vi pham các
chuẩn mực xã hôi như chuẩn mực luật pháp, đạo đức và các quy tắc sinh
hoạt công cộng.Đối với nhóm và cộng đồng xã hội, sai lệch được coi là
những hành động chống phá xã hội có tính chất nguy hiểm hơn,quy mô và
hậu quả lớn hơn.
1. Đặc điểm của lệch chuẩn
 Lệch chuẩn mang tính phổ biến:
Mặc dù lệch chuẩn có tính chất đa dạng, theo nhiều hướng khác
nhau, nhưng về cơ bản, nó lại có nhiều nét chung cơ bản giống nhau mang
tính xã hội rõ rệt.
- Thứ nhất: lệch chuẩn là một hệ thống hành động trong xã hội,
nó có thể của một cá nhân, một nhóm người,một xã hội.
- Thứ hai: lệch chuẩn có khuynh hướng giống nhau ở những
nhóm, những tầng lớp dân cư giống nhau trong những điếu kiện
ít nhiều giống nhau.
- Thứ ba: tính chất gần giống, thống nhất với nhau về nguyên
nhân mà do tác động của chúng sai lệch nảy sinh và thể hiện ra
bên ngoài.
- Thứ tư: sai lệch có tính lặp lại và ổn định trên một địa bàn
không gian nhất định,trong thời gian nhất định.
 Lệch chuẩn có tính thay đổi và tính tương đối:
Thực chất lệch chuẩn xuất hiện khi có chuẩn mực,chuẩn mực
chính là mốc để so sánh để biết hành vi lệch chuẩn.Tuy nhiên không chuẩn
mực không phải là cố định mà nó luôn là khác nhau trong những nhóm khác
12
nhau, xã hội khác nhau,trong khoảng thời gian và không gian văn hóa khác

nhau,do vậy lệch chuẩn sẽ có sự thay đổi,và tương đối.
2. Phân loại lệch chuẩn
Có nhiều cách phân loại lệch chuẩn:
 Căn cứ vào quy mô có 2 loại hành vi lệch chuẩn:
- Lệch chuẩn của cá nhân: hành động của một cá nhân đi lệch
khỏi những quy tắc xã hội được một nhóm hay một cộng đồng
xã hội thừa nhận, không phù hợp với những quy tắc văn hóa
của nhóm đã được xác lập.
- Lệch chuẩn nhóm: một nhóm các thành viên có hành vi trái
ngược với những quy tắc, những hệ thống giá trị và chuẩn mực
xã hội đã được một nhóm lớn hơn hay một cộng đồng xã hội
thừa nhân, tuân theo.
 Căn cứ vào mức độ chia lệch chuẩn làm 2 loại:
- Lệch chuẩn mức thấp: là những hành động của cá nhân vi
phạm giá trị và chuẩn mực xã hội có tính tạm thời, không lặp đi
lặp lai, không có tính hệ thống.Vì vậy, lệch chuẩn này không
chiếm đa số trong tổng số các hành vi của từng cá nhân và ảnh
hưởng đến xã hội cũng thấp.
- Lệch chuẩn mức cao: Là những hành động có tính toán,có hệ
thống của một người hay một nhóm người đi lệch khỏi chuẩn
mực, giá trị xã hội.Họ tổ chức đời sống cá nhân mình,của nhóm
mình trên cơ sở những hành vi lệch lạc này.Hậu quả của những
hành vi lệch chuẩn ở mức cao này là nghiêm trọng, phản ứng
của xã hội là gay gắt. Ví dụ như nghiện ma túy, tham nhũng có
tổ chức…
 Căn cứ vào tính chất có thể chia lệch chuẩn thành 2 loại:
13
- Lệch chuẩn tích cực: là những hành vi vi phạm những chuẩn
mực giá trị thông thường,vi phạm những quy tắc xã hội thậm
chí cả luật pháp hiên hành,nhưng tác động tích cực đến xã

hội,khuyến khích xu hướng tiến bộ, văn inh phát triển cả trước
mắt hoặc lâu dài
- Lệch chuẩn tiêu cực: là những hành động của 1 người hay
của một nhóm người đi chệch khỏi những chuẩn mực luật pháp
và đạo đức, quy tắc và nguyên tắc sống của xã hội,có khi cả
nhwngxvi phạm trong hoạt động của các tổ chức nhà nước và tổ
chức xã hội, chúng dẫn đến rối loạn các thể chế xã hội, gây ra
những hậu qua xã hội xấu, cản trở quá trình phát triển xã hội và
tiến bộ văn minh của nhân loại.ví dụ như tham ô hối lộ,ăn cắp
của công….
 Căn cứ vào phạm vi lệch chuẩn ta có thể chia làm 2 loại:
- Lệch chuẩn mực dân tộc:là những hành vi của một người hoặc
một nhóm người vi phạm chuẩn mực đạo đức, luật pháp của
một nước.
- Lệch chuẩn mực quốc tế: là hành vi cá nhân hay một nhóm vi
phạm chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật quốc tế.
 Căn cứ vào tiêu chuẩn của hành vi lệch chuẩn gồm 2 nhóm:
- Hành vi sai lệch so với tiêu chuẩn về sức khỏe và tinh thần,
tức là người có bệnh tâm thần thể hiện rõ hay là đang còn tiềm
ẩn.Ví dụ như những người bị tâm thần phân liệt, người bị mắc
bệnh đông kinh, người bị ảo giác….
- Hành vi sai lệch so với các tiêu chuẩn luân lí đạo đức của
cộng đồng và biểu hiện ở các hình thức bệnh học xã hội như
say rượu,hút chích,ma túy,bán dâm…
3. Nguyên nhân và cơ chế của các hành vi lệch chuẩn
14
 Nguyên nhân của các hành vi lệch chuẩn đa dạng và có nhiều
mức độ khác nhau.Thông thường có hai loại nguyên nhân:Bên
ngoài(khách quan) – Bên trong(chủ quan).
-Nguyên nhân bên ngoài:

Thứ nhất,nguyên nhân về kinh tế xã hội. Những thay đổi trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội tác động trực tiếp vào đời sống của mỗi
gia đình làm suy giảm mức sống bình thường trong cuộc sống về vật chất và
tinh thần của một bộ phận dân cư nhất định sẽ là đông lực thúc đẩy hành vi
lệch chuẩn tiêu cực như tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế…
Thứ hai, nguyên nhân về lối sống.Nền kinh tế thị trường bên cạnh
những mặt tích cực có rất nhiều mặt tiêu cực nảy sinh lối sống chậy theo
đồng tiền,giá trị đồng tiền chà đạp lên phẩm giá con người.cá nhân lừa
đảo,buôn lậu,cướp giật để làm giàu.Đây là những hành vi lệch chuẩn cần
được sớm kiểm soát và ngăn ngừa.
Thứ ba, sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo:sự phân tầng
và phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc,càng gia tăng khoảng cách giữa hai bộ
phận:Bộ phận dân cư nghèo có xu hướng nghèo đi (đây cũng là nguyên nhân
làm xuất hiên hành vi lệch chuẩn) – Bộ phận dân cư giàu ngày càng giàu
trong đó có một bộ phận làm giàu không chính đáng do vi phạm chuẩn mực
luật pháp như buôn lậu,trốn thuế,tham nhũng…Cả hai nhóm này nếu không
được kiểm soát tốt thì dễ rơi vào hành vi sai lệch tiêu cực,dẫn tới con đường
phạm tội.
Thứ tư,sự sa sút về đạo đức lối sống,thuần phong mĩ tục:Trong cơ
chế thị trường thang đo giá trị đạo đức xã hội đã biến đổi trọng vật chất nhẹ
tinh thần,trọng hiện tại nhẹ tương lai.Chính những định hướng này là nguyên
nhân quan trọng dẫn đến tâm lí sùng bái đồng tiền – Đây là nguy cơ tiềm
tàng của hành vi lệch chuẩn.
Thứ năm,những yếu kém,thiếu sót trong công tác xây dựng pháp
luật:Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh,các văn bản thiếu tính thực tiễn dẫn
đến những chế địnhkém hiệu quả.Việc tuyên truyền luật không hiệu quả,thi
hanh pháp luật không kịp thời nghiêm minh,ý thức chấp hành pháp luật kém
do đó khó tránh khỏi sai lệch xã hội.
15
Thứ sáu,công tác giáo dục bi giảm sút ở một số nơi.Trình độ dân

trí thấp,giáo dục nhân cách thiếu được quan tâm đã thúc đẩy hành vi vi phạm
pháp luật,đạo đức.
- Nguyên nhân bên trong (là các yếu tố tâm lí cá nhân,sinh học):
+ Một là,ý thức sai về cách thức,con đường thỏa mãn nhu
cầu.Yếu tố tâm lí tiêu cực vụ lợi mà biểu hiện của nó là sự tham
lam,tính vị kỉ,ý thức coi thường pháp luật luôn luôn là cơ sở
động lực của sự xuống cấp và suy thoái đạo đức.
+ Hai là,bản thân con người không được tu dưỡng thường
xuyên.Dù ở phương diện nào thì sai lệch chuẩn mực xã hội
cũng do bản thân cá nhân không chăm chỉ tự rèn luyện tu
dưỡng đạo đức.Trau dồi đạo đức đươc coi là phanh hãm,có tác
dụng ngăn chặn hành vi lệch chuẩn cảnh báo sự tha hóa đạo
đức.
+ Ba là,các yếu tố sinh học như sự rối loạn thần kinh được xem
la nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn.
 Cơ chế của hành vi lệch chuẩn:
Thực chất,sự đi lệch chuẩn mực xã hội là kết quả tác động qua lại
của một phức hợp rất nhiều những đặc điểm của nhân cách trong các tình
huống và điều kiện tác động khác nhau.Kết quả này có thể khác nhau đối với
các kiểu nhân cách và dặc điểm tình huống khác nhau.
Cơ chế của hành vi lệch chuẩn
16
Tình huống có vấn đề
Bộ máy điều tiết giá trị chuẩn mực
5.5.2 Giải thích hành vi lệch chuẩn theo xã hội học:
Các nhà xã hội học thực hiện cách tiếp cận rộng rãi hơn, đó là cách
nghiên cứu theo phạm vi ảnh hưởng tác động tới hành vi lệch chuẩn. Các lý
thuyết này dựa trên chuẩn mực, giá trị và quy tắc xã hội để xác định phạm vi
17
Không biết chuẩn

mực
Biết chuẩn mực
Thái độ với chuẩn
mực
Định hướng giá trị
Những đặc điểm tâm sinh lí cá nhân
Thông qua quyết định
Sai lầm Vi phạm có ý thức
Hành vi lệch chuẩn
lệch chuẩn khi xuất hiện. Lý thuyết xã hội học về lệch chuẩn có những
trường phái sau đây: nhóm khác biệt, tương tác, kiểm soát.
Lý thuyết nhóm khác biệt:
Lý thuyết này được nhà xã hội học Edwin H.Sutherland (1) xây
dựng. Ông cho rằng điều đầu tiên phải hiểu cho đúng như thế nào là lệch lạc,
và cần phải hiểu lệch lạc này có sự biến đổi khác nhau từ nhóm người này
sang nhóm người khác. Hầu hết các cá nhân có cả hai thứ trong tự thân là
“lệch lạc” và “không lệch lạc”. Cá nhân sẽ phô diễn cả hai điều này trong
một nhóm xã hội nào đó. Dựa trên cơ sở lý thuyết này Edwin H.Sutherland
tiến hành đo lường các nhóm theo bốn chỉ số:
- Tần số hoạt động
- Sự ưu đãi
- Khoảng thời gian
- Cường độ giao tiếp
H.Sutherland đưa ra một ví dụ về những người có hành vi lệch lạc ở
mức cao ở những người có cổ áo trắng (2). Những người có cổ áo trắng này
là những người có địa vị xã hội cao, quan hệ xã hội rộng, có tư cách và được
trọng nể, chính vì những điều kiện thuận lợi như thế đã dễ dàng đưa họ đến
phạm pháp ngay trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Chẳng hạn như ăn hối
lộ, đút lót, quà cáp không minh bạch. Bởi vì họ có sự tiếp xúc thường xuyên
lâu dài và cường độ lớn với bạn đồng nghiệp, cấp dưới, với khách hàng. Họ

bao giờ cũng nhận được sự ưu đãi trong quan hệ và những sự thuận lợi đó
làm cho họ sớm phạm tội. Một số nhà lý thuyết hành vi còn xác định hơn
nữa rằng hành vi lệch lạc sẽ phát triển cao hơn nếu như những biểu hiện
hành vi lệch lạc đó được coi là phần thưởng đối với họ.
(1): Edwin H.Sutherland. Principles of criminology (Philadelphia:
Lippincott, 1939)
(2): Những người công nhân quí tộc có vị trí xã hội và thu nhập cao – ND
Lý thuyết phi quy tắc:
Lý thuyết này nhằm giải thích hành vi lệch lạc như là kết quả của hoạt
động trong trạng thái không quy tắc, không nguồn gốc đưa đến việc là mong
18
đợi văn hóa không tồn tại trong quan hệ xã hội. Robert K.Merton (1) đã cố
gắng tìm cách liên kết phi qui tắc với hành vi xã hội, và ông đưa ra bốn kiểu
hành vi lệch lạc xuất hiện do tình trạng phi quy tắc mang lại:
1. Sáng kiến: sáng kiến nảy ra khi mà cá nhân hướng tới mục tiêu và cố
gắng đạt được nó, nhưng trong khi tiến hành thì lại loại bởi các
phương cách thực hiện theo những quy tắc thông thường. Ví dụ như:
tất cả mọi người đều cố gắng đạt được mục tiêu là sự giàu có và thực
hiện mục tiêu ấy bằng các phương thức thông thường là chịu khó, tiết
kiệm, nỗ lực thì những tên cướp nhà băng lại phá vỡ những qui tắc đó
để đạt đến mục tiêu một cách bất hợp pháp.
2. Chủ nghĩa nghi thức: chủ nghĩa nghi thức xảy ra khi người ta tiếp
nhận các phương cách hợp lý theo nghĩa thông thường nhưng lại quên
hoặc bác bỏ mục đích cuối cùng. Ví dụ như: một nữ hộ lí quá quan
tâm đến các nghi thức của bệnh viện (giấy tờ, thủ tục) hơn là lo cấp
cứu cho bệnh nhân đang trong tình trạng nguy cấp.
3. Chủ nghĩa thoát ly: chủ nghĩa này xảy ra khi mà cá nhân bác bỏ cả
hai là mục tiêu cần đạt đến và phương cách để đạt được mục tiêu. Ví
dụ như: người nghiện rượu hoặc ma túy sẽ từ bỏ gia đình, sự nghiệp,
công việc, bạn bè để đắm mình vào các hành vi lệch lạc. Họ tự chọn

lấy trạng thái cô đơn xa lánh khỏi xã hội.
4. Nổi loạn: điều này xảy ra khi mà cả mục tiêu lẫn phương cách bị chối
bỏ và các cá nhân cố gắng đạp đổ hệ thống mục tiêu và phương cách
hiện tồn được xã hội chấp nhận để tạo dựng thay thế nó bằng mục tiêu
và phương cách khác hẳn.
K.Merton còn nhận thấy trong hành vi lệch lạc còn có một yếu tố nữa
là cơ hội hợp pháp hay bất hợp pháp sẵn có để đưa tới hành vi. Những cơ
hội này thường chứa đựng sẵn trong trạng thái xã hội của cá nhân như màu
da, dân tộc, sắc tộc, chủng tộc, thu nhập, giáo dục, giới tính, gia đình, lứa
tuổi. Để đạt đến được các hành vi đặc biệt hay những vai trò đặc biệt thì
chắc chắn phải có những cơ hội hợp pháp hay không hợp pháp. Mỗi cá nhân
dường như có cách thức học hỏi kỹ năng thể hiện vai trò riêng và khi có cơ
hội thì nó sẽ thể hiện ra. Theo lý thuyết phi quy tắc thì không phải cá nhân
nào cũng có đủ kỹ năng cần thiết qua sự học hỏi và cơ hội để trở thành tên
ăn trộm hay một tên giết người hoàn hảo.
19
Tóm lại, hành vi lệch lạc, theo K.Merton, đó là hiện tượng ra đời từ
sự vênh giữa cấu trúc xã hội và văn hóa. Nguồn gốc của loại hành vi này
nằm trong các tổ chức xã hội nhiều hơn là trong cá nhân.
Lý thuyết điều tiết:
Lý thuyết này phát biểu rằng điều tiết xã hội ảnh hưởng đến hành vi
của mỗi người. Travis Hirschi (1) cho rằng trong xã hội tồn tại mối quan hệ
giữa các cá nhân và qui ước xã hội. Một khi các cá nhân tiếp thu tốt các qui
ước xã hội sẽ giảm thiểu sự lệch hướng khỏi các qui ước đó. Travis Hirschi
cho rằng mối quan hệ đó được giới hạn trong 4 thành phần:
1. Sự gắn bó: sự gắn bó biểu hiện sự ảnh hưởng và sự đáp lại của cá
nhân này tới cá nhân khác. Sự gắn bó càng mật thiết thì việc thu nhận
các qui tắc xã hội càng hiệu quả.
2. Tín ngưỡng: tín ngưỡng được qui vào giá trị tự thân. Người ta nhận
thấy một khi tín ngưỡng lành mạnh thì sự lệch lạc ít xảy ra.

3. Mục tiêu văn hóa được tán đồng: một cá nhân có sự cam kết tự
nguyện về mục tiêu giáo dục, hoạt động nghề nghiệp lâu dài thì ít khi
đi chệch khỏi mục tiêu đó và do vậy ít đi chệch khỏi quĩ đạo của xã
hội.
4. Sự ràng buộc: khi mà các cá nhân có sự ràng buộc với nhau trong một
thiết chế khu vực hay một tổ chức xã hội thì chắc chắn là hiện tượng
lệch lạc ít xảy ra. Ví dụ như là một sinh viên là thành viên tích cực
của đội văn nghệ, đội bóng đá… thì sinh viên đó ít có biểu hiện lệch
lạc hơn so với sinh viên không hề tham gia bất kỳ một tổ chức nào có
sự ràng buộc.
So sánh các lý thuyết phi qui tắc, điều tiết, và nhóm khác biệt:
Qua các lý thuyết trên, ta nhận thấy sự không giống nhau ở các
nguyên nhân đưa đến hành vi lệch lạc. Lý thuyết phi qui tắc cho rằng không
có sự nhất quán giữa mục tiêu văn hóa đã được chấp nhận với phương cách
hợp logic đạt đến mục tiêu, và đó là nguyên nhân chính. Còn lý thuyết điều
tiết lại cho rằng nếu các cá nhân học hỏi được các qui tắc xã hội và phương
cách hợp lí thực hiện các mục tiêu thì hành vi lệch lạc sẽ được giảm thiểu.
Lý thuyết nhóm khác biệt thì lại quả quyết là hành vi lệch lạc là do cấu trúc
nhóm xã hội tạo ra nhiều điều kiện để đưa đến hành vi lệch lạc.
20
Lý thuyết gán:
Các lý thuyết phi qui tắc, nhóm khác biệt, và điều tiết đều liên quan
đến việc tại sao xuất hiện hành vi lệch lạc. Còn lý thuyết gán là lý thuyết là
lý thuyết dựa trên hành vi của cá nhân để gán nhãn. Lý thuyết này cho rằng
hành vi của một cá nhân lệch hay không là do sự phản ứng của cá nhân khác
nhiều hơn là tự thân hành vi đó biểu hiện, và các cá nhân khác gán cho
người đó cái nhãn là lệch lạc ( ví dụ: kẻ cướp, tên giết người ).
Lý thuyết gán còn phân biệt hai loại hành vi lệch lạc trước khi tiến hành
gán nhãn:
1. Lệch lạc mức sơ cấp: Lệch lạc sơ cấp là hành vi của cá nhân bị đi lệch

đi nhưng chỉ là lệch lạc tạm thời và không lặp lại có tính chất định kì.
Các cá nhân có hành vi lệch lạc sơ cấp là những người còn có nhân
cách mà xã hội tạm chấp nhận được và sự lệch lạc đó không chiếm đa
số trong tổng hành vi cá nhân. Trong xã hội nói chung mọi người ít để
ý đến kiểu lệch lạc này. Ví dụ như: một người tử tế sống đúng mực
nhưng một lúc nào đó lái xe quá tốc độ, quá chén trong một cuộc vui
hay đôi lúc tham gia cá độ bóng đá…
2. Lệch lạc cao: Một hành vi lệch lạc của cá nhân có tính cách đặc trưng
và cá nhân tổ chức đời sống của mình xung quanh hành vi lệch lạc đó,
thì khi đó cá nhân này đang tiến tới mức lệch lạc ở cấp cao hơn so với
lệch lạc sơ cấp. Xã hội nói chung không chấp nhận những cá nhân
như thế. Khi mà một cá nhân uống quá nhiều rượu trong bàn tiệc và
sau đó luôn luôn say xỉn tại gia đình, nơi làm việc và tiến tới là bất kì
đâu ở ngoài xã hội, trở thành kẻ nát rượu thì khi đó cá nhân này đã
thuộc loại lệch lạc ở mức cao.
Theo lý thuyết gán nhãn, một cá nhân khi gán nhãn cho một hành vi
của cá nhân khác là lệch lạc thì người đó liên tưởng tới lý lẽ của nhãn đó,
thậm chí trong nhiều trường hợp người ta quan tâm đến cái nhãn nhiều hơn
là hành vi thực. Khi nhãn đã được gán rồi thì tự nó sẽ chứa đựng nhiều ý
nghĩa mang tính đặc trưng hơn là bất kì trạng thái nào khác mà cá nhân đó
có. Đối với một cá nhân lệch lạc, sau khi tự nhìn thấy sự lệch lạc và nhận sự
trừng phạt rồi thì cá nhân đó có thể bắt đầu làm lại cuộc đời cả về mặt xã hội
cũng như về mặt sinh học theo xã hội qui ước, nhưng có thể sự gán nhãn
tương tự vẫn diễn ra. Như thế sự gán nhãn không đúng sẽ làm giảm đi các
hành vi đáng lẽ ra sẽ phát triển tích cực. Ví dụ như: một thanh niên phạm tội
ăn trộm, bị bắt vào trại cải tạo, người thanh niên đó cải tạo tốt và khi mãn
21
hạn tù anh ta trở về với cuộc sống bình thường, nhưng tiếc thay cái nhãn đã
gán. Cái nhãn đó tự thân nó còn nặng nề hơn chính hành vi đã xảy ra trong
quá khứ, do vậy không ít thì nhiều nó cũng sẽ cản trở việc anh ta tìm kiếm

việc làm, là nguyên nhân đứa đến sự giảm long tin ở bạn bè, người thân. Có
thể đó lại là nguyên nhân làm cho anh ta càng gắn bó thêm với cái nhãn đó
thay vì tidm cách xa rời nó.
Lý thuyết xung đột:
Lý thuyết xung đột là sự nối tiếp của lý thuyết gán nhãn. Lý thuyết
này không thay đổi định nghĩa hành vi lệch lạc là sự phản ứng của người
khác về hành vi đó hơn là hành vi tự thân. Lý thuyết xung đột còn phát triển
hơn nữa khi nó phát biểu rằng trong một thể chế xã hội sẽ thiết lập ra các
luật lệ, các thiết chế và phương thức dán nhãn để bảo vệ quyền lợi riêng của
giai cấp này hay giai cấp khác cũng như duy trì trật tự xã hội. Cùng một
hành vi lệch lạc như nhau nhưng nhãn gán cho cá nhân thuộc nhóm giai cấp
có địa vị thấp bao giờ cũng dễ dàng hơn và nhiều hơn cho cá nhân ở giai cấp
có địa vị kinh tế và xã hội cao. Ví dụ như: say rượu là hành vi mà người ta
thường nghĩ là hay xảy ra ở giai cấp thấp còn giai cấp cao thì ít hơn, thực tế
không hẳn như vậy. Lý thuyết này cũng tán đồng quan điểm như lý thuyết
phi qui tắc là xã hội do cấu trúc của nó đưa đến hành vi lệch lạc nhiều hơn là
do chính bản thân cá nhân. Theo K.Mark thì tội phạm sẽ xuất hiện nhiều hơn
cùng với sự xung đột quyền lợi giai cấp.
So sánh lý thuyết gán nhãn và lý thuyết xung đột:
Cả hai lý thuyết này đều hướng sự tập trung vào các kiểu hành vi và
những cá nhân bị gán cho là lệch lạc. Lý thuyết gán nhãn nhận xét đến cách
thức gán và hậu quả của việc gán nhãn, trong khi lý thuyết xung đột lại đề
cập đến sự bất bình đẳng trong việc xác định hành vi lệch lạc cũng như quan
niệm gán nhãn. Tuy nhiên cả hai lý thuyết đều có sự giới hạn nhất định. Lý
thuyết gán nhãn thì coi nhẹ phần chủ quan của cá nhân về việc chịu trách
nhiệm hành vi lệch lạc mà lại đẩy về phía xã hội, còn lý thuyết xung đột bỏ
qua việc giải thích sự lệch lạc trong các giai cấp giàu có.
5.5.3 Các hình thức biểu hiện của hành vi lệch chuẩn:
22
Hành vi lệch chuẩn có rất nhiều hình thức biểu hiện hết sức phong phú và

đa dạng. Dưới đây chúng tôi xin đề cập đến một số biểu hiện chủ yếu hay
gặp trong đời sống xã hội thường ngày.
- Nghiện ma túy:
Nghiện ma túy là một dạng bệnh tật biểu hiện ở sự phụ thuộc của cơ thể
hoặc tâm lý vào các chất ma túy, ở sự ham muốn không cưỡng nỗi những
chất đó, phụ thuộc nó, nếu không có nó sẽ xuất hiện những triệu chứng như
lo âu, rối loạn thần kinh, vật vã, chân tay run rẩy. Sau đó cơ thể dần dần bị
suy nhược về thể lực và tinh thần, mất hết cảm giác cùng những rối loạn tâm
lý khác điển hình là sự suy sụp về tâm thần.
Tình trạng nghiện ma túy để lại hậu quả xấu cho xã hội, khi nghiện ma
túy, người ta dễ lao vào con đường phạm tội, thực hiện các hành động giết
người, cướp của. Tình trạng lạm dụng các chất ma túy làm tăng tỉ lệ tử vong,
đặc biệt là trong lớp người trẻ và phát triển các loại bệnh về cơ thể và tinh
thần, ví dụ như AIDS, Nền kinh tế xã hội cũng như nền tảng đạo đức của xã
hội phải gánh chịu những tổn thương về vật chất và luân thường đạo lý. Việc
tìm cách để kiếm được các chất ma túy đã trở thành nguyên nhân của hàng
loạt các vụ phạm tội như trộm cắp, cướp giật,…. Tình trạng nghiện hút ma
túy gây ảnh hưởng xấu đến thế hệ mai sau, trẻ con sinh ra sẽ có những
khuyết điểm về tinh thần và cơ thể nghiêm trọng, điều này sẽ làm suy thoái
gia đình, vốn là tế bào của xã hội.
- Hành vi thao cuồng:
Thao cuồng là sự đánh mất cuộc sống của mình một cách có ý thức hay
có ý mưu toan tự sát. Hành vi thao cuồng là hành vi tự hủy hoại bản thân,
những hành vi lệch chuẩn thuộc vào loại này thường là những hành vi lệch
chuẩn kiểu như làm dụng rượu, khăng khăng không chịu chữa bệnh, điều
khiển các phương tiện giao thông trong tình trạng say xỉn, đua xe trái phép
với tốc độ cao, tham gia vào các cuộc ẩu đả…
Thanh thiếu niên thường có hành vi thao cuồng là do thiếu kinh nghiệm
sống và không biết xác định mục đích sống. Ngoài ra còn có những nguyên
nhân sau như bị người yêu từ chối, mất người yêu, lòng tự trọng bị tổn

thương…
- Mại dâm:
23
Thuật ngữ “mại dâm” xuất phát từ tiếng la tinh “protitutio” nghĩa là sự sỉ
nhục, làm ô danh. Nghề mại dâm là nghề nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tính
dục của khách hàng, thường xuyên ở dạng quan hệ tình dục với các hạng
người, không có cảm giác ham muốn và làm thỏa mãn dục tính của khách
hàng dưới mọi hình thức, và có sự thỏa thuận trước về giá cả ở dưới dạng trả
bằng tiêng hoặc hiện vật, đó là nguồn sống của gái mãi dâm.
Nguyên nhân của tình trạng mãi dâm là do tình hình kinh tế, xã hội, luân
lý đạo đức, ngoài ra còn do một sô người có tính dục mạnh, nhu cầu về tình
dục của họ cao hơn của nhũng người khác có mức độ tính dục trung bình.
Một hiện tượng khác ẩn chứa trong môi trường gái làm tiền là bọn cò mồi,
bảo kê và chứa chấp những phần tử hình sự khác. Thúc đẩy thêm tình trạng
mãi dâm phát triển là luồng băng, đĩa video có nội dung khiêu dâm và bạo
lực, đặc biệt là tình trạng trẻ vị thành niên bị lôi kéo vào nghề mãi dâm.
Nghề mãi dâm là một hình thức ăn bám xã hội, nó được biểu hiện ở sự
trốn tránh lao động có ích cho xã hội, nạn mãi dâm thúc đẩy sự phát triển
của bệnh hoa liễu và AIDS, ảnh hưởng xấu tới thế hệ tương lai, tinh thần,
đạo đức của người phụ nữ bị suy thoái.
Để xóa bỏ nạn mãi dâm gặp nhiều khó khăn, những yếu tố kìm hãm tệ
mãi dâm là nâng cao mức sống của dân cư, thực hiện chương trình giáo dục
giới tính, phải nghiêm trị những người hành nghề mãi dâm, bọn cò mồi và
những người có liên quan. Hiện nay việc ngăn chặn tệ nạn mãi dâm ở một số
nơi còn yếu kém, nhiều tụ điểm hành nghề mãi dâm vẫn còn tồn tại dưới
nhiều hình thức và trở thành điểm nóng của xã hội như “chợ tình” (Thanh
Xuân), công viên Thanh Niên, đường Thanh Niên …
- Hành vi lệch chuẩn trên cơ sở bệnh tật tình dục bao gồm những sai lệch
so với tiêu chuẩn đạo đức xã hội trong hành vi tình dục của một con người
khỏe mạnh. Các hành vi lệch chuẩn tình dục được chia ra làm những nhóm

chính sau đây: sai lệch về đối tượng làm thỏa mãn nhục vọng; sai lệch về
cách thực hiện lòng ham muốn tình dục như bạo dâm, đồng tính luyến ái, pê-
đê, loạn luân; sai lệch do ý thức về giới tính bị hủy hoại như sự nam tính
hóa…
- Vi phạm pháp luật:
24
Hành vi vi phạm pháp luật là một trong những hình thức chống đối xã
hội, nhằm chống lại quyền lợi xã hội hoặc quyền lợi cá nhân của các công
dân.
Sở dĩ có tình trạng vi phạm pháp luật là do các cá nhân muốn chứng tỏ
mình, muốn tỏ ra oai phong trước các thành viên khác trong xã hội tuy nhiên
thể hiện không đúng cách, trái với những quy định thông thường, do không
được giáo dục đầy đủ, đặc biệt là ở gia đình .
5.5.4. Sự khống chế của xã hội đối với hành vi lệch chuẩ n:
Các phương pháp và phương tiện khống chế xã hội phải thích hợp với
các dạng hành vi lệch chuẩn cụ thể. Phương tiện chính để khống chế xã hội
phải đáp ứng được nhu cầu và quyền lợi của những người có khuynh hướng
thực hiện các hành vi lệch chuẩn.
- Đối với những người phạm pháp trẻ tuổi cần phải được giáo dục và đào
tạo, giảm thời hạn giam giữ hoặc tạm hoãn việc thi hành án, thả tự do trước
thời hạn và chủ yếu là thay đổi điều kiện giam giữ.
- Thành lập một hệ thống phân nhánh, mềm dẻo trợ giúp xã hội, bao gồm
các khâu cơ cấu của xã hội,nhà nước, các tổ chức từ thiện, gia đình, các tổ
chức cộng đồng khác, đặc biệt là những tổ chức theo nguyên tắc “tự cứu
mình”.
- Phục hồi luân lý đạo đức và phát triển tinh thần của công dân, tạo cơ hội
cho cá nhân tìm kiếm những ý nghĩa cuộc sống trên cơ sở những giá trị tinh
thần, tự do tín ngưỡng.
- Kiểm soát chặt chẽ những luồng băng đĩa hình có các cảnh bạo lực và
tình dục thô lỗ. Ngăn chặn việc thanh niên hướng vào các sản phẩm chợ đen,

nơi tuyên truyền sùng bái bạo lực làm nảy sinh những mục đích tội phạm và
sự suy đồi đạo đức.
- Dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở và tổ chức giáo
dục mà hình thành nên mối quan hệ bao dung với những người có ý nghĩ và
hành động lệch chuẩn. Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng
chống các loại tệ nạn xã hội và các loại bệnh hoạn xã hội khác.
25

×