Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

xu hướng kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.6 KB, 11 trang )

Quàng Thị Bình
K56_xã hội học
Mssv: 11030077
ĐỀ TÀI :
XU HƯỚNG KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
I .Đặt vấn đề:
Trước khi đi vào nội dung của vấn đề Tôi đưa ra khái niệm về hôn nhân, để phần nào mọi
người hiểu rõ và cụ thể hơn “Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người
nữ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, nhằm chung sống và cùng nhau có trách nhiệm
xây dựng gia đình. Sự thừa nhận về mặt pháp lí biểu hiện ở giấy chứng nhận kết hôn do
chính quyền địa phương cấp. Tính pháp lí còn thể hiện ở chỗ từ nay cuộc hôn nhân, cuộc
sống của gia đình quyền lợi của vợ chồng cha mẹ, con cái sẽ được chính quyền bảo vệ”.
Hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã từng tồn tại trong lịch sử.
Hiện tượng này được diễn biến thành những trào lưu thông qua quá trình giao tiếp trong
đời sống lao động và học tập chung của người Việt Nam với người nước ngoài. Lịch sử
hôn nhân Việt Nam đã được dánh dấu bởi hôn nhân Việt – Pháp trong thời gian Pháp khai
thác thuộc địa ở nước ta từ nhũng năm cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.Thập kỉ 70
của cuối thế kỉ XX ở miền Nam Việt Nam lại xuất hiện thêm hôn nhân Việt – Mỹ , Việt – Hàn
.
Mặc dù cho tới nay chưa có những thống kê cụ thể về số lượng các cuộc hôn nhân Việt –
Pháp, Việt – Mỹ, Việt – Nga trong lịch sử song con số chung có thể thấy là đã có 180.000
trường hợp kết hôn với người nước ngoài ở Việt – Nam. Theo thống kê của sở Tư pháp Tp
Hồ Chí Minh năm 1993 số người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đặc biệt ( Đài
Loan, Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp) là 1090 người trong đó tỉ lệ kết hôn với người Đài Loan
là 152 người chiếm 13,9% sau 5 năm số cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài đã tăng lên
gấp 4 lần( 4394 trường hợp) trong đó tỉ lệ kết hôn với người Đài Loan gia tăng mạnh
tăng 11 lần so với 1993. Từ năm 2001 tình trạng kết hôn với người nước ngoài tăng lên
đột biến với con số 27.544 người trong đó số lượng kết hôn với Đài Loan là 10.885 người
chiếm 39,5% số lượng kết hôn với người nước ngoài ( Phụ nữ TP Hồ Chí Minh,
17/11/2001) 6 tháng đầu năm 2003 số người kết hôn với người Đài Loan đã gần 60.000
người. Hiện tượng “cơn sốt” lấy chồng Đài Loan của phụ nữ Việt Nam đã diễn ra cách đây


gần chục năm đã gây ra hiện tượng mất cân bằng giới ở một số địa phương.
Theo thống kê của Phòng Kinh Tế - Văn hóa Đài Bắc tại Tp. Hồ Chí Minh, riêng năm tháng
đầu năm 2004 đã có 4.663 trường hợp và tính trung bình, số lượng kết hôn Việt – Đài
Page 1
trong toàn quốc mỗi năm khoảng 10.000 trường hợp và đỉnh điểm là trong những năm
2000 – 2002 số lượng ờ mức cao nhất khoảng 12 nghìn trường hợp trong một năm.
Ngày nay trong xu hướng mở cửa và hội nhập toàn diện, hôn nhân có yếu tố nước ngoài
có thể coi là hiện tượng thường gặp và dễ chấp nhận trong cuộc sống, nhất là trong điều
kiện các đối tượng tham gia hôn nhân đã có một quá trình học tập, làm việc, chia sẻ tình
cảm, hiểu biết tôn trọng lẫn nhau . Vấn đề cô dâu ở Đài Loan là một vấn đề tồn tai dai
dẳng nhức nhối trong lòng xã hội từ hơn 10 năm trở lại đây. Trên thực tế đây là một xu
thế tất yếu của thời đại điều” bất bình thường” chính là ở chỗ rất nhiều cặp vợ chồng Việt
Nam – Đài Loan này đi đến kết hôn không phải dựa trên những quy luật hôn nhân thông
thường, dựa trên cở sở tình yêu và khoảng thời gian cần thiết. Và những hệ lụy mà
những cuộc hôn nhân kiểu này mang lại không phải là nhỏ. Đây cũng là vấn đề thu hút
được rất nhiều sự quan tâm của báo giới và dư luận xã hội
Như vậy xu hướng lấy chồng nước ngoài của phụ nữ Việt Nam đang là vấn đề quan tâm
của nhiều ngành, tổ chức tâm lí học, xã hội học…Trên cơ sở của đề tài Tôi sẽ đi sâu hơn vào
vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan hơn so với các nước khác. Bởi vì phụ nữ Việt
Nam lấy chồng Đài Loan chiếm tỉ lệ cao nhất, cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm .
Những điều này đã gây nguồn cảm hứng cho tôi lựa chọn đề tài này, đi sâu vào tìm hiểu để
có thể hiểu rõ hơn tình hình của vấn đề, qua đó đưa ra những nhìn nhận, kiến giải của
riêng mình
Để giải quyết vấn đề này tôi sẽ sử dụng lý thuyết hiện đại hóa và lý thuyết trao đổi xã hội .
Trong lý thuyết hiện đại hóa Tôi áp dụng lý thuyết của William Goode. Luận điểm chính
của Goode là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tác động đến tất cả các xã hội và làm
biến chuyển các gia đình hướng tới khuôn mẫu gia đình với cặp vợ chồng là trung tâm. Lý
thuyết của Goode là một công cụ phân tích hữu ích cho phép hình thành các giả thuyết
thực nghiệm: xu hướng kết hôn trong xã hội hiện đại giúp phụ nữ phát huy một cách độc
lập vai trò của mình trong xã hội , giúp cá nhân có quyền tự do lựa chọn bạn đời.

II. Giải quyết vấn đề:
Trong 10 năm trở lại đây, trong xu thế giao thương với người nước ngoài ngày càng cởi
mở, tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nước ta gia tăng đột biến. Xu hướng chủ
yếu là việc các cô dâu Việt Nam kết hôn với Nam giới mang quốc tịch các quốc gia khác ,
đặc biệt là các quốc gia Đông Á như : Trung Quốc , Hàn Quốc , và Đài Loan( chiếm tới
khoảng 98% số cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài) . Từ năm 2003 trở lại đây , trào lưu
nam giới Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc sang Việt Nam tìm vợ phát triển mạnh mẽ.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Việt Nam chỉ trong khoảng 10 năm ( từ 1995 –
2007) , số lượng các cô dâu lấy chồng nước ngoài đã lên tới 100.000 người, riêng số
lượng cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan đã có tới khoảng trên 80.000 người, chiếm hơn
80% tổng số vụ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở nước ta, tiếp theo là số lượng cô dâu Việt
Nam lấy chồng Hàn Quốc có khoảng trên 12.000 người, cô dâu Việt Nam lấy chồng Mỹ
Page 2
khoảng trên 2.000 người, cô dâu Việt lấy chồng Pháp có khoảng 1.300 người và cô dâu
Việt Nam lấy chồng Úc có khoảng trên 1.000 người ( Bộ Tư Pháp, 2005).
Tình trạng Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài đặc biệt lấy chồng Đài Loan ngày càng
phổ biến ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu là tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long. An Giang,
Tây Ninh và Tp Hồ Chí Minh. Có dự báo cho rằng nhu cầu lấy chồng Đài Loan đang có sự
chuyển dịch từ Tp Hồ Chí Minh sang các tỉnh lân cận. Tại Tp Hồ Chí Minh nếu năm 2000 có
gần 2000 trường hợp kết hôn với Đài Loan thì đến 2002 trường hợp kết hôn giảm xuống
chỉ còn hơn 800 trường hợp( Pháp luật ngày 29/4/2003)
Bảng: Số người Việt Nam kết hôn với người có quốc tịch nước ngoài
Năm Đài Loan Hoa Kỳ Úc Canada Pháp
1993 152 266 409 146 117
1994 546 533 349 181 110
1995 997 1.334 416 301 138
1996 1.843 1.661 679 284 134
1997 1.551 899 297 228 103
1998 1.798 1.612 354 449 181
1999 2.001 1.728 366 458 187

2000 1.997 1.706 376 415 207
2001 10.885 9.729 3.219 2.462 1.177
Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy được xu hướng lấy chồng có quốc tịch nước ngoài
của phụ nữ Việt Nam qua các năm, từ năm 1993 đến 2001. Theo thống kê của 5 nước này
thì Đài Loan vẫn có số lượng cao nhất đặc biệt là trong năm 2001 đã lên tới 10.885 người
trong khi đó ở Pháp mới có 1.177 người (2001).
Nếu như toàn Đài Loan số cô dâu Đông Nam Á là 83.927 thì số cô dâu Việt Nam là đông
nhất chiếm 42.599 người chiếm ( 50,75%) . Từ năm 2000 đến nay bình quân mỗi tháng có
khoảng 1000 cô dâu Việt Nam sang Đài Loan ( trích lời thủ trưởng Bộ Nội Vụ Đài Loan,
Phụ nữ Tp Hồ Chí Minh ngày 27/ 6/ 2001)
Để thấy rõ số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan . Theo thống kê của Văn phòng
Kinh Tế - Văn hóa Đài Loan Bắc tại Tp. Hồ Chí Minh, từ 1995 đến cuối tháng 10 năm2001
có 84.479 phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông đến từ Đài Loan
Page 3
Bảng: Số Phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Đài Loan các năm
Đơn vị: người
Năm Người Năm Người
1995 1.476 2000 13.863
1996 3.351 2001 12.417
1997 4.827 2002 13. 743
1998 5.035 2003 11.358
1999 8.482 Đến tháng 10 / 2004 8. 529
(Nguồn Tổng hợp số liệu trong cuốn : Phan An – Phan Quang Thịnh – Nguyễn Quới. Hiện
tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan ( tài liệu tham khảo) , Nxb. Trẻ, 2004,tr.8 – 9).
Qua bảng số liệu này ta có thể thấy được xu hướng của phụ nữ Việt Nam kết hôn với
người Đài Loan. Từ năm 1995 đến 2003 nhìn chung là tăng,Tuy nhiên từ năm 2000 đến
2001 có sự dao động có xu hướng giảm nhưng không đáng kể . Điều đáng quan tâm là chỉ
trong thời gian ngắn đến tháng 10 / 2004 đã chiếm 8.529 người. Qua bảng số liệu càng
cho ta thấy rõ được xu hướng lấy chồng Đài Loan đang là vấn đề rầm rộ của chị em phụ
nữ Việt Nam.

Về vấn đề kết hôn giữa người Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Văn phòng Cục
Lãnh sự Bộ Ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người. Theo
thống kê của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Đài Loan từ năm 1994 đến 2000, tỷ lệ cô dâu Việt
Nam so với cô dâu các nước Đông Nam Á ở Đài Loan tăng khá nhanh: Năm 1994 cô dâu
Việt Nam chiếm 10.8 % , năm 1995 chiếm 26,0 % , năm 1997 là 36,7%, năm 1998 là 52,3
%, năm 1999 là 54,8 % và năm 2000 là 61,6 % ( Phan An và cộng sự, 2004: 9)
Điều đáng quan tâm hơn nữa là tại Tỉnh Cần Thơ số cuộc kết hôn với người nước ngoài
cũng rất đáng lưu tâm. Chỉ tính trong tỉnh Cần Thơ số lượng kết hôn với đàn ông mang
quốc tiệc khác nhiều hơn các Tỉnh khác, con số kết hôn với Đài Loan vẫn chiếm số lượng
cao nhất so với Úc, Canada, Hàn Quốc…
Bảng : Các cuộc kết hôn với người nước ngoài tại Tỉnh Cần Thơ
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Úc 49 32 44 26
Canada 39 14 35 38
Mỹ 109 73 78 66
Hàn Quốc 2 0 67 57
Page 4
Đài Loan 2.720 2.610 2.817 3.165
Trong tổng số
vụ hôn nhân
có yếu tố nước
ngoài
2.720 2.751 3.071 3.383
(Nguồn : Sở Tư Pháp tỉnh Cần Thơ)
Tính từ năm 2000 đến tháng 2 năm 2004, có 12. 076 cuộc kết hôn giữa người Việt Nam
với người nước ngoài tại Tỉnh Cần Thơ, trong đó có 11.229 cuộc giữa người Việt Nam với
người Đài Loan, chiếm 92,98% . Một số xã, phường của tỉnh Cần Thơ có số người “ lấy
chồng ngoại” nhiều hơn chồn nội, như chẳng hạn xã Tân Lập thuộc huyện Thốt Nốt còn
được người dân gọi là “ đảo Đài Loan” . Năm 1999, cả xã có 79 cuộc kết hôn, trong đó có
11 cuộc kết hôn giữa người Việt Nam với nhau ,68 cuộc kết hôn với người nước ngoài ,

trong đó cuộc kết hôn giữa các cô gái Việt Nam với đàn ông Đài Loan là 64. Năm 2000,
cũng tại xã trên, tổng số cuộc kết hôn là 156 trong đó có 140 cuộc kết hôn giữa các cô gái
Việt Nam và đàn ông Đài Loan (Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2005: 32 – 33)
Về độ tuổi kết hôn theo kết quả khảo sát của Tỉnh Cần Thơ với 2000 phiếu phỏng vấn
giành cho đối tượng có liên quan, đối tượng kết hôn với người nước ngoài đặc biệt là kết
hôn với người Đài Loan là các cô gái trong độ tuổi còn rất trẻ 78,77% ở độ tuổi từ 18 – 25,
thậm chí có 10,60% dưới tuổi 18 . Về nghề nhiệp cũng theo số liệu khảo sát của Tỉnh Cần
Thơ 66,5% phụ nữ lấy chồng Đài Loan không có việc làm , phần lớn họ thuộc gia đình
nông dân, nghèo khó , kinh tế khó khăn( 80,98%) ( Phụ nữ Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29/ 9/
2002).
Bên cạnh đó về hoàn cảnh của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan được thống kê là : 1,5
% có mức sống khá giả; 8,4% có mức sống tương đối khá; 63,1% có mức sống trung bình;
19,2 % có mức sống khó khăn và 7,9 % có mức sống rất khó khăn. Hầu hết các cô được
sinh ra từ ra đình đông con: gia đình có 3 con chiếm 12,8 % ; 4 con chiếm 20,7 %; 5 con
chiếm 22,7 % ; trên 5 con chiếm 35% .Trả lời câu hỏi tại sao các cô lại lấy chồng nước
ngoài : có 78,94 5% do cuộc sống bản thân và gia đình gặp khó khăn; 65,5 % do thất
nghiệp không có việc làm; 62,56 % cần tiền để giải quyết khó khăn đột xuất, chỉ có 47,1 là
thích lấy chồng ngoại. Như vậy phần lớn các cô gái lấy chồng ngoại là do hoàn cảnh kinh
tế khó khăn.
Trong thuyết của Goode có quan điểm cho rằng “ xu hướng kết hôn trong xã hội hiện đại
giúp phụ nữ phát huy một cách độc lập vai trò của mình trong xã hội, giúp cá nhân có
nhiều quyền tự do lựa chọn bạn đời” . Tuy nhiên khi xét mấy trường hợp trên phụ nữ Việt
Nam hầu như không được tự do trong việc lựa chọn bạn đời, mà hôn nhân ở đây mang
tính chất mai mối và trục lợi là chủ yếu. Mặc dù thuyết của Goode có đề cập đến là xã hội
hiện đại, tuy dù ở xã hội nào đi chăng nữa thì tình trạng này vẫn còn tồn tại thậm chí còn
phát triển hơn. Bởi lẽ chưa có một giải pháp nào hữu hiệu ngăn chặn hay hạn chế được
vấn đề này một cách triệt để.
Page 5
Tuy nhiên khi nói đến việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài thì ta cũng nên xem xét
trường hợp ngược lại.Một vấn đề đặt ra tại sao đàn ông các quốc gia khác đặc biệt là Đài

Loan lại muốn lấy vợ Việt Nam nhiều như vậy, phải chăng chính họ cũng đang gặp những
vấn đề không thuận lợi chính nơi họ đang sống.Đó chính là do địa vị kinh tế thấp kém,
quan niệm trục lợi, thương mại hôn nhân là nhân tố thúc đẩy Nam giới sang tìm vợ Việt
Nam. Đa số người Đài Loan sang lấy vợ nước ngoài lãnh thổ do có những hoàn cảnh đặc
biệt khi lấy vợ trong nước như: trình độ thấp , có tuổi cao hoặc khuyết tật cơ thể đặc biệt
là do họ có thu nhập thấp . Theo thống kê Nội Vụ ( MOI, 1999) cho biết chỉ có 50 % nam
giới chưa kết hôn trong độ tuổi 30 – 39 có khả năng lấy được vợ trong số những người
cùng hoàn cảnh trong năm 1998 ( Trích theo Quar – terly Review, Vol 40 N 6, 2002, tr
101). Theo thống kê của Văn phòng kinh tế-Văn hóa Đài Bắc tại TP.Hồ chí Minh, độ tuổi
trung bình của họ như sau: năm 1996: 35,5 tuổi; năm 1997: 36,0 tuổi; năm 1998: 35,9 tuổi;
năm 1999: 36,3 tuổi; năm 2000: 36,6 tuổi.Như vậy tuổi trung bình của chú rể là 35-36 tuổi,
được phân chia cụ thể như sau: Từ 20 đến 30 chiếm 21,04%; từ 31 đến 40 chiếm 50,98%; từ
41 đến 50 là 20,74%; từ 51 đến 60 là 5,02%, trên 60 là 2,21%.
Về học vấn của các chú rể, cũng theo thống kê của Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc tại
TP.Hồ Chí Minh: mù chữ 0,05%; tiểu học 4,17%; PTCS 55,80%; PTTH 34,48%; trung cấp
3,84%; đại học và trên đại học 1,66 %. Về quê quán: là những huyện sản xuất nông nghiệp
chiếm vị trí chủ yếu hoặc từ các gia đình công nhân ở các khu công nghiệp. Nghề nghiệp:
Công nhân 46 %; nông dân 3,0%; tri thức 4,5%; thất nghiệp và làm những việc linh tinh
31,0%. Như vậy, các chú rể chủ yếu làm các công việc lao động phổ thông, lái xe, chủ cơ sở
sản xuất nhỏ, làm ruộng. Đại đa số các đối tượng trên đến từ khu vực có thu nhập thấp.
Như vậy ta luôn có một cảm giác không an toàn và hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân
của những cặp đôi lấy chồng Đài Loan này . Bởi lẽ các cuộc hôn nhân này mang tính chất
môi giới, trục lợi là chủ yếu . Phần lớn các cô dâu tham gia phỏng vấn cho biết họ không
thể tự tìm đến chú rể. Để làm quen được với chú rể, các cô phải thông qua những người
giới thiệu. Họ có thể là những người lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc chiếm ( 28,6 %),
những người thân trong gia đình ( 10,2%); người trong họ hàng (14, 3 %) ; hàng xóm
( 4,1%); qua môi giới ( 28,6 %). Như vậy hôn nhân thông qua môi giới vẫn chiếm tỉ lệ khá
cao. Theo vào đó tỷ lệ hôn nhân do môi giới không đồng đều giữa các tỉnh, cao nhất là
Tỉnh Cần Thơ (40,1 %), Đồng Tháp ( 29,3 %), Hậu Giang ( 25%), và 24,7 % ở Vĩnh Long (
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em 2005: 67).

Chính việc hôn nhân thông qua môi giới mà thời gian gặp mặt nhau cho đến khi kết hôn
của hai bên có thể dài ngắn khác nhau, nhưng trung bình là 3,5 ngày
Bảng: Thời gian làm quen với chú rể đến khi tổ chức lễ cưới
Địa phương Thời giant rung bình
( ngày)
Số cặp hôn nhân
Vĩnh Long 5 88
An Giang 3,5 109
Cần Thơ 4 167
Đồng Tháp 3 150
Tiền Giang 1,5 56
Hậu Giang 3 63
Tổng 3 633
Page 6
(Nguồn: Ủy Ban dân số, Gia đình và Trẻ em 2005: 75 – 76).
Qua Bàng số liệu này chúng ta cũng phần nào thấy được thời gian quá ngắn ngủi để tìm
hiểu nhau để tiến tới hôn nhân. Thông thường thì thì thời gian này khá lâu dài dành cho
mỗi cặp đôi tìm hiểu gặp mặt nhau. Thời gian ngắn như vậy dẫn tới đời sống hôn nhân
cũng có nhiều uẩn khúc bên trong. Ngoài ra đối với nhiều người đàn ông Đài Loan, Hàn
Quốc thì bỏ tiền ra lấy vợ Việt Nam là “một giải pháp tiện lợi” vì các cô gái Việt Nam chịu
thương chịu khó, giỏi nhịn nhục sẽ vừa là người giúp việc nhà không lương, là người chăm
sóc cho chồng hay con riêng của chồng, hoặc an hem của chồng bị tàn tật, bố mẹ thì già
cả, là nguồn lao động rẻ tiền cho các cơ sở làm ăn của gia đình nhà chồng. Khi người phụ
nữ làm điều gì không vừa ý người chồng và gia đình anh ta họ có thể bị đánh đập , chửi
mắng thậm chí đuổi ra đường. Qua đây Tôi cũng xin đưa ra một câu chuyện ngắn cũng là
một ví dụ để hiểu hơn về những vấn đề mà các cô dâu Việt Nam khi lấy chồng Đài Loan “
Thắm, Hạnh, Quỳnh là ba trong nhiều cô gái lấy chồng Đài Loan. Cô gái tên Thắm hiện
đang đi học tiếng phổ thông Trung Quốc. Cô có vẻ không hạnh phúc bên người chồng đã
chột mắt, thọt chân, lại nhiều gấp đôi tuổi cô. Mới sang Đài Loan chưa đầy một tháng phải
làm vụng vất vả mà cô đã bị mấy trận đòn của ông chồng và bà mẹ chồng. Hạnh bán hàng

ở chợ Yong An. Trước khi sang đây cô chưa hề gặp mặt chồng . Sự thực là người chồng
Đài Loan của cô đã 52 tuổi và có hai đời vợ. Hàng ngày phải quét dọn nhà cửa, buôn bán
hàng vặt…có nhiều khi mệt mà cô không dám nghỉ vì sẽ bị ông chồng và mẹ chồng mắng
nhiếc”.( www.Vnexpress.net, ngày 29 /12/ 2001)
Sự chênh lệch về tuổi tác, bất đồng về ngôn ngữ, khác biệt về văn hóa. Bởi vậy mà ta có
thể đoán được là cuộc sống chung của hai bên sau khi kết hôn gặp nhiều khó khăn trong
giao tiếp với chồng và gia đình nhà chồng, không có mối quan hệ xã hội, không hiểu biết về
pháp luật nước sở tại nên phải chịu phụ thuộc hoàn toàn và chồng và gia đình nhà chồng,
khi gặp các vấn đề về pháp lý thường phải chịu thiệt thòi. Chỉ có rất ít cô dâu giúp đỡ được
gia đình ít nhiều về cơ sở vật chất. Tuy nhiên dù sau khi kết hôn có giúp đỡ được kinh tế
gia đình hay không thì những cô dâu gặp được người chồng khỏe mạnh, chí làm ăn và coi
chuyện hôn nhân là nghiêm túc vẫn may mắn so với hơn rất nhiều cô gái cùng cảnh lấy
chồng ngoại quốc khác. Từ những cuộc sống như thế này mà rất nhiều trường hợp buộc
phải ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn, có trường hợp không sống được với nhau đến hai
tháng, nhiều trường hợp không sống được tới một năm. Theo thống kê trung bình mỗi
tháng, Tòa Án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử 50 vụ ly hôn, trong đó 85% là hôn
nhân có yếu tố nước ngoài. Điều đáng chú ý là trong những trường hợp này , đa số là phụ
nữ Việt Nam đứng nguyên đơn trong những vụ ly hôn này phần lớn là những người tự
động bỏ về Việt nam do không chịu được cuộc sống khổ cực, cách đối xử của chồng và gia
đình nhà chồng, hoặc do những bất đồng về tâm sinh lí với chồng. Do vậy mà khi ly hôn họ
không có bất kỳ một quyền tài sản nào đối với những giá trị mà họ đã tạo gia cho gia đình
chồng trong thời gian chung sống, họ cũng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào về kinh
tế đặc biệt đối với những người đã con cái.
Trong khi đó thuyết trao đổi xã hội giải thích cho việc ly hôn cũng đã phổ biến . Khi một
cuộc ly hôn xuất hiện, các nhà lý thuyết tranh luận rằng những phần thưởng do duy trì
Page 7
quan hệ là thấp ơn và chi phí cao hơn những thứ có thể trao đổi khác. Khi có người thứ
ba, người vợ hoặc người chồng thường cân nhắc những ưu thế của khả năng đi theo
người thứ ba so với những ưu thế và yếu thế nếu vẫn giữ hôn nhân hiện tại ( Mevinger,
1983). Khi xem xét vấn đề trên thì các cuộc ly hôn đa số xuất phát từ các cô dâu Việt Nam

trước, mà những lí do mà họ quyết định đi đến hôn nhân cũng xuất phát từ họ. Chính vì
thế mà phần thưởng hay chi phí mà họ đạt được là hầu như không có, và điều tất nhiên
cái phần thưởng hay những giá trị mà cô dâu làm ra trong suốt quá trình ở nhà chồng sẽ
thuộc về chồng và gia đình nhà chồng. Khi đó ưu thế của người chồng tìm đến người thứ
hai hay thứ ba vẫn có ưu thế hơn người vợ, đối với họ việc đấy không mấy khó khăn, tuy
nhiên đối với các cô dâu sau khi ly hôn khả năng tìm đến người chồng thứ hai hay thứ ba
là khó khăn cho dù họ có những phần thưởng hay giá trị trong tay.
Vậy một câu hỏi đặt ra nguyên nhân do đâu mà phụ nữ Việt Nam có xu hướng lấy chồng
nước ngoài nhất là hôn nhân Việt – Đài. Xu hướng kết hôn với người nước ngoài đặc biệt
là Đài Loan ngày càng gia tăng xuất phát từ nhiều nhân nguyên, tuy nhiên theo Tôi
nguyên nhân sự nghèo khổ và quan niệm sống sai lệch là nguyên nhân chủ đạo.
Sự nghèo khổ. Theo số liệu nguyên cứu của phụ nữ Tỉnh Cần Thơ cho biết 78,94 % người
được hỏi đưa ra lý do gia đình gặp khó khăn, 62,56 % cần tiền để giải quyết lí do trước
mắt. Vì sao mục tiêu kinh tế lại được đặt ra trong hôn nhân với người Đài Loan. Qua điều
tra của báo lao động cuối tuần ngày 15 / 6/ 2003 nhiều vùng phổ biến tình trạng lấy
chồng Đài Loan đều rất nghèo . Tiêu biểu là xã Bình Thạch Đông ( Phú Tân - An Giang) xã
An Thạch Thất bình quân thu nhập đầu người ở đây chỉ khoảng 10.000 đồng/tháng.
Trong khi đó việc kết hôn với người Đài Loan có thể mang lại cho gia đình cô gái từ 5 - 10
triệu gọi là tiền cưới, tiền theo chồng( Lao động chủ nhật 15/ 6/ 2003). Mặt khác trong
hoàn cảnh nghèo khó thiếu thốn thông tin câu chuyện về các cô gái lấy chồng Đài Loan
gửi tiền về xây nhà, mua xe máy cho cha mẹ có sức hấp dẫn đặc biệt với người dân ở các
vùng quê nghèo An Giang, cần Thơ, Sóc Trăng( Phụ nữ Tp. Hồ Chí Minh 6/ 2/2002). Vì thế
hiện tượng lấy chồng Đài Loan ngày càng gia tăng bởi nguồn lợi kinh tế ban đầu mà việc
kết hôn với người Đài Loan mang lại.
Nhận thức sai lệch của cha mẹ và bản thân các cô gái và vai trò của giới truyền thông. Với
số tiền có được từ những cuộc hôn nhân cùng những kỳ vọng có thể kiếm được nhiều hơn
khi xuất ngoại có lẽ chưa khi nào con gái ở những vùng quê này lại có giá như hiện nay.
Theo số liệu nghiên cứu của Hội phụ nữ Tỉnh Cần cơ 15,25 % người cho rằng động lực
thúc đẩy họ lấy chồng Đài Loan là do cha mẹ thúc ép ( Phụ nữ Việt Nam 24 /7/2003) . Tuy
nhiên khi trả lời câu hỏi “ làm sao biết được anh ta giàu hay nghèo , tốt hay xấu mà dám

gả con ?” Cha mẹ của cô gái lấy chồng Đài Loan cho biết “ Thì nhắm mắt gả liều chứ biết
làm sao, ở nước họ cũng có người nghèo người giàu như ở Việt Nam” ( Phụ nữ Tp.Hồ Chí
Minh 7/ 2/ 2001). Điều đó cho thấy rằng nhiều bậc cha mẹ coi việc kết hôn với người Đài
Loan giống như chơi một canh bạc và họ chấp nhận lấy con gái mình làm “vật hi sinh”, và
càng khắc họa rõ hơn về trình độ nhận thức của gia đình.
Page 8
Sự gần gũi về không gian địa lý và văn hóa giữa các quốc gia. Cũng như mối quan hệ Việt –
Trung , giữa Việt Nam và Đài Loan và Hàn Quốc về mặt không gian địa lý cũng như không
gian văn hóa có thể coi là tương đối gần gũi. Đây là 3 quốc gia láng giềng và cũng là quốc
gia đồng văn ở họ , lối sống , phong tục tập quán. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ở Tp.
Hồ Chí Minh có 41,18% phụ nữ lấy chồng Đài Loan là người Hoa ( Phan An và các cộng
sự: 25). Mặt khác khác với đồng bằng Bắc Bộ chỉ có người Việt sinh sống, ở đồng bằng
Nam Bộ từ lâu đã có sự cư trú xen cài giữa người Việt Nam và các dân tộc khác như người
Chăm, người Khơ me…nên hiện tượng kết hôn hỗn hợp với các dân tộc khác là chuyện
bình thường . Do vậy hiện tượng cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc và công dân
các quốc gia khác cũng không có gì đặc biệt, người dân dẽ chấp nhận. Truyền thống văn
hóa của 3 nước có nhiều điểm tương đồng và gần gũi tạo môi trường tiếp cận thuận lợi và
dễ dàng hiểu biết lẫn nhau.
Ảnh hưởng của quá trình phát triển về kinh tế và thương mại: Sự phát triển quan hệ kinh
tế và thương mại Việt – Đài dẫn đến việc ngày càng có nhiều doanh nhân Đài Loan sang
Việt Nam đầu tư kinh doanh, du lịch. Vì vậy mối quan hệ hiểu biết giữa người dân hai
quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng có ít mối quan hệ trực tiếp giữa hoạt động
đầu tư nước ngoài và hoạt động kết hôn Việt – Đài . Đối với nam giới Đài Loan và một số
nước khác như Hàn Quốc. Trung Quốc việc chi phí kết hôn với phụ nữ Việt Nam nhỏ hơn
nhiều so với chi phí kết hôn với người bản địa hoặc cô dâu đến từ Trung Hoa đại lục hoặc
các nước khác. Trong xã hội Đài Loan hay các nước khác hiện nay, phụ nữ có xu hướng
kén chồng , có tiêu chuẩn cao hơn ( ví dụ: phải có nhà riêng, có học thức, ngoại hình cũng
phải tương đối ưa nhìn) .
Khi tiếp nhận lý thuyết trao đổi xã hội có đưa ra “ con người sẽ có hành vi chống đối hay
tán thành khi hành động của anh ta không nhận được phần thưởng như mong đợi”.

Trong thời gian tìm hiểu một người thường đánh giá lợi thế và bất lợi có thể có khi chọn
một đối tượng làm vợ hay làm chồng. Sự hấp dẫn về ngoại hình là một thứ nguyên trao
đổi quan trọng trong khi tìm hiểu. Điều này giải thích tại sao phụ nữ xưa nay đều xem
trọng nhan sắc của mình nhiều hơn nam giới. Trái lại nam giới không hấp dẫn ở hình thể
nhưng vẫn cưới được cô vợ thật hấp dẫn khi có thu nhập cao ( Melvlle, 19983) . Điều này
cũng đã giải thích vì sao xã hội Đài Loan hay các quốc gia khác hiện nay có xu hướng kén
chồng, thường đặt ra những tiêu chuẩn cao về người chồng của họ. Chính vì thế mà những
đàn ông Đài Loan hay các nước khác mà có địa vị thấp trong xã hội, kinh tế khó khăn
không dễ ràng lấy được vợ trong nước của mình. Cho nên điều này thúc đẩy tại sao đàn
ông Đài Loan và các nước khác sang tìm vợ ở các quốc gia khác đặc biệt là Việt Nam . Bên
cạnh đó lý thuyết này cũng giải thích được nguyên nhân tại sao phụ nữ Việt Nam lại rầm
rộ lên phong trào lấy chồng nước ngoài đặc biệt là lấy chồng Đài Loan. Bởi lẽ họ nghĩ rằng
lấy chồng nước ngoài sẽ giúp họ cải thiện được cuộc sống hiện tại, giúp họ có được cuộc
sống hơn… . Hơn thế nữa chi phí mỗi lần kết hôn thường tốn kém từ 30.000 đến 50.000
USD, trong khi đó việc kết hôn với phụ nữ Việt Nam chỉ tốn khoảng 7.000 đến 8.000 USD.
Thêm vào đó phụ nữ Việt Nam có hình thức ưa nhìn, khỏe mạnh, chịu thương chịu khó,
Page 9
phần lớn chị em đều thân thiện dễ hòa nhập với cuộc sống nhà chồng. Đó là nững điểm
hấp dẫn với chú rể Đài Loan và Hàn Quốc đưa ra những nhận xét và khẳng định của mình.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân nữa tác động đến các cuộc hôn nhân này. Về phía bản
thân các cô dâu Việt Nam: sự hình thành trào lưu kết hôn với người Đài Loan và Hàn Quốc
xuất phát từ tâm lí muốn được xuất ngoại, được thay đổi hoàn cảnh sống và vượt nghèo
để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn và có điều kiện giúp đỡ gia đình. Chính bản thân các cô
gái cũng dám liều lĩnh với cuộc sống của bản mình
Như vậy đứng trước những khó khăn cũng như những nguyên nhân về vấn đề kết hôn
với người mang quốc tịch nước ngoài đặc biệt là với đàn ông Đài Loan. Hiện nay dưới ảnh
hưởng của toàn cầu hóa và kinh tế thị thường, việc hôn nhân nước ngoài của phụ nữ Việt
Nam với các công dân ở một số nước trong khu vực do điều kiện kinh tế tốt hơn đã trở
nên phổ biến ở nước ta. Do nhiều ngyên nhân : nguyện vọng thay đổi cuộc sống và vượt
nghèo của một số chị em phụ nữ Việt Nam, do tương quan giới có chiều hướng mất cân

bằng ở Trung Quốc…Cho nên hôn nhân nước ngoài theo kiểu này ở nước ta đang ngầm
báo một tương lai không sáng sủa với những hậu quả đáng ngại trong giai đoạn tới , khi
những số phận các cô dâu Việt Nam không được hứa hẹn một cuộc sống tốt hạnh phúc,
những thế hệ con lai không được đảm bảo những nhu cầu tối thiểu như học hành hoặc
tiếp cận các dịch vụ vụ y tế chăm sóc sức khỏe. Mặc dù như trong những năm gần đây số
lượng phụ nữ lấy chồng Đài Loan và một số nước khác. Tuy nhiên xu hướng này đang có
sự chuyển dịch Hàn Quốc, hiện tại và tương lai đang có sự chuyển biến phụ nữ Việt Nam
lấy chồng Hàn Quốc sẽ rầm rộ chiếm tỉ lệ cao hơn so với Đài Loan trước đây và bây giờ.
Bởi lẽ khi xã hội càng phát triển khả năng giao lưu hòa nhập với các gia trong khu vực
cũng không mấy khó khăn, bên cạnh đó kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội,đặc
biệt sự xuất hiện các tệ nạn xã hội ngày càng đa dạng nhiều hình thức khác nhau, trong đó
nước ta đang xôn xao về vấn đề mua bán mại dâm. Đây cũng là một trong những lí do gây
gia tăng số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài.
Đây cũng có thể coi là thách thức của kinh tế thị trường đến phát triển con người Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập. Trong tương lai nếu như xu hướng vẫn tiếp tục tăng , nó sẽ
làm thay đổi xã hội, thay đổi suy nghĩ, tư tưởng của con người Việt mang tính tiêu cực có
khả năng tăng lên. Cũng là vấn đề đáng lo ngại trong việc lấy vợi của đàn ông Việt Nam
trong giai đoạn tới, đặc biệt nước ta đang có xu hướng mất cân bằng giới tính sau khi sinh
như hiện nay.
III. Kết Luận:
Mặc dù về mặt tích cực, sau thời gian chung sống và lao động, một số cô dâu đã có tích lũy
và giúp đỡ được gia đình ít nhiều về cơ sở vật chất. Nhưng mặt tích cực đó không phải là
đa số. Nhiều chị em lấy chồng nước ngoài không có tay nghề thiếu hiểu biết lại thường gặp
phải những ông chồng không có chuyên môn cao trong công việc, không ổn định nhiều chị
đã gặp không ít khó khăn trong cuộc sống gia đình nên không có điều kiện giúp đỡ gia
Page
10
đình. Không ít trường hợp đã chịu rủi ro như ở một số nước như Đài Loan, Trung Quốc.
Nhiều chị phải ôm con về nước hoặc một số chị phải trả con cho nhà chồng và trở về với
hai bàn trắng.

Quan hệ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan đã và đang đặt ra khá nhiều
vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập với các
quốc gia trong khu vực và thế giới thì sự phát triển các cuộc hôn nhân yếu tố nước ngoài (
mà ở đây là trường hợp kết hôn với Đài Loan) đã và đang là xu thế tất yếu. Đứng trước
tình hình và xu hướng như vậy bản thân tôi cũng không dám đưa ra giải pháp để khắc
phục những vấn đề này. Tuy đối với bản thân Tôi vẫn luôn huy vọng và trông đợi ở chính
bản thận mỗi người phụ nữ Việt Nam những ai đã, đang và sẽ lấy chồng có quốc tịch nước
ngoài đặc biệt đối với đàn ông Đài Loan nên có suy nghĩ chính chắn, phù hợp nhất trước
khi quyết định lựa chọn. Cũng là giữ cho thuần phong mỹ tục, hình tượng của người phụ
nữ Việt Nam luôn trong sáng, mang vẻ đẹp mà nó luôn có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Xã hội học gia đình. Lên Thái Thị Băng Tâm. Hà Nội, năm 2012.
2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh – TS. Trần Thị Vân Anh. Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ
đổi mới.Nxb khoa học xã hội – 2009.
3 Khoa học phụ nữ. Năm 2004: số 1-6
4. tainguyenso.vnu.edu.vn/xmlui/bitstream/ /02050000338.pdf? 1
5. timbanbonphuongasiafuns.blogspot.com/ /vi-sao-phu-nu-viet-nam-l
6. www.Vnexpress.net, ngày 29 /12/ 2001
Page
11

×