Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

bt nhóm xã hội học đại cương - sinh viên đại học luật hà nội với việc làm thêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.11 KB, 20 trang )


MỤC LỤC 1
MỤC LỤC 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Nhiệm vụ 2
3. Giả thuyết nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Chọn mẫu điều tra 3
1. Một số vấn đề chung liên quan đến việc đi làm thêm của sinh viên 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Đặc điểm và tính chất việc làm thêm đối với sinh viên 3
2. Thực trạng việc làm thêm của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội 4
3. Nguyên nhân 6
3.1. Về chi phí ăn học của sinh viên 7
3.2. Việc học của sinh viên ở trường 8
4. Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên 9
4.1. Tích cực 9
4.2. Tiêu cực 10
5. Một số giải pháp 11
5.1. Đối với nhà trường 11
5.2. Đối với sinh viên 12
III. PHẦN KẾT LUẬN 12
IV. PHẦN PHỤ LỤC 13


Trong tất cả các sinh viên, không phải ai cũng có điều kiện về vật chất,
hơn nữa trong thời buổi hiện nay giá cả đắt đỏ, để trang trải cho cuộc sống
của mình thực sự rất khó khăn. Nếu sinh viên ngày hai buổi đến trường thì


cuộc sống quả là chật vật. Với những sinh viên nghèo thì sự chu cấp ít ỏi của
bố mẹ chưa đủ cho cuộc sống nơi đô thị. Sinh viên, nhất là những người ngoại
tỉnh, để có thể yên tâm học hành mỗi tháng họ phải dùng số tiền bố mẹ cho đó
để ăn, đóng tiền nhà chưa kể đến tiền đóng học phí. Không những thế, họ
luôn thường trực trong đầu câu hỏi “sau này ra trường sẽ làm gì và làm như
thế nào?”. Do vậy sinh viên ngoài giờ học ở trường còn dành thời gian vào
việc làm thêm. Vấn đề đặt ra là làm thêm liệu có phải giải pháp tốt đối với
1
sinh viên và họ được gì, mất gì khi vừa học vừa làm, đó là câu hỏi cấp bách
đặt ra cho sinh viên đi làm thêm và cả xã hội hiện nay. Và vấn đề tưởng như
rất cũ này sẽ được nhìn nhận như thế nào dưới con mắt của những nhà làm
luật lương lai? Đây cũng là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Sinh viên đại
học Luật Hà Nội với việc làm thêm”.
 !"#$%&'(

Vấn đề làm thêm trong sinh viên hiện nay đang là vấn đề rất phổ biến,
vấn đề này được rất nhiều sinh viên cũng như mọi người trong trong xã hội
quan tâm tới. Do đó nhóm tôi đưa ra đề tài này với mục đích tìm hiểu rõ hơn
về thực trạng làm thêm của sinh viên hiện nay, nguyên nhân do đâu, việc làm
thêm có ảnh hưởng thế nào đến sinh viên và tìm ra một số giải pháp để khắc
phục những hạn chế trong vấn đề này. Từ đó nâng cao nhận thức cho sinh
viên cũng như mọi người trong xã hội.

Từ đề tài này, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho cả nhóm đó là cần phân
tích được thực trạng, sự ảnh hưởng của vấn đề làm thêm đối với sinh viên
hiện nay, tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên và
phải đưa ra những giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế, phát huy
hơn nữa những mặt tích cực về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay. Từ
những phân tích trên sẽ giúp cho mọi sinh viên, đặc biệt là những sinh viên
đang đi làm thêm, có ý định làm thêm cũng như mọi người trong xã hội hiểu

được vấn đề và có những nhận thức đúng đắn .
)*+&,-#$%&
Tiến hành tìm hiểu về đề tài này với những nhận định sơ bộ về đối
tượng nhóm tôi cần nghiên cứu, khảo sát kết quả mà nhóm thu được qua một
cuộc điều tra, chúng tôi xin đưa ra một số giả thuyết cho đề tài này: Nếu sinh
viên đi làm thêm thì sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, kĩ
năng giao tiếp, năng động hơn nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống nhanh
nhạy hơn cũng như biết quý trọng đồng tiền hơn. Nhưng khi đi làm thì việc
2
học tập của sinh viên sẽ không được đầu tư đúng mức và dễ gặp phải những
cám dỗ trong cuộc sống vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm và dễ nông nổi.
./0#121#$%&
Nhóm đã tiến hành phát 50 phiếu thăm dò, kiểm phiếu để sàng lọc ra
những phiếu hợp lệ, cung cấp đầy đủ thông tin đồng thời thống kê, phân tích
số liệu để đưa ra những nhận định một cách khách quan. Sử dụng câu hỏi mở
là một cách giúp chúng tôi thu thập những thông tin từ phía sinh viên một
cách đa dạng, phong phú và đầy đủ. Bên cạnh đó chúng tôi còn đọc báo, truy
cập internet để tìm kiếm những thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
của nhóm.
3!4&&5(
Người tham gia trả lời phiếu điều tra là những sinh viên đang học tại
đại học Luật Hà Nội, phiếu được phát ngẫu nhiên để đảm bảo kết quả điều tra
được khách quan.
67*
89:";&#<$=&(-" <!$!'(9"$

Việc làm thêm là cụm từ để chỉ các công việc, dự án thuê mướn người
làm thuê không chính thức (như làm việc bán thời gian, làm việc ngoài giờ
hay làm việc từ xa). Đối với sinh viên, làm thêm là những công việc được
tranh thủ làm ngoài giờ học chính trong nhà trường.


Việc làm thêm của sinh viên không còn là điều mới mẻ. Nhu cầu tìm
việc ấy đôi khi không khác gì những nhu cầu thiết yếu khác như ăn, ở, nghỉ
ngơi và học tập. Đó là nhu cầu được trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm và sau
nữa là nhu cầu được kiếm tiền. Giữa thời buổi vật giá ngày càng tăng, giá
3
phòng trọ cao, điện nước không giảm, phí ăn uống tăng và tiền gửi xe cũng
tăng, để trang trải cho những khoản ấy mà sinh viên đua chen nhau đi làm
thêm. Việc làm thêm còn giúp cho sinh viên tiếp xúc với nhiều môi trường
mới, từ đó học hỏi và áp dụng cho sau này.
Đặc điểm tiêu biểu của việc làm thêm chính là không tiêu tốn quá nhiều
thời gian, có những công việc được trả lương theo giờ làm phù hợp với nhu
cầu thích ứng của sinh viên. Không những thế, những công việc làm thêm
thường không đòi hỏi thời gian cụ thể, kinh nghiệm, bằng cấp hay một điều
kiện khắt khe nào khác. Điều đó lý giải vì sao việc làm thêm dù ở thời điểm
tuyển dụng nào, vẫn luôn được ưa chuộng đối với sinh viên.
>?5@#" <!$!'(9"$5/A#@&B8
Để đảm bảo cho số liệu được tương đối chính xác, nhóm chúng tôi đã tiến
hành phát ngẫu nhiên 50 phiếu thăm dò cho các bạn sinh viên trường đại học
Luật Hà Nội và thực hiện phân loại, xử lý thông tin, thu được kết quả như sau.
Số sinh viên đi làm thêm chiếm 44%, số sinh viên không đi làm thêm
chiếm 56%. Trong số những sinh viên đi làm thêm, sinh viên năm thứ nhất do
mới vào trường, thời gian còn rảnh rỗi nên các bạn có xu hướng muốn đi làm
thêm nhiều. Chính vì thế số sinh viên làm thêm ở năm thứ nhất trong chiếm tỷ
lệ cao nhất là 40.91%. Những năm sau chương trình học càng lúc càng nặng
hơn, do vậy số liệu thống kê số sinh viên đi làm thêm cũng giảm dần qua các
năm: năm thứ hai chiếm 31.82%, năm thứ ba chiếm 18.18% và thấp nhất là
sinh viên năm thứ tư với 9.09%.
Về mục đích làm thêm, do đời sống khó khăn, đặc biệt trong thời kỳ
lạm phát, sinh viên phải chịu nhiều chi phí vượt quá khoản tiền hàng tháng do

gia đình chu cấp. Vì vậy dễ dàng thấy được mục đích kiếm tiền trang trải khi
đi làm thêm là mục đích chính của đa số sinh viên (chiếm 40.91%). Mặt khác,
sinh viên thường rất hạn chế trong kỹ năng làm việc thực tế. Do đó, một mục
đích nữa cũng khá quan trọng đó là đi làm thêm để lấy thêm kinh nghiệm, số
sinh viên đi làm thêm với mục đích này chiếm 22.73%. Với những bạn sinh
viên chọn được công việc phù hợp với ngành nghề của mình thì ngoài mục
4
đích chính là kiếm tiền, các bạn còn có thể học hỏi thêm kiến thức thực tế
(chiếm 36.36%).
Có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: tiếp thị, bán hàng,
gia sư, … Số sinh viên làm gia sư chiếm tỷ lệ lớn hơn so với số sinh viên làm
những công việc khác nhưng mức độ chênh lệch cũng không nhiều. Cụ thể
như sau: sinh viên làm gia sư chiếm 40.91%, nhân viên bán hàng chiếm
27.27%, tiếp thị chiếm 9.10% và các công việc khác là 22.72%. Nhìn chung,
đa số sinh viên chọn công việc làm thêm là gia sư vì nó vừa nhẹ nhàng, đỡ tốn
thời gian lại vừa có thể tích lũy thêm kiến thức, vốn rất cần thiết với sinh
viên. Tuy nhiên chỉ có 18.18% sinh viên cho rằng kiến thức được áp dụng rất
nhiều vào trong công việc. Đa số các bạn nhận thấy ít áp dụng được vào công
việc (chiếm 59.10%) và có 22.72% cho rằng kiến thức không tác động đến
việc làm thêm của mình.
Sinh viên đi làm thêm mục đích chính là kiếm tiền trang trải cho việc
học, để nhẹ bớt gánh nặng cho gia đình, vì thế các bạn ai cũng mong muốn
mình có thu nhập cao từ việc làm thêm. Theo số liệu chúng tôi khảo sát được,
số sinh viên thu nhập trên 1.000.000 đồng 1 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là
54.54%. Một số sinh viên có thu nhập thấp hơn, từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng chiếm 36.36%. Còn số sinh viên chỉ nhận được từ dưới
500.000 đồng chiếm tỷ lệ rất thấp 9.10%. Những bạn sinh viên có thu nhập
thấp từ việc làm thêm có thể là do các bạn cũng đã được gia đình chu cấp đầy
đủ, chỉ đi làm thêm để kiếm thêm một ít chi tiêu, hoặc các bạn đi làm thêm
không nhiều, việc làm không cố định, chỉ khi nào có thời gian rảnh mới đi

làm, chính vì thế nên thu nhập không cao.
Thời gian học của các bạn sinh viên thường từ 5 đến 6 tiếng một ngày,
bên cạnh đó còn phải bỏ ra từ 2 đến 3 tiếng tự học ở nhà nên quỹ thời gian còn
lại không nhiều để các bạn đi làm thêm. Do đó, khoảng thời gian làm thêm
thích hợp nhất của các bạn sinh viên là từ 1 đến 3 tiếng một ngày để không bị
ảnh hưởng đến việc học (chiếm 72.72%), thời gian làm một ngày từ 3 đến 6
tiếng chiếm 22,73% và thời gian làm thêm trên 6 tiếng chiếm tỷ lệ nhỏ 4.55%.
5
Những bạn chỉ đi làm thêm trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tiếng chắc chắn
sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến việc học còn các bạn sinh viên làm thêm quá
nhiều (trên 6 tiếng) chỉ trừ một số ít biết sắp xếp thời gian là ít bị ảnh hưởng,
nhưng sẽ rất vất vả trong việc học và làm thêm của mình, còn lại đa số sẽ bị tác
động rất lớn đến học tập cũng như sức khỏe của các bạn.
Một số sinh viên do đi làm thêm quá nhiều đã làm cho kết quả học tập
giảm sút rõ rệt, nhưng thực tế tỷ lệ này cũng không phải là lớn, chỉ chiếm
9.09%, vì số sinh viên đi làm thêm trên 6 tiếng một ngày cũng không nhiều
(chiếm 9.05%). Nhưng dù đi làm thêm không nhiều (chỉ khoảng 1 đến 3 tiếng
hoặc 3 đến 6 tiếng một ngày) cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các bạn sinh viên
(các bạn phải vất vả hơn trong học tập, mặt khác sức khỏe chắc chắn sẽ bị
giảm sút), tỷ lệ này là cao nhất, chiếm khoảng 63.64%. Các sinh viên khác
cho rằng mình hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì khi đi làm thêm, có lẽ do các
bạn cũng biết sắp xếp thời gian hợp lý, và công việc làm thêm của các bạn
cũng không khó khăn lắm (như làm gia sư) nên các bạn vẫn đảm bảo được
việc học tập và vấn đề sức khỏe (chiếm 27.27%). Đây có lẽ là số sinh viên
cho rằng công việc làm thêm là hoàn toàn tích cực, vì vừa kiếm thêm thu
nhập lại không bị tác động tiêu cực.
Khi đi làm thêm, tiếp xúc với thực tế các bạn sinh viên chắc chắn sẽ
gặp những khó khăn nhất định. Do còn đi học nên thời gian của công việc là
vấn đề mà đa số các bạn sinh viên cảm thấy khó khăn nhất (chiếm 50%).
Ngoài ra có 27.27% sinh viên cảm thấy áp lực từ công việc, 13.64% có khó

khăn do mức lương thấp. Bên cạnh những khó khăn khi đi làm thêm, sinh
viên cũng gặp được nhiều thuận lợi. Đa số các bạn cảm thấy mức lương ổn
định và phù hợp với bản thân, số sinh viên này chiếm 45.45%. Có 22.73% có
công việc phù hợp với ngành học và 18.18% sinh viên thấy việc của mình khá
nhẹ nhàng.
)#&,$C
Hiện tượng các sinh viên đi làm thêm giờ đây không còn xa lạ hay
hiếm thấy nữa. Làm thêm gần như đã trở thành một phần không thể thiếu
6
trong đời sống sinh viên, có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như:
tiếp thị, bán hàng, gia sư, Bình thường không phải tự nhiên sinh viên muốn
đi làm thêm, lý do họ đi làm thêm rất nhiều nhưng hầu hết lý do chính là để
cải thiện tình hình tài chính, đỡ đần một phần nào cho gia đình. Sinh viên đi
làm thêm không những để kiếm tiền ăn học mà còn tạo cơ hội để rèn luyện
mình giữa thực tế. Ngày nay, sinh viên buộc phải chạy đua để tự nuôi sống
mình nếu không muốn làm kẻ tụt hậu.
 !"#$%
Đã qua cái thời sinh viên đi học chỉ phải làm mỗi nhiệm vụ ngồi học
bài mà coi việc nuôi mình ăn học là trách nhiệm đương nhiên của Nhà nước
và gia đình. Thời bao cấp đã qua, xã hội thay đổi kéo theo nó là hàng loạt
những thay đổi quan niệm nhận thức về cuộc sống cách học và cách kiếm
việc làm. Hàng ngày sinh viên phải đối mặt với vô số vấn đề nan giải, đó là
nỗi lo về giá cả sinh hoạt đang ngày càng leo thang, nỗi lo tăng học phí, và vô
vàn các khoản phát sinh không mang tên khác. Chi phí bình quân để một sinh
viên có thể sống và học tập tại Hà Nội hiện nay là khoảng 1.000.000 đồng
(không tính học phí). Kết quả điều tra cho thấy có khá ít sinh viên nhận được
hơn 1.000.000 đồng/tháng từ gia đình (khoảng 32,5%). Như vậy sẽ có khoảng
67,5% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi nếu chỉ nhận trợ cấp
từ gia đình, và đa số những sinh viên này sẽ phải đi làm thêm. Đã có một số
lượng không ít các sinh viên mới vào trường đã phải ra ngoài kiếm việc để

kiếm thêm tiền sinh hoạt, học tập. Vì thế tiềm ẩn trong sinh viên nhất là đối
với các sinh viên ở tỉnh khác lên học ở các thành phố lớn một nỗi lo đó là nỗi
lo tăng giá. Trong số hàng trăm nghìn tân sinh viên nhập học mỗi năm có
hàng trăm sinh viên trúng tuyển nhưng không có tiền theo học hoặc đăng ký
nhập học rồi lại xin rút hồ sơ vì không kham nổi tiền trường theo qui định,
hoặc giả định là gia đình có xoay sở được học phí nhưng cuộc sống sinh viên
dài 4 – 5 năm, các sinh viên không thể trông đợi mãi vào sự trợ giúp của gia
đình được nên đã bắt đầu đi tìm việc làm, đó là giải pháp tất yếu.
7
#$%&'()*
Ở các nước tiên tiến trên thế giới thì việc học đi đôi với hành rất được
chú trọng. Trong khi ở nước ta chương trình học còn quá nhiều điểm xa rời
thực tế. Các nhà tuyển dụng hiện nay thường đòi hỏi những ứng viên có kinh
nghiệm và khả năng thực tế hơn là bằng cấp. Với những đòi hỏi như trên thì
việc làm thêm là thật sự cần thiết. Sinh viên học trong các trường đại học
thường chỉ được học những kiến thức rất lớn, thiên về lý thuyết nhiều hơn
thực hành, thời gian thực tập lại quá ít. Từ những kiến thức xa rời thực tế đó
các bạn sinh viên khi thực tập và sau khi ra trường thường rất khó để bắt tay
ngay vào công việc mà thường phải cần sự hướng dẫn chi tiết. Bên cạnh đó,
kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, các bạn khó hòa đồng vào một môi trường
mới. Rõ ràng, những kinh nghiệm thực tế đó chỉ được học từ cuộc sống.
Vì vậy sinh viên đi làm thêm không chỉ để kiếm tiền ăn học mà đây còn là cơ
hội cọ sát với cuộc sống với xã hội. Rõ ràng nhu cầu đi làm thêm của sinh
viên không chỉ còn là làn sóng ngầm lẻ tẻ tự phát mà trở thành xu hướng tất
yếu của giới trẻ năng động. Ngày nay giữa người lao động và nhà tuyển dụng
là mối quan hệ sòng phẳng. Muốn bình đẳng trong quan hệ ấy mỗi sinh viên
phải tự khẳng định mình bằng cách dấn thân vào cuộc sống, chịu va đập ngay
từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường để có vốn sống, kinh nghiệm thực tế, để
nhanh chóng bắt kịp guồng quay đầy sức ép của công việc ngay khi tốt
nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng lớn đều đòi hỏi các

ứng cử viên phải có nhiều kinh nghiệm. Lý do rất đơn giản là những ai mạnh
bạo, sẵn sàng lăn lộn ở những vùng đất mới lạ sẽ là những người thích ứng
với công việc nhanh nhất, phản ứng tốt nhất khi có nhiều thay đổi, tất nhiên
không thể loại trừ yếu tố trình độ cơ bản. Những kinh nghiệm đó sinh viên chỉ
có thể thu thập được khi va chạm với cuộc sống những lúc làm việc part-time.
Vì thế mà sinh viên không thể không đi làm thêm ngay cả những sinh viên
xuất thân từ những gia đinh khá giả, điều này xuất phát từ quyền lợi của mỗi
sinh viên sau này, gia đình không thể theo họ suốt cuộc đời, họ phải tự đứng
trên đôi chân của mình.
8
.D/E#'(" <!$!:"F9"$
Như đã nói ở trên, việc đi làm thêm có những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực đối với sinh viên.
+,-
Khi đi làm thêm, lợi ích đầu tiên mà sinh viên đạt được đó là tiền thu
nhập. Thu nhập từ công việc làm thêm sẽ khiến sinh viên bớt phân tâm vào
những rắc rối phát sinh do khó khăn về tiền bạc. Các của hàng cũng sắp xếp
ca làm và thời gian rất linh hoạt để phù hợp với sinh viên nên sv có rất nhiều
lựa chọn để tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình Có thể học được cách kiếm
tiền giúp cho các bạn nhận ra được rằng đồng tiền đáng quý như thế nào đối
với mỗi người, bố mẹ các bạn đã vất vả như thế nào mới có thể kiếm được
tiền nuôi mình ăn học. Vừa đỡ đươc một phần chi tiêu trong cuộc sống, đi làm
thêm còn giúp các bạn biết quý trọng và sử dụng tiền hợp lí.
Việc làm thêm đã trở thành xu hướng chung của sinh viên. Có những
sinh viên làm thêm không chỉ vì lý do đơn thuần kiếm thêm thu nhập cho
những khoảng thời gian còn có thể tận dụng được, mà còn vì những dự định
lớn lao hơn như muốn tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương lai, muốn
đươc thay đổi liên tục môi trường làm việc, muốn làm mới mình mỗi ngày.
Dù có làm một công việc không liên quan gì mấy đến ngành học nhưng sinh
viên vẫn có thể có được kinh nghiệm về việc ứng xử với người khác. Chẳng

hạn như nghề gia sư ko bổ trợ gì cho chuyên môn đối với sinh viên trường
Luật nhưng sau một thời gian đi dạy các bạn thấy khả năng giảng giải, diễn
đạt một điều gì đó của mình đã được nâng lên. Ở khía cạnh này, làm thêm trở
thành một lợi ích, một sự yêu thích thực thụ, chứ không chỉ là một cách kiếm
tiền của sinh viên. Hơn thế, nếu tìm được một công việc phù hợp với mình,
sinh viên có thể phát huy được năng lực của bản thân, tự tin hơn trong giao
tiếp. Ngoài ra việc làm thêm có thể rèn cho sinh viên những tính cách như sự
năng động, khả năng linh hoạt, thái độ kiên nhẫn, lịch sự… Các bạn sẽ trưởng
thành hơn trong suy nghĩ và hành động.
9
Ngoài ra, với những sinh viên có năng khiếu về văn nghệ, các bạn còn
có thể làm thêm bằng việc đi hát phòng trà, hoặc biểu diễn trong đội nhảy,
múa. Vừa có thêm thu nhập, vừa thoả mãn đam mê… Đó là với những việc
làm thêm trái ngành, còn nếu được làm thêm đúng ngành mình đang học thì
càng tốt hơn nữa bởi sinh viên sẽ ko còn bỡ ngỡ khi đi làm sau này, và còn có
thể ứng dụng ngay kiến thức mình vừa học trên trường vào thực tế làm việc.
Không những vậy việc làm thêm còn giúp mở rộng các mối quan hệ.
Môi trường đi làm là một môi trường rộng lớn hơn nhiều so với môi trường
giảng đường, có thể tiếp xúc với rất nhiều người và các đẳng cấp khác nhau
trong xã hội nên sẽ là cơ hội tốt để mở rộng các mối quan hệ, điều cần thiết
cho cuộc sống sau này.
+,.-
Bên cạnh những điều có lợi cho sinh viên, việc đi làm thêm cũng có
những ảnh hưởng tiêu cực. Khó khăn lớn nhất khi đi làm thêm là việc học
hành bị chi phối, không ít thì nhiều. Khi đi làm thêm, các sinh viên sẽ bị thu
hút hơn về công việc chứ không phải học hành, ham làm hơn ham học. Từ chỗ
kiếm việc làm thêm các bạn trẻ đã bị cuốn vào guồng quay của sự kiếm tiền.
Thời gian đi làm chiếm hết thời gian học tập thậm chí giờ học trên giảng đường
cũng chỉ là những khoảng thư giãn hiếm hoi để ngủ bù cho những đêm thức
khuya phục vụ nhà hàng hay đi dạy kèm. Cường độ làm việc càng cao thì chất

lượng học tập càng xa sút, việc học trở nên phụ khi nhu cầu kiếm tiền quá lớn.
Không phải ai cũng may mắn kiếm được công việc trong ngành mình học để
củng cố kiến thức ở trường, phần lớn đều làm trái ngành và là những công
việc lao động chân tay.
Một vấn đề nữa đó là cường độ làm việc tỷ lệ nghịch với sức khoẻ sinh
viên. Càng làm thêm nhiều sức khoẻ sinh viên càng xa sút, làm nhiều đi nhiều
thường hay bỏ bữa dẫn đến không đảm bảo đến sức khoẻ khi lên giảng
đường. Tất cả đều xuất phát từ những thuận lợi của việc đi làm thêm mang
lại: có lương hàng tháng, kinh nghiệm tăng theo từng ngày và càng ngày càng
có hứng với công việc. Nhiều bạn sau khi đi làm về không còn sức để vào bàn
10
học hoặc bị những việc ở chỗ làm thêm chi phối tâm trí quá nhiều. Hay cũng
có bạn quá đam mê việc làm thêm để kiếm tiền nên xem nhẹ việc học.
Ngoài những ảnh hưởng về học tập, không phải sinh viên nào cũng được
thuận lợi khi đi xin việc, có những sinh viên chật vật nộp hồ sơ vào ba đến bốn
nơi tuyển dụng mà không có câu trả lời, hoặc có sinh viên đã được nhận vào
làm nhưng chưa hết tháng đầu phải bỏ vì bị chủ lừa quịt tiền lương. Ngoài ra
không ít bạn không may rơi vào bẫy của những người làm ăn bất chính, trở
thành mắt xích trong đường dây lừa đảo hoặc trở thành nạn nhân, đặc biệt là
những sinh viên năm nhất mới chân ướt chân ráo bước vào giảng đường đại
học. Vấn đề bán hàng đa cấp đã được nhắc đến nhiều, không phải tất cả các
thể loại bán hàng đa cấp đều xấu nhưng có rất nhiều người đã lợi dụng sự nhẹ
dạ của các bạn sinh viên để trục lợi cho mình. Đó là chưa kể những bạn phải
chịu đựng cảnh hắt hủi, bắt nạt, ma cũ bắt nạt ma mới… khi đi làm hoặc đáng
buồn hơn là bị lạm dụng hoặc bị lừa đảo gây thiệt hại cả người lẫn của. Trong
thời buổi kinh tế thị trường không có công việc gì là dễ dàng, vấn đề là sinh
viên cần lường trước được những gì có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục.
389:#+121
/'()*
Tất cả các trường đại học cao đẳng hiện nay trên cả nước cũng đã có ít

nhiều các biện pháp hỗ trợ sinh viên nghèo. Tuy nhiên sự hỗ trợ đó còn quá ít
ỏi, mà số lượng sinh viên thì khá đông. Rõ ràng đi kèm theo với việc tăng học
phí ở mức hợp lý, ngành giáo dục và đào tạo cần phải tính đến việc điều
chỉnh các chính sách hỗ trợ sinh viên trong diện ưu tiên và sinh viên nghèo,
điều chỉnh chế độ học bổng nói chung và học bổng đặc biệt cho sinh viên có
thành tích học tập xuất sắc.
Trong trường đại học Luật cũng như các trường đại học, cao đẳng khác
nên có những trung tâm giới thiệu việc làm hay những buổi tư vấn cho sinh
viên những việc làm phù hợp với ngành học và điều kiện của sinh viên để tạo
điều kiện tốt nhất cho các bạn có thể học tập và có thêm thu nhập, kinh
nghiệm thực tế.
11
Ví dụ như sinh viên ở khu vực ngoại thành rất xa thành phố, rất nhiều
bạn muốn làm thêm nhưng rất khó có điều kiện để tiếp cận với các trung tâm
dịch vụ việc làm như trên thành phố và nếu như muốn làm thì phải vào thành
phố rất trở ngại trong việc đi lại và thời gian làm thêm .
Các tổ chức Đoàn hội nên tổ chức các buổi hội thảo việc làm để các bạn
sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những người có kinh nghiệm và được
hướng dẫn cụ thể hơn, hạn chế việc sinh viên bị lợi dụng sức lao động hoặc bị
lừa như nhiều trường hợp mà báo chí đã không ít lần đề cập.
/
Cần có một thời gian biểu hợp lý, đi làm đi học nếu biết cân bằng thì
sắp xếp thời gian không phải là quá khó. Mặt khác sinh viên cần phải lựa sức
mình khi nộp hồ sơ đi làm để đảm bảo sức khoẻ và hoàn thành tốt việc học
tập. Và giải pháp quan trọng nhất nhưng không phải đơn giản đó là nỗ lực học
tập để có học bổng hỗ trợ của nhà trường.
GH>I
“Cuộc sống vốn không công bằng”. Có những con người luôn sống
trong no đủ, có những con người luôn phải đối mặt với gánh nặng mưu sinh.
Sinh viên cũng không nằm ngoài thực tế đó. Có rất nhiều bạn phải trang trải

cuộc sống sinh viên của mình với một khoản chi phí vô cùng ít ỏi của gia đình
chu cấp, họ phải tự lo kiếm thêm thu nhập nuôi sống mình. Nhưng cũng có
những bạn không phải lo lắng về vật chất, các bạn mong muốn một điều gì
đó: kinh nghiệm, niềm đam mê, sự vui vẻ, … hay thậm chí là những chi phí
cho sự chơi bời của bản thân. Bởi vậy, nhiều người đã chọn con đường đi làm
thêm để đạt được mục đích của bản thân mình.
Có thể đi làm thêm là một việc rất hữu ích cho cuộc sống của bạn. Bạn
có thể kiếm thêm thu nhập, có thêm kinh nghiệm, quen biết thêm nhiều bạn
12
mới, học hỏi những điều hay, hoàn thiện chính bản thân mình. Nhưng điều đó
không có nghĩa cứ đi làm thêm là tốt. Khi đi làm thêm bạn sẽ vấp phải những
cám dỗ của cuộc sống, hạn chế thời gian cho học tập điều đó có thể khiến
thành tích học tập sa sút… Chúng ta cần phải có sự sắp xếp bố trí thời gian và
công việc một cách ổn thỏa, để việc làm thêm không ảnh hưởng tới việc học
của mình. Bởi lẽ, suy cho cùng, với sinh viên học tập và kinh nghiệm là hai
điều quan trọng, nếu thiếu một trong hai cũng có nghĩa chúng ta đã thất bại
trong quá trình tìm kiếm một công việc mà mình mơ ước trong tương lai.
Làm thêm hay không làm thêm? Đó là câu hỏi mà chính bạn phải tự trả lời!
J
-&&5('(K!
Câu 1: Bạn có đang đi làm thêm không? (Nếu có, trả lời các câu hỏi tiếp theo)
1. Có 2. Không
Câu 2: Mục đích đi làm thêm của bạn?
1. Lấy kinh nghiệm thực tế 2. Kiếm tiền trang trải sinh hoạt, học tập
3. Cả 2 ý kiến trên
Câu 3: Công việc bạn lựa chọn?
1. Bán hàng 2. Gia sư
3. Tiếp thị 4. Công việc khác
Câu 4: Kiến thức có áp dụng trong công việc không?
1. Không 2. Có, nhưng ít 3. Nhiều

Câu 5: Tiền lương một tháng của bạn?
1. Dưới 500.000 đ 2. 500.000 đ – 1.000.000 đ
3. Trên 1.000.000 đ
Câu 6: Bạn làm việc bao nhiêu giờ một ngày?
1. 1h – 3h 2. 3h – 6h 3. Trên 6h
Câu 7: Làm thêm có ảnh hưởng đến cuộc sống, việc học tập của bạn không?
1. Không 2. Có, nhưng ít 3. Nhiều
13
Câu 8: Điều khó khăn nhất bạn gặp phải khi làm thêm?
1. ‰p lực công việc 2. Thời gian không ổn định
3. Mức lương thấp 4. Khó khăn khác
Câu 9: Điều kiện thuận lợi nhất với bạn khi đi làm thêm?
1. Công việc nhẹ nhàng 2. Công việc phù hợp với ngành học
3. Mức lương ổn định, phù hợp 4. Điều kiện thuận lợi khác
Câu 10:Bạn có ý định nghỉ việc không?
1. Không 2. Có 3. Chưa biết
Câu 11: Bạn là sinh viên năm thứ mấy?
1. Năm thứ nhất 2. Năm thứ hai
3. Năm thứ ba 4. Năm thứ tư
G-=&+LM<N#OP#C&Q
Câu 1: Bạn có đang đi làm thêm không? (Nếu có, trả lời các câu hỏi tiếp theo)
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 Có 22 44,00 44,00
2 Không 28 56,00 100,00
,0*1* 3W WWWW
Câu 2: Mục đích đi làm thêm của bạn?
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 Lấy kinh nghiệm thực tế 5 22,73 22,73
2
Kiếm tiền trang trải sinh

hoạt, học tập
9 40,91 63,64
3 Cả 2 ý kiến trên 8 36,36 100,00
,0*1*  WWWW
14
Câu 3: Công việc bạn lựa chọn?
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 Bán hàng 6 27,27 27,27
2 Gia sư 9 40,91 68,18
3 Tiếp thị 2 9,10 77,28
4 Công việc khác 5 22,72 100,00
,0*1*  WWWW
Câu 4: Kiến thức có áp dụng trong công việc không?
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 Không 5 22,72 22,72
2 Có, nhưng ít 13 59,10 81,82
3 Nhiều 4 18,18 100,00
,0*1*  WWWW
15
Câu 5: Tiền lương một tháng của bạn?
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 Dưới 500.000 đ 2 9,10 9,10
2 500.000 – 1.000.000 đ 8 36,36 45,46
3 Trên 1.000.000 đ 12 54,54 100,00
,0*1*  WWWW
Câu 6: Bạn làm việc bao nhiêu giờ một ngày?
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 1h – 3h 16 72,72 72,72
2 3h – 6h 5 22,73 95,45
3 Trên 6h 1 4,55 100,00

,0*1*  WWWW
16
Câu 7: Làm thêm có ảnh hưởng đến cuộc sống, việc học tập của bạn không?
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 Không 6 27,27 27,27
2 Có, nhưng ít 14 63,64 90,91
3 Nhiều 2 9,09 100,00
,0*1*  WWWW
Câu 8: Điều khó khăn nhất bạn gặp phải khi làm thêm?
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 ‰p lực công việc 6 27,27 27,27
2 Thời gian không ổn định 11 50,00 77,27
3 Mức lương thấp 3 13,64 90,91
4 Khó khăn khác 2 9,09 100,00
,0*1*  WWWW
17
Câu 9: Điều kiện thuận lợi nhất với bạn khi đi làm thêm?
R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 Công việc nhẹ nhàng 4 18,18 18,18
2
Công việc phù hợp với
ngành học
5 22,73 40,91
3
Mức lương ổn định, phù
hợp
10 45,45 86,36
4 Điều kiện thuận lợi khác 3 13,64 100,00
,0*1*  WWWW
Câu 10: Bạn có ý định nghỉ việc không?

R9: /0#25+<A S:</T# >U< >U< 8#V
1 Không 13 59,10 59,10
2 Có 3 13,64 72,74
3 Chưa biết 6 27,26 100,00
,0*1*  WWWW
18
Câu 11: Bạn là sinh viên năm thứ mấy?
R9: /0#25+<A S:</0# >U< >U< 8#V
1 Năm thứ nhất 9 40,91 40,91
2 Năm thứ hai 7 31,82 72,73
3 Năm thứ ba 4 18,18 90,91
4 Năm thứ tư 2 9,09 100,00
,0*1*  WWWW
19

×