Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

dư luận xã hội và tác động của nó đến ý thức pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.74 KB, 17 trang )

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
MỤC LỤC
MỞ BÀI
Hiện nay, có rất nhiều vụ việc trên cả nước được sự quan tâm của toàn xã hội.
Dư luận xã hội không chỉ tác động đến đời sống của mỗi con người, của một bộ
phận mà còn tác động đến ý thức pháp luật, việc ban hành các văn bản Luật.
Thông qua dư luận xã hội chúng ta có thể tìm hiểu về đời sống, quan điểm, quan
niệm của con người trong xã hội về những chuẩn mực của cuộc sống; từ đó, có thể
hiểu được về tâm lí xã hội, sự thay đổi của tâm lí xã hội thông qua những biến đổi
của dư luận xã hội. Không những thế, việc nghiên cứu dư luận xã hội cũng góp
phần tích cực cho những nhà làm luật xây dựng pháp luật và lấp đầy những lỗ
1
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
hổng trong hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, việc xem xét những yếu tố, những
tính chất cơ bản của dư luận xã hội, là một vấn đề hết sức quan trọng.
NỘI DUNG
I. Định nghĩa " dư luận xã hội"
Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần của xã hội, là hiện tượng phức tạp
nên khó có thể hiểu được hết nội hàm của nó trong một định nghĩa ngắn gọn. Vậy
nên, về mặt lí luận thì hầu như không tồn tại một định nghĩa toàn diện về dư luận
xã hội được tất cả mọi người đồng tình.Trên các sách báo, tạp chí xã hội học đã có
khá nhiều định nghĩa được nêu ra:
- Theo B.K.Paderin- nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga, dư luận xã
hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét,
đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các
thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các thể chế, giai cấp xã hội nói
chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các
vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ.(
1
)
- Theo A.K. Uledop, cũng là nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga, dư


luận xã hội là sự phán xét, phán xét của các nhóm xã hội lớn và bền vững đối với
các vấn đề có ý nghĩa xã hội trong cuộc sống xã hội đụng chạm đến các lợi ích xã
hội. Sự phán xét như vậy biểu thị thái độ đối với các sự kiện, các thực tế, các hiện
tượng của đời sống xã hội.(
2
)
- Theo Young- nhà nghiên cứu người Mỹ, dư luận xã hội là sự phán xét đánh
giá của cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình thành
sau khi có sự tranh luận công khai. (
3
)
- Theo trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội thuộc ban tư tưởng- văn hoá
trung ương, dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề,
sự kiện, hiện tượng có tính thời sự.(
4
)
1
Trang 209 - Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
2
Trang 209 - Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
3
Trang 209 - Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
4
Trang 210 - Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
2
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
- Theo Trung tâm xã hội học (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), dư
luận xã hội là hiện tương xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá và thái độ
của các nhóm xã hội đối với những vấn đề có liên quan đến lợi ích của các nhóm
trong xã hội. Dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận công

khai. (
5
)
Nhưng tựu chung lại thì những định nghĩa của các trung tâm nghiên cứu cũng
như của các nhà nghiên cứu về dư luận xã hội cũng đều đề cập đến những nội
dung cơ bản của dư luận xã hội như sau:
- Dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang tính phán
xét, đánh giá của nhiều người trước thực tế xã hội nhất định.
- Sự phán xét, đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội cónhững vấn đề
mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của các nhóm xã hội, cộng đồng
xã hội.
- Vấn đề mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều
người, của đa số thành viên trong xã hội.
Như vậy, ta có thể khẳng định : “ Dư luận xã hội tập hợp các ý kiến, thái độ
có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung
trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút
được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc
hành động thực tiễn của họ ”.(
6
)
II. Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội.
1. Tính khuynh hướng
Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng,quá trình
xã hội có thể khái quát theo những khuynh hướng nhất định. Bao gồm: tán thành,
lưỡng lự hay phản đối. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh
hướng như: tích cực hoặc tiêu cực; tiến bộ hoặc lạc hậu Ở mỗi khuynh hướng,
5
Trang 210 - Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
6
Trang 210 - Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009

3
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo những mức độ cụ thể
khác nhau như: rất phản đối,phản đối, lưỡng lự, tán thành, rất tán thành.
Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã
hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân
bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột; nếu đồ thị phân bố
dư luận xã hội có hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất. Đồ thị phân bố dư luận xã
hội có hình chữ U khi trong xã hội cố hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau
về cùng sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỉ lệ số người ủng hộ
cao. Trong xã hội nhất định, nếu thái độ của dư luận xã hội đối với phần lớn các
vấn đề kinh tế, chính trị xã hội có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó có nghĩa là
xã hội đó đang đứng bên bờ vực của cuộc nội chiến. Khi đồ thị phân bố dư luận xã
hội có dạng hình chữ J thì chỉ có một loại quan điểm (tán thành hoặc phản đối) có
tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thôi, điều đó biểu thị sự thống nhất cao trong trong
dư luận xã hội.
Một ví dụ điển hình cho tính khuynh hướng của dư luận xã hội đó là khi xã
hội xuất hiện hiện tương phụ nữ đơn thân sinh và nuôi con. Đó là những phụ nữ
xinh đẹp, thành đạt lựa chọn cách tự mình sinh và nuôi con. Hiện tượng này gây
nên một làn sóng dư luận lớn, người thì đồng tình, người thì phản đối. Nhưng xu
hướng ý kiến của đa số mọi người là phản đối hiện tượng này. Biểu đồ biểu thị cho
hiện tượng này là hình chữ J, thể hiện tỉ lệ người phản đối cao vấn đề này. Bởi vì
theo ý kiến của số đông mọi người thì thiên chức sinh con là của người phụ nữ
song đó cũng là trách nhiệm của cả nhân loại. Đàn ông phải có trách nhiệm quan
tâm, chăm sóc người phụ nữ.
2. Tính lợi ích
Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện, hiện tượng đang diễn
ra phải được xem xét từ góc độ chung có mối quan hệ mật thiết với lợi ích của các
nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Tính lợi ích của dư luận xã hội được nhìn
nhận trên hai phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

4
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội
có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo
người dân. Chẳng hạn, các chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tiền
lương, tăng giá xăng dầu, tăng giá điện đều là những ví dụ sinh động cho mối
quan hệ này. Ta có thể phân tích một ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề này. Theo
quyết định số 98 /BTC-QLG vừa được Bộ Tài chính ban hành, giá bán mới của
các loại xăng dầu cụ thể như sau:
Xăng A92 tăng 2.900 đồng/lít, từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng/lít; dầu diesel
tăng 3.550 đồng/lít, từ 14.750 đồng lên 18.300 đồng/lít; dầu hoả tăng 3.100
đồng/lít, từ 15.100 đồng lên 18.200 đồng/lít; dầu mazut tăng 2.110 đồng/kg, từ
12.690 đồng nay giá bán là 14.800 đồng/kg. Giá xăng, dầu tăng kỉ lục như vậy ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất của người dân gây nên một làn sóng dư luận
trong xã hội. Hầu hết người dân phản đối trước tình trạng "lương chưa tăng mà
mọi thứ đều tăng","sống làm sao?".
Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện đanng diễn ra đụng
chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn
mẫu hành vi ứng xử văn hoá của của cộng đồng xã hội hoặc của cả dân tộc. Chẳng
hạn, cuộc chiến tranh do Mỹ đơn phương phát động chống lại Irắc là quốc gia có
chủ quyền đã gây ra dư luận phản đối mạnh mẽ trên thế giới. Dư luận thế giới
phản đối không chỉ bởi những thiệt hại đối với người dân Irac, mà còn bởi sự nhận
thức của đông đảo người dân trên thế giới về nguy cơ tiềm tàng của chủ nghĩa đế
quốc và thực dân mới núp dưới chiêu bài "can thiệp nhân đạo", tạo ra thứ tiền lệ
nguy hiểm cho các cuộc can thiệp sau này.
Lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội. Điều
kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và
mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.
Có hai điểm sau cần chú ý:
5

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Một là bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển
giữa cá nhân và tính xã hội; giữa tính vật chất và tính tinh thần; giữa tính trước
mắt và tính lâu dài.
Hai là quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá
trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào có tổ
chức tốt thành lực lượng thì nhóm xã hội đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ
quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại. (
7
)
3. Tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể, hiện tượng được
các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào cũng là hiệu
ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ
gây nên chuỗi các kích thích của các nhóm cá nhân khác, nhóm xã hội khác. Để
duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt
động tâm lí của cá nhân hay nhóm xã hội. Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác
động đó có thể coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực
tiếp, có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công
chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào các quá trình bày tỏ sự quan tâm của
mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ
trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh. Đặc biệt đối với các sự kiện lớn
của đất nước như tình trạng chiến tranh, các cuộc bầu cử; hay các sự kiện vượt ra
ngoài hoạt động sống và làm việc bình thường của con người như các vụ tội phạm
nguy hiểm, nạn hạn hán, lũ lụt Ta cùng xem xét tới một ví dụ cụ thể để thấy
tính lan truyền của dư luận xã hội. Đó là vụ án Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng giết
người gây nên sự bức xúc của dư luận xã hội thời gian vừa qua. Hầu như tất cả
mọi người dân đều biết tới vụ án giết người cướp tiệm vàng của Lê Văn Luyện.
Chúng ta có thể theo dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các luồng thông tin
đến các hành động quan tâm của công chúng. Khi đó, sự hình thành mạnh mẽ và

lan truyền nhanh chóng của dư luận xã hội được nó thể hiện rất rõ nét. (
8
)
7
Trang 215- Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
8
Trang 216 - Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
6
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi. Có
những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi nhưng cũng có những dư luận
xã hội qua hàng thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững tương đối của dư
luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các
quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững. Chẳng hạn, sự đánh giá
rất cao của dư luận xã hội về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, về
tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới, chính sách khoán trong nông nghiệp tới
nay vẫn không thể bị thay đổi. Cái mới lúc đầu chỉ được số ít thừa nhận và do đó
dễ bị đa số phản đối. Những ý kiến của đa số sẽ nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi
cái mới vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện
sau:
Thứ nhất- biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá: Sự phán xét, đánh
giá của dư luận xã hội về bất kì sự kiện, hiện tượng, hay quá trình xã hội nào đó
cũng phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền
văn hoá của cộng đồng người. Với cùng sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của
các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét, đánh giá khác nhau.
Chẳng hạn, hiện tượng tảo hôn, chế độ đa thê là hiện tượng bình thường, được
chấp nhận tại các nước thuộc khu vực Trung Đông, Nam Sahara ( châu Phi) hay
Ấn Độ nhưng chúng sẽ gặp phải sự phản ứng gay gắt tại nhiều nước ở Châu Âu,

Bắc Mỹ, Đông Nam Á Trong khi đó, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân dễ dàng
được chấp nhận ở Châu Âu, Bắc Mỹ mà lại bị phản đối mạnh mẽ, thậm chí bị
trừng phạt theo luật lệ tôn giáo ở Trung Đông, Ấn Độ.
Thứ hai- biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá
trị văn hoá,chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay trong
cùng một nền văn hoá- xã hội, dẫn tới sự nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã
hội.Chẳng hạn, trong thời kì bao cấp ở nước ta trước đây, khi Nhà nước chịu trách
nhiệm bao cấp và đảm bảo cuộc sống tối thiếu cho người dân thì các hoạt động
7
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
buôn bán, kiếm lời cho cá nhân bị xã hội lên án mạnh mẽ và quy kết thành tội đầu
cơ, tích trữ. Còn trong thời kì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì
dư luận xã hội không còn đánh giá các hoạt động đó một cách tiêu cực, mà coi đó
là một hoạt động kinh doanh thương mại bình thường. Nói như thế không có nghĩa
là dư luận xã hội không cảnh giác với những trường hợp đặc biệt, khẩn cấp như
việc đầu cơ tích trữ lương thực để bán kiếm lời sau những vụ bao lũ, mất
mùa Khi các hoạt động này mang tính trục lợi và gây thiệt hại cho người dân,
loại hành vi đó cấu thành tội đầu cơ được quy định tại điều 160 Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999, sẽ bị dư luận xã hội lên án và pháp luật trừng trị.
Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của
các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa tội
phạm ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt
khác, xuất phát từ các phán xét, đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể chuyển
hoá thành các hoạt động mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện thái độ
đồng tình hay phản đối của mình. Một mặt, dư luận xã hội cực lực lên án, đòi xử
lý nghiêm khắc( thể hiện bằng ý kiến) các vụ tội phạm tấn công vào các cán bộ
kiểm lâm khi đang thi hành nhiệm vụ. Mặt khác, chính người dân đa tích cực
quyên góp từ thiện( thể hiện bằng hành động) để hỗ trợ một phần cho gia đình của
những cán bộ kiểm lâm này.
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm

ẩn, không bộc lộ bằng lời(dư luận của đa số im lặng). Trong những xã hội thiếu
dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Trong xã hội
cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy
ra, hiện thời chưa cấp bách. (
9
)
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội
Sự phản ánh thực tế của dư luận xã hội có thể đúng (đúng nhiều hoặc đúng
ít), có thể sai ( sai nhiều hoặc sai ít). Dù có đúng đến mấy đi nữa thì dư luận xã hội
vẫn có những hạn chế, do đó, không nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thức từ dư
luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội vẫn có những hạt nhân hợp lí
9
Trang 217, 218,219- Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
8
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
không thể coi thường được. Chân lí của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính
chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư
luận của thiểu số. Cái mới lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy,do đó, dễ
bị đa số phản đối. Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới trí
thức, của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so với những
người có trình độ học vấn thấp.
Một ví dụ cho thấy tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của
dư luận xã hội là việc quy hoạch đô thị ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Khi đoạn đường chính từ Quán Tiên tới Phường Liên Bảo có quyết định mở phía
bên phải thêm 3m đã gây ra hai luồng dư luận từ phía người dân ở hai bên đường.
Do có sự đền bù lớn nên người dân bên phải đường cho rằng đây là quyết định
đúng đắn. Trái hẳn với họ là người dân bên trái lề đường nhất quyết phản đối dự
án quy hoạch này. Do đó ta có thể kết luận rằng, dư luận xã hội mang tính tương
đối, dù có sai xong nó vẫn có những hạt nhân hợp lí của nó. (
10

)
III. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật
( Tạp chí Triết học – TS. Ngọ Văn Nhân năm - 2008 )
Ý thức xã hội tồn tại trong những bộ phận và những hình thái khác nhau.
Những bộ phận của ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội, dư luận xã hội những
hình thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý
thức đạo đức Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức của một cộng đồng
người, là một phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội. Trong cấu trúc của
dư luận xã hội luôn có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành ý thức xã
hội: nhận thức, tình cảm và ý chí, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, ý thức chính trị, ý
thức pháp quyền, ý thức đạo đức và thẩm mỹ Dư luận xã hội với tư cách một
hiện tượng xã hội đặc biệt không tồn tại độc lập như là một thành phần trong kết
cấu nói trên, mà nó tham gia, có mặt trong tất cả các bộ phận, các thành phần của ý
thức xã hội. Vấn đề là ở chỗ, khi có một sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội nào
đó, dù là thuộc ý thức xã hội thông thường, ý thức xã hội lý luận, tâm lý xã hội hay
thuộc hệ tư tưởng xã hội, có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội và thu
10
Trang 219 - Giáo trình xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội- Nhà xuất bản Công An nhân dân - 2009
9
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
hút được sự quan tâm chú ý của họ, thì khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội.Ý thức
pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội từ góc
nhìn pháp luật, là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và
vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và
công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người trong xã
hội. Ý thức pháp luật có cấu trúc tương đối phức tạp, có thể được nhìn nhận từ
nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ vào nội dung và tính chất của các bộ phận hợp
thành, ý thức pháp luật bao gồm hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Căn cứ
vào cấp độ và giới hạn nhận thức, ý thức pháp luật được chia thành hai bộ phận cơ
bản: ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận. Còn căn cứ vào

chủ thể của ý thức pháp luật, ý thức pháp luật được chia thành: ý thức pháp luật
của cá nhân, ý thức pháp luật của nhóm xã hội và ý thức pháp luật xã hội nói
chung. Do vậy, dựa vào cấu trúc của ý thức pháp luật, chúng ta có thể đứng trên
nhiều góc độ khác nhau để phân tích sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức
pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích sự tác
động của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
1. Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính
chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng
pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa
học. Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về
các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trên lập
trường của một giai cấp nhất định. Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị pháp luật,
phổ biến các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã hội. Dư
luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của hệ tư
tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn
tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra
trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội
về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức
10
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Ban
đầu, "chuẩn mực" chung chi phối quá trình thảo luận, bàn bạc giữa họ là những
thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật mà mỗi thành viên có được từ những
nguồn khác nhau, chủ yếu là những khái niệm cơ sở mang tính kinh nghiệm. Các ý
kiến bước đầu được đưa ra có thể khác nhau vì nhận thức pháp luật của mỗi thành
viên xã hội cũng khác nhau. Dần dần, các cuộc thảo luận đi vào chiều sâu, nội
dung các phán xét, đánh giá của dư luận xã hội thường tập trung vào những vấn đề
trọng tâm, đưa ra những nhận định phản ánh đúng đắn bản chất của các sự kiện,
hiện tượng pháp lý. Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm,

cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn
đời sống pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về
các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Như vậy,
trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra
trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người
những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức
phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó, hình thành nên các
quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật
và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều
đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành và
phát triển của hệ tu tưởng pháp luật. Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận
xã hội là tính lan truyền. Dư luận xã hội. là sản phẩm của tư duy phán xét, là sự thể
hiện quan điểm, thái độ của các cá nhân trước các hiện tượng pháp lý. Dư luận xã
hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán
xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những
vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó ảnh
hưởng của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật còn thể hiện ở chỗ, dư luận
xã hội tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những
giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật chính
thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị.
11
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Do đó, trong mỗi học thuyết, quan điểm pháp lý đều chứa đựng những tư tưởng về
quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và ý chí của một giai cấp nhất định. Chúng nảy
sinh, tồn tại phát triển hay bị thủ tiêu đều phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn
cảnh nhất định. Khi giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, có lợi ích
giai cấp phù hợp với lợi ích cơ bản của các lực lượng xã hội khác thì tính dân chủ,
tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật sẽ thể hiện nổi trội, rõ nét.
Trong điều kiện như vậy, nội dung của các nhận định, đánh giá về những sự kiện,
hiện tượng pháp lý mà dư luận xã hội đưa ra sẽ tương ứng và phù hợp với các giá

trị, chuẩn mực pháp luật của hệ tư tưởng pháp luật chính thống, nghĩa là ý chí của
giai cấp cầm quyền có nhiều nét tương đồng với dư luận xã hội của các tầng lớp
nhân dân. Qua đó, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự hình
thành, phát triển và phổ biến hệ tư tưởng pháp luật trong xã hội. Đối với đại đa số
quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu.
Dư luận xã hội đóng vai trò là "người lính canh giữ", bảo vệ những quyền lợi, các
giá trị phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng của con
người. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì du luận
xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt. Mỗi khi các cá nhân
hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, dư
luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Chẳng
hạn, những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng, như giết người dã man,
xâm hại an ninh quốc gia thường khiến cho dư luận xã hội hết sức công phẫn,
đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trong trường hợp này, nội dung phản
ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý của dư luận xã hội phù hợp với hệ tư tưởng
pháp luật tiến bộ, đang phổ biến trong xã hội, đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng
của đông đảo các lực lượng tiến bộ trong xã hội. Điều đó cho thấy, dư luận xã hội
có tác đụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư
tưởng pháp luật. Khi giai cấp cầm quyền trong xã hội, vì những lý do nhất định,
muốn duy trì một hệ tư tưởng pháp luật lạc hậu, bảo thủ, thì các quan niệm, tư
tưởng pháp lý của nó chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, đi ngược
12
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
lại các giá trị dân chủ, nhân văn trong xã hội. Trong các chế độ xã hội độc tài, phát
xít, hệ tư tưởng pháp luật của nó thường mất đi tính dân chủ, tính khoa học và tính
xã hội, thông tin pháp lý bị bưng bít, các quyền cơ bản của con người bị chà đạp,
xoá bỏ. Trong các xã hội đó, nhân dân không được công khai bày tỏ các quan
điểm, ý kiến của mình, nên ở đây thường hình thành cái gọi là "dư luận xã hội của
đa số im lặng' mà sức mạnh của nó được ví là "sóng ở đáy sông". Kết quả là, cùng
với các cuộc đấu tranh cách mạng, dư luận xã hội của đông đảo các lực lượng xã

hội tiến bộ sẽ tạo nên một áp lực mạnh mẽ, góp phần hình thành và phát triển hệ tư
tưởng pháp luật mới, phù hợp hơn và tiến bộ hơn. Như vậy, có thể nói, dư luận xã
hội với tư cách một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội luôn
có tác động mạnh mẽ đến hệ tư tưởng pháp luật. Một mặt, thông qua quá trình trao
đổi, thảo luận ý kiến giữa các nhóm xã hội về những sự kiện, hiện tượng pháp luật
diễn ra trong xã hội, dư luận xã hội góp phần làm nảy sinh các quan điểm, quan
niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện
tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Mặt khác, dư luận
xã hội có tác dụng phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị
pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn.
2. Sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật
Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc,
tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những
hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện
cấp độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống,
kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội. Tâm lý pháp luật, cũng như những
yếu tố tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện
tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những sự kiện, hiện tượng pháp luật
đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã hội. Vì vậy, ảnh hưởng
của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau:
Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình cảm
pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách
13
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với môi
trường pháp lý xung quanh. Và, do là yếu tố mang tính tự phát, chịu sự chi phối
của phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống và nếp sống của con người, nên tình
cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực, cũng như tiêu
cực của mỗi người trước những sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong thực tế.
Do vậy, tình cảm pháp luật có thể biểu hiện dưới dạng tích cực, như thái độ phản

ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu công lý, đề cao công bằng xã hội, đề
cao trách nhiệm pháp lý cũng có thể biểu hiện dưới dạng tiêu cực, như cổ vũ cho
hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành .công vụ, làm ngơ trước người bị
hại Tất cả những biểu hiện đó của tình cảm pháp luật đều là đối tượng phán xét,
đánh giá của dư luận xã hội. Trong thực tiễn đời sống pháp luật, trước những diễn
biến của một sự kiện hay hiện tượng pháp luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và
biểu hiện ở hai xu hướng: thứ nhất, khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh
không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm
phù hợp với quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân, thử hai, phê phán, lên án các
hành vi sai trái, phạm pháp, phạm tội. Về mặt tình cảm, không ai muốn mình trở
thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, không ai muốn hứng chịu sức ép của
"búa rìu xã hội". Do vậy, mỗi cá nhân đều mong muốn có thể kiểm soát, điều
chỉnh tình cảm và hành vi của mình sao cho phù hợp với ý chí chung của cộng
đồng xã hội. Với ý nghĩa đó, dư luận xã hội tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp
luật, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật tích cực, đúng đắn
của mỗi công dân. Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người
trước luật pháp. Tâm trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái
tâm lý của các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời
sống xã hội thường ngày. Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp
luật. Do sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố, như điều kiện sống, lao động, sinh
hoạt hàng ngày mà tâm trạng của con người thường được thể hiện ra ở các trạng
thái đối lập: hưng phấn - ức chế, lạc quan - bi quan, hy vọng - thất vọng, quan tâm
- thờ ơ, nhiệt tình - lãnh đạm trước thực tiễn cuộc sống. Tuỳ thuộc đang trong
14
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản ứng mạnh mẽ, tích cực
trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn khi không tin tưởng vào
sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta thường thờ ơ trước các sự kiện
pháp lý Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các phán xét, đánh giá
của dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người

trước luật pháp. Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư
luận xã hội có thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong
xã hội đối với sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đưa ra những lời khuyên,
tư vấn về cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định. Dư luận xã hội có
thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể
hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Đây là một biểu hiện cao của lương tâm
con người, hướng con người tới ý muốn noi theo những người có thái độ tự giác
chấp hành các nguyên tặc, quy định của pháp luật, tuân theo quy luật hướng Thiện.
Thông qua việc tạo ra những "khuôn mẫu tư duy", "khuôn mẫu hành động" cho
các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo gương người tết,
việc tất trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội có
ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người trước luật pháp. Ba là, thông qua
dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong phạm vi
điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Tâm lý pháp luật không chỉ biểu
hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người trước luật pháp, mà nó còn
được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong
môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi pháp luật của con người, trong
chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của tình cảm pháp luật và tâm trạng
trước luật pháp của họ. Cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử
của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc, như tự hào, phấn khởi hay e ngại,
xấu hổ, lo lắng Những phán xét, đánh giá (khen - chê, biểu dương - lên án ) của
dư luận xã hội đối với hành vi của các cá nhân, ở một mức độ nào đó, đều tham
gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân. Nói cách khác, dư luận xã
hội, trong trường hợp này, là "tấm gương" để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà
15
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân. Sức mạnh đặc trưng của dư
luận xã hội khiến cho mỗi cá nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện
một hành vi pháp luật nào đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù
hợp với các quy định của pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện một hành vi nào đó

thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật
định không? Điều đó cho thấy, dư luận xã hội luôn có tác động tới cách thức mà
mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình. Như vậy, có thể nói, dư luận
xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến tâm lý pháp luật. Tác động đó được thể hiện
trên ba phương diện. Thứ nhất, tác động tới tình cảm pháp luật của con người, góp
phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật của mỗi công dân. Thứ hai,
tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp cả theo hướng tích cực lẫn
tiêu cực. Thứ ba, tác động đến sự tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của
mỗi cá nhân trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành.
KẾT BÀI
Như vậy, qua sự tìm hiểu, phân tích trên ta đã thấy rõ được các tính chất cơ
bản của dư luận xã hội. Làm rõ những tính chất này bằng những ví dụ điển hình đã
cho ta hiểu sâu sắc hơn về những tính chất cơ bản này. Và cũng có thể khẳng định
Dư luận xã hội có tác động tích cực tới lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là đối với ý
thức pháp luật…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nguyễn Sinh
Huy, 1999.
 Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà
Nội,2006
 Xã hội học pháp luật, Nxb Tư Pháp, Ngọ Văn Nhân, Hà Nội,2010

16
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
 Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật – Ts. Ngọ Văn
Nhân – Tạp chí Triết học
 Tập bài giảng Xã hội học – trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất
bản Công An nhân dân -2009
17

×