Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn cơ sở điều trị methadone huyện tuần giáo tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.59 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN TÚ

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
METHADONE HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN TÚ

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
METHADONE HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và xuất phát từ khảo sát thực tế tại địa
bàn nghiên cứu.
Học viên

Phạm Văn Tú


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 13
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 13
1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong đề tài .................................................. 18
1.3. Tiến trình công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma túy dung
thuốc thay thế methadone ......................................................................... 22
1.4. Biện hộ công tác xã hội ..................................................................... 23
Chương 2. HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG
THAM VẤN, TƯ VẤN TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE............ 27
2.1. Điều kiện địa lý, đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................. 27
2.2. Chương trình điều trị methadone ....................................................... 28
2.3. Đánh giá hoạt động, tham vấn, tư vấn tại cơ sở điều trị methadone . 39
Chương 3. ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TÚY DÙNG THUỐC THAY THẾ TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
METHADONE .............................................................................................. 43

3.1. Lý do ứng dụng công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma túy
dùng thuốc thay thế Methadone................................................................ 43
3.2. Nhận xét chung về sử dụng công tác xã hội nhóm để trợ giúp, hỗ trợ
người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế Methadone ............................. 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Từ, cụm từ đầy đủ

BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

BN

Bệnh nhân

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CTXH


Công tác xã hội

CTGTH

Can thiệp giảm tác hại

HĐND

Hội đồng nhân dân

MMT

Methadone

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

NNMT

Người nghiện ma túy

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Đánh giá của cán bộ về tầm quan trọng, hiệu quả của Chương trình

CTGTH và điều trị Methadone ....................................................................... 31
Bảng 2.2: T lệ cán bộ huyện và xã hiểu biết đầy đủ về các nội dung của Chương
trình CTGTH và điều trị Methadone............................................................... 32
Bảng 2.3: Chính quyền địa phương có nghị quyết, kế hoạch phòng chống
HIV/AIDS hàng năm ........................................................................................ 32
Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ về tình hình dịch HIV/AIDS ở địa phương ... 34
Bảng 2.6: T lệ cán bộ biết tác hại của nghiện ma túy tại địa phương ........... 34
Bảng 2.7: Đánh giá của cán bộ về mức độ kỳ thị, phân biệt, ........................ 35
đối xử với người nghiện ma tuý và bệnh nhân điều trị Methadone ................ 35
Bảng 2.8: T lệ cán bộ ủng hộ chương trình CTGTH và điều trị Methadone 35
Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ về môi trường pháp lý để triển khai .............. 36
chương trình CTGTH và điều trị Methadone ................................................. 36
Bảng 2.10: Thực tế tư vấn điều trị tại cơ sở điều trị ...................................... 39
Bảng 2.11: Tư vấn kỹ năng tham gia các sinh hoạt nhóm .............................. 40
Bảng 2.12: Hỗ trợ người nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng ....................... 41
Sơ đồ 3.1: Tương tác thành viên trong nhóm người nghiện ma tuý thị trấn
Tuần Giáo ........................................................................................................ 50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính của não bộ người, hiện chưa có
thuốc chữa trị dứt điểm. Người nghiện ma túy lệ thuộc vào thuốc về cả mặt
thể chất lẫn tâm thần.Đã gây ra rất nhiều những tác động xấu đến bản thân và
xã hội và rất nhiều hệ lụy phía sau. Nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu
kỳ, mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần một chất độc tự nhiên hay tổng hợp
nào đó. Đặc trưng của sự nhiễm độc đó là cần tăng liều dùng, Sự lệ thuộc tâm
sinh lý của người dùng vào tác dụng của thuốc. Người nghiện ma túy là
những người thường xuyên dùng 1 chất gây độc, có hiện tượng phụ thuộc
thuốc. Nói cách khác, nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn

tính do các chất ma túy gây nên cho người sử dụng chúng, có nghĩa là lệ
thuộc thuốc về mặt thể chất và tâm thần.
Về cai nghiện ma túy, kinh nghiệm về việc sử dụng cắt cơn như một
phương thức cai nghiện ở Việt Nam cũng giống như kinh nghiệm mà các
nước Châu Âu, Mỹ và Úc đã trải qua. Trước đây, người ta hy vọng rất nhiều
vào việc cắt cơn nếu được thực hiện tốt thì sẽ đem lại kết quả. Nhưng ngay cả
những quy trình cắt cơn tốt nhất rồi cũng đã thất bại. Với quan niệm cũ,
những người thực hiện chương trình cai nghiện có ý định tốt, nhưng bệnh
nhân thì bị chê trách, bị quy là không tuân thủ, không hợp tác, lừa dối và đi
ngược lại các giá trị và chuẩn mực xã hội.
Thuốc Methadone được đưa vào sử dụng cho nhóm người nghiện ma
túy, nhưng nó chỉ được coi là một hình thức “cắt cơn kéo dài”. Quan điểm
này cũng đã dẫn đến thất bại trong việc thực hành điều trị nghiện. Dần dần,
quan điểm lên án về đạo đức đối với người nghiện như tệ nạn xã hội dần
chuyển thành cách tiếp cận mang tính sức khỏe cộng đồng, đó là sự kết hợp
giữa việc tôn trọng bệnh nhân, tính tự nguyện, các hoạt động giảm tác hại và

1


điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện trong thời gian dài. Đây không phải là
chữa khỏi hoàn toàn nhưng nó là sự chăm sóc tốt, điều trị và quản lý bệnh lâu
dài. Cuối cùngcác bằng chứng thực tế trong điều trị đã đưa đến lệ thuộc chất
dạng thuốc phiện được coi là một bệnh mạn tính, hay tái diễn và cần có sự
chăm sóc điều trị suốt đời. Do vậy trong quá trình sử dụng thuốc thay thế
Methadone sẽ kéo dài và nó gần như gắn liền với cuộc sống, lao động để duy
trì, xây dựng cuộc sống của người nghiện.
Nhà nước ta đã triền khai các chương trình giảm hại do nghiện ma túy
gây ra. Trong đó có sử dụng thuốc thay thế Methadone cho nhóm người
nghiện ma túy dạng thuốc phiện trên địa bàn toàn quốc nhằm giảm tác hại

của ma túy và ổn định trật tự an toàn xã hội. Chính phủ đã ban hành Nghị
định 96/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Qui định
về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Bộ Y tế
ban hành Quyết định số 3140/2010/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone”.
Với phương pháp tiếp cận đa chiều trên cơ sở các nghiên cứu khác về
hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện, người sau cai nghiện ma túy về các lĩnh vựcviệc
làm, y tế, hòa nhập cộng đồng ta có thể xác định.
Người nghiện có nhu cầu được yêu thương, chia sẻ. Chính tình yêu thương
và lòng tin của mọi người sẽ làm tăng thêm sức mạnh trong cuộc sống của những
người nghiện, giúp họ vượt qua tất cả để cai nghiện và tái hòa nhập với cuộc sống
đời thường.
Những người nghiện có nhu cầu lớn về hỗ trợ y tế để chữa trị bệnh, cai
nghiện và phục hồi sức khỏe.
Người nghiện còn có nhu cầu về thông tin kiến thức về bệnh của mình
để hiểu rõ được nguyên nhân, tác hại và có các phương pháp phòng chống căn
bệnh này. Từ đó giúp cho họ chủ động tham gia vào các chương trình cai
nghiện cũng như phòng chống tệ nạn xã hội.
2


Người nghiện cần được xã hội giúp họ có một nghề nghiệp ổn định để
giúp họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống.Tìm lại được niềm vui trong lao
động, niềm tin, tình yêu của gia đình, cũng như ngoài xã hội và cũng thông
qua đó họ mới không còn cảm giác bị gia đình, xã hội bỏ rơi mà cảm thấy
mình như được tái hòa nhập với cộng đồng.Trên cơ sở quan hệ bình đẳng,
không bị đối xử phân biệt. Công tác xã hội nhóm có các điều kiện cần và đủ
để hỗ trợ hướng dẫn người nghiện có các kỹ năng, hỗ trợ, tương trợ của
những người nghiện với nhau. Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, cộng đồng,
xã hội nhằm giúp người nghiện hòa nhập cộng đồng và ổn định định tình

hình an ninh trật tự xã hội.
Với các lý do như vậy tôi chọn đề tài “ Công tác xã hội nhóm đối với
người nghiện ma túy từ thực tiễn cơ sở điều trị methadone huyện Tuần Giáo
tỉnh Điện Biên”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Những nghiên cứu trên Thế giới
Ma túy và các tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của
nhân loại. Hậu quả do sử dụng trái phép chất ma túy rất nghiêm trọng ảnh
hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, an ninh - quốc phòng. Hội
nghị Báo cáo về tình hình ma túy trên toàn thế giới do Ủy ban Quốc tế về
phòng chống ma túy của Liên Hợp Quốc ( UNODC) phối hợp với Văn phòng
Thường trực phòng chống ma túy (SODC) tổ chức, đánh giá: Trong suốt 100
năm, các quốc gia trên thế giới đã kiên trì đấu tranh với các loại tội phạm liên
quan đến ma tuý. Kết quả đạt được tuy có nhiều ấn tượng, song ma tuý vẫn
chưa bị nhổ tận gốc khỏi đời sống con người. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), năm 2010 có khoảng 250 triệu người sử dụng ma
túy, tương đương với 5% dân số Thế giới, trong đó có 27 triệu người có vấn
đề nghiêm trọng do sử dụng ma túy, 200.000 người tử vong hàng năm do sử

3


dụng heroin, cocain và các loại ma túy khác. Hàng năm người sử dụng ma túy
tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ, lên đến hàng chục tỉ đô la. Tại Hoa Kỳ,
ngân sách hàng năm cho công tác phòng, chống ma túy lên tới 18 t USD; tổ
chức cảnh sát hình sự Quốc tế Interpol đã huy động 70% lực lượng và tài
chính cho đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy [ 11 tr 70]. Người nghiện
ma túy chủ yếu trong độ tuổi từ 15- 64 là độ tuổi lao động, gây nên những ảnh
hưởng nặng nề đến nguồn nhân lực lao động Thế Giới.
UNODC đã công bố “Báo cáo Tình hình Ma túy Thế giới năm 2013”, bản báo

cáo là văn bản thống kê và phân tích thường niên của bức tranh tình hình ma
túy toàn cầu tương đối hoàn chỉnh. Đồng thời, đề ra các giải pháp đẩy mạnh
việc thực hiện các công ước quốc tế về kiểm soát ma túy.Các hiệp định đẩy
mạnh song phương, đa phương về hợp tác phòng chống ma túy. Mỹ phát
động chiến dịch "Zero Addiction" ngăn chặn lạm dụng ma túy ở Alabama.
Một liên minh của các cơ quan liên bang đã đưa ra một chiến dịch mang tên
"Zero Addiction" để nói với những người dân Alabama rằng việc lạm dụng
ma túy, thuốc kê toa sẽ gây ra nhiều tội ác, phá hủy hạnh phúc của các gia
đình và nhiều thiệt hại khác trên toàn tiểu bang. Úc mở chiến dịch chống “đại
dịch” ma túy đá [11 tr 82]. Như vậy, tình hình sử dụng trái phép ma túy trên
Thế giới có diễn biến hết sức phức tạp. Bên cạnh đó, những nghiên cứu trên
Thế Giới mang đến cái nhìn tổng quan về tình hình ma túy cũng như những
hoạt động điều trị nghiện làm cơ sở cho nghiên cứu trợ giúp người nghiện ma
tuý của nhà nghiên cứu.
2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia đẩy mạnh chiến lược phòng
chống tệ nạn ma túy. Những nghiên cứu ở Viêt Nam hiện nay về ma túy và
người sử dụng ma túy cũng có nhiều điểm tương đồng với các nghiên cứu
trên thế giới. Tiêu biểu: “Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS

4


giai đoạn 2006 - 2010” do Bộ Y tế xuất bản năm 2010” đã cho thấy hiện tại cả
nước có khoảng 140.000 người sử dụng ma túy đang được quản lý. Mỗi năm
tăng thêm khoảng 7.000 - 8.000 người sử dụng ma túy, dựa trên Báo cáo của
ngành Công an (Hội nghị tổng kết của Ủy ban Quốc gia Phòng chống
HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội ma túy và mại dâm, tổ chức tại Hải
Phòng, tháng 3/2012)[36].
Tác giả Mạc Văn Trung trong bài viết “Nạn nghiện ma túy xem xét ở

góc độ cá nhân” (Tạp chí khoa học thanh niên 1998) [27]. Tác giả đề cập đến
những động cơ khiến một cá nhân bị rơi vào tình trạng nghiện ma túy hầu như
không phải xuất phát từ một nguyên nhân đơn lẻ mà là sự tổ hợp của nhiều tác
nhân khác nhau, cụ thể gồm: yếu tố sinh học, môi trường xã hội và lứa tuổi
hoặc là giai đoạn phát triển của cá nhân. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
thành phố: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao quản lý cai nghiện và
sau cai nghiện” “02-X07 của tiến sỹ Nguyễn Thành Công, 2003[12].Đã chỉ ra
những giải pháp nhằm hỗ trợ người sau cai nghiện và cách thức quản lý người
sau cai nghiện tại cộng đồng. Các giải pháp chủ yếu đó là tạo được sự đồng
thuận của toàn xã hội trong công cuộc phòng chống ma túy, cùng nhau tạo
mọi điều kiện giúp đỡ người nghiện ma túy quyết tâm cai nghiện từ bỏ ma túy
để làm lại cuộc đời, tái hòa nhập cộng 6 đồng, xây dựng cuộc sống mới góp
phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội. Bên cạnh đó, làm tốt công tác
giáo dục tuyên truyền về tác hại của ma túy, vận động toàn dân tham gia đấu
tranh, bài trừ tệ nạn ma túy, vì vậy trong những năm qua các tụ điểm nóng về
ma túy được triệt phá, tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể, tạo
môi trường trong sạch cho các học viên cai nghiện ma túy trở về tái hòa nhập
cộng đồng.
Báo cáo “Sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng chính
phủ về cai nghiện và phục hồi.” Bộ lao động thương binh xã hội (2004) chỉ ra

5


các ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện quyết định của Thủ tướng
chính phủ về cai nghiện và phục hồi. Tuy nhiên, chưa đề cập đến vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người sau cai nghiện [7].
Đề tài “Tâm lý giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực tế
thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng
chủ biên, xuất bản năm 2004. Nhóm tác giả nói về nguyên nhân, đặc điểm

tâm lý và công tác giáo dục nhân cách người sau cai nghiện tại cộng đồng.
Qua đó, tác giả cũng khẳng định trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội
và bản thân người sau cai nghiện trong việc điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục
hồi nhân cách cho người cai nghiện và những giải pháp giúp người sau cai
nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng được thực hiện bằng biện pháp
tâm lý.[2]
Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện
ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” [15].Là một cách tiếp cận mới về thanh
niên nghiện ma túy – từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống
hóa những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng cả
chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma túy cũng như quan
điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số
đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh nổi trội của thanh niên nghiện ma túy, mối
quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò của gia đình
được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên
nghiện ma túy.Cách quản lý của cha mẹ đối với con cái. Trên cơ sở việc ngăn
chặn hành vi nghiện ma túy và việc cai nghiện ma túy ở thanh niên cần phải kết
hợp giữa tri thức và biện pháp tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định hướng
về hướng giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện ma túy cũng như góp
phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên.

6


Theo báo cáo về tình hình ma túy tại Việt Nam của Cục phòng chống tệ
nạn xã hội.Đến năm 2014, cả nước có 204.377 người sử dụng ma túy có hồ sơ
quản lý, trong đó những người sử dụng heroin chiếm t lệ lớn nhất (72%), sau
đó là những người sử dụng ma túy tổng hợp (14,5%), còn lại là những người
sử dụng các loại ma túy khác như cần sa, thuốc phiện, tân dược có chứa chất
gây nghiện và các loại ma túy khác. 63 tỉnh, thành phố đều có người nghiện

ma túy. Trong đó, có 730 xã, phường trọng điểm về ma túy. Theo kết quả
điều tra những năm gần đây, về độ tuổi của người nghiện ma túy ở Việt Nam
ngày càng trẻ, người nghiện ma túy dưới 18 tuổi chiếm 4,5%; dưới 30 tuổi
chiếm 68,3%; 80% là 7 nghiện nặng, 85,5% đã có tiền án tiền sự [13]. Về
nghề nghiệp, đối tượng nghiện ma túy không chỉ tập trung ở những nhóm
người có trình độ học vấn thấp, không nghề nghiệp, có tiền án, tiền sự…mà
còn cả những đối tượng có trình độ học vấn cao, công việc ổn định và kinh tế
khá giả. Đáng chú ý, trong số đối tượng nghiện ma túy có cả học sinh, sinh
viên ….. Nghiện ma túy gây tổn hại rất nhiều đến đời sống của con người.
Thứ nhất là ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe. Lạm dụng các chất từ thuốc
phiện, đặc biệt là hình thức tiêm chích heroin vẫn đang là nguyên nhân chính
lây nhiễm HIV và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng. Đến
hết tháng 12-2012, khoảng 135.000 người Việt Nam đã bị nhiễm HIV do sử
dụng ma túy. Trong số đó, mới chỉ có 47.000 người sử dụng ma túy được tiếp
nhận các dịch vụ điều trị. Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa
thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới
trung học cơ sở, Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo
nghề; gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ;
khoảng 12% được đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng
chỉ tốt nghiệp. Đa số người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định,
sống chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số
tiền chi cho ma túy. Căn cứ kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người
7


nghiện ma tuý trả lời: Sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm tội để có tiền
thoả mãn nhu cầu ma tuý. Vì vậy, họ đã làm suy sụp kinh tế gia đình, họ bị
mất việc làm, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội. Tội phạm và ma tuý
gắn bó chặt chẽ và là mảnh đất tốt để tham nhũng, cờ bạc, nghiện rượu, mại
dâm... phát triển. Trong số những người bị bắt hàng năm vì phạm tội, có từ 30

đến 50% số người phạm tội về ma tuý, khoảng 75% các tội phạm hình sự có
nguyên nhân bắt nguồn từ những người nghiện ma tuý . Nhà nước ta hàng
năm phải dành một khoảng ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy:
Bình quân hàng năm, cứ hơn 140.000 người nghiện ở nước ta tiêu tốn khoảng
1.200 - 1.500 t đồng cho việc sử dụng ma tuý (Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội). Chi phí cho chương trình phòng chống, cai nghiện, quảng bá năm
1996 là 20 tỉ đồng. Từ năm 1998 - 2000 số tiền chi cho việc phòng chống
trong cả nước là 125 tỉ 703 triệu[13].Với cách tiếp cận người nghiện ma tuý là
người bệnh mạn tính của não bộ. Các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp người nghiện
ma tuý hòa nhập cộng đồng xã hội, đặc biệt là các ứng dụng công tác xã hội
trong việc trợ giúp đối tượng này còn nhiều khó khăn thách thức.Cần có sự
vào cuộc của toàn xã hội và hệ thống chính trị. Do đó, đề tài: “Công tác xã hội
nhóm đối với người nghiện ma tuý từ thực tiễn Cơ sở điều trị Methadone
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên” đi sâu nghiên cứu hoạt động hỗ trợ, trợ
giúp kết nối các nguồn lực của Nhà nước, tổ chức cho nhóm đối tượng nghiện
ma tuý tại Cơ sở điều trị methadone.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ
trợ nhóm người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone. Trên cơ sở đó
ứng dụng công tác xã hội nhóm và đề xuất một số biện pháp giúp nhóm đối
tượng này có thêm kiến thức, kỹ năng để tái hòa nhập cộng đồng.

8


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ
nhóm người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone.
Khảo sát thực trạng việc áp dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ

trợ nhóm người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone tại cơ sở điều
trị methadone huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Ứng dụng lý thuyết công tác xã hội nhóm vào việc hỗ trợ nhóm người
nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone, tại cơ sở điều trị methadone
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế
Methadone tại cơ sở điều trị methadone.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone tại cơ sở điều trị
Methadone huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
4.3. Phạm vi
Phạm vi thời gian từ : 01/2016 đến 05/2016
Phạm vi không gian: tại cơ sở điều trị methadone huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên.
Giới hạn nội dung nghiên cứu: sử dụng phương pháp nhóm trong công
tác xã hội để cung cấp, hỗ trợ về kỹ năng công tác xã hội cho người nghiện
ma túy dùng thuốc thay thế methadone.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp là phương pháp nghiên cứu dựa
trên các tư liệu, văn bản, các tác phẩm ( sách, công trình nghiên cứu...) liên
quan nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
9


5.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Là phương pháp thường được dùng trong điều tra xã hội học. là phương

pháp có thể thu thập được một lượng thông tin trong quá trình điều tra và thu
thập thông tin từ người nghiện ma túy và có những hiểu biết về nghiện ma
túy, các phương pháp phòng chống và các kỹ năng giảm tác hại của ma túy.
Cơ cấu bảng hỏi tôi xây dựng thành 2 phần :
Phần 1: Phần thông tin cá nhân
Phần 2: Phần trả lời câu hỏi.
Số lượng câu hỏi: 12 câu
Số phiếu phát ra là: 45 phiếu
Số phiếu thu về là: 45 phiếu
Người được phỏng vấn là người nghiện ma tuý dùng thuốc thay thế tại
Cơ sở điều trị Methadone huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Độ tuổi từ 18 đến
60 tuổi.
Cùng với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả còn sử dụng các
biểu, số liệu khảo sát của Sở Y tế tỉnh Điện Biên năm 2015.Tổng cỡ mẫu: 400
người tham gia phỏng vấn. Trong đó: Tuyến huyện: Phỏng vấn 76 cán bộ bao
gồm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: UBND huyện, Trung tâm Y tế huyện,
Thường trực huyện Ủy, Phòng Y tế, Ban Tuyên giáo huyện Ủy, Phòng Lao
động - Thương binh và xã hội, Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, cán bộ Công an phụ trách Quản lý hành
chính trật tự an toàn Xã hội, bác sỹ trưởng cơ sở điều trị Methadone. Tuyến
xã: Phỏng vấn 324 cán bộ của 36 xã, phường, bao gồm: Lãnh đạo UBND
xã,Thường trực Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc xã, Hội Phụ Nữ, Hội Nông dân,
Đoàn Thanh Niên, Trạm trưởng trạm Y tế xã, Công an xã, cán bộ Lao động –
Thương binh và xã hội.

10


* Phương pháp quan sát là thu thập thông tin thực nghiệm thông qua:
nghe, nhìn để thu thập thông tin về các hiện tượng xã hội, các quá trình diễn

ra trên cơ sở các mục đích nghiên cứu của đề tài. Đối tượng quan sát là người
nghiện ma tuý, cán bộ tư vấn của Cơ sở điều trị methadone, đội viên Đội công
tác xã hội tình nguyện thị trấn huyện Tuần Giáo. Thời gian quan sát trong
vòng làm phiếu khảo sát.
5.3. Phương pháp thảo luận nhóm tập Trung
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để người nghiện có cơ hội giao
lưu, chia sẻ, và cùng nhau tìm ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề phát
sinh trong cuộc sống của người nghiện ma túy. Trong khuôn khổ nghiên cứu
này sẽ thực hiện 1 nhóm gồm 7 người.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ xác định khung lý thuyết nghiên cứu công tác xã hội đối với
người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone. Luận văn bổ sung một số
vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội nhóm với nhóm đối tượng này.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận văn đã phân tích được thực trạng các mặt đời sống của người
nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone từ thực tiễn cơ sở điều trị
huyện Tuần giáo, tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp công
tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ, kết nối, trợ giúp người nghiện ma túy để
hòa nhập hoàn toàn và đầy đủ các chức năng xã hội. Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả của công tác xã hội nhóm đối
với công tác trợ giúp, kết nối người nghiện ma túy với các nguồn lực, kỹ năng
giảm hại do ma túy gây ra. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho người
làm công tác xã hội đối với nhóm người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế
methadone. Tiếp tục bổ sung hệ thống lý thuyết, thực hành về công tác xã hội
nhóm đối với người nghiện ma túy.
11


7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, các phụ lục luận văn
còn có 3 chương sau đây :
Chương 1 : Cơ sở lý luận.
Chương 2 :Hoạt động của chương trình và hoạt động tham vấn tư vấn tại
cơ sở điều trịMethadone.
Chương 3: Ứng dụng công tác xã hội nhóm với người nghiện ma túy
dung thuốc thay thế tại Cơ sở điều trịMethadone.

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm ma túy, người nghiện ma túy
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung
khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi
được đưa vào cở thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt...) nó sẽ làm
thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó.
Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn
thương và nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số
định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niện ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
danh các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,

sản xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy
định trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành [12].
Đặc điểm người nghiện ma túy.
Là trạng thái nhiễm độc chu kỳ, mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần
một chất độc tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Đặc trưng của sự nhiễm độc:
- Cần tăng liều tiêu dùng
- Sự lệ thuộc tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của thuốc
13


- Người nghiện ma túy là những người thường xuyên dùng 1 chất gây
độc, có hiện tượng phụ thuộc thuốc. Nói cách khác, nghiện ma túy là trạng
thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người sử
dụng chúng, có nghĩa là lệ thuộc thuốc về mặt thể chất và tâm thần.
- Thường thay đổi giờ giấc sinh hoạt: đêm thức khuya, ngày dậy muộn.
- Quan hệ với những người có lối sống buông thả hoặc nghiện ma túy. Tụ
tập đàn đúm với bạn bè xấu, với người đã nghiện ma túy ở nơi kín đáo, vắng
người, thường xuyên tới các địa bàn có tổ chức sử dụng, buôn bán ma túy.
- Đi lại có quy luật: cứ đến một giờ nhất định lại tìm cách để đi như tìm
đến chỗ khuất, nhà vệ sinh, phòng kín để sử dụng ma túy.
- Xa lánh bạn tốt, ngại tiếp xúc với mọi người, kể cả với người thân
trong gia đình, nhu cầu sử dụng tiền ngày càng tăng, sử dụng tiền không có lý
do chính đáng, thường xuyên xin tiền của người thân, bán đồ đạc của cá nhân
hoặc của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
- Người lừ đừ mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá
nhân. Nếu là học sinh thì sức học giảm sút, hay nghỉ học hoặc đến lớp
muộn, trong lớp hay ngáp vặt, ngủ gật, sức khỏe giảm sút, da xanh tái, môi
thâm, sống luộm thuộm, ngại tắm giặt.
Tùy theo loại ma túy sử dụng và mức độ nghiện nặng hay nhẹ mà các

biểu hiện trên rõ rang hay thoảng qua. Muốn biết chính xác cần xét nghiệm để
tìm chất ma túy trong nước tiểu hoặc trong máu[37].
1.1.2. Các khái niệm công tác xã hội
* Khái niệm công tác xã hội
Theo Kỹ năng công tác xã hội nhóm của sinh viên ngành công tác xã
hội ( sách chuyên khảo) TS Hà Thị Thư: “ Công tác xã hội là một khoa học xã
hội ứng dụng, là một nghề chuyên nghiệp ra đời vào đầu thế k XX ở nhiều
nước trên thế giới. Nó có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của con

14


người, mỗi quốc gia. Sự ra đời và phát triển công tác xã hội đã đóng góp đáng
kể vào việc ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần bảo đảm
công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia [48,tr.11-19].
Theo Từ điển công tác xã hội (1995): “công tác xã hội là một khoa học
xã hội ứng dụng, nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý
xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất
cho con người’’[48],[76].
Theo quan niệm của Hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: công tác
xã hội là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục
hồi hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp
để giúp họ thực hiện được mục đích cá nhân [48],[76].
Theo quan niệm của Philippin: công tác xã hội là một nghề chuyên môn,
thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại
giữa cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội.
Như vậy, các định nghĩa về công tác xã hội của liên đoàn chuyên
nghiệp xã hội quốc tế, của Hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ và
Philippin tuy có sự khác nhau trong cách diễn đạt, nhưng nội hàm của khái
niệm đều có những đặc trưng chung sau đây:

- Công tác xã hội được khẳng định là một khoa học, một hoạt động
mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghề
chuyên nghiệp, độc lập với các nghề khác trong xã hội và không thể thiếu
trong đời sống xã hội” [29,tr 56-57].
* Khái niệm công tác xã hội nhóm
Theo Kỹ năng công tác xã hội nhóm của sinh viên ngành công tác xã
hội ( sách chuyên khảo) TS Hà Thị Thư: “ Công tác xã hội nhóm là một
phương pháp can thiệp chính của công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ
giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường

15


có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những
vấn đề chung tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được những mục
tiêu chung của nhóm nhằm hướng đến giải quyết những mục đích của cá
nhân, thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác
xã hội nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự
điều phối của nhân viên xã hội ( trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên
nhóm) [36, tr.28-29].
Tác giả Toseland và Rivas cho rằng, có nhiều cách tiếp cận với công
tác xã hội nhóm và mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và ứng dụng thực
hành cụ thể: ‘công tác xã hội nhóm là hoạt động có mục đích với các nhóm
nhiệm vụ và trị liệu nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoàn
thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân, các thành viên
trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ’[133].
Trong từ điển công tác xã hội của Barker (1995, tr 85), công tác xã hội
nhóm được định nghĩa là: một định hướng và phương pháp can thiệp và công
tác xã hội trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn
đề chung họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động được đưa ra

nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể [85].
Từ những định nghĩa và phân tích trên có thể đưa ra kết luận: công tác
xã hội nhóm là một phương pháp của công tác xã hội nhằm trợ giúp các
thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường hoạt động tương tác,
chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung khi tham gia vào các
hoạt động nhóm để đạt được những mục tiêu chung của nhóm và hướng đến
giải quyết những mục đích cá nhân thành viên.
Nhóm trong công tác xã hội là những thành viên có cùng hoàn cảnh
khó khăn nhất định, chung vấn đề và họ chung nhu cầu ví dụ như nhóm người
có HIV/AIDS, người nghiện ma túy, nhóm phụ nữ bị bạo hành, nhóm trẻ em

16


lang thang hay nhóm trẻ bị nhiệm hay bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhóm
phụ nữ bị buôn bán… Chính vì lý do đó mà công tác xã hội viên liên kết họ
lại với nhau để họ có môi trường sinh hoạt, từ đó cùng giúp nhau vượt qua
khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, một trong những yếu tố quan trọng của
công tác xã hội nhóm đó chính là nơi sinh hoạt nhóm. Ở nơi này các hoạt
động nhóm được thực hiện giúp cho các thành viên nhóm được thỏa mãn nhu
cầu cá nhân của minh. Thông qua môi trường sinh hoạt nhóm, các thành viên
nhóm được đáp ứng nhu cầu giao tiếp nhóm. Nhiệm vụ của công tác xã hội
viên trong công tác xã hội nhóm đó là tạo môi trường thuận lợi cho các đói
tượng xã hội được gọi là các thành viên nhóm có cơ hội được thể hiện tối đa
tiềm năng phát triển năng lực, được bộc lộ cảm xúc và diễn tả những cảm
nghĩ, suy tư của mình giúp các thành viên hỗ trợ lẫn nhau và cùng giải quyết
vấn đề. Giúp các thành viên nhóm thay đổi thái độ, hành vi, cảm xúc của
chính mình và hiểu được người khác. Giúp các thành viên nhóm tăng cường
sự gắn bó, chấp nhận nhau tạo sự tương tác giữa các thành viên, không khí
thoải mái để thực hiện mục đích nhóm đã đặt ra” [ 29,tr 61-62].

* Công tác xã hội đối với người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế
methadone
Từ việc phân tích các khái niệm về công tác xã hội, công tác xã hội
nhóm và các công cụ nghiên cứu của đề tài đã trình bày ở trên. nội dung khái
niệm công tác xã hội với người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone
tôi xác định như sau.
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp. dùng kỹ năng, phương
pháp, tiến trình nhằm giúp người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế
methadone được trợ giúp, hỗ trợ tạo cơ hội tham gia đầy đủ và đảm bảo
quyền và nghĩa vụ của công dân và môi trường hoạt động tương tác, tái hòa
nhập với gia đình cộng đồng, xã hội đó là:

17


Đánh giávề nhu cầu, khả năng, hành vi của người nghiện thông
qua việc tự đánh giá của nhóm viên, đánh giá cùa nhân viên công tác xã hội,
đánh giá của bạn bè trong nhóm.
Hỗ trợ cá nhân người nghiện đối mặt với những khó khăn của cá nhân và các
vấn đề của cộng đồng, xã hội.
Thay đổi hành vi cá nhân, phục hồi nhân cách bị tổn thương do quá trình sử
dụng trái phép chất ma túy
Cung cấp thông tin, hỗ trợ đào tạo về các kỹ năng đối phó các vấn đề phát
sinh trong cuộc sống theo hướng tích cực, kỹ năng xử lý các tình hướng kỳ thị
và tự kỳ thị bản thân.
Giải trí lành mạnh, các hoạt động mang tính cộng đồng, rèn luyện phục hồi
sức khỏe.
Môi trường trung gian giữa cá nhân và cơ sở điều trị methadone và
cộng đồng, chính quyền địa phương.
Hỗ trợ nhóm gia đình thân nhân người nghiện, nhằm giúp họ hiều rõ

bản chất của vấn đề của người nghiện và các phương pháp để họ hỗ trợ người
nghiện.
Phát triển cộng đồng , nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộc sống.
1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong đề tài
1.2.1. Thuyết hệ thống
Theo cuốn “Các lý thuyết phát triển tâm lý người” của tác giả Phan
Trọng Ngọ (2003) Thuyết hệ thống là một trong những thuyết quan trọng
được vận dụng trong Công tác xã hội. Khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ
không thể thiếu được lý thuyết hệ thống bởi NVXH cần chỉ ra cho thân chủ
của mình những mặt thiếu và định hướng cho NNMT cần đến những hệ thống
trợ giúp nào và tìm cách giúp đỡ để họ có thể tiếp cận và tham gia các hệ
thống. Có làm được như vậy thì NVXH mới thực sự hoàn thành tiến trình

18


giúp đỡ của mình. Chỉ khi nào thân chủ có được sự giúp đỡ và tham gia các
hệ thống họ mới thực sự trở lại là chính họ. Đó cũng là cái đích cuối cùng mà
CTXH hướng đến. Thuyết hệ thống giúp nhân viên xã hội có những hiểu biết
về thể chế, sự tương tác của các hệ thống này với nhau và với các thành viên
nhóm, biết được nhân tố nào hỗ trợ cho sự thay đổi để tham gia vào hoạt động
trợ giúp. Theo thuyết này, cá nhân tồn tại trong một hệ thống: gia đình, trường
học, cộng đồng, hàng xóm…Những vấn đề nghiện cần được xem xét trong
một chuỗi các yếu tố xung quanh họ chứ không chỉ là bản thân người nghiện.
Nói chung khi làm việc với người sử dụng ma túy và người nghiện, các nhà
tâm lý cho rằng không chỉ duy trì các phương pháp trị liệu chủ đạo mà còn
chia sẻ mục tiêu về cân bằng tâm lý giữa các hệ thống. Các nhà tâm lý học
lâm sàng nhấn mạnh các ứng dụng có sự cân bằng tâm lý giữa các hệ thống
bên trong cơ thể con người và hệ thống bên ngoài cũng như mục tiêu cân
bằng giữa sức khỏe, thể chất và sức khỏe tâm thần. Các nhà tâm lý học đã chỉ

ra rằng: các nhà tham vấn, tư vấn và nhà giáo dục đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức và giúp người sử dụng ma túy thay đổi được
hành vi nhằm tăng cường sức khỏe và phúc lợi của cộng đồng. [24,tr 36]
Trong điều trị lâm sàng về nghiện ma túy cần nâng cao các liệu pháp trị liệu
thay thế bằng thuốc về mặt thực thể, nhận thức và thay đổi hành vi về mặt tâm
lý. Thực tế trong cuộc sống hằng ngày của người lạm dụng ma túy, không thể
tránh khỏi những căng thẳng (stress) do đối mặt với những áp lực từ gia đình
cũng như môi trường xã hội. Vì vậy, cần giúp NSDMT học được cách rèn
luyện để tăng cường sức mạnh của bản thân để tránh những cảm xúc và suy
nghĩ tiêu cực thông qua những biểu hiện yêu thương bằng cả trái tim và tâm
trí của người được điều trị và của tư vấn viên.
1.2.2. Thuyết hành vi
Theo cuốn “Các lý thuyết phát triển tâm lý người” của tác giả Phan
Trọng Ngọ (2003). Thuyết học tập xã hội giải thích việc sử dụng ma túy như
19


×