Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.89 KB, 111 trang )

A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Lý do khoa học
Trên chặng đường dài mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh giải phóng
dân téc, cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất nh
mét mốc son chãi ngời, đánh dấu thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân téc ta. Giá trị của cuộc khởi nghĩa đó thật lớn lao, nó thể hiện một
tinh thần đoàn kết, dũng cảm kiên cường chống giặc ngoại xâm, giành độc
lập, tự do và khẳng định chủ quyền dân téc.
Đến nay, nhiều thế kỷ đã trôi qua, nhưng âm vang của bản anh
hùng ca về cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất vẫn in đậm trong tâm trí và
là niềm tự hào của những người dân Tây Bắc. Đặc biệt là đồng bào Thái
Mường Thanh - Điện Biên. Cùng với dòng chảy thời gian, truyền thuyết về
Hoàng Công Chất vẫn được lưu truyền, ngợi ca từ đời này sang đời khác,
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bởi vậy, nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng chống giặc
ngoại xâm kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội tưởng niệm là công việc vừa có
ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn bản
chất của truyền thuyết Việt Nam.
Có thể thấy, hằng năm lễ hội tưởng niệm người anh hùng Hoàng Công
Chất và các tướng lĩnh của ông vẫn được nhân dân Điện Biên tổ chức rất
long trọng tại thành Bản Phủ. Từ truyền thuyết lịch sử, các vị anh hùng đó
đã bước vào đời sống dân gian và lòng người dân Điện Biên. Qua lễ hội
chúng ta có thể khẳng định sức sống bất diệt của các nhân vật đó trong
lòng đồng bào Thái Mường Thanh hôm nay và mai sau.
Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về hoạt động của nghĩa
quân Hoàng Công Chất đã có khá nhiều. Song nhìn chung, những công
1
trình đó chủ yếu tập trung vào chính sử, còn hệ thống truyền thuyết về
Hoàng Công Chất và lễ hội diễn ra tại thành Bản Phủ vẫn chưa được giới
thiệu và nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học. Hơn nữa, trước yêu cầu


về lịch sử địa phương cần phải được giới thiệu, nghiên cứu và lưu giữ
nhằm giúp cho các thế hệ sau thấy được giá trị và tầm quan trọng của mảnh
đất Điện Biên lịch sử. Từ đó giúp cho mỗi người dân càng thấy thêm yêu
mảnh đất quê hương mình và có ý thức giữ gìn, phát triển nó về mọi mặt,
sánh ngang với các thành phố lớn trong khu vực. Đó cũng chính là lý do tác
giả luận văn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lý do nghề nghiệp
Là giáo viên của một trường sư phạm, công việc nghiên cứu truyền
thuyết là hết sức cần thiết. Nó giúp cho người viết tự bổ sung kiến thức và
vốn văn hoá để nâng cao chuyên môn. Và càng hết sức cần thiết hơn đối
với chương trình văn học trong nhà trường Cao đẳng Sư phạm chuyên
nghiệp. Văn học dân gian là một chuyên ngành không thể thiếu trong
chương trình học, được phân bố với một thời lượng phù hợp, trong đó
truyền thuyết là một thể loại quan trọng được đề cập, nghiên cứu khá
nhiều Bởi vậy, đề tài này còn có tác dụng hỗ trợ thiết thực cho công tác
giảng dạy văn học dân gian nói chung, cho mỗi giáo viên và sinh viên sư
phạm nói chung. Vì lẽ “với mỗi dân téc, văn học dân gian là tấm gương
soi hình bóng của dân téc mình. Cho nên, để tìm hiểu một dân téc, không gì
tốt hơn là chiếm lĩnh vốn văn hoá dân gian của dân téc đó. Từ đây có thể
khám phá ra những đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tâm thức dân tộc” [68].
Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên giàu truyền
thống yêu nước, đấu tranh quật cường và đầy ắp huyền thoại về người anh
hùng áo vải Hoàng Công Chất, tôi thấy mình phải có trách nhiệm góp một
phần nhỏ bé cùng mọi người khơi thông dòng chảy của lịch sử, bồi đắp cho
mảnh đất hiện thực của cuộc sống hôm nay thêm tươi tốt. Hiểu và thấy
2
được giá trị to lớn của cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất, đó là trách
nhiệm và lương tâm của mỗi chúng ta hôm nay. Đặc biệt là những người
con sống trên mảnh đất Điện Biên lịch sử: nh Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân téc, vì

các vị Êy là tiêu biểu của một dân téc anh hùng”.
II. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về các nhân vật anh hùng lịch
sử đã thu hót sự chú ý và sự tham gia nghiên cứu của nhiều chuyên gia đầu
ngành về văn học dân gian ở Việt Nam.
Số lượng công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết với tư cách
là một thể loại truyện kể dân gian đã có khá nhiều. Tuy nhiên, mảng truyền
thuyết của các dân téc thiểu số còn rất Ýt. Nằm trong tình hình chung Êy,
truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất với tư cách là một công trình
khoa học cũng chưa được nghiên cứu riêng biệt và toàn diện.
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin điểm lại lịch sử sưu tầm
truyền thuyết nói chung, lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về
Hoàng Công Chất nói riêng.
1. Lịch sử sưu tầm truyền thuyết nói chung
ở nước ta, thuật ngữ truyền thuyết và việc giới thuyết nó ra đời tương
đối muộn. Trong các công trình: Truyện cổ tích Việt Nam của Vũ Ngọc
Phan (Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản, 1955), Lược khảo thần thoại
Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi [6] truyền thuyết vẫn chưa được bàn
đến như một thể loại.
Năm 1961, trong bé Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có chương “Thần thoại và truyền
thuyết”, tác giả Đỗ Bình Trị đã khẳng định truyền thuyết là một thể loại và
đưa ra định nghĩa về nó. Cũng cần nhắc tới cuộc tranh luận sôi nổi về
3
Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ trên tạp chí “Nghiên cứu văn học”
từ 1960 đến 1965. Điều mà các tác giả bàn đến ở đây là những vấn đề mà
truyền thuyết này đã đặt ra, các tác giả dường nh thống nhất về sự có mặt
của thể loại truyền thuyết.
Năm 1971, trong cuốn: Truyền thống anh hùng dân téc trong loại
hình tự sự dân gian Việt Nam [69] tập trung nhiều bài nghiên cứu về

truyền thuyết đã được xuất bản, các tác giả như Nguyễn Ngọc Côn, Tầm
Vu, Phan Trần, Đinh Gia Khánh và Kiều Thu Hoạch đã có những đóng góp
lớn. Trong đó, đáng chú ý là bài: Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ
phong kiến của tác giả Kiều Thu Hoạch. Ông đã đưa ra định nghĩa
“Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình
tự sự dân gian, nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân
vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quan điểm của
nhân dân ” Tác giả chia truyền thuyết làm hai loại lớn: truyền thuyết nhân
vật và truyền thuyết phong vật. Trong từng loại lại có nhiều loại nhỏ, riêng
truyền thuyết nhân vật được ông chia thành ba loại nhỏ sau: truyền thuyết
anh hùng (chỉ những truyền thuyết nói về các anh hùng lịch sử chống xâm
lược và anh hùng văn hóa như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi ),
truyền thuyết phản diện (chỉ những truyền thuyết nói về bọn xâm lược và
bọn bán nước như Cao Biền, Phạm Nhan, Lê Chiêu Thống ), truyền
thuyết tôn giáo (dùng theo nghĩa rộng chỉ những truyền thuyết dân gian nói
về các nhân vật tôn giáo như Man Nương, Từ Đạo Hạnh, Huyền Quang ).
Sau khi phân loại, Kiều Thu Hoạch đã tìm hiểu truyền thuyết về người anh
hùng trong quá trình phát triển của nó. Nhà nghiên cứu đã nhận thấy:
“truyền thuyết vốn được sáng tác và lưu truyền ở cửa miệng nhân dân,
nhưng trong thời kỳ phong kiến nó lại được nhà Nho ghi chép thành văn
bản và được các vương triều biên soạn thành thần tích. Trong khi đó, tất
nhiên nó vẫn được nhân dân kể và lưu truyền theo cách của mình”
[32;141].
4
Qua bài viết, Kiều Thu Hoạch đã đưa ra một cái nhìn tổng quát và
những lý giải hết sức sâu sắc về bản chất thể loại. Ông còn nhận xét: “có thể
nói rằng hội lễ là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được của truyền
thuyết anh hùng Việt Nam Chính nhờ những hội lễ như vậy mà truyền
thuyết anh hùng có dịp được nhắc nhở và đi sâu vào kí ức của nhân dân”
[69; 220].

Trong bài Nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng (Báo Nhân dân, số 549, Ngày
29 tháng 4 năm 1969), Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu ra vấn đề mấu
chốt của truyền thuyết là mối quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết.
Năm 1973, trong bài viết: Tìm hiểu quan hệ giữa thần thoại, truyền
thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục (Tạp chí văn học. Tháng 6,
1973), tác giả Nguyễn Khắc Xương đã nêu lên mối quan hệ giữa thần thoại,
truyền thuyết và lễ hội: “Thần thoại và truyền thuyết lưu truyền bằng miệng
trong dân gian đã được tái hiện cụ thể và sinh động trước nhân dân qua
nghệ thuật diễn xướng hỗn hợp”. Theo ông, “diễn xướng tín ngưỡng hội
làng còn là một phương tiện bảo lưu thần thoại, truyền thuyết có hiệu lực”
[66; 107].
Năm 1974, trong cuốn Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt
Nam của tác giả Cao Huy Đỉnh [9] có chương: "Dòng tù sự lịch sử với nền
độc lập nước nhà và những gương công đức tài tử từ An Dương Vương đến
đầu Lê” viết về truyền thuyết. Mặc dù ông mới đi vào phân tích những tác
phẩm cụ thể nhưng người đọc cũng tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu
về lý luận. Đó là những gợi ý về hoàn cảnh ra đời của thể loại truyền thuyết
và diện mạo chung của thể loại này.
Năm 1977, Võ Quang Nhơn có bài Thần thoại và truyền thuyết các
dân téc Ýt người, một bộ phận của nền văn học dân gian Việt Nam thống
nhất và đa dạng [35]. Ông đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự
5
gắn bó giữa truyền thuyết miền núi và truyền thuyết miền xuôi trong chỉnh
thể thống nhất của văn học dân gian Việt Nam.
Đến đầu những năm 90, khi cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt
Nam [40] của Đại học Quốc gia Hà Nội được viết lại, tác giả Lê Chí Quế
đã dành một chương viết về truyền thuyết. Không nhằm mục đích tổng kết
lại những gì đã được nghiên cứu về truyền thuyết, tác giả đã làm rõ diện
mạo của thể loại truyền thuyết trên cái khung là định nghĩa, phân loại và
phân tích dẫn chứng.

Đến bài viết Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra của tác
giả Trần Thị An [1] đã điểm qua lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và đưa ra
một số vấn đề cơ bản của thể loại đang được đặt ra và cần giải quyết triệt
để đó là mối quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết, một vài vấn đề thi pháp
truyền thuyết. Bài viết đã được nhiều bạn đọc chú ý và quan tâm.
Năm 1996, tác giả Lê Văn Kỳ trong Mối quan hệ giữa truyền thuyết
người Việt và hội lễ về các anh hùng [21] đã nêu lên định nghĩa hội lễ,
mối quan hệ giữa hội lễ và truyền thuyết các anh hùng. Từ đó, tác giả đi
vào phân tích một số hội lễ nh hội lễ Hai Bà Trưng, Thánh Gióng trong
mối quan hệ với truyền thuyết xung quanh những nhân vật này.
Năm 2002, cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Phạm
Thu Yến (CB) [67] cũng dành một chương viết về truyền thuyết. Tác giả đã
có những ý kiến khá sâu sắc các vấn đề về đặc trưng, nội dung, ý nghĩa và
nghệ thuật của truyền thuyết. Từ đó, tác giả cũng đưa ra phương pháp phân
tích một tác phẩm truyền thuyết là phân tích dùa trên những mô típ cấu
thành tác phẩm và phân tích gắn với nghi lễ, hội lễ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều coi truyền thuyết là một thể loại
riêng biệt của văn học dân gian. Từ đó, họ đi sâu nghiên cứu những đặc
trưng nội dung và đặc điểm thi pháp của nó Bên cạnh đó vẫn có một số ý
kiến không thừa nhận truyền thuyết là một thuật ngữ của khoa nghiên cứu
6
văn học dân gian mà coi đó là một thuật ngữ sử học. Tác giả Đinh Gia
Khánh trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam [17] và trong
các công trình nghiên cứu: Xác định giá trị của truyền thuyết đối với việc
tìm hiểu lịch sử thời Hùng Vương (Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 123, Hà
Nội 1969.), Địa chí văn hoá dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
(Sở văn hóa thông tin Hà Nội 1991) đã đưa ra nhận xét như vậy.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về truyền thuyết rất đa dạng và
phong phú, khó có thể liệt kê ra một cách đầy đủ, trên đây chúng tôi chỉ
điểm qua một số công trình đáng chú ý và có nhiều đóng góp trong lịch sử

nghiên cứu truyền thuyết Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất
Năm 1960, trong cuốn Quắm Tố Mướn (Truyện kể bản mường), tác
giả Cầm Trọng và Cầm Quynh cho rằng đây là một truyền thuyết lịch sử có
tính chất gia phả, ghi chép về dòng họ quý téc Thái ở Mường Muổi (Thuận
Châu), trong đó có nói tới: “Vua Hoàng cùng với Phìa Chu kéo quân lên
đánh giặc Phẻ” [50].
Năm 1965, trong Tạp chí nghiên cứu lịch sử - Sè 81 có bài của Đặng
Nghiêm Vạn và Cầm Chất viết về những hoạt động của Hoàng Công Chất
trong thời kỳ ở Tây Bắc: “Hoàng Công Chất đem quân đánh tan giặc Phẻ
cứu dân, bảo vệ miền biên giới Tổ quốc” [58; 50].
Năm 1967, Đặng Nghiêm Vạn trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số
102 với bài Truyền thống chống xâm lăng của Điện Biên trong lịch sử
viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất nhưng rất khái quát. Ông
cho rằng: “Hành động của Hoàng Công Chất là một hình ảnh đẹp về tình
đoàn kết giữa các dân téc Tây Bắc” [59; 47].
Năm 1978, tác giả Trần Lê Văn với cuốn Sông núi Điện Biên còng đã
viết về con người Hoàng Công Chất: “Hoàng Công Chất phất cờ khởi
7
nghĩa từ năm Cảnh Hưng thứ nhất” (1739). “Ông hoạt động trong một địa
bàn rộng lớn từ Sơn Nam Hạ đến toàn vùng Sơn Nam, hoạt động linh hoạt
với lối đánh du kích”, “khi tan, khi hợp” [60; 296] và một số địa danh liên
quan đến cuộc khởi nghĩa: Hoong Cóm, Na Sang, Mường Phăng
Năm 2004, trong Việt sử kỷ yếu của tác giả Trần Xuân Sinh và Việt
Nam kho tàng dã sử của tác giả Vũ Ngọc Khánh - Phạm Minh Hảo có đề
cập đến nhân vật Hoàng Công Chất và cuộc khởi nghĩa của ông: “Quân
của Hoàng Công Chất giỏi thuỷ chiến, sở trường lối đánh du kích, chiến
đấu linh hoạt.”, “Hoàng Công Chất chạy lên Châu Ninh Biên, liên kết với
thủ lĩnh người Thái tên là Thành, tụ tập đồ đảng ” [42; 352]. Điều đó
chứng tỏ Hoàng Công Chất là một nhân vật có thật trong lịch sử chống xâm

lăng của dân téc.
Tháng 6-2006, tác giả Nguyễn Thị Lâm Hảo với cuốn Vài nét về
khởi nghĩa Hoàng Công Chất cũng điểm qua những nét chính về cuộc
khởi nghĩa của Hoàng Công Chất trong lịch sử và khẳng định rằng: “Đây
là cuộc khởi nghĩa nông dân dài nhất, hoạt động trong phạm vi rộng nhất,
liên kết với nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân khác, tập hợp được các cư
dân, các dân téc khác nhau ” [14; 36 ].
Tháng 8-2006, trong tạp chí văn nghệ số 3 của Hội Văn học nghệ
thuật Điện Biên, tác giả Nguyễn Duy Bình viết: "Di tích thành Bản Phủ-
Một trường học về tinh thần đại đoàn kết dân téc, yêu nước chống ngoại
xâm” [4; 82].
Nhìn chung, việc sưu tầm, nghiên cứu về nhân vật Hoàng Công Chất
đã được thực hiện, vì đây là nhân vật anh hùng thuộc tầng líp nhân dân, có
công đánh đuổi giặc Phẻ giải phóng một vùng Tây Bắc rộng lớn, đem lại
cuộc sống yên bình cho nhân dân. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: đối
với nhân dân Tây Bắc, đặc biệt là đồng bào Thái Mường Thanh - Điện
Biên, Hoàng Công Chất là một vị anh hùng, một vị cứu tinh được nhân dân
8
tin yêu, kính trọng. Nhưng đối với triều đình Lê - Trịnh lúc bấy giê ông bị
coi là giặc vì đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình thối
nát. Cho nên những chiến công cũng như những truyền thuyết viết về ông
không được sử sách ghi lại một cách đầy đủ.
Qua các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu mới đưa
ra những nhận định về vai trò của Hoàng Công Chất trong lịch sử, nhưng
chưa đi sâu phân tích cơ sở của những nhận định đó.
Còn việc nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về ông thì có thể khẳng
định là chưa được các nhà nghiên cứu đặt ra theo đúng quy mô và tầm vóc
của nó. Trong một số bài viết, nó mới chỉ được điểm qua một cách sơ lược,
chưa được phân tích, mô thuật một cách cụ thể. Do đó, việc nghiên cứu
truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất về cơ bản vẫn còn để ngỏ.

Đây cũng là dịp để chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một cách sâu sắc,
toàn diện những truyền thuyết và lễ hội về: “người anh hùng của dân téc
mình”.
III. Mục Đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích chính của luận văn là thực hành khoa học, vận dụng lý
thuyết chuyên ngành vào đề tài thực tiễn để củng cố nâng cao kiến thức và
phương pháp nghiên cứu.
Luận văn trình bày những nét chính về hoạt động của Hoàng Công
Chất trong lịch sử, làm nổi bật khí phách anh hùng của người nông dân
khởi nghĩa: Chống giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi, khẳng định chủ quyền
dân téc.
Điền dã sưu tầm, từ đó hệ thống hoá các truyền thuyết về Hoàng Công
Chất, khảo sát đặc điểm nội dung và các mô típ cơ bản của hệ thống truyền
thuyết đó.
9
Mô tả chi tiết, cụ thể lễ hội thành Bản Phủ ở Noong Hẹt - Điện Biên
để tìm thấy mối liên hệ giữa truyền thuyết với lễ hội, một quy luật phổ biến
của việc tồn tại và lưu truyền truyền thuyết, tạo nên sức sống của thể loại.
Đồng thời chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa lễ hội trong dân
gian và lễ hội ngày nay.
Tạo dựng, làm sống lại truyền thuyết và lễ hội Hoàng Công Chất là
góp phần dựng lại bức tranh hoành tráng về cuộc khởi nghĩa của ông và
thấy được giá trị lớn lao của nó trong đời sống xã hội. Đồng thời giúp bạn
đọc hiểu, cảm nhận được nét đặc sắc của vùng đất lịch sử và huyền thoại.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điền dã: Xác định đây là đề tài còn mới mẻ đối với
thực tế của địa phương, do vậy, phương pháp khai thác nguồn tư liệu trong
dân gian là quan trọng. Chóng tôi đã vận dụng phương pháp này thông qua
các hình thức điền dã, ghi chép lại các câu chuyện kể của nhân dân, đặc

biệt của những người cao tuổi.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Từ những tư liệu thu thập được
qua hai nguồn tư liệu đã xuất bản và tư liệu sưu tầm, chóng tôi tiến hành hệ
thống hoá, xây dựng thư mục dữ liệu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thư mục tư liệu còn
đơn giản, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp để từ đó có cái nhìn toàn
vẹn hơn về những vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng những phương pháp
của các bộ môn khoa học khác nh sử học, dân téc học, văn hoá học để tập
trung làm rõ đề tài.
Trong các phương pháp trên, chúng tôi tập trung sử dụng phương
pháp điền dã có ghi chép, phân tích, tổng hợp.
10
V. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là bước tổng hợp mới về những thành tựu nghiên cứu truyền
thuyết Hoàng Công Chất - đồng thời đi sâu phân tích các mô típ, những dấu
Ên của tín ngưỡng dân gian phản ánh trong truyền thuyết.
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi sâu nghiên cứu, khảo sát,
mô tả một cách hệ thống, chi tiết truyền thuyết Hoàng Công Chất trong lễ
hội thành Bản Phủ ở Noong Hẹt - Điện Biên.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về truyền thuyết và lễ
hội, luận văn đã đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo lưu và phát
triển vốn văn hoá dân gian cổ truyền của dân téc, bảo lưu và phát triển
những di sản văn hoá địa phương đang dần bị mai mét.
VII. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận
văn được trình bày trong 3 chương.
Chương I: Hoàng Công Chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền
thuyết.
Chương II: Mô tả truyền thuyết về Hoàng Công Chất.

Chương III: Lễ hội Hoàng Công Chất ở thành Bản Phủ– Noong Hẹt
Điện Biên.

11
B. Phần nội dung
Chương I: Hoàng Công Chất từ nhân vật lịch sử
đến nhân vật truyền thuyết
1. Nhân vật Hoàng Công Chất trong lịch sử
Tây Bắc là vùng biên giới của Tổ quốc, có một địa bàn chiến lược hết
sức quan trọng. Chính vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử đã có biết bao cuộc
đấu tranh cứu nước và giữ nước diễn ra nơi đây. Và cũng có nghĩa là đã có
biết bao anh hùng đã lập nên những chiến công hiển hách, đã hy sinh trong
cuộc chiến tranh, để lại sự kính trọng, tin yêu, tưởng nhớ trong lòng mỗi
người dân Tây Bắc. Hoàng Công Chất là một trong những vị anh hùng Êy.
Theo cuốn Việt Nam kho tàng dã sử của Vũ Ngọc Khánh: Hoàng
Công Chất, tên thật là Hoàng Công Thư, sinh năm Bính Tuất (1706), vốn là
một nông dân quê ở làng Hoàng Xá (Nguyên Xá), huyện Thư Trì (nay là
huyện Vũ Thư) thuộc Sơn Nam Hạ (nay là tỉnh Thái Bình).
Sự khủng hoảng của chế độ Phong kiến Việt Nam đầu thế kỷ XVIII đã
làm cho nền nông nghiệp mang tính chất tự nhiên, lấy kinh tế nông dân làm
cơ sở của sản xuất nông nghiệp, người nông dân bị bòn rút kiệt quệ, xã hội
bị đình đốn, nạn mất mùa liên miên càng làm cho đói kém thêm trầm trọng,
12
bộ máy quan lại mục nát, sa đoạ Tất cả những điều nói trên đã đè nặng
lên cuộc sống của người nông dân, đặc biệt là líp dân nghèo. Nhưng rồi
“tức nước, vỡ bờ”, bối cảnh lịch sử đó đã tạo nên sự bùng nổ mạnh mẽ của
các phong trào nông dân ở cả miền xuôi lẫn miền ngược. Trong các cuộc
khởi nghĩa nông dân, thì cuộc nổi dậy của Hoàng Công Chất có tầm vóc
lớn lao hơn cả, cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 30 năm từ 1739 đến 1769.
Hoàng Công Chất dựng cờ khởi nghĩa từ năm Cảnh Hưng thứ nhất

(1739) với mục đích: “Bảo quốc, an dân”, diệt cường hào ác bá, lấy của người
giàu chia cho dân nghèo, với hoài bão xoá bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục
hưng đất nước, thống nhất giang sơn, thái bình muôn thuở [14 ;37].
1.1. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở miền xuôi
Từ năm 1739, Hoàng Công Chất đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy
hoạt động ở vùng Sơn Nam. Nghĩa quân có sở trường về lối đánh du kích
(khi tan, khi hợp). Sử chép: “Hoạt động ở miền đồng bằng nhiều sông lạch
và đầm lầy, nghĩa quân Hoàng Công Chất thường dùng thuyền nhỏ ra nơi
cỏ rậm, bùn lầy, chiến đấu rất linh hoạt” [60; 216]. Hoàng Công Chất
không chiến đấu đơn độc, ông thường phối hợp với các nhóm nghĩa quân
khác như : Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu ở ven Biển
Đông; Nguyễn Danh Phương ở xứ Đoài, bao gồm vùng đất từ Ba Vì sang
Tam Đảo, chiến đấu gây nhiều tổn thất và lo sợ cho chính quyền Lê -
Trịnh: “Cùng với Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Hoàng Công Chất nổi dậy
đánh phá ở đất Sơn Nam về hạt Khoái Châu và Thiên Trường” [42; 352].
Theo một số tài liệu: Việt Nam kho tàng dã sử - Vũ Ngọc Khánh,
Điện Biên trong lịch sử - Đặng Nghiêm Vạn, Vài nét về khởi nghĩa
Hoàng Công Chất - Nguyễn Thị Lâm Hảo, vào năm 1740, Trịnh Doanh
chia quân làm ba đạo, cử Cao quận công Trịnh Kinh tiến theo đường bộ,
Trịnh quận công Hoàng Công Kỳ và Nhạc thọ hầu Phạm Trần Tông cầm
đầu hai cánh thuỷ binh tiến dọc hai bờ sông Hồng nhằm chế ngự các mặt.
13
Đồng thời phái đốc trấn Vũ Tả Liên và Đỗ Doãn Thành hợp binh đánh vào
Đông An, huyện Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) nhưng không
thắng nổi nghĩa quân Hoàng Công Chất.
Năm 1743, Trịnh Doanh sai thống lĩnh Trương Nhiêu tập trung quân
đánh vào nghĩa quân nhưng không thành. Cuối năm Êy, Hoàng Công Chất
trá hàng, tạo thời cơ chấn chỉnh lực lượng. Trịnh Doanh bằng lòng ban
quân tước cho Hoàng Công Chất quản lĩnh một vùng ở Sơn Nam nhưng với
điều kiện ông phải giải binh và về triều yết bái. Tất nhiên Hoàng Công

Chất không nghe và chiếm lấy Khoái Châu, tiếp tục chống Chóa Trịnh.
Quân triều đình lại nhiều phen tiến đánh nghĩa quân nhưng đều thất bại.
Hoàng Công Chất vẫn chiếm giữ Khoái Châu suốt 2 năm (1744 – 1745).
Năm 1746 – 1748, Hoàng Công Chất phối hợp với Nguyễn Hữu Cầu
(tức Quận He) hoạt động ở vùng Sơn Nam có lần đã bao vây đánh chiếm
Phủ Ngự Thiên (Hưng Hà - Thái Bình). Đến cuối năm 1748, quân Trịnh do
Hoàng Ngò Phóc thống lĩnh tấn công quân của Hoàng Công Chất. Do
tương quan lực lượng chênh lệch, Hoàng Công Chất phải lui về hoat động
ở miền thượng du Thanh Hoá. Tại đây, Ông có dịp phối hợp với nghĩa quân
Lê Duy Mật, một hoàng thân của nhà Lê chống lại triều đình, lấy miền núi
Thanh Nghệ và Trấn Ninh ở Thượng Lào làm căn cứ. Cũng chính từ đây,
nghĩa quân Hoàng Công Chất tiến dần lên miền Tây Bắc để cuối cùng xây
thành đắp luỹ trên đất Mường Thanh, trở thành người lãnh đạo tài tình,
sáng suốt của đồng bào các dân téc Tây Bắc.
1.2. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở Tây Bắc
Mường Thanh còng nh cả miền Tây Bắc giàu đẹp của Tổ quốc đã nằm
trong bản đồ nước ta từ rất sớm. Nhưng đến thế kỷ XVII – XVIII, khi nhà
Lê bước vào thời kỳ khủng hoảng và suy vong, thì ảnh hưởng của triều đình
trung ương bị giảm sút rất nhiều ở vùng này. Tại đây, các chóa Thái chiếm
14
giữ từng địa phương, tuy vẫn giữ quan hệ thần phục triều đình, song nhiều
khi đã dùa vào phong kiến Lào mà bảo vệ một phần quyền tự chủ của mình.
Trong thế kỷ XVIII, Tây Bắc bị những cuộc xâm lược từ bên ngoài uy
hiếp nghiêm trọng. Vùng sông Đà và hữu ngạn sông Thao, giặc Giẳng (Một
bộ phận người Xá ở Vân Nam, Quý Châu, Trung Quốc) và giặc Hỏ

(Giặc
cỏ ở miền biên giới Việt – Trung mạn Vân Nam) tràn sang cướp phá. Ở
Điện Biên, giặc Phẻ


(Một bộ phận người Lự hay còn gọi là Pọng hay
Nhuồn ở miền Xip – xoong – Păn Na thuộc Vân Nam) từ Thượng Lào và
Vân Nam tràn về. Đồng bào Thái Điện Biên cũng đã nhiều lần đứng lên
đánh giặc, nhưng vì sức yếu nên thất bại. Giặc Phẻ rất tàn ác. Tên cầm đầu
là Phạ Chẩu Tín Toòng (Phạ: Trời, Chẩu: Người cầm đầu, Tín Toòng: chân
đồng, Phạ Chẩu: tên chức chỉ một chóa lớn ở Lào) đóng ở thành Xam Mứn,
quân của hắn quậy phá khắp nơi.
Về việc giặc Phẻ tràn vào Tây Bắc, “Truyện kể bản mường” của
người Thái cho biết đó là do có sự tranh chấp quyền lợi Ých kỷ giữa các tù
trưởng trong thời Bảo Thái (1720 – 1729) triều vua Lê Dụ Tông, Phìa
Khuyên ở Mường Muổi (Thuận Châu) gọi giặc Phẻ ở bên kia biên giới phía
Bắc về đánh phá bản mường: “Bản mường như ở trong gió lốc, trời mây u
ám”. Lúc này “Muốn làm phai không tìm được mương, dựng mường không
tìm được tạo”, “Người Thái, người Xá ồn ào, lộn xộn, tan tác chạy sang
Lào”[56; 121]. Đặng Nghiêm Vạn trong “Truyền thống chống xâm lăng
của Điện Biên trong lịch sử” có viết: Hồi đó vương quốc LuôngPhrabăng
có loạn, em vua là InThaSom kéo quân từ Trấn Ninh, Mường Ó, Mường
Thanh và các miền biên giới về đánh vua anh. Bị thua đau ở gần
LuôngPhraBăng, InThaSom phải chạy ra nương nhờ chóa Lự ở miền Xíp –
Xoong – Păn Na. Đến khi anh chết, ông ta lại dùa vào đám giặc từ Vân
Nam tràn về chiếm đóng miền lưu vực sông Nậm U từ trước, kéo quân
đánh Luông PhraBăng, đó là bọn giặc Phẻ. Sau nhiều lần thất bại, cuối
15
cùng InThaSom đã thắng lợi và lên ngôi vua vào năm 1727. Vì chịu ơn
đám giặc cỏ, nhà vua Lào mới lên ngôi này đành để chúng hoành hành ở
một số miền trên đất Lào. Bọn này đánh phá Mường Thanh, chiếm thành
Tam Vạn, chúng từ Mường Thanh tràn xuống cướp phá miền Sơn La, gây
nên không biết bao nhiêu tội ác trên đất Tây Bắc, đặc biệt là miền Điện
Biên. Nhiều địa danh hiện nay vẫn còn nhắc tới những tội ác của chóng
nh: Cánh đồng Tông Khao (đồng trắng), Hồng Cóm (Hoong Cóm), Hoong

Ma Nao (Khe chã rét). Và những truyền thuyết gắn với những địa danh đó
vẫn được đồng bào Thái kể lại cho nhau nghe bên bếp lửa hồng.
Đang lúc thế giặc còn mạnh, cũng đã nhiều thủ lĩnh cầm quân chống
giặc nhưng chưa ai thành công. Tướng giặc Phẻ bắt được ai chống lại hắn
là hắn lại bắt chịu cực hình: “Cho voi giày hoặc tẩm dầu đốt cho đến chết,
hoặc tùng xẻo rồi chém đầu bêu dưới chân thành” [60; 298].
Trong lúc tình thế tưởng như tuyệt vọng, có hai người mưu tính việc
cứu dân. Đó là ông Ngải và ông Khanh (trong Việt sử kỷ yếu có nhắc đến
việc Hoàng Công Chất liên hệ với tướng người Thái tên là Thành, có lẽ
Thành là một trong hai người này). Hai ông vốn là những người Thái nghèo
ở Mường Sại đến Mường Thanh kiếm kế sinh nhai. Ngải và Khanh nghe nói
có ông tướng người Kinh đang đóng quân nhờ trên đất Thượng Lào, bèn tìm
sang gặp và xin học các môn võ nghệ và phép dùng binh. Sau một thời gian,
hai người trở về Mường Thanh, kín đáo gặp những người già, giãi bày về
những tài hay, phép lạ của “Ông Tướng áo Nâu” - Hoàng Công Chất [60;
299].
Nhân dân Mường Thanh đồng lòng cử Ngải và Khanh sang tận Mường
Puôn (Bắc Luông Pha Bang) đón tướng quân họ Hoàng về đánh giặc cứu
dân.
Năm 1751, nghĩa quân của Hoàng Công Chất theo đường sông Mã
tiến vào Tây Bắc. Căn cứ đầu tiên có thể là đất huyện sông Mã hiện nay.
Lực lượng được bổ sung mỗi ngày một thêm đông, thêm mạnh. Quân
16
người Kinh, quân người Thái, người Xá bao vây thành Tam Vạn (thành
Xam Mứn) và đánh mạnh vào khoảng cuối năm 1753 hoặc đầu năm 1754.
Giặc Phẻ chống cự lại cũng rất mạnh. Tín Toòng có nhiều quân, vũ khí của
hắn có thứ súng thần công, khi bắn phải châm mồi thuốc súng, bắn đạn chì
ghém làm cho nghĩa quân bị tổn thất rất lớn, đánh mãi không được.Về sau,
tướng Ngải, tướng Khanh phải bày mưu trá hàng. Với cách đó, một cánh
nghĩa quân gồm người Lào, người Lự lọt được vào thành. Ban đêm, quân

Hoàng Công Chất tiến công, trong đánh ra, ngoài đánh vào, giặc Phẻ thua
to phải bỏ thành mà chạy. “Quân Hoàng Công Chất đã dồn giặc vào một
quả đồi mà đánh, giặc bị giết máu chảy thành vũng. Phạ Chẩu Tín Toòng
cũng bị chém ngay tại trận” [59]. Có thuyết nói rằng: Nghĩa quân đuổi Tín
Toòng đến chỗ cánh đồng ở chân đồi, sâu nh cái vực, Tín Toòng nhảy
xuống trèn, bị nghĩa quân dùng cái nơm úp, bắt được. Cánh đồng đó từ đấy
có tên Pú Vằng (Pú: đồi, Vằng: vòng).
Thắng trận, Hoàng Công Chất đã thu hồi được đất đai miền Thập
Châu bị nhà Lê bỏ mất, ngăn ngõa được những cuộc nhòng nhiễu, lấn đất,
cướp bóc của bọn giặc cỏ từ phương Bắc tới. Vì vậy, uy tín của họ Hoàng
đối với nhân dân địa phương rất lớn.
Sau chiến thắng 1754, đánh tan giặc Phẻ, Hoàng Công Chất quyết
định đóng quân trong thành Tam Vạn với ý định củng cố lực lượng, xây
dựng Mường Thanh thành căn cứ lâu dài để chống lại triều đình Lê -
Trịnh . Đồng thời cũng xây dựng Mường Thanh thành một trung tâm, một
thủ phủ rộng lớn.
Tạm đóng trong thành Xam Mứn Ýt lâu, Hoàng Công Chất thấy thành
này tuy rộng nhưng có nhiều sơ hở, cách bố trí phòng thủ lại quá sơ sài,
không hợp với sự xuất hiện các thứ vũ khí lợi hại của thời đó như: súng
thần công, súng hoả mai Hơn nữa, lại chỉ được phòng thủ trước mặt,
chống quân triều đình từ miền xuôi lên, mà phía sau từ Lào sang lại để
trống. Ông bèn quyết định tìm một vị trí khác xây một toà thành mới, đáp
ứng được yêu cầu về mặt bố phòng cũng như các mặt khác. Điều đó cũng
17
đã chứng minh cho ta thấy tầm nhìn xa trông rộng, tầm bao quát linh hoạt
của Hoàng Công Chất.
Vào năm Cáp Mét ( Theo cách tính lịch Thái ở Điện Biên, năm Cáp
Một là năm 1758)

Hoàng Công Chất huy động ba vạn lính Kinh, Thái, Lào,

Hán đắp liền 4 năm xong toà thành mới. Đó là thành Chiềng Lề (sử cũ chép
là thành Trình Lệ) hay thành Bản Phủ. Cái tên Chiềng Lề hay Bản Phủ đều
có ý nghĩa là đô thị, thủ phủ. Việc xây dựng thành Bản Phủ có thể nói là một
kỳ công của họ Hoàng. Bản Phủ là một bản thuộc xã Noong Hẹt (có nghĩa là
ao Tê Giác). Chắc rằng nơi đây rừng rậm, có Tê Giác sinh sống nên mới có
địa danh này. Tên Bản Phủ có tự bao giê, thật khó nói chắc chắn.
Năm 1469, Lê Thánh Tông đặt 12 thừa tuyên, Mường Thanh thuộc
Phủ An Tây, thừa tuyên Hưng Hoá; An Tây - nguyên là Châu Phục Lễ, tức
Mường Lễ - Điện Biên ngày nay. Cũng có thể phủ An Tây đặt tại đây, bản
sở tại được gọi là Bản Phủ kể từ đó. Lại cũng có thể từ khi Hoàng Công
Chất xây đặt phủ ở đây, bản sở tại mới mang tên Bản Phủ.
Từ Thành Phố Điện Biên, xuôi theo quốc lé 279 (nay gọi là đường 7-
5) xuống phía Nam, qua nông trường bộ, qua bản Noong Nhai (tức Long
Nhai, nơi giặc Pháp ném bom giết hại hơn 400 đồng bào ta hồi 2h ngày 25
tháng 4 năm 1954), qua Hoong Cóm (tức Hồng Cóm), cách Thành Phố
chõng 5km là thành Bản Phủ.
Thành rộng chõng 50 mẫu, được xây dựng theo một hình dáng rất linh
hoạt dùa theo thế tự nhiên, nhìn tổng thể có hình 5 cạnh không đều nhau.
Hai cạnh phía Tây dùa vào khuỷu sông Nậm Rốm, cạnh phía Nam dùa vào
suối Huổi Lé, cạnh phía Đông chạy song song với đường quốc lé, cạnh
phía Bắc nhìn dọc cánh đồng Mường Thanh. Tường thành đắp bằng đất cao
5m, mặt thành rộng từ 4 - 6m, voi, ngựa có thể đi lại dễ dàng. Mặt phía Tây
và phía Nam vì có sông Nậm Rốm và suối Huổi Lé làm hào nước tự nhiên
nên không phải đào hào, còn hai mặt phía Bắc và phía Đông vì giáp với
18
đồng ruộng cho nên đều có đào ngoại hào. Hào rộng từ 4 – 5m, sâu 10m
nối thông với sông Nậm Rốm ở góc Tây Bắc và thông với suối Huổi Lé ở
góc Đông Nam. Cũng nhờ vậy mà hào quanh năm có nước và được coi là
một líp chướng ngại vật quan trọng.
Ngoài tường thành khắp bốn phía đều trồng một giống tre gai, người

Thái gọi giống tre này là “Tre gai ngà” vì gai của nó cong giống như ngà
voi (Nó không phải tre đằng ngà như một số tài liệu đã dịch sai). Giống tre
này khi mọc ken dày, còn lợi hại hơn cả hàng rào dây thép gai. Con gà chui
vào cũng khó thoát ra. Giống tre này phải mang từ miền xuôi lên, việc vận
chuyển tre lên đây trồng cũng là một kỳ công lớn của họ Hoàng. Thành mở
4 cửa: cửa tiền quay ra sông Nậm Rốm, tức là quay hướng Tây, cửa hậu
quay ra đường quốc lé, tức là quay hướng Đông, cửa hữu quay hướng Bắc
và cửa tả quay hướng Nam. Ở mỗi cửa thành đều có đắp ụ làm chòi và có
lính canh gác. Các góc thành cũng đắp chòi canh, đứng ngoài đường trông
vào chòi canh cao hẳn lên nh những quả đồi. Trong thành được chia làm
hai khu: khu ngoài và khu trong. Khu ngoài ở nửa phía Bắc chiếm phần lớn
toà thành. Khu trong ở phía Nam, nhá hơn. Ranh giới giữa hai khu được
ngăn cách bởi một tường thành cắt ngang từ phía Tây sang phía Đông
(Ngày nay, khu tường thành phía Tây, dấu tích vẫn còn thấy rõ). Khu ngoài
là khu binh lính đóng quân. Ở đây đã đào 133 cái vừa giếng, vừa ao, hình
dáng khác nhau: vuông, tròn, tam giác, lục giác, bát giác để lấy nước cho
binh lính dùng. Trại lính, kho lương, tàu ngựa, chuồng voi, kho vũ khí đều
ở trong khu này. Khu trong là nơi các thủ lĩnh nghĩa quân ở. Nơi này ngày
nay vẫn còn đền thờ Hoàng Công Chất và sáu tướng giỏi của ông. Theo sử
chép tay của Điện Biên, các tướng bao gồm: quận Chung, quận Ngải, quận
Khanh, quận Xiêm, quận Tả và quận Hữu. Cùng với Hoàng Công Chất, sáu
tướng lĩnh này hợp thành bảy vị anh hùng của nghĩa quân [20]
19
Nghĩa quân Hoàng Công Chất tồn tại ở Điện Biên trong một thời gian
khá dài (từ 1751 đến 1769). Trong 18 năm Êy, họ Hoàng đã dẹp được giặc
Phẻ, giải phóng Điện Biên, một mặt củng cố miền Mường Thanh (Điện
Biên), mặt khác, mở rộng căn cứ của mình ra toàn Tây Bắc và một phần
Thượng Lào, uy hiếp miền sông Thao và miền Trung du. Nhận thấy nhân
dân Thái và các dân téc khác ở miền Phủ An Tây luôn bị bọn quan lại Mãn
Thanh và những đám giặc cỏ miền biên giới uy hiếp, Hoàng Công Chất đã

từ Điện Biên tiến đánh 10 châu thuộc Phủ An Tây là: Chiêu Tấn (Sìn Hồ),
Quỳnh Nhai, Lai Châu, Luân Châu (một phần Tuần Giáo hiện nay), Tung
Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Toàn, Tuy Phụ, Khiêm Châu nay thuộc
tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Ông đã thuần phục được các chóa Thái ở đây,
họ không cống nạp triều đình Lê - Trịnh mục nát, mà cống nạp Hoàng
Công Chất. Đất An Tây lại trở về với bờ cõi nuớc ta. Hoàng Công Chất thu
cống nạp, điều binh khi chiến trận, cắt cử phong Ên, cấp sắc cho các tù
trưởng Thái. Ngoài ra, ông còn làm nhiều điều tốt lành như: chia ruộng đất
cho dân, bảo vệ dân, giúp dân chống lại mọi cuộc xâm lấn, duy trì an ninh
trật tự trong vùng Nghĩa quân còn đánh toả ra, chiếm một phần Thượng
Lào, nay thuộc miền Bắc tỉnh Sầm Nứa và Phong Sa lú. (Theo Hưng Hoá
dư địa chí).
Việc làm này nhằm mục đích lập một thế ỷ dốc với nghĩa quân của Lê
Duy Mật, lúc đó đang lập căn cứ ở núi Trình Quang thuộc tỉnh Trấn Ninh.
Sử sách cũ chép: “Hai toán nghĩa quân này đã nhiều lần phối hợp với
nhau, khống chế suốt miền thượng du Thanh Nghệ và miền Hưng Hoá, uy
hiếp triều đình bằng cách mở những cuộc tấn công vào vùng sông Thao và
Sơn Tây” [56].
Họ Hoàng còn đánh chiếm luôn toàn bộ 12 châu Thái ở miền Sơn La,
Nghĩa Lé, bắc Hoà Bình. Lúc đầu, ông bị một số tù trưởng Thái đen trung
thành với triều đình như Bun Phanh, Hà Công Óng, Đinh Công Hổ kháng
20
cự, nhưng sự kháng cự đó không chống nổi nghĩa quân Hoàng Công Chất,
vì vậy toàn bộ miền đất đai Tây Bắc đã thuộc về Hoàng Công Chất, nhân
dân được sống trong hoà bình, Êm no, hạnh phóc.
Năm 1767, Hoàng Công Chất từ trần tại thành Bản Phủ, con trai là
Hoàng Công Toản lên thay, lấy tước hiệu là Toản Quốc Công. Năm đó xảy
ra hai sự kiện: Một là, các cuộc khởi nghĩa của nông dân dưới xuôi đã bị
dẹp, chóa Trịnh có khả năng tập hợp lực lượng để chống lại cuộc khởi
nghĩa của Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật lúc đó đang bị cô lập. Hai là,

giữa hai toán nghĩa quân trước đây vẫn có sự phối hợp, thì đến cuối năm
1768 lại xảy ra bất hoà vào đúng lúc nghĩa quân đang đứng trước nguy cơ
bị quân Trịnh tấn công tiêu diệt. Sự bất hoà đó đã làm cho lực lượng nghĩa
quân suy yếu đi rất nhiều, nhất là từ phía sông Đà và sông Thao. Đó chính
là nguyên nhân gây nên sự tan vì nhanh chóng của nghĩa quân trước sự tấn
công của quan quân chóa Trịnh. Cùng thời gian này, Trịnh Sâm cử Nguyễn
Đình Huấn làm tướng, thống lĩnh các đạo quân ở Thanh Hoá, Sơn Tây,
Hưng Hoá đi đánh Thanh Châu (Mường Thanh). Nguyễn Đình Huấn được
sắc phong làm “Bình Hưng Thống tướng” (Thèng tướng bình định Hưng
hoá) nhưng vẫn dùng dằng không muốn xuất quân. Y bàn với triều đình
“ giặc Chất cậy nơi hiểm xa đắp thành luỹ, chứa thóc gạo gần 20 năm, nay
ta đem quân đi sâu vào đường này vận lương rất khó”. Y lại nói “Dân hai
châu Mai, Méc phần nhiều theo giặc, không sợ triều đình, không chắc đã
bắt dân vận lương được” [14; 56]. Cuối cùng, Nguyễn Đình Huấn vì sợ hãi
mà phải rút lui. Trước tình hình đó, Trịnh Sâm phải cử người khác lên thay
Huấn. Đó là Thiên đô ngù sử Đoàn Nguyên Thóc ( Có tài liệu ghi là Đoàn
Nguyễn Thục) xuất phát từ Thanh Hoá và Hưng Hoá tiến đánh Hoàng Công
Toản vào năm 1768. Năm 1769, cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất hoàn
toàn thất bại.
21
Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng ảnh hưởng của Hoàng Công Chất
ở vùng Tây Bắc rất lớn. Ông được nhân dân các dân téc Tây Bắc tín nhiệm,
yêu mến, coi như người anh hùng của dân téc mình. Hoàng Công Chất mất
đi, nhân dân Tây Bắc, nhất là vùng Điện Biên còn truyền tụng lại đến ngày
nay nhiều bài ca, nhiều truyền thuyết ca ngợi công lao cứu dân, cứu nước
của họ Hoàng. Họ đã xây dựng trên nền cũ ở trung tâm thành Chiềng Lề
(tức thành Bản Phủ) đền thờ họ Hoàng và sáu thủ lĩnh của nghĩa quân.
Có thể nói, suốt cuộc đời mình, Hoàng Công Chất đã đấu tranh không
mệt mỏi cho sự thống nhất của đất nước, mặc dù ông vẫn bị triều đình coi
là “giặc”. Nh nhận xét của Quận công Nguyễn Đình Hoàn về nghĩa quân

của Hoàng Công Chất: “Giặc đóng ở trong các vùng cỏ rậm rạp, quan
quân đến phía trước thì chúng lần ra phía sau, quan quân chọn phía tả thì
chúng chạy sang phía hữu” [41; 406]. Nhưng khuynh hướng thống nhất
vẫn là khuynh hướng tiến bộ và tích cực, phù hợp với yêu cầu lịch sử, phù
hợp với lòng dân, cho nên cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất được
nhân dân Tây Bắc đồng tình ủng hộ. Nhờ sự lãnh đạo tài tình, xuất sắc, biết
liên kết chặt chẽ với nhân dân các dân téc thiểu số mà cuộc khởi nghĩa do
Hoàng Công Chất lãnh đạo đã giành được những thắng lợi nhất định. Trong
gần 20 năm, cuộc sống của nhân dân Tây Bắc, đặc biệt là của đồng bào
Mường Thanh- Điện Biên đã được Êm no, hạnh phóc.
Từ những nét khái quát trên, ta thấy bản anh hùng ca về cuộc đấu
tranh giải phóng dân téc, giữ vững giang sơn, mở mang bờ cõi của Hoàng
Công Chất đã làm chấn động cả vùng Tây Bắc rộng lớn. Ý nghĩa và giá trị
của nó sẽ mãi trường tồn cùng lịch sử dân téc, âm hưởng của nó còn vang
vọng mãi tới muôn đời. Cũng chính vì vậy, cho đến hôm nay, những thế hệ
con cháu đã và đang sống trên mảnh đất Điện Biên lịch sử không ai lại
không biết và tự hào về ông. Những truyền thuyết về Hoàng Công Chất sẽ
22
mãi được đồng bào truyền tụng với lòng tự hào sâu sắc vượt qua líp bụi
thời gian để ngày càng trở nên huyền ảo hơn.
Từ lịch sử, Hoàng Công Chất đi vào truyền thuyết dân gian trong vầng
hào quang lung linh với niềm ngưỡng mộ chân thành của đồng bào Thái
Tây Bắc. Yếu tố lịch sử và yếu tố hư cấu thần kỳ cùng hoà quyện đã khiến
cho truyền thuyết về Hoàng Công Chất vừa là đối tượng nghiên cứu của
văn học dân gian, vừa là tài liệu tham khảo của khoa học lịch sử.
Khắc hoạ hình tượng Hoàng Công Chất trong truyền thuyết, đó cũng
là một cách để nhân dân Mường Thanh bày tỏ lòng yêu mến, sự thành kính
đối với ông.
2. Nhân vật Hoàng Công ChÊt trong truyền thuyết dân gian
Văn học dân gian có vai trò hết sức quan trọng với ý nghĩa “Khôi

phục hình ảnh của dân téc và đất nước trong quá khứ xa xăm”. Nã làm
phong phú hơn văn hoá, văn học dân téc nhưng không làm biến dạng nền
văn hoá, văn học Việt Nam vốn đã ăn sâu, bám chặt vào lòng người dân đất
Việt.
Trong khi giai cấp phong kiến tỏ ra bạc nhược, thoái hoá, biến chất
thì phong trào nhân dân đã nhận lấy nhiệm vụ của giai cấp và dân téc. Cùng
với sự phản kháng giai cấp phong kiến, nhân dân đã xây dựng bộ phận văn
học dân gian của giai cấp mình đối lập với những kẻ thống trị. Hệ thống
truyền thuyết về người anh hùng nông dân đã ra đời và phát triển dồi dào
trong thế đối lập đó.
Tuy nhiên, ngay trong sự phản ánh hiện thực cuộc khởi nghĩa nông
dân thì truyền thuyết lịch sử vẫn phần nào sử dụng hư cấu. Yếu tố hư cấu
thường xuất hiện ở những đặc điểm khác thường, nhằm tập trung lý giải tài
năng hay phẩm chất của người anh hùng.
2.1. Những truyện kể về Hoàng Công Chất
23
Nh chóng ta đã biết, truyền thuyết là những câu chuyện dân gian kể về
nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Nó vừa hiện thực, vừa hoang đường, vừa
có cái đáng tin lại vừa có cái đáng ngờ. Song dù sao mỗi truyền thuyết, đặc
biệt là tiểu loại truyền thuyết lịch sử bao giê cũng có “cái lõi sự thực lịch
sử”. Trên nền lịch sử Êy, truyền thuyết luôn luôn gắn bó và phản ánh lịch
sử theo cách riêng của nhân dân.
Còng nh mét số nhân vật anh hùng khác, cuộc đời và sự nghiệp của
Hoàng Công Chất cũng được chính sử ghi lại một cách khá rõ nét. Từ lịch
sử, Hoàng Công Chất đã đi vào truyền thuyết dân gian trong niềm ngưỡng
mộ chân thành của nhân dân. Hình ảnh một vị tướng quân đánh Đông, dẹp
Bắc đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân đã hiện lên trong tâm trí họ
thật lung linh, rực rỡ qua những truyền thuyết. Có thể nói, truyền thuyết đã
bổ sung vào chính sử làm trọn vẹn hơn chân dung và tầm vóc của Hoàng
Công Chất. Vùng đất Mường Thanh tương truyền là nơi Hoàng Công Chất

được trời phái xuống giúp dân giết giặc và cũng chính nơi đây đã tồn tại
một hệ thống truyền thuyết về ông từ lúc xuất thân cho đến khi ông “hoá”.
Đó là các truyền thuyết về sự xuất thân khác thường, hành trạng phi thường
của nhân vật: “do trời phái xuống”, “do ông ăn được quả nâu chín”. Theo
quan niệm của đồng bào Thái thì quả nâu không bao giê có quả chín, người
nào diễm phóc thấy được quả nâu chín thì phải ăn ngay, nuốt ngay, nếu
không quả nâu sẽ xanh lại. Người nào ăn được quả nâu chín sẽ có sức khoẻ
phi thường. (Sưu tầm lời kể của bà Lường Thị Đại - Hội văn học nghệ thuật
tỉnh Điện Biên). Nhờ có sức khoẻ mà Hoàng Công Chất đã cùng sáu người
bạn của mình đánh tan lũ giặc Phẻ và sau đó tìm được đất xây thành đóng
đô, từ vị trí đó Hoàng Công Chất đã lập nên nhiều kỳ tích mới.
Việc tìm đất xây thành của Hoàng Công Chất chắc hẳn cũng có nhiều
truyền thuyết, song tiếc rằng thời gian đã không còn giữ lại được những
truyền thuyết đó. Chỉ biết rằng, qua lời của những già làng kể lại, Hoàng Công
Chất có tài phán xét mọi việc, tinh thông mưu lược, đồng thời được sự ủng
24
hộ của các nhân vật thần bí nên mới tìm được địa điểm lý tưởng để xây
thành.
Về những năm cuối đời của Hoàng Công Chất, sử sách đã viết rất cụ
thể, nhưng bên cạnh đó truyền thuyết vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của mình.
Với trí tưởng tượng nên thơ, nhân dân đã sáng tạo thêm bao truyền thuyết
về sự ra đi của Hoàng Công Chất. Họ không chấp nhận sự ra đi nh trong sử
sách đã ghi chép. Họ cho rằng, người anh hùng có nguồn gốc thần bí thì sự
ra đi cũng thần bí. Tương truyền: Hoàng Công Chất vẫn tiếp tục chống lại
triều đình Lê - Trịnh, nhưng vì lực lượng yếu nên phong trào thất bại.
Không chịu đầu hàng và rơi vào tay của triều đình phong kiến thối nát,
Hoàng Công Chất mở tiệc khao quân. Sau khi ăn uống no say, ông cùng
các tướng lĩnh nhảy vào kho thuốc súng châm lửa tự thiêu. Tác giả dân
gian cho rằng: Hoàng Công Chất ra đi là vào cõi bất tử và chính những yếu
tố mang màu sắc huyền thoại Êy đã tô điểm cho nhân vật có một tầm vóc

kỳ vĩ, lớn lao. Đồng thời càng khẳng định lòng yêu mến thầm kín của đồng
bào Tây Bắc đối với nhân vật người anh hùng.
Truyền thuyết là sự nhào nặn lịch sử bằng cách hình tượng hoá và kỳ
ảo hoá các nhân vật lịch sử theo quan điểm nhân dân. Cảm quan lịch sử đã
chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền thuyết. Các nhân vật dù có
là hư cấu hay là đích thực lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác nói
chung là có một lý lịch rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại. Truyền
thuyết được sáng tạo theo suốt chiều dài lịch sử dân téc. Vì vậy ở mỗi giai
đoạn lịch sử khác nhau, các nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi phối
khác nhau của quan niệm thẩm mĩ của nhân dân.
Chóng ta đã từng quen thuộc với các nhân vật anh hùng nông dân nổi
tiếng trong văn học dân gian Việt Nam như chàng Lía, Quận He, Hầu
Tạo , những hình ảnh tiêu biểu cho phong trào nông dân khởi nghĩa ở
vùng đồng bằng thế kỷ XVIII. Gần đây chúng ta còn được biết đến những
25

×