Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.07 KB, 2 trang )
Thuật ngữ Marketing dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “tiếp thị” hay “tiếp cận
thị trường”. Tuy nhiên, thuật ngữ bằng tiếng Việt không thể hiện đầy đủ ý nghĩa
nên việc sử dụng nguyên từ gốc “marketing” trở nên tương đối phổ biến. Theo
nghĩa ban đầu, vào những năm 1920, marketing nhấn mạnh vào khái niệm mua-
bán. Một nhà sản xuất khi làm ra sản phẩm, tất nhiên họ muốn bán được chúng.
Vai trò của marketing là tính toán như thế nào để bán được sản phẩm đó và nó còn
được xem như một công cụ đại diện cho tiếng nói của khách hàng.
Song cùng với thời gian, người ta đã bổ sung và hoàn thiện khái niệm
marketing lên một bước cao hơn.Marketing hiện nay cũng là việc tìm hiểu nhu cầu
khách hàng, thiết kế và tạo ra sản phẩm như thế nào để thoả mãn nhu cầu đó và
đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Thay vì chỉ chú trọng đến việc sản xuất, công
ty phải quan tâm đến yêu cầu của khách hàng và công việc này thì khó hơn vì nó
liên quan đến tâm lý của con người. Do đó, những đòi hỏi của thị trường là khía
cạnh quan trọng của marketing hiện đại và nó phải được xem xét trước quá trình
sản xuất. Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển
thông tin khách hàng thành các sản phẩm/dich vụ mới và sau đó định vị những sản
phẩm này trên thị trường. Các sản phẩm/dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty
trước sự thay đổi sở thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh.
Vì nhu cầu của khách hàng thay đổi, nên các công ty phải đổi mới để làm hài lòng
và đáp ứng sự thay đổi đó. Nhiệm vụ của marketing là xác định nhu cầu của khách
hàng, nên marketing phải đóng vai trò thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới thì trên
thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài
nước. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là những công ty, tập
đoàn nước ngoài đã có hàng chục năm kinh nghiệm với nền kinh tế thị trường,
nguồn vốn dồi dào, dàn nhân sự được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Để có thể cạnh tranh, không bị mất thị phần trên chính nước mình, các doanh
nghiệp Việt Nam cũng cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp với
yêu cầu của thị trường mới, và Marketing là một trong những kỹ năng quan trọng
nhất.
LỜI MỞ ĐẦU