Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

một số kinh nghiệm dạy và hệ thống bài tập phần tập làm văn nghị luận lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 33 trang )

Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Chương trình Ngữ văn THCS từ năm học 2001 – 2002 được thực hiện theo
Quyết định 03/2002 – BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Một trong những nguyên tắc nổi bật nhất trong chương trình Ngữ văn đổi mới kì
này là việc học tuõn theo nguyên tắc tích hợp và tích cực. Với nguyên tắc này, việc biên
soạn sách giáo khoa Ngữ văn đã có những đổi mới đáng kể. Đó là 3 phõn môn Văn,
Tiếng việt, Tập làm văn được học song song, đồng bộ, cùng chung một cuốn sách, chung
một bài học. Mỗi bài học đều gồm 3 phõn môn.
Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy phõn môn Tập làm văn trước đõy cũng như hiện
nay chưa được giáo viên và học sinh thực sự coi trọng như 2 phõn môn Văn và Tiếng
Việt.
Xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhõn. Có nguyên nhõn chủ quan của giáo
viên. Trên thực tế, không ít giáo viên kiến thức tập làm văn nhất là tập làm văn nghị luận
cũn rất hạn chế, lúng túng. Cũng có giáo viên nhận thức chưa thật đồng đều giữa việc
dạy 3 phõn môn, thường chỉ nghiên cứu sõu về các giờ giảng văn bản, cung cấp kiến
thức Tiếng Việt. Có nguyên nhõn khách quan. Ví như tõm lý học sinh chỉ thích nghe
giảng văn, làm bài tập Tiếng Việt mà không thích học văn, làm bài tập làm văn…
Trên thực tế chúng ta lại thấy : kết quả của một học sinh đối với môn Ngữ văn lại
được đánh giá bằng điểm bài viết tập làm văn thường kì. Trong 5 bài kiểm tra lấy điểm
hệ số 2 có tới 3 bài viết tập làm văn 2 tiết hoặc ở lớp 7 có 4 bài thì cũng có 2 bài viết tập
làm văn 2 tiết. Hay khi thi học kì hoặc thi THPT phần viết tập làm văn cũng chiếm từ
40% - 50% số lượng bài viết bởi kết cấu đề thi vần thường gặp : 20% trắc nghiệm, 80%
tự luận : trong đó : 30% cõu hỏi ngắn, viết đoạn, 50% bài tập làm văn. Chính vì thế,
nhiều em học sinh nghe giảng văn chăm chú, say mê học văn nhưng bài viết Tập làm
văn điểm lại không cao.
1
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
2. Trong chương trình Tập làm văn THCS, học sinh được học 6 kiểu bài Tập làm
văn:


- Văn Tự sự
- Văn Miêu tả
- Văn Biểu cảm
- Văn Hành chính
- Văn Nghị luận
- Văn Thuyết minh
Sỏu kiểu làm văn này được học ở 2 vòng. Vòng 1 : lớp 6 & 7; vũng 2 : lớp 8 & 9.
(Riêng kiểu bài Thuyết minh được học ở vòng 2 lớp 8 & 9).
Việc bố trí phõn phối chương trình Tập làm văn Nghị luận được đưa vào ngay lớp 7
là một thay đổi lớn của chương trình Tập làm văn so với trước đõy (trước đõy văn Nghị
luận được học ở lớp 8 & 9). Cho nên, kiểu bài này, lần đầu, được đưa vào chương trình
Ngữ văn lớp 7, sau đó được nõng cao hơn ở tất cả các lớp 8 & 9 THCS và lớp 10,11, 12
THPT. Như vậy, so với các thể loại khác cùng học (Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Hành
chính, Thuyết minh) thì đõy là kiểu bài làm văn được học ở nhiều khối lớp nhất, nó được
học đi, học lại theo đúng nguyên tắc tích hợp hàng dọc, tích hợp đồng õm, kiến thức dần
được nõng cao và củng cố ở các lớp sau :
Lớp Nội dung học
7
Tìm hiểu chung về văn Nghị luận
Đặc điểm chung của văn Nghị luận
Phương pháp làm bài văn Nghị luận
Tìm hiểu chung về Nghị luận chứng minh
Tìm hiểu chung về Nghị luận giải thích
8
Trình bày luận điểm
Yếu tố biểu cảm trong văn Nghị luận
Yếu tố miêu tả, tự sự trong văn Nghị luận
9
Phép phân tích, tổng hợp
Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống

Nghị luận về tư tưởng, đạo lý
Nghị luận về tác phẩm truyện
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
10
Lập dàn ý bài nghị luận
Lập luận trong văn nghị luận
Các thao tác nghị luận
Viết đoạn văn nghị luận
2
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
11 Nghị luận xã hội
Phân tích đề, lập dàn ý
Thao tác lập luận phân tích
Nghị luận văn học
Thao tác lập luận so sánh
Thao tác lập luận bác bỏ
Thao tác lập luận bình luận
Tóm tắt văn bản nghị luận
Thực hiện chương trình SGK đổi mới THCS cho đến nay đã bước sang năm thứ 10.
Nhưng qua thực tế giảng dạy tại các trường phổ thông THCS dư luận của giáo viên, học
sinh khi tiếp nhận chương trình này đều thấy khó thực hiện, học sinh lớp 7 khó tiếp thu,
vận dụng kĩ năng làm bài kiểu bài Nghị luận này. Vì thế, ai cũng đồn rằng học lớp 7 khó
lắm, giáo viên thì ngại dạy lớp 7. Tôi đã từng tiếp xúc với phụ huynh là giáo viên tiểu
học, cô có tõm sự : Con mình năm nay học lớp 7, mình không có điều kiện nhiều để dạy
con cũng như đi sõu nhưng thấy bảo Ngữ văn lớp 7 khó lắm à ? Nghe nói vậy, tôi cũng
không biết trả lời như thế nào cho thoả đáng, nhưng với kinh nghiệm 4 năm đã dạy lớp 7
liên tục tôi khẳng định rằng bất kì kiến thức nào cũng là khó, có điều người dạy làm như
thế nào cho học sinh hiểu được cái cốt của nó, làm cho học sinh thích học nó thì sẽ trở
nên dễ dàng.
Cũng mới ra trường được 5 năm, nhưng qua 4 năm được trực tiếp giảng dạy với

các đối tượng học sinh lớp 7, tôi cũng luôn tỡm cách trả lời cõu hỏi làm thế nào để dạy
tốt phần Tập làm văn Nghị luận lớp 7. Ngay từ năm đầu được phõn công lớp 7 tôi đã chú
trọng phần văn Nghị luận này, cộng với được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ
nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này.
Xuất phát từ lý luận cũng như thực tế trên đõy, tôi xin trình bày đề tài : “Một số
kinh nghiệm dạy và hệ thống bài tập phần Tập làm văn Nghị luận lớp 7”.
3
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
II. Mục đích của đề tài :
1. Một số vấn đề về tập làm văn Nghị luận :
- Giúp giáo viên và học sinh có kiến thức khái quát về Nghị luận.
- Hiểu rừ về những vấn đề chủ yếu của văn Nghị luận như luận điểm, luận cứ, lập
luận.
2. Hệ thống bài tập Tập làm văn Nghị luận nhằm để :
- Học sinh nắm chắc về văn Nghị luận, phân biệt với các kiểu văn khác trong
chương trình Ngữ văn.
- Học sinh tự nhận biết về văn Nghị luận qua các văn bản đã học.
- Học sinh biết sử dụng Nghị luận vào trong đời sống, bài viết, các tác phẩm thơ
văn sẽ phải làm.
III. Giới hạn của đề tài :
1. Đề tài sẽ trình bày những hiểu biết về văn Nghị luận qua quá trình tỡm tòi tham
khảo và hệ thống bài tập mà chúng tôi đã sử dụng. Do dung lượng của một sang kiến
kinh nghiệm, chúng tôi chỉ trình bày cụ thể một số dạng trong hệ thống.
2. Đối tượng chính của đề tài là học sinh lớp 7.
IV. Nội dung và cách trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm :
1. Nêu những kiến thức cơ bản về văn Nghị luận có đưa ví dụ và phõn tích minh
hoạ (qua thực tế giảng dạy).
2. Trình bày một số dạng bài mà chúng tôi đã sử dụng hiệu quả. Sau mỗi bài tập,
chúng tôi có trình bày định hướng, cách giải quyết.
3. Ứng dụng : Dạy trong giảng bài, giao bài tập về nhà, bài tập bổ trợ, nõng cao.

4
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những kiến thức và kinh nghiệm dạy văn Nghị luận :
1. Khái niệm văn Nghị luận :
“Nghị” theo cách giải thích nghĩa của yếu tố Hán Việt (sách Ngữ văn lớp 7), là
“việc” như nghị sự, hội nghị (Hội họp để bàn việc)
“Luận” : Từ điển thuật ngữ văn học giải thích như sau :
Là thể văn điển hình của văn chương cổ nhằm trình bày tư tưởng và học thuyết
chính trị, triết học, văn nghệ, lịch sử, đạo đức… Đặc điểm của luận là thuyết minh lý lẽ,
đạo lý, phõn tích đúng sai, biện bác ý kiến người khác. Ngôn ngữ của luận phải chặt chẽ,
khúc triết, có căn cứ, lý lẽ, có ví dụ thực tế để chứng minh.
Chức năng của luận là vũ trang cho người đọc một quan điểm, tư tưởng, lập
trường quan điểm, có cơ sở lý luận trong đời sống sinh hoạt và học thuật. Chẳng hạn
Thiên luận (Bàn về trời) của Tuõn Tử, Luận hành (Cán cõn lập luận) của Vương Sung,
Phong kiến luận (Bàn về Phong kiến) của Liễu Tông Nguyên, Thần diệt luận (Bàn về sự
chết của thần) của Phạm Chấn, Quá Tần Luận (Bàn về việc trách cứ nhà Tần) của Giả
Nghị… đều là những bài luận nổi tiếng của Trung Quốc.
Ở nước ta có thể kể đến : Thiên hạ phân hợp đại thế luận của Nguyễn Trường Tộ,
Luận bàn chánh học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế, Luận bàn về phép học của La Sơn
phu tử Nguyễn Thiếp (tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn 8 phổ thông
THCS) hay Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Trong văn học cận đại, hiện đại, do ý thức chính trị xã hội phát triển, báo chí ấn
loát trở thành phương tiện phổ thông, luận chuyển thành xã luận, bình luận, tiểu luận
nghiên cứu, phê bình văn học…
Có thể chia văn bản nghị luận làm 3 loại chủ yếu :
- Văn bản nghị luận tổng quát những vấn đề trọng đại : cương lĩnh, tuyên ngôn, lời
kêu gọi, hiệu triệu…
- Văn bản nghị luận báo chí : xã luận, bình luận… trên các phương tiện thông tin
đại chúng.

5
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
- Văn bản nghị luận hội nghị : Báo cáo chớnh trị, báo cáo tham luận những vấn đề
chớnh trị, xã hội, lịch sử, văn hoá, tư tưởng…
Trong nhà trường, luận vốn là một kiểu bài làm văn, ngày nay gọi là văn nghị
luận. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 có viết :
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe
một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có
lý lẽ dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận xác lập
phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản : nếu tự sự là kể lại việc; miêu tả là tái
hiện sự vật, hiện tượng; biểu cảm là bộc lộ cảm xúc; thì nghị luận là bày tỏ quan điểm
của mình trước một vấn đề nào đó.
2. Đặc điểm của văn bản nghị luận :
Văn nghị luận có đặc điểm quan trọng đó là phải có luận điểm, luận điểm được
xác lập qua những luận cứ; luận cứ phải được sắp xếp khoa học, lô gớc (nghĩa là phải có
phép lập luận). Vì vậy, nói đến văn nghị luận là nói tới luận điểm, luận cứ, lập luận.
a. Luận điểm :
Ở bài văn nghị luận, tư tưởng, quan điểm chiếm vị trí quan trọng. Trong cả bài văn,
mọi ý kiến, mọi chi tiết đều phải hướng vào đó để khẳng định, chứng minh, bàn bạc, bàn
luận… Nói cách khác, chính tư tưởng quan điểm cần xác lập sẽ tạo ra cơ sở cho sự liên
kết mọi ý trong bài thành một thể thống nhất. Có thể luận điểm được túm tắt ở mấy nội
dung sau :
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm trước một vấn đề nào đó.
- Luận điểm là linh hồn của văn bản nghị luận, thường được thể hiện ở những cõu
khẳng định hoặc phủ định.
- Luận điểm phải rừ ràng, phù hợp với cuộc sống. Ở bài này học sinh phải tỡm hiều
các yếu tố nội dung của văn bản nghị luận, do đó cần cho học sinh hiểu luận điểm,
luận cứ, lập luận.
Ở trình độ lớp 7, sách giáo khoa không yêu cầu học sinh đi sõu vào định nghĩa, mà

yêu cầu nhận biết, gọi tên đúng, sử dụng đúng các nội dung trên.
6
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
Luận điểm nói chung là ý kiến về một vấn đề nào đó. Đõy không phải là định nghĩa
mà chỉ là chuyển đổi cách nói cho dễ tiếp nhận mà thôi. Từ điển Tiếng Việt giải thích
rằng: Ý kiến là “cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự
việc, về một vấn đề nào đó”. Như vậy, nếu ai đó nói : “Cơm ngon”, “nước mát” là một ý
kiến, nhưng không thể coi là luận điểm. Luận điểm là ý kiến về một vấn đề nhưng phải
thể hiện quan điểm, tư tưởng.
Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận. Để cho dễ hiểu, sách
giáo khoa gọi luận điểm là “ý kiến”. Song trong thực tế nhiều ý kiến không có luận
điểm, bởi vì thực chất của luận điểm là tư tưởng, quan điểm. Giáo viên nên biết điều này
để có cách sử dụng định nghĩa một cách thích hợp. Có luận điểm chớnh (lớn), tổng quát,
bao trùm toàn bài. Có luận điểm phụ (nhỏ), là bộ phận của luận điểm chính. Nói Tiếng
Việt giàu đẹp – Đó là luận điểm chính, tổng quát. Từ luận điểm chớnh ấy có thể chia ra
các luận điểm phụ như : Tiếng Việt giàu thanh điệu; Tiếng Việt uyển chuyển, tinh tế;
Tiếng Việt hóm hỉnh… Cách phõn chia cấp độ luận điểm hiện chưa có cách gọi thống
nhất. Gọi là chính - phụ hay lớn - nhỏ đều được. Có luận điểm “nhỏ” nhưng không
“phụ”. Có luận điểm “chính” nhưng không “lớn”. Ở đõy sử dụng theo ý nghĩa tương đối.
Luận điểm có hình thức phán đoán : Đó là cõu khẳng định tính chất, thuộc tớnh, như :
Tiếng Việt giàu đẹp; Bác Hồ sống mói trong sự nghiệp của nhõn dõn ta,… Luận điểm
phải rừ ràng, nổi bật mới gõy được chú ý.
b. Luận cứ :
Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
Lý lẽ là những đạo lý, lẽ phải đã được mọi người thừa nhận. Lý lẽ xác đáng là lý
lẽ nêu ra được nhiều người chấp thuận đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng
chứng để xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng phải xác thực, đáng tin cậy, không thể bác
bỏ. Lý lẽ và dẫn chứng đáng tin cậy làm cho luận cứ vững chắc.
c. Lập luận :
Là cách nêu luận điểm và vận dụng lý lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi

bật và có sức thuyết phục. Luận điểm được xem như kết luận của lập luận. Lập luận bao
gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, phõn tích, so sánh, tổng hợp, sao cho luận điểm
đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận thể hiện trong cách viết đoạn văn và trong
việc tổ chức bài văn. Mở bài cũng có lập luận. Thõn bài và kết bài đều có lập luận.
7
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
Trong luận cứ cũng có lập luận. Có thể nói, lập luận có ở khắp bài văn nghị luận. Có lập
luận mới đưa ra được luận điểm như là kết luận của nó.
Khái niệm lập luận ở đõy dùng thay cho thuật ngữ “luận chứng” thường được
dùng trong một số sách trước đõy. Lập luận có nghĩa là xõy dựng luận điểm làm cho
luận điểm đứng được. Người Trung Quốc dùng “Lập luận” để đối lập với “Bác luận” tức
là bác bỏ lập luận của người khác. Nhưng xét ra “Bác luận” cũng chỉ là một các lập luận
mà thôi : Lập luận để bác bỏ.
Để xõy dựng lập luận trong văn bản nghị luận, cần xác định được luận điểm
chớnh xác, minh bạch; tỡm các luận cứ thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập
luận hợp lý (quy nạp, diễn dịch, nêu vấn đề…).
Nói tóm lại : Văn bản nghị luận được tạo lập nhằm giải quyết một vấn đề nào đó
được đặt ra trong cuộc sống. Người viết sẽ trình bày các tư tưởng, quan điểm của mình
về vấn đề đặt ra nhằm thuyết phục người đọc tán thành và làm theo.
Nghệ thuật cơ bản của văn nghị luận là lập luận. Đó là cách trình bày sắp xếp các
luận cứ dẫn đến luận điểm, sắp xếp các luận điểm để bênh vực hay phê phán vấn đề đặt
ra.
Văn bản nghị luận phải dùng từ, đặt cõu chính xác, trong sáng.
3. Kinh nghiệm giảng dạy Tập làm văn nghị luận lớp 7 THCS :
Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã
hội của con người, có vai trò rốn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư
tưởng sõu sắc trước đời sống. Tác phẩm của các nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà triết học,
nhà chớnh trị đều viết dưới hình thức nghị luận. Có thể nói, không có văn nghị luận thì
khó mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sõu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị
luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong đời sống xã hội.

Văn nghị luận thực chất là văn bản thuyết lý, văn bản nói lý lẽ nhằm phát biểu các
nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra. Do đó muốn
làm văn nghị luận tốt, người ta phải có khái niệm, có quan điểm, có chủ kiến rừ ràng,
biết sử dụng khái niệm, biết tư duy lô gớc, đồng thời biết võnh dụng các thao tác phõn
tích tổng hợp quy nạp, diễn dịch, so sánh, suy nghĩ… Nói chung là biết tư duy trừu
tượng. Đõy là loại hình văn bản tương đối khó đối với học sinh nói chung, nhất là đối
8
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
với học sinh THCS. Những người quen tư duy cụ thể, cảm tớnh, ít năng lực suy luận sẽ
cảm thấy khó. Nhưng chớnh vì vậy mà văn nghị luận sẽ rốn luyện cho học sinh năng lực
tư duy, kĩ năng nghị luận và tinh thần tự chủ trước cuộc sống.
Chương trình tập làm văn nghị luận THCS chia làm hai cấp độ. Ở lớp 7 thuộc cấp
độ một, giới thiệu các thao tác chung nhất. Cần cho các em biết văn nghị luận phải có
luận điểm, có lý lẽ, dẫn chứng, có phương pháp lập luận để nối kết các luận điểm nhỏ
cùng luận cứ nhằm giải quyết một vấn đề nào đó và đề ra luận điểm lớn. Phương pháp
dạy ở đõy không vội nhồi nhét định nghĩa, khái niệm mà nêu ra các ví dụ để học sinh tự
cảm thấy trước, rồi gợi dẫn để học sinh thấm dần.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học hai kiểu bài : Kĩ năng chung về văn nghị
luận (học sinh được học 3 tiết : Giới thiệu chung về văn nghị luận; Đặc điểm của văn
nghị luận; Phương pháp làm bài văn nghị luận) và Nghị luận chứng minh, giải thích. Đối
với các bài cung cấp kĩ năng chung, cần chú ý những điểm sau :
a. Nắm chắc các kiến thức, khái niệm :
Đõy không phải là yêu cầu riêng của văn nghị luận đối với người giáo viên. Có
hiểu chắc kiến thức, khái niệm người giáo viên mới có được tư duy mạch lạc để hướng
dẫn các em từng bước tỡm hiểu kiến thức. Đối với một khái niệm khó, trừ tượng như
văn nghị luận, điều này càng đòi hỏi cao hơn.
Ví dụ như cung cấp khái niệm Luận điểm cho học sinh thông qua văn bản Chống thất
học của Hồ Chủ tịch, sách giáo khoa đưa ra nội dung : Luận điểm là ý kiến thể hiện tư
tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận. Để giúp học sinh hiểu được tư tưởng, quan
điểm của bài văn là gì ? Giáo viên cần bóc tách được những kiến thức sau cho học sinh :

- Vấn đề nêu ra trong văn bản Chống thất học là gì ? (Là chống thất học).
- Tư tưởng, quan điểm của người viết về vấn đề đó như thế nào ? (Cần phải thống
nhất học, phải chống thất học ngay, xoá nạn mù chữ, giết giặc dốt ngay, có như
vậy mới giữ được nền độc lập của đất nước).
- Tư tưởng, quan điểm đó được thể hiện rừ nhất ở những cõu nào ? Đó là kiểu cõu
gì ? (Cõu “Nhiệm vụ cấp bách lúc này là phải chống thất học…” “Mọi người dõn
đều phải biết chữ”…; Đó là kiểu cõu khẳng định, nó thể hiện trực tiếp tư tưởng,
quan điểm của người viết).
- Cũn những cõu khác, đoạn văn khác có thể hiện tư tưởng, quan điểm đó không ?
(Có, gián tiếp thể hiện tư tưởng, quan điểm, ví dụ cõu : Thực dõn Pháp dùng chính
9
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
sách ngu dõn, vì vậy chín mươi phần trăm dõn ta mù chữ nên chúng dễ bề cai
trị…).
- Từ đó em rút ra luận điểm là gì ? Vai trò của luận điểm trong bài nghị luận ? (Là
tư tưởng, quan điểm của người viết thể hiện qua bài văn, là linh hồn của bài văn
nghị luận, nó xuyên suốt toàn bộ văn bản).
b. Hệ thống câu hỏi :
Do nội dung kiến thức của văn nghị luận cũn khó đối với học sinh lớp 7, người giáo
viên phải xõy dựng một hệ thống cõu hỏi mạch lạc, dễ hiểu để dẫn dắt học sinh tỡm hiểu
khái niệm. Khi dạy bài đặc điểm của văn nghị luận (tỡm hiểu theo văn bản Chống thất
học của Hồ Chủ tịch), tôi đã soạn hệ thống cõu hỏi như sau :
 Phần luận điểm :
- Xác định vấn đề đặt ra là gì ?
- Đối với vấn đề đó, người viết có quan điểm ra sao ?
 Đồng ý hay không đồng ý ?
 Tán thành hay phản đối, bác bỏ ?
 Nên hay không nên ?
 Cần thiết hay không cần thiết ?
- Những cõu văn nào thể hiện rừ nhất quan điểm đó ? Đó là kiểu cõu gì ?

- Những cõu văn khác, đoạn văn khác có thể hiện quan điểm, tư tưởng đó
không ? Hóy lập luận để chứng tỏ những cõu văn khác đều gián tiếp thể hiện
quan điểm của người viết ?
- Vậy luận điểm là gì ? Vai trò của luận điểm trong bài nghị luận ?
 Phần luận cứ :
- Giải thích theo nghĩa của các yếu tố Hán Việt thì luận cứ là gì ? (những căn
cứ để trình bày luận điểm)
- Căn cứ là những lý lẽ, dẫn chứng, em hiểu lý lẽ, dẫn chứng là gì ? (Lý lẽ là
đạo lý, lẽ phải, nói ra ai cũng công nhận, dẫn chứng là đưa ra những chứng
cớ, chứng cớ có thể là những ví dụ, con số, thực tế…)
- Vì vậy luận cứ trong văn nghị luận phải đạt được yêu cầu gì ? (thuyết phục).
 Phần lập luận :
- Theo SGK, lập luận là cách sắp xếp các luận cứ sao cho thể hiện luận điểm rõ
ràng nhất. Phân tích cách lập luận trong văn bản Chống thất học để làm rõ
khái niệm trên ?
10
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
- Vì sao phải chống thất học ? Để khẳng định cần chống thất học, Bác đưa ra
những luận cứ nào ? (Dẫn chứng : 90% dõn ta mù chữ; Lý lẽ : muốn giữ
được độc lập, mọi người phải biết chữ).
- Chống thất học bằng cách nào ? (Dạy cho nhau, quyên góp, mở lớp…)
- Những ai tham gia chống thất học ? (Người giàu, kẻ nghèo, thanh niên, phụ
nữ…). Tại sao mỗi đối tượng Bác lại viết trong một đoạn văn ngắn (thậm chí
chỉ là một cõu) mà không gộp thành một đoạn ? (Nhấn mạnh và khuyến
khích động viên từng đối tượng, nhất là phụ nữ…).
- Lập luận trong văn nghị luận phải đạt yêu cầu như thế nào ? (Chặt chẽ, khoa
học).
c. Tích hợp :
Trong khi dạy có thể đan xen những cõu hỏi liên quan tới những văn bản đã học.
Từ đó, giúp học sinh hiểu them về các văn bản nghị luận trong sách giáo khoa.

II. Yêu cầu của hệ thống bài tập :
Trờn cơ sở của những kiến thức trọng tõm của văn nghị luận giáo viên thiết kế hệ
thống bài tập luyện.
Hệ thống bài tập phải đáp ứng yêu cầu cụ thể : các bài tập phải đi từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp; có bài tập học sinh chỉ cần nắm được khái niệm, có bài tập
phải sáng tạo, có bài tập học sinh phải vận dụng nhiều kĩ năng khác nhau đã học trong
các kiểu văn trước.
Theo chúng tôi, phần văn nghị luận có các dạng bài tập sau :
- Nhận diện văn bản nghị luận.
- Bài tập phõn biệt.
- Bài tập áp dụng.
- Bài tập sáng tạo.
11
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
III. Các bài tập cụ thể :
1. Bài tập 1 : Bài tập trắc nghiệm :
Hệ thống bài tập trắc nghiệm được triển khai dưới nhiều dạng :
- Khoanh tròn một đáp án đúng.
- Đánh dấu X ở cuối cõu.
Bài tập1 : Để củng cố về văn nghị luận, nhận biết về văn nghị luận, chúng tôi giao cho
các em làm nhanh bài tập trắc nghiệm khoanh tròn một đáp án đúng.
Câu 1: Những yếu tố nào không phải là cơ bản trong văn nghị luận ?
A- Luận điểm B- Hình ảnh C- Lập luận D- Luận cứ
Câu 2: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì ?
A- Dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm.
B- Lý lẽ làm sáng tỏ luận điểm.
C- Cả A và B
Câu 3: Một bài văn nghị luận có bao nhiêu luận điểm ?
A- Một luận điểm
B- Một hoặc hai luận điểm

C- Một hoặc nhiều luận điểm
Câu 4: Trong những vấn đề văn sau, đề nào không phải đề văn nghị luận ?
A- Kể một cõu chuyện về tình bạn.
B- Hóy làm rừ nhận xét : Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình.
C- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm ứng xử.
D- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
* Đáp án : 1B; 2C; 3C; 4A
12
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
2. Bài tập 2 : Bài tập ôn kiến thức :
Bài tập 2.1 : Bài tập ôn bằng cách điền kiến thức cơ bản :
Cho bảng bài tập sau, hóy điền những nội dung theo yêu cầu của từng ô :
Khái niệm Yêu cầu
Luận điểm
Luận cứ
Lập luận
Có thể cho chơi trò chơi trong phần này bằng cách theo nhúm viết ra bảng phụ, hay lên
dán kiến thức sao cho hợp lý………
Bài tập 2.2 : Bài tập ôn, so sánh văn nghị luận với các loại văn khác đã học :
Văn bản
Mục đích biểu đạt Yếu tố quan trọng
Tự sự
Kể về việc và người Nhân vật, sự việc, cốt truyện
Miêu tả Tái hiện sự vật, hiện tượng
Quan sát, liên tưởng, tưởng
tượng
Biểu cảm Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Các phương tiện ngôn từ nghệ
thuật
Nghị luận Xác lập quan điểm, tư tưởng

Sự hiểu biết và kĩ năng phân
tích, thuyết phục
Bài tập này cũng có thể làm như trên.
3. Bài tập 3: Bài tập xác định kiến thức :
Bài tập 3.1: Bài tập xác định kiến thức :
Tỡm luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
(SGK).
13
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
Bài tập 3.2 : Vừa xác định kiến thức vừa tích hợp :
Dựa vào những kiến thức đã học về văn nghị luận, hóy vẽ sơ đồ luận điểm, luận cứ, cách
lập luận trong các văn bản đã học.
Bài tập 3.2A: Gợi dẫn bằng bài tập đơn giản, nhận biết, học cách vẽ sơ đồ qua một đoạn
văn cho sẵn.
VD: Cho đoạn văn sau, hãy vẽ sơ đồ nghị luận :
“ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói như
thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt hưởng, thanh điệu
mà cũng tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng :
tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. Và để
thoã món cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.”( Đặng
Thai Mai)
Hướng dẫn :
Bài tập 3.2B: Dựa vào phần phân tích trên lớp, ví dụ bài tập 3.2A, vẽ sơ đồ các văn bản
đã học.
14
Tiếng Việt có những đặc sắc của
thứ tiếng đẹp, hay
Tiếng Việt đẹp Tiếng Việt hay
Hài
hoà về

mặt âm
hưởng
Hài
hoà về
mặt
thanh
điệu
Tế nhị
uyển
chuyển
trong cách
đăt câu
Đầy đủ
khả năng
diễn đạt
tư tưởng,
tình cảm
Thoả mãn
cho yêu
cầu đời
sống văn
hoá…
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
Bài tập 3.2C: Lấy lại bài tập làm văn về văn nghị luận đã làm, vẽ sơ đồ luận điểm, luận
cứ, lập luận trong bài kiểm tra đó.
4. Bài tập 4 : Cho một số đoạn văn sau, đoạn văn nào là đoạn văn nghị luận đánh dấu x
đằng cuối đoạn và giải thích :
a. Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc
đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ.
Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những

khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị,
người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo những
điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
b. Nhưng ô kìa ! Sao giữa ban ngày nắng to mà trời cứ tối dần thế này, và, không còn
cảnh mùa xuân nữa! Đêm vừa mưa vừa giú. Giú thổi các cành tre vặn mình răng rắc,
đập vào nhau ào ào. Cả đầm sen và cánh đồng đen lại hơn mực trong mưa. Đúng, một
con cò lướt xướt, gầy xương, đang lóp ngóp. Nó đang gánh gạo đưa chồng hay kiếm cỏi
tụm cỏi tộp cho con ? 
c. Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong
những con vật gần gũi với nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông
dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò
đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng. 
d. Mở sỏch tỡm một ngày đại an trong thỏng, ụng tụi gọi mẹ tôi và thím tụi đến, phát
lệnh chuẩn bị tắm. Hai bà chạy ríu cả chõn vỡ mừng rỡ, người nào việc nấy, riờng tụi,
trong khi chờ đợi thì chơi đùa quanh quẩn ngoài sân với mấy đứa em. Gần trưa ụng tụi
tự đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi
cầm gáo từ từ dội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng
đóng vảy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay do
ông lười tắm. Vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rột, ụng ớt đi ra khỏi
nhà, càng ít động đến nước và lửa. 
15
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
Gợi ý :
- Đoạn a là đoạn văn nghị luận vì ở đoạn văn này, tác giả nêu lên ý kiến của mình
về sự gắn bó giữa âm nhạc với con người. Ý chính được làm sáng tỏ là “Âm nhạc gắn bó
với con người từ khi lọt lòng mẹ tới lúc từ biệt cuộc đời”. Để thuyết phục người đọc điều
ấy, nhạc sĩ đã đưa ra dẫn chứng : Cả cuộc đời một con người lúc nào cũng gắn bó với âm
nhạc.
- Đoạn văn b là đoạn văn biểu cảm vì bộc lộ cảm xúc của mình trước hình ảnh con
cò.

- Đoạn văn c là đoạn văn nghị luận vì giảng giải lý do vì sao ca dao có nhiều bài
nói về con cò.
- Đoạn văn d là đoạn văn miêu tả vì sự việc mỗi lần ông tắm (thực ra là tắm cho
ông) được tác giả miêu tả lại, tái hiện lại rất sinh động. Bằng những quan sát thực tế vừa
hóm hỉnh, kết hợp với một tình cảm trõn trọng, một tấm lòng chõn thực, tác giả đã tạo
nên trước mắt ta “một bức tranh dõn gian vừa vui vừa cảm động” như có nhà văn đã
nhận xét.
5. Bài tập 5: Bài tập áp dụng kiến thức để học sinh có thể tỡm luận điểm, luận cứ, lập
luận :
Phõn tích luận điểm, luận cứ, lập luận trong cõu tục ngữ : Một mặt người bằng mười
mặt của.
- Luận điểm : Của (vật chất) cũng quý nhưng người quý hơn của.
- Luận cứ : Của cũng được so với người  của cũng rất quý.
Nhưng trong cuốc sống :
Người làm ra của chứ của không làm ra người,
Người sống đống vàng, Người quý hơn của.
Người chết của hết,
Cũn người cũn của
- Lập luận : Để khẳng định luận điểm Người quý hơn của cõu tục ngữ sử dụng
phép tu từ :
16
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
+ So sánh : một (số ít) và mười (số nhiều); bằng (một người bằng mười của)
+ Nhõn hoá : Của cũng giống như người (mặt của)
Cõu tục ngữ ngắn gọn, cô đọng, xúc tích đã dùng các phép tu từ hiệu quả để
khẳng định chõn lý : Người quý hơn của.
6. Bài tập 6 : Bài tập sáng tạo : để HS viết được đoạn văn nghị luận giải thích hoặc
chứng minh gặp rất nhiều khi thi vào cấp III là giải thích về nhan đề tác phẩm.
Bài tập 6A : Giải thích cụm từ “những trò lố” trong văn bản “Những trò lố hay là Va –
ren và Phan Bội Châu”

Đã có học sinh viết được đoạn văn như sau :
Trong văn bản “Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Chõu”, tác giả đã gọi
những tấn trò mà Va – ren bày ra là “trũ lố”. Vậy ta hiểu “trũ lố” là gì và nó “lố” ở
chỗ nào. Có thể hiểu đơn giản rằng “trũ lố” tức là trò bày ra không hợp với lẽ thường
đến mức đáng chê cười. Còn “những trò lố” trong bài là những trò hề mà Va – ren đã
bày ra khô đối thoại, gặp Phan Bội Châu. Việc hắn đã làm chỉ làm cho hắn bị thất bại
nhục nhã, bị nhận sự khinh bỉ của người tù cách mạng chứ chẳng được kết quả gì. Vậy
Va – ren đã giở trò gì ? Đầu tiên, khi đến gặp Phan Bội Chõu, hắn đã nói “Tôi đem tự
do đến cho ông đõy”. Tự do ư ? Muốn được tự do thì phải thực hiện các điều kiện mà
hắn đưa ra ư ? Mà những điều kiện đó hết sức vô lý như phải trung thành với nước
Pháp, từ bỏ ý nghĩ phục thù và phải kêu gọi nhõn dõn không đứng lên đấu tranh nữa.
Thật nực cười! Hắn đã không nghĩ được rằng : Hắn đõu có tư cách gì để yêu cầu, bắt
buộc Phan Bội Chõu phải làm theo hắn. Hắn chỉ là một kẻ phản bội, gian trá làm sao có
thể sánh với một bậc anh hùng, người mà “hơn hai mươi triệu người đang trong vòng
nô lệ” tôn sùng như Phan Bội Chõu được. Lố bịch! Lố bịch vô cùng! Lố bịch hơn nữa
là khi Va – ren nêu gương những kẻ như hắn, phản bội lại chính nghĩa để chạy theo sự
giàu sang, sung sướng chẳng có nghĩa lý gì để dụ dỗ Phan Bội Chõu. Chỉ đến khi thấy
Phan Bội Chõu vẫn cứ im lặng đến dửng dưng hắn mới sửng sốt. Có lẽ khi đó hắn đã
nhận ra sự lố bịch của mình. Phải chăng những điều trên chưa nói đúng về cụm từ
“những trò lố” trong bài ?
Bài tập 6B : Tương tự hóy giải thích tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên tác phẩm của
mình là “Sống chết mặc bay”.
7. Bài tập 7 : Bài tập tích hợp các kiến thức :
17
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
- Nghị luận trong miêu tả.
- Nghị luận trong thơ trữ tình.
- Nghị luận trong thuyết minh
Riêng đối với nghị luận trong thơ trữ tình và nghị luận trong thuyết mình áp dụng
cho học sinh khá giỏi.

18
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN MIấU TẢ
LÁ RỤNG (Khái Hưng - Ngữ văn 6)
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng
…Có chiếc tượng
mũi tên nhọn, tự cành cây
rơi cắm phập xuống đất
như cho xong chuyện, cho
xong một đời lạnh lựng…
không do dự vẩn vơ.
…Có chiếc gượng ngoi đầu lên,
hay giữ thăng bằng cho chậm tới cỏi
giõy nằm phơi trên mặt đất…
19
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
…Có chiếc như sợ
hãi, ngần ngại, rụt rè, còn
cất mình muốn bay trở
lại cành…
…Có chiếc nhẹ nhàng, khoan
khoái đùa bỡn, múa may với làn
gió thoảng…
20
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
…Có
chiếc
mơn trớn
ngọn cỏ
xanh

mềm
mại…
…Có chiếc như thầm bảo sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại…
21
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
NGHỊ LUẬN TRONG THƠ TRỮ TèNH
Cảm xúc về mùa : Em thớch mựa nào ? Vì sao ?
Ý kiến của em Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm (có luận điểm)
Em thích mùa xuân
vì : mùa xuân tiết
trời ấm áp, có
nhiều loài hoa nở…
Nhà thơ Thanh Hải thích mùa xuân vì :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
… mùa xuân gắn liền với quan niệm, khát vọng sống và
cống hiến…
Em thích mùa đông
vì : mùa đông lạnh,
dễ chịu hơn nóng
bức; vì mùa đông
đêm dài, được ngủ
nhiều…
Một nhà thơ thích mùa đông vì :

Em đừng như mùa xuân
Vội vàng hoa nào cũng nở
Để sớm mai tàn lụi một lần.
Em đừng như mùa hè
Nắng chói chang rồi mưa ào ạt
Cũng đừng như mùa thu
Không của riêng ai
Trời xanh đắm đuối.
22
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
NGHỊ LUẬN THUYẾT MINH
CÂU CHUYỆN VỀ HAI BIỂN HỒ (Ngữ văn 7)
VÙNG TRUNG ĐễNG Cể SễNG JOOCDAN CHẢY QUA TẠO
THÀNH HAI BIỂN HỒ:
BIỂN HỒ GA-LI-Lấ (SEA OF GALILEE) VÀ BIỂN
CHẾT (DEAD SEA)
23
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
CÙNG NGUỒN NƯỚC DÒNG SÔNG JOOCDAN…
BIỂN HỒ GA-LI-Lấ bờ thoải thấp, lưu chảy với nhiều dũng khỏc, nguồn nước được
chia sẻ nên lúc nào cũng trong xanh…
…thu hút rất
nhiều khách du
lịch…
24
Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ
Còn biển Chết không chịu chia sẻ…
…nồng độ muối cao, nước biển mặn, không có sự sống nào ở nơi này…
Mọi vật ở đõy đều nổi…
Nơi này chỉ dành cho các

nhà nghiên cứu khoa học…
… con người cũng vậy đôi
môi có trao nở nụ cười thì
trái tim mới được đón nhận…thật bất hạnh cho những ai chỉ biết giữ cho riêng mình,
họ cũng chỉ như biển Chết mà thôi…
8. Bài tập 8 : Bài tập về nhà :
Học sinh sưu tầm trong sách báo một số bải, đoạn là văn bản nghị luận, vẽ sơ đồ cách
lập luận.
25

×