Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

giá trị của mẫu tính trong thơ hoàng cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.49 KB, 42 trang )

Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Mẫu tính là một khái niệm xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực văn
hoá, văn học, đặc biệt là văn học dân gian. Nhắc đến tính mẫu, chúng ta có
thể hiểu đó là những thuộc tính của phẩm chất mẹ. Điều này sẽ được chúng
tôi lý giải cặn kẽ trong phần giới thuyết khái niệm. Ở đây, chúng tôi muốn
nói đến tầm quan trọng của tính mẫu trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và
sáng tác văn học nói riêng. Bắt đầu từ văn học dân gian đến văn học viết hiện
đại, mẫu tính được xem như là một đặc điểm tồn tại xuyên suốt tuy nó được
thể hiện đậm nhạt khác nhau ở từng tác giả cũng như từng giai đoạn văn học.
Có thể, trong đời sống, khi tồn tại trong dạng những biến thể của mình, tính
mẫu được hiểu theo những khía cạnh hết sức giản đơn; nhưng trong lĩnh vực
khoa học, nó cần phải được cắt nghĩa cho chính xác và có sức thuyết phục.
2. Mẫu tính trong thơ Hoàng Cầm là một giá trị quan trọng nhưng chưa được
khám phá nhiều. Vì thế, báo cáo này đã chọn mẫu tính làm đề tài nghiên cứu.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hoàng Cầm là một tác giả nổi bật trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Do vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như bài viết nói về Hoàng
Cầm và thơ ông. Họ tiếp cận thơ ông ở nhiều phương diện, từ đó đi tới khẳng
định vai trò của ông trong tiến trình thơ ca Việt Nam. Ở đây, chúng tôi chỉ
xin điểm ra một số công trình và bài viết tiêu biểu, có liên quan trực tiếp tới
báo cáo này.
1. TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Hoàng Cầm – người dệt thơ từ
những giấc mơ” đã chú ý nhiều đến yếu tố siêu thực, vô thức, nhục
cảm trong “ Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm.
2. Đỗ Đức Hiểu trong bài “ Thơ mới – cuộc nổi loạn ngôn từ” đã nhấn
mạnh nhạc tính và nhịp điệu trong thơ Hoàng Cầm
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội


1
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
3. Phạm Thị Hoài viết “Đọc Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm” thấy có
nhiều tính nữ
4. Trần Thị Huyền Phương trong luận án thạc sĩ “Sự kết hợp giữa yếu tố
thực và hư trong thơ Hoàng Cầm” cũng nói đến vẻ đẹp siêu thực của
người phụ nữ trong thơ Hoàng Cầm.
5. GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong “ Mấy ý nghĩ nhân đọc Mưa Thuận
Thành” đã cho rằng thơ Hoàng Cầm là “siêu thơ”
6. TS. Đỗ Lai Thúy lại tiếp cận thơ Hoàng Cầm ở khía cạnh tiểu sử và
phân tâm học khi cho rằng “Về Kinh Bắc” như một giấc mơ.
7. TS. Chu Văn Sơn trong bài “ Hoàng Cầm – gã phù du Kinh Bắc” tiếp
cận hệ thống hình tượng trong thơ Hoàng Cầm với bộ ba : cái tôi bị
trúng thương, người tình hờ hững và thế giới Kinh Bắc bị trúng thương.
Các bài viết trên đã giúp ích rất nhiều cho người viết hoàn thành báo
cáo này.
III. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thơ Hoàng Cầm là một thế giới “siêu thơ” không dễ gì nắm bắt.
Người viết không có tham vọng hiểu tất cả thế giới thơ ấy mà chỉ tập
trung đi vào tìm hiểu “Vẻ đẹp mẫu tính trong thơ Hoàng Cầm”. Từ đó,
bước đầu đưa ra những nhận xét về vai trò và giá trị của yếu tố này đối
với thơ Hoàng Cầm.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thống kê, phân loại
2. Phương pháp phân tích tác phẩm
3. Phương pháp so sánh đối chiếu
V. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO
Chương 1: Khái niệm mẫu tính
Chương 2: Biểu hiện của tính mẫu trong thơ Hoàng Cầm

Chương 3: Nguồn gốc của mẫu tính trong thơ Hoàng Cầm
Chương 4: Giá trị của mẫu tính trong thơ Hoàng Cầm
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
2
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM MẪU TÍNH
1. Tính nữ, thiên tính nữ, âm tính :
1.1. Tính nữ:
Tính nữ xuất hiện như là một thuật ngữ trong biểu tượng văn hóa thế
giới.Tuy vậy trong quá trình sử dụng thì nữ tính và tính nữ thường không có
sự phân biệt rạch ròi. Khi nói rằng nữ tính là vẻ đẹp của phụ nữ với tất cả
những biểu hiện phong phú của nó thì xét trên một bình diện nào đó, tính nữ
trùng với nữ tính. Nhưng thực chất tính nữ là một khái niệm phát triển cao
hơn nữ tính. Tác giả Jean Chevalier, Alain Gheerbranta trong “Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới” có nhắc đến tính nữ là sự tượng trưng cho phương
diện vô thức Anima.Trong Thiên chúa giáo, Đức mẹ đồng trinh là biểu tượng
cao cả về tính nữ. Có thể nói, tính nữ đã được kết tinh thành những biểu
tượng mang tính văn hóa đậm nét. Đó là “biểu tượng của sự hoàn hảo vẻ đẹp
và những phẩm chất chu kì của tình yêu nhục dục” (Mật mã D.Vanci)
1.2. Thiên tính nữ:
Có thể hiểu rằng, thiên tính nữ là nữ tính thể hiện ở thế giới nghệ thuật
tác phẩm có thể không phải là của tác giả nữ, là chất nữ tính của hình tượng
nhân vật, hình ảnh, ngôn ngữ, lối tư duy Hoàng Ngọc Hiến trong “tính nữ,
thiên tính nữ- đặc điểm trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp” cho rằng: “thiên
tính nữ lớn hơn nhân loại và cổ xưa hơn nhân loại( ). Trong các nhân vật
nữ có những con người uư tú, có nhiều người đáng gọi là liệt nữ. Nó là hiện
thân của nguyên tắc tư tưởng tạo ra chủ đạo của tác giả, có thể gọi là

nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ”
1.3. Âm tính:
Âm tính là một khái niệm xuất phát từ cặp phạm trù triết học âm –
dương: trong âm có dương, trong dương có âm, mọi vật do âm dương kết hợp
mà thành, âm dương xô đẩy vào nhâu làm mọi vật sinh sôi nảy nở (Kinh
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
3
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Dịch). Riêng về cặp phạm trù âm dương, GS Trần Ngọc Thêm đã chứng
minh tư tưởng âm – dương là sản phẩm của dân Nam Á- Bách Việt cổ đại
(chứ không phải từ Trung Hoa). “Chữ âm - dương bắt nguồn từ Ina- yang
của tiếng Đông Nam Á cổ đại với nghĩa gốc là Mẹ- Cha/ Đất- Trời” [122,
17]. Tính nữ, thiên tính nữ đều thuộc âm tính, đối lập với phụ tính-dương
tính.
2. Mẫu tính:
1.1. Trong từ điển Hán Việt (Thiều Chửu, NXB Thanh Niên, 2004).
Mẫu có nghĩa là Mẹ; “phàm vật gì làm cốt để sinh ra các cái đều gọi là
Mẫu”. Trong tiếng Việt cổ, Mẹ còn được gọi là Mệ,Mạ
Trong triết học, văn hóa học, các đạo Mẫu, Phật, Hán, Nho tồn tại khái
niệm nguyên lý tính Mẫu hoặc nguyên lý Mẹ. Văn hóa tính Mẫu xuất phát từ
nền văn hóa coi trọng người phụ nữ, khác với nền văn hóa phương bắc (phụ
tính – dương tính) “Thế giới tâm linh của người Việt Nam là do nữ giới cai
quản” [12].Từ sự coi trọng phụ nữ, nhân dân ta đã sủng bái sự sinh sôi, nảy
nở không những của con người mà còn của tự nhiên vạn vật tạo nên tín
ngưỡng phồn thực mang đậm chất dân gian.
Trên cơ sở đó, khái niệm nguyên lý Mẹ được GS Trần Quốc Vượng và
sư Thích Nguyên Hiến trong các công trình nghiên cứu của mình như là nền
tảng gốc của văn hóa Việt (Tiếp cận văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm,

NXB VHTT, HN)
Theo TS Trần Văn Đoàn (trong luận án tiến sĩ triết học phương đông,
tháng 6/2006), nguyên lý tính Mẫu gồm bốn yếu tố: sinh. dưỡng, dục. lạc.
Việt Nam có nền văn hóa chú trọng tới vai trò của người Mẹ, vì vậy lối suy
tư Mẫu tính đã trở thành đặc trưng của nền văn hóa Việt.
Tính Mẫu được thể hiện rõ nhất trong Đạo Mẫu. Tại sao lại có tín
ngưỡng thờ Mẫu - thờ Mẹ? Từ thời nguyên thủy, con người bắt đầu có ý
thức sâu sắc về sự sinh sản, sinh sôi nảy nở. “Đó không khác gì ngoài người
Mẹ mang nặng đẻ đau, sinh ra, nuôi dưỡng,che chở cho những đứa con ( ).
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
4
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Bởi vậy những cái gì sinh sôi, nuôi sống che chở bảo vệ con người, chiến
thắng thiên tai và thú dữ ấy đều được coi là Mẹ (Nguyễn Đăng Duy, Các
hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, NXB VHTT, 2001)
Như vậy ta thấy có sự gặp gỡ trong nghiên cứu của các nhà văn hóa
học mà Trần Văn Đoàn đã khái quát thành bốn giá trị của Mẫu tính: sinh,
dưỡng, dục, lạc. Trở lại với Đạo Mẫu, tam tòa Thiên-Địa-Nhân được thể hiện
bởi các Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải
và Mẫu Liễu Hạnh. Trong điện thờ Mẫu có câu đối:
Vô danh thiên địa chi thủy
Hữu danh vạn vật chi Mẫu
(Chưa hình thành trời đất là lúc khởi thủy / hình thành muôn
vật ấy là từ người Mẹ)
để tôn vinh người Mẹ,ví công người Mẹ sinh thành như khởi thủy sinh ra trời
đất.
Như thế, khái niệm Mẫu tính vốn xuất phát từ nền tảng gốc của văn hóa
Việt, mang đậm tính chất Việt. Nó cũng được phản ánh vào trong văn học

như một cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật. Ở đó, để hiểu tác phẩm, người
ta cần phải giải mã được những biểu tượng văn hóa.
2. Trong “ Nghệ thuật sống đẹp”, Lâm Ngữ Đường đã chỉ ra “ tất cả những
người đàn bà vô học hoặc có học thức lành mạnh đều có Mẫu tính.Mẫu tính
này phát sinh từ thủa nhỏ, càng lớn lên càng mạnh. Cụ thể là: bản năng làm
Mẹ-bản năng hy sinh và dĩ nhiên người đàn bà sẽ đau khổ về tâm lý nếu
không sinh con, nuôi con được”.
Điều này được thể hiện hết sức phong phú trong tiểu thuyết “ Mẫu Thượng
Ngàn” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Tác phẩm là một thế giới tràn ngập
Mẫu tính. Tác giả đã nói về tính mẫu trong tác phẩm của mình trong tương quan
so sánh với tính nữ: “ Người Việt cổ mình là thờ người Mẹ, người mang nặng
đẻ đau, ôm ấp, che chở, nuôi nấng và chăm bẵm con mình suốt đời, nó khác
hoàn toàn với tính nữ. Nếu tính nữ đơn thuần chỉ là tính mềm mại, uyển chuyển,
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
5
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
tính nhu thì “ Mẫu Thượng Ngàn” vẫn có tính nữ nhưng đó là tính nữ phát
triển lên trọn vẹn là tính mẫu” (nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói về “Mẫu
Thượng Ngàn” trên vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2006/10/619988)
Bài viết về mẫu tính có vai trò quan trọng hơn cả đối với báo cáo của
chúng tôi là bài viết của TS Chu Văn Sơn trong “Đường tới cỏ lau” (Nguyễn
Minh Châu, tài năng và sáng tạo nghệ thuật, NXB VHTT,2001) “ Nếu cái
Đẹp là sự sống thì mẫu tính là cội nguồn của sự sống này. Đó là nguyên tố
đầu tiên cũng là vẻ đẹp cuối cùng của thế giới chúng ta. Sự trường cửu này
không phải hằng được duy trì bằng mẫu tính đó sao?”
Trong phần sửa chữa bài viết này, thầy đã đi sâu hơn vào khái niệm mẫu
tính trong tương quan so sánh với nữ tính. Cụ thể: “Về phạm vi hiện diện,
mẫu tính có phần rộng hơn nữ tính. Nếu nữ tính chỉ giới hạn ở con người và

ở giới nữ thì mẫu tính là phẩm chất không chỉ bó hẹp trong giới nữ, ở loài
người,mà tiềm ẩn ở nhiều loài khác.(phát triển hơn so với luận điểm “đã nói
đến “mẫu tính” dĩ nhiên đó trước hết phải là phẩm chất của các nữ nhân
vật”). Về nội dung: nữ tính là phẩm chất thuộc giới tính,phái tính,còn mẫu
tính là đặc tính của sự sống, thuộc về cõi sống. Còn trong mối liên hệ qua lại
thì mẫu tính là phần cốt lõi nhất, đặc sắc nhất của nữ tính”
Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng khái niệm mẫu tính của TS Chu
Văn Sơn như là một khái niệm công cụ để tiến hành khảo sát đặc điểm mẫu
tính trong thơ Hoàng Cầm: “ mẫu tính là một bản năng của sự sống ,mà biểu
hiện thường trực của nó là hai tính năng:sản sinh ra sự sống và che chở cho
sự sống. Do vậy, mẫu tính không bị giới hạn bởi tính nữ, không chỉ tồn tại ở
người đã làm mẹ, mà còn là phẩm chất mẹ tiềm ẩn trong nhiều đối tượng
khác.”. “Đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người do
chính chúng tôi mang nặng đẻ đau ra. Đó là tình thương bẩm sinh của nữ
tính - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi, đó là tất cả
cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú của tâm hồn nữ giới”.(Nguyễn
Minh Châu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành).
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
6
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA MẪU TÍNH
TRONG THƠ HOÀNG CẦM
1. Mẫu tính thể hiện trong nội dung tư tưởng;
1.1. Quan niệm của Hoàng Cầm về mẫu tính
Trên cái nhìn lịch đại, văn học Việt Nam trải qua các giai đoạn đều mang
vẻ đẹp mẫu tính với những mầu sắc khác nhau. Từ thời văn học dân gian với
những thần thoại truyền thuyết, cổ tích, sử thi, dường như mẫu tính, mẫu hệ
đã là một nét đặc trưng cơ bản của văn học, văn hóa dân tộc. Nhân dân ta bắt

đầu có ý thức thờ các nữ thần: Nữ Oa, Thần Thủy, Lôi, Pháp, Điện , thờ mẹ
Cây, mẹ Đất, mẹ Trời như là một nghi thức thiêng liêng hướng về cội nguồn
khởi thủy của con người. Đến thời văn học viết, trải qua hàng ngàn năm
phong kiến, mấy chục năm dân chủ, mẫu tính vẫn như một nguồn mạch chảy
trong lòng văn học dân tộc. Các nhà văn đã thể hiện tính mẫu trong tác phẩm
của mình ở những mức độ và các góc độ khác nhau.
Trên cái nhìn đồng đại, tuy không cùng một thế hệ cầm bút với Hoàng
Cầm nhưng những tác giả nổi lên ở những thập niên cuối của thế kỉ XX như:
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Phạm Thị Hoài đã viết về mẫu
tính với tất cả sự trải nghiệm và tài năng sáng tạo của mình(Phẩm tiết, Cỏ lau,
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Thiên sứ ).Mỗi nhà văn đều có ý
thức lý thuyết và những quan niệm nghệ thuật thẩm mỹ riêng của mình về
vấn đề này.
Hoàng Cầm là người đặc biệt nhạy cảm với mẫu tính. Quan niệm về tính
mẫu được Hoàng Cầm phát biểu trực tiếp qua bài thơ “ Theo dòng mẫu hệ”.
Ngoài lời phát biểu trực tiếp “tôi theo dòng mẫu hệ”, trong thơ Hoàng Cầm,
tính mẫu còn được thể hiện qua sự huyền thoại hóa những người đàn bà trong
quá khứ, hiện về trong sự đối thoại với thực tại. Họ là những Bà Trưng, Mỵ
Châu, Ỷ Lan, Lý Chiêu Hoàng, Đặng Thị Huệ, Ngọc Hân,Trần Thị Tần Họ
xuất hiện trong những trang sử vàng của dân tộc từ thuở hồng hoang, tạo nên
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
7
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
một tính mẫu bao trùm trong thơ Hoàng Cầm với một vẻ đẹp siêu thực, vượt
thoát cao hơn thực tại. Những người phụ nữ ấy đã gợi nên cái hồn thiêng dân
tộc, để ngàn sau, khi chúng ta lật giở từng trang quá khứ vẫn còn ngồn ngộn
những nét đẹp diễm lệ thuở xưa: “Mải theo dòng mẫu hệ. Thắt yếm đào tuổi
son. Buộc bướm vào hoa lệ”

Bên cạnh những trang liệt nữ được lưu danh muôn thuở, thế giới mẫu
tính của Hoàng Cầm còn là thế giới của những người mẹ, người phụ nữ
không tên, bình dị, gần gũi, quê mùa, mang trong mình khát khao và năng lực
sản sinh và nảy nở.
Ta thấy rằng, thơ Hoàng Cầm là sự trở về cội nguồn, quê hương với con
người tuổi thơ. Đây cũng chính là cách phát biểu gián tiếp quan niệm của nhà
tho về mẫu tính. “Nói đến quê hương phải bắt đầu từ mẹ.Mẹ là hiện thân
trọn vẹn nhất, sinh động nhất của quê hương”. Bởi vậy mẹ vừa là điểm khởi
đầu vừa là điểm dừng, vừa là nguồn cảm hứng, vừa là sự trở về của dòng thơ
đầy ẩn ức trong tâm khảm.
1.2. Tính mẫu trong thế giới hình tượng:
Theo TS Chu Văn Sơn, thế giới hình tượng của một nhà thơ trữ tình, rốt
cuộc quy về hệ thống: Tôi - Người tình - Thế giới; mà ở đó cái tôi thi sĩ là
trung tâm, cái tôi phổ hình bóng của nó vào người tình, thế giới. Bởi thế mà
người tình, suy cho cùng là đối ảnh của tâm hồn thi nhân, là nơi giãi bày cảm
xúc, nơi thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của nhà thơ.
1.2.1. Mẫu tính thể hiện qua hình tượng cái tôi trữ tình
Chủ thể trữ tình trong thơ Hoàng Cầm xuất hiện với tư cách người em
trong tình yêu và người con trong tình mẫu tử. Hai tâm thế này có lúc tách
biệt nhưng có lúc lại chuyển hoá vào nhau. Dù là tình yêu đối với chị nhưng
trong đó đã ẩn chứa sâu xa tình mẫu tử thiêng liêng. Mà trong thế giới ấy tôi
luôn là kẻ kiếm tìm, bám víu, nương tựa vào tình yêu của chị và của mẹ. Có
lẽ sẽ không thể cấu thành một cái tôi đặc biệt nhạy cảm như thế nếu không có
hình tượng Chị và Mẹ - đại diện của thế giới Mẫu tính .
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
8
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Cái tôi - người Em xuất hiện trong chùm những bài thơ viết về mối tình

Chị - Em, đặc biệt trong nhịp 5 – còn Em (Về Kinh Bắc). Tình yêu trẻ thơ
nhưng không hề ngại ngần những yếu tố nhục cảm. Chắc hẳn đây không phải
là tình yêu của trò chơi con trẻ đơn thuần. Có thể nó là sự thăng hoa của một
tâm hồn đã mang nhiều ẩn ức? Tình yêu của Em đối với Chị mang sắc màu
Mẫu tính, bởi cách nhìn của Em về Chị bao giờ cũng đặc biệt thân thiết,
thiêng liêng như người Mẹ. Người Chị mang trong mình những bản năng
của Mẹ, bởi vậy mà Em tìm đến Chị cũng là tìm đến nơi vỗ về, che chở, là
nơi trao nguồn yêu thương, trao hơi ấm cuộc đời.
Ta có thể dễ dàng nhận ra tư thế của người Em trong tình yêu: một con
người bé nhỏ, đơn côi lang thang đi hết không gian, thời gian thực rồi lạc lối
trong cõi không gian thời gian siêu thực để kiếm tìm tình yêu của Chị. Suốt
đời, suốt kiếp Em luôn phải chạy theo, níu giữ tình yêu ấy, bởi luôn có một
sự ám ảnh đến đau đớn thể hiện qua môtíp “ Chị bỏ Em đi”. Như vậy, tư thế
của người Em có thể được gọi là “ hành trình đi tìm lá Diêu Bông” hay tư thế
của “ kẻ đi tìm mộng” cho giấc mơ tình yêu không bao giờ thoả mãn “ dẫu
biết Diêu Bông không có thực”. Ở “ cây tam cúc” – trò chơi con trẻ và canh
bạc cuộc đời ấy, Em đã tìm kiếm Chị, tìm hơi ấm tình yêu của Chị: “nghé
cây bài tìm hơi tóc ấm” và nhận ra vẻ đẹp mà Em thầm khao khát từ nơi Chị
“ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì”. Em đã nắm bắt được phút giây hạnh phúc
ấy, cảm nhận được sự quý giá của khoảnh khắc ấy, để rồi vụt lên mong ước
thơ ngây “ Em đừng lớn nữa, Chị đừng đi”. Cũng giống như nhân vật trữ tình
trong bài thơ “ Vội vàng” (Xuân Diệu) muốn “ tắt nắng, buộc gió” cho hạnh
phúc, tuổi trẻ và tình yêu mãi ở bên ta; mọi ước mong, khát vọng đều là bồng
bột, mê say và lãng mạn. Hành trình đi tìm hạnh phúc của người Em vượt
qua mọi giới hạn không gian thời gian:
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội

9
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời
ới diêu bông !
(Lá Diêu Bông)
Lá Diêu bông là một ảo tưởng tình yêu. Dẫu biết rằng không có thực
nhưng Em vẫn khát khao tìm đến với tấm lòng yêu ngây thơ và nhiệt thành
của cậu bé tám tuổi đầu. Rồi “đi” cho đến khi “ ngày tháng lụi” mà Em vẫn “
không tìm thấy” “ quả vườn ổi” của chính mình :
Chị xoạc cành ngang
Em gốc cây
- Xin Chị một quả chín!
- Quả chín
quá tầm tay
- Xin Chị một quả ương
- Quả ương
chim khoét thủng
(Quả vườn ổi)
Em với Chị là cả hai thế giới; Em “ lẽo đẽo” tìm theo Chị, cầu xin van nài
tình yêu. Nhưng ngăn cách giữa thế giới hai Chị Em là “ cheo leo mỏm đá /
trước vực / sau khe”. Lá Diêu bông, Cỏ Bồng Thi hay Cỏ Thiên Đồng đều là
cái đích tình yêu mà Em suốt đời tìm kiếm nhưng nó chỉ là hư ảnh, chỉ là giấc
mơ thôi. Cũng giống như “quả vườn ổi” là một thứ trái cấm mà Em không
bao giờ có được. Em luôn là kẻ lạc loài theo sau “ lẽo đẽo Em đi vườn mai
sau / cúi nhặt chiều mưa dăm ba quả rụng” bởi lẽ “Chị bỏ Em đi” “ Chị bảo
Em quên” “ Xoè tay phủ mặt chị không nhìn”. Em khao khát Chị nhưng Chị
lại luôn từ chối, luôn chặn đứng khát vọng tình yêu nơi Em, để Em mãi mãi
vẫn là chú bé lạc loài đi kiếm tìm hạnh phúc trong ảo ảnh.

Bởi vậy, sau mỗi cuộc hành trình là một bi kịch không lối thoát. Tâm
trạng Em luôn khổ đau tuyệt vọng; Em luôn bị giày vò, ám ảnh bởi tình yêu
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
10
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
không được đáp đền, tình yêu thất bại và đổ vỡ. Sự tan nát của trái tim yêu
non nớt đã tạo thành những khối đau thương, những mặc cảm, ẩn ức trong
tình yêu của chủ thể trữ tình. Chơi tam cúc cùng với Chị nhưng “ tình Em
không sao xé vỏ để tỏ ra ngoài được, đến lúc bật được ra ở cuối bài thì chỉ
còn là một khối tình nghẹn uất không thể tiêu tan” (Chu Văn Sơn). Trong bi
kịch tình yêu của Em có đủ cả nhớ thương hờn giận :
Ngày Chị bảo Em quên
( ) Thương Em hay giận Em chả biết.
( ) Ngày Chị bảo Em quên
Tắm sông Thương không mát
Lên ngọn Kỳ Cùng vục nước rửa chân
không mát
Về đuôi mắt xưa nước suối Cam Lồ
không mát
( ) Tha cho Em
Tha Em.
(Nước sông Thương)
Thế giới thiếu vắng tình yêu của Chị là thế giới của sự đổ vỡ sự chắp vá
của những mảnh rời rạc không còn nguyên trạng:
Tranh Tố Nữ long hồ gián nhấm
mất chân đi
má đội tổ tò vò
Cuốn chiếu xa rồi

thơ thẩn vách chiêm bao
(Nước sông Thương)
Sự vận động trong tâm trạng nhân vật trữ tình diễn ra hết sức hợp lý: khi
gặp phải bi kịch tình yêu thì Em luôn cố gắng vượt thoát khỏi thế giới thực
tại đau khổ ấy, hướng đến một thế giới ảo ảnh: hôn nhân trong tưởng tượng
để thoả mãn giấc mơ tình yêu, để hợp thức hoá tình yêu của mình:
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
11
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Là Em cưới Chị xanh thiêm thiếp
Sinh một đàn con
mây trắng bay
(Chị Em xanh)
Ở đây hôn nhân như là nơi gửi gắm cuối cùng của cái khát vọng yêu
đương, là cứu cánh của Em để níu giữ lại cút hơi ấm tình yêu nơi Chị “ kết xe
hồng đưa Chị đến quê Em”, “ Chị lỡ xe hồng ( ) cỗ cưới chênh vênh khoai
luộc / mật vàng mọng rách vỏ nâu non”. Đau đáu trong Em là nỗi khát khao
“áp môi bỏng cõi mưa dài / khát thêm từng trận khát hoài tuổi xưa”.
Đỗ Lai Thuý trong bài viết “Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm”có nêu lên sơ
đồ cảm hứng của nhà thơ qua năm bài thơ Chị - Em (trong “Về Kinh Bắc”)
“có sự ham muốn tình dục với người lớn tuổi hơn, muốn cưới để thoả mãn
ham muốn này trong sự hợp thức hoá (cây tam cúc) nhưng không được
người nữ chấp nhận (lá Diêu Bông, quả vườn ổi) và cũng không được xã hội
chấp nhận vì không hợp lẽ và nguy hiểm (cỏ Bồng Thi) nên rơi vào tình
trạng nước đôi, vừa yêu vừa ghét, vừa thương mến vừa giận hờn, vừa muốn
quên vừa mong nhớ (nước sông Thương). Đây cũng là cấu trúc cảm hứng
của toàn bộ tập “ về Kinh Bắc” và toàn bộ sáng tác của Hoàng Cầm. ( ) Đó
không đơn giản là tình yêu trai gái thuần tuý, mà có lẽ là sự phóng chiếu của

một tình cảm khác, mặc cảm Ơđíp”
Bởi vậy mà tình yêu lứa đôi trong thơ Hoàng Cầm mang màu sắc mẫu
tính. Yêu Chị, khao khát Chị (dù có cả ham muốn tình dục đi nữa) thì cũng
chỉ là sự phóng chiếu của tình yêu đối với Mẹ mà thôi. Em lẽo đẽo theo sau
Chị, van nài tình yêu như một đứa trẻ thơ đói lòng khát sữa. Em tim đến tình
yêu của Chị như một điểm tựa cho tâm hồn như sự trở về với Mẹ. Như thế,
Em trong tình yêu là một cái tôi nhỏ bé yếu ớt. dễ bị tổn thương, luôn cần có
sự chở che đùm bọc từ tình yêu của Chị. Thông qua đó, người Chị hiện lên
không chỉ là một người con gái mà còn là một người Mẹ; mối tình Chị - Em
được soi chiếu dưới lăng kính của tình Mẹ - Con.
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
12
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Hình tượng cái tôi thể hiện đầy đủ nhất những khát khao mẫu tính phải
được kể đến với tư cách là người con trong tình mẫu tử.
Thơ Hoàng Cầm, không chỉ là cuộc hành trình của kẻ đi tìm mộng mà còn
là cuộc hành trình của người con trở về với Mẹ, trở về với cội nguồn sự sống.
Con người từ Mẹ sinh ra nhưng muốn lớn lên cần phải tách Mẹ “đi cho biết
đó biết đây / ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Và cứ trên mỗi bước đường
trưởng thành của con lại là một bước xa rời Mẹ. Đứa con trong thơ Hoàng
Cầm ý thức được nghịch lý ấy của số phận; nó đã yêu thương, khát khao rồi
khổ đau hẫng hụt khi xa Mẹ, rồi cuối cùng lại được trở về bằng tâm tưởng
trong vòng tay Mẹ sau những vấp ngã, đắng cay. Hình tượng cái tôi - đứa con
ở dây hiện lên vừa là một đứa trẻ tuổi ấu thơ vừa là một con người bầm dập
qua sóng gió cuộc đời; luôn thể hiện nỗi nhớ Mẹ và khát Mẹ. Niềm khao khát
ấy mãnh liệt như một ẩn ức vô thức của sự trở về nguồn cội sản sinh ra sự
sống trên mặt đất này.
Đây là đứa con thơ hạnh phúc biết bao khi “ lớn lên / mang giọng Mẹ tròn

trong đôi mắt sáng”, là “ bé Em về nằm khoanh lòng Mẹ”, được ấp ủ trong
những lời ru “à ơi, câu ru Mẹ mới / có bàn tay vỗ tóc ngủ đi con” nhưng,
tình yêu vẫn chưa đủ rót đầy vào “ sa mạc Hoàng Cầm” (Thuỵ Khuê), để cho
đứa con phải bật lên những khát khao nghẹn chát. Một người con luôn ham
hố, cuồng nhiệt, chẳng thể thoả lòng với dòng sữa thuở ấu thơ từ đôi bầu vú
Mẹ, mặc dù “ Mẹ quấn quanh tã mỏng / giọng hát bắt đẩu rơi rụng / theo
từng giọt sữa vắt nuôi con”. Con khát Mẹ từ hơi ấm, tình thương đến hình
hài, máu thịt; niềm khát ấy như một ẩn ức thì mặc cảm Ơđíp phổ vào, đầy
nhục cảm:
Bé Em về nằm khoanh lòng Mẹ
Nghe nghìn muôn năm sau
Xoa nắn đôi chân bầu vú lửa
(Nắng phù sa)
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
13
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Khao khát Mẹ nhưng luôn thiếu vắng Mẹ, người con ở đây lại vấp phái
những bi kịch của người Em trong tình yêu: Nếu trong tình yêu với Chị có
môtíp “ Chị bỏ Em đi”, thì trong tình mẫu tử, cái mặc cảm chia lìa luôn giày
vò tâm hồn thơ dại “ Mẹ bỏ con đi”. Hình ảnh Mẹ hiện lên trong con là
những hình ảnh của thực tại xen lẫn giấc mơ, của ý thức xen lẫn vô thức. Đó
là thế giới chắp vá, thế giới của những khoảng trắng, của những đối thoại
câm, của những ẩn ức thầm kín, của những sự sắp xếp lộn xộn trong từng
mảng kí ức lỗ mỗ của con trẻ: thế giới “con đi tìm Mẹ”.
Con phải nén lại những bản năng : “Con về / Giấu giếm những bàn tay /
Nâng vú’’. Quá khứ và thực tại va đập vào nhau, chỉ còn lại thẳm sâu là bi
kịch:
Đêm được nằm mẹ gối đầu tay

Tiếng ai rả rích chuyện gì khuya
chợt tỉnh
mắt dùi bóng tối
(Đứa trẻ)
Con sống trong một giấc mơ hỗn độn. Mẹ vừa bên Con nhưng phút chốc
đã tan biến . Mẹ thiêng liêng nhưng cũng chỉ là ảo ảnh “ Mẹ đã vuốt mép trầu
giục giã / Hạ cổng chống rồi”. Mẹ đã đi cũng như sự sống, cái Đẹp đã bỏ con
đi,chỉ còn lại “phập phồng bong bóng” - lời hát của Con buồn trĩu nặng chiều
xưa “Trời mưa bong bóng phập phồng / Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”. Nỗi
ám ảnh, đau thương đã len vào giấc mơ Con:
Đêm khoanh tròn ngủ tay bưng đầu
Ngón cụt thói quen rờ ngực yếm
Ghì mảnh sành thia lia
(Đứa trẻ)
Trong hành trình đi tìm Mẹ, Con luôn là người thất bại. Câu hỏi trăn trở
suốt miền tuổi thơ : “ Mẹ ơi! Mẹ ơi ( ) bây giờ Mẹ ở đâu?” chẳng bao giờ
có lời giải đáp. Thế nên Con chỉ biết đợi, đợi xuyên không gian và thời gian
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
14
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
xa thẳm, mịt mù vô định, đợi cho đến “mùa tu hú gọi Em đi tìm Mẹ”, đợi cho
đến khi “hàng tre nhả yếm / Trả Mẹ về”, đợi cho đến khi “ bao giờ Mẹ về /
Buộc yếm đào phai vỗ hát ru”, đợi cho đến khi “đã sang mùa”, mà vẫn chỉ “
tưởng như Mẹ về”, vẫn chỉ “khấn thầm như Mẹ lỡ đò ngang / Miệng hé hạt
na nhoà bến vắng”.
Như thế, mặc cảm chia lìa với Mẹ đã trở thành vết thương đầu đời của Tôi -
người Con , cùng với bi kịch tình yêu trong mối tình Chị - em đã tạo nên một
thế giới Hoàng Cầm là sự chắp vá của những khát khao và ẩn ức bị cự tuyệt.

Bên cạnh đó, con người trong thơ Hoàng Cầm còn hiện lên là một con
người khát khao trở về với Mẹ, với cội nguồn sau những bầm dập của cuộc
đời đầy sóng gió. Chủ thể trữ tình trong thơ Hoàng Cầm trở về với Mẹ, với
quê hương, với cội nguồn là trở về với chính con người mình mà có thể đã bị
tháng năm cuộc đời làm phai nhạt.
Nhịp 1 - khấn nguyện (Về Kinh Bắc) là cái cúi đầu đầy nghĩa tình sâu nặng
của người con tha hương đối với Mẹ, với Đất Mẹ cội nguồn. Nhưng sự trở về
ấy chỉ là sự trở về trong tâm tưởng, là sự hồi cố của những dòng hoài niệm đứt
đoạn tạo thành một thế giới nghệ thuật đặc biệt: không gian của sự vĩnh cửu,
nằm ngoài mọi thời gian lịch sử Sự trở về của Con được bắt đầu bằng “Đêm
Thổ” trong sự kính cẩn thiêng liêng “ Cúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc”, trong
nỗi nghẹn ngào bởi thời gian xa cách “ Về Kinh Bắc phải đâu con nghẹn
khóc”, “Về Kinh Bắc phải đâu con hé miệng”, “ Về Kinh Bắc phải đâu con
nhắm mắt”; con như kẻ mộng du “ con không cười / Con thoảng nhớ thoảng
quên”. Miền kí ức tuổi thơ đã xoa dịu tâm hồn con sau những vấp ngã cay
đắng của cuộc đời, sau những tháng năm ở “những phương trời lạ”. Giờ Con
là “ con bê vàng lạc dáng chiều xanh ( ) con chào mào khát nước ( ) con
chim cu ( )con phù du ao trời chật chội” về với Mẹ để được trở lại là mình.
Thế giới của quá khứ ào ạt xô về, một giấc mơ hỗn độn,vừa tươi đẹp, vừa
mịt mù, huyễn hoặc, vừa tràn trề nhục cảm, vừa bị chấn thương.
Đây là một Kinh Bắc chiều xưa sống động trong tâm hồn con trẻ:
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
15
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Chiều xưa giẻ quạt voi lồng
Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc
Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông
(Đêm thổ)

là Kinh Bắc với những vết thương:
Chiều cơm suông
Năm ngón tay lằn mông trẻ nhỏ
Trăng lên chém đầu ngọn gió
Cành si bưng chậu máu chát chao
(Đêm hỏa).
là Kinh Bắc với những khát khao dục tình:
Nẻo Đông Triều khép mở gió Kỳ Lân
Chớp rạch dáng tiên vén xiêm xoã ngủ
(Đêm thổ)
Tất cả những mảnh vỡ ấy đều đồng hiện khi người con trở về với Mẹ.
Sự trở về được dẫn lối bởi bản năng vô thức “ngủ lại giấc mơ dang dở /
Chũm cau căng nứt mạch tằm”. “Ở đó, ta trở về với ta, tức là ta trở về với
Mẹ, ở đó là sự bình yên, niềm an ủi, cái diệu kì thánh thiện” (Nguyễn Xuân
Khánh).
1.2.2. Mẫu tính thể hiện qua hình tượng người tình
Đối với thi nhân ai cũng có một người tình trong thơ để mà kí thác và tâm
sự. Nhưng xét cho cùng, người tình cũng chỉ là đối ảnh của tâm hồn thi sĩ mà
thôi. Đó là thế giới để nhà thơ gửi gắm những khát vọng và lý tưởng thẩm mĩ
của mình. Với Hoàng Cầm, người đã có “ 99 tình khúc” thì những người tình
đi qua đời ông quả là không ít. Từ những con người bằng xương bằng thịt
(Chị Vinh, Kiều Loan, Hoàng Yến, Tuyết Khanh ) đến những người phụ nữ
trong ảo ảnh mơ hồ, tất cả đã tạo nên một thế giới người tình trong thơ Hoàng
Cầm giàu vẻ đẹp mẫu tính.
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
16
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Hình tượng người tình vừa là Chị, vừa là Mẹ; nếu Chị là nơi tiềm ẩn vẻ

đẹp mẫu tính thì Mẹ là biểu hiện cao nhất của mẫu tính. Tình yêu với Mẹ
được chuyển sang tình yêu với Chị, vì vậy thường có sự chuyển hoá giữa Mẹ
và Chị. Dưới đôi mắt trẻ thơ, người Chị mang vẻ đẹp nhục cảm, phồn thực
nhưng lại huyền diệu siêu thoát và quan trọng hơn cả là mang những phẩm
chất Mẹ. Chị ở cái độ xuân xanh nhất “trầu cay má đỏ ( ) hơi tóc ấm ( )
đọng tuổi đương thì”. Chị là sự kết đọng của vẻ đẹp nữ tính ngàn đời “Váy
Đình Bảng buông chùng cửa võng”, “miệng hé hạt na nhoà bến vắng”, “ dải
yếm lòng trai mải phất cờ”, “ tua khăn bông còn buộc búp hoa lan”. Chị
gần gụi thế, chân thực thế nhưng cũng xa vời, huyễn hoặc, Chị cũng là hư
ảnh, là cái Đẹp cao cả, thiêng liêng Em hằng ngưỡng vọng mà không bao giờ
có được.Vẻ đẹp của Chị hoà vào không gian thời gian thành sự vĩnh hằng:
- Chân không dìu dặt cánh tay mềm
Tóc buông đổ thác về vô tận
- ( ) Bát ngát mùa
đương độ tuổi Em
- Gàu giai ai vớt Chị
Loà loà thân trăng
Chị che chở và ấp ủ Em như Mẹ “Chị về/ Tóc phủ vai Em chiều hương nhu”,
trong Chị là tiềm ẩn những phẩm chất Mẹ cao quý.
Từ niềm khao khát tình yêu “ Chị thẩn thơ đi tìm ( )Đứa nào tìm được lá
Diêu Bông / Từ nay ta gọi là chồng” đến khao khát sản sinh tái sinh sự sống
đều là bản năng của người phụ nữ. Chị đi tìm lá Diêu Bông nơi đồng chiều
hay cỏ Bồng Thi nơi “ cheo leo mỏm đá” thì cũng chỉ là cuộc hành trình đi
tìm hạnh phúc tình yêu đích thực mà thôi. Em đi tìm tình yêu, chị cũng đi tìm
tình yêu nhưng suốt kiếp họ chẳng thể gặp nhau, bởi Em thì “cầm chiếc lá đi
đầu non cuối bể”, còn Chị thì “ thòng lọng tơ gì quấn gót”; Em thì “ vọng ai
đau mà hoá đá”, còn Chị thì “ thả tịnh vàng, cưới Chị, võng mây trôi”. Rút
cuộc, Chị cũng lặp lại bi kịch của Em, bi kịch của tình yêu không trọn vẹn “
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội

17
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Chị lỡ xe hồng” để rồi “ tóc óng đêm xưa giờ tua túa rễ tre”. Chị không hạnh
phúc! Nhưng bản năng làm Mẹ trong Chị luôn trỗi dậy, ám ảnh. “Đám cưới “
là một môtíp được nhắc đến như bước đầu của sự hợp nhất âm dương để sản
sinh ra sự sống “ Chị lỡ xe hồng / Khênh nhị hỉ đẫy lưng lợn béo”, “Sinh một
đàn con / Mây trắng bay”.
Có thể nói , Chị cũng chính là sự phóng chiếu của người Mẹ. Càng đi vào
thế giới thơ Hoàng Cầm, thế giới của giấc mơ và vô thức thì hình ảnh Chị và
Mẹ càng gần gũi, đồng điệu rồi hoà trộn, chuyển hoá trong nhau thành một
biểu tượng thiêng liêng giàu vẻ đẹp mẫu tính.
Nói đến Mẹ là nói đến hiện thân cao cả, trọn vẹn của tính mẫu. Mẹ là một
biểu tượng cao cả trong văn hoá, văn học nhân loại như một đấng sáng tạo nên
thế giới. Mẹ Maria trong Kitô giáo ở phương Tây tượng trưng cho bản năng đã
được thăng hoa ở mức độ hoàn hảo nhất và sự hài hoà sâu sắc nhất của tình
yêu thương. Còn trong văn hoá phương Đông, Mẹ hiện thân trọn vẹn trong
Thánh Mẫu. “Sức sống biểu hiện ở khắp mọi nơi và sức sống này chính là bản
nguyên tinh thần thể hiện qua hình hài người phụ nữ”.(Nguyễn Xuân Khánh)
Hoàng Cầm đã nói về Mẹ trong “ Về Kinh Bắc”: “ Trong viên ngọc kết
tinh của muôn vàn nỗi niềm, cảnh sắc, hương vị, âm thanh, tiết tấu của cuộc
sống vừa xa xưa vừa đương đại, lúc huyền ảo, lúc hiện thực, như mê mà tỉnh,
như ngủ mà thức, hư hư thực thực ấy thì hình ảnh mẹ tôi bàng bạc bao phủ
cả tập thơ”. Hình ảnh Mẹ trong cuộc đời thực đã hoá thân vào hình tượng
Mẹ trong thơ với bản năng sản sinh và chở che cho sự sống.
Trong văn học dân gian đã tồn tại môtíp “ sự sinh sản kì lạ” (Trăm trứng
nở trăm con, Thánh Gióng, Sọ Dừa ) đề cao vai trò thiêng liêng của người
Mẹ cũng như sự hoà hợp âm dương, vũ trụ để tạo ra vạn vật. Thơ Hoàng Cầm
tiếp nối mạch dân gian đó, nhưng bên cạnh những yếu tố kì ảo, tâm linh lại là
những yếu tố rất thực, rất đời .

Người mẹ trong “ Tôi người làng Quan Họ” bừng tỉnh sau mười năm “
bỏ đi theo người trai/ Chở thuyền hát lặn những đêm trăng”, trở về với người
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
18
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
chồng “ mười năm sau ngày cưới”. Tình yêu khai nhuỵ sau những lỡ làng,
tuy muộn màng nhưng vẫn là hạnh phúc:
Hai người chợt tiếc mùa xuân
Vội chắp lại đêm xuân thứ nhất
Nhờ đó tôi ra đời
Sự sống của con bắt nguồn từ nỗi đau của Mẹ, nỗi đau vượt cạn trong
“mười đêm” mưa khi đã “luân lưu thụ thai qua chín đời / đằng đẵng”. Nỗi
đau như xé toạc trời đêm:
Mẹ đau trở dạ
Sinh con ra
Tiếng tù và xé canh ba
Báo hiệu cơn giông nín lặng
(Luân hồi)
Cùng với dòng sữa Mẹ, con lớn lên. Mẹ đã che chở, ôm ấp, nâng đỡ bước
con đi theo những năm tháng cuộc đời:
Mẹ quấn quanh tã mỏng
Giọng hát bắt đầu rơi rụng
Theo từng giọt sữa vắt nuôi con
(Tôi người làng quan họ)
Những “chiều hôm thảng thốt / lạnh so vai”, con được say ngủ trong giấc
mơ bình yên về mẹ: “ Cầm ủ ấm ấp hai con mắt / Hơi mẹ ơ hờ chỏm tóc tơ”.
Mẹ dành cho con mọi điều tốt đẹp và hạnh phúc ngọt ngào, dù là đơn sơ giản
dị: “Áo bông đón rét có / Áo lụa sang hè có / Mẹ mới may”, “ Gọi mẹ bao

giờ mẹ cũng thưa( ) Mẹ gọi về chia miếng bánh đa ( ) Mẹ vẫn phần cơm
đây”, “Gió mát này mẹ quạt ( ) Bao giờ mẹ về / Buộc yếm đào phai vỗ hát
ru”. Trong “chùm nhãn Hưng Yên” – “quà mẹ” gửi cho con là tình thương
yêu vô vàn của mẹ dành cho đứa con thơ xa xứ.
Bởi vậy, mẹ chính là điểm tựa, là cội nguồn trở về của tâm hồn con sau
những vấp ngã trong đời. Mẹ là biểu tượng thiêng liêng của quê hương, đất
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
19
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
mẹ, cội nguồn sẵn sàng xoa dịu mọi vết thương lòng nơi con trẻ. Tình Mẹ
mãi là vĩnh hằng “ Lòng Mẹ bao la con về theo nhịp múa / Bài ca sóng vỗ
nghìn xưa”
Nhịp 1 - khấn nguyện (Về Kinh Bắc) dựng lên biểu tượng Mẹ thiêng
liêng của thế giới tâm linh hư ảo. Mẹ Kinh Bắc khởi sinh thế giới Hoàng
Cầm. Mẹ là cái nôi của những bào thai biết “ khóc âm y trước lúc chào đời”,
là vũ trụ mênh mông và xa thẳm, nơi con có thể trú ngụ và nương náu: “ Cúi
lạy Mẹ, con trở về Kinh Bắc”. Mẹ đã hoá thân vào dáng hình Kinh Bắc, hoá
thân vào tiếng “ ca dao sớm chiều tím lịm lưng trâu”, vào tiếng “chuông
chiều”, “chuông sớm”, vào những “câu kinh” và cả “ giấc mơ dang dở”. Tất
cả thế giới Kinh Bắc với không gian trường cửu và thời gian vĩnh hằng, đó là
Mẹ. Ở đây, không chỉ là những người mẹ cụ thể: “ Mẹ đón con rung gậy mía
Đường trèo”, “ Lửa đèn leo lét soi tình Mẹ / Khuôn mặt bừng lên như dựng
trăng”, mà còn là người Mẹ biểu tượng: khởi sinh ra sự sống, thế giới, là yếu
tố đầu tiên cũng là vẻ đẹp cuối cùng của cõi trần thế này. Người Mẹ của vạn
vật hiện diện qua ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, mang trong mình
đầy đủ những nguyên lý của tính mẫu: sinh, dưỡng, dục, lạc. Bởi vây, về với
mẹ cũng là “ về với ta”, về với bản thể của chính mình, về với những giá trị
vĩnh hằng của sự sống:

Qua thế giới Kinh Bắc, Mẹ đã được thiêng liêng hoá, huyền ảo hoá trở
thành một biểu tượng vĩnh hằng của sự sống. Mẹ là người ngự trị của cõi tâm
linh vô thức: “ Ngay cả người Mẹ, người Chị, những nhân vật tưởng như là
thực nhất lại là những người đã khuất bóng nhân gian chỉ còn tồn tại trong
tâm tưởng nhà thơ” (Trần Thị Huyền Phương).
Như trên đã phân tích, cái tam giác Cha – Con - Mẹ luôn tồn tại trong
thế giới thơ Hoàng Cầm như một nỗi ám ảnh. Do đó, luôn tồn tại một biểu
tượng Mẹ trong tương quan so sánh với người Cha mang sức mạnh phụ
quyền, dương tính. Người đàn bà - người Mẹ làm chủ thế giới tâm linh nhưng
người đàn ông - người Cha lại là người nắm giữ mọi quyền năng, chi phối bề
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
20
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
mặt thế giới thực tại trong ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ huyền thoại
“ Thánh Gióng”, những cụ tổ mười mấy đời đến những “trai đời Trần”, “
Trai Nội Duệ” đều thể hiện sức mạnh đặc biệt của mình, sức mạnh chiến
thắng và thống trị, sức mạnh của phụ quyền, kiềm toả, chế ngự và lấn át sức
mạnh mẫu quyền. Điều này được thể hiện qua biểu tượng Ngựa:
Ngựa Ô truy lao cầu vồng Yên Thế
( ) Ngựa ô tung phi một đêm đến cửa Bồ đề
Bờm nhả khói
Đuôi dựng mây
Hí lửa dài
Vó chòm nghiêng soái phủ
Nắng nhe cười
(Khói Yên Thế)
Chàng ôi ngựa tía võng đào
Chợt mê thét giữa sân

Nét mác chữ thiên toạc lưng trâu mộng
Máu đổ
Mây đùn
Gió lộng
Sớm mai đi
(Đêm Hoả)
Người đàn ông là biểu tượng của sức mạnh quyền năng, mang trong mình
mã văn hoá của dân du mục phương Bắc (gắn liền với con ngựa), đối lập với
biểu tượng Mẹ trong văn hoá Việt Nam: mềm mại, nhu mì gắn liền với cây
cỏ: “Hàng tre nhả yếm”, “ miệng hé hạt na nhoà bến vắng”, “vú xuân
đường phèn căng bưởi Nga Mi”. Nếu người Cha gắn liền với chữ Hoả và đại
diện cho khúc tráng ca xuyên sa mạc của trường kỳ lịch sử thì biểu tượng
người Mẹ lại gắn liền với chữ Thuỷ và là đại diện của thế giới tâm linh nằm
ngoài mọi giới hạn không gian và thời gian. Trong ngũ hành, bao giờ Thuỷ
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
21
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
cũng chiến thắng Hoả, do vây, dù cho người đàn ông có mang sức mạnh
tuyệt đối của quyền uy thì sau những lần ngã ngựa trúng thương , sau những
lần “ nghẹn ngào thuốc độc tam ban / đã ngấm tuỷ xương từ chén rượu đêm
qua”, người đàn ông vẫn phải tìm về nương náu nơi sức mạnh mẫu quyền,
tìm sự chở che và cứu vớt. yếm, váy Đình Bảng buông chùng cửa võng vực
dây, băng bó cho chí nam nhi quỵ lùi, ngã ngựa
Như vậy, ta thấy rằng, biểu tượng Mẹ trong thế giới nghệ thuật thơ Hoàng
Cầm vừa gần gũi, chân thực vừa siêu thực, huyền ảo thiêng liêng. Mẹ là khởi
thuỷ của sự sống, mang tính năng sinh sản và chở che cho sự sống trên mặt
đất này.
1.2.3. Mẫu tính thể hiện qua hình tượng thế giới

Thế giới trong thơ Hoàng Cầm bao gồm thế giới tự nhiên và đời sống
con người.
Trong văn hoá dân gian, tín ngưỡng thờ Mẫu tôn thờ người Mẹ: Mẹ
Đất, Mẹ Nước, Mẹ Cây, Mẹ Trời (Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn,
Mẫu Thượng Thiên), thể hiện những yếu tố cấu thành nên sự sống. Đó cũng
chính là biểu hiện của ngũ hành: kim, mộc, thuỷ. hoả, thổ tạo tác nên thế giới.
Tự nhiên, thiên nhiên trong thơ Hoàng Cầm nghiêng về âm tính, mẫu tính, là
nơi khởi phát sự sống, mang ý nghĩa cội nguồn.
Hiện thân của Mẫu Địa - Mẹ Đất trong tự nhiên là đất và đêm.Thần thoại
Hi Lạp, sử thi Ôđixê nhắc đến biểu tượng đất mẹ như là nơi ban phát nguồn
năng lượng vô hạn cho cuộc đời. Đất cho và lấy lại sự sống, theo Kinh Dịch,
đất là đàn bà, đồng nghĩa với người mẹ.Trong truyện ngắn “ Cỏ lau”,
Nguyễn Minh Châu cũng quan niệm như thế: “đàn bà cũng như đất cát màu
mỡ, cây cối tốt tươi”.
Đất mẹ trong thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm là nơi hồi sinh sự sống
và tình yêu vĩnh cửu: “ Trai gái làng qua lại đi về / Đắp thêm đất vun trồng
cây gạo / Mười năm sau hoa nở tháng giêng”. Đất mẹ thảo hiền nhân hậu
dang rộng vòng tay đón những đứa con khốn khổ trở về: “ Cho manh chiếu
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
22
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
bó xác / Chôn ngay đầu làng / Trên mồ cắm một thanh tre / Đề bốn chữ “vô
luân vô đạo”. Đất mẹ mãi mãi là nơi vĩnh hằng tác thành cho những lứa đôi
chung thuỷ để trở thành bất tử, vượt lên trên mọi sức mạnh cường quyền.
“Đêm Thổ” là đêm khởi nguyên của dòng hồi ức, đêm của đất, mở đầu cho
đêm khấn nguyện thiêng liêng thể hiện sự thành kính của đứa con hướng về
đất mẹ. Đất là sự sâu thẳm của cõi vô thức tâm linh “đất lại được sống bằng
cốt nhục của tổ tiên , ông bà cha mẹ gửi lại” (“Cỏ lau”- Nguyễn Minh Châu).

“Đêm xuống / làm lầu hoang / trò chuyện gì ai đâu / mồ tháng giêng ướt
sũng”. Đất là nơi ươm mầm cho sự sống, tạo nên sức mạnh chống xâm lăng
trong khúc tráng ca của trường kì lịch sử.
Ướm vết chân bãi phù sa sông Đuống
Dựng tre làng Cháy
Sạt năm tầng mây lửa rực Phong Châu
(Nắng phù sa)
Đi liền với biểu tượng đất, đêm là sự hiện diện của cõi vô thức, là bà đỡ
cho giấc mơ quay về quá khứ. Đêm – bóng tối thuộc về âm tính, đối lập với
ngày – ánh sáng là dương tính. Từ đêm trong thần thoại Hi lạp, nghìn lẻ một
đêm đến đêm trong thơ Hoàng Cầm đều là sự ngưng đọng của một thế giới
đầy bóng tối huyền hoặc và bí ẩn. Đêm hiện lên như một thế giới của sự giải
tỏa và thăng hoa những ẩn ức, đêm lại cũng như một người mẹ có thể sẵn
sàng thu nhận vào lòng mình hết thảy mọi nỗi niềm: sung sướng, đau khổ,
tuyệt vọng. Thơ Hoàng Cầm là sự hội tụ của màn đêm linh thiêng, huyền
hoặc - thế giới của sự diệu vợi, bí ẩn, mơ hồ, có lúc đã trở nên kì quái, phảng
phất bóng dáng Liêu Trai. Ta bắt gặp từ màn thực như “đêm trăng”, “bóng
đêm”, “đêm vàng”, “đêm mưa” đến màn đêm siêu thực “đêm tiền sử”, “đêm
hồ tinh”, “đêm đồng loã” Màn đêm hiện hữu cho thế giới tâm linh, là nơi
gửi gắm những khúc tráng ca bất tận của cha ông:
Vỏ ốc đổ bờ ao sờ sẫm gối
Bè lông ngỗng ngược sông Hồng mưa lũ
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
23
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu
Hằng
Cổ Loa cú rúc chòi anh
Giếng ngọc ễnh ương quát đêm tiền sử
(Gió lông ngỗng)

Đêm trong thơ Hoàng Cầm thường có trăng mà vẫn u tối, mênh mang, mờ
mịt. Bóng sáng của trăng chỉ như càng làm cho màn đêm vỡ tràn ra, sâu
thẳm, trống hoác, những khoảng trống chẳng thể lấp đầy. Trăng là hiện thân
của Mẫu Thượng Thiên - Mẹ Trời, cũng được nhận biết như dấu hiệu tuần
hoàn của thời gian, liên quan đến chu kỳ sinh sản và sự sống của vạn vật. Vì
vậy, trăng là một biểu tượng mang tính ám gợi về tính dục:
- Ngoài hồ cô gái giặt lụa
Vỗ lưng vào đêm giăng
Nước lạnh chấm hai đầu vú
- Gầu giai ai vớt chị
Loà loà thân trăng
- Cành tre trải áo nép thân hình
Phấn mờ trăng thoa mờ sẹo tuổi
Trăng luôn là niềm cảm hứng vô tận của muôn đời thi sĩ. Từ mấy trăm
năm trước, trăng trong thơ Hồ Xuân Hương đã là một biểu tượng mang tính
ám gợi: “ Một trái trăng thu chín mõm mòm / Nảy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom”,
“Năm canh lơ lửng chờ ai đó? Hay có tình riêng với nước non”. Đến Hàn
Mặc Tử, con trăng đã trở thành niềm thi cảm ám ảnh trong cõi vô thức nhà
thơ, con trăng tràn trề nhục cảm: “Trăng nằm sóng soài “, “trăng quỳ”,
“trăng sờ sẫm gối”.Trăng trong thơ Hoàng Cầm không những đậm chất nhục
cảm mà còn mang vẻ đẹp của mẫu tính bởi nó được nhận biết như một dấu
hiệu của sự sinh sôi.
Đất, đêm, trăng là những biểu tượng thuộc về âm tính, đối lập với
dương tính: mặt trời và ánh sáng. Trong vũ trụ tâm linh ấy không thể không
kể tới mưa. Mưa là hiện thân của Mẫu Thoải - Mẹ Nước, một trong những bà
Mẹ vĩ đại cấu thành thế giới. Nước là biểu tượng cho nguồn sống và khả
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP
Hà Nội
24
Báo cáo khoa học Chu Thị Thu

Hằng
năng thanh tẩy. Một vùng cỏ cây sông hồ nhẹ bay của thôn quê Kinh Bắc
được siêu thực hoá thành Cỏ Bồng Thi, Lá Diêu Bông, cầu Bà Sấm, bến Cô
Mưa, thành những người con gái mờ ảo, những mối tình hư ảo và tất cả đều
xoá nhoà trong màn bụi mưa bay. Không phải chỉ trong “ Mưa Thuận Thành”
mới thấm đậm mưa rơi mà khắp các trang thơ của Hoàng Cầm, mưa trăm
ngàn dáng vẻ. Từ những cơn mưa thực “ mưa chiều nắng chếch” đến những
cơn mưa nhoè đi trong hư ảo đều gợi nên màu sắc nhục cảm ái ân, đều lồng
trong bóng hình của người phụ nữ: mưa long lanh mắt ướt, mưa trong tóc
xoã, mưa trên vai trần Ỷ Lan, mưa ngồi, mưa nằm lẳng lặng Mưa hiện lên
không những là một đối tượng được miêu tả mà còn như một chứng nhân,
chứng kiến những khát vọng yêu đương:
- Lẽo đẽo e đi vườn mai sau
Cúi nhặt chiều mưa dăm quả rụng
- Mưa nhung áp má bồi hồi
Nghe khô từng sợi mưa dài lặng im
Bao giờ trong mưa cũng là sự rạo rực, sinh sôi “Đi tìm đôi ếch cõng mưa rào
/ Khai giá thú”. Nhà thơ bằng việc sử dụng một hệ thống từ ngữ được lạ hoá
đã tạo nên những khoảng trắng trong thơ thấm nhoè mưa “ông chỉ đặt các sự
vật liền kề nhau hoặc ông truất hết quan hệ từ “ như” giữa chúng rồi chêm
bằng các thực từ cho chúng phát sinh làn nghĩa mới” (Chu Văn Sơn):
- Là mưa ái phi
tơ tằm óng chuốt
Ngón tay trắng muốt
nâng bồng Thiên Thai
- Hạt mưa chưa đậu
vai trần Ỷ Lan
- Nhớ lụa mưa lùa
Sồi non yếm tơ
Líp: K55A - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP

Hà Nội
25

×