BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
________________
VĂN THỊ LỆ HIỀN
HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC
TRONG THƠ HOÀNG CẦM
Chuyên ngành : Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh -2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu
Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại
học cùng tập thể các Thầy, Cô khoa Ngữ văn của trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phùng Quý Nhâm, người
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù, văn học thu hút sự quan tâm
nghiên cứu, sự tìm tòi, khám phám không chỉ với giới nghiên cứu mà rộng ra, với
cả những người yêu thích và biết thưởng thức văn chương. Bước vào thế giới đa
chiều văn học, mỗi người, bằng khả năng, sở trường, sự tâm đắc và niềm đam mê
của mình, sẽ bàn về văn học từ những góc nhìn khác nhau, những phương diện khác
nha
u của một lĩnh vực vốn phong phú về đặc điểm và đa dạng trong sự biểu hiện.
Việc tìm hiểu, đánh giá cái hay, cái đẹp, giá trị của một tác phẩm, một tác giả, một
trào lưu văn học cần rất nhiều thời gian và công sức. Những tác giả lớn là những đài
kỉ niệm sống, được xếp hàng ngang và mỗi tác p
hẩm hay là một nốt nhạc riêng,
mang cung bậc và sức âm vang riêng, làm nên sự phong phú, đa dạng với vẻ đẹp
độc đáo của khu vườn văn học.
1.2. Nền văn học ta giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX là
thời ngự trị của những đại danh hào, những giá trị cổ điển bậc nhất như: Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương…, những t
ên tuổi đã làm rạng danh nền văn học nước nhà. Và
giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, bên cạnh những tên tuổi như: Nam Cao, Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử…, Hoàng Cầm là một
hiện tượng tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Dấn thân trên bước đường kịch nghệ và thi ca, với Hoàng Cầm, đâu chỉ là cái
duyên mà như là một th
iên mệnh. Quả vậy, chất chứa trong hồn người thi sĩ Hoàng
Cầm là niềm mê đắm khôn nguôi với đời và với thơ ca. Phất cánh diều thơ từ rất
sớm, chàng thi sĩ tự nhận mình có duyên với làng quê và có nợ với thi ca ấy, trọn
đời một lòng chung thủy với nàng thơ, lấy thơ làm cứu cánh, làm mục đích và lẽ
sống cho mình. Tiếng thơ Hoàng Cầm không ồn ào mà khiêm nhường, lặng lẽ, sâu
lắng. Giọng thơ Hoà
ng Cầm mượt mà, đầy sức quyến rũ, bởi hơn ai hết, nhà thơ có
biệt tài trong việc khai thác chất men say của thơ và hơn thế, còn sở hữu một thế
giới nội tâm sâu thẳm và chiều sâu văn hóa làng quê Việt. Thơ ông đẹp vẻ đẹp thướt
tha mà dạt dào, hào sảng, óng ả, thanh cao mà ngọt ngào, lắng đọng. Bước vào thế
giới ấy, người đọc sẽ không
khỏi ngỡ ngàng trước nét bút tài hoa mà rất đỗi nguyên
khôi, một hồn thơ đặc biệt tinh tế và nhạy cảm. Vậy nên, dù gia tài văn chương thi
nhân để lại cho đời không thật nhiều song những tiếng vọng từ sâu thẳm tâm can
ông, qua thơ, lại có ấn tượng không nhỏ trong lòng người đọc.
1.3. Làm nên tên tuổi của Hoàng Cầm trên văn đàn, bên cạnh những sáng tác
thơ còn phải nói đến những tác phẩm văn xuôi và kịch thơ nổi tiếng. Đương nhiên,
chỉ với mảng sáng tạo đầy chất mộng của mình, Hoàng Cầm đã xứng đáng được
xem là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Giữa
mênh mông cuộc đời, tâm hồn anh minh, sâu lắng và luôn luôn rộng mở ấy,
tiếng
thơ tràn đầy nhiệt huyết và giàu trải nghiệm về cuộc sống ấy đã không thể lẫn vào
đâu được, càng không thể phai mờ được. Tuy vậy, đời thơ nhiều tìm tòi, nhiều trăn
trở Hoàng Cầm, trước nay vẫn chưa có được sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Sự
yêu thích và niềm trân trọng của người thưởng thức đối với thi phẩm ông là không
thể diễn tả hết nhưng việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những bà
i viết nhỏ, những
tiểu luận ngắn. Nhìn lại những cống hiến to lớn của Hoàng Cầm đối với nền thi ca
nước nhà, sẽ thấy, rất cần thiết phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu đối
với di sản thơ ca quý giá của ông, để cho, cuộc đời sáng tạo không mệt mỏi ấy được
tri ân một cách đúng nghĩa.
Với những lẽ trên, chúng tôi thực hiện luận văn nghiê
n cứu: Hồn – Tình –
Hình – Nhạc trong thơ Hoàng Cầm với mong muốn phát hiện ra những điểm sáng
giá trị trong thơ ông, khẳng định một lần nữa tài năng và những đóng góp nhất định
của thi nhân trong dòng chảy lớn của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Điều đó, thiết
nghĩ, có ý nghĩa không nhỏ đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập thơ
Hoà
ng Cầm.
2. Mục đích nghiên cứu
Ý thức được giá trị to lớn của nguồn thơ Hoàng Cầm, nhận thấy có những
vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây hoặc chỉ đề cập hoặc có quan tâm
khai thác, song vì lý do nào đó, đã chưa triển khai được một cách sâu sắc, chúng tôi
nghiên cứu mảng vấn đề: Hồn - Tình – Hình – Nhạc trong t
hơ Hoàng Cầm với mục
đích tìm hiểu những phần sâu hơn, khám phá được nhiều hơn chất ngọc tiềm ẩn
trong những sáng tác thơ của ông. Việc tiếp thu có chọn lọc thành quả nghiên cứu
của những người đi trước trong quá trình làm luận văn nhằm hướng đến trang bị
cho người đọc những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về di sản thơ Hoà
ng Cầm. Nét
văn phong riêng, sự sáng tạo đặc sắc và độc đáo của người nghệ sĩ tài hoa Hoàng
Cầm cũng được khẳng định theo đó.
Mục đích đặt ra là không nhỏ, những gì có thể làm được hẳn cũng chưa phải
là tất cả khi sự nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn. Dẫu vậy, bằng niềm say mê và
lòng nhiệt thành, chúng tôi rất mong mang lại những đóng góp mới mẻ, dù nhỏ, cho
ngành nghiên cứu văn học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nếu những vở kịch thơ và những trang văn xuôi của Hoàng Cầm bộc lộ một
bề dày văn hóa cùng những trải nghiệm về đời, về nghệ thuật sâu sắc và thấu đáo thì
suối thơ của ông chính là dòng sông tâm hồn ông – nơi luôn đầy ắp những con sóng
dạt dào, trẻ trung và ngọt mát. Quả là, ở lĩnh vực nào Hoàng Cầm cũng tạo ra được
ấn tượng đẹp trong l
òng người đọc. Song có lẽ, với thi ca, sức bung tỏa của tài năng
và mạch cảm xúc bất tận trong tâm hồn ông mới thực sự tuôn trào. Luận văn không
đề cập đến toàn bộ sáng tác của Hoàng Cầm mà chỉ tập trung nghiên cứu phần thơ
của thi nhân. Ở đó, chúng tôi cũng không bàn đến mọi phương diện về nội dung và
nghệ thuật mà chỉ đi sâu tìm hiểu cái hay, nét đẹp của thơ ông qua những yếu tố về
hồn thơ, tình thơ, hình ảnh và nhạc điệu trong thơ.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra ấy, chúng tôi khảo sát toàn bộ
sáng tác thơ của Hoàng Cầm, cụ thể qua những tập thơ: “Mưa T
huận Thành”, NXB
Văn hóa 1991; “Bên kia sông Đuống”, NXB Văn học 1993; “Lá Diêu Bông”, NXB
Văn học 1993; “Về Kinh Bắc”,
NXB Văn học 1994; “Men đá vàng”, NXB Văn
học 1995; và “99 tình khúc”, NXB Văn học 1996. Ngoài ra, Hoàng Cầm còn có
nhiều tác phẩm thơ được in trên các báo và tạp chí song chúng tôi chỉ xem đó như là
những tài liệu tham khảo hữu ích cũng như những sáng tác văn xuôi và kịch thơ vậy.
Tuy sự nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đế mà đề tài đặt ra nhưng để
những điều ấy được khai thác trọn vẹn, được làm
sáng rõ, người nghiên cứu đặt
chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với toàn bộ sáng tác của Hoàng Cầm,
với cả những sáng tác văn xuôi và kịch thơ của ông. Và trong chừng mực nhất định,
sự liên hệ, đối sánh những nét độc đáo, đặc sắc trong thơ Hoàng Cầm với sáng tác
thơ của một số tác giả trước, sau hay cùng thời với thi nhân nhằm khẳng định nét
đẹp riêng của tiếng thơ ông, xét thấy cũng là điều cần thiết.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thơ Hoàng Cầm như chính c
on người ông, thu hút sự quan tâm của mọi
người không phải bằng sự ồn ào, làm say mê lòng người không phải từ sự trau
chuốt đến bóng bẩy bởi lớp ngôn từ nhiều phép tắc. Vẻ đẹp thơ ông toát ra từ thế
giới tâm hồn,
từ tình cảm bao la mà rất mực chân thành của một nhà thơ suốt đời
tận tụy vì nghệ thuật, xem thơ là lẽ sống của mình. Sức quyến rũ kì lạ của thơ
Hoàng Cầm khiến cho những ai yêu thơ khó lòng mà dứt ra được, để rồi càng thấy
thương hơn, quý hơn tấm lòng và tài nghệ con người ấy. Tuy vậy, nhìn lại lịch sử
nghiên cứu văn học trước nay, có thể nói chưa có công trình nào nghiên cứu về thơ
Hoàng Cầm một cách toàn diện và có hệ thống. Dưới hình thức những tiểu luận,
những bài viết ngắn, giới nghiên cứu, phê bình, người giảng dạy và độc giả yêu
thích thơ Hoàng Cầm đã khám phá ra được những giá trị nhất định của thi phẩm
ông, khẳng định sự cống hiến to lớn của thi nhân trong nền văn học hiện đại.
Chí
nh thức bước vào làng Văn từ năm 1939 và thành công với nhiều vở kịch
thơ, nhưng phải nói, thơ là lĩnh vực Hoàng Cầm thử bút sớm nhất. Cậu bé ấy năm
lên tám tuổi đã thổi hồn mình vào trang thư tình trên nền thơ lục bát trao cho người
Chị yêu dấu của mình. Tuy vậy, thi nghiệp của ông chỉ thực sự được khẳng định khi
Bên kia sông Đuống ra đời. Bài thơ đã nâ
ng tên tuổi Hoàng Cầm lên trên đài thơ,
đứng cạnh các bậc liền anh Thế Lữ, Nguyễn Bính, Xuân Diệu…, và cùng với
những Lá Diêu Bông, Quả vườn ổi…, thơ Hoàng Cầm làm say lòng độc giả bằng
cách riêng của nó, thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Đến với thơ Hoàng Cầm, người nghiên cứu dù đứng ở góc độ nào, bàn về
phương diện gì cũng đều nhận ra cái tài thơ với tấm
lòng yêu thơ, yêu cuộc sống
hiếm thấy nơi ông, ngưỡng mộ thật sự vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách của thi nhân. Và ở
những mức độ đậm nhạt khác nhau, các bài viết thể hiện niềm ưu ái, sự đồng cảm
và trân trọng đối với những vần thơ chan chứa tình đời, tình người, ngút đầy nỗi
nhớ, niềm thương của
ông. Những bài viết ấy được tập hợp lại trong mấy quyển
sách sau đây: Quyển thứ nhất do Hoài Việt sưu tầm, biên soạn, có tên: Hoàng Cầm,
thơ văn và cuộc đời của NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997. Quyển thứ hai
của Vũ Tiến Quỳnh, quyển Lý luận phê bình – bình luận văn học, giới thiệu các tác
giả Hồng Nguyên, Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Quang Dũng và Hoà
ng Cầm,
NXB Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 1998. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lạc biên soạn
quyển Hoàng Cầm và giai điệu thơ Kinh Bắc, tập sách có sự tham gia của nhiều
giáo sư, tiến sĩ, nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng và được Hội Nghiên cứu và Giảng
dạy Văn học thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ xuất bản năm 2004. Quyển Hoàng
cầm – Tác giả, tác phẩm, tư liệu và quyển N
hà văn và tác phẩm trong nhà trường,
về hai tác giả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Cầm, được Nguyễn Bích Thuận và Lê
Lưu Oanh sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn nhiều bài viết về đời và thơ Hoàng
Cầm song phần lớn đã được giới thiệu trong những sách trên. Ngoài ra, còn có một
số bài nghiên cứu nằm rải rác trên các sách, báo và tạp chí, với những cách nhìn,
cách nghĩ khác nhau, tác giả mỗi bài viết đã góp những tiếng nói đầy ý nghĩa cho
việc nhìn nhận, đánh giá về sự nghiệp thơ ca H
oàng Cầm. Trong phạm vi giới hạn
của luận văn, chúng tôi điểm qua những bài nghiên cứu, phê bình, những bài viết có
liên quan và ít nhiều có ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu chuyên luận này.
Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm từ trước đến nay, có thể
thấy, thơ ông được tiếp cận theo hai hướng. Hướng thứ nhất gồm những bài giới
thiệu về cuộc đời và con người nhà thơ, những bài bình luận, đánh giá mang tính
khái quát về cái hay, nét đẹp và cả những điểm hạn chế trong thơ Ho
àng Cầm.
Hướng thứ hai đi vào phân tích, thẩm bình một số tác phẩm cụ thể nhằm cung cấp
những tư liệu cần thiết, những gợi ý hữu ích cho việc khám phá, cảm thụ tác phẩm
văn học nói chung và tác phẩm trong nhà trường nói riêng. Việc trình bày sơ lược
những hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm nhằm có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về đặc
điểm nội dung và nghệ thuật thơ ông là điều m
à chúng tôi mong muốn.
Theo hướng tiếp cận thứ nhất, người nghiên cứu trên nhiều phương diện
khác nhau đã đem đến cho người đọc những ấn tượng chung nhất về thơ Hoàng
Cầm. Tác giả các bài viết ấy là những nhà nghiên cứu, phê bình văn học nổi tiếng,
những nhà văn, nhà thơ và những người bạn thân thiết của ông. Đó là những tên
tuổi đư
ợc nhiều người biết đến như: Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Đức Hiểu, Hoài Việt,
Chu Văn Sơn, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Lai Thúy, Ngô Văn Phú, Nguyễn Xuân
Lạc…
Hoàng Cầm sinh ra và lớn lên trên đất Kinh Bắc huê tình, diễm ảo, vùng đất
đã nuôi dưỡng, bồi đắp cho hồn thơ Hoàng Cầm từ nhiều nguồn, nhiều phía. Nhận
định về điều nà
y, Nguyễn Xuân Lạc viết: “Ta từng biết một Nguyên Ngọc gắn bó
với rừng xà nu Tây Nguyên, một Quang Dũng phiêu diêu trong mây trắng xứ
Đoài,… nhưng dễ thường ít có thi nhân nào lại gắn bó đến mức máu thịt với quê
hương Kinh Bắc như Hoàng Cầm... Có sự hòa hợp cộng hưởng giữa thế giới Kinh
Bắc với hồn thơ Hoàng Cầm để làm nên một gương mặt thi nhân, một người thơ
Kinh Bắc quen mà lạ, với phong cách và sắc điệu riêng,
chỉ riêng ông mới có” [66,
tr.15]. Bài viết của Nguyễn Xuân Lạc về Hoàng Cầm và thơ ông tuy không thật dài
song đã bộc lộ một sự am hiểu sâu sắc về đời thơ này. Tác giả viết: “Người thơ ấy
đã đi một chặng đường thơ hơn nửa thế kỉ. Nhiều dáng thơ, kiểu thơ, lối thơ nhưng
vẫn chung một hồn thơ Kinh Bắc. Hồn thơ ấy đã lắng đọng và thăng hoa để làm
nên
những nét đẹp riêng của thơ Hoàng Cầm mà dường như chỉ ông mới có” [66, tr.20].
“Những nét đẹp riêng” ấy trong thơ Hoàng Cầm được người viết nhận ra từ những
chiếc Lá Diêu Bông, từ Cây Tam Cúc, Quả vườn ổi, từ Bên kia sông Đuống…, từ cả
tập Mưa T
huận Thành, Về Kinh Bắc..., và được khẳng định đó là “cái đẹp kì ảo”,
“lý tưởng”, là “cái đẹp của thơ siêu thực”, “thơ của cái viết tự động”.
Thơ Hoàng Cầm là vậy, làm khó ngay cả những người thật sự am hiểu và
yêu thích thi ca. Nghĩ về thơ ông, Nguyễn Đăng Mạnh băn khoăn: “Hình như có
một không gian Kinh Bắc rất đỗi cổ kính trong thơ anh” [66, tr.26]. Cùng suy nghĩ
ấy, Nguyễn Xuân Lạc khẳng định: “Cái may mắn lớn nhất trong đời thơ ông là được
hút nhụt ngọt từ vườn hoa thơ diễm tình Kinh Bắc. Và vùng đất thơ ấy đã nuôi
dưỡng, ôm ấp, nâng đỡ cho hồn thơ ông bay lên” [66, tr.24]. Đây là điều không ai
có thể phủ nhận trước mỗi thi phẩm của Hoàng Cầm, mà có chăng chỉ là những
cách nói khác nhau, xuất phát từ những điểm nhìn khác nhau.
Thật vậy, Đỗ Đức Hiểu trong bài viết Hoàng Cầm, đã nói: “Tính hiện đại của
thơ Hoà
ng Cầm không phải là như ở thơ Vũ Hoàng Chương (nhà thơ đô thị với phố
xá đô thị, sàn nhảy đô thị, tiệm hút đô thị…), mà là một vùng cỏ cây, sông hồ nhẹ
bay của thôn quê Kinh Bắc, được siêu thực hóa thành cỏ Bồng Thi, cầu Bà Sấm, bến
Cô Mưa và lá Diêu Bông, hay những người con gái mờ ảo, những mối tình hư ảo xứ
Kinh Bắc, xóa nhòa trong mưa bụi ba
y” [66, tr.30]. Còn Nguyễn Đăng Điệp thì
khẳng định: “Chắc hẳn, nếu tước đi cái không khí Kinh Bắc thì có lẽ thơ Hoàng
Cầm sẽ hết thiêng! Bởi lẽ, “Kinh Bắc đã trở thành quê thiêng – quê thơ – quê tình
trong thơ Hoàng Cầm”, và “Vũ trụ thơ ấy thực chất là hồn quê Kinh Bắc rung lên
qua những sợi dây thần kinh thi ca nhạy cảm được ươm ủ từ thời ấu thơ” [
66, tr.44].
Hiểu rõ điều đó, lại có diệp đi sâu nghiên cứu vườn thơ Hoàng Cầm, Nguyễn Đăng
Điệp đi đến kết luận: “Trong thơ Việt Nam thế kỉ XX, chưa một ai sánh được
Hoàng Cầm khi viết về Kinh Bắc” [66, tr.44]. Phải có một cái nhìn bao quát, sự am
hiểu sâu sắc và lòng yêu thích thực sự về thi giới Hoàng Cầm, người viết mới có thể
đưa ra được những lời n
hận định đầy sức thuyết phục như vậy. Những nhận xét như
thế tuy có phần cảm tính và chủ quan nhưng kì thực bắt nguồn từ chính hồn thơ
Hoàng Cầm, từ những trang thơ giàu sức lan tỏa của ông.
Thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, Nguyễn Đăng Mạnh
gọi đó là “phạm trù siêu thơ”. “Một thứ thơ hướng nội ở độ sâu thẳm n
hất. Nó đi
hẳn vào cõi tiềm thức, vô thức và diễn tả bằng chính ngôn ngữ mông lung vô thức”
[66, tr.28]. Ông cũng cho rằng: “Sáng tạo ra thứ thơ này phải là những nhân cách
vô cùng trung thực, trung thực với mình, trung thực với người” [66, tr.28]. Chính
phẩm chất tốt đẹp ấy đã giúp Hoàng Cầm tạo nên phong cách riêng, vẻ đẹp riêng
cho thơ ông. Và cũng từ đó, nhiều sự nghiên cứu đã chú ý đến đặc điểm
này của thơ
ông. Nguyễn Đăng Điệp xem Hoàng Cầm là “Người dệt thơ từ những giấc mơ”;
Nguyễn Xuân Lạc khẳng định cái đẹp trước hết trong thơ Hoàng Cầm là “cái đẹp kì
ảo, lý tưởng trong thơ tình”, và là “cái đẹp của thơ siêu thực, thơ của cái viết tự
động” [66, tr.20-21]; còn Đỗ Lai Thúy thì nhận định: “Có thể Hoàng Cầm không có
lý luận, không có tuyên ngôn như nhóm siêu thực của Bréton, nhưng trên thực tế
ông đã sáng tạo như họ” [66, tr.56]. Cũng trên quan điểm ấy, Đỗ Đức Hiểu viết về
Mưa Thuận Thành: “Mưa Thuận Thành là thế giới siêu Thuận thành, siêu Kinh Bắc,
siêu mưa” [66, tr.30].
Tìm
hiểu thơ ông, nhất là những sáng tác ở giai đoạn sau, nhiều nhà nghiên
cứu, điển hình như Nguyễn Đăng Điệp, đã khẳng định: “Đó là tiếng vọng của cõi
mơ, là sự siêu thăng của vô thức” [66, tr.52]. Dễ hiểu hơn, Đỗ Lai Thúy nói: “Đó là
thơ của tiềm thức, của giấc mơ, mê sảng, của cái viết tự động…” [66, tr.56]. Một
chỗ khác, tác giả viết: “Nhà thơ chìm
vào tiềm thức để cho ngòi bút tự tuôn chảy”.
Điều kì lạ mà hết sức thú vị này, chính Hoàng Cầm đã chia sẻ trong nhiều
bài viết của mình. Trong Đôi dòng tâm tưởng về thơ, thi nhân viết: “Thơ, từ những
khát vọng người, từ vùng u huyền, bí ẩn nhất, bật ra như một điệu đàn, như một
hình bóng, bất chợt, như tiếng nói các thần linh không biết tự thưở nào” [
101, tr.89].
Sự thật, nhiều bài thơ của Hoàng Cầm đã ra đời như vậy, và sự thật, đó là những tác
phẩm được độc giả yêu thích trước nay. Nhà thơ tâm tình: “Nói chung, hầu hết
những bài thơ được độc giả yêu thích trong nhiều năm của tôi, bao giờ cũng bắt đầu
một cách vi diệu là từ ngoài tôi, vẳng lên đôi ba câu nghe rất rành rẽ giọng phụ nữ
lảnh l
ót mà rất xa, như hát mà như đọc” [101, tr.93]. Kì thực, đó chính là tiếng nói
dội lên từ tiềm thức thi nhân, những gì tưởng đã lắng đọng thật sâu trong hồn ông
bỗng có lúc vọng về, thổn thức, khôn nguôi. Gọi là “thơ của giấc mơ”, chớ hiểu
giấc mơ theo nghĩa thông thường của nó, bởi giấc mơ ấy thật diệu kì mà chẳng mấy
ai có đuợc. Đó là kết quả của ba
o đêm thao thức không ngủ, là sự thăng hoa của một
hồn thơ, là sự kết tinh máu thịt của cuộc đời và tâm hồn nhà thơ. Trong “những liên
tưởng đứt đoạn, những hình ảnh rời rạc là rất nhiều các khoảng trắng, các dấu
lặng... Tất cả trôi đi trong một nhịp điệu thôi miên” [66, tr.56], Đỗ Lai Thúy viết.
Vậy nên, tì
m hiểu thơ Hoàng Cầm, nhất định phải nhìn thât kĩ, thật lâu và phải thật
sâu nữa. Sẽ thấy, trên trang thơ ông, những khoảng lặng ấy chất chứa thật “nhiều
xót xa, nhiều bi kịch, không nói” [66, tr.31]. Thấy được điều này trong thơ Hoàng
Cầm xem như chúng ta đã tiếp cận được một đặc điểm thi pháp của thơ ông.
Quan tâm nhiều đến nỗi ẩn ức, khối tình nghẹn ứ đầy trong lồng ngực thi
nhâ
n, trong bài Ấn tượng thơ Hoàng Cầm, Chu Văn Sơn viết: “Thứ tình nào làm
thành ẩn ức của nguồn thơ Hoàng Cầm? Một mối tình non? Mối tình câm? Mối tình
đau? Không, một mối tình nghẹn! Như cây lúa nghẹn đòng, như cây chuối nghẹn
buồng…Thơ Hoàng Cầm là thứ hoa trái vật vã mộng du, óng ả thanh cao mà phong
trần lận đận của nỗi nghẹn ngào đó” [151, tr.285-286]. Bài viết thuyết phục người
đọc bằng sự lý giải sâu sắc mối liên quan mật thiết giữa thế giới tinh thần, tình cảm
của nhà thơ với thi phẩm
ông, bằng những viện dẫn về cuộc đời và về thơ được rút
ra từ nhiều tác phẩm của thi nhân.
Luận giải về chất thơ Hoàng Cầm, Chu Văn Sơn đề cập đến vấn đề nhạc thơ,
điệu thơ Hoàng Cầm. Cụ thể, ông nói đến tình điệu riêng trong thơ Hoàng Cầm:
“Có cảm giác điệu thơ Hoà
ng Cầm như con hạc đầu đình muốn bay không cất nổi
mình mà bay, nó là những sải cánh, đập cánh chới với, chơi vơi” [151, tr.289]. Nửa
sau bài nghiên cứu, phần bàn về “sự hội nhập của nghệ thuật Hoàng Cầm”, qua đi
sâu phân tích bài thơ Cây Tam Cúc, tác giả Chu Văn Sơn bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận
của mình về “bản lĩnh nghệ thuật quái kiệt” của nhà thơ này. Theo Chu Văn Sơn,
“Cây Tam Cúc là một trong những bài cao thủ nhất của Hoàng Cầm, một tìm tòi
thành công trong thi pháp của ông”, “là cái giá đã trả được của đời thơ Ho
àng Cầm”
[151, tr.291-297]. Ở đó, chàng thi sĩ tài hoa, đa tình này “đã biết tiết chế tình cảm
của mình, đã nén chìm tính biểu cảm vào câu chữ, để nỗi nghẹn ngào khuất chìm
trong câu chữ đặng kí thác trọn vẹn vết thương tủi cực của số phận mình” [151,
tr.297].
Đồng cảm với Chu Văn Sơn, trong bài Đọc Mưa T
huận Thành của Hoàng
Cầm, nhà văn Phạm Thị Hoài viết: “Trước hết, tôi thấy Hoàng Cầm đẹp và xa cách.
Thật lạ lùng, là thực ra hầu hết những gì tạm gọi là chất liệu làm nên thế giới thơ
ông đều còn nguyên cả đấy, thực ra không xa vời, không siêu nhiên hoang đường gì
hết, mà hồn thơ ông vẫn là một người khách xa…” [151, tr.250]. Ngẫm về điều đó,
nhà văn cho rằng: “Hoàng Cầm có
một hệ lời tinh vi và lắt léo… Cái hệ lời ới hời vi
vút sấp ngửa khép nép nghiêng ngửa mê và tê mê vời vợi ấy lại đi đôi với một âm
vận rất riêng, dường như đã được gọt rũa tính toán cho không còn một chút ngẫu
nhiên nào lọt lưới… Tất nhiên là Hoàng Cầm cầu kì. Bất kì câu nào của ông cũng
tiêu tao yểu điệu…” [151, tr.250-251].
Phạm Thị Hoài bộc lộ cảm nhận của m
ình: “Lần đầu đọc thơ ông, tôi hơi bối
rối trước những từ ngữ không ngờ có thể đặt cạnh nhau, những hình ảnh không ngờ
có thể nối tiếp nhau để xuất hiện những thi tứ không ngờ và một nhạc điệu không
ngờ” [151, tr.255]. Chính khả năng liên tưởng kì lạ đã “gợi về cho ông những cảm
xúc đang lang thang đâu đó, đã xâu chuỗi những hình ảnh, đã lảy ra những từ ngữ,
nhạc điệu không thể có nổi ở một trường liên tưởng nông cạn, nghèo nàn, hoặc tầm
thường hơn” [151, tr.256], Phạm Thị Hoài kết luận.
Về phương diện tình cảm trong thơ Hoàng Cầm, nhân đọc Mưa Thuận
Thành, Phạm Thị Hoài nhận xét: “Thế giới tình cảm của Hoàng Cầm trong Mưa
Thuận Thà
nh, dù gồm nhiều mảng rất khác nhau, chỉ xót xa phiền muộn, yểu điệu,
yếu ớt, tinh vi, nhiều mặc cảm, nhiều nữ tính” [151, tr.253]. Còn Về Kinh Bắc thì
“cho đến bây giờ vẫn tiếp tục mang vầng hào quang riêng…, và chỉ cái tên riêng
của nó thôi đã hứa hẹn, và hơn cả hứa hẹn: đã thiết lập hẳn một không gian tinh
thần đặc trưng” [151, tr.248]. Đó chính là không gian văn hóa Kinh Bắc.
Nghĩ về hồn thơ ấy, Hoà
ng Như Mai viết: “Đọc thơ Hoàng Cầm, ta cảm
tưởng như nhà thơ viết một mạch, một hơi những lời từ trái tim nhà thơ rót thẳng
vào lòng người đọc, không sắp xếp, không điểm trang, như nước suối từ khe đá
tuôn ra, như hoa mọc tự nhiên ngoài đồng nội. Thơ Hoàng Cầm mang sự nguyên
trinh của tình cảm, không trải qua một sự chế biến nà
o, không thêm một chút phụ
gia nào” [66, tr.82]. Về điều này, Lê Hồng Lâm cho rằng: “Hoàng Cầm làm thơ
không bao giờ có chủ ý từ trước mà phần lớn bắt nguồn từ một rung cảm, một kỉ
niệm, một chuyện cũ hay một nỗi đau buồn nào đấy… Những tập thơ của ông đều
xuất phát từ những cảm xúc đó và xuyên suốt trong thơ là chất trữ tình bay bổng
của một vùng văn hóa phồn thực Kinh Bắc, của một
con chim vàng với giọng hót
lảnh lót, của một cây đàn hoàng tử với âm điệu lịch lãm sang trọng ngân vang mãi
trong nền thơ Việt Nam” [152, tr.69].
Khái quát về đường thơ Hoàng Cầm, trong bài viết Đến với Hoàng Cầm,
Hoài Việt nói rằng: “Trước 1945, trong bảng phong thần của các nhà thơ mới chưa
có tên anh”. Tháng ngày qua, người ta ngỡ ngàng nhận ra “con chim có bộ lông
vàng quen nhả giọng véo von” ấy hóa ra là “một người làm vườn cần mẫn cuốc xới
trên mảnh đất hương hỏa, gie
o vãi những hạt hoa nhài, hoa ngâu… xen vào hoa
păngxê, hoa tuylíp. Vườn hoa thơ ấy bỗng trở nên đẹp lạ lùng” [151, tr.7-12].
Không tình nguyện làm một “phu chữ” như Lê Đạt, nhưng Hoàng Cầm cũng
quan niệm: “Thơ là thành tựu của cả tâm lực (dụng công trong việc đầu tư chất
xám) và thần lực (như có tiếng một người nào đó từ th
âm cung nội tâm hay từ cõi
mịt mờ hư ảo của xứ sở tâm linh thì thầm bên tai). Thơ là thành tựu của cả hữu thức
lẫn vô thức” [66, tr.36-37]. Cũng chẳng vướng vào bệnh cầu kì hình thức, quá xem
trọng việc mạ hình đẽo chữ trong sáng tác. “Con chữ trong tay anh như âm binh
trong tay phù thủy có tài phù phép. Anh muốn thổi hồn vào con chữ” [66, tr.38].
Thơ Hoàng Cầm do vậy có sức gợi cảm rất lớn, làm lay động cả tâm thức người
đọc. Nhận rõ điều đó, qua bài viết, Hoài Việt bày tỏ tình cảm, niềm tâm đắc của
mình về nhiều phương diện của tài thơ này.
Về vấn đề sáng tạo hình ảnh trong thơ, Hoài Việt ghi nhận: “Anh không
thuộc trường phái cấu trúc luận nhưng lại rất có duyên cấu trúc hì
nh ảnh trong thơ”
[66, tr.38]. Về khả năng dùng chữ thì biệt tài của “con người mái tóc bụi tro này là
việc mày mò tìm ra cái lẫn đằng sau chữ, tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, tạo nên
bề dày chữ nghĩa, không chỉ nổi mà còn chìm…” [66, tr.38]. Và với những gì đã có,
Mưa Thuận Thành, Về Kinh Bắc, Men đá vàng và 99 tình khúc, Hoàng Cầm nghiễm
nhiên được coi là “một cao thủ trong làng thơ hiện đại” [151, tr.11].
Bài nghiên cứu Hoàng Cầm và 99 tình khúc của Trần Mạnh Hảo đá
nh giá về
thơ Hoàng Cầm trên cả hai phương diện: thành công và hạn chế, cái hay và điểm
khuyết của nó. Qua đây, một lần nữa, cái đẹp, nét duyên của đời và thơ Hoàng Cầm
được ghi nhận: “Hoàng Cầm trong đời và trong thơ vốn là một thi khách tài hoa và
một ái khách đào hoa… Nhà thơ đã lấy yêu làm nghiệp để trang trải cái nghề thơ
vốn nhiều oan khiên của mình” [109, tr.110]. Bằng sự thấu hiểu và đồng cảm, tác
giả nói tiếp: “Chừng như nhà thơ có duyên phận với nỗi đau, nên cứ đụng vào nỗi
đau, thơ ông lại được người đọc cảm thông, chia sẻ” [109, tr.115]. Tuy chỉ đi sâu
bàn về 99 tình khúc nhưng những lời nhận định của tác giả lại có ý nghĩa với mọi
thi phẩm của Hoàng Cầm và đặc biệt với mảng thơ t
ình của ông. Trần Mạnh Hảo
khẳng định: “Tựu trung, thơ tình Hoàng Cầm đằm thắm, nồng nhiệt, thậm chí mê
cuồng nhưng không kém phầm quằn quại đau thương” [109, tr.113].
Lại nói về chữ nghĩa trong thơ Hoàng Cầm, cũng như Hoài Việt, Trần Mạnh
Hảo cho rằng: “Hoàng Cầm rất giỏi dùng chữ nghĩa, rất sành điệu trong kĩ thuật
thơ” [109, tr.116]. Tuy vậy, cũng có khi vì quá đỗi cầu kì m
à “cho chữ nghĩa chơi
son phấn, cho vần điệu lụa là quá xá rồng bay phượng múa, khiến cái Chân Mộc có
lúc bị tổn thương” [109, tr.124]. Theo Trần Mạnh Hảo, chính sự thiếu trong sáng
của những câu, những chữ quá ư cầu kì ấy đôi khi “đánh bạt” đi ý nghĩa của thơ,
“đánh hỏng” tình thơ, “người đọc không còn thấy thơ đâu nữa mà chỉ toàn những
chữ mạ kền, chữ và
ng mã nhóng nhánh thông thênh…” [109, tr.117].
Chia sẻ với suy nghĩ của Trần Mạnh Hảo, Phạm Thị Hoài nhận xét: “Sự lắt
léo quá mức của ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm có khi chẳng giúp được gì… Lắm chỗ
cứ ngang phứa lên, phá kỉ lục của cả những tay chơi thượng hạng nhất, tuy có chỗ
chỉ là một sự chơi không thấm thía lắm, không làm người đọc bàng hoàng bởi một
sự phi thường nào đó phát lộ qua vài con chữ…” [151, tr.251]. Nhà văn đi đến kết
luận: “Có thể say mê Hoàng Cầm, cũng có thể khó chịu, hoặc cả hai thứ một lúc”
[151, tr.257]. Dù vậy, “cũng có thể thuần túy thán phục tài thơ ông, học ở ông, thậm
chí chịu ảnh hưởng của ông…” [151, tr.257]. Trong bài viết 75 tuổi… Hoàng Cầm,
Lê đạt phát biểu: “Trong hàng ngũ các nhà thơ kháng chiến, ngoài
Tố Hữu ra có lẽ
ít người nổi tiếng như Hoàng Cầm. Cái quá nổi tiếng ấy cũng có mặt không hay. Nó
khiến một số người vội vã liệt anh vào hàng dễ dãi” [151, tr.237].
Đánh giá chung về đời thơ Hoàng Cầm, Phạm Thị Hoài cho rằng: “Hoàng
Cầm quả thật là một trong số không nhiều lắm những người lập được cho mình một
vương quốc thơ riêng, với nền móng, bản sắc và các nghi thức không thể trộn lẫn”
[151, tr.257]. Hoàng Cầm
– cái tên ấy, vì thế đã được tiếp nối vào danh sách không
dài lắm những tên tuổi sống mãi trong lòng bạn đọc.
Tóm lại, những kiến giải tuy không giống nhau song trong chừng mực nào
đó, thể hiện sự thống nhất trong cách nhìn nhận, đánh giá về thơ Hoàng cầm, sự
ngưỡng mộ, quý trọng đối với tài năng thơ của thi nhân. Sẽ càng có ý nghĩa nếu đời
thơ ấy nhận đư
ợc ngày càng nhiều sự thấu hiểu, lòng yêu thương cùng niềm cảm
thông của người đọc.
Hướng tiếp cận thứ hai đi sâu phân tích, tìm hiểu một số tác phẩm nổi tiếng,
tiêu biểu cho hồn thơ Hoàng cầm như: Bên kia sông Đuống, Lá Diêu Bông, Cây
Tam Cúc… Trong đó, Bên kia sông Đuống – một tác phẩm đặc sắc được chọn giảng
dạy trong nhà trường phổ thông – đư
ợc quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Ở đây,
chúng tôi đề cập đến một số bài viết của những tác gia như: Hà Minh Đức, Hoàng
Như Mai, Lê Trí Viễn, Trần Đăng Xuyền, Phạm Tiến Duật…
Ngay từ lúc ra đời đã gây một tiếng vang lớn, thi phẩm Bên kia sông Đuống
thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Hoàng Như
Mai nhận định: “Bài thơ Bên kia sông Đuống là một sáng tác tiêu biểu trong t
hời kì
kháng chiến chống Pháp. Nó thể hiện sâu sắc, cảm động cuộc sống, tâm trạng, ước
vọng của nhân dân Việt Nam” [66, tr.91]. Trong bài Hoàng Cầm và các bài thơ Bên
kia sông Đuống, Lá Diêu Bông, Hà Minh Đức cũng khẳng địng giá trị bất hủ của
Bên kia sông Đuống: “Bài thơ đã nói lên được khá sâu sắc tình cảm với quê hương
đất nước, vẻ đẹp của vùng quê Kinh Bắc, tội ác của kẻ thù trên quê hương và tấm
lòng của người con nơi xa khi nghĩ về làng quê trong cảnh ngộ đau lòng đó” [132,
tr.100]. Có thể nói Bên kia sông Đuống đã mang được tấm lòng của nhà thơ đến với
quê hương.
Tâm đắc về những dòng thơ tuyệt bút trong bài Bên kia sông Đuống, về sắc
màu và âm thanh trên dòng sông thơ của Hoàng Cầm, nhà thơ Phạm Tiến Duật phát
biểu: “Trong thơ ca ta, kể từ xưa đến nay, chưa có bài thơ nào viết về quê hương
quan họ mà màu sắc văn hóa đông kết một cách xuất sắc như trong bài thơ này của
Hoàng Cầm” [66, tr.101]. Và chỉ mấy tiếng Bên kia sông Đuống thôi, theo Phạm
Tiến Duật, cũng “gợi nên một tình thế dân c
a sẽ là dòng nhạc chính trong cả phức
điệu trôi xuôi”, là “âm hình chủ đạo của cả bản sônat thơ dào dạt tình đời này” [66,
tr.100]. Nhìn Bên kia sông Đuống bằng cái nhìn đậm tính nhạc và đầy chất thơ ấy,
nhà thơ thấy “dòng sông Đuống như sáng rực lên, hắt ánh sáng ngũ sắc lên quê
hương, lộng lẫy một cách xa xót và xa xót một cách lộng lẫy đến kì
lạ” [66, tr.101].
Bình về tính nhạc trong bài thơ, Lê Trí Viễn nói đến cái giọng, cái điệu, cái
tông, nốt, âm thanh… của nhạc phẩm thơ này. Ông nói: “Bài thơ là một âm điệu tha
thiết, đau thương sâu sắc mà vẫn là dịu nhẹ, sâu xa, không ồn ào, to tiếng” [109,
tr.226]. Cái độc đáo của bài thơ, theo giáo sư, là đã mang “một giọng điệu nghĩa
tình thấm sâu, đi thẳng vào lòng người” [109,
tr.231].
Qua Bên kia sông Đuống, Trịnh Thanh Sơn đánh giá tài năng sáng tạo của
Hoàng Cầm: “Kể từ bài Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm đã tự lập nên một trường
thơ riêng, một gạch nối cực kì ngoạn mục giữa cổ điển và hiện đại, giữa đài các và
dân dã, giữa duy tâm và duy lý, vừa hiện hữu vừa thoát tục, vừa trần thế vừa bồng
lai… Hoà
ng Cầm như một con nhện vàng, ngày đêm miệt mài giăng tơ. Ông chăng
tơ không phải để bắt ruồi muỗi mà để bắt bóng giai nhân. Người xưa có câu thả mồi
bắt bóng là để nói về Hoàng Cầm và về thơ Hoàng Cầm là như vậy” [28, TT]. Đỗ
Lai Thúy thì cho rằng: “Hoàng Cầm là người kế tục Thơ Mới không phải như một
sự ké
o dài, mà như là sự phát triển, sau một đứt đoạn. Chỗ đứt đoạn tuyệt vời ấy là
Bên kia sông Đuống” [66, tr.55].
Viết về Bên kia sông Đuống, bài nghiên cứu của Trần Đăng Xuyền thể hiện
một sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Tác giả bài thơ được ngợi ca trước hết bởi
những tình cảm thật đẹp: “Tình yêu tha thiết, say m
ê vùng quê Kinh Bắc vốn tiềm
tàng, chất chứa bấy lâu trong hồn thơ ông, chỉ chờ một hoàn cảnh nào đấy là bùng
lên mạnh mẽ, trào ra đầu ngọn bút thành những vần thơ dòng dòng cảm xúc” [66,
tr.105]. Và Bên kia sông Đuống là ngọn lửa tình cảm cháy lên từ dòng mạch cảm
xúc cuồn cuộn bao nỗi nhớ thương, tiếc nuối, đau đớn, xót xa, căm giận… trong
lòng thi nhân. Đồng cảm sâu sắc với nhà thơ cũng như nắm bắt được linh hồn của
tác phẩm, Trần Đăng Xuyền nhận ra: “Trên một cái nền nhạc buồn, cái hồn của quê
hương, cái hồn của dân tộc phảng phất trong mỗi dòng thơ” [66, tr.112].
Cùng cảm nhận ấy, Vũ Dũng cho rằng: tìm hiểu bài thơ Bên kia sông Đuống
bên cạnh lưu ý đến chất Kinh Bắc trong hồn nhà thơ, phải thấy được tình huống,
hoàn cảnh khơi dậy mạch nguồn cảm xúc trong ông. Sẽ hiểu vì
sao “Bài thơ là một
dòng thác tình cảm tuôn trào. Nó không muốn dừng lại để chọn lựa và gọt rũa từng
câu, từng chữ. Nó cứ trào ra từng đợt, từng đợt như những đợt sóng tình cảm, cảm
xúc, và mỗi đợt như thế lại gọi dậy một cách tự nhiên trong kho kí ức, hàng loạt kỉ
niệm đẹp nhất, thân thiết nhất về quê hương mình…” [109, tr.233]. Bài phân tích
khá tỉ mỉ và ấn tượng của Tạ Đức Hiền về bài thơ Bê
n kia sông Đuống cuối cùng
cũng đi đến kết luận: “Có thể nói cảnh sắc và con người Kinh Bắc đã tạo nên chất
tài hoa, độc đáo trong thơ Hoàng Cầm. Chất Kinh Bắc làm nên vẻ đẹp thẩm mĩ của
bài thơ Bên kia sông Đuống để ta yêu quý và trân trọng [158, tr.560].
Trong bài Bên kia sông Đuống, niềm xót xa, tiếc nhớ gửi về quê hương trong
cảnh điêu tàn, Phan Huy Dũng khẳng định: “Hoà
ng Cầm vốn hay nói về miền quê
Kinh Bắc cổ kính, thì ở đây, trong Bên kia sông Đuống, miền quê ấy hiện lên đầy
màu sắc” [66, tr.92]. Và theo Phan Huy Dũng: “Dòng chảy của thơ Hoàng Cầm
trước hết là dòng chảy lãng mạn. Điều đó cũng được chứng minh cụ thể qua bài thơ
này – một bài thơ của sự giãi bày miên man, của tâm trạng ứ đầy đòi hỏi phải đư
ợc
bộc lộ hết” [66, tr.92]. Người viết nói tiếp: “Thơ Hoàng Cầm cũng thấp thoáng nét
tượng trưng, thậm chí siêu thực với sự xuất hiện của những câu thơ đột xuất, thần
tình, khó giải thích, ở sự khởi đầu linh diệu của nhiều bài thơ, ở sự chập chờn trong
những cơn mê không dứt. Bên kia sông Đuống không xa những điều vừa nói
” [66,
tr.92]. Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Vinh dự thay cho thi sĩ Hoàng Cầm, trong cuộc
đời sáng tác hơn nửa thế kỉ của mình, đã tạo được một vài bài thơ như thế” [66,
tr.29].
Với Bên kia sông Đuống, tên tuổi Hoàng Cầm được rạng danh trên vòm trời
thơ Việt Nam hiện đại, nhưng sự thành công của đời thơ này còn ở Lá Diêu Bông,
Quả vườn ổi… Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “H
oàng Cầm của Men đá vàng, của Mưa
Thuận Thành, theo tôi nghĩ là người kế tục (xa, rất xa) Thơ Mới, với Lá Diêu Bông,
Quả vườn ổi, Cỏ Bồng Thi…” [66, tr.91]. Đó là những tác phẩm được xem như
bằng chứng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Hoàng Cầm. Nói như
Nguyễn Đăng Điệp: “Nếu được quyền chọn lấy những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ
Hoà
ng Cầm, tôi sẽ chọn Bên kia sông Đuống, Lá Diêu Bông, Cây Tam Cúc, Về với
ta. Bốn bài thơ mang bốn vẻ đẹp riêng nhưng bài nào cũng có Kinh Bắc, bài nào
cũng khép mở những ẩn khuất dục tình, bài nào cũng mở ra khát vọng về cái đẹp
bình dị mà thanh cao…” [66, tr.53].
Sau Bên kia sông Đuống, có lẽ, khi nói đến Hoàng Cầm, người ta nhớ đến Lá
Diêu Bông. Suy ngẫm về chiếc lá kì diệu đầy bí ẩn ấy, Hà Minh Đức nhận ra: “Ở
Hoàng Cầm, chất say thơ tựa như mối duyên tiền kiếp,
nên tâm hồn dường như vừa
sống trong thực tại vừa sống trong hoài niệm, ước mơ. Trải qua bao thăng trầm thế
sự, tâm hồn ấy “được dựng nên bằng nhiều lớp kỉ niệm của tuổi trẻ gắn với một
vùng đất quê hương đẹp, giàu có, thơ mộng” [132, tr.101]. Cuộc đời nhờ đó mà có
Lá Diêu Bông! “Bài thơ đã để lại những ấn tượng đẹp,
bình dị mà rất nên thơ…”
[132, tr.104]. Về ẩn ý của bài thơ, “tôi nghĩ rằng anh muốn nói đến hiện thực và mơ
ước như một bi kịch trong tình yêu lứa đôi” [132, tr.104]. Rộng ra, ấy là “bi kịch
ngàn đời của con người, là những mong ước mà con người suốt đời lặn lội tìm
kiếm”, theo Lê Tiến Dũng [66, 399].
Mai Thục khẳng định: “Lá Diêu Bông chính là ẩn ức của Hoàng Cầm về một
tình yêu đã mất” [151,
tr260]. Kiến giải về điều đó, người viết cho rằng: “... càng
đọc, càng thấy âm vang tiếng vọng của ngàn xưa, thân thương gần gũi mà xa xôi
vời vợi… Lá Diêu Bông xôn xao một thế giới riêng như ảo, như thực ẩn hiện giữa
một không gian mênh mông của đồng quê Việt Nam” [151, tr.259].
Đánh giá về bài thơ Cây tam cúc, Đặng Tiến viết: “Cây tam cúc là một bài
thơ hay, tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật của Hoàng Cầm. Từ một trò chơi
dân gian khá phổ biến, tác giả đã sáng tạo nên một bức tranh trữ tình đặc sắc và
phong phú, đã vẽ lên giấc mơ hạnh phúc, giấc mộng lứa đôi…” [66, tr.60]
. Phần
quan trọng của thi phẩm đã được người viết chú trọng – Không khí và văn hóa quan
họ. Chính nhờ yếu tố ấy mà bài thơ có thêm hương sắc. “Nó chuyên chở tình người,
tình quê nhiều hơn luyến ái lứa đôi” [66, tr.61].
Cùng với nội dung, phương diện nghệ th
uật của bài thơ cũng được tìm hiểu
kĩ lưỡng. Đặng Tiến nhận xét: “Thơ Hoàng Cầm giàu âm điệu… Cây tam cúc là
một bài thơ ngắn dồi dào nhịp điệu vào hàng đầu trong thơ Việt” [66, tr.61]. Bên
cạnh đó, hệ thống ngôn từ được sử dụng một cách tài hoa và tinh tế, từ cách chọn
chữ đặt câu, đến cách xe kết âm thanh, nhịp điệu, m
àu sắc, hình ảnh, tác phẩm theo
đó hiện ra trong một cấu trúc đặc biệt – “một tấm áo đẹp, một họa phẩm tuyệt vời”
[66, tr.62].
Tóm lại, đó là những tác phẩm được quan tâm nghiên cứu sâu sắc, được xem
là bằng chứng tiêu biểu cho thành tựu nghệ thuật của đời thơ Hoàng Cầm nói riêng
và của nền thơ hiện đại nói chung. Trên cơ sở phân tích, lý giải, nhận định những
giá trị nội dung và nghệ thuật của thi phẩm Hoàng Cầm, các nhà nghiên cứu đã giúp
người đọc thấy được một hồn thơ tài hoa, quyến rũ, một phong cách thơ độc đáo và
đặc sắc.
Hành trình thơ dẫu có lúc gập ghềnh, trắc trở, nhà thơ ấy đã nâng những cánh
thơ của m
ình lên đài vinh quang và bền bĩ đẩy chiếc xe thơ đi hết con đường thiên
mệnh của nó. Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm, chúng tôi nhận thấy,
những hướng tiếp cận khác nhau tuy cũng có những điểm khác nhau trong sự đánh
giá về thơ ông s
ong nhìn chung đều thống nhất cho rằng:
- Hoàng Cầm – một hồn thơ trữ tình, tài hoa, một nguồn thơ trong trẻo mà
nồng sâu, chung thủy.
- Hoàng Cầm – một Người thơ đa tình với tiếng thơ tha thiết, nghẹn ngào,
mê đắm. Thơ Hoàng Cầm thấm đẫm tình yêu quê hương, yêu cuộc sống, yêu cái
đẹp.
- Thơ Hoàng Cầm là thơ siêu thực kiểu Phương Đông – lối thơ siêu thực –
hiện đại – dân gian Ho
àng Cầm.
- Chất thơ Hoàng Cầm đậm tính nhạc, chất say, ngôn ngữ giàu sức gợi hình,
gợi cảm, hàm súc, cô đọng.
Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu ít nhiều đã đề cập đến những
vấn đề về hồn thơ, tình thơ, hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Hoàng Cầm. Tiếp nối
những gì đã được gợi ra ấy, chúng tôi – những người thực hiện c
huyên luận này, hy
vọng về sự thành công và những đóng góp nhất định của một công trình nghiên cứu
một cách toàn diện và có hệ thống về thơ Hoàng Cầm. Thiết nghĩ, đề tài Hồn – Tình
– Hình – Nhạc trong thơ Hoàng Cầm tuy không thật mới lạ song sự giải mã đầy đủ,
hoàn thiện về chúng vẫn là điều quan tâm sâu sắc đối với giới nghiên cứu, phê bình
văn học cũng như những người quan tâm, yêu thích thơ ông.
5. Phương pháp nghi
ên cứu
Để việc nghiên cứu đạt được hiệu quả cao, trong quá trình thực hiện luận văn
này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp hệ thống
Đặt thi nghiệp Hoàng Cầm trong dòng chảy chung của nền thơ hiện đại để
nhận rõ và đánh giá những nét độc đáo riêng cùng những đóng góp của thi nhân
trong tiến trình thơ của dân tộc. Nhìn thế giới thơ Hoàng Cầm trong một chỉnh thể
toàn vẹn, để qua đó, thấy được thế giới tâm hồn, tình cảm và những suy nghĩ của
nhà thơ về con người và về cuộc đời, những đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của
ông. Vấn đề nghiên cứu cũng theo đó mà được soi sáng một cách tường tận.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Thao tác phân tích giúp đem lại sự cảm n
hận sâu sắc, thấu đáo về một hồn
thơ vốn đầy ắp những nỗi niềm, những suy tư về nhân thế. Bên cạnh đó, các yếu tố
hình ảnh, nhạc điệu qua sự phân tích, miêu tả cụ thể, sinh động, sẽ là nền tảng, là cơ
sở thuyết phục cho những nhận định mang tính khái quát về sắc điệu riêng của thơ
Hoà
ng Cầm.
5.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Thực hiện việc thống kê, phân loại thơ Hoàng Cầm về mặt thể loại, cấu trúc
câu thơ, hệ thống những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật, các hiện tượng ngôn ngữ mang
tín hiệu thẩm mĩ đặc biệt… là việc làm cần thiết, góp phần làm sáng tỏ linh khiếu
sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của người nghệ sĩ này.
5.4. Phương pháp so sánh
Với phương pháp so sánh, nét phong cách riêng, độc đáo và đặc sắc của
Hoà
ng Cầm và thi phẩm ông sẽ được khẳng định và được làm nổi bật giữa những
nhà thơ khác, trước, sau và cùng thời với ông. Việc đánh giá về vị trí, sự đóng góp
của thi nhân trong nền thơ dân tộc nhờ vậy thuận tiện hơn, khách quan và đúng đắn
hơn.
6. Một số đóng góp của luận văn
Đặt vấn đề nghiên cứu những yếu tố: Hồn – Tì
nh – Hình – Nhạc trong thơ
Hoàng Cầm, luận văn trên cơ sở khai thác, lý giải một cách sâu sắc và hệ thống
những phần cốt lõi về nội dung và nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm, hướng đến
dựng nên hình ảnh về người nghệ sĩ tài hoa, tinh anh trong cách thể hiện tâm hồn,
tình cảm và trong mĩ cảm. Chúng tôi rất mong luận văn được xem là một tài liệu
hữu ích đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về thơ Ho
àng Cầm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hồn thơ Hoàng Cầm
Chương 2: Tình cảm trong thơ Hoàng Cầm
Chương 3: Hình ảnh – Nhạc điệu trong thơ Hoàng Cầm
Chương 1
HỒN THƠ HOÀNG CẦM
1.1. Hồn thơ
Thơ là tiếng lòng của người nghệ sĩ, là sự hòa điệu tâm hồn nhà thơ với
những âm vang của cuộc đời. Thơ là cuộc sống muôn màu muôn vẻ được nhìn,
được mô tả không chỉ bằng mắt, bằng tai mà bằng tâm, bằng sự linh cảm và cả tâm
hồn. Sự gặp gỡ, tri kỉ, phút tâm giao giữa nhà thơ và độc giả cũng chỉ thực sự diễn
ra ở phần hồn của tác phẩm, nơi tiếng vọng, dư ba của tác phẩm đọng lại sau câu
chữ, nơi cảm
xúc hòa cùng cảm xúc và những điệu tâm hồn cứ rung lên mãi, ngân
xa mãi.
Thơ, sở dĩ có sức sống và trường tồn theo tháng năm, bởi ngoài chất trí tuệ,
chất suy tưởng, nó có chất thơ, hồn thơ. Những nhà thơ lớn vừa là những nhà tư
tưởng lớn lại vừa là những kĩ sư tâm hồn giỏi. Văn học nói chung và thi ca thực
chất là sự nhập c
uộc, là quá trình thâm nhập một cách sâu sắc đời sống xã hội và thế
giới tâm hồn con người. Thi phẩm suy cho cùng là nơi nhà thơ thể hiện những trải
nghiệm tinh thần, bộc bày tâm tư, tình cảm và thố lộ những gì sâu kín nhất, chân
thật nhất, trong sáng, hồn nhiên nhất trong hồn mình. Dụng công sáng tạo nên tác
phẩm nghệ thuật, trong sâu thẳm lòng mình, người nghệ sĩ không mong muốn cảm
hóa
được lòng người bằng những lời lẽ tuyên truyền, những lập luận hay lý giải mà
bằng những lay động trong tâm hồn, trong trái tim với niềm cảm xúc thực sự. Khi
tác phẩm nghệ thuật được viết ra từ chính nỗi lòng, từ niềm rung cảm mạnh mẽ,
chân thành, nó sẽ thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng: “Mang tiếng nói của mỗi
người đến cho mọi người và m
ang tiếng nói của mọi người đến cho từng người”
[140, tr.18]. Thi nhân phải là người biết nuôi nấng, bồi dưỡng cho hồn thơ phát
triển, bay bổng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Marx nói rằng: “Chỉ có âm nhạc mới
thức tỉnh được cảm giác về âm nhạc của con người” [60, tr.137]. Thơ, không thể đi
vào lòng người và nhận được những sự đồng điệu khi tác phẩm chỉ là sự mô
phỏng,
sao chép hiện thực một cách máy móc, khô khan, vô hồn, vô cảm.
Ngôn ngữ thơ trong những mã mĩ học đặc sắc của nó, trở thành một hữu thể
sống, là tiếng nói từ trái tim chứ không phải chỉ là những từ. Trong Sổ tay nghệ
thuật, B. Brếch viết: “Từ ngữ có linh hồn riêng của chúng. Đừng làm chúng trở
thành vô vị. Đó là cái bắt đầu của sự kết thúc” [9, tr.38]. Có lẽ, ý thức đư
ợc điều đó
mà “Xuân Diệu suốt đời phấn đấu trở thành thi sĩ của tiếng mẹ đẻ, Tô Hoài thì ra
sức tìm kiếm và phục sức cái thần của tiếng nói, còn người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn
Tuân thì luôn tâm niệm Nghề văn là nghề của chữ…” [121, tr.46]. Nếu văn xuôi
thâm nhập, khám phá cuộc sống trong tầng sâu của nó để các hiện tượng đời sống
được nhìn ngắm và phân tích một cách cụ thể, sinh động, kĩ lưỡng, thì thơ thực chất
là những mảnh tâm
hồn, những khoảnh tâm trạng, những nhát cắt của cảm xúc. Nói
cách khác, nếu Văn nói chuyện đời thì “Thơ chính là tiếng đời u huyền trực tiếp, là
độc bạch của nhà thơ, là tiếng nói, là tâm hồn của nhà thơ. Thơ là sự trong trẻo, vô
tư lự. Thơ là tiếng nói tri âm, là chuyện đồng điệu” [72, tr.10]. Đó là tinh hoa, là thể
chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm của thi nhân.
Sinh thời, Xuâ
n Diệu từng nói: “Quy luật của thơ là quy luật của cảm xúc.
Cũng như đã là nước thì có thể đục, có thể trong, nhưng không thể khô” [93, tr.12].
Thơ, không chỉ có bề mặt mà còn có bề sâu và cả bề xa nữa, theo Chế Lan Viên.
Trong thơ, mỗi con chữ đều mang trong nó hồn cốt, tình điệu riêng của nhà thơ.
Chẳng cứ phải là một tác phẩm thật hay với nhiều mĩ từ, đề cập đến những vấn đề
to tát, được vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc thì có giá trị và tạo được sự
đồng cảm với độc giả. Trái lại, làm thơ phải làm sao tạo đư
ợc cái hồn cho bài thơ.
Hồn thơ thể hiện chiều sâu, chiều rộng và chiều cao tư tưởng, tình cảm trong tác
phẩm. Hồn thơ càng sâu, tác phẩm càng có nội lực với sức chứa t
ình ý sâu sắc, giá
trị thẩm mĩ nhờ đó sẽ càng cao.
Trước một tác phẩm văn học, đặc biệt là thi ca, nếu chỉ cố công chiếm lĩnh
tác phẩm ở mặt nội dung và hình thức nghệ thuật thôi thì chưa đủ. Phải làm sao
nhận diện cho được cái hồn cốt, thần thái của nó, thẩm thấu được dư ba vị ngọt của
thi phẩm sau
từng con chữ. Có vậy, sự giao tiếp bằng thơ mới diễn ra theo đúng
nghĩa của nó và giá trị đặc biệt to lớn của tác phẩm thi ca mới được nhìn nhận, đánh
giá đúng mức. Yếu tố hồn thơ quả thực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với một
bài thơ, một đời thơ. Dù vậy, vấn đề nà
y trước nay vẫn chưa dành được sự quan tâm
sâu sắc và nghiên cứu như một vấn đề lý luận. Khái niệm hồn thơ xem ra còn chưa
được làm sáng tỏ và giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật của nó vì thế cũng chỉ được nói đến
một cách chung chung, sơ sài, mờ nhạt. Vậy hồn thơ là gì? Ý nghĩa của nó trong
sáng tác thơ? Làm thế nào để nhận diện một hồn thơ?
Thơ là một trong những thà
nh quả đẹp nhất, cao quý nhất của tâm hồn con
người. Đó “là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của
những con người lao động, phấn đấu, suy nghĩ, yêu thương, trong cái phần cao nhất,
sâu nhất của họ, tức là tâm trí” [18, tr.34]. Nói cách khác, “tác phẩm thơ được sinh
ra do sự quyện xe của thực tại khách quan với tâm hồn, trí tuệ con người” [18,
tr.33]. Đây là quy luật quan trọng trước hết của sự sáng tạo mà cả người sáng tác và
người thưởng thức đều phải hiểu và quan tâm. Để cho, một bài thơ ra đời phải chạm
được vào tâm hồn của người đọc bằng chính phần hồn của nó, phải làm cho họ rung
động, yêu t
hích và say mê. Muốn vậy, người làm thơ phải gửi được vào trong ấy
thật đậm, thật sâu, hương sắc tâm hồn mình. Tự nhiên, và hết sức chân thành, thơ
mang giai điệu tâm hồn của thi nhân, thể hiện cá tính sáng tạo của anh ta. Làm đuợc
điều này, nhà thơ có thể nói đã tạo được sức sống, tinh chất cho thơ, chất thơ cho
thi phẩm của mình. Có vậy, tác phẩm mới tạo được ấn tượng mạnh mẽ nơi người
đọc, làm cho người ta nhớ, nhớ m
ãi, và ngẫm nghĩ mãi không thôi.
Cũng như giọng điệu, từ lâu, hồn thơ đã được nói đến và được xem như một
nhân tố quan trọng để đón nhận dung mạo, xác định chân tài thi nhân. Luận về văn
chương, Nguyễn Đức Đạt viết: “Văn thâm hậu thì con người của nó trầm mà tĩnh;
văn ôn nhu thì con người của nó khiêm
mà hòa; văn cao khiết thì con người của nó
đạm mà giản; văn hùng hồn thì con người của nó cương mà nhanh; văn uyên sâu thì
con người của thuần túy mà đứng đắn” [169, tr.189]. Văn chính là người mà thơ là
“bản tự thuật tâm trạng”. Tâm hồn nhà thơ thế nào thì sẽ bộc lộ ra thơ như thế. Xem
thơ ắt hiểu người. Sáng tác ngôn từ bao giờ cũng lưu lại đậm nét dấu ấn riêng của
người cầm
bút. Dường như trong mỗi bức thông điệp thẩm mĩ mà nhà thơ gửi đến
cho đời, đậm hay nhạt, luôn có bóng dáng, cái tôi của người nghệ sĩ. Vì thế, Lê Quý
Đôn, một học giả và là một nhà thơ, sau khi đọc Nghệ An thi tập của Bùi Huy Bích,
đã viết: “ Đọc thơ ông như thấy con người ông” [45, tr.101]. Còn Trương Quang
Đản, đại học sĩ dưới triều Nguyễn, khi đọc Giá viên thi tập của Phạm Phú
Thứ,
cũng nói: “Văn ông thì nhuần nhã nhưng cao đẹp, hùng biện nhưng kiên cường, đó
là cái phong cốt xui ra như vậy. Đem cái tính tình bản nhiên kết hợp với cái phong
cốt phiêu nhiên, mà cái góc cạnh bình sinh của ông ở đó” [45, tr.101]. Từ rất lâu,
người ta đã nhận ra rằng, “mỗi người đều có một cái thần thơ riêng, và mỗi thời
cũng có thơ của một thời” [45, tr.103].
Trong thực tế, thơ, cuộc đời và con người nhà thơ c
ó quan hệ gắn bó, mật
thiết với nhau. Dù rằng, đó không phải là mối quan hệ mang nghĩa đồng nhất,
nhưng có thể nói tất cả những gì tạo nên một hồn thơ đều được nảy sinh trên mảnh
đất hồn người. Nói cuộc sống là chất liệu tạo nên thơ, nghĩa là nó phải được “đào”,
được “xới”, được “chắt lọc”, “phải được ủ thành m
en và bốc lên trong tâm hồn thi
sĩ” mới thành thơ được” [72, tr.74]. Và nếu nói thơ là thiên nhiên thứ hai được sáng
tạo nên từ thiên nhiên thứ nhất thì tâm hồn nhà thơ chính là đấng tạo hóa thứ hai
vậy. Thơ là cuộc sống nhưng cuộc sống chỉ thành thơ qua sự thanh lọc của tâm hồn
thi nhân.
Quả vậy, thơ, kì thực là tiếng vọng của tâm hồn thi nhân trước âm thanh đa
sắc của thế giới thực tại. Và nhà thơ, theo Coleridge, “là người đưa linh hồn của con
người vào giữa hành động bằng cách đẩy chúng kết ước tháp tùng lẫn nha
u trong
cuộc phiêu du đuổi bắt chiếc bóng của giá trị và phẩm giá. Anh thả âm thanh và tinh
thần vào cùng một mảnh đất, ở đấy, chúng quấn lấy nhau, trộn lấy nhau để tạo thành
một sức mạnh toàn diện và thần diệu” [Dẫn theo 37, tr.170]. Nguyễn Địch Cát, vì
thế đã nói: “Người nào trội về nhân cách thì làm thơ hay trang nhã, người nà
o trội
về khí phách thì làm thơ hay hùng hồn, người nào giỏi dùng chữ đặt câu thì làm thơ
hay hoa mĩ, người nào giỏi về điển cố thì làm thơ hay vững vàng... Xem thơ thì có
thể mường tượng mà thấy được người [72, tr.34]. Với triết lý: “Cố lấy hồn tôi để
hiểu hồn người”, Hoài Thanh – người thẩm thơ và bình thơ xuất sắc nhất trong nền
văn học Việt Nam hiện đại – đã nhận ra hồn thơ của các anh tài Thơ Mới: “Chưa
bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn t
hơ rộng mở như Thế Lữ, mơ
màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn
Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan
Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [123, tr.37].
Hồn thơ thể hiện bản lĩnh nghệ thuật, phẩm chất thẩm mĩ và bộc lộ cảm
quan
hiện thực của thi nhân. Để một hồn thơ lướt qua được sự nghiệt ngã của bao lớp
thời gian và lưu mãi trong lòng nguời, nhà thơ phải biết bứt ra khỏi khuôn hình
chung để xác lập giọng điệu riêng, sắc thái riêng cho thơ mình. Những cây bút lớn
đều có phong thái riêng và sở hữu một hồn thơ độc đáo, không nhòe lẫn giữa mọi
người. Điều đó hoàn toàn hợp với quy luật
sáng tạo của nghệ thuật nói chung và
biệt là thơ ca. Bởi lẽ, thơ là tâm hồn, là sự bộc lộ tính tình và những linh cảm của
nhà thơ. Khi đưa vào tác phẩm cái tôi sáng tạo của mình, nhà thơ góp phần làm
phong phú hơn lên thế giới tinh thần, kinh nghiệm nghệ thuật của mọi người và
đồng thời khẳng định nét bản sắc sáng tạo của riêng m
ình. Vì cuộc sống trong tác
phẩm nghệ thuật không bao giờ có thể tồn tại ngoài cách nhìn thế giới của nhà thơ,
ngoài phương thức tư duy hình tượng và sáng tác của anh ta. Lẽ đương nhiên,
không phải tất cả những gì được thể hiện trong tác phẩm đều là sự tự biểu hiện của
bản thân nhà thơ. Bởi trong sáng tác, ngoài nhu cầu thể hiện bản thân, nhà thơ con
phải bao quát được những vấn đề lớn lao của cuộc sống, của thời đại. Duy có điều
chắc chắn rằng thơ là sự kết tụ, thăng hoa của cái đẹp. [27, 12]. Trái tim giàu yêu
thương và trách nhiệm cùng với một tâm hồn phong phú, giàu trí tưởng tượng, tinh
tế và nhạy cảm sẽ giúp nhà thơ làm nên những trang thơ lung linh màu sắc, phản
chiếu được mọi mặt của cuộc sống vốn đa chiều, phức tạp.
Hồn thơ, bên cạnh thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của thi nhâ
n, bộc lộ
những nét nhân cách của anh ta. Điều này giải thích vì sao Lev.Tolxtoi viết “Khi
chúng ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì câu hỏi
chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh là con người
như thế nào đây? Anh có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh c
ó
thể nói cho tôi một điều gì mới về việc cần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như
thế nào?” [63, tr.90]. Văn học nghệ thuật vốn không dung nạp những cây bút
thường thường bậc trung, những tác giả không tạo được chất giọng riêng, hồn thơ
riêng cho mình. Nhà thơ sáng tạo ra tác phẩm cũng đồng thời sáng tao ra hơi thơ,
hồn thơ của mình. Nếu không có được điều đó, a
nh ta khó có thể trở thành một thi
sĩ thực thụ. “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống,
nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ, và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ
ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay” [72, tr.75].
Hồn thơ được hình thành từ sự hội tụ của hai yếu tố: tố chất bẩm sinh, thiên
phú và sự dày công tìm tòi, học tập và t
hể nghiệm của nhà thơ. Luôn giữ cho tâm
hồn trong sáng, lung linh với những cảm xúc dào dạt, những rung động sâu xa và
gửi nó vào tác phẩm nghệ thuật là công việc suốt đời và nhiều kiếp của thi nhân.
Thế giới tâm hồn con người và đặc biệt của người nghệ sĩ vốn phong phú, đa dạng,
kỳ ảo, vô hình. Để tâm hồn t
hấm vào câu chữ, làm rung đông trái tim người đọc và
làm nên sự bất tử của tác phẩm văn chương, nhà thơ không chỉ là người sáng tạo mà
còn phải biết dấn thân. Sống giữa cuộc đời, giữa mọi người, anh ta phải biết đau nỗi
đau của người khác, buồn, thương, vui sướng phải nhiều hơn người khác. Mỗi tác
phẩm, với họ, là một sự hóa thân, là một phần tâm hồn, khí lực của họ. Sâ
u trong ấy
là những tâm nguyện, những ước muốn cao đẹp của nhà thơ về cuộc đời và về con
người. Hiện lên qua tác phẩm dù là một cái tâm trong sáng hay một miền tâm linh
kỳ ảo, một tương lai tươi sáng hay những giấc mơ mờ ảo của vùng tiềm thức xa
xôi…, hết thảy đều là những nét đẹp sâu kín trong hồn nhà thơ. Nỗi khát khao được
gửi hồn vào tác phẩm cũng là nỗi
khát khao được giao cảm với thiên nhiên, đất trời
và lòng người của thi nhân. Hồn thơ, trong chừng mực nào đó, thể hiện nhân sinh
quan, thế giới quan của người nghệ sĩ.
Trong tâm hồn nhà thơ, có những phần không dễ gì chạm tới được, không
thể hiểu và lý giải được. Chỉ biết rằng đến một lúc nào đó, nó trào ra mạnh mẽ, liên
tục dưới ngòi bút nhà thơ. Ấy có thể nói là cái duyên đặc biệt mà người cầm bút nào
cũng mơ ước. Trút được tâm hồn vào thơ đã khó, cảm n
hận cho đúng, cho sâu
những giao động, những cung bậc hết sức tinh tế và kì diệu của một hồn thơ lại còn
khó hơn. Người thưởng thức, ngoài lí trí, tình cảm, còn phải có tâm, và phải lắng
hồn lại, mới nghe được. Vì hồn thơ, ấy là cái tinh diệu của thơ, là chất ngọc trong
thơ. Điểm tựa của thơ ca, sức sống của thơ ca, thực ra, chính là ở cái hồn của nó.
Là một phạm trù thuộc về nội dung song hồn thơ luôn có mối liên hệ chặt
chẽ đến các phương diện hì
nh thức và được bộc lộ qua những yếu tố có tính hình
thức. Đặc điểm này của hồn thơ bắt nguồn từ đặc trưng mang tính bản chất của thơ
ca. Thơ vốn dĩ không náu mình dưới mái nhà che chở của hì
nh thức, bởi chính bản
thân nó đã là hình thức. Và chỉ trong một hình thức cụ thể nào đó, nó mới có lý do
để tồn tại. Chính nhờ những dấu hiệu hình thức, hồn thơ thể hiện được chiều sâu nội
cảm của tác phẩm. Trong chỉnh thể tác phẩm, hồn thơ hiện ra không phải qua những
mảnh rời rạc, chắp vá mà trong sự liền mạch, xuyên suốt của hệ thống ngôn từ được
tổ chức khé
o léo và tinh vi. Với tư cách là một hiện tượng phong cách, ngôn từ nghệ
thuật đảm nhiệm một chức năng khá phức tạp, nó tạo ra hồn điệu cho bài thơ. Nhờ
vậy, qua hệ lời của tác phẩm, người ta nhận ra hồn thơ của mỗi tác giả và nhận xét
sự khác biệt giữa các hồn thơ.
Hồn thơ chi phối trực tiếp và mạnh mẽ đến sự lựa chọn và sử dụng các yếu tố
hình thức trong tác phẩm. Một thể loại phù hợp là điều kiện t
huận lợi để bộc lộ
những cung điệu cảm xúc, tình cảm trong hồn thi nhân. Vì mỗi thể loại luôn hàm
chứa trong nó sức mạnh biểu cảm với những hiệu quả thẩm mĩ riêng. Hồn thơ chân
quê, t
huần hậu Nguyễn Bính sống mãi bên đời một phần nhờ những đặc điểm ưu
trội của thể lục bát. Trong loại thơ 8 chữ, Thế Lữ đưa được “hồn thơ rộng mở” của
mình đến với người đọc và nhận lại biết bao niềm cảm thông, chia sẻ…
Bên cạnh đó, hồn thơ điều phối việc xây dựng các thủ pháp nghệ th
uật và cả
cách xây dựng kết cấu tác phẩm. Đây thực chất là mối liên hệ bên trong của thơ, là
mối tương liên đem lại sự thống nhất, hoàn chỉnh cho tác phẩm. Không phải chỉ đến
khi tác phẩm đã hoàn tất và được cố định lại trong một hình thức nhất định mới xuất
hiện hồn thơ. Trong thực tế, hồn thơ định hình ngay từ đầu, trong tư duy, tình cảm
của nhà thơ, trong điểm nhìn nghệ thuật của anh ta. Nó can dự trực tiếp vào quá
trình sáng tạo và góp phần làm nên sự thành công cho thi phẩm. Cùng viết về làng
quê như Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ…nhưng sao chỉ Nguyễn Bính đưa
được bức tranh thơ thấm tình đồng nội của mình chạm tới được cái hồn của dân
tộc? Có lẽ, vì Nguyễn Bính, nhà thơ ấy đã thổi được hồn mình vào trong thơ, và hơn
thế, đã tạo nên được tiếng thơ mới m
ang sắc điệu riêng, đầy biến hóa trên nền thơ
lục bát quen thuộc.
Vấn đề hồn thơ với những đặc điểm phức tạp như thế, để hiểu cho sâu sắc,
thấu đáo kỳ thực là một thử thách không nhỏ đối với thưởng thức và nghiên cứu thơ
ca. Việc chiềm lĩnh thi phẩm suy cho cùng là nhận diện hồn thơ và chỉ ra những
điểm đặc sắc, độc đáo của nhà thơ. Một nền thơ phong phú, đa dạng, phát triển cả
bề rộng lẫn bề sâu, phải là một nền thơ đa phong cách, đa sắc điệu, thực sự giàu có
về hồn điệu . Đó phải như là một bầu trời đầy sao, lung linh, lấp lá
nh, một khu vườn
đầy hoa thơm cỏ lạ, trăm sắc, trăm hương…Bởi vì, hồn thơ chân chính luôn luôn và
bao giờ cũng là hiện t
hân của cái đẹp, cái cao cả, chất nhân văn trong tâm hồn, cốt
cách con nguời. Thêm nữa, khi hồn thơ kết đọng trong nó tâm hồn nhà thơ với hồn
dân tộc, hồn đất trời, vũ trụ, nó sẽ thành bất tử với những giá trị nghệ thuật đích
thực.
1.2. Hồn thơ Hoàn
g Cầm
1.2.1. Dòng sông thơ trong trẻo
“Thơ ra đời cốt để nói những điều tinh vi nhất, sâu kín nhất, mong manh
nhất, mơ hồ nhất của tâm hồn con người” [66, tr.28]. Để tạo ra được những thi
phẩm có độ hướng nội sâu thẳm như thế, nhà thơ – những tài năng thiên bẩm – phải
có lòng trung thực, trung thực với người và trung thực với chính mình. Để cho,
tiếng thơ đích thực là tiếng l
òng, là giai điệu ngân lên từ tâm hồn tinh tế, nhạy cảm
của thi nhân. Sáng tác ngôn từ theo đó sẽ vượt qua những nguyên tắc của cú pháp
thông thường, của sự tư duy theo logic thông thường để vươn tới lĩnh vực siêu thơ –
những tác phẩm giàu nhạc tính và men say hồn thơ.
Bước vào thi giới Hoàng Cầm, người đọc nhận ra một tấm lòng tận hiến cho
thơ, một tâm hồn đặc biệt tinh tế và nhạy cảm trước cuộc sống. Tiếng thơ ấy đẹp
như những điệu ngọc rung lên huyền diệu trên những sợi tơ vàng trong sâu thẳm
tâm hồn thi nhân. Tình yêu cuộc sống, quê hương, tì
nh yêu cái đẹp và thi ca trong
Hoàng Cầm thiêng liêng, đầy mê đắm, không chút tính toán, so bì. Tình yêu rất đẹp
ấy đã giúp nhà thơ đánh thức được hồn quê Kinh Bắc trong cõi sâu vô thức của hồn