Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

quan hệ thương mại và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.35 KB, 55 trang )

trường Đại học Kinh tế Quốc dân
viện thương mại và kinh tế quốc tế
o0o
Chuyên đề thực tập
Tên đề tài
Quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ và một số
giảI pháp thúc đẩy quan hệ thương mại việt nam - hoa kỳ
Giáo viên hướng dẫn : pgs.ts. Nguyễn Như Bình
Sinh viên thực hiện : NguyÔn ThÞ Hîp
Mã sinh viên : cq514414
Chuyên ngành : Kinh Tế Quốc Tế
Lớp : Kinh Tế Quốc Tế 51E
Hệ : Chính quy
Thời gian thực tập : 03/09/2012 =>14/12/2012
Hà Nội, tháng 12/ 2012
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Hợp, tôi xin cam đoan chuyên đề “Quan hệ thương
mại Việt Nam-Hoa Kỳ và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt
Nam-Hoa Kỳ” được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Như Bình và các thầy cô giáo trong Viện Kinh Tế và Chính Trị thế giới.
Tôi xin cam đoan chuyên đề được thực hiện mà không có sự sao chép của tài
liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 14/12/2012

Nguyễn Thị Hợp
Nguyễn Thị Hợp – K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên em xin trân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường cùng các
thầy cô của Viện Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế trường Đại học Kinh Tế


Quốc Dân đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ ích
trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt là các thầy cô Viện Thương Mại và Kinh Tế
Quốc Tế đang mang tới cho em kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, giúp em có
thể nhận thức và đánh giá tổng quan vấn đề mang lại cái nhìn sâu sắc hơn, toàn
diện hơn những kiến thức đã học.
Em xin trân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Như Bình và các thầy cô giáo
Viện Kinh Tế Chính Trị thế giới đã giúp đỡ, dạy bảo tận tình để em có thể hoàn
thành tốt chuyên đề thực tập đúng thời hạn.
Nguyễn Thị Hợp – K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
MỤC LỤC
Tên đ tàiề 1
Hà N i, tháng 12/ 2012ộ 1
1.1. T ng quan v l ch s quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa KỔ Ề Ị Ử Ệ ươ Ạ Ệ Ỳ 3
1.2. Hi p đ nh th ng m i Vi t Nam – Hoa KỆ Ị ươ Ạ Ệ Ỳ 5
1.2.1. M t s n i dung c b n c a hi p đ nh th ng m i Vi t Nam – Hoa Kộ ố ộ ơ ả ủ ệ ị ươ ạ ệ ỳ 5
1.2.1.1 Ch ng Th ng m i hàng hóaươ ươ ạ 6
1.2.1.1.1. Nguyên t c quan h buôn bán bình th ng – Normal Trade Relations (NTR) hay ắ ệ ườ
còn g i là c ch t i hu qu c (MFN)ọ ơ ế ố ệ ố 6
1.2.1.1.2. Nguyên t c đ i x qu c giaắ ố ử ố 7
1.2.1.2. Ch ng Th ng m i d ch vươ ươ ạ ị ụ 7
1.2.1.3. Ch ng Quy n s h u trí tuươ ề ở ữ ệ 8
1.2.1.4. Ch ng Phát tri n các quan h đ u tươ ể ệ ầ ư 8
1.2.1.5. Ch ng t o đi u ki n thu n l i cho kinh doanhươ ạ ề ệ ậ ợ 9
1.2.1.6. Ch ng các quy đ nh liên quan t i tính minh b ch, công khai và quy n khi u n iươ ị ớ ạ ề ế ạ 9
1.2.1.7. Ch ng nh ng đi u kho n chungươ ữ ề ả 10
1.2.2. Ý ngh a c a hi p đ nh th ng m i Vi t Nam – Hoa Kĩ ủ ệ ị ươ ạ ệ ỳ 10
1.3. àm phán c a Vi t Nam v i Hoa K v Vi t Nam gia nh p T ch c th ng m i Đ Ủ Ệ Ớ Ỳ Ề Ệ Ậ Ổ Ứ ươ Ạ
th gi i (WTO)ế Ớ 11
1.3.1. Khái quát quá trình đàm phán gia nh p WTOậ 11

1.3.1.1. Vi t Nam ti n hành đàm phán đa ph ngệ ế ươ 12
1.3.1.2. Vi t Nam ti n hành đàm phán song ph ngệ ế ươ 12
1.3.1.3. àm phán v i Hoa KĐ ớ ỳ 13
1.3.2. Ý ngh a c a vi c gia nh p WTO v i th ng m i Vi t Nam – Hoa Kĩ ủ ệ ậ ớ ươ ạ ệ ỳ 14
Ch ng 2: Th c tr ng quan h th ng m iươ Ự Ạ Ệ ươ Ạ 16
Vi t Nam – Hoa KỆ Ỳ 16
2.1. T ng quan v quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa KỔ Ề Ệ ươ Ạ Ệ Ỳ 16
2.1.1. Th ng m i Vi t Nam-Hoa K tr c n m 2002ươ ạ ệ ỳ ướ ă 16
2.1.2.Th ng m i Vi t Nam – Hoa K t n m 2002 – 2006ươ ạ ệ ỳ ừ ă 18
2.1.3. Th ng m i Vi t Nam – Hoa K t 2007 t i nayươ ạ ệ ỳ ừ ớ 19
2.1.4. u t c a Hoa K vào Vi t NamĐầ ư ủ ỳ ệ 20
2.1.4.1. Giai đo n tr c khi Hi p đ nh th ng m i có hi u l cạ ướ ệ ị ươ ạ ệ ự 20
2.1.4.2. Giai đo n sau khi hi p đ nh th ng m i có hi u l cạ ệ ị ươ ạ ệ ự 22
2.2. T ng quan v chính sách th ng m i c a Hoa KỔ Ề ươ Ạ Ủ Ỳ 27
2.2.1. Rào c n th ng m i c a Hoa K đ i v i hàng xu t kh u c a Vi t Namả ươ ạ ủ ỳ ố ớ ấ ẩ ủ ệ 31
2.2.2. Nh n xét t ng quan v quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa Kậ ổ ề ệ ươ ạ ệ ỳ 33
Ch ng 3: M T S Gi i pháp thúc đ yươ Ộ Ố Ả Ẩ 35
m i quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa KỐ Ệ ươ Ạ Ệ Ỳ 35
3.1. Hi p đ nh đ i tác xuyên Thái Bình D ng và ý ngh a đ i v i th ng m i Vi t Nam – Ệ Ị Ố ươ ĩ Ố Ớ ươ Ạ Ệ
Hoa KỲ 35
3.2. M T S Gi i pháp thúc đ y m i quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa KỘ Ố Ả Ẩ Ố Ệ ươ Ạ Ệ Ỳ 38
3.2.1. Nhóm gi i pháp có tính v môả ĩ 38
3.2.2. Nhóm gi i pháp có tính Vi môả 40
3.3. Nhóm gi i pháp vào m t s m t hàng c thẢ Ộ Ố Ặ Ụ Ể 42
Nguyễn Thị Hợp – K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
K T LU NẾ Ậ 46
DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 47
Nguyễn Thị Hợp – K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
NTR Normal Trade Relations (NTR) – Quan hệ buôn bán bình thường
USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
MFN Cơ chế tối huệ quốc
UPOV Công ước quốc tế về bảo vệ giống thực vật
NT Nation Treatment – Nguyên tắc đối xử quốc gia
TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
BTA Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Nguyễn Thị Hợp – K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Tên đ tàiề 1
Hà N i, tháng 12/ 2012ộ 1
1.1. T ng quan v l ch s quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa KỔ Ề Ị Ử Ệ ươ Ạ Ệ Ỳ 3
1.2. Hi p đ nh th ng m i Vi t Nam – Hoa KỆ Ị ươ Ạ Ệ Ỳ 5
1.2.1. M t s n i dung c b n c a hi p đ nh th ng m i Vi t Nam – Hoa Kộ ố ộ ơ ả ủ ệ ị ươ ạ ệ ỳ 5
1.2.1.1 Ch ng Th ng m i hàng hóaươ ươ ạ 6
1.2.1.1.1. Nguyên t c quan h buôn bán bình th ng – Normal Trade Relations (NTR) hay ắ ệ ườ
còn g i là c ch t i hu qu c (MFN)ọ ơ ế ố ệ ố 6
1.2.1.1.2. Nguyên t c đ i x qu c giaắ ố ử ố 7
1.2.1.2. Ch ng Th ng m i d ch vươ ươ ạ ị ụ 7
1.2.1.3. Ch ng Quy n s h u trí tuươ ề ở ữ ệ 8
1.2.1.4. Ch ng Phát tri n các quan h đ u tươ ể ệ ầ ư 8
1.2.1.5. Ch ng t o đi u ki n thu n l i cho kinh doanhươ ạ ề ệ ậ ợ 9
1.2.1.6. Ch ng các quy đ nh liên quan t i tính minh b ch, công khai và quy n khi u n iươ ị ớ ạ ề ế ạ 9
1.2.1.7. Ch ng nh ng đi u kho n chungươ ữ ề ả 10
1.2.2. Ý ngh a c a hi p đ nh th ng m i Vi t Nam – Hoa Kĩ ủ ệ ị ươ ạ ệ ỳ 10
1.3. àm phán c a Vi t Nam v i Hoa K v Vi t Nam gia nh p T ch c th ng m i Đ Ủ Ệ Ớ Ỳ Ề Ệ Ậ Ổ Ứ ươ Ạ

th gi i (WTO)ế Ớ 11
1.3.1. Khái quát quá trình đàm phán gia nh p WTOậ 11
1.3.1.1. Vi t Nam ti n hành đàm phán đa ph ngệ ế ươ 12
1.3.1.2. Vi t Nam ti n hành đàm phán song ph ngệ ế ươ 12
1.3.1.3. àm phán v i Hoa KĐ ớ ỳ 13
1.3.2. Ý ngh a c a vi c gia nh p WTO v i th ng m i Vi t Nam – Hoa Kĩ ủ ệ ậ ớ ươ ạ ệ ỳ 14
Ch ng 2: Th c tr ng quan h th ng m iươ Ự Ạ Ệ ươ Ạ 16
Vi t Nam – Hoa KỆ Ỳ 16
2.1. T ng quan v quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa KỔ Ề Ệ ươ Ạ Ệ Ỳ 16
2.1.1. Th ng m i Vi t Nam-Hoa K tr c n m 2002ươ ạ ệ ỳ ướ ă 16
2.1.2.Th ng m i Vi t Nam – Hoa K t n m 2002 – 2006ươ ạ ệ ỳ ừ ă 18
2.1.3. Th ng m i Vi t Nam – Hoa K t 2007 t i nayươ ạ ệ ỳ ừ ớ 19
2.1.4. u t c a Hoa K vào Vi t NamĐầ ư ủ ỳ ệ 20
2.1.4.1. Giai đo n tr c khi Hi p đ nh th ng m i có hi u l cạ ướ ệ ị ươ ạ ệ ự 20
2.1.4.2. Giai đo n sau khi hi p đ nh th ng m i có hi u l cạ ệ ị ươ ạ ệ ự 22
2.2. T ng quan v chính sách th ng m i c a Hoa KỔ Ề ươ Ạ Ủ Ỳ 27
2.2.1. Rào c n th ng m i c a Hoa K đ i v i hàng xu t kh u c a Vi t Namả ươ ạ ủ ỳ ố ớ ấ ẩ ủ ệ 31
2.2.2. Nh n xét t ng quan v quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa Kậ ổ ề ệ ươ ạ ệ ỳ 33
Ch ng 3: M T S Gi i pháp thúc đ yươ Ộ Ố Ả Ẩ 35
m i quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa KỐ Ệ ươ Ạ Ệ Ỳ 35
3.1. Hi p đ nh đ i tác xuyên Thái Bình D ng và ý ngh a đ i v i th ng m i Vi t Nam – Ệ Ị Ố ươ ĩ Ố Ớ ươ Ạ Ệ
Hoa KỲ 35
3.2. M T S Gi i pháp thúc đ y m i quan h th ng m i Vi t Nam – Hoa KỘ Ố Ả Ẩ Ố Ệ ươ Ạ Ệ Ỳ 38
3.2.1. Nhóm gi i pháp có tính v môả ĩ 38
Nguyễn Thị Hợp – K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
3.2.2. Nhóm gi i pháp có tính Vi môả 40
3.3. Nhóm gi i pháp vào m t s m t hàng c thẢ Ộ Ố Ặ Ụ Ể 42
K T LU NẾ Ậ 46
DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 47

Biểu đồ 2.1: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn từ
năm 2002-2006 Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.2: FDI nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn từ 1994 tới 2001 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.3: Danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam năm 2012 Error:
Reference source not found
Nguyễn Thị Hợp – K51
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với tốc độ phát triển không ngừng khoa học kĩ thuật và kinh tế,
quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường
mối quan hệ thương mại nhằm tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học
kĩ thuật, kĩ năng quản lí tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hóa dân
tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nắm bắt và tân dụng những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa, Đảng và
Nhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối
ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tạo cơ hội phát triển tốt
nhất cho đất nước và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng
có lợi.
Với chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với các nước
trên thế giới, chúng ta tích cực chủ động gia nhập tổ chức thương mại quốc tế và
đàm phán kí kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm thúc đẩy
thương mại đưa đất nước ngày càng phát triển. Hiệp định thương mại Việt nam
– Hoa Kỳ được kí vào tháng 07/2000 tại Washington là một hiệp đinh đánh dấu
mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa 2 nước trong lĩnh vực kinh tế.
Nhìn lại giai đoạn lịch sử chiến tranh giữa 2 nước Việt Nam và Hoa Kì, sự
hợp tác bình đẳng cùng có lợi trong lĩnh vực thương mại sẽ giúp 2 nước mau
chóng khép lại quá khứ, nhìn về tương lai và cùng tạo điều kiện cho sự phát
triển kinh tế của hai nước.Tiềm năng hợp tác của hai nước Việt Nam – Hoa Kì là
rất lớn, cần tạo điều kiện và môi trương thuận lợi để mối quan hệ thương mại

giữa hai nước là động lực cho phát triển kinh tế của hai quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ thương mại của hai
nước Việt Nam-Hoa Kỳ, trong quá trình thực tập tại viện kinh tế thế giới và
dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Như Bình, em xin chọn đề tài “Quan hệ
thương mại và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Nội dung của đề tài thực tập tốt nghiệp này gồm 3 phần:
Chương 1:Tổng quan quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của bài luận văn là mối
quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động
đầu tư của hai quốc gia và biện pháp tăng cương mối quan hệ thương mại
Nguyễn Thị Hợp – K51
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn có sử dụng phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp biện chứng;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp chuyên gia,điều tra khảo sát;
- Phương pháp phân tích.
Nguyễn Thị Hợp – K51
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ
1.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
Mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trải qua nhiều biến động trong lịch sử,
cũng vì vậy mà mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia cũng trải qua những

thăng trầm vì những bất ổn chính trị trong một thời gian dài. Trong lịch sử mối
quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã có từ thế kỷ thứ 19, trong giai đoạn này các
tàu buôn bán của Hoa Kỳ đã đưa hàng xuất khẩu vào Việt Nam như dầu hỏa và
đèn thắp sáng thay cho đèn dầu lạc của Việt Nam bên cạnh việc xuất khẩu nhiều
loại hàng hóa vào Việt Nam, Hoa Kỳ cũng nhập một số nguyên liệu thụ có
nguồn gốc từ tự nhiên của Việt Nam.Trong thời kỳ pháp thuộc, Hoa Kỳ cũng
cung ứng cho thực dân Pháp thông qua con đường viện trợ với mục đích nhằm
duy trì cuộc chiến tranh xâm lược với Việt Nam và buôn bán vũ khí, các mặt
hàng của Hoa Kỳ trong giai đoạn này gồm hàng quân dụng, dân dụng, hàng tiêu
dùng, và mặt hàng xuất khẩu số 1 của Hoa Kỳ giai đoạn này là vũ khí cùng các
phương tiện chiến tranh.
Nói tới mối quan hệ nói chung và quan hệ thương mại nói riêng giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ là một chuỗi dài liên tục các sự kiện, tuy nhiên để tổng quát
mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia em xin đưa ra những giai đoạn và sự
kiện có tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất đối với mối quan hệ của hai quốc
gia.
Giai đoạn 1954 – 1975
Sau chiến thằng Điện Biên Phủ và các mặt trận(1954), hiệp định Genève
được ký kết, miền Bắc được giải phóng từ vĩ tuyến 17 trở ra, quân Pháp đã rút
vào Nam, và Hoa Kỳ đã trực tiếp tham chiến cho quân Pháp tại miền Nam bằng
việc viện trợ hàng hóa cho Ngụy Quyền Sài Gòn, hàng của Hoa Kỳ tràn ngập thị
trường miền Nam và chiếm tới 90% hàng lưu thông. Đồng thời giai đoạn này
cũng chứng kiến việc các công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam để thực hiện sản xuất
và buôn bán, khai thác tài nguyên khoáng sản, chế biến nông sản, các công ty
thực hiên đầu tư và khai thác trên thị trường Việt Nam từ đầu những năm 70
mới giảm dần và chấm dứt khi chính quyền Hoa Kỳ rút hoàn toàn khỏi miền
Nam Việt Nam.
Giai đoạn từ 1975 – 2001
Ngày 30/4/1975 đánh dấu một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam,
nước nhà hoàn toàn thống nhất, Mỹ trở thành nước thua trận và tiến hành cấm

Nguyễn Thị Hợp – K51
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
vận nền kinh tế Việt Nam về các mặt, Mỹ chấm dứt hoàn toàn buôn bán với Việt
Nam đồng thời trong giai đoạn này Việt Nam được xếp vào nhóm nước bị coi là
kẻ thù, thương mại giữa hai quốc gia gần như không có tiếng nói chung trên con
đường cùng hợp tác của hai quốc gia.
Tuy Việt Nam bị cấm vận nhưng hàng hóa của Việt Nam vẫn len lỏi vào
được thị trường Hoa Kỳ qua con đường trung gian, cùng với đó hàng hóa của
Hoa Kỳ vẫn vào Việt Nam thông qua các công ty nước ngoài với mục tiêu lợi
nhuận của nhóm cá nhân và công ty nước ngoài, kim ngạch xuất nhập khẩu tuy
không lớn so với tiềm năng, tuy nhiên vì theo con đường trung gian không được
tạo điều kiện trong chính sách thương mại của hai quốc gia, nên có thể coi đó là
một con số ấn tượng, theo tổng cục thống kê năm 1990 cả xuất nhập khẩu đạt
0,61 triệu USD, tới năm 1992 tăng lên gần 3 lần đạt xấp xỉ 2,1 triệu USD và tới
năm 1993 đã đạt gần 4 triệu USD.
Ngày 03/02/1994 đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong quan hệ
thương mại giữa hai quốc gia, khi chiến tranh khép lại , hai quốc gia cùng tạo
điều kiện để phát triển mối quan hệ trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, chính
phủ Hoa Kỳ công bố hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hàng
hóa của Việt Nam được xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ mà không phải qua
con đường trung gian như trước kia.
Ngày 11/07/1995 tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố công nhận ngoại giao và
bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng không
chỉ trên chính trị mà còn có ý nghĩa lớn đối với quan hệ thương mại của hai
quốc gia, đặc biệt là tạo thuận lợi lớn cho Việt Nam vì khi Hoa Kỳ bình thường
hóa quan hệ với Việt Nam cũng là cơ sở quan trọng để hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ được hưởng mức thuế suất và hạn ngạch như các quốc
gia dành được ưu ái của Hoa Kỳ.
Tháng 5/1996: Hoa Kỳ chính thức trao cho Việt Nam tài liệu pháp thảo

hiệp định thương mại song phương (BTA) tạo cơ hội lớn trong quan hệ thương
mại, thiết lập các quy tắc có tính pháp lý đối với quan hệ thương mại và đầu tư
giữa hai quốc gia.
Ngày 10/12/2001: hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực, hiệp định được ký kết tại Washington, D.C
Hoa Kỳ, giữa bộ trưởng bộ thương mại Hoa Kỳ và phó thủ tướng Việt Nam , bộ
trưởng bộ thương mại Việt Nam. Hiệp định có ý nghĩa quan trọng tạo đà cho sự
phát triển, thay đổi khung pháp lý về đầu tư, thương mại phù hợp với tình hình
mới, và tiến tới hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam.
Giai đoạn từ 2002 – nay
Với việc ký kết hiệp định thương mại song phương BTA với Hoa Kỳ với
những điều khoản tương tự với WTO, đã tạo ra bước tập rượt cho thương mại
Nguyễn Thị Hợp – K51
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Việt Nam quen với sân chơi toàn cầu trong giai đoạn mới, không chỉ có Hoa Kỳ
là đối tác chính mà còn hơn 100 quốc gia thành viên của WTO , tất cả đều tuân
theo hệ thống luật pháp và nguyên tắc mà WTO đã đặt ra.
Tháng 5/2006: Việt Nam kết thúc phiên đàm phán song phương với Hoa
Kỳ, đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương, sau
khi trả lời các câu hỏi liên quan tới môi trường đầu tư, triển vọng thương mại…
Việt Nam đạt được nhiều nhất trí chung của các đối tác, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Tháng 12/2006: Hoa Kỳ chính thức trao quy chế thương mại bình thường
vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, quy chế này cho phép Việt Nam được hưởng
các ưu đãi thuế quan và thương mại với Hoa Kỳ, cùng với đó cũng phải dành
những ưu đãi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ, Việt Nam được hưởng quy chế thương
mại bình thường vĩnh viễn của Hoa Kỳ dài hạn, mang lại tác động to lớn để trở
thành thành viên chính thức của WTO.
Ngày 11/01/2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức thương mại thế giới (WTO), kết thúc 11 năm kiên trì đàm phán và tăng

cường quan hệ bình thường hóa với Hoa Kỳ, và cũng từ đây mối quan hệ thương
mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gặt hái được nhiều thành công.
Kinh tế Việt Nam tạo đà tăng trưởng rõ rệt kể từ sau khi trở thành thành viên
của WTO.
Tháng 12/2010: Việt Nam chính thức tham gia đàm phán thượng đỉnh đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đây là hiệp định thương mại tự do khu vực
toàn diện có thể đem tới những tác động lớn tới Việt Nam kết nối với Hoa Kỳ
và những thành viên khác.
1.2. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
Tất cả các hiệp định thương mại và đầu tư giữa các nước, bất kể là song
phương hay đa phương đều phục vụ cho mục đích thiết lập các nguyên tắc áp
dụng cho thương mại và đầu tư giữa các đối tác và tạo ra sự ràng buộc pháp lý
cho những nguyên tắc ấy, đây có thể coi là điểm đặc biệt quan trọng. Và các
hiệp định thương mại là một công cụ tự do hóa thương mại vì trong quá trình
đàm phán một hiệp định thương mại, hiệp định thương mại song phương giữa
Việt Nam với Hoa Kỳ cũng vậy, hai bên cũng thông qua những tiêu chí chung
và phải đạt được nhất trí trong ký kết hiệp định.
1.2.1. Một số nội dung cơ bản của hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ
Bản hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ liên quan tới 7 chương
gồm có chương thương mại hàng hóa, chương thương mại dịch vụ, chương các
quyền sở hữu trí tuệ, chương phát triển các quan hệ đầu tư, chương tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh doanh, chương các quy định liên quan tới tính minh bạch,
Nguyễn Thị Hợp – K51
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
công khai và quyền khiếu nại, chương những điều khoản chung. Phụ lục gồm 7
chương, 9 phụ lục, 2 thư trao đổi.
Bảng 1.1: Tổng quan về các chương và điều khoản trong hiệp định
Chương Tên chương Số lượng

điều khoản
Phụ lục
kèm theo
Chương 1 Thương mại hàng hóa 9 điều
9 phụ lục:
A, B, C,
D, E, F,
G, H
Chương 2 Quyền sở hữu trí tuệ 18 điều
Chương 3 Thương mại dịch vụ 11 điều
Chương 4 Phát triển quan hệ đầu tư 15 điều
Chương 5 Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh
doanh
3 điều
Chương 6 Quy định liên quan tới tính minh
bạch, công khai và quyền khiếu nại
8 điều
Chương 7 Những điều khoản chung 7 điều
Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ
1.2.1.1 Chương Thương mại hàng hóa
Nội dung của chương này gồm 9 điều, trong đó các nguyên tắc thiết lập
thương mại được hiểu tại điều 1 và điều 2 gồm các nguyên tắc quan hệ buôn
bán bình thường và nguyên tắc đối xử quốc gia và các phụ lục A, B, C, D, E, F
là điều cốt lõi để có thể nắm bắt chính xác cụ thể các nội dung của chương này.
1.2.1.1.1. Nguyên tắc quan hệ buôn bán bình thường – Normal Trade
Relations (NTR) hay còn gọi là cơ chế tối huệ quốc (MFN)
Nguyên tắc này được hiểu là các bên dành ngay lập tức và vô điều kiện
hàng hóa có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bên kia sự đối xử
không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hóa tương tự có xuất xứ tại
hoặc được xuất khẩu tử lãnh thổ của bất cứ nước thứ ba nào khác trong tất cả

các vấn đề có liên quan.
A. Mọi thuế quan và phí đánh vào hoặc có liên quan tới việc xuất khẩu
hay nhập khẩu.
B. Phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu.
Nguyễn Thị Hợp – K51
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
C. Những quy định và thủ tục liên quan tới việc xuất nhập khẩu.
D. Mọi loại thuế và phí khác trong nước đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào
mặt hàng nhập khẩu.
E. Quy định, Luật và các yêu cầu khác có ảnh hưởng tới việc mua, bán,
chào bán…
F. Việc áp dụng các hạn chế về cấp giấy phép và định lượng.
1.2.1.1.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia
Nguyên tắc đối xử quốc gia –Nation Treatment là một nguyên tắc tạo ra
môi trường kinh doanh bình đẳng cho hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa được
sản xuất trong nước, nguyên tắc này được giải thích kỹ tại điều 2 của chương
thương mại hàng hóa trong hiệp định thương mại Việt –Mỹ.
Nội dung cơ bản của chương thương mại hàng hóa được hiểu tóm lược
như sau:
+ Ngay lập tức và vô điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức
phân phối hàng hóa trên thị trường Mỹ và hàng hóa có xuất xứ hợp pháp tại Việt
Nam khi đưa vào thị trường Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc.
+ Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được hưởng quyền tự do kinh doanh xuất
nhập khẩu.
+ Theo lộ trình thời gian, chính phủ Việt Nam cam kết bãi bỏ các rào cản
phi thuế quan gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu như giấy phép, hạn ngạch.
+ Trừ một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành phi lợi
nhuận thì các doanh nghiệp nhà nước khác phải hoạt động theo cơ chế thị

trường. Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp giảm bớt sự độc quyền kinh
doanh xuất nhập khẩu của khu vực thương mại.
1.2.1.2. Chương Thương mại dịch vụ
Chương thương mại dịch vụ của hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
chứa đựng 11 điều khoản kèm theo hai phụ lục F và G để giải thích cụ thể hóa lộ
trình mở cửa của thương mại dịch vụ giữa hai nước.
Nội dung chính của chương thương mại dịch vụ được hiểu tóm lược như
sau:
+ Ngay lập tức và vô điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến
hành kinh doanh dịch vụ trên thị trường Mỹ.
+ Chính phủ Việt Nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho các
hoạt động dịch vụ của các công dân và công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam hoạt động
trên nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT.
Nguyễn Thị Hợp – K51
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
1.2.1.3. Chương Quyền sở hữu trí tuệ
Đây là hiệp định thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam đưa
quyền sở hữu trí tuệ thành một chương riêng với 18 điều khoản giải thích .
Ngoài nội dung được nêu ở chương 2 của hiệp đinh thương mại Việt Nam –Hoa
Kỳ thì bản hiệp định này còn nêu rõ phải nắm vững các nội dung kinh tế của các
công việc sau:
+ Công ước viên(công ước Geneva 1971) về bảo hộ người sản xuất bản
ghi âm, chống sự sao chép trái phép;
+ Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới (UP0V) năm 1978 và
năm 1991;
+ Công nước Berne (năm 1971) về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật;
+ Công ước Paris (năm 1967) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Công ước về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh
(năm 1974).

Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đặt trên nguyên tắc đối xử quốc gia tức
là mỗi bên dành cho công dân bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn mà
bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập bảo hộ cùng với việc
hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ.
1.2.1.4. Chương Phát triển các quan hệ đầu tư
Chương phát triển quan hệ đầu tư gồm 15 điều, ngoài ra nội dung của
chương này còn được trình bày ở phụ lục H, các thư trao đổi của đại diện hai
phía tham gia ký kết hiệp định thương mại về chế độ cấp giấy phép đầu tư. Các
nguyên tắc xác định quan hệ đầu tư của Việt Nam- Hoa Kỳ được thiết lập dựa
trên 2 nguyên tắc là đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc.
- Đối xử quốc gia:
Trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: mua lại, mở
rộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hoặc định đoạt đầu tư bằng các cách
khác nhau, hai bên dành cho đối tác của mình sự đối xử không kém thuận lợi
hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hoặc công ty của nước
mình.
- Đối xử tối huệ quốc:
Trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: việc thành lập,
mua lại,điều hành, quản lý, vận hành, bán hoặc định đoạt đầu tư bằng các cách
khác, mỗi bên dành cho bên kia khi họ đầu tư trên đất nước của mình sự đối xử
không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công ty hoặc
công ty của nước thứ ba trên lãnh thổ của mình.
Nguyễn Thị Hợp – K51
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Ngoài ra hiệp định cũng cho phép mỗi bên có thể ban hành hoặc duy trì
những ngoại lệ đối với một số lĩnh vực, vấn đề được nêu rõ trong phụ lục H.
1.2.1.5. Chương tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh
Những điều khoản được nêu trong hiệp định thương mại song phương
Việt Nam-Hoa Kỳ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để thực hiện hiệp định

và tính minh bạch cùng với quyền khiếu nại của mỗi bên. Chương này được tóm
tắt như sau:
+ Hiệp định nêu rõ cho phép các công dân và công ty bên kia được nhập
khẩu và sử dụng phù hợp với những thực tiễn thương mại thông thường như
thiết bị văn phòng, máy móc, máy photo… Đồng thời cho phép được tiếp cận và
sử dụng nơi làm việc, nơi ở trên cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá thị
trường phụ thuộc vào thủ tục và luật lệ của nước sở tại.
+ Tùy thuộc vào các thủ tục, luật quy định, cho phép các công ty, công
dân của nước bên kia thuê đại lý, nhà tư vấn, phân phối của một trong hai bên
cho hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư theo hiệp định này của họ theo giá cả và
điều kiện thỏa thuận giữa các bên.
+ Hiệp định nêu rõ cho phép các công ty và công dân bên kia quảng cáo
các sản phẩm và sử dụng dịch vụ của họ. Đồng thời cho phép tiến hành nghiên
cứu thông tin và được dự trữ đầy đủ hàng mẫu, phụ tùng thay thế, tiếp cận sản
phẩm dịch vụ do chính phủ cung cấp gồm có các tiện ích trên cơ sở không phân
biệt đối xử, theo giá cả công bằng và hợp lý.
+ Khuyến khích liên hệ, cho phép bán trực tiếp những hàng hóa và dịch vụ
giữa các công dân và công ty bên kia.
1.2.1.6. Chương các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai
và quyền khiếu nại
Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã cam kết trong việc đảm bảo
tính công khai và minh bạch. Nội dung của chương này có thể tóm tắt như sau:
+ Mỗi bên công bố kịp thời và định kỳ tất cả các luật, quy định về thủ tục
hành chính có tính áp dụng chung và liên quan tới bất kỳ vấn đề vấn đề nào
được xem là được quy định trong hiệp định.
+ Công bố thông tin cần bao gồm thông tin về ngày có hiệu lực theo dòng
thuế hoặc dịch vụ bị tác động bởi biện pháp đó.
+ Thông tin cơ bản về các cơ quan xét duyệt phải được tham vấn trong
một quy trình thực thi các biện pháp đó.
+ Hiệp định nêu rõ cho phép công ty và công dân bên kia được phép tiếp

cận dữ liệu về nền kinh tế quốc dân, từng khu vực và đóng góp ý kiến.
Nguyễn Thị Hợp – K51
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
1.2.1.7. Chương những điều khoản chung
Trong chương này được nêu ra về cơ bản đều liên quan tới các chương
khác về thương mại và hoạt động đầu tư ở các phụ lục G, H và thư trao đổi. Nội
dung của chương này có thế tóm tắt như sau:
+ Giao dịch và chuyển tiền quan biên giới;
+ Bảo vệ an ninh quốc gia;
+Các ngoại lệ chung;
+Thuế;
+ Tham vấn;
+ Quan hệ giữa chương 4, phụ lục H, phụ lục G và thư trao đổi;
+ Sự không tách rời của hiệp định với các phụ lục, bản cam kết và thư trao
đổi.
1.2.2. Ý nghĩa của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ mở đường cho mối quan hệ lâu
dài của hai nước trên lĩnh vực kinh tế nói chung, tạo ra một mối quan hệ bình
đẳng và phát triển toàn diện cho hai quốc gia.Việc ký kết hiệp định thương mai
song phương sẽ làm tăng cường mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế của
hai quốc gia. Đối với Việt Nam hiệp định là bước đệm quan trọng giúp phát
triển các lĩnh vực kinh tế, giúp doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được phương
pháp hay kinh nghiệm quản lý của Hoa Kỳ đồng thời khuyến khích doanh
nghiệp Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển kỹ thuật trong quá trình
cạnh tranh. Đối với Hoa Kỳ, hiệp định thương mai song phương này mang lại
một trang sử mới cho quan hệ hai nước, trước đây khi Mỹ xâm lược Việt Nam
mang tới một dòng lịch sử đẫm máu, giờ đây khi hòa bình lập lại tạo cơ hội bình
đẳng quan hệ giữa hai nước.
Hiệp định là một công cụ tự do hóa thương mại, trong quá trình đàm phán

hiệp định thương mại, mỗi quốc gia cam kết các nhượng bộ tạo ra một điều kiện
thuận lợi cho kinh doanh, như cam kết giảm bớt hay bãi bỏ các hàng rào hạn
ngạch và thương mại, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ được
hưởng quy chế tối huệ quốc và được hưởng thuế suất ưu đãi so với các quốc gia
không thuộc nhóm này, và Việt Nam phải mở rộng thị trường cho hàng hóa
xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào. Bên cạnh đó việc minh bạch hóa trong pháp luật, dựa
trên điều kiện công bằng mà hai nước dành cho nhau, như việc Việt Nam bên
cạnh việc được hưởng quy chế tối huệ quốc phải có trách nhiệm thực hiện các
quy định của Hoa Kỳ về hàng xuất khẩu, nếu vi phạm, hàng hóa của Việt Nam
sẽ bị phạt hoặc tiêu hủy hoặc giữ tại hải quan. Bên cạnh đó, các quy định về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp thương mại, tiếp cận thị trường
Nguyễn Thị Hợp – K51
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
cũng là điều kiện quan trọng để minh bạch hóa thị trường, giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh.
Với các quy định cam kết trong hiệp định hoàn toàn phù hợp với thị
trường thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng cải tiến nguồn nội lực trong
nước, mở cửa thị trường, làm quen với các yêu cầu ngày càng cao của thị trường
đòi hỏi Việt Nam càng phải nỗ lực hơn nữa để trở thành quốc gia có nền kinh tế
thị trường, hiệp định là bước tổng duyệt cho việc Việt Nam thực hiện các quy
tắc của WTO, và trở thành thành viên vào tổ chức thương mại thế giới (WTO)
năm 2007.
Hiệp định thương mại giúp minh bạch hóa mối quan hệ thương mại giữa
hai quốc gia, với 4 chương trong hiệp định đã bao trùm toàn bộ những điều kiện
công bằng bình đẳng trong mối quan hệ thương mại, với hiệp định thương mại
thị trường Việt Nam được mở cửa, tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng
xuất khẩu, mức thế và phí thấp hơn trước khi ký hiệp định thương mại song
phương với Hoa Kỳ, đồng thời tạo môi trường đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu
tư đặc biệt là nhà đầu tư tới từ Hoa Kỳ.

1.3. ĐÀM PHÁN CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ VỀ VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ
CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Trải qua 11 năm kiên trì và nỗ lực với tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam
đã đạt được thành công cùng với mốc lịch sử đáng nhớ là ngày 11 tháng 01 năm
2007 khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Tuy nhiên để đạt
được thành công đó là việc Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi gia nhập
WTO, các cam kết đó thể hiện 3 văn kiện là cam kết về hàng hóa, cam kết về
thương mại dịch vụ, báo cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.
Và thành công từ việc kí hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ là bước
đệm thành công nhất để Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
1.3.1. Khái quát quá trình đàm phán gia nhập WTO
Tiến trình gia nhập WTO của tất cả các quốc gia muốn gia nhập WTO đều
phải trải qua 3 bước là: Nộp đơn gia nhập, đàm phán, kết nạp. Việt Nam cũng
vậy, để tham gia trở thành thành viên của WTO Việt Nam cũng phải thực hiện
đầy đủ quy trình như vậy và chỉ khác là thời gian thực hiện trình tự.
Thời điểm đầu tiên khi Việt Nam viết đơn xin gia nhập WTO vào tháng
01/1995, trong khoảng thời gian 1 năm sau đó, Việt Nam đã giới thiệu tổng quan
về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch đinh và thực thi chính
sách, và cung cấp thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng
hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.
Trong suốt quá trình xin gia nhập, Việt Nam thực hiện minh bạch hóa
chính sách tức là mô tả bức tranh chung về cơ chế, chính sách thương mại và
Nguyễn Thị Hợp – K51
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
kinh tế của nước mình có liên quan đến các hiệp định của WTO. Minh bạch hóa
chính sách được Việt Nam thực hiện thông qua việc Việt Nam gửi bản “bị vong
lục” về cơ chế ngoại thương của Việt Nam, trình bày về hệ thống chính sách
thương mại –kinh tế của Việt Nam tới nhóm công tác về việc Việt Nam gia
nhập WTO để nhóm công tác xem xét Việt Nam có đủ điều kiện trở thành thành

viên của WTO hay không, tất cả các thành viên của WTO đều có thể tham gia
vào nhóm công tác này và nhóm này là các tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn
xin gia nhập.Việt Nam phải giải đáp những câu hỏi từ phía những thành viên
của WTO và hội đồng WTO về những vấn đề liên quan tới kinh tế và thị trường
tiềm năng của Việt Nam.
1.3.1.1. Việt Nam tiến hành đàm phán đa phương
Việt Nam tiến hành đàm phán đa phương với WTO, thực hiện các cam kết
với WTO khi trở thành thành viên, trong giai đoạn này Việt Nam trải qua 14
phiên họp và thực hiện các cam kết với WTO đồng thời thay đổi một số luật về
thương mại và đầu tư để phù hợp với tình hình mới, Việt Nam đã cam kết:
+ Thực hiện ngay nghĩa vụ MFN ngay sau khi gia nhập WTO đối với
hàng hóa và dịch vụ;
+ Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước
với hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình cụ thể;
+ Bói bỏ trợ cấp xuất khẩu cà phê ngay sau khi gia nhập WTO, và đối với
nông sản khác thời gian sẽ là 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO;
+ Liên quan tới hàng công nghiệp, Việt Nam tuyên bố trợ cấp gắn liền với
tỷ lệ nội địa hóa sẽ xóa ngay từ thời điểm gia nhập WTO;
+ Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng cụ thể.
Ngày 26/10/2006 kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng và lúc
này ban công tác đã thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam.
1.3.1.2. Việt Nam tiến hành đàm phán song phương
Tháng 8/1996, chúng ta hoàn thành “bị vong lục” về vấn đề ngoại thương
của Việt Nam và gửi tới ban thư ký của WTO để luân chuyển tới các thành viên
của ban công tác, ban công tác là tổ chức chịu thụ lý đơn xin gia nhập và tất cả
các thành viên của WTO đều có thế tham gia ban công tác này.
“Bị vong lục” không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính
sách kinh tế vĩ mô, thực thi và cơ sở hoạch định chính sách mà còn cung cấp
thông tin chi tiết về các chính sách liên quan tới hàng hóa, dịch vụ, quyền sở
hữu trí tuệ.

Ngay sau khi nghiên cứu “bị vong lục”, các thành viên tham gia chất vấn
với Việt Nam, đặt ra các câu hỏi yêu cầu Việt Nam trả lời nhằm hiểu rõ chính
Nguyễn Thị Hợp – K51
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
sách, bộ máy quản lý, thực thi chính sách. Tiến hành đàm phán song phương
Việt Nam đã trả lời khoảng 2600 câu hỏi do những thành viên của WTO đưa ra
đồng thời Việt Nam phải cung cấp thông tin khác do WTO quy định về hệ thống
nông nghiệp, trợ cấp trong công nghiệp, đầu tư… với những thông báo hàng
chục ngàn trang. Cuộc đàm phán song phương của Việt Nam với 28 các quốc
gia thành viên WTO, và đã kết thúc tốt đẹp.
1.3.1.3. Đàm phán với Hoa Kỳ
Tất cả những nước khi muốn trở thành thành viên của WTO đều tham gia
vòng đàm phán với Hoa Kỳ, đàm phán với Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO của
Việt Nam là khó khăn nhất, vì đối tác này có yêu cầu cao và có tiếng nói trong
tổ chức thương mại thế giới, đầu năm 1996 Việt Nam tiến hành đàm phán song
phương với Hoa Kỳ, đây được coi là mở đầu cho các cuộc đàm phán song
phương với Hoa Kỳ đầy khó khăn cho Việt Nam khi ta phải chấp nhận đánh đổi
và nhượng bộ Hoa Kỳ vỡ đất nước này có tiếng nói trên trường quốc tế.
Đàm phán với Hoa Kỳ, Việt Nam chấp nhận nhượng bộ theo một số nội
dung thỏa thuận giữa hai bên được văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ-
USTR thông qua, một số thỏa thuận đó liên quan tới các ngành, lĩnh vực mà
Việt Nam ký kết nhượng bộ với Hoa Kỳ như sau:
- Đối với ngành nông nghiệp:
Việt Nam đồng ý cơ chế kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ
với một số sản phẩm như thịt bị, thịt lợn, thịt gia cầm, một số mặt hàng được
giảm thuế như thịt lợn, thịt bò, nho, táo, đậu, bụng… Khoảng ¾ sản phẩm nông
nghiệp của Hoa Kỳ khi xuất khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 15%
hoặc thấp hơn.
- Đối với ngành công nghiệp:

Việt Nam cam kết áp dụng ngay lập tức mức thuế thấp đối với hầu hết các
sản phẩm thiết bị y tế,một số sản phẩm quan trọng trong các lĩnh vực thiết bị y
tế , dược phẩm, máy bay sẽ có mức thuế thấp từ 0 tới 5%. Khoảng 94% sản
phẩm Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ sẽ được hưởng mức thuế từ 15% trở
xuống. Đồng thời, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ những trợ cấp theo thỏa thuận trong
một số lĩnh vực như dệt may.
- Đối với ngành dịch vụ:
Việt Nam cam kết cho phép các công ty bảo hiểm (phi nhân thọ) và các
công ty chứng khoán nước ngoài thành lập chi nhánh Việt Nam như đã làm đối
với lĩnh vực ngân hàng, đồng thời, Việt nam cam kết bền vững về việc mở cửa
một số lĩnh vực quan trọng như viễn thông bao gồm cả dịch vụ vệ tinh ,phân
phối, tài chính và năng lực cho doanh nghiệp nước ngoài.
Nguyễn Thị Hợp – K51
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Một số vấn đề khác về quyền thương mại và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
cũng được thỏa thuận rõ trong vòng đàm phán với Hoa Kỳ của Việt Nam.Với
vấn đề quyền thương mại, Việt Nam sẽ xóa bỏ những hạn chế trong hoạt động
nhập khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Về vấn đề quyền sở hữu trí
tuệ, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời cũng như một số cam kết nhượng bộ trong đàm phán song
phương với Hoa Kỳ,Việt Nam sẽ giảm vai trò của các doanh nghiệp nhà nước
trong hoạt động thương mại gồm xóa bỏ vai trò độc quyền của nhà nước trong
việc nhập khẩu một số hàng hóa, đồng thời các công ty của Hoa Kỳ sẽ được
tham gia cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các doanh nghiệp nhà nước của Việt
Nam.
Trong cuộc đàm phán với đối tác Hoa Kỳ để xin gia nhập WTO của Việt
Nam là cuộc đàm phán gay go, khi hai bên chấp nhận và không chấp nhận
những điều khoản mà bên kia đưa ra, tuy chưa hoàn toàn đạt được những điều
kiện mà hai bên mong muốn nhưng có thể nhận xét rằng vòng đàm phán với

Hoa Kỳ năm 2006 đã đạt được nhiều tiêu chí chung.
Tháng 5/2006 kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ, đối tác cuối
cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam.
Sau 11 năm kiên trì trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương,
thực hiện các cam kết và nhượng bộ đối tác trong việc đàm phán xin gia nhập
WTO, thành công lớn nhất là ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của WTO.
1.3.2. Ý nghĩa của việc gia nhập WTO với thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ
Như chúng ta đã biết để trở thành thành viên của WTO, Việt Nam thực
hiện 21 cam kết về các ngành, các lĩnh vực, những cam kết này có giá trị quan
trọng với Việt Nam trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng và
cùng phát triển.
Với hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam trở thành quốc gia
có quan hệ bình thường (NTR) với Hoa Kỳ, và khi trở thành thành viên của
WTO, Việt Nam được hưởng thuế suất tối huệ quốc là một điều tất nhiên, được
hưởng thuế suất tối huệ quốc sẽ tạo đà cho mối quan hệ thương mại Việt Nam
-Hoa Kỳ, tăng cường khả năng xuất khẩu nhiều mặt hàng có lợi thế của Việt
Nam sang Hoa Kỳ, thuế suất tối huệ quốc được Hoa Kỳ dành ưu đãi với những
quốc gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ, mức thuế suất tối huệ quốc thấp hơn so với
mức thuế khác, ví dụ: mức thuế cá khô, ướp muối, sông khói có mức thuế suất
từ 25-30% đối với các nước không có thỏa thuận tối huệ quốc và GSP với Hoa
Kỳ, và 4 - 7% đối với các nước có tối huệ quốc. Gia nhập WTO, giúp tăng
cường khả năng xuất khẩu ra các thị trường đặc biệt là Hoa Kỳ, tăng khả năng
Nguyễn Thị Hợp – K51
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, giảm các hàng rào thuế quan, phi
thuế quan của Hoa Kỳ với doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện cam kết bãi bỏ trợ cấp xuất

khẩu 1 số mặt hàng nông sản trong đó có mặt hàng dệt may, hiện nay ngành dệt
may đang là ngành có lợi thế trong xuất khẩu của Việt Nam , với những cam kết
khi tham gia WTO, Việt Nam đã chứng tỏ cho các quốc gia khác, đặc biệt là
Hoa Kỳ về hệ thống luật thương mại của mình, và thành công quan trọng trong
một số mặt hàng trong đó có mặt hàng dệt may của Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ
bỏ hạn ngạch vào năm 2007, tuy trong tiến trình đó Hoa kỳ vẫn quan sát ngành
dệt may của Việt Nam nếu vi phạm cam kết về trợ cấp với WTO thì sẽ tái áp
dụng mức hạn ngạch.
Gia nhập WTO,Việt Nam tuân thủ các cam kết, bình đẳng trên thị trường
quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình tốt trên thị trường Hoa Kỳ, đồng thời quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng
và bảo vệ. Chi phí kinh doanh nghiệp có điều kiện giảm với giá nguyên vật liệu
đầu vào, máy móc sẽ rẻ hơn, đồng thời, trong quá trình xâm nhập thị trường Hoa
Kỳ sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường quản lý, thay đổi máy móc…
Nguyễn Thị Hợp – K51
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
Mốc đánh dấu quan trọng là từ khi Việt Nam ký được hiệp định thương
mại song phương với Hoa Kỳ năm 2001, quay lại giai đoạn trước khi hiệp đinh
này được ký kết, khi đó Việt Nam chưa được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc của
Hoa Kỳ dẫn tới rào cản lớn trong thương mại hai nước, khi giá trị xuất khẩu của
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam
còn chưa tương xứng với tiềm lực của hai nước, trong giai đoạn 1997 tới năm
2000 là giai đoạn Việt Nam luôn trong tình trạng xuất siêu, trong giai đoạn này
Việt Nam nhập khẩu ít từ Hoa Kỳ là do lĩnh vực có trị giá cao, nước ta chưa đủ
tiềm lực nhập khẩu như thiết bị công nghệ cao, dàn khoan, dầu khí và cả máy
bay Boeing .Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam

trong giai đoạn trước khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, có thể
thấy lĩnh vực đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam khá đa dạng, cùng với đó là tốc
độ đầu tư không tăng, có xu hướng giảm và thua xa so với tiềm lực tài chính của
Hoa Kỳ.
Giai đoạn từ năm 2001 tới nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ trên cơ sở phát triển bình đẳng, Việt Nam đã phát triển trở thành quốc
gia có thu nhập trung bình trên thế giới, tạo điêu kiện gặt hái thành công cho nền
kinh tế Việt Nam, dự không thể tránh khỏi những đợt suy thoái kinh tế ảnh
hưởng tới thương mại của hai quốc gia nhưng tác động khách quan đó vẫn chưa
thể tác động xấu hoàn toàn tới thương mại.
2.1.1. Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trước năm 2002
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ
tháng 12 năm 2001, từ trước năm 2002 quan hệ thương mại giữa hai nước chưa
gặt hỏi được nhiều thành công so với tiềm lực chung, từ khi hiệp định có hiệu
lực, Hoa Kỳ mới cho Việt Nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc, do hiệu lực
của hiệp định thương mai có giá trị vào tháng 12/2001 nên em xin phép nghiên
cứu và trích số liệu từ năm 2001 trở về trước để phù hợp với nội dung.
Tháng 2 năm 1994 chính phủ Mỹ tuyên bố xóa lệnh cấm vận thương mại
với Việt Nam, và giai đoạn khi Việt Nam chưa được hưởng quy chế Tối Huệ
Quốc của Hoa Kỳ do hiệp định song phương chưa được ký kết, nhưng hoạt động
thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng.
Nguyễn Thị Hợp – K51
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Bảng 2.1: Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
(Đơn vị:triệu USD)
Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Xuất khẩu 50,4 200 308 372 553 601,9 821,7 1.065
So với năm
trước(%)

- 396,8 154 120,8 148,8 108,8 136,5 129,6
Nhập khẩu 172 252 616 278 269,5 273 367,7 411
So với năm
trước (%)
- 146,5 224,4 45,13 96,94 102,9 132,6 111,7
Cán cân
thương mại
-121,6 -52 -308 94 283,5 328,9 454 624
Nguồn:Hải quan Hoa Kỳ
Qua số liệu trong bảng ta thấy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ liên tục tăng , giai đoạn ít nhất là 1994 tới 1997, đây là giai đoạn nền
kinh tế Việt Nam chậm phát triển do vừa thoát khỏi thời kỳ kinh tế tập trung bao
cấp, các mặt hàng xuất khẩu thường là mặt hàng có sẵn trong tự nhiên của Việt
Nam , trong giai đoạn từ 1994 tới 1999 mức tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam
khoảng 85,14% , trong giai đoạn từ năm 1997 tới năm 2001 có giảm so với năm
1996 và luôn trong tình trạng xuất siêu . Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa
Kỳ còn thấp và biến động qua nhiều giai đoạn.
Trong giai đoạn trên có nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất khẩu của Việt
Nam ngày càng tăng mặc dù Việt Nam chưa được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc
của Hoa Kỳ, ta có thế thấy trong giai đoạn này doanh nghiệp Việt Nam luôn tìm
kiếm những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và chịu mức thuế thấp nhất tiêu biểu
như cà phê, đồ gia vị… Đồng thời những sản phẩm xuất khẩu chính nữa trong
giai đoạn này là các sản phẩm thuộc tài nguyên thiên nhiên như quặng, than…
Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ thấp do trong giai đoạn trên
kinh tế Việt Nam còn chậm phát triển, tuy trong nước còn thiếu hụt nhiều nhưng
giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ cao và một số mặt hàng nhập của Hoa Kỳ
trong giai đoạn này gồm một số sản phẩm công nghệ cao chịu tác động nhiều
của chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Thị Hợp – K51
17

×