Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu cán cân vốn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.88 KB, 26 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƢƠNG MẠI



BÀI TIỂU LUẬN

Môn : Kinh Tế Thƣơng Mại
Đề tài: Phân tích tình hình sử dụng chi phí và các nguyên nhân ảnh
hƣởng đến giá vốn hàng bán tại Công ty Cổ Phần Cà Phê An Giang


Giảng viên : Th.S Ngô Thị Hải Xuân
Lớp : HC16TM02
Nhóm : 9
Sinh viên thực hiện:
 Hồ Thị Mỹ Hoàng
 Lê Minh Tâm
 Trần Thị Uyên Uyên
 Lê Hoàng Vũ
 Trần Văn Vương


Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 08.2011
2

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ......................................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................................................... 3
1.2. Các đơn vị trực thuộc ........................................................................................................................... 3


1.3. Lịch sử hình thành ................................................................................................................................ 4
1.4. Lĩnh vực hoạt động: .............................................................................................................................. 5
1.5. Sơ đồ tổ chức ....................................................................................................................................... 5
1.6. Định hướng: ......................................................................................................................................... 9
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM NĂM 2010 ... 10
2.1. Tình hình chung: ................................................................................................................................ 10
2.2. Thị trường xuất khẩu năm 2010: ......................................................................................................... 11
3. NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHI PHÍ DOANH NGHIỆP QUA NĂM
2009 & 2010 ...................................................................................................................................................... 13
3.1. Khái niệm:.......................................................................................................................................... 13
3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tại Công ty Cổ Phần Cà Phê An Giang ......................................... 13
3.2.1. Số liệu “Báo cáo kết quả kinh doanh” năm 2009 và 2010 ............................................................ 13
3.2.2. Xử lý số liệu ............................................................................................................................... 15
3.2.3. Phân tích số liệu:......................................................................................................................... 17
3.2.4. Các nhân tố tác động đến giá vốn hàng bán của doanh nghiệp: .................................................... 22
4. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TỐI ĐA CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................................................................ 26










3

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

1.1. Giới thiệu chung
 Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ AN GIANG
 Tên giao Anh : COMPANY AN GIANG COFFEE JOINT - STOCK
 Tên viết tắt : AN GIANG COFFEE
 Địa chỉ : Đường số 04, KCN Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai
 Điện thoại : 061 6280 299
 Fax : 061 6280 297
 Email :
 Website : http:///.www.angiangcoffee.com
 Mã số thuế : 3600708142
 Vốn điều lệ : 83.000.000.000 đồng
Tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2011,công ty thông qua phương án tăng
vốn điều lệ từ 83 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng theo 2 đợt:
 Đợt 1: Phát hành 4,15 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1, bán bằng
mệnh giá.
 Đợt 2: Phát hành 2,55 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hoặc các đối tác chiến
lược với giá không thấp hơn mệnh giá.
 Cả 2 đợt chào bán tăng vốn đều được thực hiện từ sau ĐHCĐ thường niên 2011
đến 31/12/2011.
 Logo :



1.2. Các đơn vị trực thuộc
 Trụ sở chính:
 Địạ chỉ : Đường số 4, KCN Tam Phước, Huyện Long Thành, Đồng
Nai
4

 Điện thoại: 061 628 0299 - 061 628 0226

 Fax : 061 628 0297
 Diện tích mặt bằng : 15.000 m2
 Tổng kho An Giang Coffee:
 Địa chỉ : Đường số 1, KCN Tam Phước, Huyện Long Thành, Đồng
Nai
 Diện tích : 17.643 m2
 Điện thoại : 061 628 0299 - 061 628 0226
 Fax : 061 6280 297
 CN tại Buôn Ma Thuột- Đắc Lắc:
 Địa chỉ : 153 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, Tp.Buôn Ma Thuột, Đắc
Lắc
 Điện thoại: 0500 3877 420
 Fax : 0500 3877 468

1.3. Lịch sử hình thành
 Công ty cổ phần Cà phê An Giang, tên viết tắt là An Giang coffee, được thành lập theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000481 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Đồng Nai cấp lần đầu ngày 03/01/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 12/09/2008 trên
cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê An Giang.
 Tiền thân của Công ty cổ phần Cà phê An Giang là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà
phê An Giang, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4702001260
vào ngày 26/10/2004 và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 14/07/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Đồng Nai cấp.
 Ngày 16/12/2006, Công ty cà phê An Giang (An Giang coffee) chính thức khánh thành
và đi vào hoạt động với số vốn đầu tư ban đầu là 15 tỉ đồng.
 Ngày 03/01/2008, công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần với vốn đầu tư 83 tỉ
đồng.
5

 Sản phẩm cà phê nhân của công ty hiện đã có mặt ở trên 20 thị trường nước ngoài với

công suất trên 100.000 tấn/năm. Với dây chuyền hiện đại, hệ thống điều khiển lập trình
Logic PLC và 32 Camera quan sát kiểm soát tiên tiến nhất đạt tiêu chuẩn và trình độ
quốc tế. Qua đó chất lượng sản phẩm của nhà máy luôn được đảm bảo tốt. Hiện nay, An
Giang coffee đang sở hữu nhà máy chế biến cà phê Robusta lớn và hiện đại nhất Việt
Nam với một hệ thống tổng kho và nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao, bao gồm:
 Nhà máy và tổng kho An Giang coffee ở Đồng Nai (diện tích hơn 30.000 m2 –
công suất 60.000 tấn/ năm).
 Nhà máy chế biến cà phê tại sàn giao dịch Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk (công suất
40.000 tấn/ năm). Năng lực sản xuất hiện nay là 100.000 tấn cà phê nhân chất
lượng cao/năm.
 Công ty đã tiến hành xây dựng và áp dụng chương trình chứng nhận Utz certified niên vụ
2009-2010 thông qua việc liên kết với các Công ty, nông trường và các địa phương tại
tỉnh Dak Lak, Dak Nông và Gia Lai...

1.4. Lĩnh vực hoạt động:
 Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu cà phê, sản phẩm nhựa, sản phẩm từ gỗ (từ nguồn gỗ
hợp pháp);
 Cho thuê kho bãi;
 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, bằng xe tải nội tỉnh, liên tỉnh;
 Vận tải hàng hóa đường thủy.
Trong đó, sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu cà phê là ngành mũi nhọn, mang tính chiến
lược của doanh nghiệp.

1.5. Sơ đồ tổ chức
Công ty cổ phần Cà phê An Giang được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp số
60/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005, các Luật khác và điều lệ Công ty cổ phần Cà phê An Giang
được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2008.

6




1.5.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật
pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công
ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng
quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty...
1.5.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. HĐQT
7

có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ
của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của Công ty quy định. HĐQT
của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch HĐQT do
HĐQT bầu ra.
1.5.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Tổng giám đốc,
Ban kiểm soát do ĐHĐCD bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành
viên với nhiệm kỳ là 05 năm.
1.5.4. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty cổ phần Cà phê An Giang gồm có 02 thành viên, trong đó có 01
Tổng giám đốc và 01 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành và chịu trách
nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ,
quyết định của HĐQT, điều lệ Công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
Công ty.
1.5.5. Các phòng, ban chức năng

1.5.5.1. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
 Tham mưu cho Ban Giám đốc hệ thống giá cả, thị trường, khai thác thị trường tiềm năng,
lập phương án kinh doanh, mở rộng các dịch vụ về hàng hóa, vật tư, sản phẩm theo quy
định của pháp luật và trực tiếp thực hiện phương án được Ban Giám đốc phê duyệt;
 Tổ chức, khai thác, đánh giá, phân tích, xử lý các nguồn thông tin giá cả thị trường liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty để tham mưu cho Ban
Giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đạt hiệu quả cao
nhất;
 Soạn thảo các văn bản hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương và chịu trách nhiệm về
kỹ thuật, nội dung, pháp lý các văn bản đã soạn thảo;
 Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng đã ký và phối hợp với phòng kế toán thanh lý
các hợp đồng đã thực hiện;
 Tổ chức thực hiện công tác xuất nhập khẩu của công ty;
8

 Xây dựng chiến lược kinh doanh và hoạt động sản xuất chế biến toàn công ty và cụ thể
hóa bằng các phương án đã được phê duyệt.
1.5.5.2. Phòng kế toán
 Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính về chiến lược dài hạn cũng
như kế hoạch tháng, quý, năm của công ty;
 Thực hiện chế độ báo cáo thống kê đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công
ty và báo cáo thống kê định kỳ với quy định Nhà nước;
 Theo dõi thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng và kiểm tra thực hiện định mức chi phí
khoán;
 Khai thác các nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu kinh doanh và thực hiện đúng chế
độ quy định về quản lý sử dụng vốn;
 Thực hiện đúng chế độ các khoản nộp ngân sách và nộp cấp trên, trích lập và quản lý sử
dụng các quỹ của công ty đúng chế độ Nhà nước quy định;
 Tổ chức bộ máy kế toán, xây dựng quy trình hạch toán kế toán và thực hiện chế độ hạch
toán kế toán đúng theo luật kế toán, đồng thời phải đáp ứng kịp thời số liệu phục vụ cho

việc chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của công ty;
 Tổ chức công tác thanh quyết toán, báo cáo công tác giá thành, phân tích giá thành tham
mưu cho Ban Giám đốc sử dụng tài sản, tiền vốn đạt hiệu quả cao nhất;
1.5.5.3. Phòng tổng hợp
 Tham mưu cho Ban Giám đốc công tác tổ chức lao động, công tác nhân sự hợp lý đảm
bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty;
 Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các định mức lao động, chi phí khoán, các quy
chế, quy định quản lý liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử
dụng lao động trong công ty;
 Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hộ lao động, an toàn lao động,
vệ sinh lao động, an toàn môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế theo quy định của Nhà nước;
 Tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra, công tác thi đua khen
thưởng, kỷ luật lao động;
 Quản lý và sử dụng đúng chế độ quy định các loại công văn, giấy tờ, hồ sơ, con dấu, tài
sản, phương tiện phục vụ công tác thuộc lĩnh vực tài chính;
9

 Tham mưu cho Ban Giám đốc công tác bảo vệ, trật tự trị an và dân quân tự vệ theo pháp
luật quy định;
 Tổ chức hội họp, hội nghị và phục vụ tiếp đón khách theo yêu cầu của Ban Giám đốc,
quản lý khu cư xá nhân viên của công ty;
 Tổ chức công đoàn, giải quyết tranh chấp lao động (nếu có);
 Đầu tư xây dựng cơ bản, thanh tra, kiểm soát của công ty.
1.5.5.4. Phòng kiểm tra chất lượng
 Phụ trách công việc kiểm tra chất lượng cà phê toàn công ty;
 Quyết định về mặt chất lượng đối với cà phê xuất – nhập và chế biến.
1.5.5.5. Phòng kho hàng
 Quản lý kho hàng cà phê từ nhân xô đến thành phẩm sau chế biến của công ty;
 Quản lý công cụ, dụng cụ, bao bì, dây chỉ, nguyên nhiên vật liệu.

 Thực hiện các công tác từ chuẩn bị đến giao nhận và xuất khẩu.
1.5.5.6. Nhà máy chế biến cà phê
 Phòng kỹ thuật chế biến cà phê:
 Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất theo kế hoạch công ty;
 Lập kế hoạch và thực hiện phương án chế biến cà phê theo hợp đồng.
 Phòng kỹ thuật nhà máy:
 Bảo trì sửa chữa thường xuyên và định kỳ các thiết bị máy móc trong toàn
công ty;
 Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật vận hành nhà máy;
 Lập kế hoạch mua sắm, quản lý và sử dụng thiết bị, máy móc toàn công ty;
 Quản lý hệ thống điện, nước, mạng điện thoại, máy vi tính trong toàn công ty.

1.6. Định hƣớng:
 Định hướng phát triển: Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu Cà phê
tại Việt Nam
 Sứ mệnh: Đƣa cà phê Việt Nam đến thế giới với chất lƣợng mang đẳng cấp quốc tế
Phương châm hoạt động: Uy tín, Chất lƣợng, Hợp tác và Phát triển bền vững
10


2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI VIỆT
NAM NĂM 2010
2.1. Tình hình chung:
 Năm 2010, xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp nhiều biến động. Giá cà phê xuất khẩu
giảm mạnh trong những tháng đầu năm và rơi xuống mức thấp nhất của 5 năm qua là
1.160 đô la Mỹ/tấn vào ngày 16/3/2011. Tuy nhiên, giá cà phê đã hồi phục sau đó và đạt
mức cao nhất 2.000 đô la Mỹ/tấn, FOB. Cụ thể:
 Trong quý I/2010, cà phê là mặt hàng duy nhất trong các nhóm hàng nông sản
xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng kỳ năm 2009.
Mặc dù dự báo nguồn cung sẽ giảm trong khi cầu lại tăng nhưng giá xuất khẩu cà

phê của Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2010 lại giảm mạnh, đặc biệt giá bình
quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3 năm 2010 chỉ đạt trung bình
khoảng 1.370 USD/tấn, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2006. Tính đến
hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345.000 tấn, giảm
22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng
giảm 186 triệu USD; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD
và phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất
khẩu cà phê của Việt Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng
kỳ 3 năm trở lại đây.
 Qua tháng Tư và tháng Năm, tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn không
có tiến triển gì khả quan hơn. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà
phê tháng 5/2010 hiện vẫn ở mức thấp, ước đạt 95 nghìn tấn, trị giá 133 triệu
USD, xấp xỉ mức 94 nghìn tấn và 134 triệu USD tháng 5/2009. Con số này chỉ đạt
67,37% so với tháng 1, 77,2% so với tháng 3 và 81,19% so với tháng 4/2010.
 Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu được khoảng 559 nghìn tấn cà
phê, trị giá 777 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2009, xuất khẩu cà phê 5 tháng
đầu năm 2010 đã giảm 15,17% về sản lượng và 20,87% về giá trị.
 Do những chuyển biến tăng giá của thị trường thế giới, giá cà phê xuất khẩu của
Việt Nam trong tháng cũng có sự gia tăng đáng kể. So với tháng 3 và tháng 4, đơn
giá xuất khẩu cà phê đã tăng lên rõ rệt. Giá cà phê xuất khẩu tại cảng Sài Gòn

×