Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

công tác phát triển cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng biên giới, dân tộc thiểu số trong phòng tránh hivaids

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.17 KB, 32 trang )

Mục lục
Phần I. Mở
đầu……………………………………………………………….2
1. Tính cấp thiết của vấn đề…………………………………………… …
2
1. Khái niệm công
cụ……………………………………………………….2
Phần II. Nội dung chính………………………………………………….
….3
A. Một số tìm hiểu cơ bản về
HVI/AIDS…………………………………….3
I. HIV/AIDS là
gì? 3
I. Tình hình HIV/AIDS ở nước ta hiện
nay……………………………….8
I. Thực trạng công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta hiện
nay…….11
I. Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại nhà…………………17
B. Thực trạmg công tác phòng chống HIV/AIDS ở các vùng biên giới,
vùng dân tộc thiểu
số……………………………………………………….20
1. Tình hình HIV/AIDS ở các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số……
20
2. Thực trạng công tác phòng chống HIV/AIDS…………………………
22
C. Công tác phát triển cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng vùng biên giới, dân tộc thiểu số trong phòng tránh
HIV/AIDS………… 25
Phần III. Kết
luận………………………………………………………… 30
Phụ lục………………………………………………………………………


31
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………
32
Phần I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Loài người hiện nay đang đứng trước nhiều bệnh dịch hết sức nguy hiểm,
trong đó có những bệnh dịch không thể chữa khỏi như HIV/AIDS, ung thư,
… Những bệnh dịch này ngày càng bùng phát mạnh mẽ và đe dọa tính mạng
của mỗi con người. Trong đó, HIV/AIDS đang là một căn bệnh thế kỷ của
loài người, hiện nay vẫn chưa có vắcxin chữa và phòng ngừa bệnh. Từ khi
xuất hiện đến thời điểm hiện tại, HIV/AIDS đã cướp đi hàng triệu sinh mạng
của con người và cũng hàng triệu người đang phải sống chung với căn bệnh
thế kỷ này. Đứng trước thực trạng này, loài người đã không ngừng nghiên
cứu và tìm ra phương thuốc cứu chữa, phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả,
đồng thời mở rộng tuyên truyền kiến thức về HIV/AIDS nhằm phòng ngừa
bệnh một cách tốt nhất. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động này vẫn chỉ là
những giải pháp tạm thời và hiệu quả thực sự vẫn chưa đạt được như mong
muốn. Như vậy, học tập và nghiên cứu về bệnh dịch cũng như tìm ra phương
cách cứu chữa, phòng ngừa bệnh là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Loài người
phải chung tay, góp sức vào công cuộc phòng chữa đại dịch thế kỷ này, thì
mới mong đạt được những kết quả nhất định trong công tác phòng chống
bệnh dịch nguy hiểm này.
2. Khái niệm công cụ
Trong phạm vi bài viết này, một số khái niệm liên quan đến HIV/AIDS
được đề cập đến nhằm làm công cụ cho quá trình tìm hiểu về bệnh dịch một
cách sâu sắc hơn.
Khái niệm “ HIV”: là tên viết tắt của từ tiếng anh (HIV - Human
Immuno Deficiency Virus) vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Khái niệm “ AIDS”: là những chữ cái viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ
Acquired Immino Deficiency Syndorome (viết tắt theo tiếng Pháp là SIDA),

được dịch ra tiếng Việt là "Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải". AIDS
là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm.
Khái niệm “ Hội chứng”: là một tập hợp các triệu chứng (dấu hiệu,
biểu hiện) bệnh. VD: hội trứng nhiễm trùng bao gồm các biểu hiện sốt, nhức
đầu, môi khô, lưỡi bẩn…
AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh mà là hội chứng mắc phải do
nhiễm HIV gây ra.
Khái niệm “ Giai đoạn cửa sổ”: là giai đoạn mà vi rút HIV mới xâm
nhập vào cơ thể con người, chưa đủ ngưỡng để biểu hiện ra những triệu
chứng lâm sàng, thậm chí khi xét nghiệm máu vẫn mang kết quả âm tính.
Đây còn gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Phần II. NỘI DUNG
I. HIV/AIDS LÀ GÌ?
Từ khi mới bắt đầu xuất hiện, HIV/AIDS luôn bị coi là một tệ nạn xã hội
gắn liền với tệ nạn tiêm chích ma túy và mại dâm, bởi đây chính là hai nhóm
tạo nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao nhất. Nhưng xã hội hiện nay đã dần
thay đổi được quan niệm này và chấp nhận quan niệm coi HIV/AIDS là một
chứng bệnh của xã hội. Quan niệm này sẽ giúp loài người tích cực hơn trong
công tác phòng và chống HIV/AIDS ngày càng đạt hiệu quả. HIV/AIDS là
một chứng bệnh của xã hội, nó có quá trình ủ bệnh, phát bệnh và dẫn người
bệnh đến tử vong. Chúng ta có thể xem xét HIV/AIDS từ góc độ bệnh tật
với những đặc điểm cơ bản sau:
1. Cơ chế họat động của HIV khi xâm nhập vào cơ thể người
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cầu
lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, nhận diện, báo động và
huy động các tế bào Lim phô - T tấn công tiêu diệt vi sinh vật lạ khi chúng
xâm nhập vào cơ thể. Khi virut HIV vào cơ thể, nó tấn công ngay vào bạch
cầu, đặc biệt là lympho bào T4. Chúng lấy chính chất liệu di truyền của bạch
cầu để sinh sôi nảy nở, rồi phá vỡ bạch cầu. Cứ như thế HIV tiêu diệt dần
các bạch cầu. Do số lượng các bạch cầu bị HIV tiêu diệt ngày càng nhiều,

dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị vô hiệu hóa
và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó,
mọi mầm bệnh khác (vi trùng, siêu vi trùng, tế bào ung thư…) mặc sức
hoành hành gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm và các bệnh nhiễm trùng
cơ hội như lao, viêm phổi, nấm… và ung thư sẽ nhân cơ hội này tấn công cơ
thể dẫn đến tử vong.
2 Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS diễn ra trong cơ
thể người
Quá trình HIV xâm nhập vào cơ thể người và phát triển thành AIDS trải
qua 4 giai đoạn cơ bản. Các giai đoạn đó là:
* Giai đoạn 1: Giai đoạn sơ nhiễm HIV (Nhiễm trùng cấp tính)
Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian cơ thể người mới sinh ra kháng thể
chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các
kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) nhưng trong thời gian khoảng từ
3 tuần đến 3 tháng, đôi khi lâu hơn lượng kháng thể này còn ít nên chưa thể
phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường
(phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn
này là giai đoạn cửa sổ.
Giai đoạn này người nhiễm HIV có thể không có bất kỳ một dấu hiệu bất
thường nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 25%) có thể có các triệu
chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, khó chịu) nhưng các triệu chứng này sẽ
tự mất đi sau vài ngày nên cả người nhiễm, người ngoài hay bác sỹ đều
không thể nhận biết được.
Vào cuối thời kỳ cửa sổ, khi lượng kháng thể có đủ thì nếu xét nghiệm
máu bằng phương pháp thông thường có thể phát hiện được người nhiễm
HIV, nghĩa là huyết thanh từ “âm tính” chuyển sang “dương tính”, do vậy
người ta còn gọi đây là giai đoạn chuyển đổi huyết thanh.
Cần lưu ý rằng đây là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay
lượng kháng thể này còn ít nên HIV sản sinh rất nhanh và do vậy khả năng
lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi ta không biết ai

là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm.
Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự
phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết
sinh học của người khác.
* Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không triệu chứng (thời kỳ ủ bệnh).
Một thời gian dài sau thời điểm chuyển đổi huyết thanh (có thể kéo dài
trung bình là 5 - 10 năm hoặc lâu hơn tuỳ vào thể trạng của người mang
HIV), trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV
ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có bất cứ một triệu
chứng bất thường nào. Tuy vậy bên trong cơ thể con người nhiễm cuộc đấu
tranh không khoan nhượng giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy
ra, nhưng bên ngoài người nhiễm vẫn khoẻ mạnh, vẫn có thể lao động, học
tập bình thường.
* Giai đoạn 3: Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng (giai đoạn cận
AIDS)
Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV lượng kháng thể bắt đầu
suy giảm, lượng HIV bắt đầu gia tăng nhanh và ở người nhiễm đã bắt đầu
xuất hiện xác triệu chứng bệnh khác nhau, mà thường gặp là sưng hạch kéo
dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng
cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cần, sốt đổ mồ hôi trộm, tiêu
chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ… Tuy nhiên các dấu hiệu này cũng
thường gặp ở nhiều loại bệnh khác nhau nên không thể dựa vào chúng đẻ nói
rằng ai đó đã bị nhiễm HIV.
* Giai đoạn 4: Giai đoạn AIDS
Đây là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Vào giai đoạn này trong cơ
thể người nhiễm lượng kháng thể suy giảm mạnh, lượng HIV tăng lên nhanh
chón, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm chuyển
sang giai đoạn AIDS với sự xuất hiện của nhiều bệnh khác nhau. Ở giai đoạn
này với các biểu hiện lâm sàng bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm
trùng cơ hội và ung thư tất yếu dẫn đến tử vong. Giai đoạn này thường rất

ngắn (khoảng vài tháng là bệnh nhân tử vong)
Một số triệu chứng biểu hiện lâm sàng của AIDS:
* Mệt mỏi kéo dài nhiều ngày mà không có nguyên nhân rõ ràng.
* Sút cân hơn 10% trọng lượng cơ thể sau 2 tháng.
* Sốt kéo dài hơn 1 tháng, kèm theo rét run, ớn lạnh và ra mồ hôi nhiều
về đêm.
* Tiêu chảy kéo dài hơn 1 tháng.
* Ho dai dẳng kéo dài hơn 1 tháng.
* Viêm ngứa da toàn thân.
* Xuất hiện nhiều vết đỏ, bầm tím trên da và niêm mạc miệng, mũi, trực
tràng.
* Sưng hạch, đặc biệt là ở cổ, nách, bẹn không có nguyên nhân rõ ràng và
kéo dài khoảng 2 tuần.
3. Các con đường lây nhiễm và biện pháp phòng tránh lây nhiễm
HIV/AIDS
* Con đường lây nhiễm: HIV/AIDS được lây truyền từ người này sang
người khác theo các con đường chính sau: qua đường tiếp xúc máu của
người có HIV ( tỷ lệ lây cao 100%), quan hệ tình dục (chiếm tỷ lệ cao nhất
thế giới 80%), lây từ mẹ sang con (tỷ lệ lây thấp dưới 30% nếu chưa có sự
can thiệp của y tế, chỉ từ 0 -5% nếu có sự tư vấn chăm sóc và hỗ trợ y tế.
* Biện pháp phòng tránh lây nhiễm: Dựa trên cơ sở các con đường lây
nhiễm HIV cơ bản mà đưa ra những biện pháp phòng tránh thích hợp. Cụ thể
là:
+ Phòng tránh lây truyền qua đường tình dục: Thực hiện tình dục an toàn,
chung thuỷ một vợ một chồng (bạn tình), sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục, tăng cường khám chữa các bệnh liên quan đến tình dục,…
+ Phòng tránh lây truyền qua con đường máu: Truyền máu an toàn, thực
hiện vô trùng và khử trùng các dụng cụ xuyên qua da niêm mạc, thực hiện
chương trình giảm thiểu tác hại đối với người nghiện tiêm chích ma tuý,…
+ Phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con: Giáo dục cho người phụ nữ ở

dộ tuổi sinh đẻ nguy cơ lây nhiễm HIV cho con, xét nghiệm trước khi xây
dựng gia đình, tư vấn và hỗ trợ y tế cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai,…
Trên đây chỉ là những biện pháp tạm thời trước mắt đối với những con
đường lây truyền HIV cơ bản. Để công tác phòng tránh lây truyền HIV hiệu
quả cần rất nhiều những biện pháp kết hợp khác như: tuyên truyền phổ biến
rộng rãi kiến thức về HIV, phương pháp phòng tránh lây nhiễm cho cộng
đồng, vận động cộng đồng người có HIV tham gia các hoạt động phòng
ngừa lây nhiễm cho người khác, thay đổi nhận thức và giảm sự kỳ thị của
cộng đồng đối với người có HIV/AIDS,…
II. TÌNH HÌNH HIV/AIDS Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
* Trên thế giới
Những trường hợp AIDS đầu tiên được thông báo vào tháng 6/1981 từ 5
thanh niên nam đồng tính luyến ái ở Los Angeles (Mỹ).
Trên thực tế, HIV đã xuất hiện lan tràn trên thế giới từ những năm 70 của
thế kỷ XX mà chúng ta chưa phát hiện ra. Hàng ngàn trường hợp AIDS sau
này là kết quả của việc bị nhiễm HIV lặng lẽ trong quá khứ. Qua nghiên cứu
mẫu máu được bảo quản năm 1959 và những năm 1970 ở Mỹ, người ta đã
tìm thấy kháng thể kháng HIV.
HIV/AIDS xuất hiện và lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Theo số
liệu thống kê năm 2005 của LHQ thì: Trên thế giới, gần 40 triệu người
nhiễm HIV. Mỗi ngày, có hơn 8 nghìn người chết do bệnh AIDS. Cũng vào
mỗi ngày, có 5 nghìn thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-24 bị nhiễm HIV.
Đến 12/2007, theo thống kê của WHO và Tổ chức phòng chống AIDS của
Liên Hợp Quốc (UNAIDS), tính đến tháng 12 năm 2007, tổng số người sống
chung với HIV/AIDS trên toàn thế giới là 33,2 triệu người, trong đó, người
lớn là 30,8 triệu người; phụ nữ là 15,4 triệu người và trẻ em dưới 15 tuổi là
2,5 triệu. Tổng số ca nhiễm HIV mới trong năm 2007 là 2,5 triệu người,
trong đó người lớn là 2,1 triệu và trẻ em là 420.000 trẻ. Tổng số ca tử vong
do AIDS là 2,1 triệu, trong đó người lớn là 1,7 triệu và trẻ em là 330.000.
Đồng thời cứ mỗi 15 giây đống hồ là có một em bị mồ côi cha hoặc mẹ chết

vì HIV/AIDS.
* Ở Việt Nam
Tình hình lây nhiễm nhanh chóng cả về địa bàn và số lượng. Ca nhiễm
HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện tháng 12 năm 1990 tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Năm 1993, dịch HIV bùng nổ trong nhóm những người
nghiện hút, tiêm chính ma tuý. Đến tháng 12/1998, dịch đã lan tràn ra toàn
quốc và hiện nay tất cả 64/64 tỉnh, thành trên cả nước; 96% trong tổng số
659 quận/huyện và hơn 66% trong tổng số 10.732 xã/phường đã có người
nhiễm bệnh.
Theo số liệu thống kê báo cáo, Tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 7/2007,
toàn quốc có 130.260 người nhiễm HIV/AIDS, 25.844 người đã chuyển
sang giai đoạn AIDS, 14.507 người đã tử vong vì AIDS. So với 7 tháng đầu
năm 2006, trong năm 2007, số người có HIV là 13.695 người gấp 1,95 lần,
số người có AIDS là 4.593 người gấp 2,95 lần, số người tử vong vì AIDS là
2.072 người gấp 2,4 lần. Tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có thêm hơn
100 người bị nhiễm HIV.
Đến năm 2006, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong dân số Việt Nam ở độ tuổi 15
đến 49 đã ở mức 0,53%, nghĩa là cứ khoảng 200 người thì có 1 người đang
sống với HIV. Số người trẻ nhiễm HIV ngày càng gia tăng Tính đến
31/8/2007, Trong số các ca nhiễm HIV được báo cáo, 78,9% ở độ tuổi từ 20
đến 39. Nam giới chiếm 85,2% trong tổng số các trường hợp HIV được phát
hiện. Tính trung bình cứ khoảng 60 hộ gia đình ở Việt Nam thì có một hộ có
một người đang sống với HIV.
(Theo Báo cáo quốc gia về thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS lần
thứ 2 và lần thứ 3; Theo Cập nhật tình hình dịch AIDS năm 2007)
Ngoài ra, đại dịch HIV/AIDS đang ngày càng gia tăng với những nguy
cơ lây nhiễm càng cao. Một số liệu khác cho thấy, Năm 2008, toàn quốc đã
phát hiện được 20.260 trường hợp nhiễm HIV, 7.452 bệnh nhân AIDS và
3.526 trường hợp tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS vẫn tập
trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, đứng đầu là Thành phố Hồ

Chí Minh với hơn 34.000 trường hợp, chiếm 25,8% toàn quốc. Theo báo cáo
của Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, tính đến cuối 10/2008, số
trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống được báo cáo trên toàn quốc là
135.171 trường hợp, trong đó 29.134 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn
AIDS, từ năm 1990 đến nay có 41.418 bệnh nhân AIDS tử vong được báo
cáo, độ tuổi nhiễm HIV từ 20 -39 vẫn là chủ yếu (chiếm 83,44%). Đặc biệt
hơn, ông Nguyễn Văn Kính - Trưởng phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục phòng
chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đưa ra con số: “Theo dự báo, năm nay Việt
Nam sẽ có khoảng 280.000 người nhiễm HIV/AIDS, dự kiến đến năm
2010, con số đó lên tới 311.500 người. Nếu chúng ta không có giải pháp
hữu hiệu chặn đứng đại dịch này, đến 2020, số người lây nhiễm
HIV/AIDS có thể sẽ lên tới 700.000 người".
Trên đây mới chỉ là những con số đã phát hiện được, còn phần đông
những con số đã nhiễm mà chưa phát hiện vẫn còn là một ẩn số, do đó rất
khó kiểm soát và phòng ngừa tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong xã hội
hiện nay. Những con đường làm lây nhiễm HIV/AIDS chủ yếu ở nước ta là
qua tiếp xúc máu với người có HIV do tiêm chích ma tuý, sử dụng chung
bơm kim tiêm (chiếm khoảng hơn 60%); qua quan hệ tình dục không an
toàn. Đây chính là những con đường lây nhiễm chủ yếu làm cho diễn biến
HIV/AIDS lây lan nhanh chóng trên toàn quốc, cần kịp thời được ngăn chặn
nhằm ngăn ngừa tình trạng lây lan nhanh chóng của đại dịch này.
Thực trạng về tình hình lây nhiễm HIV ở nước ta và những dự báo tương
lai như trên đang đặt đất nước ta vào một báo động thực tế, cần gấp rút đưa
ra và thực thi những biện pháp ngăn ngừa, phòng chống HIV/AIDS hiệu quả
nhằm ngăn chặn và đẩy lùi thực trạng này trong những năm tới.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Khi HIV/AIDS được phát hiện ở Việt Nam, nước ta đã không ngừng
nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp tích cực nhằm phòng chống
dịch bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chung hoàn cảnh với thế giới là

chưa có một loại văcxin đặc dụng nào có thể chống lại hoặc phòng ngừa
được dịch bệnh nên những biện pháp nước ta đã vận dụng cũng chỉ mang
tính chất ngăn ngừa, đồng thời nhận được sự trợ giúp về thuốc ARV từ các tổ
chức hỗ trợ nước ngoài,…
3 Những biện pháp vận dụng:
Những biện pháp thường được sử dụng trong công tác phòng chống
HIV/AIDS trong thời gian qua là:
1 Trong hợp tác phòng chống HIV/AIDS: Ngay từ khi mới phát hiện,
Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng đưa ra những giải pháp phòng ngừa
lây nhiễm HIV trong cả nước. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta đã không
ngừng huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, các cấp các ngành vào
công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Xây dựng các chiến lược, chương trình,
dự án và ban hành các văn bản pháp luật thực hiện ngăn chặn tình hình lây
nhiễm HIV/AIDS trên cả nước.
2 Trong công tác chống và điều trị bằng thuốc ARV: Nhờ nhận được
sự hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nên một
bộ phận những người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam đã được sử dụng thuốc
ARV. Tác dụng của thuốc là kháng virut do đó có thể giúp người có HIV kéo
dài và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ những người có
HIV/AIDS được phát hiện và dám công khai trước xã hội bệnh tật của mình,
cũng như được gia nhập vào các nhóm đồng đẳng mới có cơ hội tiếp cận với
thuốc ARV. Giá cả của thuốc ARV (ART) rất đắt, nguồn thuốc hạn chế, đặc
biệt với những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc là những khó
khăn, thách thức lớn đối với người có HIV/AIDS.
1 Trong hoạt động phòng ngừa lây nhiễm HIV:
+ Tuyên truyền, phổ biến về tác hại và cách thức phòng tránh lây nhiễm
HIV/AIDS: Đây là một biện pháp rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi
trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS thời gian qua. Những dạng tuyên
truyền phổ biến như làm các áp phích, palo, báo viết, đài, tivi, mạng
Internet, dựng phim truyền hình, thành lập các nhóm đồng đẳng, xây dựng

và thực thi các dự án tuyên truyền trực tiếp cho người dân,…
+ Thành lập các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực để tập hợp những người
có HIV vào tổ chức, dễ kiểm soát và hỗ trợ giúp đỡ.
+ Thực hiện chương trình giảm thiểu tác hại cho người nghiện tiêm chích
ma tuý như chương trình phát miễn phí bơm kim tiêm,…
+ Tuyên truyền và vận động xã hội tham gia hoạt động tình dục an toàn,
thực hiện chương trình phát BCS miễn phí,…
4 Hiệu quả đạt được:
Với những biện pháp tích cực trên, công tác phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS ở nước ta đã đạt được một số thành quả nhất định. Cụ thể là:
Về mặt xã hội, có sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong công cuộc phòng
chống AIDS của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Sự quan tâm, chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước được thể hiện qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo và văn
bản quy phạm pháp luật, như Chỉ thị 54-CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo
công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”; Luật Phòng, chống
HIV/AIDS (tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phòng, chống
HIV/AIDS ở nước ta trong điều kiện mới, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong
phòng, chống HIV/AIDS); Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống HIV/AIDS và phù hợp với
xu hướng hội nhập của hệ thống pháp luật quốc gia trong phòng, chống
HIV/AIDS với pháp luật quốc tế. Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành và sự
tham gia mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, nhân dân kể cả cộng đồng dễ
bị tổn thương, những người chung sống với HIV/AIDS. Đẩy mạnh công tác
thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống
HIV/AIDS góp phần làm giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV và gia đình.
Về chuyên môn, giữ vững và đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn kỹ
thuật như tăng cường hệ thống giám sát quốc gia, nâng cao chất lượng hoạt

động tư vấn, xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS; thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định pháp luật trong an toàn truyền máu và chế phẩm máu, sàng lọc
HIV 100% đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền; tăng cường công
tác quản lý, chăm sóc, tư vấn và điều trị người nhiễm HIV.
Ông Đào Duy Quát cho rằng: “công cuộc phòng chống HIV/AIDS của
nước ta trong 10 năm qua đã thực sự thu được kết quả đáng khích lệ. Chúng
ta đã giảm được tốc độ lây lan và tỷ lệ nhiễm HIV/AID trong diện khống chế
được. Kết quả này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao”.
Hiện nay, rất nhiều Dự án và Chương trình phòng chống HIV/AIDS vẫn
đang được thực thi trên diện rộng, tác động vào cộng đồng nhằm thay đổi và
nâng cao nhận thức của cộng đồng về kiến thức phòng tránh HIV/AIDS.
Một số Chương trình, Dự án như: Chương trình phát bơm kim tiêm miễn
phí, phát BCS, Giáo dục và truyền thông, xét nghiệm HIV miễn phí, Dự án
phòng tránh lây nhiễm HIV cho thanh niên (2007- 2011), phòng tránh lây
nhiễm từ mẹ sang con,…
Đối với công tác điều trị thuốc kháng virut cũng đạt được những thành
quả đáng mừng. Đến nay đã có 203 điểm điều trị bằng thuốc đặc hiệu kháng
vi rút (ARV) tại 63 tỉnh, thành phố. Theo báo cáo của 63 tỉnh/thành phố, số
lượng người nhiễm HIV đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị ngày
một tăng, lũy tích số bệnh nhân AIDS điều trị ARV là 24.691 bệnh nhân.
Như vậy, nhìn chung công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta trong
thời gian qua đã hoạt động tích cực và đạt được những thành quả đáng
mừng. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này vẫn chưa thực sự cao và tình
hình HIV/AIDS vẫn rất khó kiểm soát trên cả nước bởi nhiều lý do khách
quan. Công tác phòng chống HIV/AIDS cần được đẩy mạnh hơn nữa.
5 Khó khăn:
Thực tế cho thấy các hoạt động truyền thông trong phòng, chống
HIV/AIDS chưa triển khai một cách sâu rộng và đồng bộ tới cộng đồng,
nhất là ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, chưa
tạo được sự gắn kết chặt chẽ thường xuyên giữa công tác phòng, chống

HIV/AIDS với các phong trào, các cuộc vận động quần chúng. Sự tham gia
của các ngành, các cấp và quần chúng nhân dân trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS còn hạn chế, sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến
HIV/AIDS vẫn tồn tại. Về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm
HIV: độ bao phủ chương trình còn thấp, thiếu sự đồng thuận của các cấp,
đặc biệt là chương trình phân phát bơm kim tiêm sạch. Nhận thức của người
dân còn hạn chế, nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu từ các chương trình dự
án.
Trong lĩnh vực chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS còn phức tạp
vì có một số lượng lớn người nhiễm HIV đang sinh sống tại các trung tâm
nhưng cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa cung cấp được thuốc điều trị đặc
hiệu cho các cơ sở này. Cơ chế chuyển tiếp những bệnh nhân đã được tiếp
cận điều trị ARV từ cộng đồng vào các trung tâm và từ trung tâm ra cộng
đồng sẽ rất khó khăn trong việc tuân thủ điều trị. Kinh phí thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và sự hỗ trợ của các tổ chức
quốc tế mới chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu của công tác phòng, chống
HIV/AIDS hiện nay.
“ Biện pháp can thiệp giảm thiểu bằng cung cấp bơm kim tiêm sạch và
bao cao su miễn phí đã được thí điểm tại 21 tỉnh, thành trong cả nước. Tuy
nhiên, việc tiến hành không đồng bộ, không đến nơi đến chốn, hoặc chỉ thí
điểm trên diện hẹp. Vì vậy, chưa đạt được sức mạnh tổng hợp, chưa tạo nên
quả đấm thép đẩy lùi vấn nạn này" - ông Kính nhận xét.
Ông Trần Việt Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
(Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) cho rằng: “chúng ta mới thực
hiện cung cấp miễn phí bơm kim tiêm và bao cao su theo kiểu "phong trào".
Để cho có hiệu quả, những công cụ này phải được đưa vào khách
sạn, không thể đặt ở nhà vệ sinh một số cửa hàng nào đó như vẫn làm bấy
lâu nay”.
Như vậy, công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại
nhiều hạn chế cần được khắc phục.

* Giải pháp khắc phục:
Để khắc phục được những hạn chế trong công tác phòng chống
HIV/AIDS và vượt qua những khó khăn thử thách trong phòng tránh lây
nhiễm HIV/AIDS, rất cần có sự đánh giá và đưa ra những giải pháp hữu hiệu
để thực hiện.
- Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
công tác phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc (Chỉ thị 54/CT-TW của
Ban Bí thư; Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định số 108/2007/NĐ-CP
của Chính phủ; Chiến lược quốc gia và các Chương trình hành động của
Chiến lược).
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông (TT-GD-TT)
thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông trực tiếp tập trung cho đối tượng có
hành vi nguy cơ cao, nhóm dân di biến động, thanh niên, phụ nữ nhằm nâng
cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm có hành vi nguy cơ cao và từ
nhóm có hành vi nguy cơ cao ra cộng đồng.
- Tổ chức tốt công tác quản lý, chăm sóc và tư vấn, điều trị HIV/AIDS
bằng thuốc đặc hiệu kháng HIV (ARV).
- Tăng cường công tác giám sát, tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT),
đảm bảo an toàn truyền máu và các chế phẩm máu; thực hiện đúng quy định
về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở y tế.
- Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, tiếp tục kiện
toàn hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình phòng,
chống HIV/AIDS trên cơ sở bộ chỉ số Quốc gia về HIV/AIDS; Tăng cường
hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
IV. CÁCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI NHÀ
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, rất cần được chăm sóc về
mặt y tế và thể chất. Đặc biệt, họ rất cần đến sự cảm thông, chia sẻ từ những
người thân và xã hội, sự giúp đỡ và động viên của xã hội chính là nguồn
động lực lớn nhất, giúp họ vực dạy và tiếp tục cuộc sống của mình để trở

thành người có ích trong xã hội. Khi có bệnh, họ được chăm sóc tại gia đình
là một điầu kiện tốt nhất cho sự an toàn của họ. Gia đình chính là môi trường
gần gũi và thân thương nhất đối với họ, giúp họ có thể được chăm sóc và
tiếp tục hoà nhập vào xã hội. Tuy nhiên, đối với người chăm sóc và bệnh
nhân có HIV/AIDS khi chăm sóc tại nhà cần tuân thủ những nguyên tắc và
theo những kiến thức chăm sóc cụ thể, chặt chẽ sau:
* Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật dụng chăm sóc:
Trước khi bước vào chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại nhà, gia
đình cần được tư vấn để chuẩn bị những vật dụng cần thiết phục vụ công tác
chăm sóc được thuận tiện và phòng tránh phơi nhiễm hiệu quả. Những vật
dụng cần chuẩn bị là:
Găng tay cao su dầy và dài (loại bảo hộ lao động hoặc găng tay y tế); Túi
nilon dầy; Các dung dịch sát trùng, tẩy rửa như nước Javel, Chlorine;
Chloramine B, hoặc viên Presept pha vào nước trước khi dùng, thuốc tẩy(để
tẩy quần áo hoặc tẩy trùng nói chung); Một ít bơm kim tiêm dùng một lần;
Cồn 70 độ; Nhiệt kế y tế để theo dõi nhiệt độ cơ thể; Một ít gói ORESOL;
Huyết áp kế và ống nghe (nếu có thể); 10 viên Paracetamol; ống nhổ, bô
chậu; Bông băng; Kẹp (pince) y tế; Túi chườm, và những điều kiện về nhà
ở, đồ dùng cá nhân (quần áo, khăn rửa, )
* Cách chăm sóc:
Trong khi chăm sóc người thân nhiễm HIV/AIDS, các thành viên trong
gia đình cần lưu ý:
- Quần áo, đồ vải dính máu người bệnh phải được ngâm nước Javen 0,1-
0,5% trong 30 phút rồi giặt lại bằng xà phòng; nếu dính các chất đặc như
chất nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt
lại. Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm ), cần cho vào
2 lần túi nylon, buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác.
- Bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt,
bàn chải đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay, kim tiêm
- Khi máu và chất tiết của người bệnh rơi vãi ra ngoài, dùng giấy hoặc vải

hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng nước xà phòng rồi lau lại
bằng nước Javen hoặc cồn 70 độ.
- Người trong gia đình nên mang găng tay cao su khi chăm sóc vết
thương hay giặt đồ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nếu bị dính máu, dịch tiết của
bệnh nhân thì rửa sạch ngay bằng nước xà phòng, sau đó dùng cồn 70 độ sát
trùng lại.
- Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân
nhiễm HIV (như kim tiêm, dao cạo) làm bị thương, cần nặn ngay máu ra, rửa
vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó,
phải liên hệ ngay với các cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự
phòng.
- Về ăn uống, cần cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ các chất (thịt, cá, trứng,
gan, đậu, rau củ, trái cây). Nếu người bệnh chán ăn, buồn nôn thì cho ăn
uống từng chút một và chia thành nhiều bữa. Tránh cho ăn rau sống vì nó
khó tiêu và dễ gây nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân hay nôn, nên cho dùng thức
ăn lỏng. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, cần sử dụng thức ăn mềm,
nghiền nát, tránh các loại gia vị, uống nhiều nước và một viên đa sinh tố mỗi
ngày.
- Về thuốc điều trị, bệnh nhân và người nhà không được tự ý mua và sử
dụng. Thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa quy định dựa vào quá trình thăm
khám, theo dõi và làm các xét nghiệm.
Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện về bệnh tật của người
có HIV/AIDS (sốt, đi ngoài, đau đầu, ho, khó thở, tổn thương ngoài da,…)
để có cách xử trí kịp thời.
* Các nguyên tắc quản lý, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS tại
nhà :
+ Người nhiễm HIV/AIDS cũng có quyền được chăm sóc điều trị toàn
diện và phù hợp như những người khác trong cộng đồng, không phân biệt
đối xử. Điều đó được thể hiện qua việc cảm thông với người bệnh, không sợ
hãi khi chăm sóc. Tôn trọng người bệnh.

+ Cần phải đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc phù hợp cho
người nhiễm HIV/AIDS trên nguyên tắc giữ bí mật, quản lý tốt các hồ sơ
bệnh án, tư vấn trước khi thông báo.
+ Người nhiễm HIV/AIDS có quyền liên quan đến việc lập kế hoạch và
thực hiện các chương trình điều trị và chăm sóc.
+ Cơ sở cho chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS tốt nhất là can thiệp
sớm , theo dõi và giữ gìn sức khoẻ.
+ Cần tiếp tục đào tạo nhân viên y tế bao gồm cả những người chăm sóc
tự nguyện.
+ Nên khuyến khích và hỗ trợ các dịch vụ dựa vào cộng đồng, khuyến
khích những người nhiễm tham gia vào các hoạt động chăm sóc lẫn nhau.
Có thể lồng ghép các dịch vụ này với mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Chương trình hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà là một
hoạt động hết sức cần thiết. Thực tế, những gia đình có người nhiễm
HIV/AIDS và bản thân người bị nhiễm cũng chưa có hiểu biết nhiều về
bệnh, cách chăm sóc và phòng tránh lây nhiễm, do đó hoạt động tư vấn hỗ
trợ chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV tại nhà hiện nay rất cần được quan tâm
đẩy mạnh. Đặc biệt, đội ngũ tham gia hoạt động này cần được tăng cường về
cả số lượng và chất lượng. Trong đó, cần tăng cường về đội ngũ Nhân viên
CTXH.
B. THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Ở CÁC VÙNG BIÊN
GIỚI, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Tình hình HIV/AIDS ở các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số
HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, tất cả con người đều là đối tượng tấn công
khi tiếp xúc với nó, mọi người đều có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Hiện
nay, HIV/AIDS đã len lỏi vào từng gia đình, phá hoại từng mái ấm hạnh
phúc, không kể dân tộc, tôn giáo hay vùng miền cư trú. Biên giới là một
trong những khu vực lây nhiễm HIV/AIDS cao do tình trạng buôn bán và sử
dụng chất ma tuý gia tăng, lại khó kiểm soát.
* Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS: Đây là những vùng có nguy cơ lây

nhiễm HIV rất cao. Do tình trạng buôn bán và sử dụng chất ma tuý gia tăng,
khó được kiểm soát, tình trạng trao đổi và buôn bán ở những vùng này rất
phức tạp, giao lưu rộng. Đối với vùng dân tộc thiểu số, tuy hiện nay tình
hình lây nhiễm HIV/AIDS chưa cao nhưng đây là một nhóm nguy cơ lớn
cho lây truyền HIV/AIDS trong tương lai, bởi trình độ dân trí thấp, người
dân rất thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, cộng thêm lối sống tập tục lạc hậu, ít
đề phòng bệnh tật,… Như vậy, vùng biên giới và vùng dân tộc thiểu số đang
là một trong những khu vực nguy cơ lây truyền HIV/AIDS cao và cần được
dự phòng cấp thiết.
* Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS:
Đối các vùng biên giới, tình hình lây nhiễm HIV tăng cao và lây
nhiễm nhanh chóng. Đặc biệt là các vùng biên giới Hải Phòng, Quảng Ninh,
Lạng Sơn,… Năm 2007, Quảng Ninh là tỉnh hiện có người nhiễm HIV cao
nhất cả nước trên 100.000 người, tiếp đến là TP HCM, Hải Phòng, TP Vũng
Tàu, An Giang, TP Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Đối tượng lây
nhiễm chủ yếu ở các vùng biên giới là nghiện ma tuý, gái mại dâm,…một bộ
phận là phụ nữ lây nhiễm HIV từ chồng.
Với biên giới Việt – Lào, đặc biệt là dải biên giới từ các tỉnh Điện Biên,
Sơn La, Hoà Bình và Thanh Hoá, tỷ lệ nhiễm HIV cũng đang ngày càng gia
tăng. Riêng tỉnh Thanh Hoá, có khoảng 4.000 người nghiện chích ma tuý tại
tỉnh và tỉ lệ nhiễm HIV ở đây cao hơn mức trung bình. Có khoảng 1/3 số
người nghiện chích ma tuý tại xã Quan Hoá đã nhiễm HIV.
Đối với vùng dân tộc thiểu số, tuy hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê
chính xác số người bị nhiễm HIV, đồng thời cũng chưa qua xét nghiệm HIV
bắt buộc. Nhưng thực tế đã phát hiện hoặc nghi ngờ người lây nhiễm
HIV/AIDS, thậm chí đã có trường hợp tử vong vì AIDS, nhưng chưa được
thống kê. Với những đặc điểm về nguy cơ lây nhiễm, vùng dân tộc thiểu số
đang trở thành một đối tượng thuận lợi cho lây truyền HIV. Đặc biệt, với tập
tục “ ngủ thăm” ở vùng dân tộc là một nguy cơ rất cao cho sự lây truyền
HIV/AIDS. Hiện nay, vẫn tồn tại tập tục này ở một số vùng dân tộc thiểu số

như H’Mông, C’Ro, Êđê,…
Một ví dụ về tình hình lây nhiễm HIV ở vùng dân tộc thiểu số Huyện
Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La cho thấy: “Cả huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có 7
xã thì có tới hơn 300 con nghiện trong diện quản lý. Phó Giám đốc Trung
tâm Y tế huyện khẳng định nếu đưa các con nghiện đi xét nghiệm thì 90%
đã nhiễm virus HIV”. (Theo Công An Nhân Dân)
Tình hình lây nhiễm HIV ở một số tỉnh và một số vùng dân tộc thiểu số
đã đến mức báo động, cần được kịp thời ngăn chặn và phòng tránh lây
nhiễm trong cộng đồng.
2.Thực trạng công tác phòng chống HIV/AIDS vùng biên giới, vùng
dân tộc thiểu số
* Đối với các vùng biên giới:
Đây là những khu vực có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao, được nhà nước
đặc biệt quan tâm. Rất nhiều các Chương trình, Dự án phòng chống
HIV/AIDS dành cho các vùng này được xây dựng và đi vào hoạt động. Các
hoạt động truyền thông và giảm hại được tăng cường thực hiện ở các vùng
biễn giới.
Ngân hàng Thế giới tài trợ cho Việt Nam 35 triệu đô-la Mỹ để hỗ trợ thực
hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS tại 18 tỉnh và hai thành phố là
Hải Phòng và Hồ Chí Minh. Dân số của 20 tỉnh, thành phố này chiếm 42%
toàn quốc và số người nhiễm HIV/AIDS chiếm 55% số người nhiễm HIV
trên toàn quốc.
Các hoạt động phòng chống HIV bao gồm chương trình trao đổi bơm kim
tiêm, chương trình cung cấp bao cao su, các dịch vụ dựa trên cộng đồng và
tư vấn. Lựa chọn giải pháp và hoạt động phòng chống HIV/AIDS của dự án
dựa trên nhu cầu thực tế tại từng địa phương.
Ngoài các hoạt động làm giảm nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, mục
đích của Dự án cũng nhằm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS.
+ Chương trình trao đổi bơm kim tiêm

Một trong những ưu tiên hỗ trợ của Dự án là vùng sâu vùng xa của Việt
Nam, khu vực biên giới Việt – Lào, mạng lưới đồng đẳng viên nhóm NCMT
tiến hành trao đổi bơm kim tiêm.
Tại huyện Quan Hoá (Thanh Hoá), vùng biên giới giáp Lào, các đồng đẳng
viên cung cấp bơm kim tiêm sạch cho những người nghiện chích ma tuý
ngay tại nhà của họ.
Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động phòng chống này mới chỉ đạt
được ở mức độ nhất định. Trên thực tế, tình hình lây nhiễm HIV ở khu vực
này vẫn gia tăng và chưa được khống chế, kiểm soát triệt để.
* Đối với vùng dân tộc thiểu số:
Kết hợp với các kế hoạch hoạt động phòng chống HIV trên toàn quốc,
Nhà nước cũng quan tâm mở rộng các hoạt động này tới các cùng sâu, vùng
xa và vùng dân tộc thiểu số, vận động người dân tham gia phòng tránh lây
nhiễm HIV.
Hoạt động truyền thông giáo dục được đẩy mạnh. Mỗi xã, huyện vùng
sâu đều thành lập một Ban phòng chống HIV. Nhiệm vụ và hoạt động chủ
yếu của các Ban này là tuyên truyền, giáo dục cho người dân, nâng cao nhận
thức của người dân về tác hại của HIV, cách phòng tránh. Đối với công tác
tuyên truyền, một lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nữa là kết hợp cài xen các
nội dung tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS vào các Chương trình Phát
thanh tiêng dân tộc ở các vùng. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất thực
tiễn, người dân dễ tiếp cận bằng tiếng mẹ đẻ.
Trên lĩnh vực xét nghiệm HIV, Chương trình xét nghiệm miễn phí HIV,
Nhà nước đã mở rộng đến các tuyến, trạm y tế huyện, xã. Tuy nhiên, chưa
thực hiện được hoạt động xét nghiệm do điều kiện khó khăn về đi lại và đặc
điểm tâm lý lối sống của người dân cản trở.
Về chăm sóc sức khoẻ và sử dụng thuốc ARV, hầu như người dân ở các
vùng dân tộc thiểu số chưa được tiếp cận với kiến thức chăm sóc bệnh nhân
có HIV/AIDS, cũng không đủ các điều kiện để sử dụng thuốc ARV.
Thực trạng về phòng chống HIV/AIDS ở huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã

thể hiện rõ những hạn chế về phòng chống HIV ở vùng dân tộc thiểu số:
Tình trạng lây nhiễm virus HIV ở huyện Quỳnh Nhai đã đến mức báo
động nhưng người dân nơi đây chưa có ý thức trong việc phòng chống căn
bệnh thế kỷ. HIV/AIDS với họ như một căn bệnh xa xỉ, chỉ có ở các đô thị
dưới xuôi. Thực tế, tai họa AIDS đang len lỏi vào từng bản làng, từng gia
đình.
Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại không nắm được chính xác đã có
bao nhiêu gia đình ở đây có người nhiễm HIV/AIDS. Từ trước tới nay, chưa
có đợt thử máu chính thức nào cho các đối tượng nghiện, đối tượng nghi
nhiễm virus HIV. Chị La Thị Yêu - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Quỳnh
Nhai cho hay: “Hiện tại Quỳnh Nhai có ít nhất 25 người nhiễm virus
HIV/AIDS. Mẫu máu của những đối tượng này đã được kiểm tra nhiều
lần và biết chắc chắn họ đã bị nhiễm virus HIV, song các cán bộ lại chỉ
được nói nhỏ với nhau là "nghi nhiễm" mà thôi”.
Như vậy, công tác phòng chống HIV/AIDS ở các vùng biên giới và vùng
dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Để khắc phục được thực trạng
này, rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức phòng
chống HIV. Đặc biệt cần được thay đổi nhận thức đối với HIV, được trang bị
về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV. Muốn làm được điều này, cần
phải đẩy mạnh công tác phòng chống HIV kết hợp với phát triển cộng đồng.
Trong đó, Nhân viên CTXH là một lực lượng trợ giúp đắc lực trong hoạt
động này.
C. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO
NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
1. Những khó khăn của vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số trong
phòng chống HIV/AIDS.
Để lựa chọn các biện pháp và thực hiện công tác phòng chống lây nhiễm
HIV ở các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả, cần đánh giá
và nhận thấy được những khó khăn của vùng miền này trong hoạt động
phòng chống HIV. Những khó khăn cơ bản là:

+ Về nhận thức: Trình độ nhận thức và tiếp cận với các thông tin về
bệnh, cách phòng tránh lây nhiễm, cách chăm sóc người có HIV của người
dân rất hạn chế. Thậm chí, người dân (đặc biệt là người dân tộc) còn có nhận
thức rất sai lệch, cho rằng bệnh đó chỉ có ở những vùng dưới xuôi, mình
không thể lây nhiễm. Cũng có nhiều khi người dân cho rằng các bệnh như:
giang mai, lậu, phong đã là bệnh HIV/AIDS và xa lánh những người mắc
các bệnh này trong khi không biết những biểu hiện của HIV/AIDS là như
thế nào. Đây là những hạn chế lớn nhất của người dân nơi đây tạo nên cản
trở lớn cho công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức về phòng chống HIV.
+ Về tâm lý: Người dân ở các vùng này, đặc biệt là người dân tộc vẫn có
tâm lý mặc cảm, phó mặc hay ghê sợ khi nói đến bệnh. Do đó, rất khó cho
công tác tuyên truyền như lời của
+ Về nguy cơ lây nhiễm: Đây là những vùng có nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS rất cao.
+ Khả năng chống bệnh và thái độ sống: Xuất phát từ trình độ nhận
thức và tâm lý hạn chế nên khả năng chống lại HIV là một điều khó đối với
các vùng dân tộc, vùng biên giới. Một khi HIV đã được lây truyền vào cộng

×