Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện quan hóa – thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 77 trang )

Lời nói đầu
Thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta
chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua kinh tế - xã hội có
nhiều phát triển, bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, Nhà nước cũng
đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng luật trên các lĩnh vực để làm tốt công tác quản lý
kinh tế - xã hội.
Trong lĩnh vực ngân sách đến năm 1996 chóng ta mới xây dựng được
Luật ngân sách Nhà nước, tuy nhiên để phù hợp với thực tế năm 1998 Quốc hội
thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ngân sách Nhà nước. Và
để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách
nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách
Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ II
ngày 16/12/2002 đã thông qua Luật ngân sách Nhà nước, thay thế Luật ngân
sách Nhà nước năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ngân
sách Nhà nước năm 1998.
Trong các Luật kể trên đều quy định ngân sách xã là một cấp trong hệ
thống ngân sách Nhà nước. Qua các năm thực hiện Luật ngân sách Nhà nước,
công tác quản lý tài chính ngân sách đã đạt được những kết quả nhất định, đóng
góp quan trọng vào công tác quản lý hoạt động kinh tế - xã hội của chính quyền
cơ sở xã, thị trấn.
Để thực hiện Luật ngân sách Nhà nước Chính phủ, Bộ tài chính đã ban
hành các văn bản dưới Luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân
sách Nhà nước. Chính quyền địa phương cũng ra các văn bản để làm rõ hơn nội
dung của Luật. Các văn bản đó đã tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn công tác quản lý tài chính ngân sách các cấp trong đó có ngân
sách xã.
Hệ thống văn bản ban hành đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các
cơ quan liên quan trong công tác quản lý tài chính ngân sách xã, tạo cơ sở pháp
lý quan trọng để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản thu, chi, các
khoản huy động đóng góp của nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát


của các ngành, các cấp, và thông qua công khai tài chính hàng năm nhân dân và
các đoàn thể quần chúng được tham gia giám sát việc thu chi của ngân sách xã.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện miền núi Quan hóa bên cạnh những
kết quả đã đạt được vẫn còn bộc lé những thiếu sót trong quản lý điều hành,
phân công trách nhiệm ở các khâu lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân
sách. Do thu trên địa bàn còn quá thấp chủ yếu là dùa vào cân đối của cấp trên
nên việc xây dựng ngân sách xã ổn định, cân đối tích cực, vững chắc còn nhiều
hạn chế và chưa chủ động.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chính quyền cơ sở
vững mạnh, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa yêu
cầu đặt ra là xây dựng ngân sách xã thực sự là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong
hệ thống ngân sách Nhà nước, ngang tầm, đủ lực để phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất, hệ thống chính trị cơ sở xã, thị trấn
vững mạnh mà Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.
Qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Uỷ ban nhân dân huyện Quan hóa tỉnh
Thanh hóa. Đứng trước những bức xúc trong việc quản lý thu - chi của ngân
sách cấp xã, tôi chọn đề tài làm luân văn tốt nghiệp : "Giải pháp tăng cường
quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Quan hóa - Thanh hóa".
Qua thực trạng của công tác quản lý ngân sách cấp xã các năm 2001 -
2003 của huyện Quan hóa, chỉ ra những tồn tại thiếu sót, nguyên nhân của
2
những mặt được và chưa được đề ra một số giải pháp để tăng cường công tác
quản lý ngân sách xã.
1) Do đó đề tài nghiên cứu ở góc độ quản lý ngân sách xã. Phạm vi
huyện Quan hóa - Tỉnh Thanh hóa.
2) Nhiệm vụ chính của đề tài là:
- Làm rõ nội dung cơ bản của ngân sách xã và quản lý ngân sách xã
- Phân tích thực trạng quản lý ngân sách xã của huyện Quan hóa qua các
năm 2001 - 2003.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã

3) Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.
4) Kết cấu của đề tại gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách xã
Chương II: Thực trạng công tác quản lý quản lý ngân sách xã ở Quan
hóa - Thanh hóa
Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách
xã ở Quan hóa - Thanh hóa trong thời gian tới.
Kết luận
3
Chương I
Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách xã

1.1. Khái niệm đặc điểm ngân sách xã:
1.1.1. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách Nhà nước
Theo Luật ngân sách Nhà nước (2002) Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
Luật ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002
đã ghi rõ: "Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính
các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân".
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước tại mục 1, điều 5 đã ghi:
"Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân theo quy định của Luật tổ chức
HĐND&UBND, theo quy định hiện hành bao gồm:
4
a) Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân

sách tỉnh) bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
b) Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân
sách huyện) bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn;
c) Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Như vậy Ngân sách Nhà nước có 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã.
Tuy nhiên không phải đến Luật ngân sách (2002) ngân sách cấp xã mới
được xem là một cấp ngân sách. Trên thực tế ở Việt nam và các nước trong lịch
sử phát triển của mình đều có quỹ xã nay gọi là ngân sách xã. Mặc dù quá trình
hình thành và cơ chế quản lý khác nhau nhưng đều xem ngân sách xã là một bộ
phận không thể thiếu của hệ thống tài chính quốc gia.
Công tác quản lý tài chính ngân sách xã ở thời kỳ nào cũng được coi
trọng, có chức năng, chức danh, nhiệm vụ và kỷ luật tài chính cụ thể. Từ khi
cách mạng thành công (tháng 8 năm 1945) đến nay ngân sách xã luôn được Nhà
nước ta quan tâm, nuôi dưỡng nguồn thu và thực sự trở thành công cụ, phương
tiện vật chất bằng tiền có tác dụng to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân téc và
xây dựng đất nước. Năm 1972 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 64/CP ngày
08/4/1972 ban hành điều lệ ngân sách xã từ đó ngân sách xã thực sự được quản
lý theo các quy định thống nhất của Nhà nước.
Sự phân cấp rõ ràng trong quản lý thu chi cho xã tạo điều kiện cho ngân
sách xã phát huy tác dụng, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của mình trong việc
huy động nguồn lực tài chính để trang trải chi tiêu cho bé maý chính quyền cấp
xã và đóng góp vào công cuộc kháng chiến giành độc lập của dân téc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi đất nước ta được thống nhất ngân sách xã lại tiếp
tục đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn đổi mới
theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Năm 1983 Hội đồng Bộ trưởng ban
5
hành Nghị quyết số 138-HĐBT đã tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngân
sách xã. Từ đây ngân sách xã chính thức được thừa nhận là một cấp ngân sách
của chính quyền cơ sở. Đến năm 1996 khi Luật ngân sách Nhà nước được ban

hành thì ngân sách xã chính thức được thừa nhận là một cấp ngân sách hoàn
chỉnh trong hệ thống ngân sách Nhà nước.
Luật ngân sách Nhà nước (2002) quy định về lập, chấp hành, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách Nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan Nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách có ngân sách cấp
xã.
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã:
Theo sự phân chia các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và
sự phân cấp về quản lý Nhà nước, việc thừa nhận sự tồn tại và hoạt động của
ngân sách xã là một điều tất yếu. Tuy nhiên quan niệm về ngân sách xã lại còn
có những ý kiến khác nhau:
- Điều lệ ngân sách xã ban hành ngày 08/4/1972 ghi: Ngân sách xã là kế
hoạch thu chi tài chính của chính quyền cấp xã, để đảm bảo việc chấp hành pháp
luật, giữ vững an ninh, trật tự trị an, đảm bảo tài sản công cộng quản lý mọi hoạt
động kinh tế, văn hóa, xã hội trong xã; động viên giám sát các hợp tác xã và
công dân thi hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Thông tư 14/TC-NSNN ngày 08/3/1997 của Bộ tài chính hướng dẫn quản
lý thu, chi ngân sách xã đã nêu rõ: Ngân sách cấp xã là một bộ phận của ngân
sách Nhà nước do Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng, quản lý và Hội đồng nhân
dân cấp xã quyết định, giám sát thực hiện. Và như vậy từ khái niệm của Ngân
sách Nhà nước, ngân sách cấp xã được định nghĩa như sau: Ngân sách xã là toàn
bộ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình tạo lập, phân
phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực
6
hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ được phân công
quản lý.
Ngân sách xã là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống ngân sách Nhà
nước, tuy nhiên do yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp ngân sách khác nhau nên các
cấp ngân sách bên cạnh những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng.
Ngân sách xã có những đặc điểm cơ bản sau:

- Ngân sách xã là một quỹ tập trung của cơ quan chính quyền Nhà nước
cấp cơ sở hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện:
+ Huy động nguồn thu vào quỹ (gọi là thu ngân sách xã).
+ Phân phối sử dụng nguồn vốn của quỹ (gọi là chi ngân sách xã).
- Các hoạt động thu chi của ngân sách xã luôn gắn với chức năng, nhiệm
vụ của chính quyền xã theo luật định, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát
của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã. Chính vì vậy các chỉ tiêu thu chi của
ngân sách xã luôn mang tính pháp lý.
- Thông qua hoạt động của thu chi ngân sách xã là biểu hiện các quan hệ
lợi Ých giữa một bên là lợi Ých chung của cộng đồng các cơ sở mà chính quyền
xã là ngươì đại diện với một bên là lợi Ých của các chủ thể kinh tế xã hội khác
(tổ chức hoặc cá nhân). Các quan hệ này phát sinh trong cả quá trình thu và chi
ngân sách xã.
- Các quan hệ thu chi ngân sách xã rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau, như các khoản thu chi này chỉ được thừa nhận khi được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước vừa là
một đơn vị dự toán. Vì vậy ngân sách xã vừa thực hiện nhiệm vụ thu chi của
một cấp ngân sách (mặc dù nguồn thu và nhiệm vụ chi là rất nhỏ bé), vừa là đơn
vị nhận bổ xung từ ngân sách cấp trên và được sử dụng luôn nguồn vốn đó. Với
7
đặc thù là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi trực tiếp thực hiện các Luật, Nghị
quyết, các văn bản dưới Luật của các cơ quan Nhà nước cấp trên, có mối liên hệ
trực tiếp với dân, do dân, vì dân, giải quyết các mối liên hệ giữa Nhà nước và nhân dân.
1.1.3. Vai trò của ngân sách xã trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn:
Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đại đa số nhân dân sống ở khu
vực nông thôn, việc ổn định chính trị, xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền
cơ sở, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa sẽ giúp cho đất nước ta giữ vững ổn định chính trị , phát triển

kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh.
Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đã làm thay đổi cơ bản vai trò
của ngân sách Nhà nước. Tạo điều kiện để các cấp ngân sách chủ động hơn
trong việc thu - chi ngân sách, góp phần vào sự phát triển của từng địa phương
của cả quốc gia. Ngân sách cấp xã góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới nông
thôn, thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, giải quyết mối quan
hệ giữa Nhà nước và nhân dân, đảm bảo các chính sách xã hội cho mọi tầng líp dân cư.
Trên cơ sở như vậy chúng tôi cho rằng ngân sách xã có những vai trò chủ
yếu sau:
1.1.3.1. Ngân sách xã đảm bảo nguồn lực vật chất cho sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy chính quyền cấp xã:
Xã hội loài người từ khi có Nhà nước đều cần có các nguồn lực vật chất
để duy trì hoạt động của bộ máy và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội,
củng cố và xây dựng an ninh - quốc phòng. Nguồn lực vật chất này chỉ có thể
được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước. Ngân sách cấp xã là một bộ phận cấu
thành nên ngân sách Nhà nước, do vậy nguồn lực vật chất để cung cấp cho bộ
8
máy chính quyền cấp xã phần lớn phải do ngân sách cấp cơ sở đảm nhận đó là
ngân sách cấp xã. Để bảo đảm nguồn lực vật chất cung cấp cho toàn bộ các hoạt
động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đáp ứng các phóc lợi xã hội cho
nhân dân, ngân sách xã phải khai thác triệt để các nguồn thu tại xã theo luật
định. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các công
việc thuộc chức năng nhiệm vụ theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước
như: Chi lương, sinh hoạt phí cho cán bộ xã, chi cho quản lý hành chính, mua
sắm trang thiết bị văn phòng, chi cho đầu tư phát triển.
1.1.3.2) Ngân sách xã là công cụ quan trọng để chính quyền cấp xã thực
hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa
phương.
Với tư cách là cấp chính quyền cơ sở gắn liền với đời sống của nhân dân

và quản lý trực tiếp đối với nhân dân, và cũng là nơi triển khai và thực hiện các
chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; Do vậy chức năng và nhiệm vụ
của ngân sách xã là luôn phải đảm bảo việc thực thi pháp luật của cấp trên và
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, đồng thời bảo đảm quyền và lợi Ých hợp
pháp của nhân dân trên địa bàn. Trực tiếp liên hệ và giải quyết các công việc
của nhân dân và Nhà nước trên mọi phương diện theo chính sách chế độ mà Nhà
nước quy định. Để giải quyết được các vấn đề trên có hiệu quả, chính quyền xã
phải sử dụng một trong những công cụ đặc biệt quan trọng đó là ngân sách xã.
Thông qua hoạt động thu và các nguồn thu được tạo lập tập trung vào quỹ ngân
sách xã, đồng thời chính quyền cơ sở thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều
chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác theo
pháp luật của Nhà nước. Việc kiểm soát thông qua ngân sách xã được thể hiện
qua việc phân loại các ngành nghề kinh doanh, các chủng loại hàng hóa qua đó
huy động các nguồn đóng góp vào ngân sách, tận thu và nuôi dưỡng nguồn thu,
chống các hoạt động kinh tế phi pháp, trèn lậu thuế. Với các hình thức thu phù
9
hợp, chế độ miễn giảm công bằng, ngân sách xã một mặt tác động trực tiếp đến
quá trình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, bởi đâylà đối tượng tác động chủ yếu đến
thu ngân sách xã. Việc phân chia giữa các khoản thu nhập là vấn đề quyết định
xu hướng ngành nghề kinh doanh, qua đó kích thích các hoạt động sản xuất,
kinh doanh dịch vụ, theo định hướng của Nhà nước và chính quyền cơ sở. Mặt
khác thu ngân sách xã còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội: Bảo đảm
công bằng giữa các đối tượng có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách xã, miễn
giảm cho các đối tượng chính sách ưu tiên, trợ giúp do những đối tượng nép
ngân sách khi gặp khó khăn về tài chính Ngoài ra việc thực hiện đúng các
phương thức và các mức thu, phạt, thưởng đốivới các tổ chức và cá nhân được
coi là một biện pháp kinh tế buộc họ phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của
Nhà nước và chính quyền cơ sở, nghĩa vụ của mình trước cộng đồng.
Thông qua chi ngân sách xã các hoạt động của Đảng, chính quyền, đoàn
thể chính trị - xã hội duy trì được hoạt động, và phát triển liên tục, ổn định , từ

đó xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của
chính quyền.
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực
vẫn tồn tại những mặt tiêu cực, mặt trái, thông qua hoạt động thu chi ngân sách
xã có vai trò quan trọng trong việc khắc phục các khuyết tật như: Tạo ra môi
trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các chủ thể kinh tế, ngăn chặn sự
độc quyền trong kinh doanh, định hướng tiêu dùng xã hội, hướng các hoạt động
kinh doanh phát triển lành mạnh, hạn chế tiêu cực, đồng thời xây dùng đời sống
văn hóa ở cộng đồng dân cư hạn chế các tai tệ nạn xã hội .
Là một cấp ngân sách nhưng hoạt động thu ở địa phương do các nguồn
thu Ýt nên việc chi cho đầu tư phát triển phần lớn phải dùa vào sự hỗ trợ của
ngân sách Nhà nước, và thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng
làm", ngân sách xã đã được huy động và cùng với các khoản đóng góp của nhân
10
dân giải quyết tốt các vấn đề về cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm,
nước sạch, các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Đến
nay với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" hầu hết các xã đã có
trường học kiên cố, cao tầng, trạm y tế khang trang sạch đẹp có đầy đủ các trang
thiết bị thiết yếu phục vụ cho khám và chữa bệnh. Các công trình thuỷ lợi vừa và
nhỏ đã được xây dựng ở hầu hết các địa phương, góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng diện tích lúa nước, hạn chế đốt nương làm rẫy. Các công trình
nước sạch, vệ sinh môi trường được quan tâm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây
con,đưa các giống có năng suất cao vào sản xuất, khôi phục và phát triển các
làng nghề, các mặt hàng truyền thống; đã từng bước xóa bỏ chế độ sản xuất tự
cấp tự túc ở nông thôn miền núi, khai thác các tiềm năng, phát huy lợi thế của
từng vùng, từng bước làm tăng tổng sản phẩm xã hội, thu nhập cho các hộ gia
đình. Qua đó ngân sách xã đã tạo điều kiện để phát triển nông thôn miền núi
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với đặc điểm của địa phương
và quy luật của kinh tế thị trường.
Chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế đã từng bước

nâng cao trình độ dân trí, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, tạo nguồn lực cho lao
động xã hội.
Ngân sách xã đã thể hiện là một công cụ tài chính quan trọng của Nhà
nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao
hiệu lực điều hành của chính quyền cơ sở. Thực hiện xoá đói giảm nghèo, cải
thiện bộ mặt nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị , đảm
bảo phóc lợi xã hội cho các đối tượng chính sách và các đối tượng xã hội, góp
phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói riêng và cả
nước nói chung.
11
1.2. Nội dung công tác thu, chi của ngân sách xã:
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã được hình thành dùa trên cơ
sở khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kết hợp với
các nhiệm vụ về quản lý kinh tế - xã hội mà chính quyền xã được phân công,
phân cấp đảm nhiệm. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quản lý kinh tế - xã
hội với phân cấp quản lý tài chính - ngân sách. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội và sự phân cấp quản lý ngân sách xã mà trong từng thời kỳ
cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Hiện nay kế từ khi thực hiện Luật ngân sách Nhà nước (1996), nguồn thu,
nhiệm vụ chi của ngân sách từng cấp đã được quy định cụ thể tại các điều khoản
của Luật và các văn bản dưới Luật quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật.
Theo Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp quy quy định về quản lý ngân
sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn được quy định như sau:
1.2.1. Nguồn thu của ngân sách xã:
- Các khoản thu mà ngân sách xã hưởng 100%
+ Thuế môn bài thu từ các hộ cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 4 đến bậc 6
kể cả số thu khoán (không áp dụng đối với phương).
+ Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã
+ Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã

+ Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công Ých 5% và hoa
lợi công sản do xã quản lý
+ Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: Các khoản đóng góp
theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện để đầu
tư xâyd ựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân
12
sách xã quản lý (không áp dụng đối với phường khoản thu huy động đóng góp
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng) và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực
tiếp cho ngân sách xã.
+ Thu kết dư ngân sách xã năm trước.
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách cấp trên gồm :
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng cho xã, thị trấn)
+ Thuế nhà đất (chỉ áp dụng cho xã, thị trấn)
+ Tiền cấp quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn)
+ Thuế tài nguyên
+ Lệ phí trước bạ nhà đất
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa sản xuất trong nước thu vào các mặt
hàng bài lá, vàng mã, và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke,
kinh doanh chơi gôn.
+ Các khoản thu phân chia khác tuỳ theo tình hình địa phương tỉnh có thể
phân chia cho xã các khoản thu phân chia mà Trung ương để lại cho địa phương.
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cụ thể các nguồn thu cho ngân sách xã do
Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân xem xét và quyết định, được ổn
định từ 3 đến 5 năm phù hợp với tình hình ngân sách địa phương. Để giảm bớt
khối lượng nghiệp vụ, khuyến khích tăng thu, có thể giao chung cho các xã cùng
một tỷ lệ. Việc phân chia nguồn thu và tỷ lệ phần trăm các nguồn thu cho ngân
sách cấp xã được tuân thủ theo nguyên tắc tạo chủ động cho chính quyền xã

trong việc cân đối ngân sách khai thác các nguồn thu tại xã.
13
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:
+ Thu bổ sung cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch
giữa dự toán chi được giao và dự toán từ các nguồn thu được phân cấp (cả khoản
thu 100% và khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung này được ổn
định từ 3 đến 5 năm, hàng năm được tăng thêm mét số phần trăm trên cơ sở
trượt giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng ngân sách địa phương.
+ Thu bổ sung có mục tiêu (nếu có) tuỳ theo khả năng ngân sách và các
nhiệm vụ mục tiêu được giao.
Ngoài các khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các khoản
thu trái với quy định của pháp luật.
1.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã:
* Chi thường xuyên về:
- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước xã, phường, thị trấn bao gồm:
+ Sinh hoạt phí theo mức quy định hiện hành
+ Sinh hoạt phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước.
+ Chi về phóc lợi tập thể, y tế, vệ sinh
+ Công tác phí
+ Chi về hoạt động văn phòng như: Tiền nhà, điện, nước, vật liệu văn
phòng, bưu phí, điện thoại, chi tiếp tân, khánh tiết
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc
+ Chi khác
14
- Các khoản sinh hoạt phí và kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng
sản Việt nam của xã, phường, thị trấn sau khi đã trừ đi khoản thu Đảng phí theo
Điều lệ và các khoản thu khác của Đảng (nếu có).
- Các khoản sinh hoạt phí và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị -
xã hội của xã, phường, thị trấn (Mặt trận Tổ quốc, đoàn Thanh niên cộng sản Hồ

Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh) . Sau khi đã
trừ đi các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ và các đối tượng khác
theo chế độ hiện hành.
- Công tác dân quân, tự vệ, trật tự an toàn xã hội.
+ Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ
và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã,
phường, thị trấn theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ ;
+ Đăng ký nghĩa vụ quân sự, tiễn đưa thanh niên đi nghĩa vụ quân sự.
+ Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn.
+ Các khoản chi khác:
- Công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã,
phường, thị trấn quản lý .
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ nghỉ việc theo chế độ hiện hành, chi
thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác do xã,
phường, thị trấn quản lý.
+ Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã,
phường, thị trấn tổ chức quản lý.
15
- Hỗ trợ các líp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, líp mẫu giáo, kể cả trợ cấp
cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với
phướng do ngân sách cấp trên chi).
- Sù nghiệp y tế:
+ Mua sắm trang bị hoặc đồ dùng chuyên môn phục vụ khám chữa bệnh.
- Phòng bệnh và sự nghiệp y tế khác
- Quản lý, sửa chữa, cải tạo các công trình phóc lợi, các công trình hạ tầng
cơ sở do xã, thị trấn quản lý như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, líp mẫu giáo,
nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao
thông, công trình cấp và thoát nước công cộng Riêng đối với thị trấn còn có

nhiệm vụ chi quản lý, sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu
sáng, công viên, cây xanh
- Hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
* Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội theo sự phân cấp của tỉnh từ nguồn ngân sách và nguồn huy
động đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho từng dự
án nhất định.
1.3. quản lý ngân sách xã:
1.3.1. Lập dự toán ngân sách xã:
Lập dự toán ngân sách xã là một khâu quan trọng trong công tác quản lý,
điều hành ngân sách xã; là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng và nhu
cầu các nguồn tài chính của ngân sách xã để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu - chi
dự kiến có thể đạt được trong kỳ kế hoạch, xác lập các biện pháp chủ yếu về
kinh tế tài chính và hành chính để đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu và
giao chi. Lập dự toán ngân sách xã là khâu mở đầu cho mét chu trình ngân sách
16
làm cơ sở, nền tảng của các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành ngân sách
cho nên khi lập dự toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lập dự toán phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
- Phải tính toán đầy đủ và chính xác các khoản thu theo đúng chế độ quy định.
- Bè trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu đảm bảo thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền cấp xã , đồng thời góp phần xây dựng nông thôn phát triển.
- Dù toán phải lập theo đúng mục lục ngân sách và biểu mẫu quy định
của cơ quan Tài chính.
* Căn cứ lập dự toán:

- Căn cứ vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh -
quốc phòng của địa phương.
- Căn cứ các chính sách , chế độ thu ngân sách Nhà nước, cơ chế phân cấp

nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng
nhân dân tỉnh quy định.
- Căn cứ các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do Chính phủ,
Bộ tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Căn cứ số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân huyện
thông báo.
- Căn cứ tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các
năm trước.
* Trình tự lập dự toán ngân sách xã:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách xã 6 tháng đầu năm và
dự kiến khả năng ngân sách cả năm.
17
- Các bộ phận thuộc Uỷ ban nhân dân xã, tổ chức Đảng và đoàn thể căn
cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn, lập dự
toán nhu cầu chi ngân sách.
- Ban tài chính xã phối hợp với đội thuế xã (nếu có) tính toán các khoản
thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.
- Ban tài chính xã tính toán, cân đối, lập dự toán thu - chi ngân sách xã
trình uỷ ban nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân
xã để xem xét trước khi gửi Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Tài chính huyện.
- Căn cứ vào quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của huyện, Uỷ
ban nhân dân xã lập dự toán chi tiết trình hội đồng nhân dân xã quyết định.
1.3.2. Quản lý khâu chấp hành dự toán ngân sách xã :
- Chấp hành dự toán ngân sách xã là khâu tiếp theo của một chu trình
ngân sách, là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành
chính nhằm thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân sách được
duyệt. Để quản lý khâu chấp hành dự toán ngân sách cần tiến hành quản lý tốt
các nội dung sau:
* Quản lý quá trình thu:
- Ban tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát, kiểm

tra các nguồn thu đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời nép vào ngân sách Nhà
nước. Riêng khoản thu từ quỹ đất công Ých 5% và hoa lợi công sản là nguồn thu
thường xuyên của ngân sách xã, vì vậy không được khoán thầu thu một lần cho
nhiều năm. Trường hợp cần thiết có thể thu cho một năm nhưng chỉ trong
nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
- Khuyến khích các đối tượng thu nép ngân sách trực tiếp tại Kho bạc Nhà
nước, trường hợp đối tượng phải nép ngân sách không có điều kiện nép tiền trực
tiếp vào ngân sách tại Kho bạc Nhà nước thì các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu
18
của cơ quan nào cơ quan đó thu sau đó viết giấy nép tiền mang tới Kho bạc Nhà
nước để nép vào ngân sách.
- Nghiêm cấm thu không biên lai, thu để ngoài sổ sách.
- Trường hợp phải hoàn trả thu ngân sách xã, Kho bạc Nhà nước xác nhận
rõ số tiền đã thu vào ngân sách xã để ban tài chính xã làm căn cứ thoái thu cho
đối tượng được hoàn trả.
- Chứng từ thu phải được luân chuyển theo đúng quy định.
- Đối với số thu bổ sung của ngân sách xã, phòng Tài chính huyện căn cứ
vào dự toán bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chi từng quý và khả năng
cân đối ngân sách huyện thông báo và cấp bổ sung ngân sách hàng quý cho xã
chủ động điều hành ngân sách.
* Quản lý quá trình chi:
- Nguyên tắc chi:
+ Việc thực hiện chi phải đảm bảo điều kiện: Đã được ghi trong dự toán,
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức qui định, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi.
+ Cấp phát ngân sách xã chỉ dùng hình thức lệnh chi tiền. Trường hợp
thanh toán bằng tiền mặt phải kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt, Kho bạc Nhà
nước kiểm tra, đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán.
+ Trong trường hợp thật cần thiết như tạm ứng công tác phí, ứng tiền
trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hôi nghị, tiếp

khách, mua sắm nhỏ được tạm ứng ngân sách để chi; khi có đủ chứng từ hợp
lệ ban tài chình xã phải lập bảng kê chứng từ chi và giấy đề nghị thanh toán tạm
ứng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi
ngân sách.
19
+ Các khoản thanh toán từ ngân sách qua Kho bạc Nhà nước cho các đối
tượng có tài khoản giao dịch ở Kho bạc Nhà nước hoặc ở Ngân hàng phải được
thực hiện bằng hình thức chuyển khoản.
+ Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban tài
chính xã phối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ kiểm tra, làm thủ tục ghi thu -
ghi chi để quản lý qua ngân sách xã .
- Đối với chi thường xuyên:
+ Ưu tiên trả sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, không để nợ
sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp.
+ Các khoản chi thường xuyên phải căn cứ vào dự toán năm, tình hình tổ
chức thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm để thực hiện
chi cho phù hợp.
- Đối với chi đầu tư phát triển:
+ Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện
theo quy định của Nhà nước và phân cấp của tỉnh.
+ Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện
của nhân dân, phải mở sổ theo dõi và phản ánh đầy đủ, kịp thời quá trình thu nép
và sử dụng mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật của
nhân dân. Quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của
ban giám sát dự án do nhân dân cử ra. Kết quả đầu tư và quyết toán dự án phải
được thông báo công khai cho nhân dân biết.
1.3.3 Quản lý khâu quyết toán ngân sách xã:
Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của chủ trình ngân sách. Đó là
việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm, nhằm đánh giá lại
toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rót ra ưu nhược điểm

20
và bài học kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo. Do vậy quản lý
khâu quyết toán ngân sách cần làm những công việc sau:
- Ban tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách hàng năm
trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn,
đồng thời gửi phòng tài chính huyện, thị xã để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết
toán năm cho phòng tài chính huyện chậm nhất là ngày 15 tháng 02 năm sau.
- Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân
sách xã, kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số
thực chi ngân sách xã. Toàn bộ số kết dư được chuyển vào thu ngân sách năm
sau.
- Báo cáo quyết toán được phê duyệt lập thành 5 bản để gửi Hội đồng
nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện, lưu Ban tài chính xã
và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết.
- Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu
- chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện
yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.
21
Chương II
Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện
Quan hóa - Thanh hóa
2.1. Đặc điểm tự nhiên, về kinh tế - xã hội của Quan hóa - Thanh hóa
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quan hóa là huyện miền núi cao cách trung tâm tỉnh 134 km, theo quốc lé
47 và quốc lé 15A. Huyện Quan hóa Bắc giáp tỉnh Sơn la và Hòa bình, Đông
giáp huyện Bá thước, Nam giáp huyện Quan sơn, Tây giáp huyện Mường lát và
nước bạn Lào.
Trước năm 1997 Quan hóa có diện tích tự nhiên 2.800 km
2
, toàn huyện có

33 xã và 1 thị trấn, dân số gần 140.000 người.
Do địa hình quá rộng, dân cư thưa thít, giao thông đi lại khó khăn; Từ Hồi
xuân đi Na mèo dài trên 100 km, Hồi xuân đi Mường chanh dài 140 km. Hồi
xuân đi Trung sơn 54 km (có đoạn phải đi qua xã Mai hịch của huyện Mai châu
- Hòa bình). Thị trấn Quan hóa là nơi hợp lưu của 3 con sông: Sông Lò, sông
Luồng và sông Mã, địa hình chia cắt bởi các dãy núi đá vôi nên đường xá đi lại
khó khăn, vào mùa mưa thường bị sụt lở, tắc đường; huyện không có điều kiện
để phát triển kinh tế - xã hội.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và giảm khoảng cách phát
triển giữa các vùng miền, ngày 18 tháng 11 năm 1996 Chính phủ có Nghị định
72/NĐ-CP chia tách huyện Quan hóa thành 3 huyện: Quan hóa, Quan sơn,
Mường lát.
Huyện Quan hóa hiện nay có diện tích 996,4708 km
2
trong đó:
- Đất lâm nghiệp: 70.188,12 ha (đất trồng luồng là 19.956,68 ha)
- Đất chuyên dùng: 817,45 ha
22
- Đất nông nghiệp: 6.520,36 ha
- Đất ở: 433,32 ha
- Đất chưa sử dụng: 21.687,56 ha
Dân sè 42.435 người gồm 8.710 hé sinh sống ở 115 chòm bản, khu phè.
Bao gồm 5 dân téc anh em cùng sinh sống: Thái, Mường, Kinh, Mông, Hoa.
Đặc điểm tự nhiên nổi bật của Quan hóa là đối núi chiếm trên 90% diện
tích. Địa hìnn phức tạp, núi cao, sông suối nhiều và hiểm trở. Đất dành cho sản
xuất nông nghiệp chỉ chiếm 6,5% diện tích, đất có thể sản xuất lúa nước 2 vụ là
1.363,14 ha bằng 1,36% diện tích.
Do đồi núi, sông suối nhiều nên địa hình bị chia cắt thành nhiều tiểu khu
vực, từ trung tâm huyện đi đến các xã chỉ có duy nhất 2 tuyến đường là Hồi
xuân - Hiền kiệt và Hồi xuân - Trung sơn. Từ năm 2001 trở về trước các tuyến

đường chưa được nâng cấp nên rất khó khăn cho việc đi lại, sinh sống và sản
xuất của nhân dân. Đại bộ phận nhân dân sống dùa vào việc khai thác lâm sản và
tài nguyên rừng trồng nhưng do không có đường vận chuyển nên chủ yếu là
nhờ vào vận chuyển bằng đường thuỷ của sông Luồng và sông Mã, do sông có
nhiều ghềnh thác, việc vận chuyển khó khăn nên đời sống của một bộ phận nhân
dân còn bấp bênh. Từ năm 2001 trở lại đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước cho xây dựng và nâng cấp các tuyến đường chính nên đã tạo thuận lợi hơn
cho việc đi lại và phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân. Tuy nhiên đến nay
vẫn còn 2 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, và nhiều xã nằm xa đường quốc
lé đường xá đi lại chủ yếu là đường mòn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế:
Là một huyện miền núi cao đã bao đời nay nhân dân chỉ quen với sản xuất
tự cấp tự túc, đời sống của đại bộ phận nhân dân chủ yếu dùa vào rừng và sản
23
xuất lâm nghiệp, diện tích lúa nước Ýt nên nhân dân phải đốt nương làm rẫy để
bảo đảm lương thực nhưng nhiều năm vẫn thiếu đói vào lúc giáp hạt.
Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới mà Đảng đề
xướng, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đã có nhiều Nghị quyết,
Quyết định nhằm tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế và xã hội của huyện
nhà. Thực hiện các Nghị quyết về chuyển đổi giống cây con, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Nghị quyết về xây dựng nông thôn đổi mới theo
hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa; Nghị quyết về việc xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn miền núi; và được sự trợ giúp của nhiều chương trình, dự án đặc
biệt là chương trình 135 cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển biến tích cực, đời
sống của đại bộ phận nhân dân đã được nâng lên.
Sản xuất lâm nghiệp: Xuất phát từ điều kiện tự nhiên đồi núi nhiều, thổ
nhưỡng khí hậu phù hợp cho các câylâm nghiệp phát triển; Huyện đã xác định
cơ cấu kinh tế là Lâm - Nông - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ
trong đó Lâm nghiệp là mòi nhọn. Với diện tích đất lâm nghiệp 70.188,12 ha
trong đó có một số diện tích nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù hu và khu

bảo tồn thiên nhiên Pù luông; Rừng Quan hóa mức độ đa dạng sinh học rất
phong phú có nhiều loại gỗ quý như: lát, trò chỉ, lim các dược liệu như: Sa
nhân và nhiều cây làm thuốc khác; động vật quý hiếm như hổ, báo, bò tót, gấu
Những năm trước đây do không được quản lý tốt và bảo đảm lương thực của
nhân dân nhiều diện tích rừng đã bị chặt phá để đốt nương làm rẫy. Đến nay do
làm tốt được chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và công tác tuyên truyền vận động nên
rừng đã ngày càng xanh trở lại. Thực hiện xã hội hóa nghề rừng, rừng đã được
giao đến tận hộ gia đình và đã thực sự có chủ. Độ che phủ của rừng năm 1999 là
61,26%, năm 2003 là 67,2%. Thu nhập về nghề rừng hiện tại là nguồn thu nhập
chủ yếu của đại bộ phận nông dân. Hàng năm khai thác được khoảng 2 triệu cây
luồng, 600 ngàn cây nứa, 4 ngàn tấn nứa nan và hàng ngàn mét khối gỗ rừng
24
trồng. Với diện tích đất chưa sử dụng 21.687,56 ha huyện đang thực hiện việc
trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Lâm sản chủ yếu của Quan hóa là luồng, nứa được khai thác và chủ yếu
bán dưới dạng nguyên liệu thô cho các địa phương khác, giá trị kinh tế thấp;
Trong những năm gần đây huyện đã kêu gọi đầu tư và hiện tại đã có hàng chục
xưởng sản xuất đũa tre, chiếu trúc, bột giấy. Hàng năm đã tiêu thụ được 400
ngàn cây luồng, tạo việc làm cho nhân dân lao động địa phương và bước đầu có
đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
* Về sản xuất nông nghiệp:
Là một huyện miền núi diện tích đất nông nghiệp Ýt, diện tích lúa nước
lại càng Ýt hơn. Tổng diện tích gieo trồng năm 2003 là 6.029 ha trong đó lúa
nước là 1.363,14 ha. Để bảo đảm an ninh lương thực và hạn chế việc đốt nương
làm rẫy huyện đã tích cực đưa các giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao vào sản
xuất. Năm 2003 diện tích sử dụng giống lúa lai tăng gấp 10 lần so với năm 1999.
Năng suất đã dần dần được tăng lên, năm 2003 là năm đầu tiên năng suất lúa
ruộng đạt 42,7 tạ/ha/vụ. Do giảm việc đốt nương làm rẫy nên diện tích gieo
trồng năm 2003 giảm 202 ha so với năm 1999 nhưng sản lượng lương thực lại
tăng 1.754 tấn (so với năm 1999). Tuy nhiên tổng sản klượng lương thực mới

đạt 8.598 tấn bình quân lương thực đầu người là 202 kg/người/năm. Để bù vào
việc thiếu hụt lương thực nhân dân đã tích cực trồng các câylương thực khác
như sắn (dùng cho chăn nuôi và nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn),
đậu tương, các loại rau màu khác. Tuy nhiên do thế mạnh của huyện là lâm
nghiệp do đó nhân dân tăng cường sản xuất trên đất lâm nghiệp để lấy thu nhập
bù vào phần lương thực thiếu để phát triển kinh tế. Điều này phù hợp với chủ
trương của huyện là không nâng cao sản lượng lương thực bằng mọi giá vì vậy
sẽ dẫn tới phá rừng.
25

×