Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sân khấu hóa hoạt động đội theo chủ điểm, nâng cao tính tự chủ, tự quản của đội viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.54 KB, 15 trang )

SÂN KHẤU HÓA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THEO CHỦ ĐIỂM, NÂNG
CAO TÍNH TỰ CHỦ, TỰ QUẢN CỦA ĐỘI VIÊN
Đinh Thị Thanh Xuân, GV-TPT Đội
THCS Nguyễn Du – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
I. Những vấn đề chung
1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào điều 7 chương II – Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh: “Đội
TNTP hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của
phụ trách Đội”. Nguyên tắc này khẳng định Đội TNTP có tính độc lập của các
em, thể hiện khả năng làm chủ theo hướng tự chủ, tự quản dưới sự hướng dẫn
của phụ trách
- Tiêu chí thứ 3 trong 5 tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” có chỉ rõ: “Giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực,
phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, rèn kỹ năng tư duy sáng tạo,
năng lực tự học, gắn học với hành”…; “Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao; các trò chơi dân gian, hội thi biểu diễn dân ca, các hoạt
động vui chơi giải trí lành mạnh khác để phát huy vai trò chủ động, tích cực
phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đạt hiệu quả giáo dục nhân cách và
xây dựng môi trường văn hóa học đường.
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của ngành
Giáo dục và đạo tạo Hà Nội số 8013 ngày 07 tháng 9 năm 2011, mục II.1.5 có
ghi rõ: “Tăng cường các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi và nguyện vọng của học sinh ”
2. Cơ sở thực tiễn:
- Nhiều năm qua, Liên đội trường THCS Nguyễn Du luôn là 1 điểm sáng của
Quận Hoàn Kiếm và Thành phố Hà Nội trong việc đi đầu, sáng tạo ra nhiều hình
thức mới, hoạt động mới như:
+ Mô hình Đại hội học tốt
+ Phong trào “Học tập bạn giỏi – Giúp đỡ bạn kém”
+ Mô hình: Sân khấu hóa hoạt động Đội trong đó có sinh hoạt dưới cờ và sinh
hoạt đội theo chủ điểm.


+ Mô hình: Sáng tạo trò chơi
+ Mô hình: Giáo dục truyền thống lịch sử cho đội viên học sinh thông qua việc
chăm sóc DTLS nhà tù Hỏa Lò
Chính những sáng tạo đó đã góp phần giữ vững danh hiệu Liên đội mạnh xuất
sắc cấp Thành phố 35 năm qua, 9 năm lá cờ đầu của Thành phố về công tác Đội
và phong trào Thiếu nhi, 5 lá cờ chân dung Bác, 12 Bằng khen của Trung ương
Đoàn, Huân chương lao động hạng Ba, Bằng khen trong phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Bằng công nhận trường chuẩn
Quốc gia. Nhiều Bộ, Ban, ngành chọn trường Nguyễn Du là nơi làm điểm và tổ
chức các sự kiện lớn như: Bộ giáo dục đào tạo, Hội đồng Đội trung ương, Bộ tài
nguyên môi trường, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền
phong v.v, và rất nhiều báo đài và các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về
những hoạt động của Liên đội. Đó cũng là cơ sở để hoạt động Đội trong nhà
trường thu hút được đông đảo đội viên yêu thích, tham gia.
- Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Hội đồng giáo dục nhà trường nhận rõ vai trò, vị
trí hoạt động Đội trong nhà trường nên tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần
để Đội hoạt động và phát huy tác dụng.
- Đội ngũ GVCN - PTC nhiệt tình, có tâm với nghề, luôn sáng tạo, vững vàng về
chuyên môn nghiệp vụ.
- Được sự quan tâm, động viên của Hội cha mẹ học sinh nhà trường trong các
hoạt động Đội.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của PGD – ĐT Quận Hoàn Kiếm và Hội đồng Đội
các cấp.
- Niềm tự hào và cũng là điểm mạnh của Liên đội đó là đội ngũ cán bộ Đội có
năng lực, nhiệt tình, hoạt động đều tay, biết việc tự chủ, tự quản và sáng tạo
trong công việc, được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng công tác Đội.
- Là một Tổng phụ trách có 19 năm trong nghề dạy học liên tục đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, trong đó 07 năm làm Tổng phụ
trách đều đạt danh hiệu Tổng phụ trách giỏi cấp Thành phố, tôi đã có nhiều sáng
tạo những hoạt động mới để thu hút học sinh vào hoạt động, được Quận và

Thành phố ghi nhận.
Xuất phát từ những cơ sở trên, đòi hỏi Tổng phụ trách phải có những tìm tòi,
sáng tạo ra một hình thức sinh hoạt mới, vừa thể hiện được các chủ điểm, phong
trào, hoạt động của Đội, vừa thể hiện được nguyên tắc tự chủ, tự quản của Đội,
vừa làm cho chương trình không bị cứng nhắc mang tình chất hình thức, đặc biệt
là tạo ra sân chơi cho các em, hướng các em vào các hoạt động lý thú để các em
có điều kiện được thể hiện sự năng động, sáng tạo của mình trước các thầy cô
giáo và các bạn. Qua đó tự hoàn thiện mình trong giáo dục và tự giáo dục.
Tại khoá tập huấn Công tác Đội lần này, tôi xin trao đổi với các bạn đồng
nghiệp một mô hình hoạt động Đội đã được thực hiện có hiệu quả tại Liên đội
trường THCS Nguyễn Du trong thời gian qua, đó là mô hình: “Sân khấu hóa
hoạt động Đội theo chủ điểm – Nâng cao tính tự chủ, tự quản của Đội viên
học sinh”.
II. Mô hình hoạt động
1. Xác định mục tiêu hoạt động
- Thực hiện được yêu cầu: “Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt
Đội”.
- Đáp ứng được nguyên tắc “Tự chủ, tự quản” của Đội viên
- Hạn chế được những trò chơi thiếu lành mạnh trong và ngoài nhà trường.
- Góp phần tác động tích cực vào các tổ chức xã hội, các đoàn thể, các gia
đình tham gia vào công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
- Có thể áp dụng mô hình này tại các trường
2. Nội dung và biện pháp tiến hành hoạt động
2.1 Kế hoạch hoạt động
- Mỗi GV-TPT Đội đều luôn luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một
hình thức sinh hoạt mang đậm màu sắc của Đội, vừa truyền tải đến học sinh
những chủ điểm hoạt động trong năm học, vừa mang tính giáo dục nhưng lại
nâng cao hiểu biết cho học sinh, vừa mang tính chất tuyên truyền giáo dục nhưng
lại không khô cứng.
- Hiện nay trên các kênh của các đài truyền hình đã có nhiều sân chơi

như: “Đường lên đỉnh Olympia”, “Đuổi hình bắt chữ”, “Ai là triệu phú:, “Trẻ em
luôn đúng”… cũng là tạo điều kiện thuận lợi để hướng học sinh vào hoạt động,
tiếp thu và sáng tạo trong những hoạt động của mình. Cùng với sự phát triển của
công nghệ thông tin, nhiều trò chơi games online đã thu hút không ít học sinh
khám phá và tìm tòi, song cũng không ít trò chơi mang tính chất bạo lực, có nội
dung không lành mạnh mang tính phản giáo dục.
- Từ thực tế và trước yêu cầu “Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt
Đội”, tôi đã có suy nghĩ và trình bày ý định của mình với Hội đồng Đội các cấp,
Ban giám hiệu và thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường, đa số các đồng chí
đều nhất trí ủng hộ, nhưng cũng có một số giáo viên chủ nhiệm lớn tuổi thì ngại
làm, giáo viên trẻ thì cho rằng “Đội viên không đủ khả năng làm được”, nhưng
được sự động viên của đại bộ phận giáo viên, của các đồng chí ở Hội đồng Đội
các cấp và được sự quan tâm tạo điều kiện về vật chất và tinh thần của Ban giám
hiệu, tôi vẫn quyết tâm thực hiện mô hình “Sân khấu hóa hoạt động Đội theo
chủ điểm”. Các hoạt động sinh hoạt Đội, đặc biệt là giờ sinh hoạt dưới cờ đầu
tuần được Liên đội xây dựng kế hoạch cụ thể từ đầu năm học:
Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ Liên đội năm học 2011-2012
T
T
T
Thời gian L
Lớp
Chủ điểm
1. 12/9/2011 7
7A1
“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”
2. 10/10/2011 7
7A2
“Em yêu Hà Nội”
3. 14/11/2011 7

7A3
“Tôn sư trọng đạo - Ngàn năm còn nhớ công ơn
cô thầy”
4. 19/12/2011 7
7A5
“Tiếp bước cha anh”
5. 2/1/2012 7
7A6
“Chào mừng năm mới, 2012”
6. 6/2/2012 7
7A7
“Em là mầm non của Đảng”
7. 5/3/2012 7
7A8
“Mẹ của em ở trường - Là cô giáo mến thương”
8. 26/3/2012 7
7A9
“Cùng tiến bước lên Đoàn”
9. 28/4/2012
7A10
“Non sông liền một dải - Đất nước trọn
niềm vui”
10. 14/5/2012
7
7A11
, 12
“Tự hào truyền thống Đội - Xứng danh
cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân Thăng Long”

Kế hoạch thực hiện sinh hoạt dưới cờ năm học 2011-2012 ca chiều

T
TT
Thời gian Lớp Chủ điểm
1. 14/11/2011 8I “Dày công Cô và nặng mãi ơn Thầy”
2. 19/12/2011 8K “Đền ơn đáp nghĩa – Uống nước nhớ nguồn”
3. 30/1/2012
(8 Tết)
8M “Mừng Đảng - Mừng xuân - Mừng Đất nước”
4. 5/3/2012 8P “Em yêu lịch sử Việt Nam”
5. 26/3/2012 8Q “Hôm nay là Đội viên - Ngày mai là Đoàn viên”
Chú ý:
- Tên chủ điểm có thể thay đổi phụ thuộc vào chỉ đạo của HĐĐ cấp trên,
của BGH.
- Kịch bản phải đánh máy vi tính khổ giấy A4, nộp trước ít nhất 01 tháng
để duyệt.
*Mẫu Kế hoạch: Hướng dẫn HĐĐ và HĐGDNGLL
I/ Chủ điểm tháng 3 : “Tiến bước lên Đoàn”
TT Nội dung Thời gian Địa điểm
1.
• HĐNGLL (Tiết 13):
+ K6,7,8: Giới thiệu ý nghĩa ngày 26/3,
tìm hiểu gương các anh chị Đoàn viên
tiêu biểu, TT của Đoàn TNCS HCM
+ K7: Tìm hiểu về TT của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh.
+ K8: tổ chức DĐ “Tiến bước lên
Đoàn”
+ K9: Tọa đàm về vai trò của Đoàn và lý
tưởng của thanh niên; Giao lưu với
Đoàn viên ưu tú

Thứ
7(3/3/2012)
Tại CĐ
2.
• SH dưới cờ: “Mẹ của em ở trường
– Là cô giáo mến thương” – CĐ lớp
7A8, 8P thực hiện
• SH Đội: KN 8/3 tại các CĐ (A chấm
E)
Thứ
2(5/3/2012)
Sáng: T2,
Chiều: T5
- Dưới sân
- Tại CĐ
3.
• HĐNGLL (Tiết 14):
+ K6,7,8,9: Thảo luận KH chuẩn bị Hội
trại; SH văn nghệ mừng ngày 8/3,26/3
Thứ
7(10/3/2012)
Tại CĐ
4.
• Chào cờ
Thứ
2(12/2/2012)
- Dưới sân
5.
• Chăm sóc DTLS nhà tù Hoả
Lò (9G)

Thứ 5
(15/3/2012)
DTLS NT Hỏa

6.
• SH lớp
Thứ
7(17/3/2012)
Tại lớp
7.
• ĐH học tốt
Thứ
2(19/3/2012)
Tại CĐ
8.
• SH Đội: Theo chủ điểm: “Tiến bước
lên Đoàn”; K9: Lồng ghép thêm
ND: Tổ chức HĐ theo chủ đề “E sẽ
làm gì?”.
• Khóa và nộp số liệu TĐ đợt 4
• Bình bầu TĐ, bình xét TN nghìn
việc tốt tháng 3, bàn KH tháng 4.
Thứ 7, tiết 5
(24/3)
Tại CĐ
9.
• SH dưới cờ: "Cùng tiến bước lên
Đoàn” - CĐ 7A9, 8Q thực hiện
Thứ
2(26/3/2012)

Dưới sân
10. K6: Tham quan GD truyền thống Thứ tư(17/3) Thác Thăng
Thiên
11. K8: Tham quan GD truyền thống Thứ sáu (19/3) Thác Bạc suối
Sao
12.
• K9 tham quan + Lễ trưởng thành
Đội
Thứ tư(24/3) Thác Thăng
Thiên
13.
• K7 tham quan
Thứ sáu(26/3) Thác Thăng
Thiên
14.
• Chăm sóc DTLS nhà tù Hoả Lò
(9H)
Thứ năm(29/3) NT Hỏa Lò
15.
• Giỗ tổ Hùng Vương
Thứ bảy (31/3)

II/ Trọng tâm công tác tháng:
1. Tổ chức các hoạt động chào mừng tháng thanh niên, kỷ niệm 8/3,26/3:
Mít tinh, SH dưới cờ, tham quan ngoại khoá.
2. Tổ chức HĐ trọng tâm: ĐH học tốt.
3. Tổ chức Hội thi: Sáng tạo trẻ, Tin học trẻ cấp trường và tham gia cấp
Quận.
4. Đón đoàn thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề theo KH và KT đột
xuất

2.2 Nội dung các buổi sinh hoạt
Trong kế hoạch phân công sinh hoạt dưới cờ, chúng ta thấy có 15 chủ
điểm sinh hoạt, mỗi buổi sinh hoạt đều có một nội dung riêng, theo một chủ
điểm riêng. Do thời hạn của chương trình, tôi chỉ xin phép được giới thiệu 05
nội dung chương trình sinh hoạt trong năm học 2011-2012:
+ “Em yêu Hà Nội”
+ “Thiếu nhi Thủ đô thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”
+ “Tiếp bước cha anh”
+ “Mẹ của em ở trường – Là Cô giáo mến thương”
+ “Cùng tiến bước lên Đoàn”
2.3 Biện pháp tiến hành:
Để có được 01 buổi sinh hoạt dưới cờ cần phải có nhiều bước:
Bước 1: Chuẩn bị
a. Xác định chủ điểm cho các buổi sinh hoạt:
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của ngành, chương trình hoạt động Đội và
phong trào thiếu nhi, chương trình rèn luyện Đội viên của năm học để xác định
được những đầu việc phải làm, những trọng tâm công tác, những phong trào lớn
của Đội để tìm ra các chủ điểm thích hợp cho sinh hoạt hàng tuần.
b. Phân công các chi đội lớp thực hiện:
Qua thực tế theo dõi các lớp trong nhiều năm, xác định được mặt mạnh
của từng chi đội lớp, xác định khả năng của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm,
của ban phụ huynh lớp, tôi trao đổi kỹ với Ban thiếu niên và ra thông báo phân
công thực hiện giờ sinh hoạt dưới cờ ngay từ đầu năm học, chi tiết cả về thời
gian tổ chức và tên chủ điểm, gửi tới GVCN các CĐ lớp để có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng cho buổi sinh hoạt mà chi đội lớp được phân công.
c. Điều kiện về cơ sở vật chất cho các buổi sinh hoạt:
- Hệ thống âm thanh, loa đài
- Nhạc đệm
- Phông, bảng dùng để trang trí
- Cắt dán khẩu hiệu

- Ghế ngồi cho học sinh
Để tạo điều kiện tốt nhất cho Đội hoạt động và phát huy tác dụng, BGH
nhà trường đã đầu tư thêm 01 đàn Oocgan hiện đại trị giá hơn 30 tiệu đồng, 01
dàn âm thanh trị giá hơn 50 triệu đồng, 01 bộ phông nhung sân khấu trị giá hơn
10 triệu đồng, 01 bảng fooc cắt dán khẩu hiệu, 02 bảng chạy dùng để hỗ trợ dán
hình ảnh hoạt động SH theo chủ điểm, 02 máy quay, 02 máy ảnh để ghi lại các
hoạt động làm tư liệu, 50 bộ trang phục biểu diễn và hơn 2.000 ghế nhựa phục
vụ cho các hoạt động tập thể, SH dưới cờ.
d. Tập huấn cán bộ Đội:
Việc tập huấn cán bộ Đội là một việc làm rất cần thiết, vì có được tập
huấn các em mới xác định được mục đích, hướng phải thực hiện, phương thức,
loại hình, cách tổ chức một buổi sinh hoạt theo hướng đổi mới. Nội dung tập
huấn gồm:
- Những chủ điểm sinh hoạt của từng chi đội
- Cách viết chương trình, kịch bản của một buổi sinh hoạt
- Cách dẫn chương trình một buổi sinh hoạt
- Cách đạo diễn một chương trình
- Cách trang trí theo chủ điểm
- Cách sử dụng âm thanh, micro
Bước 2: Tổ chức buổi sinh hoạt
Xây dựng chương trình, kịch bản
- Trong 45 phút chào cờ dưới sân trường thì lượng thời gian dành cho mỗi
chi đội lớp tổ chức SH dưới cờ là 30 phút. Tôi gợi ý cho các em nên lựa chọn
những hình thức nghệ thuật nào cho hợp lý để làm sao truyền tải tới người xem ý
nghĩa của chương trình, thể hiện đúng chủ điểm và biết kết hợp nhiều hình thức
nghệ thuật mà chương trình vẫn không bị gò bó, cứng nhắc.
Chú ý:
- Để học sinh tự xây dựng kịch bản của chi đội lớp mình vì chương trình là
của các em, chỉ có các em mới biết mình hiểu biết và có khả năng ở loại hình
nghệ thuật nào.

- Nếu trong chương trình có phần thi tìm hiểu vè kiến thức thì đi kèm với
câu hỏi phải có đáp án. Đáp án đó phải có cố vấn kiến thức là giáo viên, nhà
chuyên môn hoặc đã được in trong các sacahs, tài liệu chính thống và phải được
duyệt thông qua, tránh cung cấp kiến thức sai lệch.
- Các bài hát, điệu nhảy, điệu múa phải phù hợp với nội dung chủ điểm,
lứa tuổi. Trang phục biểu diễn phải phù hợp với lứa tuổi và nội dung, thể loại
bài hát.
- Chương trình tránh hìn thức cầu kỳ, phải thuê mượn, trang trí nhiều, tốn
kém cả về thời gian và tiền bạc.
- Đặc biệt, chương trình kịch bản phải phù hợp với chủ điểm, mang tính
giáo dục cao.
Duyệt chương trình, kịch bản
Đây là bước rất quan trọng vì bước này sẽ quyết định: Chương trình có
đúng chủ điểm không.
- Xác định loại hình nghệ thuật nào
- Nội dung của vở kịch, tiểu phẩm, bài hát, bài hùng biện có mang tính
giáo dục không
- Lời dẫn chương trình, lời thoại trong kịch bản có mag tính sư phạm
không
- Những kiến thức trong chương trình thi tìm hiểu, đố vui có chuẩn xác
hay không
- Lượng thời gian đã hợp lý chưa? Nên cắt bớt hoặc thêm nội dung gì?
Tập chương trình, kịch bản
Để thực hiện được bước này, yêu cầu đầu tiên phải có một học sinh đứng
ra làm nhiệm vụ tổng đạo diễn chương trình từ A đến Z.
Yêu cầu người tổng đạo diễn
+ Phải là người có năng lực tổ chức
+ Hiểu biết về chủ điểm mà chi đội lớp mình được thực hiện
+ Hiểu biết về nghệ thuật mà chi đội lớp sử dụng
+ Đặc biệt phải thuộc kịch bản.

- Chia từng bộ phận nhỏ để tập: Hát, múa, tiểu phẩm, thời trang Trong
mỗi nhóm phải có một người phụ trách, có tinh thần trách nhiệm, hiểu biết và có
năng lực về loại hình nghệ thuật mà nhóm của mình thực hiện.
Yêu cầu người dẫn chương trình
Một chương trình có thành công, thu hút người xem hay không phụ thuộc
rất nhiều vào người dẫn chương trình.
+ Phải là học sinh khá giỏi (Để có tính thuyết phục)
+ Ngoại hình được
+ Khẩu khiếu phải có sức thu hút, lời nói phải rõ ràng, chuẩn xác, có ngữ
điệu, sắc thái, biết cách dẫn dắt người xem, năng động, biết làm chủ sân khấu,
biết giải quyết các tình huống bất ngờ, biết giuao lưu với khán giả, thuộc kịch
bản.
- Khớp chương trình: Đây là khâu nối giữa ngưới dẫn chương trình và các
tiết mục.
- Tổng duyệt chương trình: Đây là bước không thể thiếu vì:
+ Tạo cho diễn viên quen với sân khấu, quen với âm thanh, cách cầm
micro, cách ra vào sân khấu.
+ Hoàn thiện về trang trí, trang phục, đạo cụ biểu diễn.
+ Khớp thời lượng của chương trình.
Thể hiện chương trình
Tiến trình 01 buổi sinh hoạt dưới cờ:
- 12 phút đầu: Ổn định tổ chức, chào cờ, TPT nhận xét những việc đã làm
được, chưa được trong tuần, sao đỏ báo điểm thi đua tuần vừa qua. TPT giới
thiệu chủ điểm SH, chi đội thực hiện.
- 30 phút tiếp theo: Chi đội thực hiện chương trình SH dưới cờ:
+ Lời chào, mục đích, ý nghĩa của buổi sinh hoạt
+ Đan xen là các tiểu phẩm, hát, múa, hùng biện theo chủ điểm SH
+ Giao lưu với khán giả: Đố vui, thi tìm hiểu, trò chơi.
+ Lời kết
- 3 phút cuối: TPT nhận xét, đánh giá, cảm ơn chi đội và GVCN đã thực

hiện thành công chủ điểm chương trình SH, dặn dò buổi sinh hoạt lần sau, nhắc
công việc tuần này.
Bước 3: Nhận xét đánh giá, xếp loại một buổi sinh hoạt:
- Việc đánh giá xếp loại chương trình sinh hoạt dưới cờ nhằm:
+ Động viên phong trào
+ Đánh giá đúng công sức của chi đội và giáo viên chủ nhiệm đã đầu tư
cho chương trình.
+ Phát huy những mặt được, rút kinh nghiệm những điểm chưa được của
chương trình để các chi đội thực hiện sau không mắc phải.
- Những người đánh giá chương trình:
+ Khán giả: Thể hiện sự thu hút theo dõi, hưởng ứng chương trình
+ Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Đưa ra các ý kiến nhận xét
+ Tổng phụ trách: Tổng hợp các ý kiến đánh giá, nhận xét của giáo viên,
học sinh, kết hợp với sự chuẩn bị của chi đội và phần duyệt kịch bản,
Tổng phụ trách sẽ xếp loại chương trình sinh hoạt dưới cờ của các chi đội
- Tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại 1 chương trình :
+ Đúng chủ điểm, mang tính giáo dục cao
+ Thể hiện chương trình lưu loát, nhuần nhuyễn
+ Trang trí, trang phục đạo cụ phù hợp với chương trình, tiết mục, với lứa
tuổi, lịch sự.
III. Kết luận
“Sân khấu hóa hoạt động Đội theo chủ điểm” cụ thể là sinh hoạt dưới cờ
trong nhiều năm qua đã trở thành một hoạt động thường xuyên không thể thiếu
tại Liên đội trường THCS Nguyễn Du, được các cấp, Ban ngành đoàn thể, Hội
đồng Đội các cấp ghi nhận và đánh giá cao về sự sáng tạo cxuar Liên đội, nhưng
điều quan trọng hơn đó là hình thức giáo dục ý nghĩa và thiết thực nhất, đến với
các em một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Qua các chương trình sinh hoạt dưới cờ được thể hiện dưới hình thức sân
khấu hóa tại Liên đội đã thu được một số kết quả:
1. Với nhiều hình thức sinh hoạt góp phần đa dạng hóa các hoạt động, tạo

được một sân chơi và thu hút các em, các em được nói lên tiếng nói,
nguyện vọng và có điều kiện được thể hiện khả năng, năng khiếu của mình
2. Góp phần đáp ứng được yêu cầu: “Đổi mới nội dung và hình thức hoạt
động Đội” để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với cải cách giáo dục
phổ thông.
3. Nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức Đội thiếu niên là lực lượng giáo dục
quan trọng trong và ngoài nhà trường, làm cho tổ chức Đội và nhà trường
ngày càng gắn kết thông qua việc tổ chức các hoạt động.
4. Phát huy được tính “ Tự chủ, tự quản” của đội viên ở chỗ: Các em tự
thiết kế chương trình, viết kịch bản, đạo diễn, tập luyện và biểu diễn. Qua
đó các em có điều kiện để tự rèn luyện, hoàn thiện, trưởng thành, tự tin
hơn, hiểu biết, đoàn kết và thân thiện với mọi người hơn.
5. Giúp cho các em hiểu biết hơn về nhiều loại hình nghệ thuật, phát hiện
nhiều hạt nhân văn nghệ làm nòng cốt cho hoạt động văn hóa văn nghệ
của Liên đội.
6. Giúp các em nâng cao sự hiểu biết về kiến thức các môn học cũng như các
kiến thức xung quanh, về kỹ năng sống thông qua các phần thi đó vui, thi
tìm hiểu, góp phần hạn chế những tiêu cực trong xã hội tác động tới các
em.
7. Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thêm hiểu và gắn bó với nhau
hơn.
8. Huy động được nhiều tổ chức trong và ngoài nhà trường tham gia, trong
đó có phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ cùng vào cuộc, ủng hộ động viên
cả về mặt vật chất cũng như tinh thần. Đây chính là điểm mà nhà trường
đã làm tốt trong công tác xã hội hóa giáo dục.

×